Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn tập GDCD trường THCS Tân Thành Lai Vung(2010 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.79 KB, 4 trang )

Đề Cương GDCD
1. Tệ nạn xã hội là gì? Vì sao nói ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất
làm lây truyền HIV/AIDS? Là học sinh, chúng ta phải làm gì để không sa vào các
tệ nạn xã hội?
* Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm các hành vi sai lệnh chuẩn mực
xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã
hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại
dâm.
*Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,tinh thần và đạo đức con
người,làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,rối lượng trật xã hội,suy thoái giống nòi,dân
tộc.Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Ma túy,mại dâm là con
đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS,một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
*Đề phòng,chống tệ nạn xã hội,pháp luật nước ta quy định:
-Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào,nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
-Nghiêm cấm sản xuất,tàn trữ,vận chuyển,mua bán,sử dụng,tổ chức sử dụng,cưỡng
bức,lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.Những người nghiện ma túy bắt buộc phải
cai nghiện.
-Nghiêm cấm hành vi mại dâm,dụ dỗ hoặc dẫn dắt mua bán dâm.
- Trẻ em không đc đánh bạc,uống rượu,hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho
sức khỏe.Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc,cho trẻ em uống rượu,hút thuốc,dùng
chất kích thích;nghiêm cấm dụ dỗ,dẫn dắt trẻ em mại dâm,bán hoặc cho trẻ em sử
dụng những văn hóa phẩm đồi trụy,đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành
mạnh của trẻ.
*Chúng ta phải sống giản dị,lành mạnh,biết giữ mình và giúp nhau để không
sa vào tệ nạn xã hội.Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia
các hoạt động phòng,chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
* Gợi ý: Vì ma túy và mại dâm là con đường chính để lây truyền HIV/AIDS
Tiêm chích ma túy lây qua đường máu.
Mại dâm lây qua đường tình dục.
Nguyên nhân chính là do bản thân thiếu hiểu biết, thiếu ý chí tự chủ.
* Học sinh:


Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ
nạn xã hội.
Cần tuân theo quy định của pháp luật. tham gia hoạt động phòng chống tệ nạn
xã hội trong trường học và địa phương.
2. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Quyền sở hữu tài sản bao gồm
những quyền nào? Công dân có quyền sở hữu về những gì?
*-Là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
Bao gồm:
-Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ tài sản.
-Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị của tài sản và hưởng lợi từ giá trị
của tài sản.
-Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với giá trị của tài sản như mua ,
bán, tặng, cho…
-Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác.
*Ngĩa vụ của công dân đối với quyền sở hữu:Công dân có nghĩa vụ tôn
trọng quyền sở hữu của người khác,không được xâm phạm tài sản của cá nhân ,của
tổ chức ,của tập thể và của Nhà nước.Nhặt đc của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc
thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo qui định của pháp luật .Khi vay.nợ
phải trả đầy đủ,đúng hẹn.Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận ,sử dụng xong phải trả lại
cho chủ sở hữu,nếu là hỏng,phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài
sản.Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của nhà Nước:Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu
hợp pháp của công dân.
3. Nghĩa vụ tôn trọng,bảo vệ tài sản,nhà nước và lợi ích công cộng
*Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là gì?
-Tài sản nhà nước gồm đất đai,rừng núi,sông hồ,nguồn nước,tài nguyên trong
lòng đất,nguồn lợi ở vùng biển,thềm lục địa,vùng trời,phần vốn và tài sản do Nhà
nước đầu tư vào các xí nghiệp,công trình thuộc các nghành kinh tế, văn hóa,xã hội,…
cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu của toàn

dân,do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
-Lợi ích công cộng là lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.Tài sản nhà
nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế đất
nước,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
*Nghĩa vụ của công dân:Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản
nhà nước và lợi ích công cộng.
-Không đc xâm phạm(lấn chiếm,phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân)
tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
-Khi đc nhà nước giao quản lí,sử dụng tài sản Nhà nước phải bảo quản,giữ
gìn,sử dụng tiết kiệm có hiệu quả,ko tham ô lãng phí.
*Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện
các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân( tài sản
nhà nước);tuyên truyền,giáo dục mọi công dân thực hiên nghĩa vụ tôn trọng,bảo vệ
tài sản nhà nước,lợi ích công cộng.
4. Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào?
Là học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi
ích công cộng bằng cách nào?
- Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát
triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Phải tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng không xâm phạm (lấn
chiếm, phá hoại, sử dụng cho cá nhân) tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
- Khi nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng
tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
Trách nhiệm của học sinh tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước cần được thể hiện
trong cuộc sống hàng ngày như:
- Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm trong sử dụng điện nước;
- Xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, mơi trường, giữ gìn tài sản (bảo vệ bàn ghế,
trang thiết bị) của lớp, của trường, đấu tranh với các hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt
hại đến tài sản của nhà nước (chống biểu hiện tham ơ, lãng phí, xân phạm của cơng)
-v.v…

