Lưu Hùng
82
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM (1996 - 2012)
LƯU HÙNG
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Theo Quyết định số 689/TTg ngày 24/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) chính thức được thành lập, trực thuộc Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam) và đặt trong hệ thống bảo tàng quốc gia của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng
và phát triển, tuy chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng DTHVN đã được chỉnh lý vài
lần, nhưng chức năng nghiên cứu về các dân tộc luôn được khẳng định và đặt ở vị trí thứ
nhất. Hiện nay các chức năng của Bảo tàng DTHVN được quy định như sau: “nghiên
cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc;
tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác, nhằm giới thiệu, phổ
biến và giáo dục về những giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước;
cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu,
nghiệp vụ, quản lý về nhân học và bảo tàng học” (Quyết định số 1595/QĐ-KHXH ngày
26/11/2010 của Chủ tịch Viện KHXHVN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng DTHVN).
Là một bảo tàng, nên nếu so với những cơ quan nghiên cứu chuyên ngành như
Viện Dân tộc học, việc nghiên cứu về các dân tộc của Bảo tàng DTHVN vừa có những
điểm chung, vừa có một số yêu cầu và đặc điểm riêng. Có thể khẳng định rằng:
“nghiên cứu là rất cần thiết đối với Bảo tàng DTHVN, để phục vụ từ sưu tầm cho đến
trưng bày hay trình diễn. Mỗi cuộc trưng bày, trình diễn cũng như mỗi sản phẩm khác
của Bảo tàng, muốn thành công đều phải dựa trên nghiên cứu và sử dụng các kết quả
nghiên cứu - sưu tầm” (Lưu Hùng, 2011, tr. 84). Suốt những năm qua, trong lĩnh vực
nghiên cứu đang đề cập ở đây, Bảo tàng DTHVN đã xác định và thực hiện theo một
định hướng chung hợp lý như sau: “Nghiên cứu nhân học/dân tộc học trước hết ưu tiên
gắn với sưu tầm và phục vụ các cuộc trưng bày hay trình diễn. Bên cạnh đó, cũng có
những công trình nghiên cứu khác, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, tuy
không gắn trực tiếp với sưu tầm và không phục vụ tức thời cho việc tổ chức trưng bày
hay trình diễn, nhưng vẫn được Bảo tàng quan tâm” (Lưu Hùng, 2011, tr. 83).
Trong 17 năm kể từ khi Bảo tàng DTHVN được thành lập đến nay, về mặt tổ
chức, Bảo tàng luôn có những bộ phận chuyên đảm trách công việc nghiên cứu - sưu
tầm. Đó là các phòng nghiên cứu - sưu tầm được phân chia theo địa bàn công tác, trước
đây gồm 4 phòng: Đồng bằng và ven biển, Miền núi miền Bắc, Trường Sơn - Tây
nguyên, Đông Nam Á và khu vực; hiện nay gồm 2 phòng: Việt Nam và nước ngoài. Tuy
Thông báo Dân tộc học năm 2012
83
nhiên, không ít cán bộ thuộc những bộ phận khác cũng tham gia nghiên cứu về các dân
tộc. Kết quả, đã có nhiều công trình nghiên cứu và ấn phẩm về các dân tộc ở nước ta
được tập thể Bảo tàng DTHVN hoặc cá nhân những tác giả công tác tại Bảo tàng thực
hiện và công bố. Bản danh mục rất dài trong bài viết này
1
được tập hợp chỉ trong phạm
vi 17 năm ấy; đối với mỗi tác giả cụ thể, cũng chỉ tính trong khoảng thời gian họ đang
là thành viên của Bảo tàng. Trong bản danh mục có bao gồm cả vài công trình tuy tác
giả không thuộc Bảo tàng DTHVN, nhưng các công trình đó được thực hiện và xuất
bản với sự hợp tác của Bảo tàng DTHVN.
Thực ra, bản danh mục nói trên mới chỉ tập hợp được một cách cơ bản, hay nói
cách khác, chưa phải là hết tất cả các công trình nghiên cứu và ấn phẩm về các dân tộc
nước ta của Bảo tàng DTHVN kể từ năm 1996 tới năm 2012
2
. Mặc dù vậy, qua đó có
thể rút ra được một số nhận xét đại quát về thực trạng tình hình nghiên cứu các tộc
người ở Việt Nam của Bảo tàng DTHVN, một cơ quan văn hoá và khoa học về các dân
tộc. Cũng cần nói thêm, tuy đây là bài viết về tình hình nghiên cứu, nhưng chỉ đơn thuần
đề cập trên cơ sở số lượng các công trình và ấn phẩm, hoàn toàn không đi vào nội dung
hay xem xét về chất lượng của các nghiên cứu đó.
Nếu sắp xếp một cách ước định các công trình nghiên cứu và ấn phẩm (từ đây gọi
chung là công trình) dựa trên ba tiêu chí: tộc người, khu vực, vấn đề, thì có thể thấy một
bức tranh tổng thể như sau:
1. Nghiên cứu theo tộc người
1.1. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường
Có 3 dân tộc được nghiên cứu, với 62 công trình, chiếm hơn 26,7% trong tổng số
công trình được tập hợp. Cụ thể như sau:
- Người Việt: 59 công trình (95,16% tổng số của nhóm ngôn ngữ Việt - Mường).
- Người Mường: 2 công trình (3,22% trong nhóm này).
- Người Thổ: 1 công trình (1,61% trong nhóm này).
1.2. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me
Có 9 dân tộc được nghiên cứu, với 30 công trình, chiếm 12,93% trong tổng số
công trình được tập hợp. Cụ thể như sau:
- Người Cơ-tu: 8 công trình (26,66% tổng số của nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me).
1
Như đã trình bày trong lời giới thiệu của số chuyên đề, do dung lượng có hạn nên Tạp chí Dân tộc học không
thể đăng tải phần Phụ lục của bài viết nhằm thống kê số công trình nghiên cứu của các đơn vị. Phụ lục đó sẽ
được công bố cùng bài viết này trên website của Viện Dân tộc học.
2
Ngoài ra, còn có khá nhiều công trình nữa tham gia các đề tài, chương trình nghiên cứu hoặc hội thảo, và đặc
biệt là có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí như: Dân tộc & Thời đại, Văn nghệ dân tộc & miền núi, Du
lịch Việt Nam, Nghiên cứu Phật học, Xưa & nay
Lu Hïng
84
- Người Giẻ-Triêng: 6 công trình (20% trong nhóm này).
- Người Mnông: 5 công trình (16,66% trong nhóm này).
- Người Ba-na: 3 công trình (10% trong nhóm này).
- Người Khơ-mú: 3 công trình (10% trong nhóm này).
- Người Bru-Vân Kiều: 2 công trình (6,66% trong nhóm này).
- Người Tà-ôi: 1 công trình (3,33% trong nhóm này).
- Người Co: 1 công trình (3,33% trong nhóm này).
- Người Xơ-đăng: 1 công trình (3,33% trong nhóm này).
1.3. Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Có 5 dân tộc được nghiên cứu, với 57 công trình, chiếm 24,57% trong tổng số
công trình đã được tập hợp. Cụ thể như sau:
- Người Thái: 37 công trình (64,91% tổng số của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái).
- Người Tày: 11 công trình (gần 19,3% trong nhóm này).
- Người Lào: 5 công trình (8,77% trong nhóm này).
- Người Nùng: 3 công trình (5,26% trong nhóm này).
- Người Giáy: 1 công trình (1,75% trong nhóm này).
1.4. Nhóm ngôn ngữ Kađai
Chỉ có người La Chí được nghiên cứu, với 1 công trình, chiếm 0,43% trong tổng
số công trình đã được tập hợp.
1.5. Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao
Có 3 dân tộc được nghiên cứu, với 47 công trình, chiếm 20,26% trong tổng số
công trình đã được tập hợp. Cụ thể như sau:
- Người Dao: 25 công trình (53,19% tổng số của nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao).
- Người Hmông: 20 công trình (42,55% trong nhóm này).
- Người Pà Thẻn: 2 công trình (4,25% trong nhóm này).
- Người Dao và Hmông (chung): 1 công trình (2,13% trong nhóm này).
1.6. Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến
Có 4 dân tộc được nghiên cứu, với 17 công trình, chiếm 7,32% trong tổng số công
trình đã được tập hợp. Cụ thể như sau:
- Người Phù Lá: 6 công trình (35,29% tổng số của nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến).
Thông báo Dân tộc học năm 2012
85
- Người Hà Nhì: 4 công trình (23,5% trong nhóm này).
- Người Si La: 4 công trình (23,5% trong nhóm này).
- Người La Hủ: 3 công trình (17,65% trong nhóm này).
1.7. Nhóm ngôn ng
ữ Malayo
- Polynesia
Có 4 dân tộc được nghiên cứu, với 18 công trình, chiếm 7,76% trong tổng số công
trình được tập hợp. Cụ thể như sau:
- Người Gia-rai: 7 công trình (38,89% tổng số của nhóm ngôn ngữ Malayo -
Polynesia).
