Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.68 KB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page a
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: : Giải pháp hạn chế rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài
vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Họ và tên sinh viên : Lê Vân Anh
Mã sinh viên : CQ528048
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Lớp : Kinh tế quốc tế 52D
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : Đợt I năm 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Như Bình

Hà Nội, tháng 05, 2014
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, có sự hỗ trợ từ
Giáo viên hướng dẫn là Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Bình và các anh chị tại
phòng Thị trường tài chính, Bộ Tài chính. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu trong chuyên đề thực tập này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Các số liệu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét và đánh giá được nêu trong chuyên đề thực tập là trung thực và được trích
dẫn nguồn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Lê Vân Anh
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page i


Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường đại học Kinh tế quốc dân, em đã được lĩnh
hội rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu và các bài học để em có thể vững bước
bước tiếp trên con đường sắp tới đây của mình. Để có được những kết quả như ngày
hôm nay là nhờ có sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo của trường
Đại học Kinh tế quốc dân, các thầy cô thuộc Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo- PGS.TS Nguyễn Như
Bình đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành được bài chuyên đề
thực tập của mình một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, cũng nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ của các anh chị phòng Thị
trường tài chính trực thuộc Vụ tài chính ngân hàng, Bộ tài chính trong suốt quá trình
tham gia thực tập và hoành thành chuyên đề này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới các anh chị.
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page ii
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU viii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1
3.2. Định hướng phát triển đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt
Nam 45

3.3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường
chứng khoán Việt Nam 47
3.3.1 Giải pháp vĩ mô 48
3.3.2 Giải pháp vi mô 53
3.4. Một số kiến nghị 54
56
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 62
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 64
64
64
64
64
65
65
65
65
65
65
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page iii
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
65
65
65
65
65
65
65
65

65
65
65
65
65
65
65
65
65
65
66
66
66
66
66
66
66
66
66
66
66
66
66
66
66
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page iv
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 67
67
67

67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
67
68
68
68
68
68
68
68
68
68

SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page v
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
68
68
68
68
68
68
68
68
68
68
68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ trọng quy mô giao dịch của NĐTNN tại Sở GDCK TP.HCM giai đoạn
2006- 2007
Bảng 2.2 Tỷ trọng quy mô giao dịch của NĐTNN tại Sở GDCK TP.HCM giai đoạn
2008- 2009
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ nguồn vốn chảy vào các nước Châu Á giai đoạn 1996- 2006
Biểu đồ 2.1 Quy mô giao dịch của nhà ĐTNN trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2010
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
trên sàn HOSE giai đoạn 2010- 2012
Biểu đồ 2.3 Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tháng 2 năm 2014
Biểu đồ 2.4 Cổ phiếu giao dịch mua/ bán trên sàn HOSE của các nhà đầu tư nước
ngoài
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page vi
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTGD Giá trị giao dịch
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
KLGD Khối lượng giao dịch
MIMF Công ty quản lý quỹ
MSGD Mã số giao dịch
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
NHNN Ngân hàng nhà nước
TKLKCK Tài khoản lưu kí chứng khoán
TPCP Trái phiếu chính phủ
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page vii
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
TTCK Thị trường chứng khoán
UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
VSD Trung tâm lưu kí chứng khoán
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút đầu tư
FDI, riêng trong năm 2013, tổng số vốn đăng ký đã lên tới 21,6 tỷ USD, không chỉ
dừng lại ở mảng đầu tư trực tiếp mà đầu tư gián tiếp cũng có những tín hiệu đáng
khả quan. FII tăng tới 70% trong năm 2013 so với năm 2012, đóng góp lớn cho nền
kinh tế Việt Nam, tác động không nhỏ đến việc làm tăng tính thanh khoản và kích
thích các nhà đầu tư trong nước. Không những vậy, nguồn vốn FII luôn mang một ý
nghĩa rất quan trọng, trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, để có
thể hoàn thiện được kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội thì cần phải thu

hút một lượng vốn rất lớn trong giai đoạn tiếp theo. Con số nêu trên đã cho thấy
được những thành công trong nỗ lực thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài,
và cụ thể là thành quả trong thu hút đầu tư trên thị trường tài chính và đặc biệt là
thông qua kênh thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán luôn là tâm điểm của các nhà đầu tư khi tham gia
đầu tư gián tiếp vào Việt Nam bởi vì thị trường chứng khoán tạo ra các công cụ có
tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn phù hợp, đồng thời
các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể dễ dàng chuyển đổi xu hướng đầu tư trong
thời gian khá ngắn. Không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân các nhà đầu tư
nước ngoài mà dòng vốn ngoại vào chứng khoán luôn có tác động mạnh mẽ đến thị
trường và dòng tiền của nhà đầu tư trong nước. Trong năm 2013 vừa qua, mặc dù thị
trường chứng khoán có phần ảm đạm nhưng sang đến năm 2014, chỉ riêng tháng 1
đã có 70 triệu USD từ quỹ nước ngoài tham gia đầu tư. Chủ trương của Nhà nước
vẫn luôn cố gắng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường để làm
động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, tạo ra sự hấp dẫn đối với
chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động với một thời
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page viii
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
gian chưa lâu (ra đời vào năm 2000), vẫn còn khó khăn trong việc điều hành, quản
lý các dòng vốn đầu tư, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại cũng đem lại không ít
rủi ro cho thị trường chứng khoán nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế của Việt
Nam nói chung. Đơn cử như việc các nhà đầu tư nước ngoài có thể thao túng thị
trường, sáp nhập, thôn tính doanh nghiệp, sự chuyển hướng đầu tư đột ngột cũng sẽ
gây ra tác động không nhỏ. Một minh chứng cụ thể trên thế giới cho thấy tác động
của nhà đầu tư ngoại trên thị trường này chính là sự kiện khủng hoảng tài chính
Châu Á năm 1997 đã gây ra thiệt hại cho một số nước có nền kinh tế mạnh như Thái
Lan, Hàn Quốc…Hay như ở Việt Nam, cũng đã có những rủi ro mà hậu quả là đáng
tiếc như cuộc tháo chạy đồng loạt của nhà đầu tư ngoại năm 2008. Lấy kinh nghiệm
từ đó, sẽ thật cần thiết khi cần đánh giá lại những biện pháp mà Việt Nam đã áp
dụng đồng thời có những hướng đi mới để giảm thiểu những rủi ro này nhưng vẫn

