Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đặc điểm cấu trúc và kết quả hoạt động của phòng Tài chính kế hoạch Thành phố Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.8 KB, 40 trang )

Lời mở đầu
Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta lấy việc phát huy nguồn lực con người là
yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững. Có ý kiến cho rằng : “ Con người là
nguồn lực của mọi nguồn lực”. Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ
đều có thời kỳ hưng thịnh của mình. Trong thời kỳ ấy, khả năng phát huy
nguồn lực con người là lớn hơn cả. Ngày nay để đất nước phát triển thì nguồn
lực con người giữ vai trò quan trọng số một. Để đảm nhiệm được vai trò đó
trước hết đòi hỏi con người phải được phát triển toàn diện về chí, thể, mỹ,
đức Có những tố chất đó con người phải là “ sản phẩm của các hoạt động sự
nghiệp: giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao ”
Trong thời gian thực tập tại Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải
Dương em đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động của Phòng tài chính kế hoạch.
Em đã có cái nhìn tổng thể về Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải
Dương như sau:
Phần I: Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Phòng tài
chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương
Phần II: Đặc điểm cấu trúc và kết quả hoạt động của phòng Tài chính
kế hoạch Thành phố Hải Dương
Phần III: Phương hướng hoạt động của Phòng tài chính kế hoạch Thành
Phố Hải Dương
Do điều kiện hạn chế về thời gian và tài liệu nên khó tránh những sai sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Thầy giáo: Vũ Anh Trọng, Cán bộ Phòng tài chính kế hoạch Thành
Phố Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp
này.
Phần I:
Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của
Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương
I.Sự cần thiết của Phòng


