Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ bước đầu ứng dụng mô hình quản lý sức chứa LAC trong phát triển du lịch tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.87 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o
PHẠM MAI ANH
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỨC CHỨA LAC
(LIMITS OF ACCEPTABLECHANGE –GIỚI HẠN CỦA NHỮNG
THAY ĐỔI CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC) TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TẠI VQG CÚC PHƯƠNG – NINH BÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH
Hà Nội – 2014
Công trình được hoàn thành tại Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Sơn
Phản biện 1: TS. Phạm Hồng Long
Phản biện 2: TS. Nguyễn Mạnh Hà
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sỹ họp tại phòng 502 nhà B – Khoa Du lịch học – trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn, vào lúc 15h30 ngày 29
tháng 01 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm thư viện Đại
học Quốc gia Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của kinh tế văn hóa xã
hội, ngành kinh doanh du lịch lữ hành được mở rộng và đạt được
những kết quả ấn tượng. Dường như, cuộc sống càng phát triển thì sự
quan tâm của từng cá nhân và cộng đồng dành cho du lịch càng được
đề cao và trở thành một nhu cầu thường xuyên hơn. Tuy nhiên sự
phát triển của du lịch cũng đi cùng với những tác động đa chiều
không thể phủ nhận, từ đó dẫn đến việc cần phải đề xuất ra những
cách thức quản lý, điều phối hiệu quả nhằm hạn chế tác động tiêu cực
và hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Việc quản lý sức


chứa du lịch có ý nghĩa quan trọng trong cuộc này. Du lịch là ngành
mang định hướng tài nguyên rõ rệt, khai thác các ưu thế của tài
nguyên để đưa vào sản phẩm của mình. Bản thân các loại tài nguyên
này thì lại mang những giới hạn tự nhiên và tính nhạy cảm nên ảnh
hưởng khá nhiều tới mức độ khai thác du lịch. Nếu như việc khai
thác du lịch vượt quá những giới hạn tự nhiên đó thì sẽ gây ra những
ảnh hưởng đôi khi là không thể khắc phục được.
Trong nhiều nghiên cứu đã từng được thực hiện, việc xác
định sức chứa thường là việc tìm ra một con số xác định duy nhất -
dựa trên những tính toán vật lý - để tạo ra một giới hạn trong đón tiếp
khách du lịch. Việc tính toán xác định ra con số này dựa trên những
giả thuyết, những số liệu cố định và ít nhiều thiếu mất sự thích ứng
linh hoạt với sự thay đổi liên tục của điều kiện môi trường – xã hội
cũng như hệ thống tài nguyên du lịch. Hơn nữa, những tính toán này
chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của nhà quản lý, mà không xét trên nhu
cầu và đánh giá của du khách cũng như những yếu tố đặc biệt của tài
nguyên tự nhiên, môi trường xã hội. Vì thế đặt ra yêu cầu có một
phương thức linh hoạt hơn, hữu hiệu hơn trong việc quản lý sức chứa
tại điểm du lịch. Thay vì bắt đầu việc quản lý sức chứa bằng câu
hỏi :“Bao nhiêu du khách đến đây là quá nhiều?”, thì giờ đây câu hỏi
đầu tiên được đưa ra sẽ là: “Điều kiện môi trường của điểm du lịch
cần được duy trì ở mức độ như thế nào thì chấp nhận được?”. Từ đó,
bản chất vấn đề “đảm bảo sự bền vững” sẽ được giải quyết theo
1
hướng đi từ việc đạt được những mục tiêu tổng quát rồi sau đó đi đến
những yếu tố nhỏ hơn cụ thể hơn. Đây chính là phương pháp tiếp cận
của các mô hình lập kế hoạch quản lý sức chứa nói chung và sức
chứa du lịch nói riêng. Các mô hình lập kế hoạch quản lý sức chứa
không dựa trên các giả thuyết khoa học mà là sự kết hợp giữa khoa
học, sự tham gia của cộng đồng và kinh nghiệm của nhà quản lý. Một

trong số những mô hình như thế được lựa chọn để giới thiệu trong đề
tài này là LAC (viết tắt của Limits of acceptable change) – Những
giới hạn của thay đổi có thể được chấp nhận, không chỉ cung cấp
những câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi phức tạp và khó khăn
mà phát triển du lịch bền vững đưa ra, mà còn giải quyết một phức
hợp những vấn đề nhỏ để cùng hướng tới mục tiêu chung.
Hệ thống quy hoạch theo phương pháp LAC ban đầu được
thiết kế để giải quyết các vấn đề quản lý du khách tại Hệ thống bảo
tồn vùng hoang dã quốc gia Hoa Kỳ và là một sản phẩm của nhận
thức sâu rộng rằng việc đánh giá năng lực chịu tải một cách máy móc
đã thất bại trong việc đặt được những mục tiêu của mình. Trong khi
đó có rất nhiều lý do giải thích tại sao mô hình năng lực chịu tải lại
thất bại, và lý do cơ bản nhất được nhắc tới đó là nó đã hướng các
nhà quản lý theo một câu hỏi sai “Bao nhiêu là quá nhiều?”. Năng lực
chịu tải về bản chất là một thuật ngữ định lượng, nhưng nghiên cứu
đã cho thấy rằng những vấn đề của việc sử dụng tài nguyên cho hoạt
động du lịch không liên quan quá nhiều về số lượng người, mà về
hành vi của họ. Trong khí đó, phương pháp LAC giải quyết những
câu hỏi khác nhau đáng kể: “Điều kiện tài nguyên và điều kiện xã hội
nào phù hợp (hoặc có thể chấp nhận được), và làm thế nào để chúng
ta đạt được những điều kiện đấy?. Câu hỏi này thể hiện một cách tiếp
cận căn bản khác đến tư duy về các vấn đề sử dụng cho hoạt động du
lịch, nhưng đã thực sự liên kết chặt chẽ với công việc chính của các
nhà quản lý hoạt động du lịch – đó là bảo vệ các giá trị mà vì đó một
khu vực được thành lập - hơn so với mô hình năng lực chịu tải.
Nhận thấy đây là một hướng mới, hữu ích trong việc giải quyết
vấn đề quản lý phát triển du lịch bền vững ở các vùng hoang dã, đề
tài đã mạnh dạn tiếp cận nội hàm của mô hình LAC và bước đầu áp
2
dụng những kiến thức đã tìm hiểu được để nghiên cứu áp dụng tại

