Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu cơ sở cho dự án quản lý nước dựa vào cộng đồng (CWMPs)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 62 trang )








Dự án Inclusion/

Chương trình Quản trị Nước Mekong
Việt Nam



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ CHO
DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

(CWMPs)

BÁO CÁO KỸ THUẬT



do
Lê Anh Tuấn – Huỳnh Vương Thu Minh
Đinh Diệp Anh Tuấn – Nguyễn Thị Phương Thảo






Cần Thơ, Tháng 8/2015



























Tài liệu này có thể được trích dẫn theo:
Lê Anh Tuấn, Huỳnh Vương Thu Minh, Đinh Diệp Anh Tuấn và Nguyễn Thị Phương

Thảo, 2015. Nghiên cứu cơ sở cho Dự án Quản lý Nước Dựa vào Cộng đồng (CWMPs).
OXFAM - DRAGON - WARECOD, Dự án Inclusion/ Chương trình Quản lý Nước
Mekong, Việt Nam, Báo cáo kỹ thuật, 60 trang.


Ảnh bìa: Một cánh đồng lúa bên trong Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao
(Ảnh: Lê Anh Tuấn, 2015)
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 3

MỤC LỤC
MỤC LỤC 3

CẢM TẠ 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH SÁCH HÌNH 8

DANH SÁCH BẢNG 9

1.


GIỚI THIỆU 10

2.

THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ CÁC NƠI NGHIÊN CỨU 11

2.1.

Dự án kiểm soát nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 11

2.2.

Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao 12

2.3.

Dự án thuỷ lợi Ô Môn – Xà No 13

2.4.

So sánh giữa dự án Bắc Vàm Nao và Ô Môn - Xà No 14

3.

PHƯƠNG PHÁP 15

3.1.

Các tiếp cận nghiên cứu 15


3.2.

Lý thuyết PIM 16

3.3.

Lý thuyết Thai Baan 16

3.4.

Lý thuyết phân tích SWOT 17

4.

CÁC PHÁT HIỆN 18

4.1.

Thể chế/ chiến lược/ chính sách hiện hành 18

4.1.1.

Thể chế hiện tại 18

4.1.2. Thực hiện Quản lý Tưới có sự Tham gia 19

4.2.

Bối cảnh và hiện trạng vùng nghiên cứu 22


4.2.1. Bối cảnh và tình hình của các nguồn tài nguyên nước và sông 22

4.2.2. Cơ cấu quản lý cộng đồng về tài nguyên nước 23

4.3.

Thực hiện PIM 25

4.3.1.

Vận hành quản lý Tiểu vùng Bắc Vàm Nao 25

4.3.2.

Phân tích Giới trong Quản lý Tiểu vùng ở Bắc Vàm Nao 29

4.3.3.

Bài học rút ra từ Quản lý Tiểu vùng Bắc Vàm Nao 30

4.3.5. Phân tích SWOT cho việc thành lập một SrMB mới ở xã Tân Hoà 31

BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015




OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 4

4.4.

Thảo luận về Thaibaan 32

4.4.1.

Vận hành theo Thaibaan operation (Vàm Nao và Mỹ Hòa 3) 32

4.4.2. Phân tích Giới trong nghiên cứu Thaibaan 33

4.4.2.1. Sự tham gia về giới ở Mỹ Hòa 3 và Vàm Nao 33

4.4.3. Bài học rút ra từ Thaibaan 36

5.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN CÁO 37

5.1.

Kết luận 37

5.2.

Khuyến cáo 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39


PHỤ LỤC 1 41

Câu hỏi phỏng vấn 1.1 41

Câu hỏi phỏng vấn 1.2 44

Câu hỏi phỏng vấn 1.3 47

PHỤ LỤC 2 50

DANH SÁCH CÁC NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 50

PHỤ LỤC 3 54

Một số hình ảnh chuyến khảo sát 54


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 5


CẢM TẠ


Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tham gia của Ô. Phạm Văn Lê, Ô. Vương Hữu Tiến,
Ô. Nguyễn Văn Hùng, Ô. Trần Quang Viễn, Ô. Nguyễn Quốc Luật, các nhân viên phòng
ban thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, Ban Quản lý Dự án
Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao, các đại diện của Ban Quản lý Tưới có sự Tham gia ở
Tiểu vùng (PIM Sub-regions) của dự án, những người đã chia sẻ dữ liệu và thông tin
về Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Chi cục
trưởng Chi cục Thủy lợi Thành phố Cần Thơ: Ô. Bùi Quang Minh và Ô. Đặng Quốc
Tân, đã sẵn lòng cung cấp thông tin về Dự án Thủy lợi Ô Môn - Xà No. Tổ chức Oxfam
đã tài trợ cho nghiên cứu này. Nghiên cứu được hỗ trợ và hợp tác của Trung tâm Bảo
tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD).

Đồng thời cảm ơn hai nữ sinh viên Đại học Cần Thơ của chúng tôi: Bùi Thảo Linh và
Lê Thị Túy Kiều, đã tham gia cuộc phỏng vấn trong các đợt khảo sát với chúng tôi
trong khu vực dự án.


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 6

CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACI Agricultural Cooperatives for Irrigation
(Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy lợi)
AG An Giang

AMWRP Australian Government's Mekong Water Resources Program
(Chương trình Tài nguyên nước Mekong của Chính phủ Úc)
AU$ Australia Dollars
(Đô la Úc)
AusAID Australian Agency for International Development
(Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc)
CPC Commune People’s Committee
(Uỷ ban Nhân dân Xã)
CT Can Tho
(Cần Thơ)
CTU Can Tho University
(Đại học Cần Thơ)
CWMP Community Based Water Management Project
(Dự án Quản lý Nước Dựa vào Cộng đồng)
DRAGON Delta Research And Global Observation Network
(Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan trắc Toàn cầu/
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ)
DFAT Department of Foreign Affairs and Trade
(Bộ Ngoại giao và Thương mại)
GoA Government of Australia
(Chính phủ Úc)
GoV Government of Vietnam
(Chính phủ Việt Nam)
IWRM Integrated Water Resources Management
(Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp)
NVNWCP North Vam Nao Water Control Project
(Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao)
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT


