Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÔ SUNG CỦA KHÁCH SẠN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC CƯỚI HỎI – LẤY CÁC KHÁCH SẠN Ở VIỆT TRÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.43 KB, 54 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÔ SUNG CỦA KHÁCH SẠN LIÊN
QUAN ĐẾN TỔ CHỨC CƯỚI HỎI – LẤY CÁC KHÁCH SẠN Ở
VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ LÀM VÍ DỤ.
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Lan Hương
Sinh viên: Nguyễn Hồng Khánh.
Lớp: Du Lịch 48
Mã số sinh viên: CQ483921
Hà nội, 05 – 2010.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại hoc Kinh tế Quốc
dân, khoa Du lịch Khách sạn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến cô giáo TH.S Hoàng
Thị Lan Hương người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá
trình tìm hiểu và nghiên cứu về chuyên đề.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài và những gì có được ngày hôm
nay, tôi không thể quên được công lao dạy giảng dạy và hướng dẫn của các thầy
giáo cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Xin được gửi lời cảm ơn và chia sẻ niểm vui này với tất cả các bạn trong
lớp Du lịch 48, khoa Du lịch Khách sạn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân –
Những người luôn bên tôi chia sẻ niềm vui, học tập và hoạt động.
Xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, lãnh đạo khách sạn Hồng Ngọc, khách sạn
Phương Nam, khách sạn Hà Nội đã nhiệt tình chia sẻ thông tin giúp tôi hoàn
thành chuyên đề.


Dù rất nhiều cố gắng song chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót,
hạn chế. Kính mong sự góp ý quý báu của thầy cô giáo cũng toàn thể các bạn.
Tác giả
Nguyễn Hồng Khánh.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao thì việc
tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt là một nhu cầu tất yếu. Ngày nay, bên
cạnh việc cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp còn không ngừng tìm kiếm các biện pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng. Về phía mình, khách hàng luôn mong muốn nhận được những sản
phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
Cưới hỏi là một phong tục, tập quán có từ rất lâu đời của dân tộc ta. Trải qua mỗi
thời kì khác nhau, mỗi vùng miền khác nhau, phong tục cưới hỏi có ít nhiều thay đổi và
khác biệt. Nhưng dù thời nào đi chăng nữa, vùng miền nào cũng vậy, “chủ nhân” của
buổi tiệc cô dâu, chú rể đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc đến “đầu bạc,
răng long”.
Ngày nay, phong tục cưới hỏi cũng đã có nhiều đổi thay hơn trước. Nhiều thủ tục
rườm rà cũng đã được cắt bớt cho phù hợp với thời đại. Mặc dù vậy, do tầm quan trọng
của buổi lễ này “đời người chỉ có một lần” nên ai cũng mong muốn đám cưới của mình
đặc biệt nhất, ấn tượng nhất trong mắt khách mời. Vì vậy, “cô dâu, chú rể” trong ngày
cưới đều mong muốn các dịch vụ phải thật sự hoàn hảo, ấn tượng. Chính vì lẽ đó, các
khách sạn giờ đây đang trở thành những địa điểm lý tưởng cho việc tổ chức các đám
cưới. Mặc dù vậy, việc làm thỏa mãn đối tượng khách hàng này không phải là dễ. Để có
thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của đối tượng khách này, khách sạn cần phải thiết kế, xây
dựng cho mình những sản phẩm không chỉ ấn tượng mà phải đạt chất lượng cao.
Với niềm say mê, sự thích thú cộng với những kiến thức về du lịch và khách sạn

đã học được tại trường, trong đợt thực tập này, tác giả quyết đinh chọn đề tài của mình:
“Giải pháp phát triển dịch vụ bổ sung của các khách sạn liên quan liên quan
đến tổ chức cưới hỏi. Lấy các khách sạn ở Việt Trì – Phú Thọ làm ví dụ”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
- Vận dụng những kỹ năng, kiến thức đã tích lũy, học hỏi trong quá trình học
tập (kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kiến thức về kinh tế, kiến thức marketing, kiến thức
về du lịch, khách sạn…)
- Xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ liên quan đến việc tổ
chức cưới hỏi.
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức các dịch vụ bổ sung tại các khách sạn ở Việt
Trì – Phú Thọ liên quan đến tổ chức cưới hỏi.
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung liên quan đến
tổ chức cưới hỏi tại các khách sạn tại Việt Trì – Phú Thọ.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài :
- Phong tục, tập quán cưới hỏi của người dân Việt Nam nói chung và của một
số địa phương trên đất nước Việt Nam nói riêng.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
- Các dịch vụ bổ sung của khách sạn liên quan đến việc tổ chức cưới hỏi.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài :
Vì đề tài tập trung vào nghiên cứu các tập quán, các quy luật về tiêu dùng, cơ sở
lý luận về sản phẩm khách sạn. các phương pháp nghiên cứu của đề tài gồm : phương
pháp luận, phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, nghiên cứu tình huống , phương
pháp sử lý thông tin. Phương pháp luận : sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng
và lịch sử làm nền tảng của môn học.
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm : sử dụng các dữ kiện, thông tin thứ
cấp đã được công bố để phân tích, so sánh, khái quát… thực hiện các phán đoán suy
luận.
Nghiên cứu tình huống : quan sát thực tế địa phương.

Phương pháp sử lý thông tin : sử dụng các phươn pháp định tính để tìm ra các
mối quan hệ tương quan ràng buộc giữa các biến, đưa ra các nhận xét.
5. Nội dung của đề tài :
Nội dung của đề tài bao gồm các khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận về kinh
doanh khách sạn, dịch vụ bổ sung, phong tục cưới hỏi của người Việt. Giới thiệu về các
dịch vụ của tổ chức cưới hỏi, Thực trạng tổ chức dịch vụ cưới hỏi trong các khách sạn ở
Việt trì và những đề xuất để phát triển dịch vụ tổ chức cưới hỏi ở Việt Trì.
Với những hướng phát triển nội dung như trên đề tài được kết cấu gồm những
phần sau :
- Phần mở đầu :
- Chương 1 : Cơ sở lý luận về tổ chức dịch vụ bổ sung trong khách sạn và
phong tục cưới hỏi của người Việt.
- Chương 2 : Thực trạng tổ chức dịch vụ cưới hỏi tại các khách sạn ở
Việt Trì.
- Chương 3 : Giải pháp phát triển dịch vụ tổ chức cưới hỏi trong các
khách sạn ở Việt Trì.
-Phần kết luận.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Hồng Khánh
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DỊCH VỤ BỔ SUNG
TRONG KHÁCH SẠN VÀ PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT.
1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn và tổ chức các dịch vụ bổ sung
trong khách sạn
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Ban đầu kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm
bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó phải cùng với những đòi hỏi thỏa

mãn nhiều nhu cầu hơn và cao hơn của khách hàng và mong muốn của chủ khách sạn
nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách, dần dần khách sạn tổ chức thêm các hoạt
động kinh doanh ăn uống phục vụ nhu cầu của khách hàng. Từ đó các chuyên gia trong
lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng và
theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch
vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cho khách. Còn theo nghĩa hẹp kinh doanh khách sạn chỉ
phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ của khách. Nền kinh tế càng phát triển đời sống vật chất con
người ngày càng được cải thiện tốt hơn, con người có điều kiện chăm lo đến đời sống
tinh thần hơn. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, sự cạnh tranh giữa các
khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất là những khách có khả năng tài
chính cao đã làm tăng tính đa dạng trong hoạt động của ngành. Ngoài hai hoạt động
chính đã nêu, điều kiện cho các cuộc hội họp, cho các mối quan hệ, cho việc chữa bệnh,
vui chơi giải trí…cũng ngày càng tăng nhanh. Các điều kiện ấy đã làm cho trong nội
dung của khái niệm kinh doanh khách sạn có thêm hoạt động tổ chức các dịch vụ bổ
sung (dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp, giặt là…)
Kinh doanh khách sạn cung cấp không chỉ có dịch vụ tự mình đảm nhiệm mà còn
bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân
như: nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ
bưu chính viễn thông, dịch vụ vận chuyển, điện, nước…Như vậy, hoạt động kinh doanh
khách sạn cung cấp cho khách những dịch vụ của mình và đồng thời là trung gian thực
hiện dịch vụ tiêu thụ, phân phối sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế quốc
dân.
Trong kinh doanh khách sạn, hai quá trình: sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ
thường đi liền với nhau. Đa số các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn phải trả tiền trực
tiếp, nhưng một số không phải trả tiền trực tiếp nhằm tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng làm vui lòng họ và từ đó làm tăng khả năng thu hút khách và tăng khả
năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ
chăm sóc khách hàng.
Khái niệm kinh doanh khách sạn lúc dầu dùng để chỉ hoạt động cung cấp chỗ
ngủ cho khách trong khách sạn (hotel) và quán trọ. Khi nhu cầu lưu trú, ăn uống cùng

Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
5
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
với các nhu cầu khác của khách ngày càng trở nên đa dạng, kinh doanh khách sạn đã mở
rộng đối tượng. Nó bao gồm cả khu cắm trại, làng du lịch, căn hộ…Nhưng dù sao khách
sạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là cơ sở chính với các đặc trưng cơ bản nhất của hoạt
động kinh doanh phục vụ nhu cầu kinh doanh lưu trú cho khách. Vì vậy, loại hình kinh
doanh này có tên là: “kinh doanh khách sạn”. Tóm lại, nội dung kinh doanh khách sạn
ngày càng được mở rộng và phong phú, đa dạng về thể loại. Do sự phát triển đó, ngày
nay, người ta vẫn thừa nhận cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của kinh doanh khách sạn. Tuy
nhiên, ngày nay, khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều
bao gồm cả hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ bổ sung này ngày
càng nhiều về số lượng, đa dạng về hình thức và thường phù hợp về vị trí, thứ hạng, loại
kiểu, quy mô và thị trường, khách hàng mục tiêu của từng cơ sở kinh doanh lưu trú.
Trong nghĩa hẹp của kinh doanh khách sạn phải loại trừ nhóm dịch vụ phục vụ nhu cầu
ăn uống cho khách nhưng ngày nay ta khó tìm được cơ sở lưu trú không đáp ứng nhu
cầu ăn uống cho khách cho dù chỉ là bữa sáng.
Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn
như sau:
“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ, và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.”
1.1.2. Sản phẩm của khách sạn
1.1.2.1. Sản phẩm của khách sạn:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều có hệ thống sản
phẩm của mình. Tùy theo loại hình khách sạn, tùy theo mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp mà sản phẩm của từng khách sạn có đặc điểm, yếu tố cấu thành và quy trình sản
xuất ra sản phẩm khác biệt nhau. Tuy nhiên, theo marketing hiện đại thì cho dù sản
phẩm là bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào đi chăng nữa thì sản phẩm cũng được hiểu
là.

Sản phẩm của doanh nghiệp là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào
bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý,
kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ.
Đối với một khách sạn thì sản phẩm được hiểu như sau:
Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung
cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu
tiên để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và giải tỏa khách sạn.
Nếu xét trên góc độ về hình thức thể hiện ta có thể thấy sản phẩm của khách sạn
bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ:
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
6
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
-Sản phẩm hàng hóa là những sản phẩm hữu hình mà khách sạn cung cấp như:
thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hóa khác được bán trong doanh nghiêp khách
sạn. Đây là loại sản phẩm mà sau khi trao đổi thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người trả
tiền. Trong số những sản phẩm hàng hóa thì hàng lưu niệm là một loại hình đặc biệt, nó
có ý nghĩa về mặt tinh thần đặc biệt đối với khách là người từ những địa phương khác,
đất nước khác đến. Chính vì vậy, các nhà quản lý khách sạn thường rất chú ý tới việc
đưa những sản phẩm này vào hoạt động kinh doanh của khách sạn.
-Sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình) là những sản
phẩm có giá trị về vật chất hay tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một
cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra dể đổi lấy
chúng. Sản phẩm dịch vụ của khách sạn bao gồm hai loại là dịch vụ chính và dịch vụ bổ
sung:
oDịch vụ chính: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thỏa mãn nhu
cầu thiết yếu của khách khi họ lưu lại tại khách sạn.
oDịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài hai dịch vụ trên nhằm thỏa mãn các
nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn.
Việc kinh doanh dịch vụ chính đem lại nguồn doanh thu cao cho các khách sạn.
Song để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho khách sạn, các nhà quản lý thường muốn

đưa vào khai thác kinh doanh các dịch vụ bổ sung vì khả năng quay vòng vốn nhanh
hơn và yêu cầu về vốn đầu tư lại không cao. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải xác định cơ
cấu sản phẩm cho mỗi khách sạn cụ thể một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả
năng cho phép cũng như trình độ tổ chức kinh doanh của từng nhà quản lý khách sạn.
Mặc dù các sản phẩm của khách sạn tồn tại dưới cả hai hình thức hàng hóa và
dịch vụ nhưng hầu như các sản phẩm là hàng hóa đều thực hiện dưới hình thức dịch vụ
khi đem bán cho khách (thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng là trùng nhau). Vì
vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sản phẩm của khách sạn là dịch vụ. Vì thế hoạt động
kinh doanh khách sạn thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Nếu xét trên góc độ các thành phần cấu thành nên sản phẩm dịch vụ của khách
sạn thì loại hình dịch vụ này được gọi là dịch vụ trọn gói vì cũng có đủ bốn thành phần
là phương tiện thực hiện dịch vụ, hàng hóa bán kèm, dịch vụ hiện, dịch vụ ẩn:
-Phương tiện thực hiện dịch vụ phải có trước khi dịch vụ có thể được cung cấp.
Ví dụ trong hoạt động kinh doanh buồng ngủ đó chính là các tòa nhà với đầy đủ trâng
thiết bị tiện nghi trong đó.
-Hàng hóa bán kèm là hàng hóa được mua hay tiêu thụ bởi khách hàng trong thời
gian sử dụng dịch vụ. Ví dụ trong khách sạn là các dịch vụ đặt buồng như: xà bông, bàn
chải đánh răng, giấy vệ sinh…
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
-Dịch vụ hiện là những lợi ích trực tiếp mà khách hàng trực tiếp cảm nhận được
khi tiêu dùng và cũng là những khía cạnh chủ yếu của dịch vụ mà khách hàng đến mua.
Ví dụ: trong khách sạn là chiếc giường đệm thật êm ái trong căn buồng ấm cúng, sạch
sẽ…
-Dịch vụ ẩn là những dịch vụ mang tính chất tâm lý mà khách hàng chỉ cảm nhận
được sau khi đã tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ: cảm giác về sự an toàn, yên tĩnh khi ở tại
khách sạn hay sự cảm nhận về sự phục vụ về thái độ niềm nở, ân cần, lịch sự và chu đáo
của nhân viên phục vụ khách sạn…
Trên đây chúng ta đã xem xét khái niệm sản phẩm của khách sạn cà cơ cấu của