- Người Chăm: 5 công trình (27,77% trong nhóm này).
- Người Ê-đê: 4 công trình (22,2% trong nhóm này).
- Người Chu-ru: 2 công trình (hơn 11% trong nhóm này).
Như vậy, tổng số có 232 công trình nghiên cứu theo tộc người, đề cập đến 29 dân
tộc thuộc 7 nhóm ngôn ngữ. Trong số 29 dân tộc đó, có thể phân loại như sau:
- 6 dân tộc thuộc loại có 1 công trình
- 4 dân tộc thuộc loại có 2 công trình
- 4 dân tộc thuộc loại có 3 công trình
- 3 dân tộc thuộc loại có 4 công trình
- 3 dân tộc thuộc loại có 5 công trình
- 2 dân tộc thuộc loại có 6 công trình
- 1 dân tộc thuộc loại có 7 công trình
- 1 dân tộc thuộc loại có 8 công trình
- 1 dân tộc thuộc loại có 11 công trình
- 1 dân tộc thuộc loại có 20 công trình
- 1 dân tộc thuộc loại có 25 công trình
- 1 dân tộc thuộc loại có 37 công trình
- 1 dân tộc thuộc loại có 59 công trình
Nếu coi từ 10 công trình trở lên là những con số thể hiện sự chú trọng nghiên cứu
hơn, có 5 dân tộc thuộc loại này: Việt (59 công trình), Thái (37 công trình), Dao (25 công
trình), Hmông (20 công trình) và Tày (11 công trình). Nếu lấy mốc tính là trên 5 công
trình, có 9 dân tộc: ngoài 5 dân tộc vừa kể, thêm 4 dân tộc nữa là: Cơ-tu (8 công trình),
Gia-rai (7 công trình), Phù Lá (6 công trình) và Giẻ-Triêng (6 công trình).
Lu Hïng
86
Trong khi đó, nếu coi sự chưa chú trọng nghiên cứu thể hiện ở chỗ chỉ có 1 công
trình riêng biệt, thì có 6 dân tộc thuộc loại này: Thổ, Giáy, Tà-ôi, Co và Xơ-đăng.
Bên cạnh đó, đặc biệt đáng chú ý là còn tới 25 dân tộc không hề có công trình nghiên
cứu riêng biệt nào: Chứt, Lự, Bố Y, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Ngái, Cống, Lô Lô, Pu Péo,
Cờ Lao, La Ha, Xinh-mun, Kháng, Mảng, Ơ-đu, Hrê, Brâu, Rơ-măm, Mạ, Cơ-ho,
Xtiêng, Chơ-ro, Khơ-me, Raglai.
Mặc dù ở Việt Nam có 8 nhóm ngôn ngữ - tộc người, nhưng các công trình chỉ
phân bố ở 7 nhóm, còn về các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Hán thì không có một công
trình riêng biệt nào. Giữa 7 nhóm ngôn ngữ kia cũng có sự khác nhau về số dân tộc được
nghiên cứu, không kể mức độ chú trọng nhiều hay ít. Điều này được phản ánh rõ nét qua
các số liệu dưới đây:
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: 3/4 dân tộc
- Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me: 9/21 dân tộc
- Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: 5/8 dân tộc
- Nhóm ngôn ngữ Kađai: 1/4 dân tộc
- Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao: 3/3 dân tộc
- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến: 4/6 dân tộc
- Nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesia: 4/5 dân tộc
2. Nghiên cứu theo vùng
Tổng cộng có 233 công trình, nghiên cứu trên cả 5 vùng lãnh thổ.
2.1. Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Có 35 công trình, chiếm hơn 15% tổng số công
trình nghiên cứu của cả 5 vùng. Những nghiên cứu ở vùng này đều tập trung vào
người Việt.
2.2. Vùng miền núi miền Bắc: Có 129 công trình, chiếm 55,36% tổng số công
trình nghiên cứu của cả 5 vùng. Những nghiên cứu ở vùng này tập trung vào 16 dân
tộc: Thái (37 công trình), Hmông (20 công trình), Dao (25 công trình), Tày (11 công
trình), Phù Lá (6 công trình), Lào (5 công trình), Hà Nhì (4 công trình), Si La (4 công
trình), La Hủ (3 công trình), Nùng (3 công trình), Khơ-mú (3 công trình), Mường (3
công trình), Pà Thẻn (2 công trình), Thổ (1 công trình), Giáy (1 công trình), La Chí (1
công trình).
2.3. Vùng ven biển miền Trung: Có 15 công trình, chiếm 6,43% tổng số công
trình nghiên cứu của cả 5 vùng. Những nghiên cứu ở vùng này tập trung cả vào hai dân
tộc là Việt và Chăm.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
87
2.4. Vùng miền núi Bắc Trung Bộ & Tây Nguyên: Có 49 công trình, chiếm hơn
21% tổng số công trình nghiên cứu của cả 5 vùng. Trong đó, 11 công trình đi vào những
vấn đề chung trong vùng, còn 37 công trình khác nghiên cứu riêng biệt về 11 dân tộc: Cơ-
tu (6 công trình), Gia-rai (7 công trình), Giẻ-Triêng (6 công trình), Mnông (4 công trình),
Ba-na (3 công trình), Bru-Vân Kiều (2 công trình), Ê-đê (2 công trình), Chu-ru (2 công
trình), Xơ-đăng (1 công trình), Co (1 công trình), Tà-ôi (1 công trình).
2.5. Vùng đồng bằng Nam Bộ: Có 5 công trình, chiếm 2,15% tổng số công
trình nghiên cứu của cả 5 vùng. Trong đó, 1 công trình đề cập vấn đề chung trong
vùng, còn 4 công trình khác nghiên cứu riêng biệt về 2 dân tộc: Việt (2 công trình) và
Chăm (2 công trình).
3. Nghiên cứu theo vấn đề
Có thể phân chia thành hai mảng lớn: 1) Nghiên cứu kiểu truyền thống hay kiểu
hàn lâm; và 2) Nghiên cứu phát triển. Trong mỗi mảng này lại bao gồm những lĩnh vực,
chủ đề khác nhau.
3.1. Nghiên cứu kiểu truyền thống
Có 221 công trình thuộc mảng này, chiếm 82,46% tổng số công trình nghiên cứu
của cả hai mảng, phân bố trên 5 lĩnh vực sau:
- Về lý thuyết: 1 công trình, chiếm khoảng 0,45%.
- Về dân tộc chí, lịch sử và quan hệ tộc người: 39 công trình, chiếm khoảng 17,64%.
- Về văn hoá vật chất: 83 công trình, chiếm hơn 37,55%, trong đó:
+ Vấn đề chung: 7 công trình (8,43% số công trình văn hoá vật chất).
+ Trang phục: 13 công trình (15,66% số công trình văn hoá vật chất).
+ Nhà cửa: 22 công trình (25,5% số công trình về văn hoá vật chất).
+ Ẩm thực: 4 công trình (4,82% số công trình về văn hoá vật chất).
+ Hoạt động mưu sinh: 7 công trình (8,43% số công trình về văn hoá vật chất).
+ Nghề thủ công: 29 công trình (gần 35% số công trình về văn hoá vật chất).
- Về văn hoá xã hội: 28 công trình, 12,67%, trong đó:
+ Phong tục chu kỳ đời người: 13 công trình (46,43% số công trình về văn hoá
xã hội).
+ Tổ chức và quan hệ xã hội: 12 công trình (42,85% số công trình về văn hoá xã hội).
+ Luật tục: 3 công trình (10,7% số công trình về văn hoá xã hội).
- Về văn hoá tinh thần: 70 công trình, gần 31,7%, trong đó:
Lu Hïng
88
+ Tín ngưỡng - tôn giáo: 44 công trình (62,85% số công trình về văn hoá tinh thần).
+ Tri thức dân gian: 12 công trình (17,14% số công trình về văn hoá tinh thần).
+ Lễ hội: 6 công trình (8,57% số công trình về văn hoá tinh thần).
+ Trò chơi dân gian: 3 công trình (gần 4,3% số công trình về văn hoá tinh thần).
+ Nghệ thuật dân gian: 3 công trình (gần 4,3% số công trình về văn hoá tinh thần).
+ Hoa văn: 1 công trình (1,43% số công trình về văn hoá tinh thần).
3.2. Nghiên cứu phát triển
Có 47 công trình nghiên cứu thuộc mảng này, chiếm khoảng 17,53% tổng số
công trình của cả hai mảng, bao gồm 5 vấn đề sau:
- Vấn đề đô thị hoá: 3 công trình (6,38% số công trình nghiên cứu phát triển).
- Vấn đề môi trường & tài nguyên: 5 công trình (10,63% số công trình nghiên
cứu phát triển).