một địa điểm tại Việt Nam đó là VQG Cúc Phương. Ở Việt Nam nói
chung và tại VQG Cúc Phương nói riêng, đã có nhiều công trình
nghiên cứu, định hướng về phát triển du lịch sinh thái – du lịch bền
vững, thể hiện sâu sắc mối quan tâm của chính phủ và các nhà khoa
học tới vấn đề này. Với mức độ phát triển ngày càng mạnh mẽ của
hoạt động du lịch, càng cần có thêm những công cụ tối ưu để quản lý
việc phát triển sao cho đạt được hiệu quả cao nhưng vẫn mang tính
bền vững. Và LAC được kì vọng sẽ đóng góp hữu hiệu vào công
cuộc này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vào tháng 1/1985, “Hệ thống giới hạn những thay đổi có thể
chấp nhận được (LAC) dành cho việc quy hoạch các vùng hoang dã”
được Cục Kiểm lâm xuất bản [19]. Vào tháng 4/1985, ứng dụng đầu
tiên của Phương pháp LAC – cho Khu tổ hợp Hoang dã Bob
Marshall – đã được chứng minh bằng tài liệu trong 1 bản chỉnh sửa
quy hoạch rừng. Báo cáo và quy hoạch này là đỉnh cao của một nỗ
lực, khởi nguồn từ đầu những năm 1980, để xây dựng và thực hiện
một phương pháp nhằm giải quyết vấn đề năng lực chịu tải các hoạt
động du lịch ở các vùng hoang dã. Tiền đề của nỗ lực này bắt đầu từ
những năm 1930 khi các nhà quản lý lần đầu tiên khẳng định cần
thiết phải giữ cho mức độ sử dụng cho hoạt động du lịch ở dưới
“năng lực chịu tải” hoặc ở “điểm bão hòa” của một khu vực. Từ năm
1985 đến nay, một số phương pháp liên quan nhằm giải quyết năng
lực chịu tải các hoạt động du lịch đã được phát triển – ví dụ, phương
pháp “Đánh giá năng lực chịu tải”, “Quản lý tác động của du khách” ,
“Bảo vệ tài nguyên và trải nghiệm của du khách”. Kể từ năm 1985,
phương pháp LAC và các phương pháp liên quan đã có một sự ảnh
hưởng được công nhận lên việc quy hoạch quản lý du lịch ở Hoa Kỳ
và ngày càng tăng trên khắp thế giới. Sự hiệu quả về các phương
pháp này đã khiến cho có rất nhiều lời kêu gọi áp dụng các phương

pháp này một cách rộng rãi cho các vấn đề quản lý tài nguyên thiên
nhiên.
3
Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về mặt lý luận
và thực tiễn về vấn đề này. Đi đầu trong việc nghiên cứu này là hai
tác giả Hoa Kỳ Stephan F. McCool và George H. Stankey.
Sau hơn 10 năm áp dụng tại Hoa Kỳ, Stephan F. McCool và cộng sự
đã xuất bản cuốn sách “Limits of Acceptable Change and Related
Planning Processes: Progress and Future Directions” [14], là một
đánh giá tổng hợp quá trình áp dụng, những ưu điểm, yếu điểm, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, cùng phương hướng tương lai của
phương pháp này.
Gần đây hơn, vào năm 2007, Stephan và nhóm tác giả đã cho
ra đời cuốn sách “An Assessment of Frameworks Useful for Public
Land Recreation Planning” là một công trình tương đối hoàn chỉnh,
bao gồm việc đánh giá tất cả các phương pháp quản lý sức chứa mới
nổi bật như LAC, VERP, ROS Đồng thời ghi nhận lại các áp dụng
thực tiễn của các phương pháp trên tại Hoa Kỳ.
Ngoài Hoa Kỳ, cũng có nhiều quốc gia đã áp dụng phương
pháp LAC với nhiều cấp độ khác nhau tuy nhiên, chưa có một quốc
gia nào mà LAC được nghiên cứu và áp dụng một cách hoàn chỉnh
như ở Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có nhắc tới
phương pháp LAC như một khả năng áp dụng bổ sung cho quản lý
du lịch sinh thái tại VQG [7,tr.120], tuy nhiên trong phạm vi tìm hiểu
của tác giả luận văn, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về vấn
đề này.
Đối với VQG Cúc Phương là một điểm đến thu hút nhiều nhà khoa
học trong nhiều lĩnh vực như sinh học, địa lý, khảo cổ, du lịch, văn
hóa Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực du lịch

được thực hiện tại Vườn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc
quản lý sức chứa thông qua mô hình LAC tại Cúc Phương nói riêng
và tại Việt Nam nói chung mà tác giả luận văn được tham khảo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
Mục đích chính của công trình nghiên cứu là bước đầu tìm
hiểu và áp dụng mô hình quản lý sức LAC tại VQG Cúc Phương
nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý sức chứa du lịch đây.
Để đạt tới mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, luận văn đã giới thiệu
về mô hình quản lý sức chứa LAC, bao gồm các vấn đề lý luận và
thực tiễn. Thứ hai, luận văn tiến hành đánh giá hiện trạng hoạt động
du lịch tại VQG Cúc Phương và nêu ra những vấn đề tồn tại cần giải
quyết. Thứ ba, luận văn thực hiện một số khảo sát xã hội học đối
tượng du khách thăm quan tại VQG Cúc Phương để đánh giá nhận
thức du khách về các vấn đề tồn tại ở đây, Thứ tư, . Luận văn cũng
đưa ra những khuyến nghị hợp lý cho việc khai thác du lịch bền vững
tại nơi đây. Xa hơn nữa luận văn đưa ra đề xuất xây dựng một lộ
trình áp dụng LAC trong quản lý sức chứa du lịch tại VQG Cúc
Phương vào thời gian tiếp theo. Theo thống kê trong nhiều năm,
VQG Cúc Phương luôn là một trong những VQG thu hút lượng
khách đến thăm quan đông nhất trong cả nước. Kéo theo đó là những
tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại vườn
cũng thể hiện tương đối rõ rệt. Từ đó, thông qua việc thống kê nguồn
lực và lấy ý kiến từ du khách và các bên liên quan, cần tìm ra một
điều kiện tự nhiên và xã hội có thể chấp nhận được để vừa duy trì
hoạt động du lịch vừa đáp ứng yêu cầu bảo tồn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khái quát các vấn đề của mô hình quản