5.Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghóa Việt Nam là gì:
Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban
hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết
phục, cưỡng chế.
Bản chất: pháp luật: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghóa Việt Nam
thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên
tất cả các lónh vực của đời sống xã hội (chính trò, kinh tế, văn hóa, giáo dục).
Đặc điểm của pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghóa Việt Nam:
-Tính quy phạm phổ biến: Các qui đònh của pháp luật là thước đo
hành vi của mọi người trong xã hội qui đònh khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung
mang tính phổ biến.
-Tính xác đònh chặt chẽ: Các điều luật được qui đònh rõ ràng, chính
xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
-Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành,
mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm
sẽ bò Nhà nước xử lí theo qui đònh.
Vai trò: pháp luật là cơng cụ để thực hiên quản lí nhà nước,quản lí kinh
tế,văn hóa xã hội;giữ vững an ninh chính trị,trật tự,an tồn xã hội;là phương tiện phát
huy quyền làm chủ của nhân dân,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân,đảm
bảo cơng bằng xã hội.
6. HIV là gì? AIDS là gì? HIV/AIDS lây truyền qua các con đường nào?
Nêu các cách phòng nhiễm HIV/AIDS.
* - HIV là tên gọi của loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
- AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh
khác nhau, đe dọa tính mạng con người.
* Có 3 con đường lây truyền HIV/AISD:
-Lây, truyền qua đường máu.
-Lây, truyền qua quan hệ tình dục.
-Lây, truyền từ mẹ sang con.

* Các cách phòng tránh HIV/AIDS:
-Khơng tiếp xúc với máu người nhiễm HIV/AISD.
-Khơng dùng chung bơm kim tiêm.
-Khơng quan hệ tình dục bừa bãi.
-Khơng nên sinh con khi bị nhiễm bệnh.
 Chúng ta có thể phòng tránh nhiễm HIV/AISD nếu có hiểu biết đầy đủ về nó và có
ý thức phòng ngừa.
7. Pháp luật là gì? Hãy nêu những bản chất của pháp luật nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban
hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục,
cưỡng chế.
- Bản chất Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt nam trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục)
8. Tình huống:
Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (người hàng
xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định của Uỷ ban nhân dân quận
không? Vì sao?
Gợi ý: Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông Ân
không có quyền khiếu nại, vì ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích
liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ Tịch Ủy ban
nhân dân quận.
9. Tình huống:
Năm nay, Sơn đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Sơn một chiếc xe đạp để đi học.
Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Sơn tự rao bán chiếc xe đó.
Theo em:

a) Sơn có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
b) Sơn có những quyền nào đối với chiếc xe đạp đó?
c) Muốn bán chiếc xe đạp đó, Sơn phải làm gì?
Gợi ý:
a.Sơn không có quyền bán chiếc xe.
Chiếc xe do bố mẹ mua, Sơn còn nhỏ chịu sự quản lí của bố mẹ. Chỉ có bố mẹ
mới có quyền định đoạt.
b.Sơn chỉ có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.
c.Muốn bán xe phải được sự đồng ý của bố mẹ.
10. Tình huống:
Hiền rủ Thủy đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thủy nói: “Cậu
không biết là chị của Huệ bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị
lây thì chết, tớ không đến đâu!”.
- Em có đồng tình với Thủy không? Vì sao?
- Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
Gợi ý:
- Em không đồng tình với ý kiến của Thủy, vì chúng ta không nên phân biệt
đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
- Em giải thích cho bạn hiểu HIV/AIDS không lây truyền qua các con đường
giao tiếp thông thường.
-V.v…

×