Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN môn anh 6 phương pháp giảng dạy kỹ năng viết cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.68 KB, 20 trang )

mục lục
Phần I: Mở đầu 02
1. Lý do chọn đề tài 02
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 02
3. Đối tợng và cơ sở nghiên cứu 02
4. Phơng pháp nghiên cứu 03
Phần II: Kết quả nghiên cứu
I.đặc điểm tình hình 03
1.Thuận lợi
2.Khó khăn
II.Thực trạng tình hình dạy và học phân môn làm văn 03
1)Thực trạng giảng dạy của công tác giảng dạy 03
2)Thực trạng tình hình học tập của học sinh 06
III.Một số biện pháp trong quá trình giảng dạy
phân môn làm văn cho đối tợng học sinh DTIN 11
1.Đối với tiết dạy lý thuyết 11
2.Đối với tiết luyện tập 11
3.Đối với tiết luyện nói 12
4.Chấm văn - Trả bài 13
IV.Một số phơng pháp và thao tác chính trong quá
trình giảng dạy phân môn làm văn học sinh DTIN. 14
1.Thao tác phân tích mẫu 14
2.Phơng pháp thực hành 14
3.Phơng pháp động viên, khuyến khích 15
4.Hoạt động ngoại khóa 15
5.Biện pháp giao tiếp 16
V.Kết quả vận dụng các biện pháp 16
1.Thái độ học tập phân môn 16
2.Về chất lợng học tập của học sinh qua các bài làm văn 16
3.Về việc khắc phục các lỗi thông thờng 17
Phần III: Kết luận và đề nghị 18


1.Kết luận 18
2.Kiến nghị 19
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 1
phần I
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
dạy Văn đã khó, dạy Làm văn còn khó gấp bội phần. Là một giáo viên Ngữ
văn không ai có thể phủ nhận đợc điều này, bởi lẽ trong cả ba phân môn thì Làm
văn luôn luôn có một vị trí hết sức đặc biệt: một mặt nó thể hiện kết quả học tập
của hai phân môn Văn học và Tiếng việt; mặt khác, nó lại là nơi học sinh thực
hành kỹ năng nói và viết tiếng Việt theo những yêu cầu gắn học sinh với môi tr-
ờng, xã hội. Do vậy để đạt đợc kết quả cao trong giảng dạy phân môn đòi hỏi rất
lớn sự nhiệt tình, tâm huyết của ngời giáo viên.
Thực tế trong nhiều năm giảng dạy, nhất là qua những đợt chấm thi Tốt
nghiệp THCS, chúng tôi nhận thấy chất lợng các bài làm văn là khá thấp. Đã
không ít lần các giám khảo phải cời ra nớc mắt vì những bài làm văn của học
sinh. Đó chính là sự phản chiếu một phần của những gì chúng ta đã cho học
sinh và những gì học sinh đã nhận đợc trong suốt quá trình dạy-học. Nguyên
nhân dẫn tới các hiện tợng trên thì rất nhiều và đã có khá nhiều những bài viết
tâm huyết của những ngời trong cuộc về vấn đề này nhng chung quy lại đối với
các giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn chỉ đọng lại một tính từ duy nhất là
''Khó'!?.
Cái khó, cái khổ khi giảng dạy phân môn Làm văn lại tăng lên gấp bội lần khi
đối tợng là ngời dân tộc ít ngời (DTIN). Bản thân là giáo viên Ngữ văn đã trọn
năm năm gắn bó với nghề và cũng ngần ấy thời gian đợc trực tiếp giảng dạy cho
đối tợng này tôi thực sự trăn trở về vấn đề đó. Câu hỏi Làm thế nào để nâng cao
chất lợng dạy - học của môn Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng
cho đối tợng học sinh dân tộc ít ngời? luôn thờng trực trong tôi. Nhiệt tình tuổi
trẻ cộng với tâm huyết với nghề, với đối tợng đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu,
sáng tạo để tìm ra phơng pháp giảng dạy mang lại hiệu quả cao nhất cho phân

môn Làm văn đối với đối tợng học sinh DTIN.
Đó chính là lý do chính để tôi chọn đề tài: Phơng pháp giảng dạy kỹ năng
viết cho học sinh. Hi vọng rằng với những gì có trong đề tài sẽ góp một phần
nhỏ bé vào việc nâng cao chất lợng dạy - học bộ môn Anh văn nói chung và kỹ
năng viết nói riêng cho học sinh.
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy trong hơn năm năm công tác cùng với sự tìm hiểu từ
các đồng nghiệp cùng môn, cùng đối tợng kết hợp với một số tài liệu có liên quan
nhằm cung cấp thực trạng của vấn đề, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những thực
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 2
trạng đó để đa ra một số phơng pháp tối u cho công tác dạy - học phân môn Làm
văn cho đối tợng học sinh DTIN.
2. Đối tợng và cơ sở nghiên cứu:
- Học sinh bậc THCS ở địa bàn chủ yếu là ngời DTIN trên địa bàn huyện
Đăk Hà - Tỉnh Kon Tum (các xã: Ngọc Wang, Ngọc Réo).
- Học sinh khối 9 và khối 7 ở trờng THCS xã Ngọc Wang.
3. Phơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này bản thân đã trao đổi cùng các đồng nghiệp giảng
dạy cùng môn, cùng đối tợng và kết hợp một số phơng pháp chủ yếu sau:
- Phơng pháp thực nghiệm KHGD.
- Phơng pháp trò chuyện.
- Phơng pháp điều tra.
- Phơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Đọc sách và tài liệu.
Phần II: kết quả nghiên cứu:
I.đặc điểm tình hình:
1.Thuận lợi:
- Đợc sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trờng
trong quá trình giảng dạy, đặc biệt đợc chuyên môn nhà trờng sắp xếp theo sát
đối tợng học sinh một khối lớp trong suốt 4 năm học.

- Bản thân đợc đào tạo trình độ ĐHSP hệ chính quy môn Ngữ văn.
- Gia đình c trú tại địa bàn xã Ngọc Wang và đợc UBND xã và bà con hết
sức quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần.
- Địa bàn huyện Đăk Hà là nơi thực hiện chơng trình thí điểm bậc THCS.
- Phòng Giáo dục luôn bồi dỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ 2
năm một lần và bản thân có tham gia chuyên đề Nâng cao chất lợng dạy và học
cho đối tợng học sinh DTIN.
- Đồ dùng dạy học và Sách giáo khoa cho học sinh đợc trang bị đầy đủ.
2. Khó khăn:
- Ngọc Wang và Ngọc Réo là hai xã vùng sâu của huyện Đăk Hà, dân c
chủ yếu là ngời dân tộc ít ngời nên đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều
khó khăn.
- Thầy và trò buổi đầu gặp gỡ còn ít hiểu nhau nên cha có sự mạnh dạn từ
phía học sinh.
- vốn ngôn ngữ phổ thông của học sinh còn nghèo nàn nên trong quá trình
lĩnh hội kiến thức của học sinh còn hạn chế.
II.Thực trạng tình hình dạy và học phân môn Làm văn:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 3
1)Thực trạng tình hình của công tác giảng dạy:
a)Tình hình đội ngũ:
Nh chúng ta đã biết, công tác giảng dạy đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Song thực tế ở các vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn nói chung đều đang gặp vấn đề nan giải về đội ngũ.
Đa số giáo viên giảng dạy ở những nơi này đều có rất ít kinh nghiệm do họ chủ
yếu là giáo viên mới ra trờng, vào nghề nên thờng xung phong vào các vùng khó
khăn để thay cho lớp giáo viên đã đủ nghĩa vụ phục vụ chuyển ra các trờng ở
những vùng thuận lợi. Qua khảo sát tình hình thực tế ở hai trờng THCS xã Ngọc
Wang và Ngọc Réo cho thấy thâm niên công tác giảng dạy môn Ngữ văn nh sau:
Stt Thâm niên giảng dạy Số lợng Tỷ lệ Ghi chú
01 Dới 5 năm 06 66,7 %

