Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thực trạng tình hình hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.74 KB, 38 trang )

I/ Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực tập
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan
Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch
và Đầu tư Hà Nội gắn liền với 60 năm phát triển của ngnàh kế
hoạch cả nước và sự phát triển toàn giện của Thủ đô 50 năm qua.
Tiền thân là Ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội được thành lập ngày
8/10/1955, đầu năm 1958 đổi thành Ủy ban Kế hoạch nhà nước.
Năm 1886 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội được thành lập trên cơ
sở tổ chức lại Ủy ban Kế hoạch và Sở Kinh tế Đối ngoại Thành
phố. Ngay từ ngày đầu thành lập, các thế hệ các bộ ngành kế hoạch
của Thủ đô luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị được giao,
phấn đấu đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo Thành phố trong công
tác tham mưu tổng hợp về xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển; đề
xuất nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp khơi dậy và phát huy các
tiềm năng, nguồn lực góp phần quan trọng xây dựng Thủ đô văn
hiến anh hùng.
2. Chức năng nhiệm vụ của cơ quan đó
2.1. Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND Thành phố Hà Nội, có chức năng tham mưu giúp
UBND Thành phố quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư trong
các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội; Đề xuất, kiến nghị và tổ chức thực
hiện các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội, đầu tư trong
nước, nước ngoài ở địa phương và đầu tư từ địa phương ra nước
ngoài; Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Đấu
thầu; Thanh tra kế hoạch và đầu tư; Đăng ký kinh doanh(ĐKKD);
Các dịch vụ công thuộc phạm vi qunả lý của Sở và thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND Thành phố
và theo quy định của pháp luật.


Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của UBND Thành phố Hà Nội, đồng thời chịu
sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có tư cách pháp nhân, được mở tài
khoản tại Kho Bạc Nhà nước và được sử dụng con dấu riêng theo
quy định, có trụ sở chíh đặt tại: 17 Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
• Tham mưu, trình UBND Thành phố ban hành các quyết định,
chỉ thị về quản lý cá lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch vf đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm về nội dung các văn
bản đã trình.
• Tham mưu, trình UBND Thành phố ban hành các quy định phân
cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND quận,
huyện và các Sở, Ngành của Thành phố theo quy định của pháp
luật; Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện
các quy định phân cấp đó.
• Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa
phương, trong đó có: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của cả nước trên địa bàn Thành phố, những vấn đề
có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch và
sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.
• Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
Chủ trì tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, định kỳ điều chỉnh
quy hoạch tổng hợp, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng
năm, lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên, các danh mục dự án
đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trình UBND Thành
phố, cơ quan cấp trên có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực

hiện sau khi được phê duyệt.
Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ
ngân sách cho các đơn vị; Tham mưu trình UBND Thành phố cân
đối các nguồn vốn đầu tư phát triển; Các cân đối chủ yếu về kinh
tế-xã hội của Thành phố như:tài chính, ngân sách, vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư với nước
ngoài.
Trình UBND Thành phố chương trình hoạt động thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết của HĐND
Thành phố. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
liên quan theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng,
quý, năm để báo cáo UBND Thành phố điều chỉnh, cân đối kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.
Hướng dẫn các ngành, các cấp thuộc Thành phố xây dựng
quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án trọng
điểm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-
xã hội của Thủ đô.
Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban,
Ngành và UBND các quận, huyện trình UBND Thành phố phê
duyệt; Quản lý và điều hành thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh
vực theo sự phân công của UBND Thành phố.
Hướng dẫn, tổ chức kiểm tra cá cơ quan, đơn vị của
Thành phố trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương
trình, dự án phát triển.
• Về đầu tư trong nước và nước ngoài.
Trình và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố danh
mục cá dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút đầu tư nước
ngoài, các chương trình hợp tác đầu tư. Trực tiếp xây dựng ý
tưởng, nội dung chủ yểu của một số dự án quan trọng theo sự phân
công của UBND Thành phố.