lý sức chứa LAC. Đồng thời chọn VQG Cúc Phương là điển hình
thực tế để bước đầu áp dụng mô hình LAC. Khởi thủy của mô hình
LAC được xây dựng trước hết để giải quyết các vấn đề trong quản lý
sử dụng các khu vực tự nhiên hoang dã. Vì thế, VQG Cúc Phương có
sự tương đồng cao về tiêu chí áp dụng. Nơi đây cũng là địa điểm có
hoạt động du lịch đã được duy trì và phát triển trong một thời gian
dài. Tuy nhiên với quy mô rộng lớn gồm nhiều khu vực và tuyến khai
thác du lịch thì việc áp dụng mô hình quản lý sức chứa LAC cho toàn
bộ VQG Cúc Phương đòi hỏi một lộ trình đánh giá lâu dài với sự
tham gia của nhiều đối tượng liên quan mới có thể bao quát hết các
5
vấn đề đang đặt ra tại Vườn. Vì vậy trong phạm vi đề tài này, với
chuyên môn và mức độ hiểu biết giới hạn của tác giả, đề tài chỉ tập
trung vào xây dựng một bảng hỏi nhằm khảo sát ý kiến của du khách
về điều kiện tự nhiên và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật – dịch vụ
mà du khách cảm thấy chấp nhận được và mong muốn được duy trì
tại tuyến thăm quan từ trung tâm Bống tới cây Chò ngàn năm. Đây là
tuyến thăm quan chính thu hút hơn 80% du khách tới thăm vườn. Nơi
đây có cây Chò ngàn năm là biểu tượng của Vườn nhưng đồng thời
điểm thăm quan này cũng nằm trong vùng lõi của Vườn, nơi hệ sinh thái
vô cùng nhạy cảm và cần sự bảo vệ nghiêm ngặt. Các giải pháp và kiến
nghị đưa ra trong đề tài nghiên cứu được áp dụng cho thời kỳ đến năm
2020 .
5. Phương pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện
Dự kiến trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu, tác giả
sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở đưa ra những lý luận chung về mối
quan hệ giữa du lịch và du lịch cộng đồng và các tác động của du lịch
về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội lên cộng đồng người Mường trong

phát triển du lịch ở đây.
- Phương pháp khảo cứu tài liệu
Tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu thứ cấp thông qua việc
sưu tầm, tham khảo và xử lý các tài liệu sẵn có như: các công trình
nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí khoa học, văn bản pháp luật, một
số báo in và báo điện tử liên quan tới các vấn đề ….đặc biệt là nguồn
tài liệu nghiên cứu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó còn
có các số liệu tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch tại VQG Cúc
Phương do Trung tâm DLST và giáo dục môi trường cung cấp.
- Phương pháp nghiên cứu điền dã
Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu
du lịch vì nó cho kết quả mang tính xác thực. Đồng thời do đặc thù
6
của đề tài, đây được coi là phương pháp then chốt để thực hiện đề tài.
Quá trình khảo sát thực địa và điều tra xã hội học diễn ra từ ngày
19/09/2014 đến ngày 22/09/2014 tại VQG Cúc Phương. Bảng hỏi
được xây dựng gồm 21 câu, sử dụng để điều tra đối tượng là khách
du lịch đang thực hiện hoạt động thăm quan tại đây. Số lượng phiếu
điều tra phát ra là 170 phiếu, số phiếu thu về là 169 phiếu.
6. Kết cấu luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và sức chứa du
lịch
Chương 2: Các điều kiện ảnh hưởng tới quản lý sức chứa du lịch và
bước đầu ứng dụng mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC tại Vườn
quốc gia Cúc Phương
Chương 3: Định hướng ứng dụng và một số kiến nghị cho việc quản
lý sức chứa du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Kết luận
7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

SỨC CHỨA DU LỊCH
1.1 Một số vấn đề lý luận về sức chứa du lịch
1.1.1 Khái niệm sức chứa du lịch
Sức chứa du lịch là một khái niệm hàng đầu trong quản lý du
lịch do Hội đồng Du lịch và môi trường Anh đề xuất vào năm 1960
[2, tr.39]. Có nhiều nỗ lực của các học giả trong và ngoài nước trong
việc xây dựng khái niệm sức chứa du lịch. Hai học giả Middleton và
Hawkins Chamberlain đưa ra định nghĩa sức chứa du lịch là: “Mức
độ hoạt động của con người mà một khu vực có thể đáp ứng mà
không làm tổn hại tới môi trường, không làm ảnh hưởng tới cuộc
sống của cộng đồng địa phương, hoặc chất lượng trải nghiệm của du
khách bị suy giảm.” [13, pg 54]
Các định nghĩa trên đều có một điểm chung đó là coi sức
chứa là một điểm thể hiện số lượng du khách mà nếu vượt qua điểm
đó thì sẽ dẫn tới những tác động có hại tới điểm thăm quan.
1.1.2 Một số công thức tính sức chứa du lịch
Hai nhà nghiên cứu A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain đã đưa
ra các công thức tính toán về khả năng tải vật lý, khả năng tải thực tế
như sau:
• Khả năng chịu tải vật lý (PCC- Physical carrying capacity) là
giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du
lịch tại một khu, điểm du lịch tham quan trong một giới hạn
thời gian được xác định trước.
PCC = A .D.Rf (1)
- Trong đó A là diện tích của khu vực, điểm tham quan dự
kiến.
- D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham
quan hay nói cách khác là mật độ khách được đáp ứng trên
một mét vuông
- Rf là số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày.