- Vấn đề bảo tồn & biến đổi: 32 công trình (68,08% số công trình nghiên cứu
phát triển).
- Vấn đề dân số, dân cư: 2 công trình (4,25% số công trình nghiên cứu phát triển).
- Vấn đề chính sách & cán bộ: 5 công trình (10,64% số công trình nghiên cứu
phát triển).
Vài nhận xét
- Thứ nhất, số lượng công trình nghiên cứu không đều giữa các tộc người. Có 5 tộc
người được chú ý nhiều hơn cả (Việt, Thái, Dao, Hmông và Tày), chiếm khoảng 65,5%
tổng số công trình theo tộc người. Nếu tính từ mức trên 5 công trình thì có 9 tộc người
(thêm các tộc Cơ-tu, Gia-rai, Giẻ-Triêng và Phù Lá), chiếm khoảng 77,15% tổng số
công trình. Trong khi đó, có 10 tộc người chỉ mới được nghiên cứu 1-2 công trình và có
25 tộc người chưa được đề cập với tư cách những công trình riêng biệt. Phần lớn các tộc
người dân số ít chưa được chú ý tới trong nghiên cứu chuyên sâu.
- Thứ hai, số lượng công trình nghiên cứu không đều giữa các vùng miền. Phần
lớn các nghiên cứu tập trung vào 3 khu vực (miền núi miền Bắc, miền núi Bắc Trung Bộ
& Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ), trong khi hai vùng ven biển miền Trung và đồng
bằng Nam Bộ rất ít được chú ý tới: cả hai vùng này chỉ chiếm khoảng 8,58% tổng số
công trình theo vùng. Những cư dân ở vùng xa, vùng hẻo lánh và các tỉnh phía Nam còn
ít được nghiên cứu, thậm chí nhiều vùng rộng lớn vẫn hầu như còn bỏ trống trong
nghiên cứu chuyên sâu.
- Thứ ba, số lượng công trình nghiên cứu có sự chênh lệch nhiều giữa các lĩnh vực và
chủ đề, được thể hiện rõ qua những số liệu thống kê ở các cấp độ được nêu trong các phần
Thông báo Dân tộc học năm 2012
89
trình bày trên đây. Nổi bật là, số công trình kiểu truyền thống hay hàn lâm nhiều gấp 4,7
lần so với số công trình nghiên cứu phát triển. Trong mảng nghiên cứu kiểu truyền thống,
chiếm phần lớn số công trình là về hai lĩnh vực: văn hoá vật chất (khoảng 37,55%) và văn
hoá tinh thần (khoảng 31,7%); lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết thì không đáng kể, chỉ có 1
bài tạp chí.
Trong văn hoá vật chất, số công trình về nghề thủ công, nhà cửa và trang phục
chiếm tỷ lệ lớn. Trong văn hoá tinh thần, đa số tập trung vào lĩnh vực tín ngưỡng - tôn
giáo (62,85%), tiếp đến là tri thức dân gian (17,14%).
Về nghiên cứu phát triển, sự thiên lệch cũng rõ rệt: có tới hơn 68% số công trình
đề cập đến vấn đề bảo tồn và biến đổi, nhưng các vấn đề dân cư, dân số hay đô thị hoá
thì chỉ có 2 - 3 công trình.
- Thứ tư, đa số các công trình nghiên cứu là kết quả của việc thực hiện một dự án,
đề tài hay nhiệm vụ ở cấp nào đó, nghĩa là có điều kiện để tiến hành nghiên cứu, đặc biệt
là có sự tài trợ về kinh phí, hoặc được thực hiện gắn với việc làm luận án (hầu hết là
luận án trên đại học). Đây là một trong những lý do đã dẫn đến tình trạng “không đều”
một cách trầm trọng như đã nêu trong ba nhận xét trên đây.
- Thứ năm, việc nghiên cứu còn tuỳ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng là có
“chuyên gia” hay không. Thực tế cho thấy, đã xuất hiện một số người nghiên cứu theo
hướng tập trung vào một tộc người hay một vấn đề nào đó, ở chừng mực nhất định có thể
tạm coi họ như những “chuyên gia”. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ nghiên cứu về các dân tộc
ở Bảo tàng DTHVN đang có nhiều hạn chế, bất cập, vừa thiếu những người chuyên sâu
về từng dân tộc hay từng vùng, vừa thiếu những người chuyên sâu về từng lĩnh vực
nghiên cứu trong Dân tộc học.
- Cuối cùng, những thực tế trên đây cho thấy việc nghiên cứu về các tộc người của
Bảo tàng DTHVN trong 17 năm qua (1996 - 2012) không được tổ chức và thực hiện theo
một kế hoạch tổng thể nào cả, mà chủ yếu tuỳ thuộc từng người nghiên cứu hay nhóm
nghiên cứu, liên quan đến cơ hội nghiên cứu, mà đó thường là dự án, đề tài, luận án.
Tài liệu tham khảo
1. Lưu Hùng (2011), “Một cái nhìn tổng quan về chặng đường nghiên cứu - sưu tầm
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 15 năm qua (1995 - 2010)”, trong: Các công trình nghiên
cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Tập 7, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
(Tham khảo thêm Phụ lục 2)
Lu Hïng
90
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU & ẤN PHẨM
VỀ CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
(1996 - 2012)
Để tiện theo dõi và đáp ứng yêu cầu phân tích trong bản danh mục này, các công
trình nghiên cứu hay ấn phẩm được sắp xếp một cách ước định thành ba phần riêng biệt
theo ba tiêu chí:
1- Theo tộc người
2- Theo vùng
3- Theo vấn đề
Thêm nữa, trong mỗi phần đó lại có sự sắp xếp nhất quán theo trình tự thời gian,
ngược dần từ năm 2012 trở về trước.
A. THEO TỘC NGƯỜI
I. Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường
1. Người Việt
1. "Cư dân mặt nước ở sông Hương (Huế) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh
Thừa Thiên – Huế". Đề tài cấp bộ, Lê Duy Đại chủ nhiệm, 2011-2012, 219 trang.
2. "Nghiên cứu hội làng và thờ cúng Thành hoàng của người Kinh xuyên quốc gia
giữa Việt Nam và Trung Quốc". Vũ Hồng Thuật, tham gia đề tài cấp bộ (chủ nhiệm:
Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch), 2010-2013.
3. "Nghiên cứu so sánh nghi lễ bùa chú của người Kinh hai nước Việt – Trung (lấy
người Kinh quận Đồ Sơn, Hải Phòng, Việt Nam và người Kinh trấn Giang Bình, tỉnh
Quảng Tây, Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu chính)". Vũ Hồng Thuật, luận án
tiến sĩ, Viện Dân tộc học, Trường ĐH Vân Nam, Trung Quốc, 2013.
4. “Constructing Civil Society on a Demolition Site in Hanoi” [Xây dựng xã hội
công dân qua một dự án đền bù giải tỏa tại Hà Nội]. Nguyễn Vũ Hoàng, trong State,
Society and the Market in Contemporary Vietnam: Property, Power and Values [Nhà
nước, xã hội và thị trường của Việt Nam đương đại: Tài sản, quyền lực và giá trị], Hue-
Tam Ho Tai (chủ biên) & Mark Sidel, Nxb Routledge, New York, 2012, tr. 87-102.
5. “Nhân học xuyên quốc gia: Những tiếp cận lý thuyết nhân học về người Việt tại
Hoa Kỳ”. Nguyễn Vũ Hoàng, tạp chí Dân tộc học, số 4/2012, tr. 60-72.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
91
6. "Đặc điểm văn hóa bùa chú của người Việt ở Việt Nam". Vũ Hồng Thuật, tạp
chí Nghiên cứu văn hóa dân tộc Trung Quốc, số 6/2012, tiếng Trung.
7. "Lễ hội đình làng của người Việt ở thôn Sơn Tâm, thị trấn Giang Bình, Đông
Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và chức năng xã hội của nó". Vũ Hồng Thuật, hội
nghị Thông báo Văn hóa dân gian, Viện nghiên cứu Văn hóa, tháng 12/2012.
8. "Thờ cúng Đức Thánh Trần của người Việt ở Trung Quốc – một tín ngưỡng độc
đáo cố kết cộng đồng hải ngoại". Vũ Hồng Thuật, hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ
4, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội, 26-28/11/2012.
9. "Về cộng đồng người Bồ Lô ở vùng ven biển Hà Tĩnh". Nguyễn Duy Thiệu, tạp
chí Nguồn sáng dân gian, số 4/2011.
10. "Bước đầu tìm hiểu các loại hình bùa chú của người Việt". Vũ Hồng Thuật,
trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 7), Nxb
KHXH, H, 2011, tr. 403-426.
11. "Hợp tác xã thuốc dân tộc Chùa Bộc với việc bảo tồn tri thức y dược học cổ
truyền". Đỗ Thị Thu Hiền, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam (T 7), Nxb KHXH, H, 2011, tr. 439-462.