đem lại hiệu quả trong nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Cùng với quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và được sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, em cũng đã tiếp thu các kiến thức cơ
bản về hoạt động đầu tư gián tiếp. Và khi nghiên cứu tại phòng thị trường tài chính
thuộc Vụ Tài chính- Ngân hàng, em nhận thấy việc thu hút đầu tư gián tiếp nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và gặp
nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
là rất quan trọng.
Chính vì những lý do đó, em quyết định chọn đề tài: "Giải pháp hạn chế
rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt
Nam" làm đề tài nghiên cứu chuyên đề của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các lý luận về rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
thị trường chứng khoán.
Đánh giá thực trạng và hiệu quả giảm thiểu rủi ro trong việc thu hút đầu tư
gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích một số bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trên để đúc kết ra những
bài học quý báu để học tập và tránh lặp lại những giải pháp thiếu hiệu quả.
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page ix
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Trên cơ sở các lý luận và đánh giá về thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyên đề thực tập sẽ đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế được các rủi ro trong hoạt động thu hút đầu tư
gián tiếp nước ngoài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các rủi ro trong thu hút đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro trong thu hút đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 5 năm gần đây ( từ năm 2008- đến năm
2013).

4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài áp
dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp qua những tài liệu của
các tổ chức, bộ ngành của Việt Nam, các công trình nghiên cứu, các bài báo và các
tạp chí kinh tế, tài chính của Việt Nam để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong
phạm vi đề tài.
Em cũng xin nghiên cứu nhừng bài học kinh nghiệm từ việc quản lý nguồn
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán của các nước trên thế
giới và đặc biệt là các nước láng giềng Châu Á để rút ra những bài học quý giá và
thiết thực với thực tế.
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề thực tập được nêu vấn đề
nghiên cứu của mình thông qua 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên
thị trường chứng khoán
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị
trường chứng khoán Việt Nam
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page x
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài
vào thị trường chứng khoán Việt Nam

SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page xi
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng
khoán
1.1.1. Khái niệm rủi ro
Khi bàn đến rủi ro, có rất nhiều định nghĩa thuộc nhiều trường phái khác nhau

bàn luận về vấn đề này, có thể nói cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất nào về rủi ro. Theo như từ điển Oxford cho rằng: “ Rủi ro là khả năng gặp
nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại.”, hay như GS. Nguyễn Lân quan niệm
“Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may” (định nghĩa này được trích trong từ
điển và ngữ Việt Nam, năm 1998, trang 1540) và còn rất nhiều các định nghĩa khác.
Tuy nhiên, tổng hợp từ nhiều nguồn ý kiến của các chuyên gia khác nhau ta cũng có
thể đưa ra được khái niệm về rủi ro theo hai phái truyền thống và hiện đại.
• Quan điểm truyền thống cho rằng rủi ro được xem như là sự không
may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Điều đó được xem là điều không lành,
điều không tốt, bất ngờ xả đến, sự tổn thất này có thể là về tài sản hay sự giảm sút
lợi nhuận thực tế xảy ra.
• Quan điểm hiện đại thì rủi ro được coi là sự bất trắc có thể đo lường
được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến
những tổn thất, mất mát trong con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích,
những cơ hội.
Trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán, một
mặt đem lại các lợi ích về kinh tế như tăng nguồn vốn trong nước, nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì bên cạnh đó cũng tiềm ẩn không ít các rủi ro,
hay là các bất chắc, nguy hiểm không mong muốn. Như vậy, ta có thể hiểu nôm na
rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài chính là những nguy hiểm, bất trắc
có thể đo lường được mà các nhà đầu tư nước ngoài mang đến.
1.1.2.Các loại hình rủi ro
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 1
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Rủi ro trong đầu tư gián tiếp nước ngoài được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau, tuy nhiên ta cũng có thể chia ra làm 2 loại hình rủi ro chính, đó là rủi ro
về mặt kinh tế và rủi ro về mặt chính trị- xã hội.
• Rủi ro về kinh tế
Các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam, tham gia trên thị trường chứng
khoán đều là những nhà đầu tư có uy tín và có bề dày kinh nghiệm, đặc biệt là tiềm