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan lập dự
toán tổng mức vốn đầu tư của Thành phố về bố trí cơ cấu vống đầu
tư theo ngành, lĩnh vực, tổng hợp danh mục dự án đầu tư và mức
vốn cho từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do Thnàh phố quản
lý; Phối hợp với các cơ quan có liên quan xã định nguồn vốn và
phương án phân bổ vống sự nghiệp đầu tư, vốn cảu các chương
trình mực tiêu quốc gia và các chương trìh dự án khác trên địa bàn
Thành phố. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tín dụng nhà nước hàng
năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chíh và cá Sở, Ban Ngành có
liên quan giúp UBND Thành phố giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu
quả đầu tư của cá dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục
tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác do Thành phố quản lý.
Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định
của Chủ tịch UBND Thành phố; Cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án
đầu tư theo phân cấp của UBND Thành phố.
Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động
đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thành
phố theo quy định cảu pháp luật. Tham gia ý kiến đối với các dự
án đầu tư ra nước ngoài; Tổ chức hoạt động xũa tiến đầu tư;
Hưóng dẫn thủ tục đầu tư, cấp giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền;
Quản lý sau cấp phép đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài.
• Về quản lý hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, quản lý các nguồn
vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ cảu Thành phố;
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng danh mục và nội dung
các chương trình sử dụng vốn ODA và các dự án viện trợ phi
Chính phủ; Tổng hợ danh mục các chương trình, dự án sử dụng
vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND Thành

phố phê duyệt và báo dcáo Bộ Kế hoạch đầu tư.
Chủ trì, theo dõi, đánh giá thực hiện các chương trình dự
án ODA và các dựu án thuộc nguồn viện trợ Phi Chính phủ; Làm
đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND
Thành phố quyết định việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện
các dự án ODA và các nguồn viện trợ Phi Chính phủ có liên quan
đến các Sở, Ngành, quận, huyện Định kỳ tổng hợp báo cáo về
hiêu quả thu hút và sử dụng ODA và nguồn viện trợ phi chính phủ.
• Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tư.
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành thẩm định
UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu
các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND Thành
phố; Phế duỵệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu
thầu các dự án thuộc phạm vi được uỷ quyền; Hướng dẫn, theo dõi,
giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về đầu thầu; Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được
phê duyệt và tình hình thực hiện đầu thầu; Là đầu mối quản lý
thống nhất thông tin về công tác đấu thầu tại Hà Nội.
Làm đầu mối tổ chức và phối hợp triển khai công tác giám
sát, đánh giá đầu tư.
• Về phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan thẩm
định, trình UBND Thành phố quy hoạch tổng thể các khu công
nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND Thành phố trình Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Trình UBND Thành phố quy hoạch phát triển và cơ chế
qunả lý đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình thực tế
của Thủ đô.
• Về đổi mới doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp
tác xã.

Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố xây
dựng cơ chế quản lý và chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa
và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế; Là đầu mối hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ; Thẩm định phương án SXKD khi thành lập;
Tham gia Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước
của Thành phố; Tổng hợp tình hình phát triển các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố;
Tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh cho các
đối tượng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Sở; Hướng dẫn
nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho các cơ quan chuyên môn quản
lý về kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh của các quận, huyện;
Phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và
xử lý các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn theo thẩm quyền; Thu thập, lưu trữ và quản lý thông
tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước và Thành
phố;
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành đề xuất mô
hình, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ
gia đình trên địa bàn; Tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển kinh tế hợptác xã, kinh
tế hộ gia đình trên địa bàn Thành phố.
• Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan
chuyên môn của UBND quận, huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về khế hoạch và đầu tư trên địa bàn; Theo dõi, kiểm tra
việc tổ chức thực hiện.
• Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tưu theo quy định của pháp luật; Tổ chức quản lý và chỉ đạo
hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp,dịch vụ công thuộc Sở.
• Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm
quyền của Sở theo quy định cảu pháp luật.
• Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về việc tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND Thành phố,
Thành uỷ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
• Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế các bộ công chức, viên chức,
theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND Thành phố;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện
công tác thi đua-khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức
Nhà nước của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành Kế hoạch và
Đầu tư của Thành phố.
• Quản lý tài chính, tài sản được giao, thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND
Thành phố.
• Thực hiện một số nhiệm vụ được UBND Thành phố giao:
Thường trực hoặc Chủ tịch Hội đồng về thẩm định các
quận huyện; Tham gia thẩm định quy hoạch xây dựng đô thị, nông
thôn, quy hoạch không gian kiến trúc;
Cơ quan Thường trực của : Chương trình hợp tác phát
triển với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm và lân cận; Chương trình
mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC21); Ban
chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia;
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thành phố giao.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan đó
Văn phòng
P. Kế hoạch tổng hợp
Phó

