bộ giáo dục và đào tạo Bộ TàI CHíNH
HọC VIệN TàI CHíNH
PHạM THị HOàNG PHƯƠNG
Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nớc GóP
PHầN thúc đẩy tăng trởng KINH Tế GIAI ĐOạN
2011 2020 ở việt nam
luận án tiến sĩ kinh tế
hà nội - 2013
bộ giáo dục và đào tạo Bộ TàI CHíNH
HọC VIệN TàI CHíNH
PHạM THị HOàNG PHƯƠNG
Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nớc GóP
PHầN thúc đẩy tăng trởng KINH Tế GIAI ĐOạN
2011 2020 ở việt nam
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng
Mó s: 62.31.12.01
luận án tiến sĩ kinh tế
Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS, TS Đỗ Đức Minh
2. TS Nguyễn Thị Thanh Hoài
hà nội - 2013
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU
1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
5. Kết cấu luận án 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
5
I. Các nghiên cứu trong nước 5
1. Các nghiên cứu trong nước với đề tài liên quan đến đổi
mới cơ cấu chi NSNN bao gồm các công trình
5
2. Các đề tài liên quan đến nội dung TTKT 8
II. Các đề tài về tác động của chi tiêu Chính phủ tới TTKT 10
III.
Các nghiên cứu nước ngoài
12
1. Các nghiên cứu về TTKT và các yếu tố tác động đến
TTKT
12
2.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và
TTKT
13
IV. Kết luận 14
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU CHI NSNN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CƠ CẤU CHI NSNN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
16
1.1. Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu chi NSNN
16
1.1.1. Chi NSNN 16
1.1.1.1. Khái niệm chi NSNN 16
1.1.1.2. Đặc điểm chi NSNN 17
1.1.2. Cơ cấu chi NSNN 20
1.1.2.1. Khái niệm cơ cấu chi NSNN 20
1.1.2.2.
Các loại cơ cấu chi NSNN
21
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN 28
1.1.3. Phương thức đổi mới cơ cấu chi NSNN 33
1.1.3.1.
Khái niệm
33
1.1.3.2. Phương thức đổi mới cơ cấu chi NSNN 34
1.2. Một số nội dung cơ bản về TTKT
35
1.2.1.
Khái niệm TTKT
35
1.2.2. Mô hình TTKT 36
1.2.2.1. Lý thuyết TTKT 36
1.2.2.2.
Mô hình TTKT
40
1.3. Vai trò của đổi mới cơ cấu chi NSNN đối với TTKT
45
1.3.1. Lý thuyết về tác động của cơ cấu chi NSNN đối với
TTKT
45
1.3.2. Tác động của cơ cấu chi NSNN trong các mô hình TTKT 47
1.3.2.1. Tác động của cơ cấu chi NSNN đối với các yếu tố đầu
vào của TTKT
47
1.3.2.2. Tác động của cơ cấu chi NSNN theo ngành kinh tế đến
TTKT
56
1.4. Kinh nghiệm của Trung quốc và Ấn Độ trong thay đổi
cơ cấu chi NSNN để đạt được TTKT cao và bài học
cho Việt Nam
59
1.4.1.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
59
1.4.2. Kinh nghiệm của Ấn độ 63
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU CHI NSNN ĐỐI
VỚI THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2001 - 2010
69
2.1. Thực trạng cơ cấu chi NSNN của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010
69
2.1.1. Thực trạng cơ cấu chi NSNN so với GDP 69
2.1.1.1. Quy mô chi và tốc độ chi NSNN 69
2.1.1.2. Tỷ lệ chi NSNN so với GDP 70
2.1.2.
Thực trạng cơ cấu chi NSNN theo nội dung kinh tế
71
2.1.2.1. Cơ cấu chi ĐTPT NSSNN giai đoạn 2001-2010 72
2.1.2.2. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2001-2010 76
2.1.2.3.
Cơ cấu chi thường xuyên đối với các yếu tố TTKT
78
2.1.3.
Thực trạng cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế
82
2.1.4. Thực trạng bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010
85
2.2. Đánh giá tác động của đổi mới cơ cấu chi NSNN đối
với thúc đẩy TTKT trong giai đoạn 2001 – 2010
86
2.2.1. Thành tựu 86
2.2.1.1.
Chi NSNN không ngừng tăng nhanh nhằm tạo ra nguồn
lực vốn cần thiết để phát triển KT-XH và thúc đẩy TTKT
87
2.2.1.2. Cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế thay đổi theo
hướng kích thích TTKT của ngành kinh tế
92
2.2.2. Những hạn chế và bất cập về cơ cấu chi NSNN đối với
thúc đẩy TTKT
96
2.2.2.1.
Mức chi NSNN tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp nên
TTKT không bền vững
96
2.2.2.2. Cơ cấu chi NSNN cho các yếu tố tạo nên TTKT bền vững
như KHCN, TFP, chất lượng lao động chưa được chú
trọng nhiều
99
2.2.2.3. Cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế đã được điều
chỉnh nhưng tỷ lệ đóng góp của các ngành đến TTKT
chưa tương xứng
106
2.2.2.4. Bội chi NSNN ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN và
TTKT
113
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU CHI NSNN
NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
118
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến TTKT của
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
118
3.1.1. Bối cảnh quốc tế 118
3.1.2. Bối cảnh trong nước 120
3.1.2.1. Những thuận lợi 120
3.1.2.2. Khó khăn 121
3.2. Mục tiêu, định hướng mô hình TTKT Việt Nam và
những yêu cầu đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011
– 2020
122
3.2.1. Mục tiêu 122
3.2.2.