2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 7

NEDECO Netherlands Engineering Company
(Công ty Tư vấn Kỹ thuật Hà Lan)
NRM Natural Resources Management
(Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên)
MARD Ministry of Agriculture and Rural Development
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
ONL Oxfam Novib
(Tổ chức Oxfam – Hà Lan)
OMXN O Mon – Xa No
(Ô Môn – Xà No)
OMXNIP O Mon – Xa No Irrigation Project
(Dự án Thủy lợi Ô Môn - Xà No)
PC People’s Committee
(Ủy ban Nhân dân)
PIM Participatory Irrigation Management
(Quản lý Tưới có sự Tham gia)
SrMB Sub-region Management Board
(Ban Quản lý Tiểu vùng)
SWOT Strength – Weakness – Opportunity – Threats
(Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội – Thách thức)
VND Vietnamese Dongs
(Đồng Việt Nam)
WARECOD Center for Water Resources Conservation and Development

(Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước)
WB World Bank
(Ngân hàng Thế giới)

BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Một số dự án thuỷ lợi ở Đồng bằng Sông Cửu Long 11

Hình 2: Vị trí của Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao ở An Giang 12

Hình 3: Giới hạn biên của Dự án thuỷ lợi Ô Môn – Xà No 14

Hình 4: Sơ đồ tổ chức của NVNWCP 20

Hình 5: Tổng lượng nước theo tháng ở Tân Châu (S. Tiền) và Châu Đốc (S. Hậu) 22

Hình 6: Lưu lượng sông Mekong qua sông Vàm Nao (1996 – 2000) 23

Hình 7: Đỉnh lũ ghi nhận ở Trạm thuỷ văn Tân Châu (1926 – 2011) 23


Hình 8: Sắp xếp tổ chức cho quản lý dự án 24

Hình 9: Cấu trúc đặt hàng tưới của cộng đồng và thực hiện 25

Hình 10: Bản đồ vị trí 24 đơn vị tưới theo Tiểu vùng ở Bắc Bàm Nao 27


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 9


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Khác biệt cơ bản giữa Bắc Vàm Nao và Ô Môn – Xà No 14

Bảng 2: Các quyết định chính thức liên quan trong tỉnh và huyện 19

Bảng 3: Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ tổ chức của NVNWCP 21

Bảng 4: Diện tích nông nghiệp của 24 đơn vị tưới theo Tiểu vùng ở Bắc Bàm Nao 28

Bảng 5: Phân tích SWOT cho xã Tân Hoà 32


Bảng 6: Sở hữu / tiếp cận các nguồn ở Mỹ Hoà 34

Bảng 7: Phân bố lao động trong các hộ ở Mỹ Hoà 3 35

Bảng 8: Tiến trình quyết định trong gia đình ở Mỹ Hoà 3 35

Bảng 9: Sở hữu/tiếp cận các nguồn ở Hậu Giang 1 36

Bảng 10: Phân bố lao động trong các hộ ở Hậu Giang 36

Bảng 11: Tiến trình quyết định trong gia đình ở Hậu Giang 1 36


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 10


1. GIỚI THIỆU
Tổ chức Oxfam Úc dẫn đầu Chương trình Quản trị Nước Vùng Mekong và đồng
thực hiện với Tổ chức Oxfam Hà Lan (ON), Oxfam Mỹ và nhóm các quốc gia Mekong.
Chương trình góp phần cho Chiến lược và Phân tích Khu vực kết nối Đông Á của
Oxfam và Chương trình Tài nguyên Nước Mekong của Chính phủ Úc (AMWRP) giai
đoạn 2014 -2018. Dự án Inclusion là một trong số tiểu dự án trong chương trình

này. Dự án Inclusion/ Chương trình Quản trị nước Mekong ở Việt Nam được tài trợ
cho việc định danh, quản lý và phân phối các sự kiện, tập huấn và xây dựng năng lực
về quản trị nước và quản lý tài nguyên thiên nhiên thuộc dự án này.

Đối tác của Oxfam tại Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên
nước (WARECOD) đã triển khai Dự án Quản lý Tài nguyên Nước dựa vào Cộng đồng
ở xã Tân Trung và xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ tháng 1 năm 2013.
WARECOD áp dụng phương pháp ThaiBaan cho nghiên cứu hoạt động có sự tham
gia của cộng đồng ở các ấp chủ đích. Các dự án hiện tìm hiểu các vấn đề của quản lý
tài nguyên nước tổng hợp (IWRM) và tăng cường năng lực địa phương trong việc
bảo vệ môi trường và quản lý nước và nguồn thuỷ sản ở ấp Vàm Nao và Mỹ Hóa 3.
Trong năm thứ hai, Oxfam sẽ hỗ trợ WARECOD để thành lập một ban quản lý thủy
lợi tiểu vùng (SrMB) mới tại hai ấp, hiện nằm ngoài Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm
Nao cũng như nâng cao nhận thức hiểu biết của cộng đồng sự và tham gia đối thoại
với ủy ban nhân dân tỉnh và/hoặc địa phương và duy trì hoạt động hiệu quả của các
SrMB.

Nghiên cứu cơ sở này là một phần quan trọng của tiến trình triển khai dự án và
những phát hiện sẽ cung cấp cho sự can dự của WARECOD do Oxfam tài trợ trong
khu vực dự án (An Giang); tuy nhiên, như WARECOD đã bắt đầu một dự án nghiên
cứu tại Thành phố Cần Thơ (Ô Môn - Xà No) được tài trợ của Dự án Nước, Đất và Hệ
sinh thái (WLE), so sánh tài liệu về chính sách và thực tiễn của hai tỉnh thấy được sự
cần thiết cho tương lai các cột trụ liên kết và không gian đối thoại chính sách trong
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của DFAT.

