Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.22 KB, 21 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH
DOANH THAN HÀ NỘI
I Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 Tên đơn vị: Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội
 Thành lập:01/01/1974
 Trụ sở: số 5 Phan Đỡnh Giút - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội trước đây là công ty cung ứng
than-xi măng Hà Nội, được thành lập ngày 09/12/1974 theo quyết định số 1878/ĐT-
QLKT của Bộ Điện Than nhằm thực hiện quyết định số 254/CP ngày 22/11/1974
của Hội đồng Chính phủ về việc chuyển chức năng cung ứng than về Bộ Điện Than
với tên gọi ban đầu là “Cụng ty quản lý và phân phối than Hà Nội”.Cụng ty chính
thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1974 với nhiệm vụ tổ chức thu mua, cung ứng
than theo kế hoạch đáp ứng nhu cầu sử dụng than của các cơ sở sản xuất và các hộ
tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh: Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Do
yêu cầu của hoạt động kinh doanh và để phù hợp với nhiệm vụ của công ty trong
từng thời kỳ, công ty đã qua nhiều lần đổi tên khác nhau, cụ thể là:
Từ khi thành lập đến năm 1978 mang tờn “Cụng ty quản lý và phân phối than
Hà Nội” trực thuộc Tổng công ty quản lý và phân phối than-Bộ Điên Than.
Từ năm 1979 đến năm 1981 đổi tên thành “Cụng ty quản lý và cung ứng than
Hà Nội” trực thuộc Tổng công ty cung ứng than-Bộ Mỏ, sau này là Bộ Năng
Lượng.
Từ năm 1988, công ty có biến động tổ chức theo quyết định của Bộ Năng
Lượng ngày 01/01/1988 sát nhập xí nghiệp cơ khí vận tải vào công ty cung ứng
than Hà Nội và thời điểm này số lương cán bộ công nhân viên của công ty lên tới
735 người.
Ngày 30/06/1993 theo chủ trương của Nhà nước, Bộ Năng Lượng đã ban hành
quyết định số 448/NL-TCC đổi tên “Cụng ty cung ứng than Hà Nội” thành “Cụng
ty kinh doanh và chế biến Than Hà Nội” trực thuộc Tổng công ty chế biến và kinh
doanh than Việt Nam. Công ty chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh và sản xuất, chế
biến than phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt thuộc địa bàn Hà Nội và các
tỉnh lân cận.


Ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 563/TTĐ thành lập
“Tổng công ty than Việt Nam” để chấn chỉnh và lập lại trật tự trong khai thác sản
xuất và kinh doanh than, tách 3 miền: Công ty chế biến và kinh doanh Than Miền
Bắc, Công ty chế biến và kinh doanh Than Miền Trung, Công ty chế biến và kinh
doanh Than Miền Nam. Công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội là 1 trong 10
công ty trực thuộc dưới sự phân phối và quản lý trực tiếp của Công ty chế biến và
kinh doanh Than Miền Bắc.
Ngày 14/10/2003, Tổng giám đốc Tổng công ty than Việt Nam ban hành quyết
định số 1690/QĐ-TCCB về việc đổi tên “Cụng ty kinh doanh và chế biến Than Hà
Nội” thành “Cụng ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội”.
Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội có 4 trạm trực thuộc sau:
- Trạm chế biến và kinh doanh than Vĩnh Tuy
- Trạm chế biến và kinh doanh than Giáp Nhị
- Trạm chế biến và kinh doanh than Ô Cách
- Trạm chế biến và kinh doanh than Cổ Loa.
Các trạm có nhiệm vụ tổ chức công tác tiếp nhận, bán hàng, tổ chức sản xuất,
lao động, quản lý kho than và các tài sản khỏc đó được công ty giao tại đơn vị.
Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty chế biến và kinh doanh Than
Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng kể như:
Năm 1995, được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Năm
1999, được tặng thưởng huân chương chiến công hạng ba trong phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đảng bộ công ty được công nhận là Đảng bộ trong
sạch vững mạnh trong nhiều năm. Năm 1999, được tặng thưởng huân chương chiến
công hạng ba trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đảng bộ công
ty được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm.
II Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.Chức năng của công ty
Công ty là một DNNN vì vậy chức năng của nó cũng thay đổi theo cơ chế
quản lý của Nhà nước.
Trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, công ty đảm nhận chức năng quản lý

vật tư than cho nền kinh tế quốc dân mà chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và
các tỉnh lân cận như Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La.
Sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước giao quyền chủ sản xuất kinh doanh
cho các đơn vị kinh tế, công ty cũng chuyển hẳn sang chức năng chế biến và kinh
doanh than với nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu” như tất cả các đơn vị kinh doanh khác.
2. Nhiệm vụ của công ty
Để phù hợp với chức năng của mình trong từng thời kỳ khác nhau nhiệm vụ đặt
ra của công ty khác nhau. Trước đây, nhiệm vụ chủ yếu là thu mua và tiêu thụ than
cho mỏ, cung ứng phân phối than theo kế hoạch của Nhà nước. Ngày nay, với chức
năng chế biến và kinh doanh than công ty có một số nhiệm vụ cơ bản:
- Xây dựng và tổ chức chiến lược kinh doanh.
- Quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, đặc biệt
là nguồn vốn ngân sách cấp.
- Tuân thủ chế độ và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà
nước và của ngành.
- Ngoài ra, công ty còn có nghĩa vụ khác với nền kinh tế xã hội như
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xó hụi, bảo vệ môi trường.
III Hệ thống tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm cụ thể của từng bộ phận
Để phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh, Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo
cầu trúc trực tuyến chức năng, bao gồm: Ban giám đốc, ba phòng chức năng, bốn
trạm chế biến và kinh doanh than.
Cơ cấu tổ chức của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
Theo quyết định Số: 22/ QĐ –TCHC, ngày 02/01/2004 của giám đốc công ty
chế biến và than Hà Nội về việc Ban hành quy định tổ chức bộ máy quản lý, chức
năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
Ban giám đốc công ty: bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, có
nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về
toàn bộ công việc kinh doanh của công ty trước cấp trên, Nhà nước và pháp luật.
Ban giám đốc không những chỉ đạo thông qua cỏc phũng chức năng mà còn trực

tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh tới các trạm. Đây là một nét đặc thù phản ánh sự
chặt chẽ trong công tác quản lý của công ty.
Giám đốc: là người đứng đầu công ty, toàn quyền quyết định hoạt động sản
xuất kinh doanh, điều hành công ty theo luật pháp và phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: do giám đốc công ty lựa chọn và đề nghị cấp trên bổ nhiệm, là
những người tham mưu, giúp giám đốc giải quyết những công việc thuộc phạm vi
và quyền hạn của mình.
Ba phòng chức năng là: phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch và thị
trường, phòng kế toán thống kê. Cỏc phũng này có nhiệm vụ tham mưu, trợ giúp
giám đốc trong phạm vi chuyên môn, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ
chuyên môn đối với các đơn vị trong công ty. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về hoạt động của mỡnh. Cỏc phũng chức năng không có quyền ra mệnh
lệnh cho các đơn vị trong công ty, toàn bộ những đề xuất của cỏc phũng chức năng
đều phải thông qua giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính:
- Có nhiệm vụ thay mặt giám đốc tiếp khách đến liên hệ công tác, làm công tác
lưu trữ văn thư, quản lý, in ấn cụng văn, tài liệu, dụng cụ vật tư văn phòng, tài sản
của công ty
- Có nhiện vụ tổ chức công tác nhân sự, tiền lương và chế độ với cán bộ công
nhân viên, công tác thanh tra kiểm tra, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn lao động,
công tác thi đua khen thưởng…
Phòng kế hoạch và thị trường: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh,
hướng dẫn chỉ đạo các kế hoạch này cho các trạm thực hiện; kết hợp với phòng kế
toán tài chính để lập dự thảo các hợp đồng mua bán, vận chuyển than. Chỉ đạo kho
bãi và các công tác kỹ thuật than hoá nghiệm. Hướng dẫn, kiểm tra công tác giao
nhận than, xây dựng cơ chế mua bán và giá cả than, quản lý, chỉ đạo phòng chống
hao hụt than…
Phòng kế toán thống kê: có nhiệm vụ chỉ đạo lập chứng từ, lập sổ sách đối
với các trạm và cửa hàng; tập hợp chứng từ của các trạm và tổ chức hạch toán kế

toán tại công ty theo đúng quy định của cấp trên và theo đúng chế độ kế toán của
Nhà nước. Đồng thời, chỉ đạo quản lý công nợ, không để khách hàng chiếm dụng
vốn quỏ lõu; cùng tham gia với phòng kế hoạch và thị trường dự thảo các hợp đồng
kinh tế mua bán, bốc xếp, vận chuyển than, xây dựng chính sách và lập kế hoạch
chi phí nhân công.
Bốn trạm chế biến và kinh doanh than đóng ở Cổ Loa, Vĩnh Tuy, Giáp Nhị,
Ô Cỏch. Cỏc trạm này là nơi tổ chức thực hiện tiếp nhận than, chế biến than, quản
lý kho cũng như quản lý các tài sản được công ty giao để sử dụng. Trạm trực tiếp
thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chế biến, vận chuyển than theo kế hoạch của công
ty giao. Tương ứng với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trạm, kế toán tổng hợp các
chứng từ gửi về phòng kế toán và nhà cân. Căn cứ vào đơn giá tiền lương và cơ chế
khoán snả lượng mà công ty giao, trạm được uỷ quyền ký hợp đồng thuê lao động
ngắn hạn để bốc xếp, vận chuyển than,… và chi trả lương theo đúng chế độ của Nhà
nước.
Hiện nay, tại công ty đang áp dụng một mô hình quản lý mới có tính chất
sáng tạo. Đó là trạm trưởng của các trạm than do phó giám đốc kiêm nhiệm. Tuy
mới đưa cách quản lý này áp dụng tại công ty nhưng bước đầu đã đem lại hiệu quả
cho công ty. Mặt khác nó góp phần làm tinh giảm bộ máy quản lý của công ty tạo ra
sự năng động linh hoạt hơn từ đó nâng cao được kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TẠiCễNG TY CHẾ BIẾN VÀ
KINH DOANH THAN HÀ NỘI
I Vấn đề về nguồn vốn
Tình hình vốn của Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội trong 3 năm
từ 2003-2005
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước nên
nguồn vốn chủ yếu của công ty là do nhà nước cấp từ ngân sách do công ty chế biến
và kinh doanh than Miền Bắc trực tiếp giao để sử dụng. Nhưng thực tế hiện nay cho
thấy: rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng thiếu vốn trong khi đó
vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh nên không thể trông chờ vào