lực kinh tế mạnh mẽ. Hơn nữa, mới ra đời vào năm 2000, thời gian hoạt động là
chưa nhiều, vì vậy mà thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có bề dày kinh
nghiệm nên rất dễ bị các ảnh hưởng, tác động khi có những cú sốc từ bên trong hoặc
từ bên ngoài. Các nhà đầu tư ngoại có thể lợi dụng sự sơ hở trong quản lý, giám sát
đầu tư để cấu kết, tiến hành các hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường. Yếu tố đầu
cơ sẽ xảy ra khi có nhiều nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân cùng nhau liên kết để
mua vào hoặc bán ra cùng một lúc một lượng lớn chứng khoán của một công ty nào
đó. Khi đó sẽ tạo ra hiện tượng khan hiếm hoặc thừa một mã chứng khoán nào đó,
làm cho giá chứng khoán có thể thay đổi một cách nhanh chóng, hoặc lên hoặc
xuống. Vì sao các nhà đầu tư có thể dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư của mình như
vậy?. Một đặc điểm khác khiến cho nhiều nhà đầu cơ muốn tham gia vào thị trường
chứng khoán chính bởi vì tính thanh khoản, tính dễ thay đổi. Dựa vào tính thanh
khoản cao của các chứng khoán mà các nhà đầu cơ có thể dễ dàng bán hay mua một
chứng khoán nào đó, biến khoản đầu tư này thành khoản đầu tư ngắn hạn mặc dù cổ
phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và thậm chí có nhiều loại trái phiếu giao dịch
trên thị trường chứng khoán có thời gian đáo hạn dài hơn một năm. Đây có thể được
coi là rủi ro cao nhất trong việc thu hút các nhà đầu tư ngoại vào thị trường chứng
khoán, tác động của loại hình rủi ro này là không nhỏ. Khi các nhà đầu tư ngoại nắm
trong tay một lượng chứng khoán khổng lồ thì khi bán ra ồ ạt hoặc đồng thời các nhà
đầu tư liên kết cùng bán ra sẽ làm sụt giảm nghiêm trọng giá của chứng khoán đó
trên thị trường, làm các nhà đầu tư trong nước hoang mang, áp lực đè nặng lên tỷ giá
hối đoái, đặc biệt là khi các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện việc chuyển đổi
sáng ngoại tệ từ số tiền có được khi bán cổ phiếu, tính ổn định của hoạt động tài
chính chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được đảm bảo khả năng thanh toán
các khoản nợ, lượng dự trữ ngoại tệ là không đủ để chống lại rủi ro. Đã có rất nhiều
những bài học điển hình của việc thao túng thị trường, ồ ạt mua ròng và bán ròng
các chứng khoán đã gây ra tác động không nhỏ cho thị trường chứng khoán nỏi
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 2
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính châu

Á năm 1997 sẽ được đề cập kỹ ở phần dưới đây.
Một loại hình rủi ro khác trong đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán
là về các quy định pháp lý trong đó có liên quan tới các loại hình hoạt động khi nhà
đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư. Các nhà đầu tư có thể quyết định hình thức đầu
tư là gián tiếp đầu tư (mở văn phòng đại diện tại nước đầu tư) hoặc đầu tư trực tiếp
(đăng ký mã số giao dịch để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán thông
qua việc đặt lệnh tại các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán và
thanh toán giao dịch thông qua các thành viên của trung tâm lưu ký). Rủi ro tiềm ẩn
trong việc các nhà đầu tư đầu tư thông qua hình thức mở văn phòng đại diện, bởi vì
hoạt động của các công ty này là trái ngược với nguyên tắc phi kinh doanh của văn
phòng đại diện đồng thời cũng xảy ra hiện tượng Nhà nước sẽ mất một phần thuế và
thông tin hoạt động không minh bạch, khó kiểm soát nếu như không có cơ chế quản
lý chặt chẽ đối với các văn phòng đại diện.
Khi hệ thống pháp lý không chặt chẽ, các yêu cầu về thông tin không đầy đủ
rất dễ dẫn đến tình trạng không minh bạch về thông tin, điều này cũng dễ xảy ra rủi
ro khi các nhà đầu cơ ngoại lại là những người có bề dày kinh nghiệm, có thể lợi
dụng những thông tin đó để tham gia đầu cơ, gây tác động tiêu cực.
• Rủi ro về chính trị- xã hội
Đầu tư gián tiếp nước ngoài liên quan đến yếu tố nước ngoài, liên quan tới
nhiều hơn một nước vì thế quan hệ chính trị cũng rất được coi trọng. Trong nhiều
trường hợp, khi xảy ra những hiện tượng thao túng thị trường, sự rút vốn hàng loạt
của các nhà đầu tư ngoại, chính phủ một số nước đã ra các lệnh cấm hay hạn chế tối
đa dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, điều này đã dẫn đến những ảnh hưởng
không nhỏ không chỉ về mặt kinh tế mà còn mặt chính trị- xã hội. Khi đã có những
hạn chế cho nước bạn tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán thì quan hệ hai
bên có thể xấu đi, ảnh hưởng tới các quan hệ khác đặc biệt là quan hệ thương mại.
Những ảnh hưởng từ chính trị là không hề nhỏ, có thể dẫn đến những hậu quả xấu,
tác động ngược lại trong quan hệ kinh tế, tệ hơn có thể dẫn tới những cuộc chiến
tranh lạnh hoặc bùng nổ chiến tranh. Trong bối cảnh toàn thế giới đang hội nhập
kinh tế quốc tế, không một quốc gia nào muốn xảy ra các cuộc xung đột chính trị

SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 3
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
giữa các, vì thế mà việc kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường tiền tệ
nói chung và đặc biệt là thị trường chứng khoán nói riêng là rất quan trọng.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro
Có rất nhiều các nhân tố tác động làm nảy sinh những rủi ro trong quá trình
thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
• Bối cảnh kinh tế
Các nhà đầu cơ chắc chắn sẽ nắm bắt được cơ hội rất nhanh nếu như bối cảnh
kinh tế của các nước mà nhà đầu tư đó tham gia đầu tư có lợi cho họ. Bối cảnh kinh
tế ở đây có thể hiểu là một số các yếu tố như lạm phát tăng cao, nền kinh tế trong
nước vẫn còn chưa vững chắc, chính sách tiền tệ không phù hợp với điều kiện kinh
tế hay tình hình dự trữ ngoại hối không tốt… tất cả các yếu tối đó có thể là cơ hội tốt
cho nhà đầu tư ngoại nắm lấy cơ hội để thực hiện các hành vi đầu cơ của mình.
Dự trữ ngoại hối là một công cụ rất quan trọng trong việc điều tiết các hoạt
động đầu tư của nhà đầu tư ngoại. Khi rủi ro xảy ra, ví dụ như các nhà đầu tư đồng
loạt thoái vốn và chạy thoát ra khỏi thị trường chứng khoán, lúc này rất cần tới một
lượng ngoại tệ thậm chí phải đủ mạnh để chống lại rui ro này. Nếu như lượng dự trữ
ngoại tệ yếu kém, chắc chắn sự rút vốn ồ ạt sẽ làm cho giá trên thị trường của chứng
khoán bị bán ra sẽ sụt giảm nghiêm trọng, nếu diễn biến tình hình xấu có thể dẫn tới
sự sụp đổ của cả một mã chứng khoán và ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường.
• Hệ thống chính sách, pháp luật
Pháp luật vẫn luôn là công cụ có ảnh hưởng trong việc điều tiết các hoạt động
liên quan tới nước ngoài. Trong đầu tư gián tiếp, việc các quỹ đầu tư nước ngoài
được phép sở hữu bao nhiêu phần trăm số cổ phần của doanh nghiệp trong nước sẽ
quyết định rất nhiều tới hoạt động đầu tư sau này. Khi các nhà đầu tư được phép
nắm giữ tới >50% số cổ phần của doanh nghiệp trong nước, điều đó có thể dẫn tới
tình trạng các nhà đầu tư ngoại sẽ tích cực tích lũy để sở hữu được một tỷ lệ lớn và
điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới quyền kiểm soát và quyền biểu quyết hoạt
động của doanh nghiệp đó. Như vậy, quyền chủ động sẽ nghiên vào tay nhà đầu tư

nước ngoài và gây ra nhiều bất lợi. Vì thế, cần phải quy định rõ ràng và hợp lý tỷ lệ
nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư ngoại, cần phải quy định về các danh mục
chứng khoán được tham gia mua trên thị trường, hay là thời gian đáo hạn đối với các
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 4
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
chứng khoán đó…Việt Nam cũng đã có tỷ lệ nhất định, trong pháp luật quy định
quyền nắm giữ cổ phần là 49% tính tới thời điểm hiện tại, đây là một tỷ lệ hợp lý mà
các nhà quản lý cũng như bản thân các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát được
tình hình, chính vì thế mà các nhà đầu tư ngoại khó có thể khống chế được và lên
nắm quyền kiểm soát.
Hệ thống chính sách, pháp luật cần phải rất chặt chẽ và đầy đủ, phù hợp với
tình hình kinh tế của đất nước, có như vậy thì hoạt động đầu cơ của nhà đầu tư ngoại
sẽ được giảm thiểu, thay vào đó là các nguồn vốn sạch, được sử dụng có hiệu quả.
• Tâm lý đầu tư
Đầu tư chứng khoán mặc dù không phải là khái niệm mới mẻ đối với Việt
Nam, tuy nhiên cũng có nhiều bộ phần nhà đầu tư trong nước vẫn chưa nắm rõ
được, nhiều năm trước đây, thậm chí một người chưa có kiến thức nào về tài chính
vẫn tham gia đầu tư chứng khoán. Hơn thế, tâm lý của người Việt Nam là thích đầu
tư theo đám đông và “xính ngoại”, vì thế mà chịu khá nhiều ảnh hưởng bởi các nhà
đầu tư nước ngoài. Việc chạy theo các nhà đầu tư nước ngoài có thể gây ra những
tác động tiêu cực không nhỏ nếu như nhà đầu tư trong nước không cân nhắc kỹ về
tiềm lực kinh tế của chính mình và khả năng đầu tư. Khi có những rủi ro xảy ra,
phần lớn là các nhà đầu tư nội bị tác động mạnh và kéo theo sự tác động đến công
ty, doanh nghiệp mà họ đầu tư.
• Thông tin minh bạch
Một trong những vấn đề được coi là nhức nhối đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam là thông tin. Nếu như hông tin của các doanh nghiệp, công ty khi
niêm yết trên sàn chứng khoán sơ sài, nhiều nội dung quan trọng không được công
bố công khai, điều này có thể là sơ hở để các nhà đầu tư ngoại lợi dụng để thao túng
doanh nghiệp, công ty đó đồng thời các nhà quản lý cũng khó khăn trong việc kiểm