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON) thể hiện
sự cam kết và quan tâm cao để thực hiện các nghiên cứu cơ sở này tại các tỉnh An
Giang và Cần Thơ trong khuôn khổ dự án Inclusion. Một nhóm nghiên cứu gồm 4
thành viên, do PGS. TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện DRAGON chủ trì, đã làm
việc chặt chẽ với nhóm dự án Oxfam và WARECOD ở hai tỉnh để hoàn thành nghiên

cứu này trong thời gian từ 15 tháng 5 đến 10 tháng 8 năm 2015.

BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 11

2. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ CÁC NƠI NGHIÊN CỨU
2.1. Dự án kiểm soát nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam là phần cuối hạ lưu thuộc Lưu vực
Sông Mê Công trước khi chảy ra Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Tổng diện tích tự nhiên
của đồng bằng là 3,9 triệu ha, chiếm khoảng 12% của tổng diện tích cả nước, trong
đó 2,4 triệu ha đất hiện đang sử dụng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và 0,4
triệu ha cho lâm nghiiệp. Năm 2009, vùng Đồng bằng là nơi cư trú của 18,6 triệu
người. Đồng bằng Sông Cửu Long được xem là vùng sản xuất ền nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản lớn nhất và cũng là một vùng đất ngập nước lớn nhất của đất nước
(Tuấn và Guido, 2007).

Nhằm gia tăng sản lượng nông nghiệp như là một trong những mục tiêu quốc
gia trong ba thập kỷ qua, nhiều dự án kiểm soát nước ở ĐBSCL đã được phát triển để
cải tạo và phát triển tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt, công trình hạ tầng ngăn mặn và
chống lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Hình 1). Hai dự án kiểm soát nước: Bắc Vàm
Nao và Ô Môn - Xà No được tập trung vào nghiên cứu này.

Hình 1: Một số dự án thuỷ lợi ở Đồng bằng Sông Cửu Long

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 12

2.2. Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao
The North Vam Nao Water Control Project had its origins in concepts
developed under the Master Plan for the Mekong Delta completed by the
Netherlands Engineering Company (NEDECO, 1993). Following an initial request
from the Government of Viet Nam (GoV) to the Government of Australia (GoA) in
1992, the first pre-feasibility and design missions for the North Vam Nao Scheme
took place in 1993 and 1994. From 2002 to 2007, the North Vam Nao Water Control
Project (NVNWCP) was implemented in Phu Tan and Tan Chau districts, An Giang
province. North Vam Nao looks like an island bounded by the Tien River and Hau
River and connected by canal systems which divide it from adjacent parts of the
island (Figure 2).
Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao bắt nguồn từ ý tưởng phát triển trong
trong Quy hoạch Tổng thể Đồng bằng Sông Cửu Long do Công ty Tư vấn Kỹ thuật Hà
Lan (NEDECO, 1993) hoàn thành. Theo đề xuất của Chính phủ Việt Nam (GoV) đến
Chính phú Úc (GoA) năm 1992, dự án tiền khả thi đầu tiên và nhiệm vụ thiết kế cho
các Đề án Bắc Vàm Nao đã tiến hành vào năm 1993 và 1994. Từ 2002 đến 2007, Dự
án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao (NVNWCP) đã được triển khai ở các huyện Tân
Châu và Phú Tân, tỉnh An Giang. Bắc Vàm Nao trông giống như một hòn đảo được
bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu và nối với nhau bằng hệ thống kênh mương phân

chia các phần lân cận của đảo (Hình 2).

Hình 2: Vị trí của Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao ở An Giang

Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ tỉnh An Giang thiết lập và vận hành một hệ thống
quản lý nước hiệu quả ở Bắc Vàm Nao bền vững về mặt xã hội và môi trường và có
lợi cho nền kinh tế địa phương qua hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, dự án nhắm
đến thể hiện lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng Vàm Nao, nhất là về bảo vệ môi
CÔNG TRÌNH
KIỂM SOÁT LŨ Ở
BẮC VÀM NAO
TỈNH AN GIANG
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 13

trường và thông qua tiếp cận có điều phối quản lý nước và đất. Tăng cường năng lực
của các cơ quan cấp tỉnh ở tỉnh An Giang để lập kế hoạch, vận hành và duy trì hệ
thống kiểm soát nước tổng hợp ở Bắc Vàm Nao hiệu quả và hiệu ích, đáp ứng các yêu
cầu của nhiều người dùng (Cơ quan Phát triển Quốc tế của Úc - AusAID, 2007).

Mục tiêu mong đợi để nâng cao điều kiện sống và sinh kế cho người dân địa
phương với sự phát triển của một hệ thống quản lý nước có sự tham gia theo định
hướng dịch vụ. Các NVNWCP liên quan đến việc xây dựng các kết cấu kiểm soát

nước kết hợp hệ thống thủy lợi và phòng chống lũ lụt, bao gồm cả công trình đê bao,
16 cống chính và 39 cống nhỏ dọc theo đê bao và mạng lưới kênh và đê nội đồng,
bao gồm khoảng 30,836 ha diện tích tự nhiên, trong đó 24,039 ha đất nông nghiệp
(tính 78%) sử dụng cho cây lúa và cây màu. Khu vực dự án bao gồm 22 đơn vị hành
chính các xã nông thôn, phường, thị trấn, thuộc huyện Tân Châu ở phía bắc (12%
tổng diện tích) và huyện Phú Tân ở phía nam (88%). Dự án được tài trợ và trực tiếp
giám sát thông qua AusAID và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MONRE).
Tổng chi phí của dự án là khoảng 35,5 triệu đô la Úc (Chính phủ Việt Nam góp 19.5
triệu đô la Úc và Chính phủ Úc đóng góp 16 triệu Đô la Úc, bao gồm 8,4 triệu đô la Úc
trực tiếp cho dự án và 7,6 triệu đô la Úc cho đê bao bên ngoài phạm vi dự án). Hệ
thống thủy lợi đã bắt đầu hoạt động từ năm 2008.
2.3. Dự án thuỷ lợi Ô Môn – Xà No
Mục tiêu của dự án này: (i) chủ động ngăn chặn sự xâm nhập mặn từ biển Tây
trong mùa khô; thoát nước, xả phèn và trữ nước ngọt tại chỗ để phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp ổn định trong vùng dự án; (ii) chủ động kiểm soát lũ cho toàn bộ
khu vực tiểu dự án để tăng 2-3 vụ lúa mỗi năm, (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển giao thông đường thủy, và (iv) góp phần tái phân bố lao động một cách khoa
học và hợp lý. Dự án dự định mang lại lợi thế trong việc lập kế hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp. Ước tính số lượng người hưởng lợi từ dự án này là 250.465 người.
Khu vực này có 41.123 ha đất nông nghiệp sẽ được ngăn chặn xâm nhập mặn và bảo
vệ cây lúa. Dự án hỗ trợ xây dựng 41 cống chính và 125 cống thứ cấp, khoảng 234
km đê và các phần khác của đê hiện có được nâng cấp để bảo vệ đất nông nghiệp với
tần suất lũ là 1 lần trong 20 năm (Ngân hàng Thế giới, 2011).