02 Từ 5 đến 10 năm 02 22,2 %
03 Trên 10 năm 01 11,1 %
Tổng cộng
09 100 %
Qua bảng khảo sát thực tế về tình hình công tác của đội ngũ giáo viên ở
trên chúng ta có thể thấy số giáo viên có thâm niên trong giảng dạy từ 5 năm trở
lên chỉ chiếm một tỷ lệ là 33,3% - một con số khá khiêm tốn. Chính điều này đã
ảnh hởng trực tiếp đến chất lợng giảng dạy của phân môn Ngữ văn nói chung và
phân môn Làm văn nói riêng ở những vùng khó khăn. Chúng tôi trong quá trình
giảng dạy đã đợc nghe rất nhiều những lời tâm sự hết sức chân thật của các đồng
nghiệp mới ra trờng: nào là em thực sự không biết phải dạy nh thế nào để học
sinh có thể viết đợc dẫu chỉ một đoạn văn cho ra hồn hay Em đã sử dụng tất cả
các phơng pháp đã đợc trang bị ở trờng ĐH vào trong quá trình giảng dạy rồi mà
sao học sinh vẫn không thể viết nổi một bài văn Những lời tâm sự trên đã phần
nào nói lên đợc tâm trạng bối rối của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn
Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng cho đối tợng học sinh dân tộc
ít ngời ở những vùng khó khăn. Và cũng từ những lời tâm sự ấy đã nói lên tâm
huyết của các giáo viên ở những địa bàn kể trên. Đó cũng là dấu hiệu khả quan
cho việc nâng cao chất lợng giảng dạy và chỉ cần một cú huých là sẽ có thể làm
thay đổi chất lợng.
Trình độ đào tạo của giáo viên cũng là một yếu tố góp phần vào không nhỏ
vào quá trình giảng dạy. Nếu ngời giáo viên đợc đào tạo đúng chuẩn sẽ đáp ứng
đợc yêu cầu cơ bản của việc truyền thụ kiến thức của bộ môn và ngợc lại. Nếu
làm một thống kê về trình độ đào tạo chuyên môn của các giáo viên môn Ngữ
văn ở hai trờng nói trên cho thấy một kết quả nh sau:
Stt Trình độ đào tạo Số lợng Tỷ lệ Ghi chú
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 4
01 Trung học s phạm 0 0 %
02 Cao đẳng s phạm 06 66,7 %
03 Đại học s phạm 03 33,3 %

Tổng cộng
09 100 %
Nh vậy, tổng số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 100%, trong đó
trên chuẩn là 33,3%. Tỷ lệ này so với các trờng ở vùng thuận lợi thì không chênh
lệch là bao, thậm chí còn cao hơn so với một số trờng trong địa bàn huyện Đăk
Hà. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây chất lợng yếu kém phải chăng là do đối tợng?!.
b) Nguyên nhân và những giải pháp:
Để chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên không khó, đa phần là do các
giáo viên trẻ cha có đợc sự kiên trì cần thiết trong giảng dạy. Một số giáo viên
khi mới bớc vào nghề rất nhiệt tình trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học
sinh song kết quả thu đợc từ những bài làm của học sinh quá kém nên dẫn tới tâm
lý chán nản, buông xuôi và phó mặc cho chất lợng. Thứ đến, nh đã đề cập ở trên,
do khó khăn về mặt đội ngũ vì vậy họ khó có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ
phía đồng nghiệp. Hơn nữa những phơng pháp mà họ đợc trang bị ở chơng trình
học tập của các trờng Đại học, Cao đẳng thờng ít mang lại hiệu quả khi áp dụng
cho đối tợng học sinh DTIN. Một nguyên nhân đáng đề cập tới nữa là do đa số
các giáo viên trẻ đều cha xác định đúng đắn động cơ giảng dạy mà họ thờng có t
tởng hoàn thành nghĩa vụ rồi chuyển ra vùng thuận lợi để giảng dạy. Chính các
nguyên nhân trên đã khiến cho chất lợng giảng dạy phân môn Làm văn ngày
càng gặp nhiều khó khăn để nâng cao chất lợng.
Để khắc phục các tình trạng nêu trên, theo ý kiến của chúng tôi là:
- Cần tăng cờng bồi dỡng giáo viên về mặt t tởng để họ thấy đợc trách
nhiệm của họ trong công tác giảng dạy phân môn cho đối tợng. Muốn làm đợc
điều này cần có sự động viên và kiểm tra, giám sát của BGH nhà trờng, Công
đoàn và Tổ trởng chuyên môn.
- Tăng cờng bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Trong
công tác này đòi hỏi sự nhiệt tình và nỗ lực rất lớn từ Chuyên môn nhà trờng và
Tổ trởng chuyên môn. Một mặt họ phải thờng xuyên dự giờ để thấy đợc chỗ đợc
và cha đợc của các giáo viên, mặt khác có thể thấy đợc những khó khăn chung
trong công tác giảng dạy để xây dựng các chuyên đề bồi dỡng giáo viên trong

các buổi, các đợt sinh hoạt chuyên môn sao cho thiết thực và có hiệu quả. Ví dụ
các chuyên đề nh: Bàn về phơng pháp giúp học sinh nhận dạng đúng kiểu bài,
Bàn về phơng pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh Đồng thời với các chuyên
đề này cần có các tiết dạy thực nghiệm để giáo viên định hình đợc công việc
trong một giờ giảng của phân môn Làm văn.
- Nâng cao ý thức tự học ở mỗi giáo viên. Đây là một việc làm hết sức cần
thiết của mỗi giáo viên, bởi lẽ không có cách bồi dỡng nào có thể đem lại hiệu
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 5
quả nh cách bồi dỡng này. Song để có thể kiểm tra, giám sát đợc việc làm này thì
phơng tiện duy nhất có thể thấy đợc là thông qua Sổ tích luỹ chuyên môn của cá
nhân mỗi giáo viên. Chuyên môn nhà trờng cùng Tổ trởng chuyên môn phải kiểm
tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng để chấn chỉnh kịp thời ý thức tự học, tự rèn của
giáo viên.
- Tăng cờng công tác dự giờ thăm lớp: để đẩy mạnh công tác này mỗi giáo
viên đều phải có tính tự giác cao, nhất là với các giáo viên trẻ. ít nhất trong một
học kỳ họ cần phải dự khoảng 5 - 10 tiết ở phân môn Làm văn.
2)Thực trạng tình hình học tập của học sinh:
a) Thái độ học tập của học sinh:
Phần lớn các em học sinh dân tộc ít ngời khi đợc hỏi tới thái độ cá nhân khi
học tập phân môn Làm văn đều có một câu trả lời chung là Chán. Chúng tôi đã
tiến hành một cuộc khảo sát thực tế về thái độ học tập của học sinh đối với phân
môn Làm văn và thu đợc kết quả nh sau:
Stt Thái độ học tập Số lợng Tỷ lệ Ghi chú
01 Rất thích 05 5 %
02 Thích 17 17 %
03 Không thích 78 78 %
Tổng cộng
100 100 %
Nh vậy qua những con số trên đã phần nào nói lên đợc thực trạng của vấn
đề học văn ở trờng THCS nói chung và với phân môn Làm văn nói riêng ở đối t-