soát trước và khi rủi ro xảy ra.
Và còn rất nhiều các yếu tố khác nữa, nhưng các yếu tố trên đây được coi là
những yếu tố tổng quát và quan trọng tác động tới việc xảy ra rủi ro trong thu hút
đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về hạn chế rủi ro trong thu hút đầu tư gián tiếp
nước ngoài vào thị trường chứng khoán
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 5
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
1.2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
Để phát triển được một thị trường tài chính vững mạnh rất cần tới sự phát
triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trên nước đó. Trên thế giới có khá nhiều
nước đã thành công trong việc xây dựng và duy trì một thị trường chứng khoán phát
triển rất mạnh mẽ và có tiếng như thị trường chứng khoán của Mỹ, Anh hay Hà Lan
và một số nước phát triển khác tại Châu Á. Một trong những yếu tố tạo nên sự phát
triển của thị trường này chính là việc thu hút các dòng vốn ngoại chảy vào. Nhưng
ngoài những mặt tích cực đó, việc thu hút này cũng đã có không ít những tiêu cực,
rủi ro như đã được đề cập ở phần trên, gây ra hậu quả nặng nề trên toàn bộ thị
trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nước đó nói chung. Nếu như không có
nhưng biện pháp kịp thời và hợp lý, sẽ không thể nào khôi phục lại tình hình kinh tế,
sau đây sẽ là một số những rủi ro đã từng xảy ra và những biện pháp để khắc phục
rủi ro đó.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 7
năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền
tệ lớn và giá cả những tài sản khác ở vài nước châu Á, còn ảnh hưởng đến những
nước có nền kinh tế lớn. Có khá nhiều xuất phát điểm của các nước trong cuộc
khủng hoảng tài chính này giống với Việt Nam.
Bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng khi nền tảng kinh tế vĩ mô của các nước
còn chưa vững chắc, vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Thái Lan đã cố gắng thực hiện các
chính sách điều chỉnh được coi là không thể thực hiện đồng loạt đó là cố định giá trị
đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa

tài khoản vốn). Tuy nhiên trong thời kì đó, là thập niên 1980 và nửa đầu thập niên
1990 sự phát triển nhanh chóng của kinh tế các nước Đông Nam Á đã tạo ra áp lực
tăng giá đồng nội tệ của các nước đó. Để bảo vệ chính sách tỷ giá cố định, các ngân
hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là
gây ra lạm phát.
Một điểm đáng nổi bật trong thời kì này chính là sự ồ ạt của các dòng vốn
đầu tư từ nước ngoài vào. Chính vì thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự
do hóa tài chính ở Mỹ và Châu Âu cùng Nhật Bản vào cuối thập niên 1980 đã khiến
cho tính thanh khoản trở nên dễ dàng và đạt mức cao. Các nhà đầu tư ở các trung
tâm tiền tệ trên thế giới đã thay đổi danh mục đầu tư phát triển ở nước ngoài. Hàng
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 6
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
loạt các nguồn vốn chảy vào cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư
trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, khủng hoảng mới chỉ thực sự xảy ra khi các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư ra và rút vốn đồng loạt, chỉ tính trong năm 1997 đã có khoảng hơn 20
tỷ USD của các nhà đầu tư chứng khoán bán rút ra khỏi thị trường 5 nước Đông Á
đang chịu khủng hoảng trong khi trong năm trước đó vẫn nhận được 66 tỷ USD tiền
đầu tư. Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan phát triển với tốc độ bình
quân hằng năm là 9%. Tới cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu
có sự điều chỉnh, cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán
đều giảm đi. Chỉ số này đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 tới còn 372 cuối năm
1997, đồng thời mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141.5 tỷ USD xuống còn 23.5
tỷ USD. Không chỉ ảnh hưởng tới các chỉ số của thị trường chứng khoán mà công ty
tài chính lớn nhất của Thái Lan Finance One cũng đã phá sản. Philippines cũng gặp
phải những khó khăn khi chỉ số tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán nước
ngoài cũng giảm điểm xuống còn 1000 điểm từ mức cao 3000 điểm hồi năm 1997
và hậu quả đi kèm là đồng PESO mất giá. Khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra, không chỉ
kéo theo sự ảnh hưởng của Thái Lan, Philippines mà một nền kinh tế phát triển như
Hàn Quốc cũng gặp phải những khó khăn vì sự rút vốn đồng loạt của các nhà đầu tư

nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Khi nhận thấy có sự bất ổn trong nền kinh
tế, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc với quy
mô lớn. Tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của
Hàn Quốc xuống mức B2, điều này lại càng làm cho giá chứng khoán giảm, thị
trường chứng khoán Seoul sụt xuống mức 4% và hệ quả tất yếu là đồng Won giảm
giá mạnh.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng xảy ra đã ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô rất
nghiêm trọng, tiền tệ bị mất giá, số tài sản ở một số nước Châu Á bị giảm giá mạnh,
nhiều doanh nghiệp bị phá sản dẫn đến hàng triệu người gặp phải khó khăn và bị
đẩy xuống ngưỡng nghèo, GDP bình quân đầu người ở một số nước giảm mạnh (sẽ
được trình bày rõ hơn ở phụ lục 1A) trong đó đặc biệt là Thái Lan đã giảm từ mức
2.506 USD năm 1997 xuống còn 1.837 USD vào năm 1998 và phải đến năm 2005
thì GDP đầu người mới hơn được mức trước khủng hoảng là 2.690 USD (theo số
liệu của World Bank idicataor) , tỷ lệ thất nghiệp ở nước ngày vào năm 1998 là
8.8% tính trên tổng số lao động của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 7
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
của các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng âm
với các con số tương ứng là -8.3%, -13.7%, -0.5% và -5.8%. Đầu tư vào chứng
khoán trong các năm tiếp theo đều tụt dốc, theo số liệu thống kê của World
Economic Outlook tháng 5/1998 và 3/2000 cho thấy dòng vốn chảy ra khỏi các
nước Đông Á trong năm 1998 là -6 tỷ USD còn năm 1999 là 6.3 tỷ USD. Sự chảy ra
của dòng vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của cả thị
trường chứng khoán. Sự mất ổn định về kinh tế kéo theo sự mất ổn định về chính trị,
tư tưởng chống phương Tây gia tăng, xảy ra các phong trào li khai và các cuộc biểu
tình. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này không chỉ gói gọn trong châu Á mà còn
dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Nga và khủng hoảng tài chính ở Brazil, các nước
không bị khủng hoảng nhưng vẫn bị tác động xấu do xuất nhập khẩu và FDI đều
giảm.
Có thể thấy được dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, cụ thể ở đây là dòng