Định hướng chuyển đổi mô hình TTKT giai đoạn 2011 –
126
2020
3.2.2.1. Quan điểm 126
3.2.2.2. Định hướng mô hình TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011-
2020
127
3.2.3. Yêu cầu đối với đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011-
2020
130
3.3. Các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy
TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
131
3.3.1. Khuôn khổ, phạm vi chi NSNN giai đoạn 2011 – 2020 131
3.3.2.
Ổn định tỷ lệ chi NSNN so với GDP
134
3.3.3. Giữ ổn định tỷ lệ chi thường xuyên, tăng tích luỹ nội bộ của
nền kinh tế nhằm dành nguồn lực cho chi ĐTPT
135
3.3.4.
Giảm tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng đầu tư xã
hội, đầu tư Nhà nước phải là cơ sở để thu hút đầu tư nước
ngoài và đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước cho nền kinh
tế
137
3.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của NSNN 139
3.3.6. Tăng đầu tư theo chiều sâu cho các yếu tố của TTKT 141
3.3.6.1.
Đổi mới cơ cấu chi NSNN cho hoạt động GDĐT
142
3.3.6.2. Tăng chi và đổi mới quản lý chi NSNN cho KHCN 143
3.3.6.3. Cơ cấu chi NSNN với TFP 148
3.3.7.
Điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu chi NSNN đối với các ngành
kinh tế để hướng đến TTKT
149
3.3.7.1. Điều chỉnh tỷ lệ chi NSNN cho ba nhóm ngành cho phù
hợp, tập trung cho nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao
149
3.3.7.2. Điều chỉnh tỷ lệ chi NSNN trong nhóm ngành nông nghiệp 150
3.3.7.3. Điều chỉnh tỷ lệ chi NSNN trong nhóm ngành công nghiệp-
xây dựng
151
3.3.7.4. Cơ cấu lại các nội dung chi NSNN cho các ngành dịch vụ 153
3.3.8. Kiểm soát bội chi NSNN, giới hạn bội chi ở mức an toàn và
đổi mới phương thức xử lý bội chi NSNN
154
3.3.8.1. Các giải pháp trong ngắn hạn 154
3.3.8.2.
Các giải pháp trong dài hạn
156
3.3.9. Nhóm các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN để TTKT và
phát triển bền vững
158
3.3.9.1.
Chi NSNN thực hiện các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu
159
quả nguồn tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường
3.3.9.2. Chi NSNN thực hiện các chính sách xã hội 160
3.4. Các điều kiện để thực hiện giải pháp
162
3.4.1.
Về phía Nhà nước
162
3.4.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý 162
3.4.1.2. Các giải pháp thể chế, chính sách 163
3.4.2.
Về phía các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN
166
3.4.2.1. Đối với các đơn vị sử dụng 100% NSNN cấp 166
3.4.2.2. Đối với các ĐVSN tự chủ một phần hoặc toàn bộ kinh phí
hoạt động
167
KẾT LUẬN
172
Tài liệu tham khảo
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả
Danh mục các phụ lục
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong kinh tế thị trường, chi NSNN được sử dụng như một công cụ
hữu hiệu để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Thông qua
chi NSNN, Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kích thích các
hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy TTKT và đảm bảo an sinh xã hội.
Ở nước ta, trong những năm qua, cùng với xu hướng tăng lên của qui
mô chi NSNN, thì cơ cấu chi cũng có sự điều chỉnh, đổi mới nhằm mục
tiêu kích thích TTKT. Vì thế nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ TTKT
cao trong thời kỳ dài.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đã
đưa nền kinh tế tài chính toàn cầu lâm vào trạng thoái suy thoái trầm trọng,
kéo dài, dẫn đến hệ lụy suy giảm tốc độ TTKT chung của Việt Nam. Mặc
dù, kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn phát triển nóng những năm từ
2005 – 2008, nhưng khi gặp phải những trở ngại của khủng hoảng kinh tế
tài chính trong khu vực và trên thế giới thì mô hình TTKT dựa trên cơ sở
gia tăng khối lượng lớn của vốn đầu tư và lực lượng lao động đã trở nên
không còn phù hợp. Việc chuyển đổi sang một mô hình TTKT có tính bền
vững và hiệu quả là xu hướng tất yếu khách quan của quá trình phát triển
kinh tế của Việt Nam. Trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng để
xác lập mô hình tăng trưởng mới, vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước
được thực hiện thông qua nhiều công cụ kinh tế khác nhau, trong đó đổi
mới cơ cấu chi NSNN giữ vai trò quan trọng.
Để sử dụng hiệu quả công cụ chi NSNN, Nhà nước cần đổi mới không
chỉ các chính sách chi tiêu NSNN, mà còn cả cơ cấu chi để tác động thúc
đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế hiệu quả, thực hiện thành
công mô hình tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay.
2
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Đổi
mới cơ cấu chi NSNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2011 - 2020 ở Việt Nam” để nghiên cứu nhằm đưa ra những cơ sở lý luận
và thực tiễn về mối quan hệ giữa chi tiêu của Chính phủ với TTKT cũng
như các tác động của đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy TTKT cho
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của luận án: nghiên cứu, đề xuất hệ thống các giải
pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN để thúc đẩy TTKT ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Mục tiêu cụ thể của luận án:
Luận án muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN, cơ
cấu chi NSNN; những lý luận cơ bản về TTKT và các yếu tố tác động đến
tăng trưởng, từ đó đưa ra mối quan hệ và vai trò của chi NSNN tác động
đến TTKT.
Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu chi NSNN của Việt Nam trong
giai đoạn 2001 – 2010 để thấy được những thay đổi, diễn biến của cơ cấu
chi NSNN; thực trạng của mô hình TTKT Việt Nam giai đoạn phát triển
với tốc độ cao cũng như giai đoạn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế.
Trên cơ sở những luận cứ về lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra
những quan điểm và giải pháp về đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy
TTKT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN, cơ cấu chi NSNN,
sự biến động của cơ cấu chi NSNN và những tác động của nó đến TTKT
trong giai đoạn 2001 – 2010;
3
- Các xu hướng vận động thay đổi của cơ cấu chi tác động đến TTKT
giai đoạn 2011 – 2020.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: cơ sở thực tiễn mà luận án nghiên cứu là sự biến động
trong chi NSNN và cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn 2001 – 2010; những
thành tựu và hạn chế trong mô hình TTKT của Việt Nam trong giai đoạn
2001 – 2010. Các xu hướng biến động trong cơ cấu chi NSNN cũng như
tác động của đổi mới cơ cấu chi đến TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020.
- Về nội dung:
(1) Cơ cấu chi NSNN: có rất nhiều cách tiếp cận để đưa ra các tiêu chí
nhận diện cơ cấu chi NSNN, trong phạm vi luận án tác giả nghiên cứu một
số các cơ cấu chi NSNN mà những biến động của nó phản ánh được kết
quả TTKT hoặc có tác động đến các kết quả TTKT như sau:
+ Cơ cấu chi NSNN với thu nhập quốc nội
+ Cơ cấu giữa các khoản chi trong tổng chi NSNN theo nội dung kinh
tế trong đó tập trung nghiên cứu cơ cấu của chi thường xuyên và chi đầu tư
trong tổng chi.
+ Cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trong đó tập trung nghiên cứu cơ cấu chi của các khoản chi thường xuyên
cho giáo dục, y tế, KHCN.
+ Cơ cấu chi đầu tư theo tính chất của các hoạt động đầu tư phát triển.
+ Cơ cấu chi NSNN cho các ngành trong tổng chi NSNN. Trong đó
xem xét nền kinh tế được chia thành 3 nhóm ngành chính: (i) nông lâm ngư
nghiệp; (ii) công nghiệp – xây dựng; (iii) dịch vụ.
(2) Mô hình TTKT: theo lý thuyết về TTKT có 3 loại mô hình TTKT:
- Mô hình TTKT theo cấu trúc các yếu tố đầu vào
- Mô hình TTKT theo ngành
- Mô hình TTKT theo đầu ra
4
Trong phạm vi luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu 2 mô hình
TTKT: (i) mô hình TTKT theo cấu trúc các yếu tố đầu vào; (ii) mô hình
TTKT theo ngành.
- Về nguồn số liệu: các số liệu về chi NSNN mà luận án sử dụng được
tổng hợp từ các báo cáo quyết toán về chi NSNN của Bộ Tài chính và của
Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2001 – 2010.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ được những vấn
đề lý luận về NSNN, cơ cấu chi NSNN, những tác động của đổi mới cơ cấu
chi NSNN đến TTKT.
Luận án đi sâu phân tích xem xét tình hình và hệ thống số liệu liên
quan đến hoạt động chi NSNN từ đó phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng
về qui mô, cơ cấu chi NSNN; thực trạng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010; các thành tựu và bất cập của đổi mới cơ cấu chi
NSNN đối với TTKT ở Việt Nam.
Luận án đã đề xuất hệ thống các quan điểm, mục tiêu, giải pháp đổi
mới cơ cấu chi NSNN góp phần thúc đẩy TTKT ở Việt Nam trong giai
đoạn 2011 - 2020.
Luận án đã cung cấp những căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc đổi
mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy TTKT. Những luận cứ lý luận và
thực tiễn nêu trong luận án là có cơ sở hiện thực và có thể vận dụng được ở
Việt Nam.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần tổng quan của luận án, phụ lục, tài liệu tham khảo Luận án
bao gồm 173 trang, 19 bảng số liệu, 15 đồ thị và hình vẽ, được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về cơ cấu chi NSNN và tác động của cơ cấu
chi NSNN đến TTKT.
5
Chương 2: Thực trạng đổi mới cơ cấu chi NSNN thúc đẩy TTKT ở
Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.