nguồn vốn ngân sách. Vì vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và
có hiệu quả thì nguồn vốn phải được cung cấp đầy đủ nên công ty phải chủ động
tỡm cỏc nguồn đầu tư từ bên ngoài thông qua các hình thức huy động vốn từ thị
trường vốn, trong đó chủ yếu là các khoản vay tín dụng của các ngân hàng thương
mại và chiếm dụng vốn của ngân hàng dưới hình thức mua trả chậm hoặc “mua
chịu” và chịu chi phí trả chậm.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Thời điểm
Cơ cấu
Tính đến
31/12/2003
Tính đến
31/12/2004
Tính đến
31/12/2005
Tổng số vốn 8.090.624.494 8.494.031.800 9.095.083.528
I.Theo cơ cấu:
-Vốn cố định 2.214.303.603 2.402.622.300 2.520.637.400
-Vốn lưu động 5.876.320.891 6.091.391.500 6.574.446.128
II.Theo nguồn hình
thành:
-Vốn chủ sở hữu 4.898.773.388 5.591.299.200 6.120.356.789
-Các khoản phải trả 3.398.511.006 2.902.714.600 2.974.726.739
Nguồn: Phòng thống kê
Qua bảng trên cho thấy tổng số vốn của công ty thực tế đã tăng qua các năm
từ 2003-2005. Cụ thể vào thời điểm năm 2005 nguồn vốn của công ty là
9.095.083.528 đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng so với năm 2003 và hơn 500 triệu so với
năm 2004. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn lưu động chiếm phần lớn, chứng
tỏ khả năng huy động vốn của công ty, chủ động trong sản xuất của công ty. Mặt
khác, theo nguồn hình thành vốn ta thấy: Trong năm 2004, phần vốn tăng thêm chủ

yếu là vốn tự có của công ty nhưng đến năm 2005 thì vốn vay đã tăng hơn cả năm
2004 nhưng không tăng nhiều bằng vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công ty đã
làm ăn tương đối hiệu quả nên không những bảo toàn mà còn làm tăng thêm phần
vốn chủ sở hữu. Phát triển được nguồn vốn công ty có cơ sở để phát triển công việc
kinh doanh, đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Mặt
khác, theo nguồn hình thành vốn ta thấy: Trong năm 2004, phần vốn tăng thêm chủ
yếu là vốn tự có của công ty nhưng đến năm 2005 thì vốn vay đã tăng hơn cả năm
2004 nhưng không tăng nhiều bằng vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công ty đã
làm ăn tương đối hiệu quả nên không những bảo toàn mà còn làm tăng thêm phần
vốn chủ sở hữu. Phát triển được nguồn vốn công ty có cơ sở để phát triển công việc
kinh doanh, đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
II Vấn đề về hoạt động sản xuất và kinh doanh
1 Sản phẩm của công ty
Xuất phát từ đặc điểm thị trường trọng điểm của công ty là địa bàn Hà Nội
với đặc điểm dân cư đông đúc, tập trung, thu nhập người dân cao. Ngoài ra, sản
phẩm thay thế ngày càng đa dạng và phong phú. Vì vậy, sản phẩm than của công ty
ngày càng có xu hướng chuyển sang mặt hàng có chất lượng cao và phần lớn phục
vụ công nghiệp, danh mục mặt hàng than hiện nay của công ty:
- Than cục: + Than cục số 2
+ Than cục số 3
+ Than cục số 4
+ Than cục số 5
- Than cám: + Than cám số 3
+ Than cám số 4
+ Than cám số 5
+ Than cám số 6
+ Than cám số 7
2 Đặc điểm thị trường đầu vào
Theo quy định của Tổng công ty than Việt Theo quy định của Tổng công ty
than Việt Nam, các công ty chế biến và kinh doanh than trong ngành có nhiệm vụ

tiêu thụ than cho các mỏ, các đơn vị trong ngành. Do vậy, công ty chế biến và kinh
doanh than Hà Nội cũng chỉ được mua than từ các đơn vị trong ngành chứ không
được phép mua than của các đơn vị ngoài ngành than. Hiện nay, thị trường đầu vào
của công ty này bao gồm: Tên công ty, mỏ, xí nghiệp % sản lượng
mua vào Tên công ty, mỏ, xí nghiệp % sản lượng mua vào
Công ty than Quảng Ninh 18.1 18.1
Công ty than Uụng Bí10.3 10.3
Công ty than Đông Bắc16.5 16.5
Công ty than Nội Điạ2.6 2.6
Công ty than Cẩm Phả3.7 3.7
Xí nghiệp tuyển than Cửa Ông 11.2 11.2
Mỏ than Đèo Nai4.4 4.4
Mỏ than Hà Tu33.2 33.2
Tổng100 100
Mỏ than Hà Tu là đơn vị cung cấp than nhiều nhất của công ty (tới 33.2% khối
lượng mua vào của công ty). Tiếp đến là công ty than Quảng Ninh (18.1%) và công
ty than Đông Bắc (16.5%). Như vậy đầu vào của công Mỏ than Hà Tu là đơn vị
cung cấp than nhiều nhất của công ty (tới 33.2% khối lượng mua vào của công ty).
Tiếp đến là công ty than Quảng Ninh (18.1%) và công ty than Đông Bắc (16.5%).
Như vậy đầu vào của công ty tập trung ở 3 đơn vị này- C
- Cung cấp tới 2/3 tổng khối lượng than của công ty mua vào. Sở dĩ công ty mua
chủ yếu của các đơn vị này vì chất lượng đảm bảo, tương đối ổn định, giá cả có
phần thấp hơn. Còn 2 đơn vị khác lượng là Xí nghiệp tuyển than Cửa Ông (11.2%)
và Công ty than Uụng Bớ (10.3%) công ty mua ít hơn vì chất lượng than đôi khi
không được ổn định hoặc giá cao hơn khi tính đến cả chi phí vận chuyển. Việc lực
chọn thị trường đầu vào của công ty rất quan trọng vỡ nó ảnh hưởng tới sức cạnh
tranh của công ty thông qua chất lượng than và giá đầu vào, do vậy sẽ tác động tới
khối lượng than tiêu thụ của công ty.
3 Đặc điểm thị trường đầu ra
Theo sự phân vùng của công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc, thị