vốn đổ vào thị trường chứng khoán đã có tác động tiêu cực không nhỏ đối với kinh
tế của các nước, sự ồ ạt rút vốn đầu tư về nước hay chuyển sang các danh mục đầu
tư khác đã để lại hậu quả tồi tệ, từ việc giảm điểm chứng khoán kéo theo sự mất giá
của đồng tiền nước đó và các hệ lụy liên quan tiếp theo. Sự khủng hoảng ở một nước
đã lan rộng ra các nước khác, cuộc khủng hoảng có quy mô toàn Châu Á. Đứng
trước tình hình đó, các nước đã có những chính sách ban hành để giảm thiểu và khắc
phục hậu quả. Một số nước đã ban hành các quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn
này. Cụ thể là các nước đã tăng cường giám sát, điều tiết các tổ chức tín dụng đồng
thời nâng cao kỷ luật của thị trường. Hàn Quốc đã áp dụng các phương thức quản trị
của các nước phương Tây để nhằm đảm bảo quản lý chặc chẽ các nguồn vốn nước
ngoài trên thị trường chứng khoán, kiểm soát tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán đối với
các nhà đầu tư này. Còn Malaysia đã thắt chặt tài khoản vốn, đặc biệt đối với dòng
vốn ra kết hợp với một số các công cụ khác như cố định tỷ giá hối đoái và cắt giảm
lãi suất trong nước. Cụ thể, hạn chế bán đồng bản tệ (ringgit) cho người nước ngoài,
không cho phép mang đồng ringgit ra khỏi Malaysia và yêu cầu đưa tất cả đồng
ringgit quay trở lại Malaysia. Lợi nhuận và vốn đầu tư theo danh mục của người
nước ngoài bị câu lưu trong thời gian 12 tháng. Quy định này sau đó được thay thế
bằng thuế chuyển vốn ra đối với các khoản đầu tư ngắn hạn.
Kết quả kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước đã cho thấy các dấu hiệu
tích cực trong việc quản lý rủi ro các dòng vốn gián tiếp lên thị trường tài chính,
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 8
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
đồng thời ổn định lại nền kinh tế và tiếp tục thu hút vốn ngoại mà không gặp nhiều
rủi ro. Sau khủng hoảng 10 năm, bằng việc điều chỉnh các chính sách quản lý dòng
vốn và tích cực đẩy mạnh các biện phát thu hút đầu tư, dòng vốn vào các nước châu
Á, đặc biệt là các nước gặp khủng hoảng tăng lên đáng kể, thể hiện qua các con số,
vào các năm như 2006 các dòng vốn vào của các nước này đạt 8% của GDP trong
khi trước đó 10 năm thì con số này ở mức 4%. Ta có thể nhận thấy rõ các tác động
tích cực trong việc quản lý các nguồn vốn của các nước thông qua biểu đồ 1.1 dưới
đây.

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ nguồn vốn chảy vào các nước Châu Á giai đoạn 1996- 2006
(Nguồn: />pers_id=2177079&item_id=2635275&p_details=1)
1.2.2. Kinh nghiệm của một số nước khác
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc được biết đến như là một trong những cường quốc kinh tế hàng
đầu thế giới, kể từ năm 1979 nền kinh tế nước này luôn đạt mức tăng trưởng trung
bình là 9,7%, là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, các con số như GDP , về
thu hút vốn đầu tư trực tiếp cũng như đầu tư gián tiếp rất đáng nể, và đặc biệt là xuất
khẩu vốn với thặng dư cán cân tài khoản vãng lai khoảng 200 tỷ trong những năm
gần đây. Một trong những yếu tố tạo nên thành công của một Trung Quốc như hiện
nay chính là việc kiểm soát các dòng vốn nước ngoài đầu tư trên thị trường tài
chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán.
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 9
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Như đã đề cập ở trên, cuộc khủng hoảng tài chính lan tỏa trên khắp Châu Á,
thế nhưng Trung Quốc lại chịu ít ảnh hưởng. Trong thời kì đó, Trung Quốc đã thực
hiện các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư bằng các biện pháp hành chính, thể
hiện thông qua các quy định hoặc hạn chế đầu tư, dịch chuyển vốn, nếu muốn thực
hiện thì cần phải được thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên,
sau năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập WTO, các dòng vốn đầu tư nước ngoài
chảy vào ngày càng ồ ạt, việc áp dụng các biện pháp hành chính đã không còn phù
hợp và lộ ra nhiều điểm bất cập. Để tránh tình trảng đảo ngược dòng vốn, hay là sự
rút vốn đồng loạt trên thị trường chứng khoán, Trung Quốc đã áp dụng các biện
pháp quản lý vốn trên cơ chế thị trường.
Một trong những biện pháp khá mới mẻ đó là việc quy định định lượng đầu
tư để phân biệt giữa FII và FDI với việc năm giữ trên 10% cổ phần tại một tổ chức
phát hành được coi là FDI còn dưới 10% được coi là FII. Chính vì thế mà Trung
Quốc chỉ cho phép các nhà tổ chức đầu tư chuyên nghiệp lớn, có kinh nghiệm và uy
tín trên thế giới được tham gia đầu tư một cách hạn chế, còn đối với các nhà đầu tư
các nhân nước ngoài sẽ không được tham gia trên thị trường chứng khoán Trung