ợng học sinh DTIN vùng khó khăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tợng trên là do học
sinh cha có ý thức cao và cha nhận thức đợc tầm quan trọng của phân môn Làm
văn trong hệ thống các môn học ở trờng THCS. Mặt khác, đa phần các em đều rất
nghèo nàn về vốn ngôn ngữ phổ thông do ít đợc tiếp xúc với các phơng tiện thông
tin đại chúng nh sách báo, truyền hình và hệ thống phát thanhVà đặc biệt là
bản tính rụt rè, nhút nhát khi tiếp xúc với thầy, cô giáo khiến cho việc trau dồi
ngôn ngữ phổ thông càng bị hạn chế, vì vậy ngôn từ sử dụng trong bài viết của
các em đã nghèo lại càng nghèo thêm. Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hởng
không nhỏ đến chất lợng học tập của học sinh là ý thức học bài cũ ở nhà. Đa số
các em thờng không có khái niệm học bài và làm bài ở nhà, do vậy về mặt lý
thuyết kiểu bài các em thờng không nắm vững, thậm chí còn không nắm đợc nên
dẫn đến hiện tợng không xác định đúng kiểu bài, dạng bài. Và chính điều đó đã
ảnh hởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh DTIN thể hiện qua các bài
làm văn. Vấn đề chuyên cần trong học tập cũng không thể không đề cập tới.
Thực tế cho thấy nếu nh các em đảm bảo đợc điều này thì sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho các giáo viên trong quá trình giảng dạy. Song vấn đề này thờng bị các em
xem nhẹ và có khá nhiều lý do để biện minh cho việc nghỉ học của mình, do vậy
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 6
kiến thức môn học không đợc thông suốt. Có em học sinh chỉ đến lớp khi có tiết
viết bài, nh vậy thì làm sao có đợc bài viết hay và đúng thể loại đợc?!.
b) Chất lợng học tập của học sinh:
Từ những nguyên nhân nh đã đề cập ở trên, đã ảnh hởng trực tiếp đến chất
lợng học tập bộ môn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng đối với đối tợng
học sinh DTIN. Dới đây là bảng tổng hợp chất lợng của riêng bài viết Làm văn
qua các kỳ kiểm tra trong năm học 2004-2005 của học sinh khối 9 trờng THCS
xã Ngọc Wang (điểm tối đa của bài viết là 6/10) nh sau:
Tt Kỳ kiểm tra
TS
bài
Chất lợng các bài kiểm tra

Điểm 1-2 Điểm 3-4
Điểm 5-6
SL % SL %
SL %
01 KSCL đầu năm 100 81 81 15 15 04 04
02 KSCL giữa HK I 100 68 68 19 19 03 03
03 Kiểm tra học kỳ II 100 56 56 38 38 06 06
04 KSCL giữa HK II 100 54 54 37 37 09 09
05 Thi Tốt nghiệp 100 48 48 39 39 13 13
Nh vậy qua những con số trên đã phản ánh phần nào bức tranh về chất l-
ợng học tập của phân môn Làm văn của học sinh DTIN ở vùng khó khăn. Thực tế
trong quá trình giảng dạy chúng tôi còn bắt gặp không ít những chuyện buồn. Ví
nh trong một lần tôi đa ra bài viết Tập làm văn 02 tiết ở Lớp 6A-Trờng THCS
Ngọc Wang nh sau: Em hãy tởng tợng để kể lại cuộc trò chuyện của em với
chiếc bàn học, sau 90 phút làm bài của các em những tởng tôi sẽ đợc đọc hàng
loạt những dòng chữ của trí tởng tợng của các em qua một đề văn hết sức thú vị
này, nào ngờ tôi chỉ nhận đợc ở các em một sự bất ngờ về trí tởng tợng. Đa số
các bài viết chỉ để cho có chữ, thậm chí có bài chỉ vẻn vẹn một dòng chữ duy
nhất: Cái bàn không biết nói nên em không thể trò chuyện với nó đợcMột sự
thật đến nỗi tôi không thể nào tởng tợng ra đợc mặc dù trí tởng tợng của tôi cũng
khá phong phú!
c) Một số lỗi thờng gặp:
Qua những giờ chấm và trả bài làm văn cho học sinh DTIN bậc THCS,
chúng tôi thờng nhận thấy một số lỗi phổ biến nh sau:
*Lỗi chính tả:
Đây là lỗi rất phổ biến trong các bài viết của học sinh, hầu nh ở bài viết
nào giáo viên cũng có thể bắt gặp. Tình trạng từ ngữ thiếu dấu, thừa dấu là rất
nhiều, có thể liệt kê ra hàng loạt những đoạn văn, bài văn mắc phải lỗi nh thế.
Sau đây là một đoạn văn của em A Tý- học sinh lớp 9A trong bài kiểm tra học kỳ
I, năm học 2004-2005, môn Ngữ văn nh sau: môi lân chù tôi về tham tôi là

mng rơ hơn cã ngay khác, chù tôi vê thăm cung 1 gối quà ở sau lung chù tôi khi
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 7
thấy chù tôi liền dậy va nói ôi chù đa về. Vậy là chỉ 39 từ em sử dụng trong
đoạn văn mà đã mắc đến 18 từ sử dụng sai đáu câu. Với một ngời không có
chuyên môn đọc bài của học sinh dân tộc thì không thể nào hiểu nổi nội dung
mà các em trình bày. Nguyên nhân dẫn đến hiện tợng này là do lỗi phát âm của
các em. trong giao tiếp thờng ngày các em cha có ý thức trau dồi vốn từ nên cái
sai ngày càng nghiêm trọng hơn. Và quá trình từ nói sai đến viết sai là một tất
yếu.
* Lỗi sử dụng câu, từ:
Có thể khẳng định lỗi sử dụng câu, từ trong các bài viết của học sinh DTIN
là khá phổ biến chỉ đứng sau lỗi chính tả. Các hiện tợng thờng gặp là: không biết
đặt dấu câu; câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Có khi cả một bài viết dài không có một
dấu chấm, dấu phẩy nào khiến cho các giáo viên khi chấm những bài làm kiểu
này mệt đến đứt hơi.! trong khuôn khổ đề tài nhỏ này chúng tôi không thể liệt
kê ra hết đợc chỉ khẳng định rằng đây là lỗi rất nghiêm trọng và đáng báo động.
Còn hiện tợng câu thiếu mọt trong hai bộ phận chính thì cũng không hề hiếm.
Nguyên nhân của các hiện tợng kể trên là do kiến thức về phân môn Tiếng việt
của các em quá kém, các giáo viên ở các lớp học dới thờng không uốn nắn kịp
thời.
* Lỗi diễn đạt:
Diễn đạt là khâu hoàn tất bài viết. Giáo viên đánh giá bài học sinh ở khâu
này. Chính vì vậy diễn đạt luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với bài
viết của phân môn Làm văn, song điều đáng buồn là với đối tợng học sinh DTIN
thờng quên chuyện này. Có những vấn đề các em hiểu song không biết viết nh
thế nào để thoát ý làm cho ngời đọc có thể hiểu đợc. Hiện tợng này thờng hay bắt
gặp trong tất cả các bài làm của học sinh DTIN. Nguyên nhân của tình trạng này
cũng rất dễ chỉ ra, đó là do các em ít đợc tiếp cận với các tài liệu tham khảo. Và
điều quan trọng hơn là do các em thờng xem nhẹ việc học thuộc lòng những bài
thơ, đoạn văn hay.