P. Kế hoạch Văn hoá-Xã hội-

Đào tạo
P. Thẩm định dự án
Phó

Phó

P. Kế hoạch Công nghiệp-Dịch
vụ-Thương mại-Du lịch
P. Kế hoạch Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Phó

P. Đăng ký kinh doanh
3.1. Lãnh đạo Sở
• Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và 04 Phó Giám
đốc.
• Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước
UBND Thành phố, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở;
Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND Thành phố,
Hội đồng nhân dân Thành
phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
• Phó Giám đốc Sở là người giúp việc Giám đốc Sở phụ trách
một hay một số lĩnh vực do Giám đốc Sở phân công; Chịu trách
Ban Quản lý Dự án
Thanh tra KH&ĐT
Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về lĩnh vực công tác được
phân công;
• Chủ tịch UBND Thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,

khen thưởng, kỷ luật đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở trên cơ
sở tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường vụ Thành uỷ ban hnàh và theo
các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác cán bộ.
3.2. Các phòng ban nghiệp vụ
• Văn phòng Sở
Văn phòng Sở từ khi thành lập có tên gọi là Phòng Tổ
chức Hành chính. Tại Quyết định số 05/2005/QĐ-UB ngày
18/01/2005 của UBND Thành phố Hà Nội, phòng Tổ chức Hành
chính được đổi tên gọi thành Văn phòng Sở, là bộ phận có chức
năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức sắp xếp và điều hành bộ
máy quản lý, quản lý công tác nội chính và hậu cần, tổng hợp công
tác thi đua – khen thưởng của nội bộ của cơ quan; Cải cách hnàh
chính, tiếp nhân và trả hồ sơ theo cơ chế một cửa; Tham mưu cho
Giám đốc Sở trong việc xây dựng hệ thống tổ chức ngành kế
hoạch, đầu mối theo dõi và đánh giá phong trào thi đua của các
đơn vị trên địa bàn theo sự phân công của Thành phố; Công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ cho toàn ngành; giúp Giám đốc
Sở chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong Sở.
• Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
Phòng Kế hoạch Tổng hợp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội giúp Ban Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển của
Thành phố Hà Nội. Phòng Kế hoạch Tổng hợp có các nhiệm vụ:
Đề xuất, tổng hợp, định kỳ xây dựng và điều chỉnh quy
hoạch và cân đối kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu
tư dài hạn, trung hạn, hàng năm của Thành phố;
Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xã hội trên địa bàn, các giải
pháp huy động và sử dụng vốn nhằm nâng cao hiêu quả đầu tư;
Phối hợp xây dựng các cân đối tài chính, ngân sách, các