Hoạt động sự nghiệp rất cần thiết trong đời sống kinh tế xã hội, nó
phục vụ các nhu cầu từ sinh hoạt đến sản xuất và đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển của xã hội. Bản thân hoạt động sự nghiệp vừa mang tính
chất sản xuất vừa mang tính chất phục vụ nên nó cần sự đầu tư và cũng tạo ra
nguồn thu cho xã hội.
1. Xuất phát từ chức năng vai trò của hoạt động sự nghiệp
Hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực văn hoá thống tin, giáo dục đào
tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, thể dục thể thao sáng tạo ra những sản phẩm
đặc biệt hoàn thiện và nâng cao giá trị con người: trình độ văn hoá, kiến thức
khoa học, quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, sức khoẻ, tài
năng
Con người ngay từ khi sinh ra đã cần đến sự phục vụ của y tế, trong quá
trình trưởng thành phát sinh các nhu cầu về văn hoá, giáo dục cũng như các
điều kiện khác về môi trường sống, giao thông đi lại
Chỉ có hoạt động sự nghiệp mới đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu
thiết thực đó một cách đầy đủ và có hệ thống. Nhờ vào hoạt động sự nghiệp
mà các giá trị văn hoá về vật chất và tinh thần được bảo tồn và phát huy, đảm
bảo về mặt xã hội của quá trình phát triển.
Do đặc điểm sản phẩm là các hàng hoá công cộng có giá trị trừu tượng
và hoạt động mang tính phục vụ nên hầu hết các đơn vị sự nghiệp không thể
hạch toán được lỗ lãi một cách đơn thuần. Tuy nhiên những giá trị lao động
hao phí cho hoạt động sự nghiệp lại là hiện thực và đòi hỏi phải được bù đắp.
Trách nhiệm này thuộc về nhà nước và cả những người được hưởng thụ các
dịch vụ từ hoạt động sự nghiệp.
Như vậy các lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, y
tế, thể dục thể thao tạo ra những sản phẩm đặc biệt không thể thiếu vừa
mang tính phục vụ chính trị - xã hội vừa mang tính hàng hoá đòi hỏi phải bù
đắp chi phí. Đây là sự tồn tại tất yếu của các hoạt động sự nghiệp và đơn vị sự
nghiệp có thu.
2. Sự tồn tại của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá( mục
đích của sản xuất là trao đổi mua bán), ở đó mọi quan hệ kinh tế trong xã hội
đều được tiền tệ hoá.
Cơ chế thị trường là “ bộ máy” kinh tế điều tiết toàn bộ sự vận động
của nền kinh tế thị trường, điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá
thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường đặt
biệt là quy luật giá trị.
Nền kinh tế thị trường tác động đến hoạt động sự nghiệp và đơn vị sự
nghiệp đó có thu ở các góc độ sau:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường tạo môi trường thuận lợi cho sự
nghiệp, các quy luật kinh tế khách quan của cơ chế thị trường thúc đẩy sự
nghiệp, các quy luật kinh tế khách quan của cơ chế thị trường thúc đẩy sự
vươn lên của các đơn vị sự nghiệp.
Nền kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế phát triển, nhu cầu cảu xã
hội về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, giao thông đều gia tăng,
mở rộng “đầu ra” cho hoạt động sự nghiệp. Cơ chế thị trường tạo điều kiện
thụân lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong qúa trình hoạt động cũng như thực
hiện cacs khoản thu do lưu thông, thông tin thuận lợi, do đời sống xã hội được
nâng cao cũng như thói quen “thanh toán” của người tiêu dùng.
Thứ hai, xuất phát từ những khuyêt tật của nền kinh tế thi trường.
Ngoài những mặt tích cực thì kinh tế thị trường cũng chứa đựng những
khuyết tật mà bản thân nó không tự giải quyết được. Mặt tích cực của kinh tế
thị trường là kích thích tăng năng suất lao động, tính năng động, khả năng
thích nghi nhanh chóng, sự đa dạng, phong phú của hàng hoá thị trường Tiêu
cực của nền kinh tế thị ktrường chủ yếu xuất phát từ việc chạy theo mục tiêu
lợi nhuận, hậu quả gây ra khủng hoảng kinh tế, mắt cân đối kinh tế xã hội,
thất nghiệp phân hoá giàu nghèo, ô nhiễm môi trường
Kinh tê thị trường chạy theo lợi nhuận nên những lĩnh vực ít hoặc
không có lợi nhuận, những vùng khó khăn ( vùng cao, vùng sâu, vùng xa ) sẽ
không được đầu tư, phải cần đến vai trò của các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực văn hoá, thông tin, giáo dục
đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao phải tự mình vận động để
thích nghi với các quy luật kinh tế khách quan đồng thời phải thực hiện chức
năng phục vụ nhân dân. Đó là sự tồn tại khách quan của hoạt động sự nghiệp
và đơn vị sự nghiệp có thu trong nền kinh tế thị trường.
3. Chủ trương xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp
Trong thời kỳ đổi mới Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương xã
hội hoá các hoạt động xã hội, phúc lợi xã hội: “ xuất phát từ nhận thưc chăm
lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của
mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn
dân, chúng ta chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội
hoá, trong đó nhà nước giữ vai trò nòng cốt”
Xã hội hoá là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ trong thực hiện công
việc nhằm khai thác mọi tiềm năng trong và ngoài nước. Chủ trương này thực
chất là xã hội hoá nguồn tài chính nhằm làm cho mọi người dân, mọi tổ chức,
mọi thành phần kinh tế nhận thức và thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn lợi ích
trong sự nghiệp phát triển và hưởng thụ các thành quả của các hoạt động sự
nghiệp. Trong quá trình này Nhà nước với vai trò và tiềm lực lớn mạnh của
mình phải là lực lượng tài chính chủ đạo trong nguồn tài chính đầu tư cho
hoạt động sự nghiệp.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi chúng
ta phải chi nhiều hơn cho đầu tư phát triển. Để đảm bảo được sự phát triển về
xã hội thì xã hội hoá hoạt động sự nghiệp là một chủ trương hết sức đúng đắn.
Nhà nước cần khuyến khích tăng nguồn thu để các đơn vị sự nghiệp có điều
kiện tồn tại và phục vụ tốt hơn cho xã hội.
II.Quá trình hình thành và phát triển Phòng tài chính kế hoạch Thành
Phố Hải Dương
1. Quá trình hình thành Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương
Vào những năm cuối của thập kỷ 70 ở Hải Dương và các tỉnh thành
miền bắc nước ta đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp và tiêu dùng, cũng như