* Lỗi bố cục:
Thông thờng một bài viết Tập làm văn đợc bố cục theo ba phần rõ ràng là:
Mở bài, Thân bài, kết luận. ở mỗi phần đều có nhiệm vụ riêng và đã đợc chỉ rõ
trong các dạng bài học về lý thuyết. Song đối với các em học sinh DTIN thờng
rất hay mắc phải lỗi này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em đã
quá xem nhẹ lý thuyết nên khi thực hành thờng không biết mỗi phần cần viết
những gì, viết chừng nào là đủ. Và rồi cả một bài làm văn các em thờng gộp
chung một phần để khỏi sai (theo suy nghĩ của các em). đây cũng là hiện tợng
đáng báo động trong khi thực hành viết bài của các em hoặc sinh DTIN.
* Lỗi nhận dạng sai kiểu bài:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 8
Kiểu bài làm văn đợc thể hiện trong ngôn ngữ của mỗi đề bài. Đối với học
sinh thông thờng đều có thể nhận biết đợc kiểu bài sau thao tác đọc và tìm hiểu
đề. Song điều đó chỉ nhanh chóng và chính xác với dạng đề nổi còn với dạng đề
mang tính tổng hợp hoặc đề chìm thì vấn đề khá nan giải, bởi lẽ các ngôn từ xuất
hiện trong đề bài thờng ngắn gọn và súc tích. Thờng các em học sinh DTIN chỉ
xác định đợc kiểu bài dựa vào những từ ngữ mang tính chất cụ thể, ví dụ nh:
Em hãy miêu tả quang cảnh trờng em hoặc Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em
về. còn các dạng đề Suy nghĩ từ câu ca dao hay Loài hoa em yêu thích
thì các em rất khó xác định đợc kiểu bài. Từ chỗ xác định sai kiểu bài dẫn
đến tình trạng nhầm lẫn giữa các thể loại. Nguyên nhân của tình trạng này là do
các em rất lời tham khảo các dạng đề bài trong kiểu bài đợc học. Mặt khác, cũng
lại một lần nữa ta lại đề cập tới vốn ngôn ngữ phổ thông nghèo nàn của các em.
d) Một số giải pháp nhằm sửa chữa lỗi thờng gặp trong bài viết làm văn
của học sinh:
* Đối với lỗi chính tả:
để khắc phục hiện tợng viết sai chính tả trong các bài viết của học sinh,
theo tôi ngời giáo viên cần phải có sự kiên trì trong quá trình giảng dạy. Trớc hết
cần phải cho học sinh thấy đợc sự cần thiết phải viết (nói) đúng chính tả, bởi lẽ
có nh thế đối tợng giao tiếp mới có thể hiểu đợc nội dung chúng ta cần truyền

đạt. Muốn làm đợc điều này, giáo viên phải uốn nắn học sinh trong từng tiết học
và cả trong những lần giao tiếp trong cuộc sống thờng nhật. Đối với tiết học, có
thể thông qua các tiết đọc văn bản, ở những tiết học này đối với các em là ngời
DTIN giáo viên cần phải tạo điều kiện cho các em đọc và phát biểu càng nhiều
càng tốt, nhất là với học sinh còn yếu về kỹ năng này. Bởi lẽ trong khi các em
phát âm ta có thể nhận biết ngay những từ ngữ cha đúng và điều chỉnh kịp thời
giúp các em sửa chữa. Chính việc làm này sẽ tác động trực tiếp tới tâm lý của các
em vì khi đã bị yêu cầu đọc lại nhiều từ, nhiều lần các em sẽ cảm thấy ngợng
ngùng, và rồi cùng với sự động viên, an ủi của giáo viên chắc chắn rằng các em
sẽ có ý thức tự rèn luyện để phát âm chuẩn. Đối với việc giao tiếp ngoài giờ học
thì đòi hỏi ngời giáo viên phải luôn luôn gần gũi coi các em nh con, em của mình
để nhằm mục đích thông qua trò chuyện chỉnh sửa cách phát âm cho các em. Để
làm đợc điều này bản thân tôi đã không ngừng học tập ngôn ngữ của các em và tự
biến mình thành ngời của làng và làm thông dịch viên cho các em khi cần thiết.
Song song với những việc làm trên thì việc động viên khuyến khích các em th-
ờng xuyên tiếp cận với các phơng tiện thông tin đại chúng cũng sẽ giúp ích cho
việc rèn luyện cách phát âm cho chuẩn xác.
* Đối với lỗi sử dụng sai câu từ:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 9
Đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng dấu câu trong các văn bản sẽ là một trong
những giải pháp mang tính tối u cho việc sửa chữa lỗi sử dụng câu trong khi thực
hành viết văn bản của các em học sinh ngời DTIN. Bởi lẽ, từ thao tác này sẽ hình
thành kỹ năng xác định các thành phần của câu và cách nhận biết phải sử dụng
dấu câu cho thích hợp.
Một việc làm có tác dụng trực tiếp đến việc sửa chữa các lỗi này cho học
sinh của ngời giáo viên là thông qua các tiết trả bài Tập làm văn. Đối với các tiết
học này đòi hỏi ngời giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trong giáo án. Để
thực hiện đợc điều này thì sau quá trình chấm bài giáo viên cần phải thống kê
đầy đủ, chính xác các lỗi sai phổ biến ở bài làm của học sinh để từ đó có hớng
sửa chữa kịp thời cho các em ngay trong tiết trả bài. Công việc này thờng bị một

số giáo viên chủ quan, xem nhẹ nên các lỗi sai ở học sinh ngày càng trầm trọng
hơn. (Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết quy trình của tiết trả bài rút ra từ kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy ở phần 2 của đề tài này).
Mặt khác, trong các giờ giảng phân môn Tiếng Việt ngời giáo viên cũng
cần phải thờng xuyên củng cố lại kiến thức mà các em đã học ở các lớp dới, nhất
là các kiến thức liên quan đến thành phần câu.
Để khắc phục tình trạng học sinh không biết hoặc cha biết sử dụng từ ngữ
thích hợp trong bài viết thì việc động viên, khuyến khích các em trau dồi ngôn
ngữ tiếng Việt là điều hết sức cần thiết. Mặt khác, giáo viên cần tạo điều kiện cho
các em tiếp xúc với các bài làm văn mang tính chất mẫu mực thông qua các buổi
học phụ đạo.
* Đối với lỗi diễn đạt:
Để khắc phục lỗi diễn đạt trong bài viết của học sinh đòi hỏi ngời giáo
viên cần phải kết hợp các biện pháp sửa chữa lỗi. Song song với việc làm này thì
cần cho các em thực hành kỹ năng viết càng nhiều càng tốt. Trong quá trình rèn
luyện kỹ năng này chúng ta không nên ôm đồm những vấn đề lớn mà hẽy bắt đầu
từ những vấn đề nhỏ nhất. Ví dụ trong một tiết phụ đạo chúng ta chỉ yêu cầu học
sinh viết cho đợc một đoạn hay một phần của một đề bài văn, sau đó xoáy sâu
vào chỗ đợc và cha đợc để học sinh sửa chữa. Thông qua các thao tác này sẽ giúp
các em dần hình thành kỹ năng diễn đạt. Cần khen thởng, biểu dơng kịp thời
những câu văn, đoạn văn hay của học sinh. Nói tóm lại, đối với đối tợng học sinh
DTIN trong quá trình sửa lỗi chúng ta hãy thực hiện cho đúng phơng châm ma
dầm thấm lâu.
* đối với lỗi bố cục:
Với kiểu lỗi này thì để khắc phục đợc trớc hết giáo viên cần phải kiểm tra
chặt chẽ việc học thuộc lòng dàn bài chung của từng kiểu bài ở học sinh. Bởi lẽ
khi các em nắm vững đợc nhiệm vụ cụ thể của từng phần trong đề bài sẽ giúp ích
cho việc định hớng trớc khi thực hành bài viết. trong việc này thậm chí có thể sử
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 10
dụng hình thức chép phạt đối với học sinh cha thuộc hoặc cha nắm vững với mục