Quốc. Các nhà đầu tư có tổ chức ở nước ngoài cũng chịu sự kiểm soát khi muốn
tham gia vào thị trường tài chính đó chính là Trung Quốc sẽ cấp phép đầu tư theo
hạn ngạch cho một số tổ chức đầu tư lớn trên thế giới sau khi đã áp dụng một số
điều kiện tối thiểu được gọi là QFII. Theo đó, Trung Quốc yêu cầu tối thiểu nguồn
đầu tư từ 50 triệu USD đến 800 triệu USD và các nhà đầu tư nước ngoài được phép
đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết loại A (là cố phiếu phát hành tại Trung Quốc bằng
đồng Nhân dân tệ), trái phiếu niêm yết, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu công ty
hoặc các giấy tờ có giá khác được Uỷ ban quản lý giảm sát chứng khoán Trung
Quốc phê duyệt. Trước đó, Trung Quốc có chủ chương tự do hóa từng bước khả
năng thâm nhập của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó chia thị trường chứng khoán
làm 2 khu vực, khu vực cổ phiếu A dành cho người cư trú và khu vực cổ phiếu B
(cồ phiếu phát hành tại Trung Quốc bằng ngoại tệ) dành cho người phi cư trú nhưng
sau đó đã bác bỏ quy định cấm người cư trú mua cổ phiếu B. Ngoài cổ phiếu B, cổ
phần vốn nước ngoài còn bao gồm cổ phần đang niêm yết ở nước ngoài gồm có H
shares- cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, được mua bán
bằng đô la Hồng Kông (HKD) và được định dạng bằng đồng Nhân dân tệ (NDT)
dành cho nhà đầu tư Hồng Kông hoặc nhà đầu tu nước ngoài, N shares cổ phần niêm
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 10
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
yết tại sở giao dịch chứng khoán New York phát hành thông qua đợt phát hành đầu
tiên IPO nhưng phần lớn được định dạng bằng đồng nhân dân tệ và giao dịch bằng
USD, hay L shares được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán London phát hành
theo Biên bản ghi nhớ giữa Trung Quốc và Anh, S shares niêm yết tại sở giao dịch
chứng khoán Singapore, sự phân khúc này cho thấy được Trung Quốc đang đa dạng
hóa các sản phẩm chứng khoán của mình, đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng là một
biện pháp để đa dạng hóa rủi ro, đặc biệt là đối với chứng khoán thì biện pháp này là
khá hữu hiệu. Với vốn góp, Trung Quốc cũng kiểm soát đối với các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán bằng cách quy định các nhà đầu
tư này được nắm giữ tối đa 10% lượng vốn ở một công ty niêm yết. Tỷ lệ nắm giữ
của tất cả các tổ chức nước ngoài theo QFII tại một tổ chức phát hành không vượt

quá mức 20% vốn cổ phần hoặc cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết. Và
đặc biệt hơn nữa, Trung Quốc cũng có những quy định thể hiện rõ được việc quản lý
nguồn vốn nhằm hạn chế tối đa rủi ro dòng vốn gián tiếp này như quy định các tổ
chức đầu tư, ngoại trừ các quỹ đầu tư dạng đóng, được phép rút vốn sau một năm
hoạt động, tuy nhiên quy mô rút vống không vượt quá 20% cho một đợt rút vốn,
khoảng cách rút vốn tối thiểu là một tháng. Còn đối với các quỹ đầu tư dạng đóng
chỉ được phép rút vống sau ba năm hoạt động đầu tư tại Trung Quốc. Biện pháp này
chính là cách để khống chế hiện tượng rút vốn đồng loạt và ồ ạt trên thị trường
chứng khoán nhằm gây ra những bất ổn kinh tế như các hậu quả của cuộc tài chính
tiền tệ năm 1997. Các biện pháp của Trung Quốc đã cho thấy tín hiệu đáng khả quan
và đi đúng theo lộ trình phát triển thị trường chứng khoán bền vững và không xảy ra
các rủi ro từ phía cá nhà đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 2006 đã có 52 tổ chức đạt
tiêu chuẩn QFII với mức ngoại tệ phê duyệt tích lũy kế đạt 8.645 tỷ USD và con số
này còn tăng lên 97 tổ chức tính đến cuối tháng 7 năm 2010 và các nhà đầu tư này
có thể đầu tư vào chứng khoán đồng nội tệ và trái phiếu.
Có thể thấy, biện pháp hàng đầu mà Trung Quốc luôn ưu tiên áp dụng để
giảm thiểu tối đa rủi ro tiền ẩn của các nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề quản lý tỷ lệ
sở hữu của các nhà đầu tư này, kết hợp với các điều luật chặt chẽ được quy định
trong các bộ luật như Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006), kết hợp
cùng với sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền, ở đây nắm
vai trò cốt yếu là Uỷ ban quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc và phân khúc
thị trường theo từng loại nhà đầu tư. Sự phát triển vững chắc của thị trường chứng
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 11
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
khoán Trung Quốc cho thấy các biện pháp này đã đạt được hiệu quả giảm thiểu rủi
ro mà vẫn thu hút được một lượng đáng kể các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của Chi lê
Khi phải đối mặt với sự gia tăng đột biến của dòng vốn vào: giai đoạn 1978-
1982 và 1991-19, các nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển vốn vào đầu tư tại Chi lê
bắt buộc phải ký gửi một phần vốn (không hưởng lãi suất) tại Ngân hàng Trung