12. Tìm hiểu vai trò của dòng họ người Việt ở một làng Bắc Bộ (Nghiên cứu
trường hợp làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Phạm Minh
Phúc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2011.
13. "Luận bàn về một số đặc điểm văn hóa bùa chú của người Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ, Việt Nam". Vũ Hồng Thuật, kỷ yếu hội thảo quốc tế Lịch sử văn hóa cư dân Bách
Việt trong bối cảnh văn hóa, lịch sử của các cư dân đảo Hải Nam, tại TP Hải Khẩu, tỉnh
Hải Nam, Trung Quốc; Nxb Sư phạm Hải Nam, 2011, tr. 431-440, tiếng Trung.
14. "Thủ sắc đường làng Văn Sơn (Thạch Đỉnh, Thạch Hà, Hà Tĩnh)". Nguyễn
Duy Thiệu, tạp chí Di sản văn hoá, số 3/2010.
15. "Nghiên cứu giới thiệu ngôi nhà người Việt trong khu trưng bày ngoài trời của
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam". Vũ Thị Thanh Tâm và nhóm nghiên cứu, thuộc nhiệm
vụ cấp Bộ Nghiên cứu giới thiệu ngôi nhà người Việt, Chăm, Êđê trong khu trưng bày
ngoài trời của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 2009-2010.
16. "Nhận diện văn hoá phi vật thể của cộng đồng cư dân phố cổ Hà Nội". Võ Mai
Phương, trong Bảo tàng và nhân học đô thị, Nxb Từ điển bách khoa, H, 2009, tr. 286-302.
17. "Người Việt (Kinh) vùng ven biển miền Trung hội nhập cùng biển cả: trường
hợp nghiên cứu ở Ninh Thuận và Bình Thuận". Nguyễn Duy Thiệu, tạp chí Nguồn sáng
dân gian, số 3/2009.
18. "The Van chai and its role in the hierarchy of fisheries administration in
Vietnam". Nguyễn Duy Thiệu đồng tác giả, trong The Van chai of Vietnam: Managing
Lu Hïng
92
nearshore fisheries and fishing communities, International Resources Management
Institute Publication, số 3/2009.
19. "The role of flating villages in social life of fishersin South-Central Region".
Nguyễn Duy Thiệu, trong The Van chai of Vietnam: Managing nearshore fisheries and
fishing communities, International Resources Management Institute Publication, số 3/2009.
20. Sống trong bí tích – Văn hoá Công giáo đương đại Việt Nam. Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam, 2009.
21. “Three Goddesses in and out of their Shrine”. Vũ Thị Thanh Tâm đồng tác giả,
tạp chí Asian Ethnology, vol. 67, số 2/2008, tr. 219-236.
22. Di cư và chuyển đổi lối sống: Trường hợp cộng đồng người Việt ở Lào.
Nguyễn Duy Thiệu chủ biên, 3 ngữ, Nxb Thế giới, H, 2008, 480 trang.
23. Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào. Nguyễn Duy
Thiệu đồng tác giả, Nxb KHXH, H, 2008.
24. “Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên cứu nhân học về hành động tập thể ở một dự
án phát triển đô thị tại Hà Nội”. Nguyễn Vũ Hoàng, tạp chí Dân tộc học, số 5/2008, tr. 11-26.
25. “Nghề tạc tượng thờ Sơn Đồng”. Vũ Thị Thanh Tâm, tạp chí Dân tộc học, số
2/2008, tr. 58-70.
26. "Đời sống tâm linh của chiếc ván in bùa trấn trạch". Vũ Hồng Thuật, trong Sự
biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Lê Hồng Lý & Nguyễn Thị
Phương Châm chủ biên, Nxb Thế giới, H, 2008, tr. 227-257.
27. "Khẩu dậu cá, nét đặc trưng riêng của làng Việt cổ truyền ở vùng biển đảo:
trường hợp làng Quan Lạn". Nguyễn Duy Thiệu, tạp chí Di sản văn hoá, số 4/2008.
28. "Amulets and the Marketplace". Vũ Hồng Thuật, tạp chí Asian Ethnology, vol.
67, số 2/2008, tr. 237-255.
29. "Nghề chạm khắc gỗ ở ấp Long Định, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An
Giang". Vũ Thị Thanh Tâm, trong Nam Bộ: Đất và Người, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh,
2007, tr. 247-256.
30. "Cộng đồng người Việt ở Lào, sinh tồn và giữ gìn bản sắc". Nguyễn Duy
Thiệu, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2007.
31. "Người Việt (Kinh) vùng ven biển miền Trung hội nhập cùng biển cả". Nguyễn
Duy Thiệu, tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 3/2007.
32. "Suy ngẫm về văn hoá biển ở Việt Nam". Nguyễn Duy Thiệu, tạp chí Di sản
văn hoá, số 1/2007.
33. "Thực trạng nghề làm giấy dó ở Đống Cao, Bắc Ninh". Vũ Hồng Thuật, hội
thảo quốc tế tại Vân Nam - Trung Quốc, tháng 9/2005.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
93
34. “Phụ nữ Đại Yên với nghề thuốc nam”. Vũ Thị Hà, trong Các công trình nghiên
cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5), Nxb KHXH, H, 2005, tr. 150-165.
35. "From Do paper to Dong Ho Folk prints". Vũ Hồng Thuật, trong The
Preservation and Exhibition of East Asean Culture in Relation to Folk Craft Aesthetics,
Tokyo, 2003, tr. 61-68. "Từ giấy dó đến tranh Đông Hồ - một hành trình văn hoá", tạp
chí Thông tin khoa học xã hội, số 1/2005, tr. 59- 65.
36. "Nghề sơn ở làng Ngọ Trang". Vũ Thị Thanh Tâm, trong Các công trình nghiên
cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5), Nxb KHXH, H, 2005, tr. 223-245.
37. "Vì sao người dân xã Sơn Kim vẫn tiếp tục vào rừng săn bắt thú". Vũ Hồng
Thuật, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5), Nxb
KHXH, H, 2005, tr. 297-314.
38. "Nghề rèn làng Đa Sĩ, xã Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Tây". Vũ Thị Thanh Tâm,
đề tài cấp viện, 2004.
39. “Nghề sơn mài làng Hạ Thái”. Hoàng Thị Tố Quyên, trong Các công trình
nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 4), Nxb KHXH, H, 2004, tr. 90-115.
40. "Trò Trám Festival and the Veneration of Ngô Thị Thanh in a Vietnamese
Village". Vũ Hồng Thuật, trong The Art of Rice Spirit and Sustenance in Asia, Bảo tàng
Lịch sử - Văn hoá Fowler, Los Angeles, Hoa Kỳ, 2003, tr. 218-239.
41. "Nghề làm gốm ở Phù Lãng (Bắc Ninh)". Vũ Thị Thanh Tâm, dự án Dạy nghề
gốm Phù Lãng cho trẻ em tại Bảo tàng DTHVN, 2003.
42. “Lễ hội cầu ngư ở Mân Thái (Tục thờ cá voi và lễ hội cầu ngư ở phường Mân
Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)”. Nguyễn Anh Ngọc, trong Các công trình nghiên cứu
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 3), Nxb KHXH, H, 2002, tr. 138-157.
43. “Tìm hiểu nghề nặn tò he”. Vũ Hồng Nhi, trong Các công trình nghiên cứu
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 3), Nxb KHXH, H, 2002, tr. 158-169.
44. "Các hình thức đánh bắt cá của người Việt ở xã Sơn Kim, Hương sơn, Hà
Tĩnh". Vũ Hồng Thuật, tạp chí Dân tộc học, số 3/2002, tr. 72-75.
45. “Phương thức đánh bắt thủy sinh truyền thống ở vùng chiêm trũng huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định”. Đỗ Minh Cao, tạp chí Dân tộc học, số 3/2001.
46. “Nghề giấy và các làng giấy truyền thống”. Nguyễn Tôn Kiểm, trong Các
công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 2), Nxb KHXH, H,
2001, tr. 157-176.
47. “Một số hình thức đánh bắt hải sản sơ khai ở vùng biển Đông Bắc”. Nguyễn
Anh Ngọc, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 2),
Nxb KHXH, H, 2001, tr. 117-129.
Lu Hïng
94
48. "Môi trường của cộng đồng người Việt & Lào ở khu vực Đại Kim, xã Sơn
Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh". Vũ Hồng Thuật, tham gia dự án hợp tác nghiên
cứu với Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, 2001, 255 trang.
49. “Nghề nón làng Chuông”. Phạm Minh Phúc, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam
Á, số 1/2001.
50. “Vài nét về gia phả và giá trị giáo dục cộng đồng của nó”. Phạm Minh Phúc, hội
thảo Gia phả Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại tại Bảo tàng DTHVN, tháng 5/2001.
51. "Lễ hội làng Trám". Vũ Hồng Thuật, trong Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt
Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, H, 2000, tr. 981- 987.
