Phân tích nội dung của liên minh công - nông - trí thức ở Việt Nam trong
thời kỳ CNH HĐH đất nước ( qua văn kiện hội nghị TW 8 khoá 10 của
đảng về vấn đề Tam nông )
Bài làm
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và
các mối quan hệ giữa chúng. Đó là các mối quan hệ về sở hữu, quản lý, địa
vị chính trị - xã hội,... Cơ cấu xã hội - giai cấp vừa phản ánh sự tồn tại xã hội
và vừa tác động lại sự phát triển của xã hội. C. Mác đã từng nói rằng: "lịch
sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp"
và V.I. Lênin cũng nói: kết cấu xã hội và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu
không tìm hiểu những biến đổi này thì không thể tiến được một bước trong
bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.
Trong cương lĩnh của mình Đảng Cộng sản Việt Nam liên minh công -
nông là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân - mà nay là liên minh công -
nông - trí thức chính là cơ sở xã hội vũng chắc để thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh và đó cũng chính là
thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc, đối với sự nghiệp xây
dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “chỉ có khối liên minh công-nông do giai
cấp công nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt để lật đổ các thế lực
phản cách mạng, giành lấy và cũng cố chính quyền của nhân dân lao động,
hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc, dân chủ và tiến lên
CHXH” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1989, trang 598)
*Đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức Việt Nam
- Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những yếu tố của giai cấp
công nhân hiện đại và còn có những đặc điểm riêng của mình. Đó là do ra
1
đời trước giai cấp tư sản Việt Nam nên giai cấp công nhân Việt Nam có điều
kiện sớm giữ vai trò lãnh đạo và giành ưu thế ngay từ khi có Đảng của mình.
Hơn nữa, sự gắn bó giữa công nhân và nông dân đã hình thành một cách tự
nhiên, phần lớn xuất thân từ nông dân nên giai cấp công nhân Việt Nam đã
mang sẵn trong mình mối liên minh với nông dân và luôn giữ được vai trò
lãnh đạo trong quá trình cách mạng Việt Nam. Ngày nay, trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, sẽ có nhiều người nông dân vào
làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở chính ngay quê
hương mình. Điều này càng tạo cho sự gắn bó của giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân, nông thôn một cách tự nhiên trên nhiều mặt của đời sống
xã hội.
-Giai cấp công nhân nước ta hiện nay có khoảng 4,53 triệu người, chiếm
6% dân số. Về cơ cấu thành phần kinh tế, công nhân trong các doanh nghiệp
nhà nước từ chỗ là đại diện cho toàn bộ giai cấp công nhân trong thời kỳ
trước đổi mới nay chỉ giữ một số lượng và tỷ lệ thấp hơn (1,83 triệu, chiếm
40,8%) so với công nhân của khu vực ngoài nhà nước (2,68 triệu chiếm
59,2%). Tỷ lệ công nhân nhà nước tỷ lệ nghịch với tốc độ và quy mô đổi
mới doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ trong mấy năm gần đây
dưới sức ép của nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh
tranh của kinh tế quốc tế. Hậu quả tất yếu nhưng không mong muốn của tiến
trình này là hiện có hơn 150000 người vốn là công nhân nhà nước, nay thuộc
diện dư dôi, thất nghiệp. Cơ cấu thành phần cuả công nhân hiện nay rất phức
tạp, có những người vừa làm cho Nhà nước vừa làm cho tư nhân hoặc mang
danh là công nhân nhưng lại sống bằng nghề phụ, kinh tế hộ cá thể.
Về cơ cấu ngành nghề, giai cấp công nhân nước ta thường làm việc
trong những ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, cơ khí, điện. Trong
thời kỳ đổi mới, công nhân làm trong các ngành dịch vụ (giao thông vận tải,
2
bưu điện, viễn thông, ngân hàng...) đã tăng lên nhanh cùng với tốc độ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đáng chú ý là đã xuất hiện một bộ phận
mới dù chiếm tỷ lệ nhỏ đó là công nhân tri thức, những người có tri thức và
kỹ năng cao, tạo ra những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng giá trị tăng cao
như tư vấn, thiết kế, quản lý chất lượng đồng bộ. Số công nhân có trình độ
cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm trên 150000 người (khoảng 3,3%).
Xu hướng phát triển của bộ phận công nhân tri thức sẽ tăng nhanh cùng với
mức độ phát triển của kinh tế tri thức ở nước ta. Chính sự đa dạng, phức tạp
về nguồn gốc, cơ cấu, sự không đồng nhất về chất lượng và sự phân hoá,
phân tầng trong nội bộ giai cấp, giữa các bộ phận công nhân trong các ngành
nghề và thành phần kinh tế, đã làm suy yếu tính thống nhất, sức mạnh đoàn
kết và địa vị xã hội của giai cấp công nhân hiện nay so với thời kỳ trước đổi
mới.