Chương 3: Các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy
TTKT ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI CỦA LUẬN ÁN
Trong thời gian qua, đã có nhiều tiếp cận nghiên cứu về lý luận và
thực tiễn trong lĩnh vực chi NSNN và những tác động của chi NSNN đến
các lĩnh vực KT - XH được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
Luận án tiến sỹ, đề tài NCKH cấp bộ, cấp Nhà nước, các bài báo, bài
nghiên cứu trong và ngoài nước. Cụ thể:
I. Các nghiên cứu trong nước
1. Các nghiên cứu trong nước với đề tài liên quan đến đổi mới cơ
cấu chi NSNN bao gồm các công trình
(1) Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Khắc Đức năm 2002
đề tài: “Đổi mới cơ cấu chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”
(i) Những kết quả của luận án:
Luận án đưa ra những vấn đề lý luận về NSNN và cơ cấu chi NSNN,
trong đó nhấn mạnh về nội dung, đặc điểm của cơ cấu chi NSNN, các nhân
tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi, một số mô hình cơ cấu chi NSNN. Trên góc
độ thực tiễn, tác giả sử dụng hệ thống số liệu để phân tích cơ cấu chi
NSNN của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường (thời gian từ 1989- 2000), trong đó tác giả chia làm hai giai đoạn:
giai đoạn trước khi có Luật NS 1996 (từ 1989 – 1995); giai đoạn sau khi có
Luật NS 1996 (từ 1996 – 2000). Căn cứ trên các nhận xét về thực trạng cơ
cấu chi NSNN của Việt Nam tác giả đưa ra các quan điểm về đổi mới cơ
cấu chi NSNN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường như: đổi
mới cơ cấu chi NSNN trên cơ sở đảm bảo phát huy hiệu quả cơ chế kinh tế
6
thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đổi mới cơ cấu chi NSNN phải gắn
với nền tảng chiến lược phát triển KT – XH của đất nước…Trên cơ sở đó,
tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN
cho giai đoạn 2001 – 2010 như: xác định đúng đắn phạm vi chi tiêu của
NSNN; thiết lập trình tự ưu tiên hợp lý giữa các nội dung chi; xác định tỷ
trọng hợp lý giữa các nội dung chi…
(ii) Những giới hạn của luận án
- Luận án được thực hiện năm 2002 do đó hệ thống số liệu mà tác giả
nghiên cứu từ năm 1989 – 2000, hệ thống giải pháp đưa ra cho giai đoạn
2001 – 2010. Trong giai đoạn này các cơ sở pháp lý về quản lý tài chính
công nói chung và chi tiêu NSNN nói riêng có nhiều biến động, đặc biệt là
sự ra đời của Luật NSNN năm 2002.
- Đề tài tác giả viết về đổi mới cơ cấu chi NSNN nhưng không gắn với
một mục tiêu cụ thể nào đó trong phát triển KT - XH nên không có tác
động và mối quan hệ của đổi mới cơ cấu chi với sự thay đổi của nền kinh tế
trên các lĩnh vực, khía cạnh phát triển kinh tế cụ thể.
(2) Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Bùi Đường Nghiêu năm
2003 đề tài: “Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện CNH –
HĐH ở Việt Nam”
(i) Những kết quả của luận án:
Tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về NSNN, vai trò của NSNN
trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề cơ bản về cơ cấu chi NSNN trong
đó tác giả đưa ra cơ sở xác định cơ cấu định tính và cơ cấu định lượng của
chi NSNN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ cấu đó; Phân tích
vai trò của NSNN nói chung và chi tiêu NSNN nói riêng đối với việc thực
hiện CNH – HĐH ở Việt Nam. Về thực tiễn, tác giả đưa ra hệ thống số liệu
để minh chứng cho thực trạng chi NSNN từ đó có những nhận xét về cơ
cấu chi NSNN trên góc độ định tính và định lượng, các kinh nghiệm của
thế giới về tổ chức hệ thống NSNN trong giai đoạn 1991 - 2000. Căn cứ
7
trên hệ thống số liệu đó, tác giả đã nhận xét, đánh giá về cơ cấu chi NSNN
của Việt Nam và những ảnh hưởng của chi NSNN đối với CNH – HĐH đất
nước. Từ những phân tích về lý luận và thực tiễn của Việt Nam, tác giả đã
đưa ra các quan điểm về đổi mới cơ cấu chi NSNN (xét về cơ cấu định tính
và định lượng) hướng đến mục tiêu thực hiện thành công quá trình CNH –
HĐH kinh tế đất nước trong giai đoạn 2001 - 2010. Hệ thống giải pháp mà
tác giả đề xuất được tập trung vào các nội dung: Về cơ cấu định tính: tổ
chức NS thành NS chung và NS đặc biệt; cơ cấu lại bảng cân đối NS làm
nổi bật thặng dư NS, tạo nguồn tài lực và động lực cho phát triển kinh tế,
đổi mới cơ cấu chi gắn với xã hội hoá, bỏ chi bao cấp đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu. Về cơ cấu định lượng: đổi mới cơ cấu chi NSNN theo nội
dung, tăng chi cho KHCN, chi cho con người…
(ii) Những giới hạn của luận án
- Luận án được thực hiện năm 2003, hệ thống số liệu mà tác giả
nghiên cứu từ năm 1991 – 2000, hệ thống giải pháp đưa ra cho giai đoạn
2001 – 2010. Trong giai đoạn này các cơ sở pháp lý về quản lý tài chính
công nói chung và chi tiêu NSNN nói riêng có nhiều biến động, đặc biệt là
sự ra đời của Luật NSNN năm 2002 .
- Đề tài tác giả viết về đổi mới cơ cấu chi NSNN gắn với một mục tiêu
của tăng trưởng và phát triển kinh tế là CNH – HĐH đất nước. Do đó, các
vấn đề khác của tăng trưởng ngoài phạm vi CNH – HĐH chưa được tác giả
nghiên cứu và đề cập trong luận án.