1.2 Phương pháp quản lý du lịch thông qua mô hình quản lý sức chứa
du lịch
1.2.1 Khái niệm phương pháp mô hình du lịch sức chứa du lịch
8
Khái niệm mô hình quản lý (trong tiếng Anh là
“Framework”) được hiểu như là một quy trình bao gồm một chuỗi
nhiều bước dẫn dắt nhà quản lý và người lập kế hoạch phát triển một
vấn đề cụ thể. Một mô hình quản lý trong trường hợp này không cần
thiết đưa đến một công thức trả lời cho một vấn đề nhưng nó cung
cấp nền tảng lý thuyết mà thông qua đó vấn đề có thể được giải quyết
thành công. Có khá nhiều các mô hình quản lý khác nhau tồn tại và
có chung các đặc tính nhưng được phát triển trong các chính sách và
bối cảnh quản trị riêng biệt ảnh hưởng đến các yếu tố hoặc thành
phần liên quan.
1.2.2 Mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC
1.2.1.1 Khái niệm mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC
Khái niệm LAC như định nghĩa trong Bách khoa toàn thư
DLST là: “Một lý thuyết quản lý vùng thông qua việc chỉ ra các dấu
hiệu chỉ thị của chất lượng môi trường và tác động của du lịch, và chỉ
ra ngưỡng giới hạn mà ở đó có thể đạt được các mục tiêu bảo tồn tại
khu vực được bảo vệ” [22, pg 140].
1.2.1.1 Nội dung mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC
Hệ thống quy hoạch theo phương pháp giới hạn những những
thay đổi có thể chấp nhận được đã được xây dựng và phát triển trong
những năm 80 với mục đích giải quyết các vấn đề về quản lý các hoạt
động du lịch trong các khu bảo tồn quốc gia và gồm 04 phần chính
khớp nối với nhau:
(1) việc chỉ rõ các điều kiện xã hội và nguồn tài nguyên có thể đạt
được và chấp nhận được đã được xác định nghĩa bằng một loạt các
tham số có thể đo lường được;

(2) một sự phân tích về mối quan hệ giữa điều kiện hiện tại và những
điều được đánh giá là có thể chấp nhận được;
(3) việc xác định hành động quản lý là cần thiết để đạt được những điều
kiện này;
(4) một chương trình giám sát và đánh giá tính hiệu quả của công tác
quản lý.[20,pg 19]
LAC được thực hiện thông qua 9 bước cụ thể như sau:
9
(1) Xác định những giá trị, vấn đề và mối quan
tâm đặc biệt của khu vực
(2) Xác định và mô tả các vùng cơ hội cho hoạt
động du lịch
(3) Lựa chọn các dấu hiệu chỉ thị thể hiện các
điều kiện về nguồn lực tự nhiên và xã hội
(4) Kiểm kê nguồn
tài nguyên tự nhiên và điều kiện xã hội
(5) Định rõ những tiêu chuẩn cho các điều kiện
về tự nhiên và xã hội cho từng hạng cơ hội
(6) Nhận diện các cấp độ khả năng thay thế có
thể được cho phép
(7) Xác định các hoạt động quản lý cho mỗi cấp
độ khả năng thay thế
(8) Đánh giá và lựa chọn biện pháp thay thế tốt
hơn
(9) Thực hiện các hành động giám sát điều kiện
(Nguồn: Stephen F. McCool [18,
pg3]
Hình
1.2: 9
bước

thực
hiện
của LAC
1.2.1.3 Các đánh giá cốt lõi của LAC
10
Ba đánh giá đặc biệt quan trọng được thực hiện trong khuôn khổ
của LAC :
(1) Lựa chọn và định hình mục đích và những kết quả cần đạt được
tại một địa điểm nhất định
(2) Xác định và xếp thứ tự ưu tiên những vấn đề và mối quan tâm
được giải quyết thông qua mô hình lập kế hoạch
(3) Thiết lập các tiêu chuẩn cho những gì được định nghĩa là chấp
nhận được hoặc điều kiện không thể chấp nhận được
1.2.1.4 Điểm mạnh và điểm yếu của mô hình quản lý sức chứa du
lịch LAC
a- Điểm mạnh:
Thứ nhất trong số đó là tính rõ ràng
Thứ hai, LAC được phát triển dựa trên các nguyên lý và nội
dung mang tính khoa học, đặc biệt với sự tôn trọng dành cho việc
quản lý nhu cầu sử dụng du lịch. Thứ ba, LAC đại diện cho một quá
trình lý tính và có hệ thống, ở đó dòng chảy của thông tin và các kinh
nghiệm qua từng bước rất dễ hiểu, hiệu quả và hữu dụng .Thứ tư, mô
hình này tập trung vào những điều kiện tồn tại có thật, tình trạng có
thật, địa điểm có thật và vấn đề có thật.
b- Điểm yếu
Xét về các điểm yếu và những nhận xét chưa tích cực về
LAC có thể kể đến đó là LAC thường được xem là quá phức tạp và
tốn kém về thời gian tiền bạc đối với người quản lý khi áp dụng mô
hình này tại khu vực. Thêm vào đó, sự tham gia của cộng đồng
thường có nhiều hạn chế, do ở nhiều vùng hoang dã, trình độ của

người dân bản địa còn thấp, nên đòi hỏi người nghiên cứu sự khéo
léo và kiên trì trong tiếp cận các nhóm đối tượng này để thu thập
được những thông tin đóng góp hữu ích.
1.3 Hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia và vấn đề quản lý sức
chứa du lịch tại Vườn Quốc Gia
1.3.1 Khái niệm Vườn Quốc Gia
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về Quy chế quản lý rừng
11
thì VQG là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí
sau:
- VQG là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất
ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một
hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay
chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc
hữu hoặc đang nguy cấp.
- VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc
bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi
trường và DLST.
- VQG được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh
thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên
của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích
tự nhiên của vườn
1.3.2 Khoanh vùng sử dụng du lịch đối với Vườn quốc gia
Theo Gunn (1994), đối với một VQG khi bắt đầu đưa vào
khai thác du lịch, cần được khoanh vùng sử dụng một cách rõ ràng.
Ông đề xuất một mô hình khoanh vùng trong đó một VQG được
phân thành 3 phân khu: (1) phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, (2) phân
khu phục hồi sinh thái, (3) phân khu hành chính – dịch vụ. Ông
khẳng định, việc khoanh vùng các khu vực của VQG để lượng khách