nguồn vốn ngân sách và có tíh chất ngân sách cho đầu tư phát triển
Thành phố;
Là đầu mối theo dõi, tổng hợp công tác: tài chính – tín dụng,
ưu dãi đầu tư theo Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước, an ninh,
quốc phòng, khoa học và công nghệ, hợp tác liên kết với các địa
phương trong nước, tổng hợp kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư
XDCB và sự nghiệp có tính chất XDCB ; tham mưu, tổng hợp về
công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các quận, huyện và
quy hoạch kiển trúc trên địa bàn, công tác ứng dụng công nghệ
thông tin, việc triển khai Chương trình 112 của Chính phủ tại Hà
Nội.
• Phòng Kế hoạch Văn hoá – Xã hội – Đào tạo.
Phòng kế hoạch Văn hoá – Xã hội – Đào tạo (Văn xã)
hiện nay được thành lập tháng 6/1996, trên cơ sở sắp xếp, kiện
toàn lại bộ máy các phòng ban thuộc Uỷ Ban Kế hoạch Thành phố
Hà Nội trước đây.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Văn Xã tham mưu tổng
hợp công tác kế hoạch phát triển Văn hoá – Xã hội Thủ đô; Chủ trì
tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp và kế hoạch đầu
tư phát triển các ngành thộc khối Văn hoá – Xã hội; Chủ trì tổng
hợp xây dựng kế hoạch chương trình mục tiêu; Chủ trì công tác
thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch
phát triển và đề án các ngành, đơn vị thuộc khối Văn hoá – Xã hội.
Chủ trì thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt những văn
bản phục vụ công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Tham
gia xây dựng và đánh giá tổng kết chương trình, đề án của ngành
trong khối.
Tham gia, góp ý kiến và xây dựng văn bản quy phạm, các cơ chế
chính sách do UBND Thành phố ban hành.
• Phòng thẩm định dự án.

Phòng thẩm định dự án được thành lập từ năm 1991 trong
giai đoạn Đổi mới, có nhiệm vụ kiểm tra, xim xét các luận chứng
kinh tế kỹ thuật giúp cho ban Chủ nhiệm và Hội động thẩm định
dự án Thành phố phê duyệt.
Từ năm 2005, chức năng, nhiệm vụ của phòng Thẩm định
dự án là giúp việc cho Giám đốc Sở trong lĩnh vực thẩm định các
dự án đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư của UBND Thành phố Hà Nội.
• Phòng kế hoạch Hạ tầng Đô thị.
Phòng Hạ tầng Đô thị có chức năng nhiệm vụ chính: tham
mưu tổng hợp, xây dựng cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực Hạ
tần Đô thị, công tác quy hoạch, kế hoạch koá đầu tư phát triển hà
tầng đô thị, nhà ở trên địa bàn Hà Nội theo đúng mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố; là đầu mối tổng hợp theo dõi
kế hoạch các quận.
Công tác chuyên môn:
Tham mưu tổng hợp, đề xuất xây dựng nhiều cơ chế chính sách
cho Thành phố:
- Quy chế mua nhà đã xây dựng và đặt hàng mua nhà phục vụ
công tác GPMB trên địa bàn Hà Nội.
- Quy chế lựa chọn chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng khu đô
thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Hướng dẫn công tác kế hoạch và đầu tư cho cấp phường xã.
- Theo dõi, tổng hợp chương trình phát triển quỹ nhà, quỹ đất tái
định cư và công tác GPMB.
- Tham mưu, tổng hợp và chủ động đề xuất xủa lý các vấn đề bức
xúc về dân sinh: cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu
sáng theo kiến nghị của cử tri và các quyết định của HĐND Thành
phố.
- Tham mưu, tổng hợp các công trình trọng điểm của Thành phố.