trường đầu ra của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là toàn bộ địa bàn Hà
Nội và Hà Tây, Hoà Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu.
Nhu cầu của thị trường than cũng rất phong phú, nó bao gồm cả nhu cầu
trong sản xuất và nhu cầu trong sinh hoạt. Đặc biệt là nhu cầu trong sản xuất vì ở
nước ta than vẫn là một trong những nguồn năng lượng chủ yếu dùng trong sản
xuất, thậm chí có một số ngành tiêu dùng than với khối lượng lớn như nhiệt điện, xi
măng, luyện kim…mà chủng loại than các ngành khác nhau đòi hỏi lại rất khác
nhau. Ví dụ những ngành luyện kim, luyện gang đòi hỏi than cốc, than cục đặc biệt
với độ ẩm, độ tro, độ lưu huỳnh, kích thước hạt xác định nhưng ngành xi măng lại
dùng than cám số 3 và than cám số 4 là chủ yếu. Điều này yêu cầu công ty phải xác
định rõ quy mô nhu cầu về từng loại than trên thị trường để có kế hoạch khai thác
hợp lý, đồng thời phải phân loại các khách hàng và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng của công ty được chia làm 3 loại:
- Khách hàng là các tổ chức sản xuất: Các đơn vị sản xuất than như là
một nhiên liệu phục vụ sản xuất. Những khách hàng này thường mua than với khối
lượng lớn, tương đối ổn định và ký hợp đồng theo năm. Nhóm này thường tiêu thụ
các loại than cám và than cục có chất lượng cao.
- Khách hàng là các tổ chức thương mại: Đây là nhóm khách hàng mua
sản phẩm của công ty phục vụ mục đích thương mại, ví dụ họ mua than của công ty
về bán cho người tiêu dùng. Nhóm này thường mua loại than cục số 4, 5 và than
cám.
- Khách hàng là người sản xuất nhỏ và các hộ gia đình: nhóm khách
hàng này tiêu thụ sản phẩm với khối lượng nhỏ. Nhưng lại là nhóm khách hàng
mang lại cho công ty nhiều thế mạnh trong thu hôi vốn nhanh, đẩy mạnh tốc độ
quay vòng của vốn, số lượng mua ổn định. Nhóm này thường tiêu thụ than cám và
than chế biến.
4. Nguồn nhân lực của công ty
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thỡ yờu tố con người luôn được đặt lên
hàng đầu vì vai trò của nó chẳng ai có thể phủ nhận được. Cùng với nhận thức
chung đó công ty cũng luôn chú ý đến nguồn nhân lực của mình để đảm bảo cho

quá trình hoạt động của công ty mình hoạt động một cách hiệu quả nhất từ sản xuất,
tiêu thụ, phân phối và công tác quản lý. Để đảm bảo nguồn nhân lực không chỉ đủ
về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng, công ty đã không ngừng đào tạo nâng
cao trình độ cho đội ngũ lao động
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ
STT Đơn vị
Tổng số
lao động
Trong đó
Đại học % Trung cấp %
1 Văn phòng công ty 23 11 26.2% 5 20.8%
2 Trạm Vĩnh tuy 37 18 42.9% 9 37.5%
3 Trạm Giáp Nhị 9 3 7.1% 6 25.0%
4 Trạm Cổ Loa 10 2 4.8% 1 4.2%
5 Trạm Ô Cách 9 7 16.7% 1 4.2%
6 Tổ nhận than đầu nguồn 6 1 2.4% 2 8.3%
7Tổng số 94 42 44.7% 24 25.5%
Nguồn: Phòng tổ TC- HC
Hiện nay, tổng số lao động của công ty là 94 người. Trong đó, số người có
trình độ đại học, cao đẳng là 43 người (chiếm 46%); 40 người có trình độ trung học
chuyên nghiệp (chiếm 43%). Như vậy, tổng số lao động được đào tạo qua trường
lớp là 89%. Là một tỷ lệ cực cao trong 1 tổ chức, đây là yếu tố thuận lợi để bố trí
công việc, sử dụng lao động có trình độ, năng lực đảm bảo công việc được tiến hành
thuận lợi nhất.
Đội ngũ quản lý từ giám đốc, phó giám đốc đến các trưởng, phó phòng đều
có trình độ đại học, có kinh nghiệm và có khả năng thích ứng nhanh nhạy với cơ
chế thị trường, tạo thuận lợi cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, đóng
góp một phần lớn cho việc đẩy mạnh tiêu thụ than. Còn lại, công nhân của công ty
hầu hết đã tốt nghiệp phổ thông trung học, được học nghề về giao nhận than và
quản lý kho bói, cỏch bảo vệ, sử dụng và vận hành máy móc. Các nhân viên bán