(3) Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Hải năm 2008
đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng
hoá công cộng ở Việt Nam” và luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả
Nguyễn Thị Minh năm 2008 đề tài: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”
(i) Những kết quả của luận án:
8
Luận án của tác giả Nguyễn Ngọc Hải đã làm rõ các vấn đề lý luận về
hàng hoá công cộng và cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng các
hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường; phân tích, đánh giá thực
trạng về cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng
của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế thông qua hệ thống số
liệu. Tác giả đã đưa ra các quan điểm cũng như hệ thống các giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng các hàng hoá
công cộng ở Việt Nam.
Luận án của tác giả Nguyễn Thị Minh đã đưa ra các vấn đề lý luận về
chi NSNN và quản lý chi NSNN; các số liệu về thực trạng quản lý chi
NSNN ở Việt Nam qua các giai đoạn, các phương thức quản lý chi NSNN;
hệ thống các giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế
thị trường ở Việt Nam.
(ii) Những giới hạn của luận án
Trong cả hai luận án nói trên vấn đề đổi mới cơ cấu chi chỉ được đề
cập đến như một giải pháp trong hệ thống các giải pháp để hoàn thiện cơ
chế quản lý chi NSNN cũng như đổi mới quản lý chi NSNN mà chưa có
nghiên cứu đi sâu về đổi mới cơ cấu chi.
2. Các đề tài liên quan đến nội dung TTKT
(1) Đề tài NCKH cấp Bộ: “Điều chỉnh chính sách động viên thông
qua thuế nhằm thúc đẩy TTKT giai đoạn 2001 – 2010” – Viện Nghiên
cứu Tài chính – Bộ Tài chính.
(i) Những kết quả của đề tài:
Đề tài đưa ra các cơ sở lý luận về tác động của thuế đến TTKT: mối
quan hệ tác động giữa thuế và tăng trưởng, cơ chế tác động của thuế để
thúc đẩy tăng trưởng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
trong đó tập trung vào các chính sách về điều hành NS bằng thuế. Đề tài
đưa ra hệ thống số liệu để phân tích thực trạng chính sách động viên qua
thuế tác động đến tăng trưởng giai đoạn 1990 - 2000. Căn cứ trên các phân
9
tích và nhận định về cơ sở lý luận và thực tiễn, mối quan hệ của việc thực
hiện các chính sách thuế để thúc đẩy tăng trưởng đề tài đưa ra các phương
hướng hoàn thiện chính sách động viên thông qua thuế nhằm thúc đẩy
TTKT giai đoạn 2001 – 2010.
(ii) Những giới hạn của đề tài
Gắn với vấn đề thúc đẩy tăng trưởng nhưng giai đoạn phát triển kinh
tế mà đề tài nghiên cứu là giai đoạn 2001 – 2010, mặt khác công cụ để thúc
đẩy TTKT mà đề tài đề cập đến là công cụ thu NSNN cụ thể thông qua
thuế, vì thế các giải pháp để thúc đẩy TTKT mà đề tài đưa ra là các giải
pháp hoàn thiện chính sách thuế để thúc đẩy TTKT, không đề cập đến các
công cụ khác ngoài công cụ thuế.
(2) Đề tài NCKH cấp Bộ: “Kinh tế Việt Nam năm 2010 – Nhìn lại
mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2010” – Trường ĐH Kinh tế quốc
dân – Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2011.
(i) Những kết quả của đề tài
Đề tài đưa ra bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và quốc tế cũng
như tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH của Việt Nam
trong năm 2010, đánh giá tổng quát việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch
phát triển kinh tế năm 2010; Các nhận xét đánh giá về mô hình TTKT Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2010, đánh giá mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001
– 2010 và xem xét mô hình tăng trưởng này dưới góc độ phát triển bền
vững, đưa ra các nhận định về những điểm thành công và tồn tại của mô
hình TTKT Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Căn cứ trên các luận điểm đã
đưa ra như trên, đề tài đưa ra các định hướng về mô hình TTKT giai đoạn
2011 – 2020 trong đó đưa ra các định hướng về tái cấu trúc nền kinh tế, tái
cấu trúc theo khu vực kinh tế, tái cấu trúc theo ngành…
(ii) Những giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung vào đánh giá mô hình tăng TTKT của Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010 và đưa ra các định hướng thay đổi mô hình TTKT, các
10
định hướng thay đổi mô hình chủ yếu ở tầm vĩ mô với một hệ thống các
giải pháp tổng thể trong đó có đề cập đến giải pháp về ngân sách nhưng
không cụ thể về một công cụ thu hay chi NS.
(3) Đề tài nhánh của Chương trình NCKH cấp Bộ: “Một số vấn đề
cơ bản của mô hình TTKT Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” của Viện
Khoa học xã hội Việt Nam: “Một số vấn đề cơ bản về đầu tư công trong
mô hình TTKT mới của Việt Nam 2011 – 2020” – Viện Kinh tế Việt Nam
– 2010.
(i) Những kết quả của đề tài
Đề tài đưa ra hệ thống số liệu để phân tích tình hình đầu tư công trong
thời gian 10 năm từ 2001 – 2010. Trong đó có các đánh giá về TTKT, tích
luỹ và đầu tư từ NSNN; tình hình đầu tư công và đánh giá hiệu quả của đầu
tư công; chính sách và cơ chế quản lý đầu tư công trong mô hình TTKT
hiện nay, cụ thể như: khung pháp lý về đầu tư công, định hướng quy hoạch,
kế hoạch đầu tư công, phân cấp quản lý đầu tư công…Dựa trên các luận
điểm và phân tích tình hình thực tế, đề tài đưa ra các định hướng, khuyến
nghị nhằm đổi mới chính sách đầu tư công trong mô hình TTKT giai đoạn
2011 – 2020.