Về kinh tế, ngoài bộ phận nhỏ công nhân trí thức có thu nhập cao, bộ
phận công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực có tính
độc quyền, có mức thu nhập khá, còn lại phần lớn công nhân nước ta có mức
thu nhập rất thấp.
Về chính trị và uy tín xã hội, công nhân chưa có địa vị bằng tầng lớp tri
thức, tầng lớp công chức, viên chức. Ngay trong các doanh nghiệp nhà nước,
quyền lực và vai trò của công nhân còn bị hạn chế. Trong các doanh nghiệp
tư nhân và doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức Đảng và các tổ
chức quần chúng thiếu hụt hoặc bị hạn chế hoạt động , công nhân thường bị
giới chủ chèn ép, quản lý chặt chẽ; họ có rất ít khả năng đấu tranh với các
ông chủ dù chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trình độ học vấn và văn hoá của công nhân tuy cao hơn nông dân
nhưng lại bị thiệt thòi hơn so với nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Do bộ
phận công nhân nhà nước thường phải làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập
3
nên tác phong công nghệp chưa cao. Công nhân trong khu vực kinh tế tư
nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có kỷ luật cao hơn song thường
phải tăng ca, làm thêm giờ để kiếm sống nên ít có thời gian và điều kiện để
học tập, phát triển bản thân. Ý thức giai cấp, ý thức Đảng trong bộ phận
công nhân này nói chung thấp. Công nhân tri thức cũng có xu hướng chịu
làm thuê đến khi đủ mạnh để tách ra lập tổ chức kinh doanh của mình để trở
thành ông chủ, thầy hay chuyên gia độc lập. Trong khi nhiều trí thức, tiểu tư
sản trải qua sự rèn luyện và công tác mà có bản chất giai cấp công nhân thì
nhiều người xuất thân từ công nhân khi được đề bạt lên lãnh đạo, quản lý lại
để mai một bảnchất giai cấp của mình. Làm công nhân không phải là mơ
ước và sự tự lựa chọn không chỉ đối với những thanh niên trẻ mà còn đối với
những người đang trong nghề. Tỷ lệ giai cấp công nhân trong các cấp uỷ,
nhất là cấp cao, cấp Trung ương thường không đạt như mong muốn và kế
hoạch phấn đấu chủ yếu là do chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn
của cán bộ lãnh đạo thời kỳđổi mới của Đảng.
Trong những năm tới, sự biến động cơ cấu giai cấp của công nhân Việt
Nam sẽ diễn ra theo những xu hướng: ngày càng đa dạng hoá, phức tạp về
cơ cấu và không thuần nhất. Trong những năm đầu, xu hướng trên diễn ra
mạnh mẽ với tốc độ nhanh. Công nhân có mặt trong tất cả các thành phần
kinh tế. Xu hướng tăng lên nhanh của bộ phận công nhân trong khu vực kinh
tế tư nhân, tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; bộ phận
công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước giảm đi một cách tương đối. Sự
phân hoá về thu nhập, phân hoá giàu nghèo, phân hoá về mức sống, lối sống,
ý thức giai cấp, trình độ chính trị, tư tưởng sẽ diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc.
Vì vậy, cần có nhận thức đầy đủ, toàn diện những xu hướng đó để có những
giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
4
từng bước trưởng thành, phát triển, thể hiện rõ và phát huy vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế nhiều thành phần.
- Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng tiên
phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nói giai cấp công nhân lãnh
đạo là nói đến toàn bộ giai cấp như một chỉnh thể chứ không phải từng
nhóm, từng người cá biệt. Xét về thành phần xuất thân, ở nước ta có nhiều
Đảng viên không phải là công nhân. Nhưng bất cứ đảng viên nào cũng phải
đứng trên lập trường giai cấp công nhân thể hiện ở lý tưởng, ở lý luận Mác -
Lênin và đường lối cách mạng, ở tinh thần kiên quyết cách mạng trong cuộc
đấu tranh để thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân vì lợi ích của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động và cả dân tộc.
Trong giai đoạn xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đội
ngũ công nhân hình thành một giai cấp công nhân thống nhất đại diện cho
sản xuất tiên tiến, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam được trang bị bằng
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ là lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất
của Đảng và Nhà nước, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân -
nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Chúng ta không phủ nhận những nhược điểm của giai cấp công nhân
Việt Nam (như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công
nghiệp hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp...) mà nguồn gốc sâu
xa là ở trình độ phát triển kinh tế chưa cao ở nước ta trong thời kỳ quá độ.
Nhưng điều đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhânViệt Nam. Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng, gắn trực
tiếp vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá với vấn đề xây dựng, phát triển
giai cấp công nhân đã chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp công nhân
5