hàng thì được đào tạo kỹ lưỡng về cách ứng xử, giao tiếp với khách hàng. Chỉ có ở
những khâu lao động hoàn toàn mang tính chất thủ công thuần tuý thì lao động
không đòi hỏi phải có trình độ như công nhân xúc than…
Mặt khác, công ty luôn luôn tạo điều kiện để người lao động được học hỏi
thêm, nâng cao trình độ để có thể tạo ra khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng
ngành và trên thị trường sản phẩm tương tự.
Ngoài ra ta còn có cơ cấu lao động theo tuổi như sau:
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tuổi
<30
(ng)
% 31-45
(ng)
% 46-55
(ng)
% >56
(ng)
%
Lãnh
đạo
3 8.8 7 22.6 11 37.9 0 0
ĐH,

3 8.8 5 16.1 2 6.9 0 0
Trung
học
2 5.9 1 3.2 3 10.3 0 0
Công
nhân
26 76.5 18 58.1 13 44.9 0 0
Tổng 34 100 31 100 29 100 0 0

% so
với
tổng
lao
động
36.2 - 33 - 30.8 - 0 -
Nguồn: phòng tổ chức – hành chính
Qua bảng số liệu trên ta thấy, là một doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty
lại có một đội ngũ lao động có tuổi đời còn trẻ.Số lao động có tuổi đời dưới 45 tuổi
chiếm 70% tổng số lao động. Đây cũng có thể được coi là một lợi thế cho công ty vì
họ là những người có sức trẻ nên tạo ra khả năng năng động, sáng tạo và tinh thần
nhiệt huyết trong quá trình làm việc.
Nếu nhìn sâu hơn ta thấy được ở vị trí lãnh đạo thì độ tuổi giàn dặn hơn,
chứng tỏ thời gian gắn bó lâu dài với công ty nên có nhiều kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn. Như vậy có thể thấy được cơ cấu lao động của công ty tương đối phù
hợp nếu xét theo độ tuổi vỡ đó bố trí những người lao động trẻ xen kẽ với những
người có kinh nghiệm để có thể phát huy tối đa những lợi thế của người lao động.

5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2002 – 2005
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh sự nỗ lực của toàn bộ cán
bộ công nhân viên trong công ty, sự chỉ đạo của ban lãnh đạo nờn nó rất quan trọng.
Kết quả sản xuất của năm trước là tài liệu để xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo.
Qua số liệu thu thập được ta có bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây như sau:
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh 2002 -2005
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005
Tốc độ tăng trưởng (%)
2003/2002 2004/2003 2005/2004
SL bán (tấn) 234.000 285.000 336.000 340.000 22 18 1

Doanh thu
(tr) 51.242 63.023 92.000 115.000 23 46 25
Tổng chi phí
(tr) 50.801 62.481 91.879 121.278 23 47 16
T.lợi nhuận
(tr) 214,5 311,0 281,6 325,7 45 -9 16
LĐ (ng) 98 95 97 94
QTL (tr) 153.370 169.480 203.700 235.000 10.5 20.2 15.4
NSLĐ
(tr/ng) 522,877 663,4 948,454 1223,404 26.9 43 29
Nguồn: phòng thống kê - kế toán
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy:
- Về sản lượng: Nhìn chung xu hướng tăng theo từng năm. Trong 3 năm (từ năm
2002 –2005) sản lượng tăng thêm 100.000 tấn, đõy chớnh là dấu hiệu tốt cho công
ty trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là năm 2003 có sự đột phá tăng 22% so
với năm 2002
- Về lợi nhuận: Do sản lượng bán ra ngày càng tăng nên lợi nhuận qua các năm
cũng có xu hướng tăng nhưng năm 2004 lại có sự suy giảm. Sở dĩ, có sự suy giảm
là do chi phí trong năm đó lớn. Do vậy công ty cần quan tâm tìm ra nguyên nhân để
có định hướng cho năm tiếp theo vì đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh kết quả
sản xuất kinh doanh.
- Năng suất lao động: Cũng giống như sản lượng và lợi nhuận thì năng suất lao
động cũng tăng theo từng năm.
Như vậy, năm 2004 có thể được coi là bước đột phá của công ty cả về sản
lượng, doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động. Mặt khác điều quan trọng nhất
mà công ty làm được, đó là đảm bảo cho tốc độ tăng năng suất cao hơn tốc độ tăng
tiền lương, Vì chỉ tiêu này phản ánh chân thực và hiệu quả nhất kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
Nhìn chung cả bốn năm kinh doanh trên công ty đều đạt được những hiệu
quả kinh doanh nhất định, tuy là có khác nhau nhưng điều đó chứng tỏ sự nỗ lực

