Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác quản lý kinh
tế đang đứng trước yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng
và không ít phức tạp. Kế toán là một công cụ thu thập xử lý và cung cấp thông
tin về các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng
như bên ngoài doanh nghiệp. Và công tác kế toán cũng trải qua những cải
biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Việc thực hiện tốt hay không
tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý.
Công tác kế toán ở doanh nghiệp luôn bao gồm nhiều khâu, nhiều phần
hành và giữa chúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống
quản lý có hiệu quả. Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là
một trong những cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh
doanh.
Việc học tập và tìm hiểu kế toán không chỉ yêu cầu về học tập lý thuyết
mà còn đòi hỏi quá trình làm việc thực tế, để giúp đỡ sinh viên có thể tìm hiểu
sâu hơn, kĩ hơn, đúng đắn hơn về công tác kế toán. Nhà trường đã tổ chức cho
các sinh viên đợt thực tập kế toán để giúp sinh viên nắm vững hơn kiến thức
của mình, hiểu sâu hơn, đúng hơn, thực tế hơn về công tác tổ chức quản lý,
công tác kế toán, cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập môn kế toán và tìm hiểu thực tế tại Công ty
TNHH in Khuyến học, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS.
Đinh Thế Hùng cũng như các CBCNV của Công ty đã giúp em hoàn thành
Báo cáo thực tập của mình.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo gồm 3 phần :
Chương I : Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty TNHH in Khuyến học
Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH in Khuyến học
Chương III : Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH in Khuyến học
Do thời gian thực tập còn ít và khả năng của bản thân còn hạn chế nên
bản Báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp
của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Điêu Thị Thu Hằng
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH IN KHUYẾN HỌC
1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY IN KHUYẾN HỌC:
Công ty TNHH In Khuyến học là một Công ty độc lập, chức năng
chính là in ấn các loại tài liệu trên các chất liệu khác nhau; đồng thời Công ty
trực thuộc Hội khuyến học Việt Nam nên có những đơn hàng in ấn các loại tài
liệu nội bộ.
Công ty TNHH In Khuyến Học là một Công ty đã có một bề dày kinh
nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực in ấn tài liệu.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm:
- In ấn các loại sách báo, tem nhãn, quảng cáo ...trên mọi khổ giấy và
chất liệu giấy. Đặc biệt là các sản phẩm sách giáo dục và nghiên cứu
chuyên sâu cho cấp Đại học.
- Thiết kế ra film, scan chất lượng cao.
- Gia công các sản phẩm kỹ thuật cao như các tài liệu khổ A3,A0,…
phong thư, tờ rơi với thiết kế chuyên nghiệp.
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm:
- Các loại sách báo, tem nhãn, quảng cáo,… trên mọi khổ giấy và chất
liệu giấy. Đặc biệt là các loại sách chuyên môn, sách đào tạo, sách
nghiên cứu chuyên sâu,...
- Các bản film, scan chất lượng cao.
- Thiết kế, gia công các sản phẩm in ấn kỹ thuật cao, chất lượng tốt.
Có thể thấy sản phẩm của Công ty trong lĩnh vực in ấn là khá đầy đủ và
đa dạng. Các sản phẩm của Công ty theo đó bao gồm cả các sản phẩm đơn
giản và phức tạp; từ việc chế tạo các bản in chất lượng cao phục vụ in ấn đến
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
việc thực hiện in ấn sách báo, tem nhãn, quảng cáo,..và thiết kế gia công các
sản phẩm in kỹ thuật cao. Công ty có số lượng đơn đặt hàng in ấn khá ổn
định, các sản phẩm in có chất lượng tốt.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH IN KHUYẾN HỌC
Sau khi xem xét hợp đồng, bạn hàng, đánh giá khả năng thực hiện hợp
đồng, Giám đốc sẽ quyết định có ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng hay
không. Nếu chấp nhận và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, Giám đốc
sẽ giao việc tổ chức thực hiện Hợp đồng Phó giám đốc phụ trách sản xuất.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm phân công cũng như bàn giao
hợp đồng cho các phòng ban như phòng kế toán, hành chính, từ đó căn cứ vào
năng lực và chức năng của các đơn vị sản xuất để giao khoán nội bộ cho cá
nhân, bộ phận sản xuất đứng ra chịu trách nhiệm chính.