đích nhằm khắc sâu kiến thức. Đồng thời với việc làm trên thì việc tăng cờng kỹ
năng viết phần, đoạn trong các giờ luyện tập cũng đóng một vai trò quan trọng.
đối với đối tợng học sinh DTIN thì không nhất thiết chúng ta phải hoàn thành nội
dung của tiết dạy theo yêu cầu của sách giáo khoa mà có thể sẽ tăng thời gian
thực hành trong các buổi phụ đạo. Có thể trong một tiết thực hành, luyện tập
chúng ta chỉ yêu cầu học sinh thực hành viết phần Mở bài và Kết luận miễn sao
các em thực hiện thành thạo.
* Đối với lỗi nhận dạng sai kiểu bài:
Để khắc phục kiểu lỗi này thì đòi hỏi học sinh phải đợc tiếp xúc với nhiều
đề bài trong một kiểu bài. Và muốn có đợc điều này trong quá trình luyện tập và
trong các tiết học phụ đạo ngời giáo viên phải suy nghĩ để đa ra nhiều kiểu, dạng
đề bài cho học sinh tiếp cận sau đó hớng dẫn học sinh phân tích từng câu chữ
trong đề bài để hình thành kỹ năng nhận biết khi tiếp xúc với đề làm văn.
III. Một số biện pháp trong quá trình giảng dạy phân
môn Làm văn cho đối tợng học sinh Dân Tộc ít Ngời:
3.1) Đối với tiết dạy lý thuyết:
Nh chúng ta đã biết, bất kỳ một thể loại văn nào ngời viết muốn thực hiện
cho đúng yêu cầu của kiểu bài thì trớc hết phải nắm vững các kiến thức về lý
thuyết. Những tiết học này thờng đợc nằm trong nội dung của các bài học tìm
hiểu chung về văn (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh) và thờng
phân phối thời gian từ 1-2 tiết. Mục tiêu của các tiết học này là giúp học sinh
nắm đợc đặc điểm của các kiểu bài làm văn. Nh vậy, ngời giáo viên trong quá
trình giảng dạy kiến thức cần truyền đạt các kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi
hoặc câu hỏi tìm hiểu văn bản cho sẵn và quy nạp lại thành lý thuyết cô đọng
trong phần ghi nhớ ở cuối bài. Một điều đáng lu ý trong tiết dạy lý thuyết là ngời
giáo viên cần phải biết chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với học
sinh. Thực tế cho thấy các giáo viên trẻ trong quá trình truyền đạt kiến thức thờng
ôm đồm và cho học sinh ghi vở nhiều dẫn đến tình trạng dàn trải khiến học sinh
khó có thể nắm bắt đợc kiến thức trọng tâm của bài học. Đối với đối tợng học
sinh DTIN vấn đề nêu trên là điều tối kị. Để đối tợng học sinh này nắm đợc bài

giáo viên cần phải biết chắt lọc nội dung ghi bảng sao cho ngắn gọn và súc tích
nhất, đặc biệt cần giành nhiều thời gian cho phần khắc sâu kiến thức ở phần ghi
nhớ. Và để làm đợc điều đó, một dụng cụ không thể thiếu là bảng phụ có chép
sẵn nội dung phần ghi nhớ. Phơng pháp trực quan sẽ phát huy tác dụng của việc
truyền thụ kiến thức. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, ở những tiết có sử dụng
đddh trực quan sẽ giúp học sinh nắm bài chắc hơn. Điều chú ý khi sử dụng đồ
dùng này là ngời GV cần phải cho học sinh nhắc đi, nhắc lại càng nhiều lần càng
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 11
tốt (trong thời gian cho phép) và yêu cầu học sinh học thuộc lòng những kiến
thức này ngay sau mỗi tiết học. Sau đó giáo viên sẽ kiểm tra trong suốt quá trình
học kiểu bài, có hình thức khen, chê rõ ràng đối với học sinh về việc tiếp thu kiến
thức.
3.2) Đối với tiết luyện tập:
Mục tiêu của tiết luyện tập là củng cố kiến thức về kiểu bài và rèn luyện
cho học sinh các thao tác: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết bài. Do vậy,
những tiết luyện tập cũng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Trong phân phối chơng
trình, các tiết luyện tập thờng đợc u ái từ 2-3 tiết, thậm chí có kiểu bài đến 4 tiết
và thờng nằm dới các tiêu đề nh: Đề văn và cách làm văn , Luyện tập
cách làm, Cách lập ý. Điểm chung của các tiết học này là học sinh thờng
đợc thực hành trên một đề bài cho trớc, sau đó dới sự hớng dẫn của giáo viên các
em lần lợt đi các bớc: Tìm hiểu đề, tìm ý > Lập dàn bài > Tập viết đoạn
> Tập viết bài. Đối với đối tợng học sinh DTIN trong các tiết học này, khi ra
đề bài ngời giáo viên cần phải biết lựa chọn những đề tài gần gũi với cuộc sống
của các em, tránh những đề bài mà các em cha hiểu tờng tận hay những vấn đề
cha bao giờ các em bắt gặp.Ví dụ chúng ta không thể yêu cầu các em miêu tả lại
không khí nhộn nhịp của phố thị vào giờ tan tầm đợc mà thay vào đó nên yêu
cầu các em miêu tả cảnh làng quê vào một buổi chiều thì tính khả thi của bài
tập làm văn sẽ đợc nâng cao. Để thực hiện tốt các giờ học này, ngời giáo viên cần
phải tổ chức cho học sinh các hoạt động thảo luận, trao đổi nhóm cặp để các em
có điều kiện học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là trong các thao tác tìm ý, sắp xếp ý và