các kế hoạch, tài chính, dự án, các loại phục vụ nhu cầu văn hoá. Trong tình
hình đó, Phòng tài chính thương nghiệp được ra đời và nay là Phòng tài chính
kế hoạch Thành Phố Hải Dương.
Tên giao dịch: Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương
Hiện nay, trụ sở chính đồng thời là nơi làm việc của phòng được đặt tại
số 45 phố Trần Hưng Đạo và nằm dọc theo quốc lộ 5A, do đó phòng tài
chính, kế hoạch có một địa điểm khá thuận lợi trong việc quản lý và phân
phối ngân sách nhà nước. Phòng tài chính và kế hoạch là một đơn vị hành
chính sự nghiệp và là đơn vị quản lý nhà nước được đặt dưới sự chỉ đạo của
UBND thành phố. Chính vì vậy mới thành lập, tồn tại và phát triển trong điều
kiện nước ta vẫn còn dư âm chiến tranh những năm 70 của thập kỷ nên đã gặp
nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực, những cùng với sự quan tâm của UBND
thành phố và các ngành liên quan khác, phòng tài chính, kế hoạch thành phố
Hải Dương trong 18 năm xây dựng và trưởng thành đã có cơ sở hạ tầng khá
vững chắc trên diện tích gần 200 m
2
được trang bị đầy đủ về trang thiết bị
công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động thường
xuyên của đơn vị quản lý nhà nước, với 100% số nhân viên trong cơ quan
được trang bị máy vi tính với những phần mềm chuyên dụng phục vụ công
việc, hàng năm đều được nâng cấp và sữa chữa thường xuyên.
2. quá trình phat triển của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải
Dương
Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương là một cơ quan hành
chính sự nghiệp nhà nước trực thuộc sở tài chính thành phố Hải Dương, được
ra đời vào năm 1988, sau khi sát nhập phòng tài chính và phòng thương
nghiệp, tới 2001 đổi tên thành phòng kế hoạch, tài chính và khoa học thành
phố Hải Dương, khi đến năm 2004 được quyết định của UBND thành phố Hải
Dương lại được đổi thành phòng tài chính và kế hoạch thành phố Hải Dương
cho tới nay.

3. Quy mô hoạt động tổ chức
Phòng tài chính kế hoạch là một đơn vị kiểm soát và quản lý vốn nhằm
ổn định thị trường trong nền kinh tế của thành phố Hải Dương. Hiện nay nước
ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta là
nền kinh tế nhiều thành phần, đó là yếu tố khách quan, hơn nữa tỉnh ta lại là
một tỉnh nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp là 96500 ha (theo báo cáo
31/12/2003) do vậy quản lý chặt chẽ số thu và số chi để tránh lãng phí cho
ngân sách, bình ổn giá cả thị trường đó là vấn đề cấp bách để ổn định và nâng
cao mức sống của Nhân Dân. Phòng trực thuộc ngành tài chính giá cả thương
nghiệp chịu sụ lãnh đạo của sở tài chính vật giá đồng thời là cơ quan chuyên
môn của UBND thành phố thống nhất quản lý. Với chức năng tính toán và
xây dựng kế hoạch ngân sách của các phòng, sở, ban ngành của thành phố Hải
Dương. Tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của thành phố trình lên
UBND thành phố để UBND thành phố xem xét và thông qua. Đồng thời
hướng dẫn kiểm tra các tổ chức hành chính sự nghiệp, các tổ chức sản xuất
kinh doanh trong việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước ban
hành.
Chính vì phòng tài chính kế hoạch thành phố Hải Dương là một đơn vị
ngân sách tổng hợp số thu chi ngân sách duy nhất của thành phố nên nó có
tầm quan trọng rất lớn là giám sát việc thu chi ngân sách quẩn lý đưa vào quy
chế theo đúng quy định
Trong những năm qua, phòng tài chính thương nghiệp đã nắm vững
tình hình sớm có chủ trương đúng dắn trong công tác chỉ đạo bố trí sắp sếp
việc làm cho người lao động, luôn đảm bảo đúng thời gian báo cáo. Trên cơ
sở lựa chọnnhững người vững về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có ý
thức kỷ luật cao, luôn gắn bó với phòngđể bố trí những công việc thích hợp,
còn những người có ý thức kỷ kuật không tốt phòng sẵn sàng cho nghỉ việc để
khỏi ảnh hưởng đến công việc chung của phòng
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài Chính
4.1.Khái quát chung

Phòng Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách Nhà nước, thuế,
phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước,
đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và
hoạt động dịch vụ tài chính (sau đây gọi chung là lĩnh vực tài chính) tại địa
phương theo quy định của pháp luật.
Phòng Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của UBND Tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính
4.2. Chức năng
Phòng Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức
năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, giá cả trên địa
bàn tỉnh theo chế độ chính sách của Nhà nước. Phòng Tài chính chịu sự chỉ
đạo, lãnh đạo toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Bộ Tài chính và Ban Vật giá
Chính phủ.
4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Nhiệm vụ:
1- Giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện và hướng dẫn các cơ
quan thuộc tỉnh và cơ quan Tài chính cấp dưới thực hiện pháp
luật, chính sách chế độ và các quy định của Nhà nước về tài
chính, ngân sách, kế toán và kiểm toán trên địa bàn.
2- Xây dựng các văn bản quy định về việc thu phí, lệ phí, phụ
thu, vay và trả nợ, về huy động sự đóng góp của các cá nhân và
các tổ chức thuộc thẩm quyền của địa phương, trình cấp có thẩm
quyền xem xét ban hành; hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo
quy định của pháp luật.
3- Hướng dẫn các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc
tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán Ngân sách
Nhà nước hàng năm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn

của Sở, Bộ Tài chính, xem xét và tổng hợp để xây dựng dự toán
ngân sách địa phương, mức bổ sung ngân sách cho cấp huyện,
quy định việc bổ sung ngân sách cho cấp xã; lập dự toán điều
chỉnh Ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình
UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định; xác định tỉ lệ
điều tiết các khoản thu cho ngân sách cấp dưới trình UBND tỉnh
quyết định; đề xuất các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm
vụ thu chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
4- Lập phương án phân bổ dự toán Ngân sách tỉnh trình UBND
tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định; quản lý Ngân sách
tỉnh đã được quyết định. Tham gia với Sở Kế hoạch- Đầu tư về
kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và bố trí vốn đầu tư xây dựng
cơ bản trình UBND tỉnh quyết định. Phối hợp với các cơ quan
thu trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí và các
khoản thu khác trên địa bàn; phối hợp với Kho bạc Nhà nước
thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho
các đối tượng sử dụng Ngân sách tỉnh.
5- Quản lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước thuộc khu vực hành
chính sự nghiệp tại địa phương theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6- Xem xét, kiểm tra về mặt tài chính đối với việc xây dựng và
hình thành các dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách địa phương, các
dự án vay vốn của địa phương, giúp UBND tỉnh kiểm tra việc sử
dụng vốn và thực hiện kế hoạch trả nợ vay; quản lý và kiểm tra
việc sử dụng các nguồn vốn và tài sản viện trợ của địa phương.
7- Quản lý và sử dụng quỹ dự trữ tài chính của tỉnh theo quy
định của pháp luật và quyết định của UBND tỉnh.
8- Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương.
9- Kiểm tra và xét duyệt quyết toán của các cơ quan Nhà nước,

đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức sử dụng Ngân sách
tỉnh.
10- Hướng dẫn cơ quan tài chính cấp dưới tổng hợp số liệu về
thu chi Ngân sách Nhà nước tại địa bàn và thực hiện quyết toán
Ngân sách cấp mình. Tổng hợp tình hình thu chi Ngân sách Nhà
nước, lập tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm của địa
phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
11- Thực hiện chế độ báo cáo về tài chính, ngân sách theo quy
định.
12- Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xổ số, các hoạt động
kinh doanh, dịch vụ và tư vấn về tài chính, bảo hiểm, kế toán và
kiểm toán tại địa phương theo quy định của pháp luật. Tham gia
với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp
trong việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp theo phân cấp.
13- Thanh tra, kiểm tra về tài chính, Ngân sách của chính quyền
cấp dưới và các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tại
địa phương có trực tiếp liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối
với Ngân sách địa phương; thực hiện chế độ quản lý tài chính
Nhà nước, quản lý tài sản Nhà nước của địa phương theo quy
định.
14- Thống nhất quản lý về quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và sử
dụng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán thuộc địa
phương theo quy định.
15- Thực hiện các nhiệm vụ công tác giá cả trên địa bàn tỉnh theo
quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ
(Thẩm định giá, kiểm soát giá độc quyền và bảo vệ sản xuất cạnh
tranh lành mạnh, thanh tra giá, thông tin báo cáo giá ).
b. Quyền hạn:
Phòng Tài chính có quyền hạn sau:
1- Cần thiết cho việc lập dự toán Tài chính - Ngân sách, cấp phát

và quản lý vốn, quản lý tài sản, quản lý giá cả cho công tác kiểm
tra và thanh tra tài chính giá cả.
2- Tạm ngừng cấp phát và xuất toán những khoản chi không
đúng mục đích, sai nguyên tắc, chế độ quy định hiện hành của
Nhà nước.
3- Tổng hợp bổ sung kinh phí (Ngoài dự toán năm tỉnh đã phân
bổ) trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho các đơn vị được
tỉnh giao thêm nhiệm vụ đột xuất và cấp bách; cho các đơn vị
tách ra hoặc mới được thành lập theo quyết định của cấp có thẩm
quyền.
4- Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ tài
chính giá cả đối với Phòng Tài chính kế hoạch huyện, thị xã.
5- Thực hiện tham gia bổ nhiệm và quản lý kế toán trưởng các
đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp hạch toán kinh
tế (Theo Pháp lệnh Kế toán thống kê) và theo phân cấp của
UBND tỉnh.