Sản phẩm được sản xuất ra phải trải qua rất nhiều quy trình khác nhau,
đòi hỏi khâu sản xuất hay công đoạn sản xuất nào cũng rất cần sự tỉ mỉ và
chính xác tuyệt đối. Sản xuất theo công đoạn được giao khoán cho từng bộ
phận phụ trách mỗi giai đoạn vừa sản xuất vừa kiểm tra chất lượng cho nhau,
đảm bảo chất lượng sản phẩm in, đáp ứng nhu cầu đơn đặt hàng, hợp đồng in.
Quy trình sản xuất ra sản phẩm được mô tả theo sơ đồ 1.1 bên dưới.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
S 1.1: Quy trỡnh sn xut sn phm
- Nghiờn cu kho sỏt thit k : Trờn c s hp ng, ni dung in, b phn
kho sỏt thit k s lờn c s bn thit k in vo mỏy tớnh v tin hnh iu chnh
cỏc trang in, trang nh, dũng, ct, kiu, ch Nu khỏch hng cú yờu cu
chp nh thỡ s tin hnh chp nh, thụng thng khỏch hng vn cú nh kốm
theo.
- Ch bn ra film: Sau khi ó lờn c bn thit k trờn mỏy tớnh v
chnh sa, bn thit k ny s c kim tra li phũng trỏnh cỏc sai sút khi
lờn bn film. Sau khi c kim tra c th v k lng; bn thit k ny s
c chuyn cho b phn ch bn film. B phn ch bn film s ch ra bn
film phc v cho vic thit k bn km phc v in. B phn ch bn film
tin hnh sa v sp xp khi in kt hp vi kh giy in.
- Thit k bn km: Trờn c s cỏc ti liu phim, nh bỡnh bn cú nhiu
cỏch b trớ tt c cỏc loi ch, hỡnh nh cú cựng mt mu vo cỏc tm mica
Điêu Thị Thu Hằng - KTK9
Nghiên cứu, khảo sát
bản thiết kế
Chế bản
Ra film
Thiết kế
bản kẽm
Chạy thử
trên máy in
In hàng loạtGia công
(cắt,cán,dán gáy,)
Hoàn thiện Kiểm tra lỗi
Đánh giá
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
theo từng trang in. Các tấm mica cho từng bình bản sẽ được phơi khô. Trên cơ
sở các tấm mica này để chế bản vào khuôn in nhôm hoặc kẽm.
- Chạy thử trên máy in: Sau khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm
hoặc kẽm (đã được phơi bản) lúc này bộ phận offset 4 trang, offset 8 trang,
offset 10 trang, offset 16 trang, sẽ tiến hành in thử và kiểm tra lại bản in một
lần nữa trước khi in hàng loạt theo chế bản khuôn in đó.
- In hàng loạt: Sau khi đã in thử và kiểm tra bản in đạt tiêu chuẩn các
bộ phận offset 4 trang, offset 8 trang, offset 10 trang, offset 16 trang, sẽ tiến
hành in hàng loạt theo chế bản khuôn in đó.
- Gia công: Sau khi bộ phận in đã in, sản phẩm sẽ được gia công cắt,
cán, dán gáy, đóng quyển,…
- Hoàn thiện và kiểm tra lỗi đánh giá: Sau quá trình gia công, sản phẩm
được hoàn thiện và tiến hành kiểm tra thành phẩm, đóng gói nhập kho và vận
chuyển cho khách hàng.
- Tương ứng mỗi giai đoạn công nghệ ở Công ty có một bộ phận công
nhân đảm nhiệm. Những công nhân này được tổ chức sắp xếp thành những
phân xưởng, mỗi phân xưởng luôn có nhiệm vụ, chức năng cơ bản riêng và có
mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH IN
KHUYẾN HỌC
Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH. Mô hình tổ chức bộ
máy quản lý của Công ty được biểu diễn theo sơ đồ 1.2 sau:
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
- Chủ tịch HĐQT: Là người có vị trí cao nhất trong Công ty, có quyền
quyết định các thay đổi về vốn, kế hoạch đầu tư với giá trị lớn từ 20% - 50%
tổng giá trị tài sản của Công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn, các kế hoạch
kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn, các chính sách lương thưởng
của nhân viên, …Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm trước HĐQT về các quyết
định của mình và phải giải trình với HĐQT về các quyết định, kế hoạch đầu
tư, kế hoạch kinh doanh của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn.
- Giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm điều hành mọi công
việc sản xuất kinh doanh trong Công ty, thực hiện các kế hoạch của Chủ tịch
HĐQT giao cho; Giám đốc có quyền quyết định kế hoạch đầu tư với giá trị
dưới 20% tổng giá trị tài sản của Công ty; đồng thời có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm các vị trí thích hợp trong Công ty; có quyền thực hiện các điều chuyển
cần thiết về người và tài sản theo đúng chủ trương của Chủ tịch HĐQT.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Phó giám đốc: 02 vị trí. Phó giám đốc phụ trách tài chính – nhân sự
giúp việc cho Giám đốc về các chính sách nhân sự, chính sách tiền lương, lập
kế hoạch nhân sự cho Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách sản xuất, giúp
việc cho giám đốc về hoạt động sản xuất; Phó giám đốc phụ trách sản xuất có
nhiệm vụ lập định mức chi phí, dự toán chi phí và kế hoạch sản xuất hàng
năm và trình cho Giám đốc phê duyệt; đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát
hoạt động sản xuất của Công ty, đảm bảo việc sản xuất diễn ra theo đúng kế
hoạch, đảm bảo việc thực hiện đúng hạn các hợp đồng sản xuất.
- Phòng Hành chính - Kế toán: chịu sự điều hành của Chủ tịch HĐQT
và Giám đốc công ty, đảm bảo các công việc kế toán diễn ra đúng quy trình,
chính xác, đầy đủ và kịp thời; luôn cung cấp thông tin, tình hình kinh doanh
của Công ty cho Ban lãnh đạo, phục cho việc ra các quyết định của Giám đốc
cũng như Ban lãnh đạo Công ty. Phòng kế toán của Công ty có chức năng
hạch toán kế toán, lên các Báo cáo tài chính, theo dõi tình hình kinh doanh
của Công ty và báo cáo cho Ban lãnh đạo Công ty.
- Phòng Kế hoạch sản xuất: phụ trách lên kế hoạch sản xuất, cân đối
đầu vào, đầu ra để báo cáo lên lãnh đạo, điều chỉnh giữa các đơn hàng với
nhau, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng từng đơn hàng. Phòng Kế hoạch sản
xuất có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Phó giám đốc phụ trách sản xuất
của Công ty về tình hình sản xuất cũng như kế hoạch sản xuất hiện tại của
Công ty, việc thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm và báo cáo cho Phó giám
đốc phụ trách sản xuất về các vấn đề này.
- Các tổ sản xuất (10 tổ)
o Tổ máy 16 trang: phụ trách các công việc liên quan đến máy in
16trang/lượt.
o Tổ máy 8 trang: phụ trách các công việc liên quan đến máy in 8 trang
o Tổ máy 4 trang: phụ trách các công việc liên quan đến máy in 4 trang
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
o Tổ bình bản: phụ trách chỉnh sửa bản thiết kế thành bản kẽm đưa đi
in hàng loạt
o Tổ máy cán, máy khâu: phụ trách cán màng (màng trong, màng mờ)
cho các sản phẩm đầu ra, khâu gáy sách in.
o Tổ máy gấp: phụ trách gấp sách theo đúng tỷ lệ quy định để chuyển
sang cắt thành trang thành phẩm
o Tổ máy giao
o Tổ máy vào bìa: phụ trách ghép lõi và bìa sách với nhau
o Tổ sách: phụ trách hoàn thiện sản phẩm
o Tổ gia công: phụ trách các công đoạn không thực hiện được bằng
máy.
Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, Giám đốc và Chủ
tịch HĐQT là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước toàn thể nhân
viên cũng như trước pháp luật. Họ là người điều hành mọi công việc sản xuất
kinh doanh chung của công ty. Từ đó, Giám đốc phân công công việc và giao
đầu việc cho từng bộ phận thực hiện. Phòng hành chính - kế toán phụ trách
các công việc chuyên môn để đảm bảo cung cấp đủ nguyên vật liệu sản xuất
cũng như các vấn đề phát sinh. Phòng kế hoạch sản xuất lên kế hoạch chính
xác, phối hợp chặt chẽ với phòng hành chính - kế toán để thực hiện các đơn
hàng. Các tổ sản xuất cùng nhau hoàn thiện các đơn hàng, đảm bảo quy trình
sản xuất (như sơ đồ 1 bên trên).
Các bộ phận có quyền phản ánh lại những sai phạm, cùng phối hợp
đảm bảo quá trình sản xuất, cung cấp đủ số lượng, đảm bảo chất lượng cho
các đơn hàng.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH IN KHUYẾN HỌC
2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH IN KHUYẾN
HỌC
Tổng quan về chi phí sản xuất tại Công ty TNHH In Khuyến học
Phương pháp xác định chi phí sản xuất tại Công ty
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bá ra có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định.
Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí
về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác... Có rất nhiều khoản mục chi phí khác nhau phát sinh tại công
ty. Do đặc điểm sản phẩm của Công ty có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, quy
cách, chi tiết khác nhau, bên cạnh đó quy trình công nghệ sản xuất lại phức
tạp vì vậy chi phí phát sinh ở Công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoản
mục chi phí và phải được thường xuyên theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng
và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Điều đó đòi hái công tác kế toán phải được
tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác và
phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh.
Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty vào cuối tháng, các khoản mục chi phí
phát sinh tại Công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giá
thành căn cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp lập thành các
bảng phân bổ chi phí cho cả quý để tiến hành tính giá thành.
Chi phí sản xuất ở Công ty được tập hợp theo ba khoản mục:
− Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
− Chi phí nhân công trực tiếp
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
− Chi phí sản xuất chung
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
2.1.1.1. Nội dung:
Khoản mục này bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính
như: giấy, mực in, bản kẽm…,vật liệu phụ như: cồn công nghiệp, keo dán, xà
phòng bột, axeton…
Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản
xuất, kinh doanh ở các Công ty. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh.
Nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty In Khuyến học được theo dõi chi
tiết theo các loại như sau:
Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công
chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu
chính tại Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn từ 80% đến 85% trong tổng chi phí
nguyên vật liệu bao gồm ba loại là: Giấy, mực in và bản kẽm.
- Giấy bao gồm các loại sau:
- Mực in, bao gồm các loại sau: Mực xanh tím Việt Nam, mực Nhật
đen, mực Nhật đỏ, mực đen Trung Quốc, mực đỏ Trung Quốc, mực vàng
Trung Quốc, mực xanh Trung Quốc, mực nhũ vàng, mực Italia màu vàng,
mực chống sáng, mực vecni.
- Bản kẽm, bao gồm các loại sau: Bản Nhật máy 16 trang, bản máy
Trung Quốc 10 trang, bản Trung Quốc máy 16 trang, bản Trung Quốc máy 4
trang, bản Italia máy 16 trang.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trong
quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu phụ được sử dụng kết hợp với nguyên vật
liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Tại
Công ty In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, nguyên vật liệu phụ bao gồm
những loại sau: cồn công nghiệp (đơn vị: lít), dầu hoả (đơn vị: lít), keo dán
PVA (đơn vị: kg)..
- Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được dùng để thay thế, bảo dưỡng,
sửa chữa các máy móc, thiết bị. Tại Công ty In - Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội , phụ tùng thay thế bao gồm: vòng bi 608 (đơn vị: vòng), bóng đèn neon
1,2m (đơn vị: cái), bóng đèn neon 0,6m (đơn vị: cái), bóng đèn 100-200 (đơn
vị: cái)...
- Phế liệu: là những nguyên liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất,
những nguyên vật liệu này có thể được dùng lại tại Công ty hoặc bán ra ngoài.
Phế liệu, bao gồm các loại sau: giấy in hỏng; giấy lề, giấy xước ở bên ngoài
các lô giấy cuộn; lõi của lô giấy; phôi giấy; giấy bị ố, ngả màu.....