nó. Để hiểu rõ hơn chúng ta cần biết sản phẩm của khách sạn có những đặc điểm gì?
1.1.2.2 Khái niệm về dịch vụ bổ sung trong khách sạn.
Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài hai dịch vụ chính là lưu trú và ăn
uống nhằm thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn.
Đối với dịch vụ bổ sung của khách sạn người ta lại chia ra là dịch vụ bổ sung bắt buộc
và dịch vụ bổ sung không bắt buộc. Việc tồn tại dịch vụ bổ sung bắt buộc và không bắt
buộc tùy thuộc vào quy định trong tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia.
Điều kiện để dịch vụ bổ sung phát triển là do:
- Thứ nhất: nhu cầu của khách du lịch nói riêng và người dân nói chung ngày
càng nâng cao, họ mong muốn dịch vụ thuận tiện, phong phú.
-Do cạnh tranh giữa các khách sạn ngày càng trở nên gay gắt các khách sạn phải
chứng minh với thị trường về sự hấp dẫn của nó để thu hút khách vì thế nhiều sản phẩm
mới được tạo ra.
-Do quy định về phân hạng khách sạn lên các khách sạn phải đảm bảo đầy đủ các
địch vụ theo quy định và một số dịch vụ không không quy định.
1.1.2.3 Đặc điểm của sản phẩm khách sạn
Với cách tiếp cận trên, sản phẩm của khách sạn gọi là các sản phẩm dịch vụ. Sản
phẩm của khách sạn có những đặc tính của dịch vụ trọn gói. Chúng ta có thể tóm lược
các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ của khách sạn trong các đặc điểm: vô hình, không
thể lưu kho cất trữ, tính cao cấp, tính tổng hợp, có sự tham gia trực tiếp của người tiêu
dùng, phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang tính vô hình. Do sản phẩm của khách sạn
không tồn tại dưới dạng vật chất, không thể nhìn thấy hay sờ thấy cho nên cả người
cung cấp hay người tiêu dùng đều không thể kiểm tra được chất lượng của nó trước khi
bán và trước khi mua. Người ta cũng không thể vận chuyển sản phẩm dịch vụ khách sạn
trong không gian như các hàng hóa thông thường khác, điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến hệ thống kênh phân phối sản phẩm của khách sạn để tiêu dùng dịch vụ. Đây là một
đặc điểm gây khó khăn không nhỏ trong công tác marketing khách sạn. Đồng thời cho
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
8

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
thấy sự cần thiết phải tiến hành các biện pháp thu hút khách đối với khách sạn nếu muốn
tồn tại và phát triển trên thị trường.
-Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được. Quá trình sản
xuất và tiêu dùng các dịch vụ khách sạn là gần như trùng nhau về không gian và thời
gian. Hay nói cách khác sản phẩm khách sạn có tính “tươi sống”. Đặc điểm này của sản
phẩm khách sạn cũng giống như những sản phẩm của ngành hàng không. Một máy bay
có tổng số 100 chỗ ngồi, nếu mỗi chuyến bay chỉ bán được 60 vé thì xem như đã có 40
chỗ không bán được hay gọi là đã “ bị ế “ mất 40 chỗ trên chuyến bay đó. Nói một cách
khác là hãng hàng không đã không bù đắp được các chi phí cố định cho 40 chỗ ngồi
trong chuyến bay đó. Mỗi đêm nếu mỗi buồng không có khách thuê có nghĩa là khách
sạn đã “bị ế” số lượng buồng trống đó. Người ta không thể bán bù trong đêm khác được
do đó mỗi khách sạn luôn tìm mọi biện pháp để làm tăng tối đa số lượng buồng bán ra
mỗi ngày.
-Sản phẩm khách sạn mang tính cao cấp. Khách của khách sạn chủ yếu là khách
du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu
dùng thông thường. Vì thế, yêu cầu đó hỏi của họ về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền
ra mua trong thời gian đi du lịch là rất cao. Vì vậy các khách sạn không có sự lựa chọn
nào khác ngoài việc phải cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nếu muốn
bán sản phẩm của mình cho đối tượng khách hàng rất khó tính này. Hay nói cách khác,
các khách sạn muốn tồn tại và phát triển thì chỉ có thể dựa vào trên cơ sở luôn đảm bảo
cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao mà thôi.
-Sản phẩm của khách sạn mang tính tổng hợp cao. Tính tổng hợp này xuất phát
từ đặc điểm của nhu cầu của khách du lịch. Vì thế trong cơ cấu của sản phẩm khách sạn
chúng ta đã thấy có nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ khách sạn. Đặc biệt là các dịch
vụ bổ sung và các dịch vụ bổ sung giải trí ngày càng có xu hướng tăng lên. Các khách
sạn muốn tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu vầ tăng khả năng cạnh tranh
của mình trên thị trường thường phải tìm mọi cách để tăng tính khác biệt cho sản phẩm
của mình thông qua các dịch vụ bổ sung không bắt buộc.
-Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sụ tham gia trực tiếp của khách

hàng. Sự hiện diện trực tiếp của khách hàng trong thời gian cung cấp dịch vụ đã bắt
buộc các khách sạn phải tìm mọi cách để kéo khách hàng từ rất nhiều nơi khác nhau đến
với khách sạn để đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra các nhà quản lý còn phải luôn
đứng trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ khi thiết kế xây dựng bố trí cũng như
mua sắm các trang thiết bị và lựa chọn cách thức trang trí nội thất bên trong và bên
ngoài cho một khách sạn.
-Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiên trong những điều kiện cơ bản vật
chất kỹ thuật nhất định. Để có đủ các điều kiên kinh doanh các khách sạn phải đảm bảo
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này hoàn toàn tùy thuộc vào các
quy định cho từng loại, hạng và tùy thuộc vào mức độ phát của hoạt động kinh doanh du
lịch ở đó. ở Việt Nam các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của một khách sạn phải
tuân theo đúng pháp lệnh du lịch: nghị định của chính phủ về kinh doanh lưu trú và ăn
uống, thông tư hướng dẫn của tổng cục du lịch và thỏa mãn các điều kiện về mức độ
thỏa mãn các điều kiện về mức độ trang thiết bị tiện nghi theo tiêu chuẩn phân hạng
khách sạn của Tổng cục du lịch Việt Nam.
1.2 Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của người Việt
1.2.1 Phong tục cưới hỏi cổ truyền của người Việt
Mỗi địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những phong tục nhất định trong
lễ cưới hỏi, nhưng cơ bản vẫn gồm các bước sau:
1.2.1.1. Kén chọn
Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, vậy con cái đến tuổi trưởng
thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ
nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở thành thông gia
xem thuộc loại gia đình như thế nào, có môn đǎng hộ đối không? Ca dao cổ có câu:
“Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi” cho bên gái. Lại
có câu: “Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống” cho cả hai bên. Sự kén chọn của nhà trai
bao giờ cũng chủ động nên kỹ càng hơn. Truyện Kiều có một câu:

“ Trǎm nǎm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”
Cô dâu tương lai phải “tam hợp” tránh “tứ xung” về tuổi. Không sành việc xem
tuổi thì cứ “gái hơn hai, trai hơn một” là tốt. Đó là về tuổi còn ngoại hình thì người phụ
nữ cũng phải “lưng chữ vụ, vú chữ tâm” phải “thắt đáy lưng ong”. Và nếu được cả con
mắt lá dǎm, lông mày lá liễu nữa thì thật “đáng trǎm quan tiền”.
1.2.1.2. Giạm ngõ
Đó là lần đầu tiên đại diện nhà trai đến nhà gái, sau khi đã chọn được dâu đúng
với “tiêu chuẩn”. Lần “đặt vấn đề” này hoàn toàn có tính “đánh tiếng”, “làm quen”. Nếu
sau lần giạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ǎn hỏi chính thức được tiến hành. Điều
đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được thấy mặt nhau,
vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.
1.2.1.3. Ăn hỏi
Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau, khi hai bên trai gái đã thống nhất được với nhau về
mặt gia đình, đối tượng cụ thể, vào “ngày lành tháng tốt” sẽ tổ chức ǎn hỏi. Nhà trai
mang lễ vật gồm trầu cau, chè thuốc, có khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn
chuyện cưới xin. Trong xã hội cũ thì lễ này là lễ “ngã giá” người con gái. Nhà gái sẽ
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
được đưa ra yêu cầu, tức là nơi thách cưới. Lệ cưới cũ, thách cưới tức là yêu sách do
nhà gái đặt ra với nhà trai. Thường là thách một đôi bông tai (khuyên tai) vàng, một
chiếc nhẫn, chǎn, chiếu, hòm, xiểng, quân áo cho cô dâu, ít ruộng vườn cho đôi vợ
chồng mới và gạo thịt, rượu, trầu cau, trà thuốc cùng các thực phẩm khác để làm cỗ
cưới. Thông thường nhà trai phải lo chuyện này trước lễ đón dâu. Vậy nên mới xảy ra
sự “giơ cao, đánh khẽ”, “thương con ngon rể, và “cò kè bớt một thêm hai” trong lễ hỏi.
Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn.
Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con, đó chính là thứ thay cho
thiếp báo, thiếp mời.
1.2.1.4.Lễ cưới

Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai thực hiện, người ta chọn ngày lành
tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Trước đó, cả hai nhà đã dựng rạp, sửa sang nhà cửa đón
khách. Hôm cưới, nhà trai chọn một đoàn gồm một người có tuổi (45-50), “con cái đông
đàn dài lũ” còn đủ vợ chồng (song toàn), kiêng người goá vợ, goá chồng, lại giỏi ǎn nói,
đối đáp, làm trưởng đoàn cùng với nǎm đến mười thanh niên trẻ, đẹp, còn “tân” (chưa
vợ) gọi là phù rể, đi đón dâu. Trên đường đến nhà gái, trước khi vào cổng, đoàn đi đón
dâu bị trai làng, trẻ con chặn lại bằng một sợi dây thừng hay đóng cổng lại (gọi là tục
chǎng dây, đóng cổng). Ở đoạn này của lễ cưới thật vui. Nhiều khi bên họ gái ra vế
“đối” bắt bên kia phải “đáp” lại thật chỉnh, thật nhanh mới cho đi. Lại phải tung tiền xu
cho bọn trẻ con mới được vào cổng… Sau khi đã vào đến sân nhà gái đoàn đi đón dâu
được mời vào nhà ngồi chơi trên chiếu cặp điều ǎn trầu, uống nước và sau đó dùng cơm
chiều. Xong xuôi, đại diện nhà trai có “người” xin dâu với họ nhà gái. Nhà gái bao giờ
cũng làm ra vẻ dùng dằng, lần khần và chỉ đồng ý cho dâu đi vào giờ cuối của buổi
chiều. Đoàn đưa dâu của nhà gái cũng gồm những thiếu nữ trẻ và xinh (gọi là các cô
phù dâu), đứng đầu đoàn đưa dâu cũng là một bà có tuổi còn song toàn (còn chồng) và
“mắn” con. Lúc này cả đoàn đón dâu và đưa dâu cùng đi, nên đông vui. Nào ô, nào
khǎn, nào nón thúng quai thao, nào yếm thắm bao xanh, môi trầu “cắn chỉ”. Trang phục
cổ truyền dân tộc xuất hiện phong phú nhất là ở lúc này. Đoàn về đến nhà trai, ở đầu
cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ
mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa
bước vào buồng mình. Có nơi đặt một cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ
chồng cầm chày giã vào cối không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được
một người đàn bà có tuổi, nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa…
Vào giường, cô dâu phải ngồi thật mạnh xuống, trong lúc bạn bè, chú rể đang làm náo
động ầm ĩ cǎn buồng lên một lúc rồi mới đi ra. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống
chung một chén rượu nhỏ, có nơi ǎn chung một đĩa cơm nếp, đĩa xôi… tất cả những
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận

đến “bách niên giai lão”.
1.2.1.5.Lễ lại mặt
Sau đêm tân hôn, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Mọi việc suôn sẻ sẽ tổ chức
tiệc mừng. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa
cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai. Trường hợp có trục trặc gì trong đêm tân
hôn thì trong ngày lại mặt này bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết. Xưa kia, khi chú rể cùng
cô dâu trở về mà đem theo một lễ có thủ lợn mà cắt mất tai thì sẽ mất vui (thủ lợn bị cắt
mất tai tức là dấu hiệu cảnh báo nhà gái rằng: con gái ông bà trước khi lấy chồng đã
không còn trinh trắng!). Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật trả lại nhà trai một số
của nả, lễ vật, nhiều khi rất đáng kể mới yên chuyện.
1.2.1.6.Lễ nộp cheo
Là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao
này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm. Trong bữa khao,
chú rể đóng vai chính, anh ta ngoài việc phải lo bữa khao còn phải nộp một số vật liệu
như gạch, ngói để tu bổ các công trình công cộng của làng xóm bên gái như đình, điếm,
đường làng, chùa cổng… là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có,
vì vậy ca dao cổ có câu:
“ Có cưới mà chẳng có cheo
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.”
Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những
thay đổi lớn, vừa dân tộc vừa trang trọng nhưng cũng rất tiết kiệm. Các tục cũ như tảo
hôn (lấy chồng từ thuở 13, đến nǎm 18 thiếp đà nǎm con), đa thê (trên trời có vảy tê tê
có anh bảy vợ chẳng chê vợ nào), đòi của hồi môn (của cô dâu mang về nhà chồng) và
nhiều tục lệ nhiêu khê, tốn kém khác đã mất dần, nhường chỗ cho những tập quán mới
vừa dân tộc vừa vǎn minh.
1.2.2. Một số thay đổi trong tập quán cưới hỏi
Ngày nay, các lễ cưới dần được tổ chức đơn giản, văn minh hơn và thế một số
thủ tục trong cưới hỏi không cần thiết cũng đã được cắt bỏ và thay vào đó một số thủ
tục cho phù hợp với thời thế, cụ thể:
-Đã không còn lễ nộp cheo, trước kia lễ này là bắt buộc cho dù đôi nam nữ đã kết

hôn nhưng chưa có lễ nộp cheo thì vẫn chưa được dân làng thừa nhận, còn ngày nay các
đôi bạn trẻ cần phải đi đăng ký kết hôn để pháp luật thừa nhận.
-Do hoàn cảnh sống thay đổi nhiều do đó trong tư duy của mọi người về cưới hỏi
cũng thoáng hơn, hai bên gia đình có thể thông cảm cho nhau để gộp một vài bước lại
với nhau nếu vì lý do nào đó.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
-Đăng ký kết hôn: Kết hôn và đăng ký kết hôn là hai công việc luôn gắn chặt với
mỗi cá nhân khi xây dựng gia đình riêng cho mình, thủ tục đăng ký kết hôn bởi vậy là
một vấn đề rất quan trọng mà mỗi chúng ta phải nắm vững để đảm bảo các quyền và lợi
ích của mình.
Để tiến hành hoạt động đăng ký kết hôn, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Thẩm quyền đăng ký kết hôn (Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)
- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc
đăng ký kết hôn.
- Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời
hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu
thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.
Thủ tục đăng ký kết hôn (Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)
- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định)
và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã,
phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước
đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại
nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng
đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân

nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên
nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy
ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
- Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 5 ngày.
- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân
cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn,
thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai
bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết
hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ,
chồng.
1.2.3. Phong tục cưới hỏi của một số địa phương
1.2.3.1.Hà Nội
Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng
khác có quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng trải qua một
thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của
xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:
Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của
hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia
đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết,
để giữa hai gia đình, " chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người
con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.

Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu
được cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm và hồng. Nếu gia
đình khá giả thì ngoài cốm - hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi
gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen,
chè, rượu, trầu cau, thuốc lá... Dù lễ vật nhiều, ít nhưng không thể thiếu bánh "su sê",
ngày xưa gọi là bánh "phu thê", một số địa phương gọi chệch ra là bánh "su sê" là biểu
tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn. Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ: lễ
đàng nội, lễ đàng ngoại và lễ tại gia. Lễ tại gia thường được chia ra đưa kèm theo người
được mời cưới.
Thời gian sau khi ăn hỏi đến lễ cưới thông thường là dưới 10 ngày. Lễ rước dâu
ngày xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có địa vị trong làng
xã, khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, đầu làng hoặc đầu phố (lễ chăng
dây đến đầu thế kỷ 20 vẫn còn), muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng
diễn ra trước ngày cưới 1 ngày (bây giờ thường tổ chức ngày trong ngày cưới). Sau khi
Hà Nội đô thị hóa, dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, là khu vực 36 phố
phường thì phong tục cưới xin cũng vì thế thay đổi do tiếp thu trình độ văn hóa phương
Tây. Ðám cưới bắt đầu xuất hiện thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm
theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại. Nếu là đám
cưới của những gia đình khá giả, phải có quả phù tang (dùng để đựng đồ lễ, dài từ 80cm
đến 1m) do hai người khiêng, đựng trầu cau, lợn sơn son (tục này vẫn được giữ trước
năm 1945). Sâm banh được mở ra báo hiệu một lễ cưới bắt đầu, rượu sâm banh với
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
bánh sâm ba là hai thứ không thể thiếu trong lễ cưới của những người phong lưu. Nhưng
dù là người giàu hay nghèo trong đám cưới cũng chỉ dùng tiệc ngọt (không dùng mặn).
Trong khi đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên, lễ này như một sự tưởng
nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang
theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Lễ này hiện nay một số đám cưới bỏ qua, từ
sau lễ lại mặt bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia, vì trong lễ cưới mẹ cô dâu

không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới
(gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).
1.2.3.2.Huế
Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các
bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ,
hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám
cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô
trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan
niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa
thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng
một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là
hai nhà có thân tình từ trước.
Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông
tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới Huế có các lễ:
xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia
tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ
gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể
thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám
cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường
là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm lồng đèn hay cầm hoa.
Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập
tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu
giao bôi. Ðôi bạn trẻ phài nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp
trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn
gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì
theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.
Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang
nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà
chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái

cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô
gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà
trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà
chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.
Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có
chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa hai bên
thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ
hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.
Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ hôn
thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ,
không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có
chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lực chọn tùy
phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo
cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả
vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận. Việc bài trí phòng tân hôn phải do một
người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao
tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau,
bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải
được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và
khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra
đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.
1.2.3.3.Nam Bộ
Hôn lễ chính cử hành tại gia đình. Vì là lễ điều kiện tiên quyết là trang nghiêm,
sạch sẽ. Vị trí buổi lễ là khu vực thờ tổ tiên, trong nhà, trang trí tùy theo gia đình, phải
có đủ "hương đăng hoa quả".
Họ hàng đàng trai đến, có

người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa
đến, ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có
trầu cau, truyền thống này nay vẫn
giữ, nghe đâu có từ thời Hùng Vương
dựng nước. Ðó là nét văn hóa, linh
thiêng của dân tộc Việt. Phải có cặp
đèn (nến) thật to, trùng với kích thước
của đôi chân đèn trên bàn thờ. Ðại diện nhà trai đến, kính cẩn mời đàng gái uống trà,
rượu, và mời ăn trầu. hai bên bàn bạc với nhau vài chi tiết, tặng nữ trang, tiền mặt,
không mất thì giờ vì đã thỏa thuận với nhau từ trước rồi. Xong xuôi, người trưởng tộc
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
củađàng gái tuyên bố: "Xin làm lễ lên đèn". Hiểu đó là kiểu "ký tên, đóng dấu" chính
thức.
Lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất, bắt buộc phải có. Hai ngọn
nến to, do đàng trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc bèn khui
một chai rượu, trong số hai chai do đàng trai đem đến. Rồi thì ông đứng trước bàn thờ
ngay chính giữa, cô dâu và chú rể đứng hai bên, im lặng. Hai ngọn đèn được đốt lên, từ
ngọn lửa của cái đèn trứng vịt nhỏ của bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Hai ngọn đèn
cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Khi lửa cháy
đều ngọn, ông này từ từ giang cánh tay ra trao cho hai người trợ lý mỗi bên một ngọn để
cắm vào chân đèn. Ngọn đèn phải cháy thong dong, đều đặn, nếu bên cao bên thấp thì sẽ
có dư luận chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ lấn hiếp chồng. Ðề phòng nến tắt, nhiều người
đóng cửa sổ thật kỷ, sợ gió tạt hoặc tạm thời tắt quạt máy. Ngày nay, đèn chế biến bằng
hóa chất, không làm bằng sáp ong như xưa nên dễ tắt bất ngờ. Trong lúc lên đèn,
có sự tôn nghiêm kỳ lạ. Lửa là sự sống, là niềm lạc quan. Lửa nối quá khứ, nối tổ tiên
đến hiện tại. Lửa nối mặt đất lên trời. Lửa dịp lễ hội ở đình làng, với đèn. Lửa ở ngay cà
những Thế vận hội. Lễ lên đèn theo tôi là lễ quan trọng, bắt buộc phải có ở mọi hôn lễ
từ xưa đến nay. Lên đèn là đủ rồi.

1.2.3.4.Phú Thọ
Cũng giống các địa phương khác phong tục cưới hỏi của người Phú Thọ ngày
nay cơ bản cũng gồm ba bước chính.
Lễ chạm ngõ: trong nghi thức này được tổ chức đơn giản hai gia đình thông gia
gặp gỡ chuyện trò với nhau để hiểu gia cảnh của nhau hơn và sau nghi lễ này nếu hai gia
đình đồng thuận thì nhà trai sẽ đi xem và quyết định ngày cưới.
Lễ ăn hỏi: trong nghi lễ này người Phú Thọ có nhiều tên gọi như Thông Qua, ăn
Giạm, ăn Hỏi…nghi lễ này được tổ chức khá long trọng nhà trai nhà gái đều cử ra cho
mình một phái đoàn để thực hiện nghi lễ, trong phái đoàn gồm có trưởng đoàn, phó
đoàn, và các thành viên khác trong đó không thể thiếu các đôi nam thanh nữ tú có nhiệm
vụ đội và nhận lễ vật.
Về lễ vật ăn hỏi ở Phú Thọ nếu ở các vùng nông thôn thì lễ vật chủ yếu vấn là
buồng cau đẹp, và trăm lá trầu được têm hình cánh phượng hoàng còn các vùng đô thị
thì đa số mang lễ bằng trap, thường là từ ba đến năm tráp trong đó một tráp đựng trầu
cau, một tráp đựng trà – rượu – thuốc lá, một tráp đựng bánh xu xê hoặc bánh giầy.nếu
do sự sắp xếp của hai gia đình mà lễ cưới còn lâu mới đến ngày cưới thì lễ vật mang đến
nhiều hơn coi như lễ vật dẫn cưới. Còn nếu ngày cưới được tổ chức ngay sau đó sẽ còn
lễ gánh cưới.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Về nghi lễ ăn hỏi: đến giờ tốt đã được ấn đình trước trưởng đoàn nhà trai dẫn
đoàn đến nhà gái, về phía nhà gái cũng đã chuẩn bị tươm tất để đón tiếp nhà trai. Khi
nhà trai đến cùng lễ vật xin phép gia đình nhà gái nhận lễ ăn hỏi. Nhà gái nhận lễ và
trịnh trọng đặt lễ lên bàn thờ gia tiên, và cũng từ nghi lễ này hai bên gia đình đã thật sự
coi nhau như là thông gia. Sau khi nhà gái đã nhận lễ ăn hỏi nhà trai sẽ có lời xin cưới
và nhận lời thách cưới từ phía nhà gái.Thông thường người Phú Thọ thách cưới bằng
trầu cau. Tiếp tục sau đó nhà trai sẽ thông báo ngày cưới với gia đình nhà gái để hai bên
lên kế hoạch chuẩn bị cho bước sau.
Nếu kể từ thời điểm ăn hỏi đến ngày cưới cách xa nhau thì nhà trai sẽ có thêm lễ