Phần II:
Đặc điểm cấu trúc và kết quả hoạt động của phòng
Tài chính kế hoạch Thành phố Hải Dương
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố
Hải Dương
1.Cơ cấu bộ máy quản lý của Phòng và chức năng từng bộ phận
Sơ đồ 1 theo chức năng, nhiệm vụ
Phó phòng tài
chính
Đơn vị
dự
toán
Kinh

tế NS
thành
phố
Kinh
tế NS

Kế toán
trưởng
Phó phòng
quản lý hành
chính sự
nghiệp
Giá Đăng

kinh
doanh
Tổng
hợp
thu
Tổng
hợp
chi
Kế
hoạch
Sơ đồ 2 theo cơ cấu tổ chức
nguồn: Phòng tài chính kế hoạch
a. Lãnh đạo Phòng: Gồm Giám đốc và hai Giám đốc giúp việc Giám
đốc.
- Giám đốc Phòng do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính và Giám đốc Sở nội vụ

- Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức theo đề nghị của Giám đốc Sở và Giám đốc Sở nội vụ
b. Các ban thuộc Phòng:
Trưởng phòng
Phó
trưởng
phòng 1
Bộ phân
NS và
quyết
toán
VĐT
Bộ phận
kinh phí
uỷ
quyền
Bộ phận
quyết
toán dự
toán
Bộ phận
ngân
sách xã
phường
Phó
trưởng
phòng 2
Bộ phận
kế hoạch
đầu tư

và XD
cơ bản
Bộ phận
QL giá,
cấp giấy
phép
KD
1. Bộ phận ngân sách và quyết toán vốn đầu tư
2. Bộ phận kinh phí uỷ quyền
3. Bộ phận kế toán dự toán
4. Bộ phận quản ký giá, công sản và cấp giấy phép kinh doanh
5. Bộ phận ngân sách xã phường
6. Bộ phận kế hoạch, đầu tư và xây dựng cơ bản
Trưởng phòng điều hành chung công việc của toàn phòng, các hoạt
động của phòng đều do trưởng phòng quyết định và phê duyệt, chịu trách
nhiệm trước Sở tài chính và Thương nghiệp thành phố và chịu trách nhiệm
chung về công tác quản ngân sách Thành Phố, xã phường ở các chỉ tiêu thu
chi tài chính tiền tệ theo kế hoạch được ngân sách cấp trên giao cho và có
trách nhiệm trước UBND Thành Phố về điều hành ngân sách. Trưỏng phòng
tác động đến thu chi ngân sách, hoạt động tiền tệ ở kho bạc và chi ngân sách
Thành Phố, xã, phường. Trưởng phòng có trách nhiệm đề xuất, phản ánh và
lập báo cáo thường xuyên vói ngân sách cấp trên về những vấn đề có quan hệ
đến ngân sách nhà nước, xin chủ trương và tổ chức thực hiện quản lý cán bộ
và đội ngũ cán bộ dưới quyền. Về công tác chuyên môn nghiệp vụ theo dõi thi
đua cụ thể, các chế độ kinh tế tài chinh của phòng và trực tiếp phụ trách tổ
ngân sách nhà nước.
Phó phòng tài chính: quản lý các loại vốn do ngân sách nhà nước cấp,
thanh toán các khoản của cán bộ công nhân viên với cơ quan cấp trên. Phản
ánh các loại vốn , các khoản thu chi trên sổ sách. Với nhiệm vụ chính được
giao đảm bảo đủ kinh phí phục vụ cho hoạt động của phòng. Theo dõi các