• Phòng hợp tác và tài trợ quốc tế.
Phòng Hợp tác và Tài trợ quốc tế (tiền thân là Phòng Hợp
tác và Viện trợ quốc tế thuộc Sở Kinh tế đối ngoại Hà Nội) có
chức năng và nhiệm vụ:
- Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, quản lý các nguồn vốn Hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) của Thnàh phố Hà Nội;
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng danh mục và nội dung
các chương trình sử dụng vốn ODA và các dự án viện trợ phi chính
phủ; Tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng vốn
ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ trỉnh UBND Thành phố
phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện các chương trình,
dự án ODA và cá dự án thuộc nguồn viện trợ phi chính phủ (NGO)
theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng của nước và các nhà tài
trợ; Làm đầu mối xủa lý theo thẩm quyền hoặc kiển nghị Chủ tịch
UBND Thnàh phố quyết định việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân
thực hiện các dự án ODA và nguồn viện trợ phi chính phủ liên
quan đến các sở, ngành, quận, huyện, Định kỳ tổng hợp báo cáo
về hiệu quả thu hút và sử dụng ODA va các nguồn viện trợ phi
chính phủ.
• Phòng Đầu tư nước ngoài.
Phòng Đầu tư nước ngoài là phòng chuyên môn thuộc Sở
Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có chức năng tham mưu, tổng hợp về
công tác chiến lược đầu tư trực tiếp vước ngoài trên địa bàn, giúp
việc cho Giám đốc Sở trong lĩnh vực xúc tiến, thẩm định, cấp giấy
phép đầu tư đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài theo phân
cấp của Chính phủ; nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp
triển khai kế hoạch xúc tiến, cấp giấy phép đầu tư, quản lý các hoạt
động đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ra nước

ngoài và thực hiện các công việc khác theo phân công của Giám
đốc và Phó Giám đốc phụ trách.
• Phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch - Dịch vụ.
Phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch - Dịch vụ
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội được thành lập trên cơ sở sáp
nhập hai phòng Công nghiệp và Thương mại.
Chức năng nhiệm vụ của phòng là: Tham mưu tổng hợp
về công tác quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án phát triển công
nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ của toàn Thành phố, các chủ
trương chiến lược, cơ chế chính sách, các giải pháp trong việc phát
triển lĩnh vực chuyên ngành; là đầu mối theo dõi, tổng hợp hoạt
động dịch vụ trên địa bàn và thực hiện các công việc khác theo
phân công của Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách.
• Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phòng Kế hoạch Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
được thành lập theo Quyết định số 2743/QĐ-UB ngày 23/8/1996
của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Sở Kế hoạch và
Đầu tư Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng: Tham mưu tổng hợp về
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành nông nghiệp
và PTNT, lâm nghiệp, thủy sản; tổng hợp khối huyện. Tổng hợp
theo dõi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án đấu giá quyền
sử dụng đất trên địa bàn Thành phố. Phối hợp giữa Hà Nội với các
địa phương lĩnh vực phòng quản lý. Tổ chức nghiên cứư, tổng hợp
các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, lựa chọn các chương trình, dự
án ưu tiên, các danh mục công trình về phát triển nông lâm nghiệp
và thuỷ sản. Hướng dẫn Sở NN&PTNT, các huyện trong việc xây
dựng kế hoạch, các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển
nông nghiệp và nông thôn của Thành phố. Theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án của các

đơn vị. Trình UBND Thành phố chủ trương, biện pháp nhằm đảm
bảo thực hiện các mục tiêu kế hoạch của Thành phố. Tham gia
nghiên cứư xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế
ngành phù hợp với đặc điểm của Thành phố và những nguyên tắc
chung đã quy định. Tham gia hội đồng thẩm định các định mức
kinh tế kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định kết quả đấu
thầu. Chủ trì thẩm định các quy hoạch chuyên ngành của Thành
phố: quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch
giao thông nông thôn.
• Phòng đăng ký kinh doanh.
Năm 1996, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tiếp nhân công
tác đăng ký kinh doanh (ĐKKD) từ Trọng tài kinh tế Thành phố.
Từ thời điểm này, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư thêm gắn
bó mật thiết với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp
khu vực tư nhân.
• Thanh tra.
Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội được thành lập
theo Quyết định số 123/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà
Nội nhằm thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và thanh tra
hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư có Chánh Thanh tra, Phó Chánh
Thanh tra có con dấu riêng.
Theo Luật Thanh tra, Thanh tra Sở hoạt động thanh tra
theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt và thanh tra đột
xuất. Phạm vi thanh tra của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư bao
gồm thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước
về kế hoạch và đầu tư của thành phố Hà Nội, bao gồm:
- Cơ chế chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ
thể của thành phố.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của Thành