không ngừng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty, sự bảo trợ của công
ty than Miền Bắc cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cấp quản lý.
CHƯƠNG II: CƠ CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHềNG TC - HC
I Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phòng TC – HC
Hiện nay, phòng tổ chức hành chính của công ty có 8 người làm các công
việc đã được phân công một cách chi tiết và cụ thể. Bao gồm:
- 1 trưởng phòng TC - HC
- 1 phó phòng TC – HC
- 1 nhân viên làm công tác chuyên môn
- 1 nhân viên làm văn thư
- 1 nhân viên y tế
- 1 nhân viên tổ trưởng tổ bảo vệ
- 2 nhân viên tổ lái xe
Bảng phân công nhiệm vụ cho cán bộ phòng TC –HC
1. Đ/c Trần Văn Đình: Trưởng phòng:
- Phụ trách chung và một số lĩnh vực -Tổ chức cán bộ:tiếp nhận, đề bạt, điều động
-Công tác đầu tư, Tổ chức mô hình sản xuất KD -Duy trì thực hiện nội quy, quy
định cảu Công ty -Công tác đất đai của Công ty và trạm-Quản lý con dấu của công
ty-Phụ trách công tác kỹ thuật
-Tổ chức cán bộ:tiếp nhận, đề bạt, điều động
-Công tác đầu tư, Tổ chức mô hình sản xuất KD
-Duy trì thực hiện nội quy, quy định cảu Công ty
-Công tác đất đai của Công ty và trạm
-Quản lý con dấu của công ty
-Phụ trách công tác kỹ thuật
2. Đ/c Trần Trung Hiếu – Phó phòng
-Công tác hành chính quản trị-Cụng tỏc ATLĐ, PCCC, PCBL Cụng tỏc thanh tra
bảo vệ, quân sự, ANTT trong văn phòng công ty và các trạm, cửa hàng Cụng tác
văn thể, thi đua khen thưởng-Phụ trách tổ điện, văn phòng Đảng uỷ công ty
-Công tác ATLĐ, PCCC, PCBL

-Công tác thanh tra bảo vệ, quân sự, ANTT trong văn phòng công ty và các trạm,
cửa hàng.
-Công tác văn thể, thi đua khen thưởng
-Phụ trách tổ điện, văn phòng Đảng uỷ công ty
3. Đ/c Phạm Kim Thanh – Nhân viên
-Quản lý hồ sơ cán bộ, thống kê lao động-Theo dõi nâng lương, công tác BHXH,
BHYT-Làm chế độ cho người lao động, công tác bảo hộ lao động, đánh máy văn
bản-Phụ trách phòng họp công ty, phũng khỏch-Cụng tỏc đào tạo
-Theo dõi nâng lương, công tác BHXH, BHYT
-Làm chế độ cho người lao động, công tác bảo hộ lao động, đánh máy văn bản
-Phụ trách phòng họp công ty, phòng khách
-Công tác đào tạo
4. Đ/c Trần Thị Táo – Nhân viên
-Văn thư lưu trữ-Đỏnh mỏy văn bản-Quản lý xăng dầu xe con, điện nước văn
phũng-Trực nhật phòng giám đốc
-Đánh máy văn bản
-Quản lý xăng dầu xe con, điện nước văn phòng
-Trực nhật phòng giám đốc
5. Nguyễn Thị Thuý Mùi – Nhân viên y tế
-Y tế cơ quan-Phụ trỏch cỏc vật dụng của nhà vệ sinh T1 -Trực nhật các phòng làm
việc: Chủ tịch, GĐ,PGĐ, công ty than Miền Bắc -Trực bảo vệ thay Đ/c Nguyễn
Quốc Nam trong trường hợp được phân công làm điện phục vụ cho công ty
-Phụ trách các vật dụng của nhà vệ sinh T1
-Trực nhật các phòng làm việc: Chủ tịch, GĐ,PGĐ, công ty than Miền Bắc
-Trực bảo vệ thay Đ/c Nguyễn Quốc Nam trong trường hợp được phân công làm
điện phục vụ cho công ty
6. Chữ Thị Điệp – Nhân viên
-Làm mẫu than
7. Đ/c Lê Văn Phương - Tổ trưởng tổ bảo vệ
-Bảo vệ an toàn khu VP công ty 24/24giờ-Chịu trách nhiệm: Dọn vệ sinh sân trước

và sân sau Văn phòng công ty đảm bảo sạch đẹp trước 7giờ15 phút mỗi ngày-Chịu
trách nhiệm tưới cây
-Chịu trách nhiệm: Dọn vệ sinh sân trước và sân sau Văn phòng công ty đảm bảo
sạch đẹp trước 7giờ15 phút mỗi ngày
-Chịu trách nhiệm tưới cây
8. Đ/c Vũ Công Bình và Đ/c Đỗ Ngọc Dự - Tổ xe ô tô
-Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do BGĐ và phòng phân công
II Hoạt động của phòng TC – HC
1.Hoạt động thu hút và duy trì nguồn nhân lực
Thu hút nguồn nhân lực là công việc đầu tiên của bất kì một tổ chức nào để
tạo ra mọt đội ngũ lao động phù hợp và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, kế hoạch
đặt ra. Tiếp đó là phải duy trì đội ngũ lao động đó để họ gắn bó lâu dài với tổ chức
của mình.
 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực của công ty chế biến và kinh doanh than Hà
Nội cũng được thực hiện dựa vào kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ và mục tiêu mà
công ty đặt ra hàng năm. Với đặc điểm là ngành có thị trường tiêu thụ ổn định nên
công tác kế hoạch hoá lao động nhìn chung không có những thay đổi mạnh. Mặt
khác với đội ngũ lao động luôn nắm chắc được tình hình biến động của công ty nên
ít khi xảy ra tình trạng thừa thiếu lao động.
 Thiết kế và phân tích công việc
Cán bộ về công tác lao động đã được đào tạo tại các trường đại học và cao
đẳng về chuyên ngành lao động nên công tác thiết kế và phân tích công việc gặp rất
nhiều thuận lợi. Các bản mô tả, nhiệm vụ và các yêu cầu đối với người lao động
được thiết kế một cách chi tiết cụ thể giúp người lao động hiểu được nội dung,
trách nhiệm, nhiệm vụ của công việc mà mình đảm nhận. Đồng thời giúp người lao
động đánh giá được sức đóng góp của mình vào công ty và tránh sự xung đột trong
vấn đề trả lương.
Như vậy, trong thời gian qua công ty đã thực hiện rất tốt công tác thiết kế và
phân tích công việc.