52. "Các nghi lễ liên quan đến ngôi nhà người Việt ở Triệu Sơn, Thanh Hoá". Vũ
Hồng Thuật, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T
2), Nxb KHXH, H, 2000.
53. “Tác động của sự đổi mới đối với đời sống kinh tế - xã hội của Mông Phụ,
Đường Lâm”. Bế Viết Đẳng, tạp chí Dân tộc học, số 4/1999.
54. "L'Environnement végétal à Duong Lâm". Võ Thị Thường, trong Mong phu,
un village du delta du Fleuve Rouge (Vietnam), Nguyễn Tùng chủ biên, L'Harmattan,
Pari, 1999, tr. 227-256. ["Môi trường thực vật ở Đường Lâm", trong Mông Phụ - một
làng ở đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hoá – Thông tin, H, 2003, tr. 177-205].
55. “Tìm hiểu diều sáo truyền thống”. Nguyễn Tôn Kiểm, trong Các công trình
nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 217-221.
56. “Nông nghiệp Việt, một đối tượng nghiên cứu – sưu tầm cấp bách và hấp dẫn”.
Nguyễn Anh Ngọc, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 89-105.
57. "Đôi điều về nghi lễ thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ". Vũ Hồng
Thuật, tạp chí Dân tộc học, số 2/1999, tr. 39-45.
58. "Hiện vật cúng Mụ của người Việt trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam". Vũ Hồng Thuật, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr 360-383.
59. “Đôi nét về văn hoá của người Việt ở quần đảo Lý Sơn”. Mai Thanh Sơn (bút
danh Nguyễn Sơn Trà), trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 271-282.
2. Người Mường
1. “Thế giới quan và vai trò của ông mo trong tang lễ của người Mường ở Hoà
Bình”. Hoàng Thị Thu Hằng, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam (T 5), Nxb KHXH, H, 2005, tr. 353-364.
2. Người Mường ở Hoà Bình. Mai Thanh Sơn đồng tác giả, Nxb Thế giới, H, 1999.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
95
3. Người Thổ
1. “Một vài nét về tang lễ của người Thổ ở miền Tây Nghệ An”. Võ Thị Mai
Phương, tạp chí Dân tộc học, số 2/1998.
II. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme
1. Người Cơtu
1. "Tập tục chữa bệnh bằng ma thuật ở người Cơtu". Lưu Hùng, hội thảo quốc tế
tại Vientiane, tháng 2/2012, 26 trang.
2. The Katu Village: An Interpretive Ethnography of the Avuong Katu in Central
Vietnam. Kaj Arhem, ĐH Goteborg - Thuỵ Điển, 2010, 337 trang (dự án nghiên cứu dân
tộc học về người Cơtu, hợp tác giữa ĐH Goteborg & Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).
3. "Tiếp cận đô thị và những chuyển biến trong đời sống của người Cơtu (trường
hợp thôn Adhing 3, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam)". Vũ Phương
Nga, trong Bảo tàng và nhân học đô thị, Nxb Từ điển bách khoa, H, 2009, tr. 318-331.
4. In the Sacred Forest: Landsscape, livelihood and spirit beliefs among the Katu
of Vietnam. Nikolas Arhem, ĐH Goteborg - Thuỵ Điển, 2009, 206 trang (dự án nghiên
cứu dân tộc học về người Cơtu, hợp tác giữa ĐH Goteborg & Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam).
5. "Katu women's traditional curative skills". Vũ Phương Nga, tạp chí Vietnamse
Studies, số 1+2/2008, tr. 99-122.
6. Góp phần tìm hiểu văn hoá Cơtu. Lưu Hùng, Nxb KHXH, H, 2006, 290 trang.
7. “Săn bắt chim muông và tín ngưỡng liên quan của người Cơtu”. Lưu Hùng, tạp
chí Dân tộc học, số 3/2005, tr. 8-14.
8. “Nhà gươl của người Cơtu trong truyền thống nhà công cộng ở Trường Sơn –
Tây Nguyên”. Lưu Hùng, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam" (T 3), Nxb KHXH, H, 2002, tr. 13-41.
2. Người Gié-Triêng
1. Nhà ở của người Triêng ở Việt Nam. Phạm Văn Lợi, Nxb Chính trị quốc gia, H,
2010, 295 trang.
2. “Một số quy cách cổ truyền trong làm và dựng nhà ở của người Triêng tỉnh Kon
Tum”. Phạm Văn Lợi, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (T 4), Nxb KHXH, H, 2004, tr. 23-41.
3. “Kết cấu bộ khung nhà ở của người Triêng tỉnh Kon Tum”. Phạm Văn Lợi, tạp
chí Dân tộc học, số 4/2001, tr. 49-60.
4. “Nghề gốm Giẻ-Triêng”. Phạm Văn Lợi, tạp chí Dân tộc học, số 2/2000, tr. 18-25.
Lu Hïng
96
5. “Một vài nhận xét về nghề dệt truyền thống của người Triêng ở Quảng Nam”.
Phạm Văn Lợi, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
(T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 135-149.
6. “Nhà ở cổ truyền của người Bnoong”. Lưu Hùng, tạp chí Dân tộc học, số
1/1999, tr 42-49.
3. Người Mnông
1. “Người Mnông trước tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên (qua tìm hiểu ở
một số làng)”. Lưu Hùng, tạp chí Dân tộc học, số 5/2002, tr. 10-16.
2. “Kết cấu bộ khung nhà ở của người Triêng tỉnh Kon Tum”. Phạm Văn Lợi, tạp
chí Dân tộc học, số 4/2001, tr. 49-60.
3. “Vài nét về truyền thống quản lý và bảo vệ rừng của người Mnông (qua tìm hiểu
ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk)”. Lưu Hùng, tạp chí Dân tộc học, số 3/2001, tr 6-15.
4. “Người Êđê và Mnông ở Đắc Lắc - truyền thống và những biến đổi”. Phạm Văn
Lợi, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2000, tr. 69-80
5. Hoa văn cổ truyền Đak Lăk. Chu Thái Sơn chủ biên, Nxb KHXH, H, 2000.
4. Người Bana
1. "Người Bana làng Kon Rbàng". Lưu Hùng, Phạm Văn Lợi & Nguyễn Trường
Giang, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 6), Nxb
KHXH, H, 2008, tr. 11-214.
2. “Ghi chép điền dã về 4 ngôi nhà rông người Bana ở Kon Tum”. Lưu Hùng &
Nguyễn Trường Giang, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (T 4), Nxb KHXH, H, 2004, tr. 42-69.
3. “Tín ngưỡng trong chu kì canh tác nương rẫy của người Bana Rơngao vùng ven
thị xã Kon Tum”. Nguyễn Trường Giang, tạp chí Dân tộc học, số 3/2002.
5. Người Khơmú
1. "Nghề đan lát của người Khơmú". La Công Ý, Vi Văn An, Võ Mai Phương &
Phạm Minh Phúc, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
(T 6), Nxb KHXH, H, 2008, tr. 215-359.
2. Người Khơmú. Vi Văn An & Chu Thái Sơn, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
3. “Tìm hiểu nguyên liệu đan lát của người Khơmú”. Phạm Minh Phúc, tạp chí
Dân tộc học, số 1/2005.
6. Người Bru-Vân Kiều
1. "Land worship ritual and kruong organization among the Bru-Vankieu". Phạm
Văn Lợi, tạp chí Vietnamse Studies, số 1+2/2008, tr. 123-139.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
97
2. “Người Bru-Vân Kiều”. Phạm Văn Lợi, báo cáo kết quả nghiên cứu, dự án
nghiên cứu các dân tộc nhóm ngôn ngữ Katuic ở Việt Nam (hợp tác giữa Bảo tàng
DTHVN với GS Kaj Arhem thuộc ĐH Goteborg - Thuỵ Điển), 2005, 120 trang.
7. Người Tàôi
1. "Hunting with the Taoi from Ahuor village". Nguyễn Trường Giang, tạp chí
Vietnamse Studies, số 1+2/2008, tr. 67-72.
8. Người Co
1. “Vài nét về tín ngưỡng của người Co”. Lưu Hùng, tạp chí Dân tộc học, số
1/2004, tr. 13-21.
9. Người Xơđăng
1. “Góp phần tìm hiểu nghề rèn của người Tơđrá”. Lưu Hùng, tạp chí Dân tộc học,
số 4/1997, tr 7-17.
III. Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái
1. Người Thái
1. "Ứng phó với biến đổi khí hậu qua kinh nghiệm dân gian của người Thái ở
Nghệ An". Vi Văn An, hội thảo quốc tế Bảo tàng với biến đổi khí hậu toàn cầu , Huế,
6/2012.
2. "Tái định cư và sự thay đổi sinh kế của người Thái ở bản Mà, xã Thanh Hương,
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An". Vi Văn An đồng tác giả, tạp chí Dân tộc học, số
2/2012, tr. 33-49.