(ii) Những giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ đánh giá một lĩnh vực của chi tiêu NSNN là đầu tư công
trong mô hình TTKT, các nội dung khác của chi NSNN tác động đến
TTKT không được đề cập đến.
II. Các đề tài về tác động của chi tiêu Chính phủ tới TTKT
(1) Bài nghiên cứu của TS Phạm Thế Anh: “Chi tiêu Chính phủ và
TTKT: khảo sát lý luận tổng quan” – Trung tâm nghiên cứu và chính
sách – Trường Đại học kinh tế - ĐH quốc gia Hà Nội, 2008.
(i) Những kết quả của bài viết
Bài viết của tác giả được thực hiện dưới hình thức phân tích, đánh giá
về lý thuyết mối quan hệ chi tiêu Chính phủ và TTKT dựa trên nghiên cứu
11
các mô hình đã có của các tác giả trên thế giới. Các mô hình lý thuyết về
chi tiêu Chính phủ có tác động đến tăng trưởng như mô hình kinh tế của
Robert Barro (1990), Devarajan, Swaroop, và Zou (1996), Davoodi và Zou
(1998). Bên cạnh việc đánh giá nhận định các mô hình nói trên tác giả đưa
ra các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả ví dụ như tư bản nhân lực
(Mankiw, Romer và Weil, 1992), tích luỹ bí quyết công nghệ (Nonnerman
và Van, 1996), Grier và Tullock (1989), Barro (1989, 1991), Hansson và
Henrekson (1994)
(ii) Những giới hạn của bài viết
Bài viết chưa hệ thống được các lý luận tác động của thay đổi chi tiêu
NSNN tới TTKT. Tác giả có sử dụng hệ thống số liệu cho mô hình thực
nghiệm nhưng những kết luận sau khi có kết quả mô hình chưa phản ánh rõ
những biến động của chi NSNN tác động tới TTKT. Tác giả cũng chưa đưa
ra định hướng thay đổi cơ cấu chi để đạt được kết quả TTKT cao, bền
vững.
(2) Bài nghiên cứu của TS Phạm Thế Anh về: “Phân tích cơ cấu
chi tiêu chính phủ và TTKT ở Việt Nam”, Trung tâm nghiên cứu kinh tế
và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐH quốc gia Hà nội, 2008.
(i) Những kết quả của bài viết
Trong bài viết này, tác giả đã căn cứ trên mô hình TTKT theo trýờng
phái tân cổ điển có sự tham gia của Chính phủ của Robert Barro (1990) và
Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) để đưa ra các căn cứ nhằm xác định
qui mô và cơ cấu chi tiêu Chính phủ để tối đa hoá tốc độ TTKT. Tác giả
cũng đưa ra các phân tích thực nghiệm căn cứ trên các số liệu của Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2005 bằng cách dùng các mô hình để tính toán. Kết
quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng có sự chênh lệch khá lớn về tính hiệu
quả giữa các khoản chi NS khác nhau với TTKT. Trong đó: các khoản chi
đầu tư có hiệu ứng tích cực hơn các khoản chi thường xuyên trong các
12
ngành nông, lâm, thuỷ sản, GD – ĐT với các ngành khác. Hay nói cách
khác việc chuyển dịch cơ cấu ngành có thể thúc đẩy TTKT ở Việt Nam.
(ii) Những giới hạn của bài viết
Hệ thống số liệu mà tác giả nghiên cứu từ năm 2001 – 2005 nên chưa
đủ để tổng kết từ thực tiễn và khái quát hoá về thực trạng tác động của cơ
cấu chi NSNN đến TTKT. Tác giả cũng không đưa ra các định hướng để
thay đổi cơ cấu chi NSNN nhằm đạt được tốc độ TTKT cao hay bền vững.
III. Các nghiên cứu nước ngoài
1. Các nghiên cứu về TTKT và các yếu tố tác động đến TTKT
Trong lịch sử nghiên cứu về kinh tế và các qui luật vận động của kinh
tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều các luận thuyết về TTKT và phân
tích các yếu tố tác động đến TTKT. Có thể nói đến các nghiên cứu kinh
điển của A.dam Smith, Karl Mark, John Maynard Keynes, Cobb –
Doughlas, Harrod – Domar hay P.A.Samuelson về các mô hình TTKT từ
cổ điển đến tân cổ điển và hiện đại. Các tác giả của các nghiên cứu đều đưa
ra các lý thuyết về sự phụ thuộc của tăng trưởng (hàm sản xuất) vào một số
các nhân tố nhất định, ví dụ như: theo quan điểm của A.dam Smith ông cho
rằng TTKT (hàm sản lượng) phụ thuộc vào 5 yếu tố: sức lao động, tiền
vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trường kinh tế xã hội; hay theo quan
điểm tân cổ điển với mô hình phân tích tăng trưởng theo các yếu tố đầu ra
của 2 nhà kinh tế Cobb – Doughlas thì TTKT - tăng lên của đầu ra phụ
thuộc vào sự tăng lên của các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, tài nguyên
và khoa học công nghệ. Lý thuyết tăng trưởng của Cobb – Doughlas cũng
được khẳng định lại với những nghiên cứu của Samuelson về các nhân tố
tác động đến tăng trưởng, nhưng Samuelson khẳng định rõ vai trò của
Chính phủ trong việc tạo ra các giá trị TTKT, theo Samuelson thì Chính
phủ có vai trò định hướng, phối hợp các hoạt động của toàn xã hội; ổn định
cân bằng tổng thể cũng như kích thích tạo nhân tố mới cho sự phát triển.