Dự án OMXN đã được khởi công xây dựng từ tháng 4/2005 tại xã Nhơn Ái,
huyện Phong Điền qua tuyến đường thuỷ Ô Môn và Xà No, sông Cái Tư, kênh Tắc
Ông Thục và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2007. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống
chưa chưa được khép kín do chưa thoả đáng ở khâu bồi thường giải phóng mặt bằng
cho người dân địa phương làm tiến độ chậm. Bên cạnh đó, một số công trình đã
xuống cấp hoặc cửa cống không đủ rộng để tiêu thoát nước (cống Cầu Nhiếm thuộc

huyện Phong Điền, cũng như một số hệ thống cống ở Quận Ô Môn, Thành phố Cần
Thơ).
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 14


Hình 3: Giới hạn biên của Dự án thuỷ lợi Ô Môn – Xà No

2.4. So sánh giữa dự án Bắc Vàm Nao và Ô Môn - Xà No
Hai dự án kiểm soát nước: Bắc Vàm Nao (NVNWCP) và Ô Môn - Xà No
(OMXNIP) đều là cơ sở hạ tầng nông thôn lớn cho khu vực địa phương. Các dự án
này có những mục tiêu chung về kiểm soát lũ, tưới - tiêu cho gia tăng trồng lúa và
cây màu. Tuy nhiên, hai dự án kiểm soát nước này có một số khác biệt cơ bản, như
chỉ ra ở Bảng 1.

Bảng 1: Khác biệt cơ bản giữa Bắc Vàm Nao và Ô Môn – Xà No
Mục NVNWCP OMXNIP
Nguồn tài chính GoA + GoV WB + GoV
Ngăn mặn Không Có
Đã xây dựng và vận hành toàn bộ (đến nay) Có Không (*)
Quản lý nước liên tinh Không Có
Thành lập Ban quản lý nước có sự tham gia (PIM) Có Không
(*) OMXNIP hiện đang xây dựng các hạng mục công trình của dự án.


Through discussions with the authorities of the Departments of Water
Management of Can Tho City, the OMXNIP is not yet completed all its construction
items as planned, so the project did not work effectively. OMXNIP expand through
three provinces as Can Tho, Hau Giang and Kien Giang, led by the MARD. Each
province has managed only its local construction items of projects and, up to now,
there is no concrete plans to coordinate in project’s multi-provincial irrigation
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 15

operation. So, it is a big challenge if a PIM plan at the community level is expected to
set up.
Qua thảo luận với Chi cục Thuỷ lợi Thành phố Cần Thơ, dự án OMXNIP chưa
hoàn thành tất cả các hạng mục công trình theo kế hoạch, nên dự án đã không vận
hành hiệu quả. OMXNIP mở rộng qua ba tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang,
vẫn do Bộ NN & PTNT quản lý. Mỗi tỉnh chỉ quản lý hạng mục xây dựng trên địa
phương của dự án, và cho đến nay, không có kế hoạch cụ thể để phối hợp trong hoạt
động dự án thủy lợi liên tỉnh. Vì vậy, dự án là một thách thức lớn nếu một kế hoạch
PIM ở cấp độ cộng đồng được dự kiến thiết lập.


3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Các tiếp cận nghiên cứu

Có nhiều tài liệu và báo cáo về hoạt động và quản lý thủy lợi ở đồng bằng
sông Cửu Long, ở cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh. Một nghiên cứu bàn giấy được
thực hiện để xem xét các chính sách chính phủ Việt Nam, bao gồm cả luật pháp của
Chính phủ, đã cải cách dự án kiểm soát lũ và thủy lợi liên quan đến nông dân địa
phương như thế nào. Phương pháp tiếp cận theo hướng nghiên cứu trường hợp là
cần thiết, nghiên cứu cũng kết hợp với các cuộc phỏng vấn với các quan chức chính
phủ / các nhà ra quyết định / nông dân để hiểu rõ hơn những vấn đề bên trong của
giải pháp Quản lý Tưới có sự Tham gia (PIM), với trọng tâm là Dự án Kiểm soát
Nước Bắc Vàm Nao, tỉnh An Giang. Song song với rà soát chính sách, nghiên cứu
cũng xét đến các thể chế, cơ cấu, hoạt động và chức năng của một một số tiểu vùng
đại diện của 24 Ban quản lý tiểu vùng tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Do giới hạn
về thời gian và các nguồn tài chính, các cuộc điều tra phỏng vấn được thực hiện tại
các tiểu khu vực số 10, 11, 18, 20, 22 và 23. Theo các tư vấn của các cán bộ của Sở
NN & PTNT An Giang, các Tiểu vùng đã được chọn là ba đại diện của ba nghiên cứu
trường hợp khác nhau: các hoạt động hiệu quả nhất (Tiểu vùng 18), các hoạt động
vừa phải (Tiểu vùng 10, 11, 20, và 22), và các hoạt động không thành công (Tiểu
vùng 23). Trong mỗi tiểu vùng phỏng vấn từ 3-5 thành viên đại diện của khu vực và
thảo luận thông qua các câu hỏi và câu trả lời ở dạng mở.

Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện tại thành phố Cần Thơ về thể
chế hiện hành của chính phủ Việt Nam về việc thành lập, vận hành và chức năng,
phân bổ nguồn lực cho PIM ở cấp quốc gia và khu vực trong dự án Ô Môn - Xà No.

Nghiên cứu Thái Baan là một phần trong cuộc khảo sát này. Dựa trên phương
pháp kinh nghiệm - thu thập số liệu, tài liệu, phân tích và phản biện của các chuyên
gia - và căn cứ vào các giá trị truyền thống của địa phương hợp tác, nghiên cứu thực
địa được thực hiện như một hoạt động chung. Thu thập số liệu, thảo luận và học hỏi
là những hoạt động xã hội đã giúp xây dựng ý thức cộng đồng.

Liên quan đến dự án là thành lập một Tiểu vùng mới lân cận dự án NVNWCP,

phân tích SWOT (viết tắt của Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) được sử
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 16

dụng trong nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng có thể và yếu tố ảnh hưởng
khác cho một kế hoạch, địa điểm, sản xuất, người dân địa phương.
3.2. Lý thuyết PIM
Quản lý Tưới có sự Tham gia (PIM) đã được giới thiệu từ cuối thập niên 1980
(Basavaraj, 2012). PIM là một hướng phát triển có sự tham gia nhằm tăng cường sự
liên hệ của nông dân địa phương như là những người sử dụng nước trong hoạt động
tưới và quản lý tưới. PIM được xem là một tổ chức xã hội đại diện cho nông dân vì
lợi ích tập thể của người sử dụng nước tưới đến Chi cục Thủy lợi của Nhà nước
(thường đại diện là Ban Quản lý Dự án Thủy lợi) để hỗ trợ quá trình ra quyết định
của địa phương các cấp trong hệ thống kiểm soát nước và trong tất cả các khía cạnh
của quản lý thủy lợi, đáp ứng yêu cầu của nhiều người dùng. Điều này ngụ ý một sự
thay đổi trong cách mà bản thân người nông dân nhìn thấy và gia tăng trách nhiệm
của họ (Vella, 2004). Hơn nữa, PIM cũng là một cách tiếp cận để phát triển nông
thôn, tập trung vào con người: phát triển nông thôn có sự tham gia (David, 2003).
Trong suốt ba thập kỷ qua, khoảng 60 quốc gia có diện tích tưới tiêu quan trọng đã
áp dụng PIM ở các mức độ và cách thức khác nhau (Kulkarni và Tyagi, 2013).

Ở Việt Nam, theo chính sách "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nông dân ở
các vùng khác nhau đã góp phần đáng kể vào việc đầu tư vào các hệ thống thủy lợi

với 3 mức khác nhau từ 12% tổng đầu tư ở Đồng bằng Sông Hồng, đến 30- 50% ở
các vùng khác và đến 80-100% đối với công trình thủy lợi quy mô nhỏ bằng cách
riêng quản lý của họ (MARD, 2004). Trung tâm Quản lý Thủy lợi có sự Tham gia (gọi
tắt là CPIM) trực thuộc Viện Nghiên cứu Tài nguyên nước, đã được thành lập, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua Quyết định ngày 22 tháng 12 năm
2004 (Trung và Tuyên, 2009).

Theo MARD (2004, trang 3): "Từ năm 1995, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế như ADB, WB, DANIDA, các tổ chức phi chính phủ như Oxfam Anh, Oxfam
Hồng Kông, một số mô hình PIM như Hợp tác xã Người dùng Nước, Hiệp hội Người
dùng Nước ở các tỉnh Lào Cai Thanh Hóa, Nghệ An, v.v…. đã được thành lập, hoạt
động và đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt, một số Hợp tác xã Người
dùng Nước (WUCs) đã tiến hành quản lý cơ cấu tổ chức, được chính quyền địa phương
chuyển giao trong phạm vi quy mô liên xã. Những WUCs này đã hoạt động có hiệu quả
và được nông dân hỗ trợ tích cực. Hiệu quả của các mô hình này đã được tổng kết và
trình bày trong nhiều hội nghị và hội thảo. Đây là một tiền đề và cơ hội tốt để phát
triển PIM ở Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn".

3.3. Lý thuyết Thai Baan
Nghiên cứu Thái Baan - người dân tại chỗ chính là những người thực hiện - là
phương pháp tiếp cận tri thức nhằm chỉ ra những hiểu biết địa phương về môi
trường và cách thức người dân tương tác với nó. Nghiên cứu phản ánh sự hiểu biết
thực tế của người dân về sự phức tạp và năng động của tài nguyên thiên nhiên, các
cách sử dụng tài nguyên, và kinh doanh mang tính đạo đức của những người phụ
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015




OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 17

thuộc tài nguyên vào sinh kế của họ. Nghiên cứu Thái Baan là đi sâu hơn nghiên cứu
sự tham gia thông thường. Dân làng chọn những gì họ muốn nghiên cứu và cộng
đồng của họ quyết định những thành viên của nhóm nghiên cứu và cung cấp các
thông tin chủ chốt. Người dân thu thập dữ liệu trong cuộc sống hàng ngày của họ về
vụ mùa trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
và sản vật nông thôn của họ đến các thị trường (Chayan, 2005; IUCN, 2005).

Phương pháp nghiên cứu truyền thống giải quyết các nguồn lực tự nhiên và
vấn đề đời sống đôi khi bị hạn chế. Điều này đúng cả cho các hệ sinh thái ven sông
phức tạp và các nền kinh tế địa phương, chúng không phù hợp với tư duy người dân.
Các hệ sinh thái hỗ trợ sự trù phú của các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và tự
nhiên, phụ thuộc vào những sự thay đổi bất thường theo mùa, đặc tính của lũ lên và
lũ rút. Sự phức tạp của sinh kế địa phương không được đánh giá đầy đủ và thường
tập trung vào một tính năng đặc biệt của các chiến lược sinh kế địa phương. Nghiên
cứu ThaiBaan minh họa sinh kế nông thôn dựa trên việc sử dụng kết hợp một loạt
các nguồn thích nghi với những thay đổi theo mùa. Khi tập trung xem xét việc canh
tác lúa, ThaiBaan cho thấy trồng lúa quan trọng như là một phần của chiến lược sinh
kế đa dạng, tích hợp.