phố.
- Đầu tư trong nước và nước ngoài; Nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA).
- Đấu thầu; Khu công nghiệp – khu chế xuất; Đăng kí kinh doanh;
- Các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
• Ban quản lý dự án.
Ban quản lý dự án Nâng cao năng lực quản lý đô thị Hà
Nội – VIE/95/050 (gọi tắt là Ban quản lý dự án) được thành lập
ngày 15/10/1996 tại Quyết định số 3446/QĐ_UB của UBND
Thành phố Hà Nội
Chức năng nhiệm vụ:
- Giúp Giám đốc Sở điều hành các dự án của Sở từ xây dựng và
thực hiện dự án;
- Trực tiếp triển khai một số dự án hợp tác với nước ngoài trên các
lĩnh vực liên quan đến thể chế, chính sách đoà tạo nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ ngành;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc
và Phó Giám đốc phụ trách;
Ban có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt
và ngoại tệ.
Tổ chức: Ban quản lý dự án có Giám đốc Ban, 01 Phó Giám đốc, 5
cán bộ chuyên môn và 1 nhân viên.
• Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.
Với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp trong
mọi lĩnh vực nên hoạt động của trung tâm rất đa dạng. Các lĩnh
vực chính bao gồm:
- Đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực thi các luật lệ, cơ
chế, chính sách của Nhà nước và Thành phố liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đề xuất với Nhà nước và Thành phố các giải pháp nhằm trợ giúp
các doanh nghiệp phát triển.
- Tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa các doanh nghiệp với
các cơ quan quản lý nhà nước.
- Thu thập, phản ảnh những ý kiến của doanh nghiệp về những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến
các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ một cách kịp thời cho doanh
nghiệp.
- Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức, dự án trong nước và quốc
tế để tìm kiếm sự hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
- Trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, đào tạo cho các
doanh nghiệp.
II/ Thực trạng tình hình hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội.
1. Những thành tựu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đạt được trong
chặng đường phát triển.
Sự phát triển của ngành Kế hoạch và đầu tư gắn liền với
công cuộc đổi mới của đất nước và Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của
Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cùng với các ngành các cấp, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã có
những chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện thành công quá trình đổi
mới công tác kế hoạch, đóng góp quan trọng vào những thành tựu
phát triển của Thủ đô và của ngành kế hoạch cả nước. Có thể chia
quá trình phát triển ngành Kế hoạch Hà Nội làm 3 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn bước đầu xây dựng Thủ đô XHCN và đấu tranh
thống nhất đất nước (1955 -1975).
Trong giai đoạn này, Thủ đô mới được giải phóng. Thành phố thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965). Trong tình hình cơ
sở hạ tầng nhỏ bé, lạc hậu, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng,

