Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

trang phục truyền thống - Hoa Văn của người H'''' Mông ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.78 KB, 5 trang )

Hoa Văn của người H' Mông
Hoa văn - họa tiết trên thổ cẩm của người H'Mông

Người H'mông có nhiều chi: H'mông Đơ (trắng), H'mông Lềnh (vàng),
H'mông Sy (Đỏ), H'mông Súa (Hoa), H'mông Đu (Đen). Một bộ trang phục cổ
truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân
váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau.
Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp
và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong
dân tộc H'mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong
trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên
nền mầu chàm. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng
hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Sau khi hoàn thiện đồ án
trang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo Đó là
cách làm riêng của người H'mông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí
ngay trên thành phẩm của mình. Trong sưu tập này giới thiệu các đồ án trang trí
trên các bộ phận hợp thành của y phục H'mông các chi.
Những ô trang trí những đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công
được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các
ô hình quả trám hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố
cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của
người H'mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp
ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H'mông có một phong
cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của dân tộc khác.
Ngoài các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H'mông
còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn
ốc hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua
gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại
họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển
chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu - chỉ thấy xuất hiện trong trang trí
y phục của người H'mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của


mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư
dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong
trang trí H'mông.
Chắp vải mầu của người H'mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các
đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật
thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em. Mầu sắc ưa dùng
trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam.
Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép
thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều khác
biệt.
Kỹ thuật thêu của người H'mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai
cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò
bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc
khác thường làm. Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động của
mặt trời, trang trí H'mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng mang
được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.
Hoa văn của người Lô Lô
Hoa văn - họa tiết trên thổ cẩm của người Lô Lô

Hai nhóm Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen đều sử dụng phối hợp kỹ thuật chắp vải
mầu có thêu khá tinh tế trong những khuôn thức bố cục chặt chẽ, có hòa sắc rực
rỡ sáng, tươi của các mầu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm rõ, làm tăng độ
tương phản vốn có. Người Lô Lô Hoa sử dụng kỹ thuật trang trí chắp hình vải
mầu nhiều hơn trên trang phục. Người Lô Lô Đen sử dụng kỹ thuật thêu nhiều
hơn, dùng xen kẽ với chắp hình vải mầu, bố cục trang trí trang phục thoáng, nhẹ
hơn. Cả hai nhóm đều thể hiện nhiều mẫu hình trang trí đặc sắc của các dân tộc
có ngôn ngữ: nói tiếng Tạng-Miến ở phía Bắc nước ta.

Hình tượng thần vị Kết Dơ - cai quản vũ trụ, tạo ra con người; các hình tròn có
chữ Hán trên các hình chạm bạc, các khuy hình tròn bằng vỏ trai, vỏ ốc xà cừ

có mầu sắc lóng lánh dính thành dẫy, thành chùm trên nền khăn đen, các hạt
cườm ngũ sắc, các tua đỏ dính viền mép khăn đội đầu, thể hiện cho bầu trời
cùng các vị thần tinh tú. Đường diềm trang trí bổ ô thể hiện họa tiết biểu trưng
cho sự tuần hoàn của Mặt trời, Mặt trăng, thời tiết, mùa màng viền quanh khăn,
là một kiểu bố cục khăn đội đầu của họ.
Hình tượng thần vị Mít Dơ - cai quản mặt đất, che chở con người, các hình tròn
có chữ Hán trên các hình chạm bạc. Đường diềm trang trí bổ ô hình vuông thể
hiện họa tiết tượng trưng cho bốn phương và trung tâm viền quanh khăn đội đầu,
các mảng trang trí trung tâm chia thành nhiều ô vuông, trong ô vuông có chắp
vải hình tam giác kèm nhau đôi một, một bên sáng một bên tối, một bên đậm
mầu một bên nhạt mầu, một bên rực sáng một bên trầm u thể hiện cho sự
chuyển biến tuần hoàn của không gian, thời gian, của vũ trụ kỳ bí - là một kiểu
bố cục khăn đội đầu của họ.
Cả hai kiểu bố cục đó đều sử dụng các họa tiết khác nhau nhằm biểu trưng cho
cõi trời, cõi đất. Sự thể hiện nội dung này trong trang trí Lô Lô là hoàn toàn
khác biệt.
Trong trang trí Lô Lô, nhất là trên trang trí của nhóm Lô Lô Đen, ta thấy xuất
hiện hình trang trí: chim Ngó Bá. Phải chăng, con chim huyền thoại Ngó Bá
này chỉ có liên quan đến nhóm Lô Lô Đen, như hiện tượng dân tộc học về tín
ngưỡng vật tổ, còn tồn tại trong văn hóa của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc
Lô Lô. Trên cả hai tấm khăn, người ta còn thêu những đường diềm nhỏ trang trí
hình con cừu, đó là một con vật trong số 12 con vật tượng trưng để tính lịch,
ngày, tháng, năm trong cách tính thời gian của nhiều dân tộc có ngôn ngữ Tạng
- Miến.

Trên trang trí Lô Lô còn xuất hiện hoa văn trang trí hình bông lúa, là loại họa
tiết thường trang trí trên quai trống đồng, một loại hình nhạc cụ phổ biến của
các dân tộc ở miền Nam Trung Hoa và ở Việt Nam, trong đó có dân tộc nói
ngôn ngữ Tạng - Miến. Hiện nay, người Lô Lô vẫn còn lưu giữ bảo quản loại
trống đồng cổ truyền này với tư cách một nhạc cụ, sử dụng trong những dịp tiến

hành nghi lễ trang trọng phục vụ cho phong tục, tập quán của dân tộc. Trang trí
Lô Lô thực sự mang bản sắc văn hóa, cách nhìn quan điểm thể hiện nghệ thuật
độc đáo riêng.

×