lập dàn bài. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, nếu ngời giáo viên biết cách tổ
chức hoạt động nhóm cho phù hợp thì sẽ huy động đợc khá nhiều năng lực của
các em học sinh. Tổ chức thi đua giữa các nhóm cũng là một hình thức khuyến
khích, tạo tâm lý cho ngời học. Song song với những việc làm trên thì đối với đối
tợng học sinh DTIN thì động viên, khuyến khích bằng cách cho điểm cũng là một
cách làm tạo cho các em hứng thú trong học tập. Điều đặc biệt chú ý là giáo viên
cần trân trọng sản phẩm cho dù cha tốt và dùng những ngôn từ mang tính chất
động viên khích lệ nh: Thầy (cô) hi vọng rằng lần sau nhóm chúng ta sẽ hoạt
động tốt hơn! hay Các em trong nhóm cần cố gắng nhiều hơn cho bằng các
nhóm bạn!Chính những ngôn từ này sẽ làm cho các em không cảm thấy chán
nản, tự ti trong quá trình học tập.
3.3) Đối với tiết luyện nói:
Mục tiêu của tiết luyện nói là nâng cao tính ích dụng của quá trình học tập
trong nhà trờng nhằm giúp học sinh có thể nói và giao tiếp tốt. Đặc biệt đối với
học sinh DTIN thì tiết học này lại càng quan trọng vì thông qua tiết học sẽ thêm
một cơ hội cho các em rèn luyện kỹ năng nói tiếng Việt tự tin và thành thạo. Th-
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 12
ờng thì học sinh đợc thực hành nói cho một yêu cầu của đề văn cụ thể mà giáo
viên sẽ cho trớc một tuần để học sinh chuẩn bị dàn bài nói ở nhà. Song thực tế,
đối với đối tợng học sinh này thì việc chuẩn bị còn mang tính chất đối chiếu,
thậm chí một số em còn không chuẩn bị. Vì vậy, để có đợc sự chuẩn bị tốt trớc
mỗi tiết luyện nói, ngời giáo viên cần phải biết tổ chức cho học sinh hoạt động
theo nhóm (phân chia theo đơn vị thôn, làng). Các em nhóm trởng sẽ là một hạt
nhân tích cực giúp nhóm mình có đợc kết quả tốt. Giáo viên cần cho học sinh lập
sổ theo dõi thi đua giữa các nhóm (thôn, làng) để khen thởng, động viên kịp thời
và phê bình nghiêm khắc với các nhóm hoạt động cha tốt.
Sau khi đã có sự chuẩn bị của nhóm học sinh, vào tiết học, giáo viên cần tổ
chức cho các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau về sự chuẩn bị này. Các nhóm học
sinh sẽ nhận xét để chỉ ra những điểm đợc và cha đợc của nhóm bạn và đề xuất ý
kiến bổ sung cho hoàn chỉnh.

ở hoạt động luyện nói trên lớp ngời giáo viên phải tạo cơ hội cho nhiều
học sinh nói càng tốt. bản tính của học sinh DTIN là rụt rè, nhút nhát và tự ti do
vậy giáo viên phải luôn luôn động viên các em trong quá trình nói. Điều cần lu ý
là trong quá trình nói của học sinh, giáo viên nên để học sinh nói thông suốt và
ghi nhớ những lỗi nói học sinh mắc phải và điều chỉnh ngay sau khi học sinh
hoàn thành bài nói của mình, không nên cắt ngang trong quá trình nói của học
sinh.
3.4) Chấm văn - Trả bài:
Nh chúng ta đã biết, công việc chấm bài văn rất nhọc nhằn, nhất là với đối
tợng học sinh DTIN nhng vì mong mỏi và phấn khởi trớc sự tiến bộ của học trò
mà tôi quên mệt. Sau hơn năm năm làm việc này tôi có thể tổng kết cách làm
của tôi nh sau:
Trong mỗi bài viết, tôi yêu cầu học sinh để lề rộng bằng 1/3 trang giấy để
cho tôi khi chấm bài có thể chỉ ra và hớng dẫn cách chữa cho từng lỗi sai và ghi
những cái tốt, cái hay của các em để phát huy.
Khi chấm bài, tôi đều soạn rõ một đáp án nh kiểu chấm thi. Mỗi bài văn
tôi đều chấm hai lần. Chấm xong mỗi bài tôi đều ghi tóm tắt nhận xét vào giấy
chấm bài
Lần thứ nhất: tôi chú trọng chỉ ra những lỗi sai, cái đúng bằng những kí
hiệu riêng của mình. ít khi tôi chữa trực tiếp nhng tôi yêu cầu các em sau khi
nhận lại bài phải tự sửa chữa lỗi mà thầy đã chỉ. Em nào không thể tự chữa, sẽ
phải tranh thủ hỏi thầy và hỏi bạn, hỏi anh chị.
Chỉ ra cái sai của học sinh thì ai cũng làm. Nhng việc nêu ra cái đúng của
các em thì nhiều đồng nghiệp còn tiết kiệm quá. Riêng tôi rất chú trọng tìm ra
cái hay, cái tốt, dù rất nhỏ, nhất là ở học sinh yếu, trung bình. Làm nh vậy, các
em sẽ tự tin hơn và tích cực vơn lên hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 13
Lần thứ hai: Tôi đọc nhanh bài viết của học sinh, có thể phát hiện đúng sai
thêm, sau đó đối chiếu lần một, đối chiếu đáp án, với tình hình chung mà quyết
định nhận xét và cho điểm. Làm nh vậy sẽ nâng cao đợc độ công bằng về điểm

số.
Về lời phê, tôi thờng chia ra làm hai phần: u điểm, nhợc điểm chung về
hình thức và nội dung. Đơng nhiên, lời đánh giá bao giờ tôi cũng thể hiện thái độ
trân trọng. Tôi đặc biệt chỉ ra hớng phát huy hoặc khắc phục những nhợc điểm.
Ví dụ: Văn em khô khan vì không bộc lộ đợc cảm xúc, suy nghĩ trớc sự việc..
Hoặc: Nội dung sơ sài vì chỉ biết kể việc. Em cần chú trọng tả cảnh, hoặc
Lập luận thiếu toàn diện vì cha đề cập mặt trái của vấn đề
Đối với đối tợng học sinh DTIN tôi rất coi trọng các giờ trả bài. Bố cục
một giờ trả bài của tôi nh sau:
1.Học sinh đọc lại đề bài và cùng nhau xác lập yêu cầu cụ thể (theo sự h-
ớng dẫn của tôi,từ đó tự đánh giá bài viết của mình)
2.Tôi đánh giá chung về u, khuyết, sự tiến bộ của cả lớp một cách ngắn
gọn.
3.Giới thiệu lời hay ý đẹp: Tôi phân tích và cho học sinh ghi chép một số ý
hay điển hình có kèm tên tác giả. Em đợc khen sung sớng, các em khác khâm
phục noi theo, nhiều khi bài tác giả chỉ 3 điểm, thậm chí 2 điểm, nhng có một ý
hay cũng đợc ghi vào sử sách khiến các em tự tin và cố gắng phấn đấu, đồng
thời bạn bè không dám coi thờng.
4.Sửa lỗi sai điển hình: Đơng nhiên khi tôi nêu tên tác giả nhng phê phán
thì gắng dí dỏm, sinh động rồi hớng dẫn các em cùng sửa chữa và cùng ghi vào
vở. Những tiếng cời hoặc giòn giã, hoặc khúc khích trong giờ chữa văn sẽ làm
cho các em rất hứng thú và vui vẻ tham gia ghi chép, sửa chữa.
5.Giới thiệu bài xuất sắc và để tác giả tự đọc.
6.Trả bài cho các em và yêu cầu tự sửa chữa những sai sót mà thầy đã chỉ
ra.
Với cách chấm chữa nh vậy, học sinh của tôi ngày càng tiến bộ vì em nào
cũng tự tin, hứng thú.
IV. một số phơng pháp và thao tác chính trong quá
trình dạy làm văn cho học sinh dân tộc ít ngời:
Từ quá trình phân tích nhằm chỉ ra những tồn tại chủ yếu của thực trạng