 Biên chế nhân lực
Trong những năm vừa qua, nguồn lao động của công ty cũng có những thay
đổi do một số lao động đã đến tuổi nghỉ hưu và một số chuyển sang đơn vị. Trong
đầu năm 2005 có 97 lao động và đến cuối năm 2005 tổng số lao động là 94 do trong
năm có 6 người nghỉ hưu, 5 người chuyển sang đơn vị khác và tuyển mới 6 người, 1
ngời từ đơn vị khác chuyển đến. Nói chung tổng số lao động là 94 người là tương
đối phù hợp với kế hoạch sản xuất của công ty đề ra.
Do là một doanh nghiệp nhà nước nờn cỏc quy chế trong tuyển dụng của
công ty được tuân theo quy định của nhà nước trong NĐ 117/2003 NĐ-CP
10/10/2003 của chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức ;
NĐ 117/2003/NĐ-CP 10/10/2003 của chính phủ về chế độ công chức dự bị và NĐ
116/2003/NĐ-Cp 10/10/2003 của chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lú cán bộ
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Và các quy định về nghỉ hưu đối với cán bộ cũng được áp dụng theo quy
định của nhà nước.
Nhìn chung, công tác biên chế nhân lực ở công ty được thực hiện tương đối
tốt bám sát với dự tăng giảm lao động trong năm. Trong thời gian tới cần đi sâu hơn
nữa để có thể có sự sắp xếp lao động phù hợp hơn nữa.
2.Hoạt động đào tạo và phát triển
Người lao động nào cũng muốn mình nâng cao trình độ, trước hết để phục vụ
cho bản thân mình và sau đó là phục vụ cho công ty và đó cũng là công việc mà tổ
chức muốn làm để nâng cao khả năng làm việc tạo khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Trong năm qua, do lực lượng lao động phù hợp và do điều kiện nên không
có lao động nào được cử đi bồi dưỡng thêm.
3.Duy trì nguồn nhân lực
 Đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên
- Mục đích : Nhằm mục đích khen thưởng và đề bạt thăng chức
- Hạn chế : Mục đích đánh giá thực hiện công việc còn hạn chế mới chỉ
chú ý đến vấn đề khen thưởng mà chưa chú ý đến việc trả thù lao và đào tạo phát
triển

 Xây dựng và áp dụng hệ thống thù lao lao động
Công ty áp dụng các q uy định của BLĐTB & XH trong vấn đề trả và quản
lý tiền lương, tuy vậy công ty cũng có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với tình hình
thực tế.
Công tác tiền lương của công ty được quy định theo quy định quản lý tiền
lương và tiền thưởng được ban hành theo quyết định số 29/QĐ – TCHC, ngày
25/02/2004. Quy định : ôViệc phân phối tiền lương và thu nhập dựa trên cơ sở
những quy định của nhà nước nhưng phải gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả
và mức độ đóng góp của tập thể hay cá nhân người lao động vào kết quả SXKD của
đơn vị.
Hưởng lương theo công việc được bố trí : làm việc gì hưởng lương việc đó và
căn cứ vào kết quả công việc để có mức lương tương xứng ằ
 Thiết lập và áp dụng các chính sách, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, quan
hệ lao động….
Như các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty cũng áp dụng chính sách phụ
cấp, bảo hiểm, phúc lợi theo quy định nhabBLĐTB&XH.
Mặt khác, công ty cũng chú trọng đến vấn đề xây dựng và duy trì mối quan
hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên, công nhân trong công ty tạo bầu không khí
làm việc lành mạnh và hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh
khỏi những mâu thuẫn nhưng đều được giải quyết đúng đắn, bảo vệ quyền lợi cho
người lao động và giúp người lao động hiểu hơn về những nội quy, chính sách,
mong muốn của công ty đối với người lao động
Với các hoạt động quản trị nhân lực có hiệu quả tại công ty đã tạo ra một đội
ngũ lao động có tay nghề vững vàng và có tinh thần đóng góp cho công ty. Trong
thời gian tới công ty cần chú trọng hơn đến hoạt động quản trị nhân lực để có thể
phát huy hết được khả năng của người lao động tạo ra sức cạnh tranh mới trong
điều kiện hội nhập.
.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHẾ
BIẾN VÀ KINH DOANH THAN MIỀN BẮC