vật xin cưới ngày sau đó, còn nếu từ ngày ăn hỏi đến ngày cưới ngắn thì nhà trai sẽ có
thêm lễ gánh cưới, lễ gánh cưới được tổ trước ngày cưới một ngày.
Lễ cưới: đây là nghi lễ quan trọng nhất và đươc chuẩn bị công phu nhất, thông
thường lễ cưới sẽ được tổ chức trong hai ngày, trước ngày cưới một ngày là ngày tổ
chức tiệc chính và dành cho khách, ngày cưới chính chủ yếu là người trong gia đình, lễ
cưới chính sẽ được tổ chức tại nhà trai và sau khi lễ thành hôn song cô dâu sẽ về lại nhà
mẹ và tối hôm đó chủ rể sẽ cùng bạn bè đến đón cô dâu về nhà mình. Buổi tối đó người
mẹ sẽ dặn dò con gái trươc khi vê nhà chồng. Nếu nhà gái và nhà trai cách xa nhau thì
cô dâu sẽ ở lại nhà trai vài ngày sau mới về nhà.
1.3. Các dịch vụ cưới hỏi trong khách sạn
1.3.1. Nhận tổ chức phục vụ lễ ăn hỏi.
Ăn hỏi là bước thứ hai trong thủ tục cưới hỏi của dân tộc ta. Tuy quy mô nhỏ hơn hẳn lễ
cưới nhưng về hình thức thì tổ chức long trọng không kém lễ cưới. Từ thực tế và truyền
thống khách sạn có thể đưa ra các dịch vụ phục vụ lễ ăn hỏi như:
- Sắp lễ vật ăn hỏi: trong lễ ăn hỏi lễ vật ngoài việc yêu cầu chất lượng còn
phải được trang trí đẹp mắt. Các lễ vật cần thiết như trầu cau, các loại
bánh, trà thuốc, lợn quay..các loại tráp.
- Phục vụ tiệc ăn hỏi: tiệc sẽ được phục theo yêu cầu của khách hàng như
về thực đơn, địa điểm phục vụ, giờ phục vụ.
- Trang trí, trang phuc: khách sạn sẽ chuẩn bị cho gia đình khách hàng
những đồng phục cần thiết như áo dài các loại, áo dài đỏ, hồng, comple,
sơ mi trắng, dày dép, caravat…
- Nam/ nữ đội lễ: nếu gia đình khách hàng cần người khách sạn sẽ liên hệ
giúp đỡ đa số hiện nay vẫn là sinh viên và người mẫu.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
1.3.2. Tư vấn chuẩn bị và tổ chức cho lễ cưới
Để đảm bảo cho lễ cưới hỏi được diễn ra một cách tốt đẹp thì việc tư vấn chuẩn
bị cho buổi lễ là một dịch vụ rất quan trọng. Trong giai đoạn này, nhà cung cấp có thể tư

vấn cho khách hàng về những dịch vụ sau:
-Tư vấn trong việc lập kế hoạch cho lễ cưới: Trong giai đoạn này, khách hàng sẽ
được tư vấn về cách để lập kế hoạch cho lễ cưới của mình. Với một bản kế hoạch chi
tiết tỉ mỉ từ khi bắt đầu tới khi kết thúc sẽ giúp khách hàng tránh được những thiếu sót
trong công tác chuẩn bị cũng như tổ chức. Trong giai đoạn tư vấn này, cần xác định các
vấn đề: chi phí tổ chức, địa điểm tổ chức, hình thức tổ chức, các hoạt động trong buổi
lễ, thực đơn…
-Tư vấn trong việc chọn ngày: Đây là một trong những việc đầu tiên mà nhà tư
vấn cần khuyên khách hàng và phải làm trước khi chuẩn bị bất cứ thứ gì. Có được ngày
cưới rồi, chuyên viên tư vấn và khách hàng mới biết mình còn bao nhiêu thời gian để
chuẩn bị cho lễ cưới.
- Tư vấn trong việc dự trù kinh phí: Nhà tư vấn cần xác định được khách hàng có
khả năng chi trả bao nhiêu cho buổi lễ này. Từ đó, nhà tư vấn cùng khách hàng cùng
nhau xây dựng nên một bảng dự trù kinh phí cho phù hợp. Trong quá trình dự trù kinh
phí, nên xác định hai khoản mục: những chi phí cố định và những chi phí có thể phát
sinh. Chi phí cố định bao gồm: thuê phông bạt, địa điểm, chụp hình cưới…Và một cho
những khoản có thể phát sinh thêm: như sẽ tổ chức đi nghỉ tuần trăng mật, những khoản
đột biến có thể xảy ra mà chưa thể tính toán hết được.
-Tư vấn đặt chỗ tại các nhà hàng, khách sạn thông thường: các địa điểm đẹp có
thể chọn làm nơi tổ chức tiệc cưới thường rất đông khách hàng và có thể hết chỗ từ cách
đó vài tháng. Vì vậy, sau khi khách hàng đã có thể ấn định ngày cưới, nhà tư vấn và
khách hàng cùng nhau lựa chọn địa điểm cho phù hợp với kinh phí cũng như hình thức,
tính chất của buổi lễ.
-Tham khảo ý kiến từ gia đình, do đặc tính văn hóa Việt mang nặng tính cộng
đồng, nên mỗi khi ra quyết định cần đưa ra thông báo hay đặt vấn đề với người trên.
Mặc dù, đã được tư vấn tận tình, chi tiết nhưng nhân viên tư vấn cũng cần nhắc nhở
khách hàng nên tham khảo ý kiến thêm từ phía gia đình: chọn những người tin tưởng, và
cũng không nên hỏi nhiều người quá để tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường”, phải
nắm rõ được những điều nên và những điều kỵ, tìm hiểu rõ về tục lệ bên thông gia để có
nghi thức phù hợp

- Tư vấn lên danh sách khách mời: nhắc nhở khách hàng hãy lựa chọn những
người sẽ có mặt trong ngày trọng đại nhất của mình. Đám cưới của họ lớn hay nhỏ,
đông đúc hay chỉ có vài người thân thiết... Tất cả là phụ thuộc vào quyết định của họ lúc
lên danh sách khách mời. Khi lên danh sách khách mời tránh không được thiếu sót
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
những người quan trọng vì thế công tác lên danh sách khách mời cần lên tham khảo
thêm ý kiến của nhiều người.
-Tư vấn lựa chọn nhà cung cấp các dịch vụ như (chụp hình, quà tặng, xe
cưới…). Trung tâm sẽ tư vấn cho khách hàng những địa chỉ tốt nhất cho mỗi dịch vụ
liên quan, đưa cho họ nhiều sự lựa chọn, phân tích những mặt vượt trội của mỗi nhà
cung cấp để khách hàng có thể nhanh chóng lựa chọn được nhà cung cấp cho mình. Từ
đó hoàn thiện hồ sơ dịch vụ.
-Đăng ký kết hôn: phải nhắc nhở khách hàng đến các cơ quan công quyền nơi
mình sống để đăng ký kết hôn. Đây là điều vô cùng quan trọng mà lên làm trước ngày
cưới.
-Nhắc nhở khách hàng kiểm tra lại tất cả các công việc chuẩn bị. Kiểm tra lại lần
cuối tất cả các kế hoạch mà họ đã lập ra từ trước đó, từ đầu cho tới cuối. Từ việc gửi
thiệp mời đến chọn quà cho các khách mời của tiệc cưới. Chú ý tới không để lọt những
chi tiết nhỏ, vì rất có thể nó lại ảnh hưởng lớn tới ngày trọng đại.
1.3.3.Chuẩn bị về mặt địa điểm
Đám cưới là một buổi lễ trang trọng. Lượng khách mời tham gia là rất lớn. Chính
vì vậy, để có thể tổ chức tốt buổi lễ này, khách sạn cần có những tiêu chuẩn sau:
-Cơ sở vật chất:
oPhải có địa điểm đủ rộng để có thể tổ chức một đám cưới. Đám cưới là nơi tập
trung rất đông người. Vì vậy, nếu tổ chức tại một không gian chật hẹp dễ gây sự ngột
ngạt, khó chịu đối với khách mời. Chính vì lẽ đó, tùy thuộc vào điều kiện cũng như hình
thức của buổi lễ mà có thể tiến hành tổ chức ở ngoài trời hay trong phòng.
oPhải đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Đám cưới là nơi