loại kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn khác, ghi chép
phản ánh số vốn được nhà nước cấp và tình hình sử dụng đó. Phản ánh chính
xác các khoản phải thu cho ngân sách nhà nước, số vốn vay ngoài ngân sách,
kiểm tra việc chấp hành dự toán thu chi của phòng. Thanh toán các khoản chi
phát sinh trong quá trình chi tiêu của phòng với cấp trên, các phòng ban với
cán bộ công nhân viên, nên do đó có mối quan hệ chặt chẽ với trưởng phòng
Dưới sự chỉ đạo của phó phòng tài chính có: một bộ phận giá và đăng
ký kinh doanh, với chức năng: tìm hiểu các thông tin về giá cả thị trường,
tham gia các buổi định giá, giả quyết các vụ án kinh tế, hình sự của Thành
Phố, quản lý tài sản các đơn vị hành chính trực thuộc Thành Phố, đồng thời
cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể (với quy
mô: số lượng người nhỏ hơn 10 người và có một địa điểm kinh doanh)
Phó phòng quản lý hành chính sự nghiệp giúp cho trưởng phòng quản
lý các khu vực cấp phát và đăng ký kinh doanh. Tổ chức kiểm tra việc thực
thực hiện đăng ký kinh doanh, chế độ kế toán tài chính ở các đơn vị trực
thuộc
Bộ phận ngân sách và quyết toán vốn đầu tư chịu trách nhiệm quản lý
thu chi ngân sách đường xá, các công trình
Bộ phận kinh phí uỷ quyền có chưc năng quản lý thu chi cho sự nghiệp
giáo dục: như con người, lương, mua xắm, đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở vật
chất….
Bộ phận kế toán dự toán: quản lý chứng từ sổ sách kế toán của toàn
đơn vị và các bộ phận trực thuộc
Bộ phận ngân sách xã phường: quản lý thu chi 13 xã phường trên địa
bàn Thành Phố, trong đó với 2 xã là xã Việt Hoà và xã Tứ Minh
Hình thức kế toán của phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương.
Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương đã áp dụng phương pháp kế
toán ghi sổ như sau:
sơ đồ 3: ghi sổ
Chứng từ gốc

 Đặc trưng cơ bản của chứng từ ghi sổ: Việc ghi sổ kế toàn tổng hợp
được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là một
loại sổ kế toán dùng cho đơn vị để phân loại hệ thống hoá và xác định
nội dung kinh tế của hoạt động kinh tế tài chính đã phát sinh việc ghi sổ
kế toán trên cơ sở chứng từ ghi sổ được tách biệt thành 2 quá trình
riêng biệt:
• Ghi theo trình từ thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế tài chính
trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
• Ghi theo nội dung kinh tế nghiệp vụ và kinh tế tài chính phát sinh
trên sổ cái.
 Các loại sổ kế toán:
• Chứng từ ghi sổ
• sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
• Sổ cái
• sổ kế toán chi tiết
 Nội dung của chứng từ ghi sổ:
Sổ
quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái các TK Sổ chi tiếtBảng cân đối số PS
Báo cáo tài chính
1. Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hợp
Lệ định khoản sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ.
2. Các loại chứng từ liên quan đến Tiền mặt thì ghi vào sổ quỹ kiêm
báo cáo, sau đó đến cuối ngày ghi vào sổ.
3. Chứng từ ghi sổ sau đó chuyển vào sổ đăng ký chứng từ, vào sổ cái.
4. Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở sổ cái và lập bảng cân đối tài
khoản. Cuối tháng căn cứ vào chứng từ lẻ kế toán chi tiết có bảng tổng hợp số

liệu chi tiết.
5. Cuối tháng kiểm tra đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ gốc và
bảng cân đối tài khoản. Cuối tháng kiểm tra đối chiếu giữa bảng tổng hợp số
liệu chi tiết với sổ cái.
6. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu các số liệu bảng cân đối tài khoản kê
toán để lập báo cáo tài chính. Căn cứ vào số liệu đã kiểm tra ở bảng tổng hợp
số liệu báo cáo tài chính.
 Kế toán phòng tài chính Thương nghiệp Thành Phố Hải Dương
căn cứ vào chứng từ ghi sổ, bảng theo dõi các nghiệp vụ thu chi, sổ theo dõi
hạn mức kinh phí, kế toán theo dõi trên tổng số quỹ, số tiền gửi, sổ cái, bảng
cân đối tài khoản, sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ. Theo trình tự các số chi, số
tăng, giảm hàng ngày, hàng tháng, căn cứ vào số liệu hiện có ở sổ chi tiết
đồng thời kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ, cuối tháng lấy số liệu tổng hợp trên
sổ cái, bảng cân đối tài khoản, báo cáo tài chính xong đi quyết toán cuối
tháng, cuối quý. Đặc biệt đối với kế toán tiền mặt “ 111”, “ 661”, “ 461” Kế
toán phải thực hiện một cách đầy đủ và chi tiết theo từng đối tượng số dư quỹ
cơ quan, số phát sinh trong tháng và số dư cuối tháng đều được kế toán theo
dõi chi tiết và tổng hợp lại rồi kiểm tra đối chiếu hạch toán và tổng hợp lên sổ
cái của phòng và lập báo cáo tài chính để gửi lên cấp trên.
Chú ý: Khi mở các loại số sách thì phải chuyển số dư đầu năm trước
sang. Từ số liệu thực chi năm trước ta lập kế hoạch chi năm nay dựa vào chỉ
tiêu biên chế và tổng chi ngân sách ( Kế hoạch năm nay và kế hoạch từ quý).
Kế hoạch năm thường là trong cuối quý I hoặc đầu quý II mới được các cấp
lãnh đạo phê duyệt.
Kế hoạch quý làm 3 bản: ( căn cứ vào tiền lương phải trả trong
tháng và căn cứ hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị).
1 bản gửi kho bạc
1 bản gửi kế toán trưởng
1 bản để lại mình theo dõi cùng kiểm tra và duyệt
2. Lao động - lương