chủ yếu tập trung trong những trung tâm dịch vụ, sẽ không gây tác
động lớn đến nguồn tài nguyên nhạy cảm và quý hiếm. [7,tr 34]
1.3.3 Tác động của du lịch tới Vườn Quốc Gia
Dù được xem như một ngành “công nghiệp không khói” và
là mũi nhọn kinh tế của nhiều vùng miền, nhưng song song với sự
phát triển rộng khắp của mình thì thực tế cũng đã chứng minh được
những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường tự
nhiên cũng như môi trường xã hội nói chung và đối với các Vườn
quốc gia nói riêng.
1.3.3.1 Tác động tích cực
- Du lịch là một trong những động lực quan trọng trong việc
thiết lập và bảo vệ các VQG. Giữa du lịch và và VQG có mối quan
hệ hữu cơ tương hỗ: Du lịch dựa vào tự nhiên và lại hỗ trợ lại trong
12
việc bảo tồn các nguồn tài nguyên tại đây. Du lịch sẽ trở thành một
hình thức sử dụng có lợi ích và bền vững nếu biết khai thác một cách
hợp lý và tuân theo những nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững.
1.3.3.2 Tác động tiêu cực
a- Tác động đến tài nguyên tự nhiên
b- Tác động đến tài nguyên nhân văn
1.4 Kinh nghiệm áp dụng mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC tại
Hoa Kỳ
Là quốc gia khởi nguồn của lý thuyết LAC, nên Hoa Kỳ
cũng là nước đi đầu trong quá trình áp dụng mô hình LAC vào thực
tiễn bảo vệ các khu vực hoang dã. Hệ thống quy hoạch theo phương
pháp Giới hạn những thay đổi có thể chấp nhận được lần đầu tiên
được thực hiên tại khu Tổ hợp hoang dã Bob Marshall rộng 682,000
ha thuộc Bang Montana, Mỹ.
TIỂU KẾT
Đối với các VQG tại Việt Nam, mức độ khai thác du lịch còn ở mức

độ thấp, chưa thể hiện rõ được đặc trưng của loại hình DLST hướng
tới bảo tồn, tuy nhiên những tác động từ hoạt động khai thác du lịch
lại không hề nhỏ. Theo báo cáo của 14/30 VQG và các khu bảo tồn
thiên nhiên, trong năm 2011 các VQG này đã đón tiếp 728.000 lượt
khách du lịch và tổng doanh thu chỉ đạt hơn 30 tỉ đồng. Hoạt động du
lịch trong một VQG thường chưa có sự phân vùng rõ ràng và những
quy định chặt chẽ đi kèm để kiểm soát tác động của du lịch. Vì vậy
việc áp dụng LAC có thể coi là một hướng đi có triển vọng, tiếp tục
nỗ lực của các nghiên cứu về du lịch sinh thái tại VQG trước đây và
đóng góp cho định hướng du lịch bền vững nói chung của cả nước.
13
CHƯƠNG 2:CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ
SỨC CHỨA DU LỊCH VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
QUẢN LÝ SỨC CHỨA DU LỊCH LAC TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG
2.1 Các điều kiện và hiện trạng du lịch ở Vườn quốc gia Cúc
Phương ảnh hưởng đến quản lý sức chứa du lịch.
2.1.1 Khái quát về Vườn quốc gia Cúc Phương
2.1.2 Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
2.1.2.1 Tài nguyên tự nhiên
2.1.2.2 Tài nguyên nhân văn
2.1.3 Các điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và
nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
2.2 Bước đầu ứng dụng mô hình quản lý sức chứa du lịch LAC
tại Vườn quốc gia Cúc Phương
2.2.1 Xác định mâu thuẫn cần giải quyết
Dựa trên những đánh giá hiện trạng khai thác du lịch tại VQG Cúc
Phương cho thấy, hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương đang đòi
hỏi phải có các giải pháp thích hợp để khắc phục nhằm đảm bảo sự
phát triển hài hòa giữa mục tiêu hàng đầu là bảo tồn sinh thái và mục

tiêu quan trọng là phát triển du lịch. Đây chính là mâu thuẫn chính
cần phải giải quyết. Mô hình quản lý sức chứa LAC đặc biệt phù hợp
trong việc giải quyết các mẫu thuẫn hay nói cách khác, tiền đề để áp
dụng mô hình LAC đó là phải tồn tại các mẫu thuẫn cần được LAC
phân tích và đưa ra phương án lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế
và nguồn lực con người. Hoạt động du lịch tại Cúc Phương đã được
Ban quản lý Vườn phát triển từ khá lâu, đạt được nhiều kết quả đáng
kể. Hoạt động du lịch cũng thể hiện vai trò quan trọng trong việc
giúp cho đông đảo du khách thăm quan có cơ hội khám phá tìm hiểu
thiên nhiên kỳ thú, từ đó giúp cho du khách có nhận thức về giá trị
cực kỳ quan trọng của rừng và giáo dục cho họ về việc bảo vệ môi
trường. Do đó hoạt động du lịch dù không phải là mục đích quan
trọng nhất trong hoạt động của Vườn, nhưng đó là một hoạt động
không thể tách rời trong điều kiện hiện tại. Những bất cập trong quản
lý du lịch nói chung và quản lý sức chứa nói riêng đang gây ra những
14
tác động xấu đến môi trường nơi đây, đặt ra tính cấp thiết phải có
những phương hướng cụ thể để giải quyết vấn đề này.
2.2.2 Khoanh vùng để áp dụng và xây dựng một số tiêu chí đánh
giá điều kiện du lịch
2.2.2.1 Khoanh vùng áp dụng
Như đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc
ứng dụng LAC sẽ được thực hiện tại tuyến thăm quan từ trung tâm
Bống đến Cây chò ngàn năm. Tuyến thăm quan nằm sâu trong phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn, bao gồm một khu vực đón khách
(Khu A thuộc trung tâm Bống) và một đường mòn đi bộ dài 3km dẫn
từ khu đón khách tới cây Chò ngàn năm. Khu vực đón khách có diện
tích rộng để đỗ các loại xe ô tô lớn, có khu vực cho khách ngồi nghỉ
chân, khu vực phục vụ ăn uống, bán đồ lưu niệm. Đường mòn dài
3km rộng trung bình 0,5m, có chất lượng địa hình tốt, dễ đi.Dọc