3. "Tập quán xin và nhận con nuôi của người Thái ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hoá". Vũ Phương Nga, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam (T 7), Nxb KHXH, H, 2011, tr. 427-438.
4. "Góp thêm tư liệu về quan hệ nguồn gốc của các nhóm Thái ở Lào và người
Thái Việt Nam". Vi Văn An, hội thảo quốc tế Nghiên cứu, đào tạo nhân học ở Việt Nam
trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế, H, 20/10/2010.
5. "Tri thức dân gian của người Thái trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước". Vi
Văn An, tạp chí Dân tộc học, số 1/2008, tr. 15-24.
6. "Displaying the Xặng bók Tree of the Thái People". Võ Thị Thường, tạp chí
Asian Ethnology, số 2/2008, tr. 287-304.
7. “Nghề dệt của người Thái ở Việt Nam”. Vi Văn An đồng tác giả, trong Đồ
vải của người Thái ở tiểu vùng sông Mê Công: tiếp nối và biến đổi, Bảo tàng
DTHVN, 2006, tr. 75-92.
8. “Các giá trị trong văn hoá truyền thống của người Thái Bắc Trung Bộ”. Vi Văn
An, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5), Nxb
KHXH, H, 2005, tr. 387-399.
Lu Hïng
98
9. “Các món ăn của người Thái Đen ở thị xã Sơn La”. Nguyễn Thị Hồng Mai,
trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5), Nxb KHXH,
H, 2005, tr. 400-436.
10. “Vai trò của phụ nữ Thái trong việc bảo tồn và duy trì giá trị văn hoá tộc
người”. Vi Văn An, tạp chí Khoa học và phụ nữ, số 4/2004, tr. 21-27.
11. “Về mối quan hệ nguồn gốc và những nét tương đồng văn hoá giữa người
Thay Đăm, Thay Khao, Thay Đeng với người Thái ở Việt Nam”. Vi Văn An, tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2004, tr 51-62.
12. “Câu chuyện về chiếc ống xem bói của thày bói người Thái ở Nghệ An”. Vi
Văn An, tham gia dự án nghiên cứu Đời sống tâm linh hiện vật (hợp tác với TS. Lauren
Kendall, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ), 2004, 19 trang.
13. “Hành vi, thái độ và tập quán liên quan đến việc sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy
con cái của các dân tộc Tày, Nùng và Hmông (Qua tư liệu khảo sát tại xã Tà Chải, huyện
Bắc Hà và hai xã Bản Mế, Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai)”. Vi Văn An, tham
gia dự án Phát triển toàn diện trẻ em của Trung tâm E&D (Pháp), H, 2003, 30 trang.
14. “Rice Harvest Rituals in Two Highland Tai Communities in Vietnam”. Vi Văn
An & Eric-Crystal, trong The Art of Rice (Spirit and Sustenance in Asia), Bảo tàng Lịch
sử văn hoá Fowler, Los Angeles, Hoa Kỳ, 2003, tr.119-134.
15. “Some features on Municipality Foudation of the Thai people in the west of
Nghe An Province, Vietnam”. Vi Văn An, hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 8,
Nakhophanom, Thái Lan, tháng 1/2002.
16. “Kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước phục
vụ sản xuất nông nghiệp của người Thái Đen tại bản Poọng, xã Hua La, thị xã Sơn La”.
Phạm Văn Dương, trong Văn hoá và lịch sử các dân tộc nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam,
Nxb Văn hóa – Thông tin, H, 2002, tr. 230-240.
17. "Một số tập quán trong sinh đẻ và nuôi con nhỏ của người Thái Trắng ở
Mường So". La Công Ý, trong Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ
Thái Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, H, 2002, tr. 449-452.
18. "Nghề gốm của người Thái ở Mường Chanh". La Công Ý, tạp chí Dân tộc
học, số 6/2002.
19. "Lễ cha chiêng của người Thái Mai Châu, Hoà Bình (Việt Nam)". Võ Thị
Thường, trong Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam,
Nxb. Văn hoá – Thông tin, H., 2002, tr. 583-595.
20. "Médecine populaire: Rites et thérapeutie chez les Thai de Mai Châu (Việt
Nam)". Thèse de doctorat, soutenue en 2002 à l’Université Paris 10 - Nanterre ["Y học
dân gian: nghi lễ và liệu pháp chữa trị ở vùng người Thái Mai Châu, Hòa Bình, Việt
Nam". Võ Thị Thường, luận án tiến sĩ, ĐH Tổng hợp Pari 10 - Nanterre, Pháp, 2002,
450 trang].
Thông báo Dân tộc học năm 2012
99
21. "Những biến đổi trong các truyền thống xã hội của người Thái ở huyện Quỳ
Châu". Mai Thanh Sơn, trong Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái
ở Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, H, 2002, tr. 192-199.
22. "Flower tree of the Thai Yo (Thanh Hóa, Việt Nam)". Võ Thị Thường đồng tác
giả, Altars and Shrines of the World, Museum Kunst Palast, Dusseldort, 9/2001-1/2002,
tr. 116-119. ["Cây hoa nghi lễ của người Tày Dọ ở Thanh Hóa, Việt Nam", trong
catalogue trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại của Đức, từ 9/2001 đến 1/2002,
tiếng Đức].
23. “Tính thống nhất và tính khác biệt về trang phục của phụ nữ Thái ở Việt Nam”.
Vi Văn An, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2001, tr 74-80.
24. “Góp phần tìm hiểu về hai nhóm Thái Đen và Thái Trắng ở miền tây Nghệ
An”. Vi Văn An, tạp chí Dân tộc học, số 4/2001, tr. 32-36.
25. “Nước và kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền của người Thái Đen ở bản Poọng, xã
Hua La, thị xã Sơn La”. Phạm Văn Dương, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam (T 2), Nxb KHXH, H, 2001, tr. 203-222.
26. "Mấy suy nghĩ về một số biến đổi trong văn hóa vật chất của người Thái ở Quỳ
Châu". Mai Thanh Sơn đồng tác giả, tạp chí Dân tộc học, số 1/2001.
27. “Some thoughts about the name “Red Thai” in Vietnam”. Vi Văn An, hội nghị
quốc tế Thái học lần thứ 7, Amsterdam, Hà Lan, tháng 7/1999; “Về tên gọi Thái Đỏ ở
Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2000, tr. 49-59.
28. “Thai weaving in Nghe An Province, Vietnam: The real situation and
Challenges). Vi Văn An, hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát triển văn hoá tộc người,
trường ĐH Columbia tổ chức tại Côn Minh, Vân Nam - Trung Quốc, 1999.
29. "Nghi lễ chữa bệnh của người Thái ở Mai Châu (Hoà Bình, Việt Nam)". Võ
Thị Thường, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T
1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 222-261.
30. "Ma thuật chữa bệnh ở xã hội Thái cổ truyền". Cầm Trọng, trong Các công
trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr.
207-216.
31. Luật tục Thái ở Việt Nam. Cầm Trọng & Ngô Đức Thịnh, Nxb Văn hoá dân
tộc, H, 1999.
32. "Về bộ y phục của phụ nữ Tày Thanh trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam". Vi Văn An, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
(T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 83-88.
33. "Local knowledge for treating maladies among the Thai in Mai Châu (Hòa
Bình, Việt Nam)". Võ Thị Thường, Vietnamese - Thai collaborative workshop on the
Ethnic communites in changing environment, 9-15/12/1998. ["Tri thức dân gian trong
Lu Hïng
100
phòng chữa bệnh tật của người Thái Mai Châu, Hòa Bình, Việt Nam", báo cáo tại hội
thảo quốc tế ở Chiềng Mai, Thái Lan, 1998].
34. “Về tên gọi và lịch sử cư trú của các nhóm Thái ở miền tây Nghệ An”. Vi Văn
An, trong Văn hoá và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H, 1998, tr.
318-331.
35. “Về quá trình hình thành các tổ chức mường của người Thái ở miền tây Nghệ
An”. Vi Văn An, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2/1998, tr 50-55.
36. “Structure of Social organization and land owneship of the Thai people in the
Highway N
0
7 of Nghe An province”. Vi Văn An, hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 6,
Chiềng Mai, Thái Lan, tháng 10/1996.
37. “Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Thái ở miền núi Nghệ An”. Vi Văn
An, tạp chí Văn hóa dân gian, số 2/1996, tr. 61-68.
2. Người Tày
1. Đến với người Tày và văn hoá Tày. La Công Ý, Nxb KHXH, H, 2010, 415 trang.
2. "Đàn tính – The Marvelous and Sacred Musical Instrument of the Tày People".
La Công Ý, tạp chí Asian Ethnology, vol. 67, số 2/2008, tr. 271-286.