ương. Mục đích nhằm bảo vệ nền kinh tế từ những hiệu ứng tạo ra do dòng vốn vào
quá lớn đó là làm sao để tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt mà lại không ảnh
hưởng tới tính cạnh tranh của nền kinh tế trong hoạt động xuất khẩu. Trong giai
đoạn 1978-1982: Chi lê không cho phép các dòng vốn vào ngắn hạn (ít hơn 24
tháng). Đối với các dòng vốn có thời hạn đầu tư từ 24 tới 66 tháng, Chi lê yêu cầu
ký quỹ một lượng vốn bắt buộc không hưởng lãi (tỷ lệ này dao động từ 10% tới 25%
giá trị dòng vốn vào). Trong giai đoạn từ 1991-1998: tất cả các dòng vốn đầu tư gián
tiếp và các khoản vay quốc tế đều phải ký quỹ dự trữ bắt buộc là 20% giá trị mà
không hưởng lãi. Đối với các khoản đầu tư ngắn hạn (ít hơn 1 năm), khoản ký quỹ
này sẽ được giữ trong suốt thời hạn đầu tư. Đối với các nguồn đầu tư có kỳ đầu tư
dài hơn, khoản ký quỹ này sẽ được hoàn trả nhà đầu tư sau 1 năm. Mức độ ký quỹ
có thời điểm tăng tới 30%, và sau đó được cắt giảm còn 10% vào tháng 6 năm 1998,
và trở về 0 vào tháng 9 năm 1998. Các trái phiếu công ty phát hành tại các thị trường
nước ngoài phải có kỳ hạn ít nhất là 4 năm. Ngoài ra, còn có các quy định về thời
hạn đầu tư tối thiểu.
1.2.2.3. Kinh nhiệm của Thái Lan
Vào ngày 18/12/2006, chính phủ Thái Lan đã tuyên bố tình trạng kiểm soát
thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Trong đó có các quy định về việc rút
vốn đầu tư lên thị trường này bằng cách bán các cổ phiếu, trái phiếu đã mua, thời
hạn được rút vốn là dưới một năm, số tiền được trả lại ngay so với số tiền được giữ
lại là 2/3, đồng thời áp thuế 10% trên tổng số tiền đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, biện
pháp quản lý này lại gây ra những hậu quả như cuộc khủng hoảng tài chính mà nước
này đã gặp phải năm 1997 như đã trình bày ở trên, chỉ số SET trên sàn chứng khoán
của Thái Lan sụt giảm tới 15%, các nhà đầu tư lại ồ ạt rút vốn và tháo chạy. Chính
vì vậy mà Chính phủ Thái Lan phải ngay trong ngày rút bỏ các biện pháp trên.
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 12
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Tổng kết, một số các biện pháp của các nước trong việc giảm thiểu rủi ro của
các dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán là khá thành công
như Trung Quốc, Hàn Quốc… các nước này vẫn kiểm soát được dòng vốn chảy vào

mà vẫn thu hút được một lượng các nhà đầu tư tham gia đầu tư. Tuy nhiên, có một
số biện pháp đã gây phản tác dụng như các biện pháp mà Thái Lan đã áp dụng năm
2006, biện pháp để giảm thiểu rủi ro nhưng cuối cùng lại gây ra rủi ro bằng việc
tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư.
1.2.2.4. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 và các biện pháp khắc phục
cùng với những giải pháp mà các nước dùng để kiểm soát dòng vốn gián tiếp nước
ngoài đặc biệt là trên thị trường chứng khoán đã để lại cho Việt Nam vô số bài học
kinh nghiệm. Việt Nam cần phải chọn lọc những biện pháp phù hợp với tình hình
kinh tế trong nước nói chung và tình hình phát triển thị trường chứng khoán nói
riêng để tránh khỏi những rủi ro không đáng có đồng thời vẫn thu hút được các nhà
đầu tư ngoại để giúp cho thị trường phát triển vững mạnh.
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO điều này đồng nghĩa với
việc Việt Nam phải có những chính sách để tự do hóa dòng vốn, thị trường tự điều
tiết và hạn chế tối đa sự kiểm soát từ phía Nhà nước. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến
những tác động tiêu cực tới thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng
khoán nói riêng nếu như tự do hóa thái quá vốn. Trong thời gian hiện nay, Chính
phủ cũng đã kết hợp cả hai yếu tố trên, vừa thực hiện tự do hóa dòng vốn lại vừa có
những quy định mang tính chất kiểm soát đối với dòng vốn gián tiếp. Sau khi cân
nhắc một số yếu tố như trình độ quản lý, chính sách tỷ giá, chính sách vĩ mô, mức
độ mở cửa hội nhập…, Việt Nam cần phải cân nhắc thêm các chính sách sao cho
phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước và định hướng phát triển. Học tập kinh
nghiệm của các nước Việt Nam rút ra những bài học sau.
Để tránh tình trạng rủi ro có thể xảy ra, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm
của Chi lê đó là yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ bắt buộc với một tỷ lệ hợp lý và phù hợp,
đặc biệt là đối với các dòng vốn ngắn hạn. Bởi vì các dòng vốn này có tính chất đảo
ngược và tính thanh khoản rất cao nên rủi ro xảy ra là rất lớn.Việc quy định tỷ lệ dự
trữ như vậy là rất nhạy cảm và cần phải xác định tỷ lệ sao cho phù hợp nếu không có
thể rất dễ dẫn đến hậu quả ngược lại, hơn nữa thị trường chứng khoán Việt Nam còn
SV Lê Vân Anh- Mã SV: CQ528048 Page 13

×