2.1. Lao động
Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Hải Dương gồm 17 người: 8 nam,
9 nữ
Trong đó : - 1 trưởng phòng
- 2 Phó phòng
- 1 kế toán trưởng
- 2 người thuộc bộ phận ngân sách xã phường
- 2 người thuộc bộ phận kinh phí uỷ quyền
- 2 người thuộc bộ phận tổng hợp thu chi
- 2 người thuộc bộ phận kế hoạch
- 1 người thuộc bộ phận giá
- 1 người thuộc bộ phận đăng ký kinh doanh
- 1 kế toán dự toán (của phòng)
- 1 thủ quỹ
- 1 người thẩm định quy trình xây dựng cơ bản
Mỗi ban chức năng của phòng có Trưởng phòng và các Phó phòng, ban
giúp việc.
2.2. Lương - Thưởng
Để tiến hành một quá trình sản xuất cần phải 3 yếu tố cơ bản đó là: tư
liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong đó lao dộng là một yếu
tố có tính chất quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong những yếu tố
chi phí cơ bản cầu thành lên giá trị sản phẩm do đơn vị sản xuất ra, là điều
kiện để cải tạo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên,
người lao động trong các doanh nghiệp, chi phí đó là tiền lương.
 Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mac-Lenin: tiền lương là một hình
thức phân phối theo lao động dưới chế độ xã hội chủ nghĩa để tái
sản xuất ra sức lao động cho cán bộ công nhân viên chức nhà
nước, phục vụ kinh tế cơ bản xã hội chủ nghĩa.
 Để quán triệt nguyênlý trên và làm cho tiền lương trở thành đòn
bẩy kinh tế khuyến khích sự phát huy sáng tạo trong lao động và

nân cao trách nhiệm trông công tác. Vì vậy tiền lương của cán bộ
công nhân viên chức được nhà nước, ban hành buộc các cấp các
ngành phải tuyệt đối tôn trọng và tăng cường biện pháp quản lý
của quá trình thực hiện.
 Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên bao gồm tiền lương
biên chế và lương ngoài biên chế, các khoản phụ cấp lương và
kết hợp thu tiền nhà, điện, nước bằng cách khấu trừ vào lương.
Chi trả lương phải thực hiện tốt công tác quản lý quỹ tiền lương khu
vực khong sản xuất, thực hiện tốt công tác quản lý quỹ tiền mặt.
Bảng thanh toán lương cán bộ công nhân viên là chứng từ để thanh
toán tiền lương, phụ cấp lương đồng thời kiểm tra việc thanh toán lương.
Cuối tháng kế toán căn cứ quyết định tăng, giảm lương( nếu có), căn cứ
vào bảng thanh toán lương tháng trước để tính lương tháng sau, căn cứ vào
bảng chấm công, số người lĩnh lương, trợ cấp, phiếu nghỉ BHXH thay lương,
kế toán thanh toán tính lương theo ngạch bậc, phụ cấp, BHXH và các khoản
khấu trừ phải trả cùng với kỳ lương của cán bộ công nhân viên trong tháng:
mức nương tối thiểu theo Hệ số lương
Mức lương theo ngạch bậc = *
quỹ tiền lương được duyệt ngạch bậc
Mức lương tối thiểu theo Hệ số phụ cấp
Phụ cấp chức vụ = *
quỹ tiền lương được duyệt chức vụ
Trước khi lập bảng thanh toán lương thì ta phải căn cứ bào bảng chấm
công của cán bộ công nhân viên phòng tài chính như sau:
Bảng chấm công cán bộ CNV tháng 6 năm 2005