Để đáp ứng nhu cầu vật liệu cho sản xuất. Hàng quý căn cứ vào kế
hoạch sản xuất và các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, phòng kế hoạch lên
các kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu để trình lên Phó giám đốc phụ trách sản
xuất của Công ty phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, phòng kế hoạch sẽ làm
việc với các bộ phận có liên quan để tiến hành mua và nhập hàng phục vụ cho
sản xuất.
Trong quá trình sản xuất nếu phát sinh nhu cầu vật liệu ngoài kế hoạch
thì các bộ phận lập báo cáo gửi lên phòng kế hoạch để lên phương án trình
Phó giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty phê duyệt và triển khai thực
hiện. Một số trường hợp, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian cho các
đơn đặt hàng các tổ sản xuất có thể tự đảm nhận phần vật liệu (nếu có thể) sau
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khi được sự đồng ý của Phó giám đốc phụ trách sản xuất của Công ty sau đó
thanh toán với Công ty theo khối lượng thực tế phát sinh.
2.1.1.2.Tài khoản sử dụng:
- Kế toán chi phí sử dụng tài khoản 621 để theo dõi chi phí nguyên vật
liệu phát sinh trong năm. Tài khoản 621 được mở cho tất cả đơn đặt hàng phát
sinh trong năm, mà không mở tài khoản chi tiết cho từng đơn hàng riêng biệt
do kỳ kế toán áp dụng tại Công ty là theo năm.
- Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu kế toán sử dụng
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu và được mở chi tiết theo 3 tiểu khoản:
+ TK 1521 : Nguyên vật liệu chính
+ TK 1522 : Vật liệu phụ
+ TK 1523 : Nhiên liệu.
Trong đó với từng tiểu khoản, kế toán mở các mã hàng chi tiết theo dõi
đến từng loại nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng trong sản xuất.
2.1.1.3.Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết:
- Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ nguyên vật liệu: là căn cứ để phản
ánh giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng và phân bổ giá trị
vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng trong tháng.
Cơ sở để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu là các phiếu xuất kho nguyên vật
liệu phát sinh trong tháng.
- Việc hạch toán kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được
thực hiện theo sơ đồ sau:
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sơ đồ 2.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chú thích:
(1) Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
(2a) Trị giá NVL mua dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
(2b) Thuế GTGT được khấu trừ
(3) Trị giá NVL dùng không hết, phế liệu thu hồi
(4) Kết chuyển và phân bổ chi phí NVLTT vào các đối tượng chịu chi phí
(5) Chi phí NVL vượt trên mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán.
2.1.1.4.Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp:
Do đặc trưng của Công ty, kế toán sử dụng phương pháp sổ số dư để
theo dõi và hạch toán chi tiết hàng tồn kho, theo đó:
Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất,
tồn ngoài ra cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho trên thẻ kho
vào Sổ số dư.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
14
TK 111, 112, 141, 331…
TK 621
TK 154 (TK 631)
TK 152, 153 (TK 611)
TK 152
TK 632
TK 133.1
(1) (3)
(4)
(5)
(2a)
(2b)
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tại phòng kế toán: Định kỳ 3 đến 5 ngày, kế toán nhận chứng từ do thủ
kho chuyển đến, có lập phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào đó, kế toán lập
Bảng luỹ kế nhập xuất tồn. Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên Sổ số dư do thủ
kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trên sổ
số dư với Bảng luỹ kế nhập xuất tồn.
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư
Phương pháp này giúp tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều
công việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ. Tuy nhiên
sử dụng phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đối
chiếu và phát hiện sai sót; đòi hỏi đội ngũ kế toán có trình độ cao.
* Khi nhập vật liệu
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khi có nhu cầu về vật liệu, Phòng kinh doanh tổ chức cho cán bộ đi
mua vật tư về nhập kho. Khi nhập kho, căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất
kho của bên bán, hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư do bộ phận
kiểm tra chất lượng kiểm tra chất lượng quy cách vật tư, người phụ trách bộ
phận kế hoạch vật tư lập phiếu nhập kho thành 3 liên:
+ Một liên gửi lên phòng kinh doanh (kế hoạch vật tư) giữ
+ Một liên thủ kho giữ lại để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển lên cho
phòng kế toán làm căn cứ đối chiếu kiểm tra.