đường mòn có các điểm dừng chân nghỉ ngơi. Trên đường đi, du
khách có thể bắt gặp nhiều loại cây kì thú của tự nhiên và đôi khi vào
ban ngày có thể quan sát thấy một số loài động vật.
2.2.2.2 Xây dựng một số tiêu chí đánh giá điều kiện du lịch
Các dấu hiệu chỉ thị được lựa chọn để lấy ý kiến du khách tại tuyến
thăm quan từ Trung tâm Bống đến Cây Chò ngàn năm bao gồm:
1. Sự tập trung đông đúc du khách
2. Tiếng ồn
3. Vấn đề rác thải
4. Chất lượng giáo dục môi trường và hướng dẫn thăm quan
5. Chất lượng dịch vụ
Các tiêu chí này sẽ được thiết lập thành nội dung một bảng hỏi
để du khách lựa chọn trả lời. Việc đặt ra một tiêu chuẩn dựa trên
đánh giá của du khách sẽ dựa trên “Quy tắc 80/80”. Cụ thể, bằng
cách sử dụng cơ chế phản hồi của khách du lịch (phiếu góp ý tại điểm
cố định, bảng hỏi điều tra theo đợt, đóng góp ý kiến qua website và
email…) chúng ta có thể xác định được mức độ chấp nhận của du
khách về một số dấu hiệu chỉ thị và tiêu chuẩn cho chúng. Nếu 80%
du khách được lấy ý kiến cảm thấy hài lòng với một tiêu chuẩn trong
80% khoảng thời gian thăm quan, thì không có cần phải sửa đổi hoặc
15
thay đổi dấu hiệu chỉ thị và tiêu chuẩn. Ví dụ đối với hành động xả
rác là một hành động không được cho phép tại VQG tuy nhiên ban
đầu tại điểm thăm quan không có tiêu chuẩn cho số lượng rác và
thùng rác dọc đường mòn. Nếu thông qua việc sử dụng cơ chế phản
hồi của du khách chỉ ra rằng ít hơn 80% là khách cảm thấy không thể
chấp nhận được với số lượng rác quan sát dọc đường trong suốt
chuyến thăm quan, thì sau đó một số loại hành động quản lý nên
được đặt ra để đạt được mục tiêu là nâng mức độ hài lòng của du
khách lên đến 80% sau một khoảng thời gian dự kiến. Với các tiêu

chuẩn khác, chúng ta cũng sẽ điều tra ý kiến tương tự như vậy.Kết
quả điều tra sẽ phần nào thể hiện được quan điểm của du khách về
vấn đề môi trường nơi đây.
2.2.3 Xây dựng bảng hỏi điều tra ý kiến du khách về hiện trạng
du lịch tại tuyến thăm quan cây Chò ngàn năm.
Bảng hỏi là một trong những công cụ để lấy ý kiến du khách
rất hữu hiệu và nhanh chóng cho kết quả. Bảng hỏi được xây dựng
trong phạm vi đánh giá của luận văn bao gồm 21 câu hỏi chia làm 3
phần (Phụ lục 1)
- Điều tra tổng quát để phân loại du khách (từ câu số 1 đến câu số 5)
- Điều tra về các tiêu chí đánh giá điều kiện du lịch (từ câu số 6 đến
câu số 18)
- Điều tra về mức độ hài lòng của du khách nói chung (từ câu số 19
đến câu số 21)
2.2.4 Phân tích ý kiến du khách về hiện trạng du lịch tại tuyến
thăm quan cây Chò ngàn năm
Số lượng bảng hỏi được phát ra cho du khách tại tuyến thăm
quan cây Chò chỉ là 170 phiếu, số phiếu thu về là 163 phiếu. Như vậy
số lượng mẫu để đánh giá trong phần này là 163 mẫu. Số lượng này
không quá nhiều nhưng phù hợp với quy mô và mức độ khai thác
của đề tài - chỉ nhằm bước đầu đưa những cơ sở lý luận của mô hình
LAC vào thực tế tại Cúc Phương.
a/ Mức độ tập trung đông đúc du khách và tiếng ồn
Tuyến thăm quan từ trung tâm Bống tới cây Chò ngàn năm là
tuyến thăm
16
Trong kết quả khảo sát tuyến thăm quan này, số lượng khách
thăm quan trong nhóm tuổi từ 20 đến 30 tuổi chiếm 60,09%, số
lượng khách trong nhóm tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm 18,39%. Điều
này cho thấy độ tuổi du khách tương đối trẻ.Đây luôn là những người

thích khám phá tìm hiểu thiên nhiên, có hiểu biết nhất định và họ
thường được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin. Rất cần thiết có
những định hướng đúng đắn về du lịch sinh thái cho nhóm khách
này, giúp họ có nhận thức về việc bảo vệ môi trường, hạn chế những
hành động chưa đúng đắn có thể ảnh hưởng tới môi sinh như vứt rác
bừa bãi, bẻ cây, viết vẽ bậy, tiêu thụ sản phẩm hoang dã trái phép.
Khi thăm dò ý kiến du khách về sự đông đúc tại điểm thăm
quan, cần hiểu rõ rằng đây là một khái niệm cảm tính, không đồng
nhất tùy theo quan điểm mỗi người. Có thể đối với này là đông đúc
nhưng đối với du khách khác đó là bình thường.Có du khách mong
muốn được tận hưởng sự tĩnh mịch giữa không gian thiên nhiên
nhưng có du khách lại sợ cảm giác vắng vẻ yên tĩnh. Đặc biệt đối với
khách du lịch đại chúng thì lại thích được đi theo nhóm đông, thích
các hoạt động mang tính giải trí cao, thích không khí náo nhiệt.
Kết quả khảo sát ý kiến của du khách về mức độ đông đúc và sự ảnh
hưởng của tiếng ồn đến du khách cho thấy, có 20,23% du khách bị
cản trở khi di chuyển trên đường mòn và có 25,14% du khách phản
ánh bị cản trở khi đứng thăm quan tại cây Chò ngàn năm. Sự cản trở
chủ yếu tại các lối hẹp trên đường mòn, tại một số điểm dừng chân và
cản trở việc chụp ảnh lưu niệm tại điểm thăm quan.Tiếng ồn cũng
không phải là một cản trở tiêu cực đối với phần đông du khách. Chỉ
có 25,14% du khách cảm thấy bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của các
nhóm khác, trong khi đó co 40,47% du khách thậm chí không quan
tâm tới tiếng ồn xung quanh và cho rằng đó là điều bình thường tại
các điểm du lịch. Khi được hỏi có cần phải hạn chế bớt số lượng du
khách tại tuyến này hay không, thì 52,73% du khách cho rằng điều
đó không cần thiết, chỉ có 47,21% du khách đồng ý với ý kiến cần có
biện pháp giảm số lượng khách thăm quan tại đây. Điều này cho
thấy, mặc dù tuyến thăm quan cây Chò ngàn năm là một tuyến thăm
quan chính, thu hút lượng khách đông đảo đặc biệt vào các dịp lễ tết