3. "Nghệ thuật rối Tày: Hành trình qua thời gian và hành trình của một nhà dân
tộc học trong việc tìm kiếm để giới thiệu về văn hoá người Tày". La Công Ý, trong
Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5), Nxb KHXH, H,
2005, tr. 273-296.
4. "The perilous juorney of the then spirit army: A shamanic ritual of the Tay
people". La Công Ý, trong Vietnam: Journeys of Body, Mind and Spirit (Nguyễn Văn
Huy & Lauren Kedall chủ biên), Nxb Berkely, ĐH California, Hoa Kỳ, Bảo tàng Lịch
sử tự nhiên Hoa Kỳ và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 2003, tr. 238-251.
5. "Cây đàn tính trong đời sống của người Tày ở Lạng Sơn". La Công Ý & Lê Đức
Hùng, trong Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb
Văn hoá – Thông tin, H, 2002, tr. 692-696.
6. "Một số tư liệu về lễ kỳ yên của người Tày ở Bình Gia (Lạng Sơn)". La Công Ý,
trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 3), Nxb
KHXH, H, 2002, tr. 170-183.
7. "Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Định Hoá (Thái Nguyên)". La Công Ý,
tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 6/ 2002, tr. 31-35.
8. "Chuyện rối Tày làng Thẩm Rộc". La Công Ý, trong Văn hoá và lịch sử các dân
tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, H, 2002, tr. 688-691.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
101
9. "Một số tư liệu về nhà sàn truyền thống của người Tày ở Định Hoá (Thái
Nguyên)". La Công Ý, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (T 2), Nxb KHXH, H, 2001, tr. 106-116.
10. "Hội lồng tồng của người Tày". La Công Ý, trong Các công trình nghiên cứu
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 106-113.
11. "Lễ lẩu then của người Tày". La Công Ý, trong Văn hoá và lịch sử người Thái
ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, H, 1998, tr. 229-232.
3. Người Lào
1. Trang phục của người Lào ở Tây Bắc Việt Nam. Võ Thị Mai Phương, Nxb
Chính trị quốc gia, H, 2012, 288 trang.
2. “Tìm hiểu nghề dệt của người Lào qua phương pháp photovoice”. Võ Thị Mai
Phương, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5),
Nxb KHXH, H, 2005, tr. 246-270.
3. "Khai thác và sử dụng cây thuốc ở người Lào, Hà Tĩnh", và "Vì sao người
dân xã Sơn Kim vẫn tiếp tục vào rừng săn bắt thú". Vũ Hồng Thuật, trong Các công
trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 5), Nxb KHXH, H, 2005, tr.
166-179 và 297-314.
4. "Tang ma của người Lào (qua điều tra tại xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh)". Vũ Hồng Thuật, trong Thông báo Văn hoá dân gian, Nxb KHXH, H,
2002, tr 487-495.
5. "Môi trường của cộng đồng người Việt & Lào ở khu vực Đại Kim, xã Sơn Kim,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh". Vũ Hồng Thuật, tham gia dự án hợp tác nghiên cứu
với Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, 2001, 255 trang.
4. Người Nùng
1. "Nghề rèn của người Nùng An ở Phúc Sen". La Công Ý, trong Các công trình
nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 7), Nxb KHXH, H, 2011, tr. 361-383.
2. “Dân tộc Nùng”. Vi Văn An, trong Các dân tộc ở tỉnh Hà Giang, Nxb Thế giới,
H, 2003, tr. 145-174.
3. “Dân tộc Nùng”. Vi Văn An, trong Địa chí huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn,
Huyện uỷ & UBND huyện Tràng Định, Lạng Sơn, 2000.
5. Người Giáy
1. "Nghề chế tác bạc của người Giáy ở Bát Xát (Lào Cai)". La Công Ý, trong Văn
hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông
tin, H., 2002, tr. 253-255.
Lu Hïng
102
IV. Nhóm ngôn ngữ Kađai
1. Người La Chí
1. “Dân tộc La Chí”. Phạm Văn Dương, trong Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb Thế
giới, H, 2004, tr. 207-227.
V. Nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao
1. "Tìm hiểu trò chơi của trẻ em người Hmông và Dao (qua khảo sát ở hai huyện
Sa Pa và Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai)". Chu Quang Cường, Đàm Thị Hợp, đề tài cấp viện,
2008, 49 trang.
1. Người Dao
2. "Về tổ chức không gian sinh hoạt và các mối quan hệ gia đình, xã hội trong ngôi
nhà của người Dao Áo dài tỉnh Hà Giang". Phạm Minh Phúc, tạp chí Di sản văn hoá, số
2 (39)/2012.
3. "Nhà ở của người Dao Áo dài ở Vị Xuyên, Hà Giang (kết cấu kỹ thuật và những
yếu tố vật chất liên quan đến việc dựng nhà)". Phạm Minh Phúc, tạp chí Dân tộc học, số
3/2011.
4. "Tập tục, tín ngưỡng liên quan đến dựng nhà của người Dao Áo dài tỉnh Hà
Giang". Phạm Minh Phúc, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 10/2011.
5. "Lễ học bói, một hình thức đào tạo shaman giáo trong ngôi nhà của người Dao
Áo dài tỉnh Hà Giang". Phạm Minh Phúc, tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 3/2011.
6. "Thầy cúng người Dao Họ ở Lào Cai – Nghiên cứu qua một số trường hợp cụ
thể". Phạm Văn Dương, luận án tiến sĩ, 2010.
7. “Vai trò của thầy cúng trong đời sống văn hóa tinh thần và sự phát triển của
người Dao Họ ở Lào Cai”. Phạm Văn Dương, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 73-
74/2009, tr. 57-64.
8. “Thầy shaman người Dao Họ ở Lào Cai (Nghiên cứu trường hợp ông Bàn Văn
Xiêm)”. Phạm Văn Dương, tạp chí Dân tộc học, số 4/2009, tr. 14-22.
9. “Đời sống tín ngưỡng của người Dao Họ ở Lào Cai”, tạp chí Văn hoá nghệ
thuật, số 301, tháng 7/2009, tr. 15-20.
10. "Nghề rèn của người Dao Đỏ (qua khảo sát ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su
Phì, tỉnh Hà Giang)". Vi Văn An, tạp chí Dân tộc học, số 6/2006, tr.14-22.
11. Dân tộc Dao. Võ Thị Mai Phương đồng tác giả, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh,
2004.
12. “Bước đầu tìm hiểu tranh thờ của người Dao Họ”. Phạm Văn Dương, trong
Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 4), Nxb KHXH, H,
2003, tr. 135-160.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
103
13. “Dân tộc Dao”. Phạm Minh Phúc, trong Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb Thế
giới, H, 2003.
14. “Một số tập quán và nghi lễ liên quan đến nhà cửa của người Dao Đỏ ở Sa Pa,
Lào Cai”. Võ Thị Mai Phương, trong Các công trình nghiên cứu của bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam (T 3), Nxb KHXH, H, 2002, tr. 93-99.
15. “Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”.
Phạm Văn Dương, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
(T3), Nxb KHXH, H, 2002, tr. 78-92.
16. “Mối quan hệ giữa lễ thành đinh và lễ cấp sắc của người Dao”. Võ Thị Mai
Phương, tạp chí Dân tộc học, số 2/2001, tr. 46-49.
17. Our craft tradition - A Yao community in Sapa. Võ Thị Mai Phương & Clair
Burkert, Nxb Thế giới, H, 2001.
18. “Trang phục trong nghi lễ của người Dao Đỏ ở Sa Pa, Lào Cai”. Võ Thị Mai
Phương, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 2),
Nxb KHXH, H, 2001, tr. 223-229.
19. “Sơ bộ khảo sát về nghề thổ cẩm của người Dao ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai”. Võ Thị Mai Phương, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 158-174.
20. “Sự biến đổi kinh tế-xã hội và những vấn đề mới nảy sinh của người Dao xã
Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm (1993-1998)”. Lê Duy Đại
chủ trì, một nhánh của đề tài cấp nhà nước KHXH 03-06: Quản lý sự phát triển xã hội
trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng, H, 1999.
21. “Thử phân loại trang phục hiện nay của người Dao”. Chu Thái Sơn đồng tác
giả, trong Sự phát triển văn hoá xã hội của người Dao: hiện tại và tương lai, Trung tâm
KHXH&NVQG, H, 1998, tr. 60-67.
22. "Về những biến đổi văn hoá - xã hội của người Dao Thanh phán ở Sơn Động,
tỉnh Hà Bắc". La Công Ý, trong Sự phát triển văn hoá - xã hội của người Dao: hiện tại
và tương lai, Trung tâm KHXH & NVQG, H, 1998, tr. 243-248.
23. “Tục lệ tang ma của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh”. Vi Văn An, trong
Sự phát triển văn hoá xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Nxb KHXH, H,
1998, tr. 93-111.
24. “Phát triển kinh tế và phân hoá giàu nghèo ở người Dao xã Tân Dân, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”. Lê Duy Đại, trong Sự phát triển văn hoá xã hội của người
Dao: Hiện tại và tương lai, Nxb KHXH, H, 1998, tr. 272-280.