+ Một liên dùng để làm thủ tục thanh toán giao nhận hàng
Ví dụ: Ngày 11/01/2010 mua vật tư về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn
GTGT số 054745 ngày 11/01/2010 (biểu 1), biên bản kiểm nghiệm vật tư
(biểu 2), bộ phận kế hoạch vật tư lập phiếu nhập kho (biểu 3).
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Biểu 2.1
Hoá Đơn (GTGT)
Liên 2: (Giao cho khách hàng)
Ngày 11/01/2010
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Nam Sơn
Địa chỉ: Số tài khoản
Điện thoại: Mã số
Họ tên người mua : Anh Cường
Địa chỉ:
Đơn vị: Công ty TNHH In Khuyến học
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số 054745
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
1. Giấy Bãi Bằng 70g/m2 Kg 5.700 15.600 88.920.000
2. Giấy Cút sê 200g/m2 Tờ 20.000 2.450 49.000.000
Cộng tiền hàng 137.920.000
Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT 13.792.000
Tổng tiền thanh toán 151.712.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm năm mốt triệu bảy trăm mười hai nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu 2.2 Biên bản kiểm nghiệm Mẫu số 05-VT
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(vật tư, sản phẩm hàng hoá) Số 01
Ngày 11 tháng 01 năm 2010
Căn cứ vào hoá đơn số 054745 ngày 11/01/2010 của Công ty TNHH
Nam Sơn.
Ban kiểm nghiệm gồm:
- Ông : Lê Xuân Chính Trưởng ban
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư
S
T
T
Tên nhãn
hiệu,quy cách
vật tư
Phương
thức kiểm
nghiệm
Đơn
vị
tính
Số lượng
theo
chứng từ
Kết quả kiểm nghiệm
Ghi
chú
Số lượng
đúng QCPC
Số lượng
sai
QCPC
1
Giấy Bãi
Bằng 70g/m2
Chọn mẫu Kg 5.700 5.700
2
Giấy Cút sê
200g/m2
Chọn mẫu Tờ 20.000 20.000
3
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số lượng vật tư đủ, chất lượng tốt.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Biểu2.3: Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT
Ngày 11 tháng 01năm 2010 Số 01
Họ tên người giao hàng: anh Hùng
Theo hoá đơn số 054745 ngày 11/01/2010
Của Công ty TNHH Nam Sơn
S
T
T
Tên nhãn hiệu
quy cách phẩm
cấp vật tư
MS
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Theo hợp
đồng
Thực
nhập
1.
Giấy Bãi Bằng
70g/m2
G01 Kg 5.700 5.700 15.600 88.920.000
2.
Giấy Cút sê
200g/m2
G05 Tờ 20.000 20.000 2.450 49.000.000
Cộng 137.920.000
Nợ TK 152 : 137.920.000
Nợ TK 1331 : 13.792.000
Có TK 111 : 151.712.000
Cộng thành tiền bằng chữ: Mười chín triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Trường hợp xuất vật liệu
Trên thưc tế việc thu mua và nhập kho vật liệu là do phòng kinh doanh
căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng thangs,quý để lên kế hoạch cung ứng
vật tư.Nghiệp vụ xuất kho phát sinh khi có yêu cầu của bộ phận sản xuất
(phân xưởng) về từng loại vật liệu có quy cách, số lượng bộ phận kế hoạch
vật tư sẽ thiết lập phiếu xuất kho thành ba liên.
- Một liên phòng kinh doanh (kế hoạch vật tư )giữ.
- Một liên giao cho thủ kho để ghi vào thử kho, cuối tháng
chuyển cho kế toán làm căn cứ ghi sổ.
- Một liên giao cho người nhận vật tư.
Ví dụ: Ngày 15/01/2010, xuất kho nguyên vật liệu cho phân xưởng in.