17
cuối tuần, song đa phần du khách không cho rằng lượng du khách
đông gây phiền toái hay cản trở đáng kể trong chuyến thăm quan của
mình. Điều này có thể do chính bản thân du khách nằm trong một
nhóm thăm quan với số lượng lớn nên việc ồn ào chen lấn là việc dễ
hiểu với du khách. Với các khách đi nhóm nhỏ, hoặc các khách tham
gia du lịch chuyên đề thì ngược lại, họ cần thời gian để nghiên cứu
tìm hiểu thiên nhiên, được lắng nghe quan sát tiếng muông thú muốn
được tập trung nghe thuyết minh, mà những điều đó thì không thể
thực hiện được trong một khung cảnh ồn ào chen chúc. Do đó họ
mong muốn có thể hạn chế bớt số lượng du khách trên tuyến. .
b/ Vấn đề rác thải
Theo kết quả điều tra ý kiến du khách, mặc dù chỉ có 25,75%
du khách trả lời là vứt rác đúng nơi quy định, song rác thải lại là vấn
đề được 100% du khách quan sát thấy và phản ánh. Rác xuất hiện
nhiều nhất ở khu vực đường mòn vào rừng do tuyến đường dài, việc
quản lý và thu gom đều gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào ý thức
của du khách. Tại Bống vào các dịp cao điểm, khi lượng khách tăng
đột biến, việc kiểm soát xả rác cũng không được triệt để. Ngoài
nguyên nhân do ý thức du khách chưa tốt thì việc phân bổ thùng rác
dọc tuyến thăm quan cũng là một nguyên nhân mà du khách cho rằng
dẫn đến việc họ vứt rác chưa đúng nơi quy định.
d/ Chất lượng giáo dục môi trường và HDV
Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành du lịch và
phương tiện truyền thông đặc biệt là mạng Internet, thông tin về
VQG đã được cung cấp tương đối đầy đủ. Có nhiều đơn vị lữ hành tổ
chức các chương trình du lịch đến Cúc Phương được thiết kế riêng
với giá cả tương đối hợp lý. Tuy nhiên các tour du lịch này cũng chỉ
tập trung ở một số điểm thăm quan nổi bật của VQG (Cây Chò ngàn
năm, động Người xưa, trung tâm cứu hộ) mà ít đề cập tới các điểm

thăm quan khác. Ngoài ra, số lượng du khách lựa chọn các tour dạng
phổ thông như vậy đông đảo hơn nhiều so với các du khách có nhu
cầu đến thăm những điểm mới lạ trong Vườn. Sự lựa chọn này do
nguyên nhân chủ quan từ phía du khách (sở thích, thời gian hạn chế,
giá cả phù hợp…) nhưng cũng do nguyên nhân từ phía VQG chưa có
18
các biện pháp hiệu quả làm tăng sức hút của các điểm thăm quan
khác trong Vườn.
e/ Một số vấn đề tồn tại khác
Ngoài một số vấn đề nêu trên, kết quả khảo sát còn cho thấy
một số vấn đề còn tồn tại trên tuyến thăm quan như: Cây cối bị dẫm
nát (100% du khách quan sát thấy), các vết khắc đẽo, viết bậy trên
thân cây, vách đá hoặc chỗ nghỉ chân, đất bị bết dính đặc biệt là ở
khu vực cây Chò, du khách bẻ cây cối ven đường đi thăm quan. Các
hành động xâm hại môi trường này thực chất đã diễn ra trong thời
gian khá dài nhưng chưa có những đánh giá cụ thể về mức độ ảnh
hưởng.Điều này cần được làm rõ hơn trong các nghiên cứu chuyên
môn có liên quan.
f/ Mức độ hài lòng của du khách
Trên một nửa số du khách được hỏi đã lựa chọn trả lời “bình
thường”, “tương đối hài lòng”, số du khách cảm thấy hoàn toàn hài
lòng chiếm khoảng 10% và cảm thấy thất vọng vào khoảng 19%
Bảng 2.7: Mức độ hải lòng của du khách
Mức độ
Tỷ lệ khách được phỏng
vấn (%)
Hoàn toàn hài lòng 9.81%
Tương đối hài lòng 30.66%
Bình thường 40.47%
Tương đối thất vọng 19.01%

Hoàn toàn thất vọng 0
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Bên cạnh đó du khách cũng cho ý kiến về những điều cần được cải
thiện.Những hạng mục này đã ảnh hưởng tới chất lượng trải nghiệm
của du khách trong chuyến đi đã qua và có thể là nguyên nhân khiến
du khách không muốn quay lại thăm quan nơi đây. Đa phần du khách
mong muốn VQG Cúc Phương sẽ được cải thiện về tình trạng rác
thải bừa bãi trên tuyến thăm quan, chất lượng nhà vệ sinh, sự đa dạng
và đặc sắc của các sản phẩm lưu niệm được bày bán tại quầy lưu
niệm, chất lượng bữa ăn phục vụ trong các bữa chính.
19
Bảng 2.8: Ý kiến du khách về các hạng mục cần cải thiện
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Như vậy, thông qua khảo sát 163 ý kiến du khách về 4 tiêu chí đánh
giá chính và 2 phần khảo sát về một số vấn đề tồn tại, đã bước đầu
làm rõ được mức độ chấp nhận của du khách đối với các tiêu chí này.
Thông qua các ý kiến của du khách, sẽ giúp cho đơn vị quản lý có thể
xem xét bổ sung trong phương cách quản lý và giáo dục môi trường.
Trong đó tiêu chí đánh giá về vấn đề rác thải đáng quan tâm nhất do
số lượng du khách phản ảnh nhiều hơn cả. Ngoài ra số lượng khách
trả lời rằng vẫn vứt rác chưa đúng nơi quy định còn cao. Các biện
pháp quản lý tuyên truyền giáo dục cần phải được áp dụng để giảm
bớt số phần trăm du khách này xuống dưới 20%. Ti lệ 100% du
khách phản ảnh là nhìn thấy rác thải không được để ở đúng nơi quy
định là một vấn đề nghiêm trọng.
20
Các hạng mục cần cải thiện
Số lượng khách
đồng ý
a- Sự đông đúc/ Nhiều tiếng ồn từ du khách 41