I. Định hướng phát triển của công ty
Trước thử thách mới khi phải đối mặt trực tiếp với cơ chế thị trường, trong
sự biến động của thị trường ngành than, và sự biến đổi về cơ cấu tổ chức ngành
công ty đã đề ra định hướng phát triển chung như sau: “Mở rộng và phát triển thị
trường, từng bước khôi phục và tăng doanh thu, trên cơ sở đó phát triển thế lực kinh
doanh và nâng cao được đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty”.
Đồng thời, thị trường ngành than thay đổi, là một chi nhánh chịu sự quản lý trực
tiếp của ngành than, hệ thống phân phối của công ty cũng phải có sự thay đổi cho
phù hợp, cụ thể:
Đối với thị trường truyền thống, công ty tập trung khai thác theo chiều sâu.
Xây dựng thêm hệ thống các trung gian bán lẻ và đại lý trên từng địa bàn cụ thể,
năm bắt và đáp ứng kịp thời thay đổi của nhu cầu thị trường.
Đối với thị trường mới (chiến lược xâm nhập thị trường), công ty xây dựng hệ
thống kênh dài, tập trung hơn vào các đại lý và xây dựng một số cơ sở bán lẻ. Hệ
thống kênh như vậy, có thể giúp công ty bước đầu tìm hiểu về thị trường mới, đồng
thời phù hợp với khả năng tài chính của mình. Trước định hướng như vậy công ty
vạch ra từng nhiệm vụ cụ thể:
II. Nhiệm vụ của công ty
Mục tiêu: Đồng thời thực hiện cả hai chiến lược phát triển thị trường và xâm
nhập thị trường, từng bước đáp ứng mục tiêu chung của ngành than nói chung. Là
một công ty Nhà nước mục tiêu cuối cùng của công ty là đạt mức doanh số bán,
tổng doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước…cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng chức
năng của mình.
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ cụ thể của công ty trong năm 2006 và thời gian tới (đến
2006)
Trước mắt trong năm 2006, công ty vạch ra một số nhiệm vụ cụ thể trong
ngắn hạn như sau :
- Sản lượng bán: 300.000 tấn
- Tổng doanh thu: 100 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân : 2.800.000đ/thỏng/người

Trong dài hạn có một số nhiệm vụ cụ thể:
-Thực hiện hoàn thành giao nhận than cho các hộ lớn công ty ký kết hợp
đồng : công ty dệt 8/3, xí nghiệp chè Mộc Châu, xí nghiệp gạch Từ Liêm, Công ty
dệt Đụng Xuõn…
-Tăng cường kiểm tra, kiểm toán trong quá trình kinh doanh, phát hiện kịp
thời những yếu kém, kẽ hở trong quản lý và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiên
quyết không để xảy ra thất thoát tiền hàng hay vi phạm chính sách của Nhà nước và
quy định của công ty.
-Công ty làm tốt công tác chống tham nhũng, chống tiêu cực lãng phí trong
toàn công ty.
-Công ty phấn đấu cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân
viên, đảm bảo tiền lương, tiền ca cho người lao động, quan tâm tổ chức những hình
thức hoạt động nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trên
cơ sở giải quyết tốt việc làm, giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên kênh phát triển, xây dựng mối quan hệ
thân thiết với từng thành viên kênh và giữa các thành viên kênh với nhau, tạo cơ sở
hạn chế xung đột kênh.
-Trước mắt xây dựng phòng marketing riêng biệt đáp ứng mảng nghiên cứu
thị trường nói chung trong tương lai và có kế hoạch xây dựng, quản lý kênh mang
tính chuyên môn hoá.
Để hoàn thành kế hoạch, bên cạnh chiến lược mở rộng thị trường, công ty
tập trung vào thâm nhập thị trường, đánh thắng đối thủ ngay trờn "sõn nhà". Muốn
vậy, công ty phải nâng cao công nghệ, tay nghề nhân viên, qua đó nâng cao chất
lượng sản phẩm than và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Đồng thời, công
ty lập kế hoạch tiêu thụ hết hàng tồn kho, thu hồi công nợ để đảm bảo vòng quay
của vốn.
Nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty đặt ra là hết sức cấp thiết và
mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên để kế hoạch gắn liền thực tế, công ty phải đi sâu,
cụ thể vào từng khía cạnh, từng lĩnh vực của hoạt động kinh doanh. Phân phối ngàn
càng thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá nói chung và

đặc biệt quan trọng hơn nữa đối với mặt hàng than nói riêng. Có một hệ thống kênh
và hoạt động quản trị kênh đạt hiệu quả rồi, công ty vẫn nên có kế hoạch hoàn thiện
nó, để nó ngày càng phù hợp hơn với sự biến đổi không ngừng của thị trường, hạn
chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của nó.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN HÀ
NỘI 1
I Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
II Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2
1.Chức năng của công ty 2
2. Nhiệm vụ của công ty 2
III Hệ thống tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm cụ thể của từng bộ phận 3
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TẠiCễNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH
DOANH THAN HÀ NỘI 6
I Vấn đề về nguồn vốn 6
II Vấn đề về hoạt động sản xuất và kinh doanh 7
1 Sản phẩm của công ty 7
2 Đặc điểm thị trường đầu vào 7
3 Đặc điểm thị trường đầu ra 8
4. Nguồn nhân lực của công ty 9

5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2002 – 2005 11
CHƯƠNG II: CƠ CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHềNG TC - HC 14
I Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phòng TC – HC 14
II Hoạt động của phòng TC – HC 15
1.Hoạt động thu hút và duy trì nguồn nhân lực 15
2.Hoạt động đào tạo và phát triển 17
3.Duy trì nguồn nhân lực 17
18
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH

DOANH THAN MIỀN BẮC 19
I. Định hướng phát triển của công ty 19
II. Nhiệm vụ của công ty 19

×