Nghiên cứu ThaiBaan cung cấp một tầm nhìn phía trước cho sự khôn ngoan
và kinh nghiệm của người dân thành nền tảng cho việc giám sát và đánh giá tài
nguyên thiên nhiên, và cho người dân địa phương có một vai trò hàng đầu trong
phát triển bền vững của địa phương.
3.4. Lý thuyết phân tích SWOT
Phân tích SWOT (hay ma trận SWOT lựa chọn), do Albert S Humphrey khởi
xướng trong thập niên 1960, là một kỹ thuật hữu ích để hiểu Điểm mạnh và Điểm

yếu của bạn, và xác định cả Cơ hội và Thách thức mà bạn phải đối mặt (Nguồn:
SWOT liên quan đến
việc xác định các mục tiêu của công việc - tổ chức dự án và xác định các yếu tố bên
trong và bên ngoài thuận lợi và không thuận lợi để đạt được những mục tiêu đó.
SWOT phân tích phần quan trọng của thông tin thành hai phạm trù chính:

• các yếu tố bên trong - những điểm mạnh và điểm yếu nội tại của tổ chức;
• các yếu tố bên ngoài – những cơ hội và thách thức do môi trường bên ngoài
tác động đến tổ chức.

Trong nghiên cứu này, SWOT có thể được sử dụng để "khởi động" xây dựng
chiến lược của một PIM mới được đề xuất cho tiểu vùng thứ 25. Phân tích sẽ giúp
một điều hiểu biết, cái nhìn tổng quát của dự án cần cho sự gắn kết và vị trí “cạnh
tranh” thành công.


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 18

4. CÁC PHÁT HIỆN
4.1. Thể chế/ chiến lược/ chính sách hiện hành
4.1.1. Thể chế hiện tại
Trong hai thập kỷ qua, sự tham gia của người dân địa phương trong các dự án

phát triển thủy lợi đã được thể chế hoá bằng nhiều văn bản pháp quy như:
• Nghị quyết Số 06 ngày 11/10/1998 của Bộ Chính trị Đảng về một số vấn đề
của nông nghiệp - phát triển nông thôn đã nhấn mạnh: " có những chính
sách để khuyến khích người dân tham gia đầu tư, quản lý và khai thác công
trình thủy lợi ";
• Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về "Khai thác và Bảo vệ Công trình Thủy lợi";
• Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về "Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ Công trình
Thủy lợi";
• Thông tư 75/2004/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
ngày 20/12/2004 về "Hướng dẫn việc thành lập Tổ chức Hợp tác Sử dụng
Nước";
• Công văn số 3213/BNN-TL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày
30/12/2004 về "Khung Chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam";
• Thông tư 65/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban
hành 12/10/2009, về "Hướng dẫn về tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi phân cấp công trình thuỷ lợi".

Tổng quát, sự liên quan hoặc tham gia của cộng đồng thể hiện như các hình
thức cơ bản là:
(1) Đóng góp lao động để xây dựng các công trình thủy lợi;
(2) Đóng góp tài chính thông qua thủy lợi phí hàng năm để chi cho quản lý và vận
hành, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi. Từ năm 2008, Chính
phủ Việt Nam đã áp dụng chính sách mới cho nông dân về quy định nâng phí
tưới hàng năm; người dân địa phương chỉ phải trả về thủy lợi phí nông
nghiệp tính theo lượng nước tưới sử dụng.

Quản lý có sự tham gia và khai thác công trình thủy lợi của nhân dân được
nâng cấp thông qua việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về phân cấp quản lý,

lập và chuyển giao các công trình thủy lợi quản lý và khai thác các nhóm sử dụng
nước tại địa phương (WUG). WUG được hiểu rằng là một đơn vị nước dùng cho địa
phương quản lý thủy lợi tạo thành một nhóm người sử dụng nước – qui mô nhỏ,
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 19

chẳng hạn như tưới tiêu. Ban đầu, thành lập WUGs đã được tiến hành bởi chính
quyền địa phương và Ban quản lý các dự án thủy lợi.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi, người dân địa phương đã độc
lập quản lý các công trình thủy lợi cho 2,4 triệu ha diện tích lúa, tương đương với
50% của hệ thống thủy lợi lớn được xây dựng và quản lý bởi các doanh nghiệp nhà
nước kiểm soát.
4.1.2. Thực hiện Quản lý Tưới có sự Tham gia
Tại An Giang, liên quan đến các chính sách địa phương trong thực hiện Dự án
Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao, Bảng 2 liệt kê các quyết định của tỉnh và huyện trong
tại tỉnh An Giang, Phú Tân, huyện Tân Châu. Nhìn chung, quản lý dự án, phối hợp và
các cơ quan giám sát và cơ chế đã được cấu trúc một cách hợp lý và thực hiện có
hiệu quả. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia này đã giúp tăng cường quyền sở
hữu của địa phương cũng như tạo ra lợi thế giao thương giữa các đối tác và cộng
đồng địa phương. Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao có sự tham gia các bên liên
quan, các cơ quan chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã; ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn và nhân viên kỹ thuật thủy lợi; cộng đồng địa phương, các nhóm

nông dân hợp tác xã và khác nhau; và khu vực tư nhân như các công ty xây dựng
nước và đơn vị dịch vụ thủy lợi. Hiện nay, các đề án cơ cấu tổ chức có thể thể hiện
như trong hình 4.
Bảng 2: Các quyết định chính thức liên quan trong tỉnh và huyện