b- Việc thu gom rác thải 131
c- Việc quản lý hoạt động của du khách 33
d- Bổ sung biển chỉ dẫn và bảng thông tin 65
e- Nhà vệ sinh 123
f- Cửa hàng dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm 103
g- Chất lượng đường mòn 17
h- Chất lượng nước 23
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LAC VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC QUẢN LÝ SỨC CHỨA
DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
3.1 Định hướng ứng dụng mô hình LAC cho việc quản lý sức
chứa du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
3.1.1 Đảm bảo mục tiêu bảo tồn trong họat động du lịch
Mục tiêu bảo tồn và các khu ưu tiên dành cho bảo tồn phải
được xác định rõ, giảm thiểu sức ép của du lịch số đông lên môi
trường, đồng thời làm phong phú thêm các loại hình du lịch. Hoạt
động du lịch phải được vận hành theo hướng cung cấp chứ không bị
lái theo nhu cầu của nhiều loại khách du lịch, đặc biệt là các khách du
lịch đại chúng. Các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí đều cần phải
thực hiện tại khu vực Cổng vườn. Cần có các kiểm soát chặt chẽ, các
chế tài đặc biệt trong quản lý hoạt động du lịch tại phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt.
3.1.2 Điều chỉnh sự phân bổ lượng khách tại các điểm thăm quan
3.1.3 Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường và quản lý hành vi du
khách
3.1.4 Triển khai các khảo sát trên diện rộng để đánh giá điều kiện
du lịch
3.2 Kiến nghị các đề xuất.
Với kết quả bước đầu khảo sát du khách về điều kiện mong
muốn, luận văn có một số kiến nghị và đề xuất trong việc quản lý du

lịch ở VQG Cúc Phương như sau:
3.2.1 Tăng cường giáo dục môi trường
3.2.1.1 Đảm bảo hệ thống thông tin
3.2.1.2 Các phương pháp tuyên truyền thông tin và giáo dục môi
trường
a- Tăng cường các phương tiện truyền tin, giáo dục môi trường trên
tuyên thăm quan.
b- Tăng cường hoạt động của trung tâm đón khách.
3.2.2 Quản lý thông qua việc điều tiết lượng du khách
3.2.3 Quản lý theo quy hoạch chặt chẽ
3.2.4 Duy trì hệ thống thu thập thông tin phản hồi du khách
21
KẾT LUẬN
Luận văn nghiên cứu các vấn đề quản lý sức chứa du lịch thông qua
mô hình LAC ở VQG Cúc Phương.Trong khuôn khổ giới hạn cho
phép về nội dung nghiên cứu, cho phép rút ra một số kết luận như
sau:
1. Du lịch đang được phát triển rộng rãi khắp các vùng, miền trên thế
giới cũng như ở Việt Nam và là ngành kinh tế mang lại nguồn thu
nhập lớn. Ở các VQG tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch được
22xem là một trong ba nhiệm vụ chính, bên cạnh việc tạo ra nguồn
kinh phí hỗ trợ cho bảo tồn, nó còn là phương tiện để tuyên truyền
các giá trị to lớn của tự nhiên và giáo giục nâng cao nhận thức bảo
tồn cho du khách .Chính vì thế mà nhà nước rất khuyến khích phát
triển du lịch sinh thái ở các VQG.
2. Du lịch ở các VQG có tính đặc thù, đó là loại hình du lịch có trách
nhiệm với thiên nhiên hoang dã. Việc kinh doanh dịch vụ du lịch ở
đây cần phải được quy hoạch trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn và
phát triển bền vững. Hiện tại khách du lịch ở VQG Cúc Phương có
thể chia thành hai loại tương đối khác biệt nhau, đó là khách du lịch

đại chúng và khách DLST, nhu cầu của hai đối tượng này ở nơi du
lịch rất khác nhau để vừa đáp ứng nhu cầu, vừa thu được lợi nhuận
cao. Khách du lịch đại chúng thích giải trí, vui chơi ồn ào và hưởng
thụ các dịch vụ ăn, nghỉ… sang trọng thì nên quy hoạch ở xa khu bảo
vệ nghiêm ngặt, còn khách du lịch sinh thái với các nhóm nhỏ thì có
thể tổ chức ở gần hơn vì hoạt động của họ không đưa lại tác động xấu
cho tự nhiên. Tuy nhiên trong tương lai khách du lịch đại chúng ở các
VQG được hạn chế dần để phát triển theo hướng du lịch sinh thái.
3. LAC là một mô hình quản lý sức chứa được áp dụng trong các
thập niên gần đây tại Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới. Mô
hình đã thể hiện được nhiều ưu điểm trong việc đưa ra phương pháp
quản lý linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, góp phần vào các nỗ lực phát
triển du lịch sinh thái
4. Việc bước đầu áp dụng LAC tại Cúc Phương đã thể hiện được tính
khả dụng và hiệu quả trong việc đánh giá các vấn đề còn tồn tại và
những mong muốn từ phía du khách. Việc áp dụng LAC còn cần có
22
một lộ trình lâu dài với sự tham gia của nhiều bên liên quan để đánh
giá tổng quát được hiện trạng và phương hướng quản lý đối với nơi
đây. Đây là hạn chế mà trong phạm vi của luận văn chưa giải quyết
được, cần tiếp tục trong các nghiên cứu tiếp theo.
23

×