nhành kế hoạch đã xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế và cải
tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho
chế độ CNXH còn non trẻ và là giai đoạn bước đầu kế hoạch hoá
nền kinh tế Thủ đô. Kết thúc kế hoạch 5 năm đầu tiên, kinh tế - xã
hội Thủ đô có bước phát triển khá, hình thành nhiều cơ sở công
nghiệp quan trọng, thanh toán được nạn mù chữ, đời sống nhân
dân được cải thiện hơn. Thời kỳ đấu tranh tiến tới thống nhất đất
nước ( 1966-1975) , Hà Nội cũng như cả nước vừa là hậu phương,
vừa là tiền phương của cuộc chiến đấu. Trong giai đoạn chiến
tranh ác liệt này, với tinh thần: “ Thóc không thiếu 1 cân, quân
không thiếu một người”, cán bộ công nhân viên ngành kế hoạch đã
nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước và Thành
phố, điều hành tập trung đảm bảo cung cấp đều, đầy đủ lương thực
thực phẩm cho nhân dân, chú trọng xây dựng vành đai thực phẩm
và phát triển công nghiệp địa phương đáp ứng kịp thời các yêu cầu
cụ thể cho sản xuất và chiến đấu phục vụ hậu phương và tiền lợi
phương theo tình hình cách mạng, góp phần vào sự nghiệp bảo về
xây dựng Thủ đô và đấu tranh thống nhất đất nước.
1.2. Giai đoạn 10 năm xây dựng Thủ đô XHCN trong hoà bình và
thống nhất đất nước (1976 – 1985).
Trong giai đoạn này Thủ đô Hà Nội có những thuận cơ
bản: tuy nhiên việc duy trì cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung,
bao cấp cao độ của nền kinh tế hiện vật quá dài làm cho tình hình
kinh tế - xã hội ngày càng nhiều khó khăn. Mặt khác trong giai
đoạn này Thủ đô Hà Nội có những khó khăn khách quan như tác
động hậu quả của chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía
Bắc, Hà Nội và cả nước bị cấm vần về kinh tế, các thế lực thù địch
bao vây, phá hoại gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong bối cảnh đó, ngành Kế hoạch đã chủ động phối hợp

với các Sở, Ban, Ngành chức năng tham mưu với các cấp lãnh đạo
kịp thời khắc phục những hậu quả của chiến tranh, giải quyết các
cân đối hiện vật, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng
tiêu dùng thiết yếu theo tiêu chuẩn định lượng cho nhu cầu thiết
yếu theo tiêu chuẩn định lượng cho nhu cầu cơ bản trong đời sống
nhân dân; thực hiện phát triển văn hoá giáo dục và đào tạo, chăm
sóc sức khỏe nhân dân và cộng đồng, thực hiện các chính sách xã
hội; xây dựng và quản lý đô thị, từng bước giải quyết các nhu cầu
dân sinh bức xúc về nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt; bảo đảm giữ
vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội.
1.3. Giai đoạn 20 năm đổi mới (1989 – 2005): xoá bỏ cơ chế bao
cấp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thực
hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế, phát triển các thành
phần kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành Kế
hoạch Thủ đô đã không ngừng đổi mới, tham mưu đề xuất nhiều
cơ chế, chính sách và biện pháp xoá bỏ cơ chế tập trưng quan liêu
bao cấp, xây dựng cơ chế phát triển nền kinh tế thị trường địh
hướng XHCN ở Thủ đô. Vai trò của công tác kế hoạch và đầu tư
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCNở Thủ đô ngày càng được khẳng
định. Nội dung đổi mới cơ bản được thể hiện trong việc chuyển từ
kế hoạch hiện vật mang tính chất hành chính mệnh lệnh, bao cấp
cao độ sang kế hoạch định hướng gắn với cơ ché thì trường và sử
dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị theo hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA). Ngành Kế hoạch Thủ đôđã tập trung nghiên cứu Chiến
lược phát triển kinh tế, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế quận huyện, thẩm định các quy hoạch ngành, xây dựng kế
hoạch trung hạn và dài hạn của Thủ đô; coi trọng công tác dự báo
kế hoạch và xây dựng cơ chế chính sách, gắn chặt kế hoạch kinh tế

- xã hội với giải pháp về đầu tư xây dựng trên địa bàn, chủ động
tham mưu huy động các nguồn lực và đề xuất cơ chế điều hành
kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch góp phần thúc đẩy phát triển
Thủ đô nhanh và toàn diện.
Từ năm 1998 đến năm 2005 bình quân tổng sản phẩm
trong nước (GDP) của Thủ đôtăng 9,7%/năm (trong đó giai đoạn
1986-1990 tăng 4,53%/năm, giai đoạn 1991-2000 tăng
11,61%/năm, giai đoạn 2001-2005 tăng 11,15%/năm); GDP đầu
ngưòi năm 2005 gấp 3,2 lần so với năm 1990. Các mặt văn hóa

×