tập trung đông người. Việc tiêu dùng thực phẩm với số lượng rất lớn. Nếu thực phẩm
không đảm bảo chất lượng có thể gây ra những “thảm họa” ngộ độc tập thể.
-Nhân viên: Tiệc cưới thường rất đông khách. Vì vậy, lượng nhân viên phục vụ
thường là rất lớn. Tiệc cưới thường tổ chức trong thời gian ngắn, nhưng cường độ công
việc lại rất lớn. Điều này đòi hỏi nhân viên phải thực sự chuyên nghiệp: nhanh nhẹn,
tháo vát, xử lý nhanh các tình huống có thể xảy ra.
1.3.4. Cung cấp phương tiện vận chuyển:
Phương tiện đi lại trong ngày cưới trở thành điều rất quan trọng. Nó không đơn
thuần chỉ là sự tiện lợi mà nó còn thể hiện rất lớn đến đẳng cấp của gia đình. Khi nghiên
cứu cung cấp các phương tiện đi lại trong ngày cưới, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến
điều này. Đồng thời, cũng nên xem xét đến khoảng cách đi lại, sự khác biệt về sản
phẩm, nhu cầu để đưa ra các sản phẩm cho phù hợp.Các loại phương tiện có nhiều
chủng loại khác nhau, kiểu dáng khác nhau, chất lượng khác nhau.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
- Phân loại theo hạng xe: BMW, MERCEDES- BEN,TOYOTA- VIOS,
CAMRY…
- Phân loại theo số lượng chỗ ngồi: xe 45 chỗ, xe 35 chỗ, xe 28 chỗ, 24
chỗ…
- Phân loại theo chủng loại: ô tô, xích lô…
1.3.5. Chuẩn bị tiệc:
Đây có lẽ là nội dung chính, chủ yếu của buổi tiệc. Chất lượng của phần ẩm thực
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của buổi lễ. Để có thể tổ chức tốt buổi tiệc này, bên
tổ chức cần lưu ý các vấn đề:
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý: Cần lên kế hoạch bố trí chỗ ngồi cho khách mời.
Chỗ ngồi cần được đảm bảo vừa tạo ra được không khí ấm cúng của buổi lễ vừa tạo
được sự thuận tiện trong quá trình phục vụ. Chú ý, trong quá trình sắp xếp chỗ ngồi cần
đảm bảo “cô dâu, chú rể” là trung tâm của buổi lễ. Đồng thời, cũng cần phải sắp xếp
những chỗ ngồi hợp lý cho khách VIP.

- Tổ chức phục vụ ăn uống: Vì tiệc cưới thường tổ chức trong thời gian
ngắn nhưng cường độ công việc lại rất cao. Vì vậy, trong quá trình tổ chức, cần xác định
các công việc cần chuẩn bị từ trước khi khách đến: Sắp đặt sẵn các món ăn có thể mang
ra trước, tiến hành kiểm tra thực đơn đảm bảo đúng, đủ, nhanh chóng.
- Nhân viên: Trong quá trình phục vụ cần có sự phân công công việc rõ
ràng. Cần có những giám sát viên nhằm đảm bảo cho buổi tiệc được diễn ra thông suốt,
tốt đẹp.
- Phục vụ tiệc tai gia đình khách hàng: khách sạn cũng nhận các đặt hàng từ
phía khách hàng các hợp đồng phục vụ tiệc tại gia, các món ăn theo thực đơn sẽ được
chế biến tại khách sạn và vận chuyển đến địa điểm yêu cầu.
- Cho thuê đầu bếp và cung cấp thực phẩm: những dịch vụ nhỏ trên cũng
đều được đáp ứng và được phục vụ tối đa theo yêu cầu của khách hàng.
1.3.6. Tư vấn tổ chức tuần trăng mật
Sau một lễ cưới mệt mỏi đôi bạn trẻ cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, riêng tư bên
nhau cho nên một kỳ nghỉ tuần trăng mật cũng rất hữu ích.
Bằng việc liên kết với các công ty lữ hành, khách sạn cũng cung cấp cả cho
khách hàng những tour nghỉ tuẩn trăng mật đi đến một số địa điểm du lịch nổi tiếng thơ
mộng như: Sa Pa, Huế, Đà Lạt, Hội An, Vũng Tàu…
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
21
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TỔ CHỨC CƯỚI HỎI TẠI CÁC
KHÁCH SẠN Ở VIỆT TRÌ.
Việt Trì là thành phố công nghiệp ở vùng trung du bắc bộ. Đồng thời, đây còn là
một trong những thành phố sớm nhất của miền bắc. Tại Việt Trì hiện nay có rất nhiều
khách sạn có thể kể tên như: Phương Nam, Hồng Ngọc, Thảo Nguyên, Khánh Linh, Cầu
Tây, Hà Nội, Hoàng Long…Nhưng hầu hết các khách sạn ở Việt Trì đều là các khách
sạn nhỏ đẳng cấp từ 2 sao trở xuống. Hiện tại trong số các khách sạn đó các khách sạn
như Phương Nam, Hà Nội, Hồng Ngọc đã tham gia cung cấp dịch vụ tổ chức cưới hỏi.
Để hiểu hơn về thực trạng tổ chức dịch vụ cưới hỏi tại các khách sạn ta xem xét lần

lượt các khách sạn sau:`
2.1. Khách sạn Phương Nam
2.1.1. Giới thiệu về khách sạn Phương Nam
Khách sạn Phương Nam **
Add: 1948 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ
Tel: (84-210) 845 125
Fax: (84-210) 849 997
Số phòng: 27
Khách sạn tọa lạc tại trung tâm thành phố Việt Trì trên khuôn viên rộng lớn và
gồm 3 khu vự riêng biệt là nhà hàng, khách sạn và bar – café. Khách sạn Phương Nam
có khuôn viên đẹp, thoáng đãng đặc trưng nhất là hàng cây lộc vừng cổ thụ nằm dọc
trên con đường dẫn từ khách sạn đến nhà hàng.
Các dich vụ kinh doanh của khách sạn:
- Lưu trú: khách sạn có quy mô nhỏ với 27 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao
để phục vụ khách du lịch tham quan Đền Hùng và công tác tại thành phố Việt Trì.
- Ăn uống: nhà hàng được thiết kế đặc sắc theo kiểu nhà sàn, nhân viên
phục vụ khách theo thực đơn. Nhà hàng chủ yếu phục vụ du khách và các hội nghị.
- Bar – cafe: do lợi thế về vị trí bar – cafe của Phương Nam là một trong
những địa điểm hoạt động hiệu quả nhất thành phố, khách hàng sử dụng dịch vụ chủ
yếu là khách công sở bàn chuyện làm ăn, nghỉ giưã giờ.
2.1.2. Các dịch vụ tổ chức cưới hỏi khách sạn Phương Nam đã cung cấp
Khách sạn Phương Nam có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển các dịch vụ
cưới hỏi:
- Thứ nhất, địa thế của khách sạn đẹp: nằm tại trung tâm của thành phố Việt Trì.
Khách hàng mục tiêu của dịch vụ cưới hỏi tại khách sạn chủ yếu là những người
có thu nhập tương đối cao trong xã hội. Khách hàng sẵn sàng chi trả cho những
dịch vụ mà họ thấy có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, công việc kinh doanh muốn
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