vấn đề dạy và học phân môn làm văn và đa ra một số giải pháp khắc phục vấn đề
trên, đồng thời thông qua việc áp dụng vào thực tế trong quá trình giảng dạy đối
với đối tợng học sinh DTIN ở hai trờng THCS xã Ngọc Wang và Ngọc Réo,
chúng tôi mạnh dạn đa ra một số thao tác nh sau:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 14
1.Thao tác phân tích mẫu:
Để thực hiện tốt thao tác này trong quá trình giảng dạy đòi hỏi ngời giáo
viên phải chịu khó su tầm những bài viết mang tính mẫu mực cho các kiểu bài.
sau đó giành nhiều thời gian để phổ biến và phân tích cho các em thấy đợc cái
hay, cái mẫu mực trong từng bài viết. Đặc biệt với những bài văn do chính các
học sinh đồng niên viết thì khi đọc xong ngời giáo viên cần phải chốt lại để kích
thích tính cạnh tranh và học sinh sẽ tự đặt cho mình câu hỏi Tại sao bạn lại
viết hay nh vậy? hoặc mình cũng phải cố gắng viết cho bằng bạn! Từ đó
các em sẽ học tập đợc rất nhiều từ bố cục, cách hành văn, mạch cảm xúc trong
từng bài văn mẫu. Thứ đến, trong các giờ giảng dạy văn bản giáo viên cần khai
thác tốt những chuẩn mực mà văn bản đa ra, bởi lẽ hệ thống chơng trình đợc xây
dựng trên quan điểm tích hợp. Thực tế giảng dạy cho thấy, phần lớn các giáo viên
thờng chỉ đi vào những vấn đề cốt yếu về mặt nội dung chứ ít khi chú ý về mặt
hình thức của một văn bản do vậy học sinh chỉ nắm đợc cái cốt chứ không nắm
đợc những gì làm nên cái cốt ấy. Ngoài ra, để học sinh DTIN thực hành tốt những
kiểu bài đợc học giáo viên bộ môn Ngữ văn cần tăng cờng công tác phụ đạo cho
toàn bộ học sinh.
2. Phơng pháp thực hành:
Đây là phơng pháp chủ đạo trong quá trình dạy & học của phân môn Làm
văn, do vậy ngoài các tiết thực hành ở trên lớp, giáo viên cần cho học sinh thực
hành kỹ năng viết trong các buổi phụ đạo. Một điều cần lu ý khi thực hiện phơng
pháp này là nên đi từng bớc một, tránh ôm đồm dẫn tới hiện tợng chán nản ở học
sinh. Đôi khi chỉ trong một tiết phụ đạo giáo viên chỉ nên yêu cầu học sinh hoàn
thiện một phần nhỏ trong một yêu cầu lớn của một đề làm văn. Đặc biệt để thực
hành tốt giáo viên cần cho học sinh thực hành theo nhóm với cùng một nội dung

sau đó các nhóm sẽ trình bày và nhận xét bài lẫn nhau. Làm nh vậy sẽ kích thích
đợc tính sáng tạo của cả một tập thể học sinh. Sau hoạt động này giáo viên nên
yêu cầu học sinh thực hành theo cá nhân. Nếu nhóm hoặc cá nhân học sinh thực
hiện tốt giáo viên cần cho điểm khuyến khích và biểu dơng trớc tập thể lớp.
3. Phơng pháp động viên, khuyến khích:
Đây là việc làm rất quan trọng trong quá trình giảng dạy đối tợng học sinh
DTIN. Việc làm này mang tích chất thờng trực trong mỗi tiết lên lớp của thầy
(cô), bởi lẽ đôi khi chỉ cần một câu, thậm chí một từ ngữ hay mà các em sử dụng
trong q úa trình giao tiếp cũng phải đợc giáo viên lu tâm và biểu dơng kịp
thời. Làm nh vậy sẽ khiến các em có đợc nguồn động viên rất lớn và sẽ hứng thú
hơn trong việc học tập phân môn.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 15
4. Hoạt động ngoại khoá:
Đối với đối tợng học sinh DTIN không có phơng pháp, biện pháp nào lại
có hiệu quả cao bằng hoạt động ngoại khoá. Thực tế giảng dạy cho thấy với
những tiết học nào học sinh đợc trực tiếp coi phim ảnh thì trí nhớ các em sẽ là vô
tận. Bởi lẽ học sinh sẽ đợc trực tiếp cảm nhận văn học thông qua loại hình sân
khấu, điện ảnh. Ví dụ khi ra đề văn: Kể lại chuyện Bánh chng- Bánh giầy thì
phản ứng phụ sẽ cho ra kết quả đúng nh chúng ta dự kiến. Nếu nh học sinh chỉ
học tác phẩm ở trên lớp, cho dù là học sinh khá cũng không có thể kể sinh động
bằng những học sinh vừa học trên lớp vừa đợc trực tiếp xem băng hình truyện cổ
tích. Hoạt động này còn phát huy gấp nhiều lần khi chính các em hoặc bạn cùng
lớp của các em diễn kịch dới sự đạo diễn của thầy(cô) giáo bộ môn. để phát
huy tác dụng của hoạt động này, trớc mỗi buổi xem phim tôi thờng đa ra một số
câu hỏi và học sinh sẽ trả lời ngay sau khi xem xong bộ phim. Ví dụ trong bộ
phim Thánh Gióng tôi sẽ đa ra hệ thống câu hỏi nh sau: Em thích nhân vật Thánh
Gióng ở điểm nào?; Chi tiết nào trong bộ phim mang tính chất tởng tợng, kì ảo?
Và tất nhiên bằng sự cảm nhận rất chân thực của các em về bộ phim các em sẽ
trả lời đợc ngay những câu hỏi mà tôi đa ra. Nh thế các em sẽ tiếp thu tốt nội
dung bài học thông qua loại hình điện ảnh. Do vậy để phát huy hết tác dụng của

hoạt động này mong rằng BGH, Tổ bộ môn cần tạo điều kiện hết mình để hoạt
động ngoại khoá đợc thực hiện càng nhiều càng tốt.
5. Biện pháp giao tiếp:
Biện pháp này ngời giáo viên nói chung và giáo viên trực tiếp giảng dạy
môn Ngữ văn nói riêng cần phải hết sức chú trọng. Muốn thực hiện tốt biện pháp
này, ngời giáo viên cần phải tranh thủ mọi lúc, mọi nơi có thể để tăng cờng giao
tiếp cùng các em nhằm giúp các em có thêm vốn ngôn ngữ phổ thông, đồng thời
giải đáp ngay những thắc mắc của bản thân các em xung quanh những vốn từ liên
quan đến môn học.
V.kết quả vận dụng các biện pháp:
Từ việc nghiên cứu các vấn đề đã đề cập ở trên và qua việc áp dụng những
phơng pháp, biện pháp trong quá trình dạy - học phân môn Làm văn cho đối tợng
học sinh DTIN ở vùng khó khăn chúng tôi đã thu đợc một số kết quả ban đầu nh
sau:
1)Về thái độ học tập phân môn:
Qua khảo sát thực tế 36 học sinh lớp 7A trờng Trung học cơ sở Ngọc Wang
về thái độ học tập phân môn Làm văn, chúng tôi thu đợc kết quả qua bảng tổng
hợp sau:
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 16
Stt Thái độ học tập Số lợng Tỷ lệ Ghi chú
01 Rất thích 11 30,6%
02 Thích 16 44,4%
03 Không thích 09 25,0%
Tổng cộng
36 100 %
Nh vậy, qua bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy không phải toàn bộ
học sinh DTIN ở vùng khó khăn là không thích học văn mà lỗi chủ yếu là do các
giáo viên trẻ không biết khai thác triệt để thế mạnh của các em và cha động viên
kịp thời khi các em tiến bộ. và muốn nâng cao chất lợng học tập bộ môn rất cần
sự linh hoạt trong việc áp dụng các phơng pháp giảng dạy của quý thầy (cô) giáo!