Theo Samuelson thì trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, Chính phủ
13
phải đóng vai trò giải quyết các thất bại của thị trường hay nói cách khác
phải giải quyết tốt một số các mối quan hệ khi kinh tế thị trường phát triển
mạnh đó là việc làm và thất nghiệp, mức giá và lạm phát. Để điều hành
được nền kinh tế vận động theo cơ chế hỗn hợp thì Chính phủ phải thực
hiện tốt 4 chức năng: xác định được khuôn khổ pháp luật, xác lập chính
sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên thiên
nhiên và tác động đến phân phối thu nhập.
Trong một số các nghiên cứu thuộc trường phái tân cổ điển khác như
mô hình tăng trưởng của Solow – Swan (1956) thì tăng trưởng sẽ hội tụ về
một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững và tốc độ tăng trưởng không
phụ thuộc vào các nhân tố bên trong mà chỉ phụ thuộc vào các yếu tố ngoại
sinh như công nghệ hay tốc độ tăng trưởng lao động.
2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và
TTKT
Trong bài viết “Government Spending in a Simple Model of
Endogenous” năm 1990 Robert Barro đã đưa ra những phân tích vai trò của
chi tiêu chính phủ đối với TTKT dựa trên mô hình TTKT tân cổ điển trong
đó khẳng định ảnh hưởng của chính phủ đến tốc độ TTKT thể hiện trên hai
góc độ: (i) việc chi tiêu của chính phủ được đảm bảo bằng thuế nhưng nếu
tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến giá trị còn lại sau thuế hay nói cách khác tăng
thuế sẽ làm giảm tốc độ tích luỹ tư bản và làm giảm tăng trưởng; (ii) tăng
thuế sẽ làm tăng chi tiêu của chính phủ cho việc cung cấp các hàng hoá
công cộng như đường xá, cầu cống…Như vậy để đảm bảo TTKT phải có
mức thuế suất tối ưu, hay nói cách khác việc tăng chi tiêu chính phủ hay
tăng thuế chỉ thúc đẩy TTKT khi tác động tích cực của việc tăng chi tiêu
lớn hơn tác động tiêu cực của việc tăng thuế.
Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) đã dựa trên mô hình của Barro
(1990) và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác để xây dựng một
mô hình nghiên cứu vai trò của các thành phần chi tiêu chính phủ khác
14
nhau đối với TTKT. Cụ thể, mô hình của họ cố gắng xác định thành phần
chi tiêu nào là hiệu quả, thành phần chi tiêu nào là không hiệu quả và sự
chuyển dịch giữa các thành phần chi tiêu có tác động như thế nào đối với
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Davoodi và Zou (1998) đã dựa trên mô hình của Barro (1990) và
Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) để xem xét mối quan hệ, cả về lý
thuyết lẫn thực nghiệm, giữa tính tập trung của chính sách tài khoá và
TTKT. Trước đó, nhiều nhà kinh tế đã đưa ra nhiều lập luận ủng hộ sự
phân quyền trong việc thực thi chính sách tài khoá. Họ cho rằng: (i) sự
phân quyền sẽ làm tăng tính hiệu quả của các khoản chi bởi vì các chính
quyền địa phương có thông tin tốt hơn so với chính quyền trung ương; (ii)
chính quyền địa phương có thể cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng thiết
thực hơn đối với nhu cầu của cộng đồng địa phương, do họ nắm bắt được
các đặc tính khác biệt về mặt địa lý, con người… Davoodi và Zou (1998)
giả định rằng chi tiêu chính phủ có thể được phân thành ba cấp: trung ương,
bang, và địa phương. Mức độ phân cấp trong việc thực thi chính sách tài
khoá được xác định theo tỷ trọng chi tại các cấp địa phương so với tổng chi
tiêu chính phủ. Ví dụ mức độ phân cấp sẽ tăng nếu chi tiêu cấp địa phương
và chi tiêu cấp bang tăng một cách tương đối so với chi ở cấp trung ương.
IV. Kết luận
Các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên đều đề cập đến vấn đề
có liên quan đến mối quan hệ giữa chi NSNN với TTKT trên một góc độ
nhất định nào đó, có thể trên góc độ NSNN, TTKT hoặc phân tích mối
quan hệ giữa NSNN với TTKT. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu
toàn diện để đưa ra các vấn đề lý luận về mối quan hệ tác động giữa đổi
mới cơ cấu chi NSNN với TTKT; vai trò của sự thay đổi cơ cấu chi NSNN
với TTKT. Chưa có nghiên cứu nào đưa ra đánh giá thực trạng cơ cấu chi
NSNN trong giai đoạn 2001 – 2010 và những kết quả TTKT của Việt Nam
trong giai đoạn này. Một số công trình nghiên cứu nêu trên có đề cập đến
15
việc đổi mới mô hình TTKT từ chiều rộng sang chiều sâu để phù hợp với
yêu cầu khách quan của TTKT, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu
và đưa ra các định hướng và một hệ thống giải pháp tổng thể để thay đổi cơ
cấu chi NSNN nhằm đạt được mục tiêu TTKT cho giai đoạn 2011 – 2020.