Họ và tên
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T2 T3 T4 T5 T6 T7

1 Đỗ Thị Hà Thu x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
2 Nguyễn Văn Ngọc x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
3 Trần Ngọc Dị x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
4 Phạm Gia Hạnh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
5 Nguyễn Thị Vui x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
6 Phạm Quang Sình x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
7 Trần Thị Then x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
8 Nguyễn Thị Hằng

9 Phạm Thị Hạnh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
10 Vũ Trường x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
11 Phạm Trọng Trang x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
12 Triệu Thị Huệ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
13 Phạm Văn Dương x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
14 Đào Thị Luyến x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
15 Vũ Cường x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
16 Hoàng Thị Tính x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
17 Nguyễn Thị Duyên x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch
bảng thanh toán lương CBCNV tháng 6 năm 2005
STT Họ và tên Hệ số
Lương
chính Phụ cấp Tổng cộng
Trừ 5%
BHXH
Trừ 1%
BHYT
Ủng hộ
đồng bào
lũ lụt Thực lĩnh

1 Đỗ Thị Hà Thu 3,31 579250 53000 632250 31612,5 6322,5 16000 578315
2 Nguyễn Văn Ngọc 2,82 493500 90000 583500 29175 5835 14000 534490
3 Trần Ngọc Dị 3,01 526750

526750 26337,5 5267,5 14000 481145
4 Phạm Gia Hạnh 2,58 451500

451500 22575 4515 12000 412410
5 Nguyễn Thị Vui 2,42 423500

423500 21175 4235 11000 387090
6 Phạm Quang Sình 2,3 402500

402500 20125 4025 11000 367350
7 Trần Thị Then 2,3 402500

402500 20125 4025 11000 367350
8 Nguyễn Thị Hằng 2,18

0
9 Phạm Thị Hạnh 2,18 381500

381500 19075 3815 11000 347610
10 Vũ Trường 2,3 402500

402500 20125 4025 9000 369350
11 Phạm Trọng Trang 1,85 323750

323750 16187,5 3237,5 12000 292325
12 Triệu Thị Huệ 2,55 446250


446250 22312,5 4462,5 11000 408475
13 Phạm Văn Dương 2,42 423500

423500 21175 4235 12000 386090
14 Đào Thị Luyến 2,55 446250

446250 22312,5 4462,5 9000 410475
15 Vũ Cường 1,86 325500

325500 16275 3255 13000 292970
16 Hoàng Thị Tính 2,74 479500

479500 23975 4795 12000 438730
17 Nguyễn Thị Duyên 2,94 514500

514500 25725 5145 11000 472630

Cộng 42,31 7022750

7165750 358287,5 71657,5 189000 6546805
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch
II.Kết quả hoạt động tổ chức của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố
Hải Dương
1. Các mối quan hệ công tác
a. Mối quan hệ với cấp trên (UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Ban Vật giá
Chính phủ).
- Phòng Tài chính có trách nhiệm báo cáo và giúp UBND tỉnh trong
việc phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ để thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động tài chính, giá cả tại địa phương theo

quy định của pháp luật.
- Phòng Tài chính có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong
việc phối hợp với UBND tỉnh để có các chủ trương, biện pháp phối hợp, quản
lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, công chức viên
chức các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính quản lý
đóng taị địa phương.
b. Mối quan hệ giữa Phòng Tài chính với các tổ chức thuộc Bộ Tài
chính đóng tại địa phương (Cục thuế, Kho bạc, Đầu tư phát triển, QLV và
TSNN tại Doanh nghiệp) thực hiện theo quy định tại Thông tư 03/TC-TT-
TCCB ngày 4/01/1996 và Công văn số 2259/TC-TCCB-ĐT ngày 8/7/1997
của Bộ Tài chính (Có văn bản của UBND tỉnh quy định riêng).
c. Mối quan hệ của Phòng Tài chính với các Ban, ngành trong tỉnh là
mối quan hệ phối hợp trong chỉ đạo công tác tài chính vật giá, trong phạm vi
chức năng, quyền hạn của mình. Phòng Tài chính được phép yêu cầu các Ban,
ngành trực thuộc UBND tỉnh báo cáo và cùng triển khai thực hiện công tác tài
chính vật giá.
d. Mối quan hệ giữa Phòng Tài chính với UBND huyện, thị xã là mối
quan hệ phối hợp trong tổ chức chỉ đạo hoạt động của ngành Tài chính - Vật
giá trên địa bàn huyện, thị, về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán
bộ của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã.
2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế của đơn vị trong những
năm qua
2.1. Kết quả tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

×