tồn tại và phát triển cần một thị trường đủ lớn để có thể sinh lãi, nuôi sống doanh
nghiệp. Chính vì vậy, đối với dịch vụ cưới hỏi tổ chức tại khách sạn thì gần các
trung tâm đô thị lớn, đông dân cư là một lợi thế.
- Thứ hai, khách sạn có khuôn viên đẹp, khu vực hội trường và khu để xe rộng.
Tổ chức tiệc cưới thường tập trung số lượng người lớn. Đồng thời, nó còn thể
hiện sự trang trọng của buổi lễ. Chính vì vậy, nhu cầu cần những khuôn viên
rộng, đẹp là không thể thiếu.
Với những lợi thế kể trên, trong thời gian qua, khách sạn Phương Nam đã và
đang kinh doanh các dịch vụ tổ chức cưới hỏi sau:
- Cho thuê địa điểm tổ chức: tại khách sạn Phương Nam nếu khách hàng chỉ cần
thuê địa điểm để tổ chức cũng sẽ được đáp ứng. Và với dịch vụ này, khách hàng sẽ
được khách sạn bố trí nhân viên dựng hội trường, trang trí, nhân viên trông giữ xe, nhân
viên vệ sinh…
- Dịch vụ tổ chức tiệc cưới: khách sạn Phương Nam nhận tổ chức tiệc tại khách
sạn và phục vụ tại nhà. Hiện tại mức giá phổ biến trên một mâm tiệc cưới của khách sạn
khoảng 450 nghìn đến 600 nghìn vnđ. Chỉ cần khách hàng đến đặt hàng, ký hợp đồng và
ấn định giờ phục vụ khách sạn sẽ phục đúng theo tất cả những yêu cầu trên. Theo đánh
giá của một số người dân hiện tại, khách sạn Phương Nam là khách sạn có mức giá tiệc
thấp hơn từ 50 – 100 nghìn Vnđ so với các địa điểm khác.
Cơ bản thì hiện tại khách sạn chỉ cung cấp hai dịch vụ trên, nếu khách sử dụng thêm
dịch vụ thì tự túc như: các dịch vụ về vận chuyển, thuê MC…
Đánh giá về dịch vụ tổ chức cưới hỏi của khách sạn Phương Nam:
- Về ưu điểm:
o Khách sạn có mức giá thấp hơn các địa điểm cung cấp dịch vụ tiệc cưới
khác.
o Khuôn viên đẹp, rộng dãi thuận tiện về chỗ để xe, tổ chức tiêc tạo ra
không khí thoải mái cho khách.
o đội ngũ nhân viên nhà bếp có tay nghề và kinh nghiệm trong chế biến tiệc
cưới, thực đơn đa dạng, theo yêu cầu.
- Nhược điểm:

o Mặc dù đã có đầu tư cho các trang thiết bị để tổ chức dịch vụ cưới nhưng
đểu đã cũ kỹ khu tổ chức tiệc trong phòng bàn ghế xếp ngổn ngang, bụi
bặm.
o Nhà vệ sinh chỉ có một phòng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong
khi có tiệc lớn.
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
23
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
o Chỉ đáp ứng hai dịch vụ cơ bản đó là cho thuê địa điểm và phục vụ tiệc,
không có thông tin cung cấp tư vấn hỗ trợ khách về các dịch vụ khác như
xe cưới, tour nghỉ tuần trăng mật.
o Chưa có bộ phận khai thác thị trường, chỉ có tấm biển nhỏ thông tin về
dịch vụ
2.2. Khách sạn Hà Nội
2.2.1. Giới thiệu về khách sạn Hà Nội
Khách sạn Hà Nội **
Add: 2191 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ
Tel: (84-210) 849 950
Fax: (84-210) 849 951
Số phòng: 33
Khách sạn Hà Nội nằm ở phía bắc thành phố Việt Trì, đối diện chợ Gia Cẩm,
được xây dựng và công nhận hai sao từ năm 1996. Khách sạn có tích hơn 700m2 thuộc
quyền sở hữu của CTTNHH Song Phương.
Các dịch vụ cung cấp của khách sạn:
- Lưu trú: khách sạn Hà Nội có 33 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao chủ yếu phục vụ
cho du khách đến tham quan Đền Hùng và công tác tại thành phố.
- Phòng họp, hội nghị: khách sạn Hà Nội có 1 phòng hội nghị có sức chứa
khoảng 80 người được lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị như máy chiếu, hệ thống loa,
bàn…
- Sàn giao dịch chứng khoán Apec: sàn hoạt động giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.

- Ăn uống: khách sạn Hà Nội có hai nhà hàng là nhà hàng của khách sạn và nhà
hàng Hương Biển.
o Tại khách sạn chủ yếu là dành để phục vụ khách của khách sạn và các hội nghị
được tổ chức tại khách sạn. Nhà hàng gồm có hai phòng tiệc tồng cộng khoảng 40 bàn
tiệc.
o Nhà hàng Hương Biển: nằm cách khách sạn 4 km về phía Nam và nằm đối
diện sân vận động thành phố Việt Trì. Nhà hàng xây dựng chủ yếu để phục vụ khách tại
địa phương, các cơ quan, văn phòng, tổ chức cưới hỏi.
2.2.2. Các dịch vụ tổ chức cưới hỏi khách sạn Hà Nội đã cung cấp
Với hai khu vực gồm nhà Hàng và Khách sạn hoạt động độc lập nhau khách sạn
Hà Nội tham gia cung cấp dịch vụ cưới hỏi tại cả hai nơi, với các dịch vụ như:
- Dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại khách sạn: khách đến liên hệ dịch vụ này sẽ được
khách sạn cung cấp cho nhiều lựa chọn với nhiều thực đơn được chế biến từ các thực
phẩm quen thuộc như: gà, giò, cua, cá… cho đến các loại thực phẩm đặc sản như: lợn
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
nửng, dê, các loại hải sản, các loại rau củ quả khác. Hoặc khách sạn phục vụ tiệc theo
thực đơn của khách.
- Về địa điểm sẽ có hai phương án cho khách lưạ chọn là tổ chức tại khách sạn
hoặc tại nhà hàng Hương Biển.
o Tại khách sạn khách hàng chỉ có lựa chọn là tổ chức tiệc trong phòng, với quy
mô nhỏ hơn 40 bàn tiệc.
o Tại nhà Hàng Hương Biển thì khách có hai lựa chọn là tổ chức tại hội trường
chuyên dụng ngoài trời với sức chứa khoảng 50 bàn tiệc, hoặc trong phòng với sức chứa
khoảng 30 bàn tiệc.
o Về địa điểm khách sạn Hà Nội nhận kèm với dịch vụ tổ chức tiệc, không có
dịch vụ thuê riêng địa điểm như tại khách sạn Phương Nam.
- Xe cưới: hiện tại khách sạn có hai chiếc xe 4 chỗ ngồi ( 1 chiếc magus -
Deawoo, 1 chiếc camry LE) của chủ khách sạn nếu khách có yêu cầu phục vụ cũng sẽ

được phục vụ.
- Các dịch vu theo yêu cầu khác: nếu khách hàng có yêu cầu sử dụng thêm dịch
vụ như thuê xe hoa, ban nhạc…sẽ được khách sạn phục vụ và tính thêm phí phục vụ.
Nhận xét về các dịch vụ tổ chức cưới hỏi của khách sạn Hà Nội:
- Ưu điểm: Cơ sở vật chất của khách sạn liên quan đến tổ chức cưới hỏi đã có
sự đầu tư như về hội trường, bàn ghế, bát đĩa được đầu tư mới cùng với hệ thống âm
thanh công suất lớn. Thực đơn tham khảo cho khách hàng được trang trí đẹp, các món
ăn trong thực đơn đa dạng.
- Nhược điểm:
o Do nhà hàng Hương Biển và khách sạn cách xa nhau khoảng 4 km lên trong
hoạt động hỗ trợ nhau gặp khó khăn,
o Địa điểm tại khách sạn có không gian hẹp tổ chức tiệc tại nhiều phòng tạo ra
sự bất tiện.
o Chưa có được kịch bản cụ thể cho lễ cưới.
o Không có khả năng tư vấn khách hàng về các nhà cung cấp dịch vụ cần thiết
khác.
2.3. Khách sạn Hồng Ngọc
2.3.1. Giới thiệu về khách sạn Hồng Ngọc
Khách sạn Hồng Ngọc **
Add: 1482 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ
Tel: (84-210) 844 513
Fax: (84-210) 844 512
Sv thực hiện: Nguyễn Hồng Khánh
25

×