TT. Quyết định Số. Nội dung chính
1 Số 1779/QĐ-UBND ngày
12/9/2006, của Ủy ban Nhân
dân Tỉnh An Giang
Quyết định về việc Thành lập Ban Quản
lý Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao
2 Số 44/2007/QĐ-UBND, ngày
27/08/2007, của Ủy ban Nhân
dân Tỉnh An Giang
Quyết định về phân cấp quản lý, khai
thác công trình thủy lợi trong hệ thống
Bắc Vàm Nao
3 Số 55/2010/QĐ-UBND ngày
17/11/2010 của Ủy ban Nhân
dân Tỉnh An Giang
Ban hành quy định về quản lý, khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh An Giang
4 Số 1687/QĐ-UBND, ngày
17/05/2010, của Ủy ban Nhân
dân huyện Phú Tân
Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt
động của quản lý thủy lợi tiểu vùng Bắc
Vàm Nao hệ thống ở huyện Phú Tân
BASELINE STUDY FOR


COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 20


Hình 4: Sơ đồ tổ chức của NVNWCP

Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của NVNWCP như trong hình 4, có thể thấy
rằng tỉnh và huyện, thông qua Ban Quản lý của NVNWCP, vẫn giữ một vai trò quan
trọng trong việc quản lý công trình thủy lợi theo hướng ra quyết định từ “trên -
xuống”. Họ chủ động sắp xếp quy trình lịch vận hành mở/đóng cống (các cống chính
trên các đê bao). Nông dân địa phương được phép tham gia vào việc quản lý nước
một phần chỉ trong khu vực tiểu vùng của họ, như yêu cầu cấp và thoát nước theo
tiếp cận từ dưới - lên. Nông dân ký hợp đồng với Hợp tác xã Nông nghiệp phụ trách
về Thủy lợi để cung cấp nước tưới lấy từ các các kênh rạch thứ cấp và cống tiểu
vùng. Các chức năng và vai trò của từng bên liên quan trong được thể hiện trong
Bảng 3.

UBND

tỉnh An Giang
S
ở Nông nghiệp và Phá
t
triển Nông thôn

Các S
ở khác


liên quan
UBND huy
ện

Tân Châu và Phú Tân
UBND xã

(22 xã, thị trấn, phường
trong phạm vi dự án)
Ban Qu
ản lý

Dự án Bắc Vàm Nao
Ban Qu
ản lý

Tiểu vùng
(SrMB)
Đặt
hàng

Đ
ấu thầu
hoặc tư vấn
Các h
ộ h

ư
ởng
lợi trong vùng
dự án
H
ợp
đ
ồng

Cty TNHH

Khai thác
Công trình
Thuỷ lợi
-

HTX Nông
nghiệp dịch vụ
Tưới tiêu

- Tổ Hợp tác
Dịch vụ
Tưới tiêu


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015




OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 21

Bảng 3: Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ tổ chức của NVNWCP
TT. Bên liên quan Chức năng và nhiệm vụ
1 UBND Tỉnh An Giang
• Cung cấp các hướng dẫn cụ thể và quyết định trong
chính sách quản lý nước công cộng
2 Sở NN & PTNT và các
Sở khác có liên quan
ở An Giang
• Cụ thể hoá chính sách của tỉnh và thông báo đến
huyện và Ban QL dự án NVNWCP.
• Giám sát tất cả các hoạt động và duy trì các thủ tục
liên quan đến các hoat động của NVNWCP


Báo cáo v

i UBNN t

nh AG.

3 UBND huyện Tân
Châu và Phú Tân
• Tiếp nhận văn bản chính thức và làm việc với Ban
QL dự án NVNWCP.
• Chỉ đạo UBNN các xã và SrMBs

• Báo cáo với Sở NN & PTNT AG và các bên liên quan
4 Ban Quản lý dự án
NVNWCP
• Thực hiện quyết định của UBNN tỉnh AG về kiểm
soát nước trong khu vực dự án.
• Quản lý dự án và hoạt động thủy lợi theo lịch trình
và duy trì các công trình kiểm soát nước chính
(cống chính và kênh rạch).
• Ký kết với Công ty Khai thác và Quản lý Công trình
Thủy lợi cho xây dựng và hoạt động.
• Kết hợp với BQL Tiểu vùng.
• Vận hành và báo cáo tài chính đến Sở NN & PTNT
AG, các UBNN huy

n và

Phòng Ban khác
.

5 Công ty Khai thác và
Quản lý Công trình
Thủy lợi của Tỉnh
• Là Doanh nghiệp Công Ích (thuộc quản lý của nhà
nước) chuyên về xây dựng và vận hành các công
trình thủy lợi để kiểm soát nước.
• Vận hành lịch tưới theo chỉ đạo của Ban Quản lý
NVNWCP
.

6 Ban Quản lý Tiểu

vùng (SrMBs)
• Đại diện của cộng đồng trong quản lý thủy lợi cho
chính quyền huyện và dự án BVN.
• Giám sát cống kênh mương, đê, kè thứ cấp ở tiểu
khu vực của họ.
• Tiếp nhận và thông báo cho tất cả các yêu cầu tưới
tiêu của nông dân ở các tiểu vùng của họ.
• Giải quyết mâu thuẫn liên quan đến sử dụng nước
nếu có trong tiểu vùng.
7 Nông dân
• Đề xuất yêu cầu tưới tiêu của họ đến SrMB.
• Liên hệ với HTX cho nhu cầu tưới nội đồng.
• Thanh toán tiền bơm nước với HTX.
8 Hợp tác xã Nông
nghiệp về Dịch vụ
Tưới tiêu
• Là Doanh nghiệp Tư về dịch vụ thủy lợi.
• Tiếp xúc với nông dân về tưới nội đồng.


Thu
phí

bơm nư

c
t


nông dân

.