2) Về chất lợng học tập của học sinh qua các bài làm văn:
- Dựa trên các bài viết văn trong phân phối chơng trình chơng trình của
năm học 2005-2006 của 36 học sinh lớp 7A trờng THCS xã Ngọc Wang, do tôi
trực tiếp phụ trách đã thu đợc kết quả khả quan nh sau:
Tt Bài
viết
số
Tổn
g số
bài
Chất lợng học tập qua các bài làm văn Ghi
chú
Điểm
1-2
Điểm
3-4
Điểm
5-6
Điểm
7-8
Điểm
9-10
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Số 1 36 10
27,8
11
30,5
14
38,9
1

2,8
2 Số 2 36 8
22,2
12
33,3
15
41,7
1
2,8
3 Số 3 36 6
16,7
10
27,8
17
47,2
3
8,3
4 Số 4 36 5
13,8
10
27,8
14
38,9
7
19,4
5 Số 5 36 2
5,5
9
25,0
15

41,7
9
25,0
1
2,8
Tổng
cộng
180 31
17,2
52
28,9
75
41,7
21
11,7
1
0,5
Nhìn vào bảng tổng hợp chất lợng học tập phân môn của học sinh thông
qua các bài viết văn chúng ta có thể thấy đợc sự tiến bộ của các em. Chính điều
này là một nguồn động viên rất lớn cho chúng tôi, những ngời đang ngày đêm
trăn trở về vấn đề áp dụng phơng pháp giảng dạy phân môn cho đối tợng học sinh
DTIN.
3) Về việc khắc phục các lỗi thông thờng:
a)Lỗi chính tả:
Một điều dễ nhận thấy sự tiến bộ của các em là thông qua vở ghi, cùng các
bài viết, qua quá trình đọc văn bản chúng tôi đã thấy các em có lu tâm đến vấn đề
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 17
sửa lỗi chính tả. Nhiều em học sinh đã trực tiếp hỏi thầy (cô) giáo những từ ngữ
khó phát âm, hoặc những từ các em cha hiểu tờng tận về nghĩa. Thậm chí có
những em đã lập cho mình một cuốn sổ ghi chép cá nhân để ghi lại những nội

dung sửa chữa trong các giờ trả bài viết. Những lỗi chính tả thờng gặp trong các
bài làm đang tha dần, khiến chúng tôi càng có cái nhìn tích cực về quá trình sửa
lỗi của các em.
b)Lỗi sử dụng sai câu, từ:
Trong các tiết phụ đạo chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian để ôn tập và
hệ thống toàn bộ kiến thức về phân môn Tiếng việt cho các em. Việc làm này đã
có tác dụng rất lớn đến quá trình tạo lập văn bản. Những câu nói và viết của các
em đã có đủ các thành phần chính; những dấu câu đã đợc trả về đúng vị trí mà nó
cần đợc nằm, do vậy thầy (cô) giáo đã không bị mệt đến đứt hơi nh trớc đây.
c) Đối với lỗi diễn đạt:
Trong các bài viết văn cũng nh trong những giờ luyện nói hoặc qua những
ý kiến phát biểu xây dựng bài của các em trong từng tiết học chúng tôi đã mừng
trớc sự tiến bộ về cách diễn đạt của các em. Nếu nh trớc đây, mặc dù hiểu ý song
các em không biết cách diễn đạt thì nay phần lớn học sinh đã mạnh dạn diễn đạt
một cách khá suôn sẻ, thậm chí có nhiều em còn có cách diễn đạt khá văn
vẻ.Ví dụ khi miêu tả lại dòng suối của quê hơng em Y Hơng- học sinh lớp 6A đã
viết: Con suối gần nhà em có một cái tên gọi thật trìu mến - Suối Hiền. Quả
đúng nh vậy, con suối quanh năm có dòng nớc trong vắt nó đã mang lại rất nhiều
những niềm vui cho bà con. Vào những ngày tiết trời nóng nực con suối đã góp
phần làm ôn hòa khí hậu khi em ngâm mình xuống Qua việc cung cấp một số
tài liệu tham khảo, nhiều em đã ghi chép một cách khá cẩn trọng và học thuộc
lòng những câu văn, đoạn văn hay của các tác giả. Chính điều này đã góp phần
nâng cao dần chất lợng bài viết của các em.
d) đối với lỗi bố cục:
Một điều dễ nhận ra sự tiến bộ của các em về việc khắc phục lỗi bố cục là
ở tất cả các bài viết cho dù ngắn hay dài các em đều có sự phân chia ba phần Mở
bài, thân bài, kết bài rõ ràng. Nếu nh trớc đây các em còn hiểu mờ nhạt về việc
phân chia bố cục thì giờ đây qua các giờ học phụ đạo các em đã thuộc lòng
nhiệm vụ cụ thể của các phần trong các kiểu bài.
e)Đối với lỗi nhận dạng sai kiểu bài:

Thông qua các giờ học lý thuyết và các giờ học phụ đạo chúng tôi đã chú
trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nhận biết kiểu bài. Từ đó các em đã có đợc kiến
thức về các kiểu bài và đã xác định đợc yêu cầu cụ thể của mỗi đề bài để định h-
ớng cho bài viết của mình. Hiện tợng lạc đề, xa đề đã giảm hẳn trong các bài viết
của các em.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 18
phần III: kết luận và đề nghị:
1. Kết luận:
Nh vậy, có thể khẳng định một điều rằng dạy văn cho đối tợng học sinh
DTIN là khó song không phải là chúng ta không làm đợc. Nhng để công tác dạy
cho đối tợng này có hiệu quả thì rất cần lòng nhiệt thành, sự kiên trì và sự tìm tòi,
đổi mới phơng pháp sao cho phù hợp với quá trình nhận thức môn học của các
em. Trớc tiên để các em học tốt môn học nói chung và phân môn Làm văn nói
riêng thì những ngời thầy (cô) giáo dạy văn cần phải làm cho các em yêu thích
môn học. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, cho dù còn khá khiêm tốn về mặt
thời gian, song có thể nói con đờng ngắn nhất làm cho học sinh yêu thích môn
học là thông qua giao tiếp giữa thầy và trò cùng sự sinh động trong các giờ giảng
văn, đặc biệt cần khai thác triệt để loại hình phim ảnh về các tác phẩm văn học.
Từ việc yêu thích môn học các em mới nâng cao ý thức học tập.
Mặc dù trong khuôn khổ nhỏ bé của đề tài và nội dung những nhận định
còn mang nhiều tính chủ quan song chúng tôi vẫn hi vọng rằng sẽ góp đợc một
phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lợng học tập phân môn, bộ môn nói riêng và
của đối tợng học sinh DTIN nói chung.
2. Kiến nghị:
Để có thể nâng cao chất lợng học tập bộ môn Ngữ văn nói chung và phân
môn Làm văn nói riêng, theo chúng tôi ở mỗi trờng học cần phải có Tủ sách văn
học để Giáo viên và học sinh có nhiều t liệu tham khảo, đặc biệt thông qua các
tác phẩm văn học chân chính sẽ bồi dỡng tâm hồn và tích cách của các em. Bên
cạnh đó, đối với những tác phẩm văn học tiêu biểu và những tác phẩm thuộc loại
hình văn học dân gian cần phải có các đĩa phim đợc dựng từ những tác phẩm này.

Và đặc biệt với hoạt động ngoại khoá Ngữ văn thì BGH các trờng học cần quan
tâm, tạo điều kiện để mỗi năm học có từ 3-4 buổi dành riêng cho hoạt động này.
Cuối cùng là công tác duy trì sĩ số cần phải đợc đẩy mạnh để đảm bảo tính hệ
thống về mặt kiến thức bộ môn, phân môn của các em học sinh.
Ngọc Wang, ngày tháng 3 năm 2006
Ngời viết
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 19
NguyÔn Quang ThiÖn
Phô lôc
C¸c tµi liÖu tham kh¶o:
-
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Trang 20

×