25. “Người Dao ở Việt Nam: Những truyền thống trong thời đại hiện tại”. Bế Viết
Đẳng, trong Sự phát triển văn hoá xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Nxb
KHXH, H, 1998, tr. 17-30.
Lu Hïng
104
2. Người Hmông
1. “Hemp Textiles of the Hmong in Vietnam”. Trần Thị Thu Thuỷ, trong Material
choices - Refashioning Bast and Leaf Fibers in Asia and the Pacific, Bảo tàng Lịch sử -
Văn hoá Fowler, Los Angeles, California, Hoa Kỳ, 2007.
2. "Tập quán sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con của người Hmông Lềnh (khảo sát
tại làng Cán Cấu và Chư sang, xã Cán Cấu, Si Ma Cai, Lào Cai)". Vi Văn An, tạp chí
Khoa học phụ nữ, số 2/2006, tr. 37-43.
3. "Khai thác cây lấy sợi và cây thuốc nhuộm làm thuốc chữa bệnh của người
Hmông". Trần Thị Thu Thuỷ, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam (T 5), Nxb KHXH, H, 2005, tr. 187-192.
4. "Hmong hemp textile in Vietnam". Trần Thị Thu Thuỷ, hội thảo Dệt và vấn đề
bảo tồn văn hoá, tại Bảo tàng Lịch sử Văn hoá Fowler, trường ĐH California, Los
Angeles, Hoa Kỳ, tháng 5/2005.
5. Người Hmông. Trần Thị Thu Thuỷ đồng tác giả, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh,
2005.
6. "Đồ trang sức của người Hmông Hoa". Trần Thị Thu Thuỷ, tạp chí Dân tộc
học, số 2/2004.
7. "Một số tri thức dân gian và nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến canh tác nương
rẫy của người Hmông Trắng ở bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La". Trần Thị Thu Thuỷ, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam (T 4), Nxb KHXH, H, 2004, tr. 116-134.
8. “Vài nét khái quát về bộ sưu tập hiện vật trang phục Hmông của Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam và những ý kiến đối với việc sưu tầm, bảo quản hệ thống tư liệu hiện
vật này”. Nguyễn Thị Hồng Mai, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam (T 4), Nxb KHXH, H, 2004, tr. 273-287.
9. "Dân số, sự phân bố dân cư và lịch sử tộc người". Mai Thanh Sơn, tham gia đề
tài Dân tộc Hmông ở Việt Nam của Viện Dân tộc học (Phạm Quang Hoan chủ nhiệm),
2003.
10. "Người Hmông với việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống". Mai
Thanh Sơn, tạp chí Dân tộc học, số 6/2004.
11. "Dân tộc Hmông". Vi Văn An, trong Các dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn, Nxb Thế
giới, H, 2003, tr. 191-221.
12. “Đặc trưng nhóm tộc người qua sự bố trí bên trong ngôi nhà của nhóm Hmông
Hoa ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”. trong Các công trình nghiên cứu của Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam (T 2), Nxb KHXH, H, 2001, tr. 130-141.
Thông báo Dân tộc học năm 2012
105
13. “Nhà ở của người Hmông Đen (tư liệu điền dã tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai)”. Mai Thanh Sơn, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam (T 2), Nxb KHXH, H, 2001, tr. 142-156.
14. "Triển vọng khai thác kỹ năng làm thổ cẩm của người phụ nữ Hmông ở San Xả
Hồ". Mai Thanh Sơn, tạp chí Khoa học và phụ nữ, số 3/2001, tr. 3-7.
15. "Về nhóm Hmông Pùa ở Lào Cai". Mai Thanh Sơn, tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 3/2001.
16. "Một vài yếu tố văn hoá tinh thần liên quan đến nhà ở truyền thống của người
Hmông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái". Trần Thị Thu Thuỷ, trong Các công
trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 2), Nxb KHXH, H, 2001, tr.
191-202.
17. “Vài suy nghĩ về vai trò của ruộng bậc thang với người Hmông ở Sa Pa - Lào
Cai”. Nguyễn Trường Giang, tạp chí Dân tộc học, số 2/1999.
18. “Y phục của người Hmông ở Sa Pa - Lào Cai”. Mai Thanh Sơn, trong Các
công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 1), Nxb KHXH, H,
1999, tr. 114-134.
19. “Cây lanh trong đời sống của người Hmông”. Bế Viết Đẳng, trong Các công trình
nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 77-82.
20. "Trang phục truyền thống của phụ nữ Hmông trong đời sống xã hội tộc người".
Trần Thị Thu Thuỷ, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (T 1), Nxb KHXH, H, 1999, tr. 175-206.
3. Người Pà Thẻn
1. “Dân tộc Pà Thẻn”. Võ Thị Mai Phương, trong Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb
Thế giới, H, 2003.
2. "Đôi nét về tập quán hôn nhân và phong tục cưới xin của người Pà Thẻn". Mai
Thanh Sơn, tạp chí Khoa học và phụ nữ, số 1/1998.
VI. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến
1. Người Phù Lá
1. "Cách thức tổ chức bữa ăn cộng đồng của người Phù Lá". Mai Thanh Sơn, trong
Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 4), Nxb KHXH, H,
2004, tr. 78-89.
2. "Mấy vấn đề về nhóm Lao Va Xơ ở Việt Nam". Mai Thanh Sơn, hội thảo quốc
tế Trống đồng và lịch sử văn hóa dân tộc tại Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc, tháng
8/2004; in trong Luận văn tập (bản Trung văn, kỷ yếu của hội thảo), Văn Sơn, 2004.
3. Văn hóa vật chất người Phù Lá ở Việt Nam. Mai Thanh Sơn, Nxb Văn hóa dân
tộc, H, 2002.
Lu Hïng
106
4. "Mấy vấn đề về lịch sử và quan hệ xã hội của nhóm Phù Lá Hán ở Việt Nam".
Mai Thanh Sơn, hội thảo quốc tế lần thứ III về người Di, Vân Nam - Trung Quốc, tháng
9/2000.
5. “Trang phục truyền thống của người Xá Phó ở Lào Cai”. Võ Thị Mai Phương &
Vi Văn An, tạp chí Văn hóa dân gian, số 1/1997.
6. “Một vài nhận xét về nghệ thuật trang trí của trang phục Xá Phó ở Lào Cai”. Võ
Thị Mai Phương, tạp chí Dân tộc học, số 1/1997, tr 61-67.
2. Người Hà Nhì
1. "Văn hóa người Hà Nhì ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt
Nam". Vũ Hồng Thuật, trong Người Hà Nhì ở Đông Nam Á, Mã Xung Vĩ chủ biên, dự
kiến xuất bản năm 2013, 80 trang, tiếng Trung.
2. "Mấy vấn đề về nguồn gốc và quá trình tộc người của dân tộc Hà Nhì và Cống".
Mai Thanh Sơn, tham gia đề tài cấp bộ Quan hệ giữa dân tộc Hà Nhì và dân tộc Cống ở
Việt Nam của Viện Dân tộc học (Phạm Quang Hoan chủ nhiệm), 2003.
3. "Kinh nghiệm sử dụng đất trồng của người Hà Nhì Đen (khảo sát tại thôn Lao Chải,
xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lao Cai)". Mai Thanh Sơn, tạp chí Dân tộc học, số 3/2002.
4. "Nhà cửa của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát - Lào Cai (cấu trúc kỹ thuật và
mặt bằng sinh hoạt)". Mai Thanh Sơn, tạp chí Dân tộc học, số 4/2001, tr. 37-43; "Nhà cửa
của người Hà Nhì ở Việt Nam (Đôi nét về kiến trúc và mặt bằng sinh hoạt", trong Các công
trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 3), Nxb KHXH, H, 2002, tr. 42-77.
3. Người Si La
1. Người Si La. Mai Thanh Sơn đồng tác giả, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005.
2. Dân tộc Si La ở Việt Nam. Mai Thanh Sơn đồng tác giả, Nxb Văn hóa dân
tộc, H, 2002.
3. “Về tập quán ăn uống của người Si La”. Mai Thanh Sơn, trong Các công trình
nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 3), Nxb KHXH, H, 2002, tr. 205-218.
4. “Nhà ở của người Si La”. Mai Thanh Sơn, trong Các công trình nghiên cứu của
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (T 2), Nxb KHXH, H, 2001, tr. 270-285.
4. Người La Hủ
1. Dân tộc La Hủ ở Việt Nam. Mai Thanh Sơn đồng tác giả, Nxb Văn hóa dân
tộc, H, 2000.
2. "Cơ cấu xã hội của người La Hủ". Mai Thanh Sơn, tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 4/2000
3. "Đôi nét về kinh tế sản xuất của người La Hủ ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai
Châu". Mai Thanh Sơn, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/1998.