Khi đó bộ phận kế hoạch vật tư lập phiếu xuất kho (biểu 4)
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Biểu 2.4 Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT
Ngày 15
tháng 01 năm 2010 Số 01
Họ tên người nhận vật tư: Anh Tuấn Nợ TK 621
Phân xưởng in Có TK 1521
Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất
Xuất tại Kho Công ty
S
T
T
Tên nhãn hiệu, quy
cách phẩm cấp vật tư
MS
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1
Bản Trung Quốc
máy 16
B01 Bản 200 200 54.000 10.800.000
2
Giấy bãi bằng
70g/m2
G01 Kg 800 800 15.600 12.480.000
Cộng 23.280.000
Cộng thành tiền bằng chữ: Hai ba triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng chẵn.
Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho
đơn vị cung tiêu
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tại kho: Hàng ngày thủ kho tiến hành ghi chép phản ánh tình hình
nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu cho chỉ tiêu số lượng trên mỗi thẻ
kho( mỗi thẻ được chi tiết một loại vật liệu)
Biểu 2.5 Thẻ kho (trích) Mẫu số 06-VT
Tháng 11 năm 2010
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Giấy bãi bằng 70g/m2
Đơn vị tính : kg
Mã số
ST
T
Chứng từ
Trích yếu
Số lượng Ký xác
nhận
của kế
toán
SH
Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
Tồn kho đầu kỳ 300
1 PN01 11/01 Anh Hùng 5.700
2 PX01 15/01 Anh Tuấn 800
………
………
Kiểm kê ngày 31/01 5.700 2.000 4.000
Để đảm bảo tính chính xác số vật liệu tồn kho hàng tháng, thủ kho phải
đối chiếu số thực tồn kho và số tồn ghi trên mỗi thẻ kho. Trong khoảng 3 – 5
ngày, thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập, xuất kho và thẻ kho lên cho phòng
kế toán (kế toán nguyên vật liệu).
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tại phòng kế toán: Sau khi nhận các chứng từ nhập, xuất và thẻ kho,
kế toán tiến hành phân loại chứng từ nhập, xuất riêng theo từng loại vật liệu
để kiểm tra xem thủ kho có ghi chép và tính đúng số lượng vật liệu tồn kho
cuối tháng và đối chiếu xem số liệu có đúng hay không, đồng thời tiến hành
vào sổ kế toán chi tiết ( Biểu 6)
Biểu 2.6 Trích sổ chi tiết tài khoản 621
Tài khoản 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Từ ngày: 01/01/2010 đến ngày: 31/01/2010
Số dư đầu kỳ 0
Chứng từ
Diễn giải
TK
đ/ư
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
15/1/2009 PX01
Bản Trung Quốc máy 16
1521
10.800.000
15/1/2009 PX01
Giấy bãi bằng 70g/m2
1521
12.480.000
....................
....................
Tổng phát sinh nợ: 354.000.000
Tổng phát sinh có: 354.000.000
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày 31 tháng 1 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Biểu 2.7 Trích chứng từ ghi sổ số 11
Tháng 1 năm 2010
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Ngày 15/01/2010 xuất 621 1521 23.280.000
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vật tư phục vụ sản xuất
…………. …….. ….. ………….
Cộng 354.000.000
Kèm theo … chứng từ gốc
Ngày 31 tháng 01 năm 2010
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.8 Trích chứng từ ghi sổ số 12
Tháng 1 năm 2010
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu
154 621 354.000.000
Cộng 354.000.000
Kèm theo … chứng từ gốc
Ngày 31 tháng 01 năm 2010
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.9 Trích sổ cái tài khoản 621
Tài khoản 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Tháng 1 năm 2010
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số tiền
Ghi
chú
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
Số dư đầu năm 0
Số phát sinh trong
tháng
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
31/01 11 31/01
Chi phí nguyên vật
liệu chính
1521 354.000.000
31/01 12 31/01
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu
154 354.000.000
Cộng số phát sinh
tháng
354.000.000 354.000.000
Số dư cuối tháng 0
Cộng lũy kế từ đầu
quý
- Sổ này có 01 trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 01
- Ngày mở sổ: 01/01/2010
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Ngày 31tháng 01 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thực tế, kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty không sử dụng
bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ mà theo dõi trực
tiếp tình hình luân chuyển vật liệu, công cụ dụng cụ trên thẻ kho và cuối
tháng được tổng hợp vào sổ số dư.
§iªu ThÞ Thu H»ng - KTK9
25