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 22

4.2. Bối cảnh và hiện trạng vùng nghiên cứu
4.2.1. Bối cảnh và tình hình của các nguồn tài nguyên nước và sông
Ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cũng như tỉnh An Giang nói riêng,
mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, chiếm khoảng 90%
tổng lượng mưa trong năm. Trong thời gian tháng 7 đến tháng 12, nước lũ từ sông
Mekong kết hợp với lượng mưa lớn làm vùng trũng khó tiêu nước như Vàm Nao bị
ngập úng suốt 4 tháng, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất và đời sống. Dòng
chảy lũ lớn hơn dòng chảy mùa khô khoảng 25-30 lần (Hình 5). Trong thế kỷ 20,
đồng bằng đã có 11 trận lũ rất lớn được ghi nhận là bằng hoặc cao hơn 4,50 m so với
mực nước biển trung bình (MSL) tại mốc Hà Tiên (mức cao độ tham chiếu 0,00 m),
trong năm 1904, 1923, 1937, 1961, 1966, 1978 , 1984, 1991, 1994, 1996, 2000 (Le
Anh Tuan và cộng sự, 2008). Năm 2000, Đồng bằng Sông Cửu Long đã đối mặt với
một trận lụt lịch sử cao, nặng nề như năm 1961 và mức lũ tàn phá lớn nhất trong 70
năm qua. Trận lũ năm 2000 là cực lớn, không chỉ về mực nước và lưu lượng cao mà
đỉnh lũ còn xuất hiện sớm hơn bình thường, khoảng 4-6 tuần (MRC, 2005). Đỉnh lũ
năm 2000 cao hơn 19 cm và đến sớm hơn 12 ngày so với trận lũ năm 1996 (Hình 6).
Sau cơn lũ lịch sử năm 2000, ĐBSCL có 3 trận lũ lớn, lũ năm 2001, 2002 và 2011

(Hình 7).


Hình 5: Tổng lượng nước theo tháng ở Tân Châu (S. Tiền) và Châu Đốc (S. Hậu)

BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 23


Hình 6: Lưu lượng sông Mekong qua sông Vàm Nao (1996 – 2000)



Hình 7: Đỉnh lũ ghi nhận ở Trạm thuỷ văn Tân Châu (1926 – 2011)
(Các thanh màu đỏ chỉ những năm lũ lớn)
4.2.2. Cơ cấu quản lý cộng đồng về tài nguyên nước
Từ năm 2007, cơ cấu tổ chức của NVNWCP được sắp xếp như hình 8. Dưới sự
lãnh đạo của Ban Quản lý Dự án, 24 Tiểu vùng được phân định dựa trên các kênh
thủy lợi. Mỗi đại diện vùng có trách nhiệm vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng thủy lợi
ở bên trong vùng của mình. Văn phòng thường trực Ban quản lý dự án có trách
nhiệm hợp đồng với các nhà thầu để xây dựng, vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng của
dự án.


BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 24


Hình 8: Sắp xếp tổ chức cho quản lý dự án

Khi nông dân có nhu cầu tưới tiêu, họ sẽ đề xuất với các khu vực BQL tiểu
vùng (SrMB). Các SrMB sẽ chuyển yêu cầu này đến Ủy ban Nhân dân xã và Ban Quản
lý Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao. Dựa trên tất cả các yêu cầu, Ban Quản lý
NVNWCP sẽ lập một lịch điều tiết nước và thông báo cho tất cả mọi người. Sau đó,
các SrMB sẽ đặt hàng và hợp đồng với các Hợp tác xã Nông nghiệp về Dịch vụ Thủy
lợi (ACI) để thực hiện tưới tiêu cho nông dân. Hợp tác xã Thủy lợi sẽ thu phí bơm
nước trực tiếp từ nông dân. Quá trình này được trình bày trong Hình 9. Chính quyền
tỉnh và huyện và các thành viên SrMBs đã chấp nhận cấu trúc này mà không có bất
cứ đề nghị thay đổi. Thông qua phỏng vấn nông dân (10 người), khoảng 90% người
được phỏng vấn (5/6), như người sử dụng nước, nghĩ rằng cấu trúc này là hữu dụng
và thoả yêu cầu để duy trì chúng. Những người khác, khoảng 10% người được phỏng
vấn (1/10) cho rằng SrMBs không quá cần thiết.
Ban Quản lý Dự án
Bắc Vàm Nao (NVNWCP)
(Ô. Đỗ Vũ Hùng, trưởng ban)
(Mr. Do Vu Hung, Head)
VP. Thường trực

(Ô. Viễn)
Nhà thầu
(Cty Xây dựng
và Khai thác
Thuỷ lợi)
24 Tiểu vùng




UBND
Huyện/xã
BASELINE STUDY FOR

COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT

2015



OXFAM – DRAGON – WARECOD (Inclusion Project) 25


Hình 9: Cấu trúc đặt hàng tưới của cộng đồng và thực hiện

4.3. Thực hiện PIM
4.3.1. Vận hành quản lý Tiểu vùng Bắc Vàm Nao
Trong giai đoạn thực hiện, dự án NVNWCP đã phát triển chiến lược quản lý
nước có sự tham gia bằng cách thành lập 24 đơn vị Ban Quản lý Tiểu vùng (SrMB)
dựa trên vùng thủy lợi thay vì địa giới hành chính (Hình 10). Diện tích của mỗi vùng

SrMB trung bình khoảng 1.000 ha, tiểu vùng số 9 lớn nhất với diện tích nông nghiệp
là 2.528 ha và nhỏ nhất là tiểu vùng số 15 chỉ có 300 ha (Bảng 2). Các tiểu vùng thủy
lợi được Ban Quản lý NVNWCP phân chia, không phải từ sự lựa chọn của nông dân.
Các cộng đồng tham gia vào dự án theo suốt quá trình khảo sát thiết kế, ý kiến của
người dân về nhu cầu và mong đợi để giải quyết quản lý nước và các vấn đề ô nhiễm
môi trường ở địa phương. Thành viên trong SrMB được người dân địa phương bầu
chọn cho mỗi nhiệm kỳ ba năm. Người dân địa phương được khuyến khích để xem
xét và bỏ phiếu cho ứng cử viên trên các tiêu chí:
1. Có đất trong tiểu vùng;
2. Có kinh nghiệm canh tác;
3. Làm việc chăm chỉ;
4. Có thu nhập ổn định;
5. Tự nguyện; và
6. Không phải là thành viên của bất kỳ cơ quan nhà nước nào.

Nông dân
Mục đích
tưới
SrMB

BQL

NVNWCP
Kế hoạch
Tưới
Đặt hàng
tưới
HTX

Thực hiện

tưới cho
nông dân
Collect

pumping fee
Đư

ng đ

t hàng

Đường thông tin
Đường thực hiện

×