Chính vì vậy, tác giả luận án đã nhận thấy việc nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về đổi mới cơ cấu chi NSNN để hướng đến thay đổi mô
hình TTKT theo chiều sâu nhằm đạt được hiệu quả tăng trưởng là hết sức
cần thiết và không trùng lặp với các nghiên cứu đã được thực hiện từ trước
đến nay. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 ở Việt Nam ” là
vấn đề mang tính thời sự, đáp ứng yêu cầu về lý luận và thực tiễn.
16
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU CHI NSNN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU
CHI NSNN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu chi NSNN
1.1.1. Chi NSNN
1.1.1.1. Khái niệm chi NSNN
Thuật ngữ “Ngân sách” xuất phát từ từ gốc tiếng Anh “budget” có
nghĩa là túi tiền của nhà vua, túi tiền này được dùng cho các mục đích công
cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho
hoàng gia 10,77. Khi xã hội phát triển qua các giai đoạn phong kiến, tư
bản cho đến ngày nay khái niệm NS được hiểu mở rộng hơn là tổng số thu
chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định 43,58. Nếu chủ thể đó là
Nhà nước thì được gọi là NSNN.
Nếu nhìn vào hình thức bên ngoài, có thể coi “Ngân sách Nhà nước là
toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”9,3.
Chủ thể duy nhất có quyền quyết định việc tạo lập và sử dụng quĩ
NSNN là Nhà nước. Bằng quyền lực chính trị của ḿnh, Nhà nước tập trung
một bộ phận của cải của xã hội vào quĩ tiền tệ chung của Nhà nước thông
qua các hoạt động thu NSNN như thuế, phí, lệ phí, gọi là các nguồn lực
vốn. Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của ḿnh, Nhà nước cần thiết
phải phân bổ các nguồn lực vốn nói trên để cung cấp cho xã hội những
hàng hoá dịch vụ công cộng như: giáo dục, y tế, văn hoá, an ninh, quốc
phòng và các công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội như
đường xá, cầu cống, cảng biển… Các hoạt động đó hình thành chi tiêu
NSNN.
17
Tuy nhiên, các nguồn lực vốn luôn ở trạng thái khan hiếm, trong khi
nhu cầu chi tiêu, cung cấp hàng hóa công cộng ngày càng tăng nhanh thì
việc tìm kiếm các cách thức phân bổ nguồn lực vốn trở nên quan trọng.
Mỗi phương thức, cách thức phân bổ các nguồn lực vốn khác nhau, đưa
đến các tác động KT - XH theo các kết quả khác nhau, hình thành phạm trù
NSNN.
Vậy NSNN là phương thức hay cách thức phân bổ nguồn lực vốn khan
hiếm của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Việc phân bổ nguồn lực vốn của Nhà nước bao gồm 2 quá trình: huy
động tập trung nguồn lực vốn, gọi là thu NSNN và phân phối, sử dụng vốn,
gọi là chi NSNN.
Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính đã
tập trung được vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi giúp bộ máy Nhà
nước vận hành và thực hiện các nhiệm vụ của mình 12,5.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển KT - XH, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
9,4
Chính phủ sử dụng chi NSNN như một công cụ hữu hiệu để điều tiết
nền kinh tế theo các mục tiêu nhất định ở các giai đoạn phát triển kinh tế
khác nhau. Qui mô, phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ phát triển
KT – XH của quốc gia trong thời kỳ đó.
1.1.1.2. Đặc điểm chi NSNN
Chi NSNN có những đặc điểm sau:
(1) Nguồn hình thành chi tiêu NSNN:
Xét về nội dung vật chất, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung thuộc quyền
chi phối và sử dụng của Nhà nước. Nguồn hình thành quỹ tiền tệ đó được
tập trung từ một bộ phận nhất định các nguồn lực tài chính của toàn xã hội
tập trung vào tay nhà nước, hình thành quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của
18
Nhà nước – quĩ NSNN. Nguồn lực tài chính được sử dụng để chi tiêu
NSNN có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và ngoài
nước; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lưu thông và
phân phối, nhưng có nét đặc trưng nổi bật là luôn gắn chặt với kết quả của
hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác
như: giá cả, thu nhập, lãi suất
Nhận thức đầy đủ đặc điểm trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định nguồn hình thành chi tiêu NSNN là nguồn thu trong nước, trong đó
nguồn thu cơ bản và lâu dài là lượng của cải mới được tạo ra trong các
ngành sản xuất và dịch vụ. Do đó, để tăng chi tiêu NSNN, con đường chủ
yếu phải là khuyến khích mở rộng sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
(2) Tính chủ thể:
Nhà nước là chủ thể lớn nhất của NSNN, do đó nhà nước cũng là chủ
thể duy nhất quyết định việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà
nước, nhằm duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
mình trong việc phát triển kinh tế và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng
cho xã hội.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của chi NSNN có ý nghĩa
quan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của nhà
nước, loại trừ sự chia xẻ, phân tán quyền lực trong việc phân phối, sử dụng
các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Trên cơ sở đó, cho phép xác định
đúng đắn quan điểm định hướng trong việc sử dụng tài chính làm công cụ
điều chỉnh các quan hệ KT - XH nảy sinh trong quá trình phân phối các
nguồn tài chính vì lợi ích quốc gia.
(3) Tính mục đích:
Chi NSNN luôn gắn với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà
Nhà nước đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm
vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển KT - XH.