Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 95 trang )

Trang i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



CAO MINH HẢI


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
MÃ SỐ NGÀNH: 52340120





11 – 2013
Trang ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



CAO MINH HẢI
MSSV: 4105194


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
MÃ SỐ NGÀNH: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM LÊ THÔNG

11 -2013
Trang i

LỜI CẢM TẠ

Công cha, nghĩa me, ơn thầy!
Trước khi tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này, tôi có một cảm giác lo sợ
và lạc lõng. Không phải sợ rằng không hoàn thành được bài viết, sợ khó khăn
gặp phải trong việc thực hiện nghiên cứu của mình, mà tôi sợ phải rời xa mái
trường để bước chân vào xã hội đầy sóng gió. Ở đó khi vấp ngã bạn không thể
chỉ đơn giản là có thể đứng lêm và thử làm lại, mà khi đó bạn phải đánh mất
những thứ quan trọng của đời mình. Bạn phải học cách ngã và đứng lên một

mình!
Những kiến thức, kỹ năng mà tôi có được liệu có thể giúp tôi đứng vững
vàng khi trước những cơn sóng lớn. Liệu tôi có thể điều khiển con thuyền lướt
qua những con sóng để cập đến bến bờ vinh quang. Trước những suy nghĩ băn
khoăn của mình, tôi lo sợ.
Thầy cô! Người thầy đầu tiên của cuộc đời tôi đã động viên, đã cho tôi
những lời khuyên nhủ thật hữu ích giúp tôi mạnh mẽ lên, giúp tôi có được
động lực và tự tin vào chính mình. Xin chân thành gửi đến thầy lòng biết ơn
sâu sắc và nguyện cố gắng để không phụ lòng thầy cô! Với vai trò một đứa
con, con sẽ cố gắng để không phụ lòng cha mẹ.
Kiến thức phổ thông và sau bốn năm dưới mái trường Đại học vẫn chưa
đủ cho tôi hoàn thành được tốt bài tốt nghiệp của mình. Khi đó, tôi lại nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình từ một người thầy! Người đã hết lòng giúp tôi hoàn
thành được bài tốt nghiệp của mình. Thầy tỉ mỉ xem xét hướng dẫn cho cậu
sinh viên đến từng nét chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy,…Hướng dẫn gợi ý và
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể hoàn thành tốt bài viết của mình.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Lê Thông cho tất cả lòng
yêu nghề, sự tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để có thể
hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
Lời cuối cùng tôi xin gửi đến toàn thể quý thầy cô đã giúp đỡ, truyền dạy
kiến thức cho em trong suốt quá trình theo học tại trường, cũng như giúp đỡ,
Trang ii

tạo điều kiện khi em gặp khó khăn. Cảm ơn các bạn trong lớp Ngoại thương
k36 đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp của mình,
cảm ơn sự chia sẻ từ các bạn để chúng ta có thể vững vàng bước vào đời và để
khi ngồi nhớ lại những ký ức ngày xưa, chúng ta sẽ mỉm cười cho hạnh phúc.
Ngày… tháng … năm …
Sinh viên thực hiện



CAO MINH HẢI

Trang iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện



CAO MINH HẢI

Trang iv

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
 Họ và tên người hướng dẫn: Phạm Lê Thông
 Học vị: Tiến sĩ
 Chuyên ngành: ………………………………………………………….
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Đại học Cần Thơ
 Họ và tên sinh viên thực hiện: Cao Minh Hải
 Mã số sinh viên: 4105194
 Chuyên ngành: Ngoại thương
 Đề tài: Phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa
học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Về hình thức:
……………………………………………………………… ……………
………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………… ………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
………………… …………………………………………………………
7. Kết luận:
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng… năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
Trang v

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
 Họ và tên người hướng dẫn:…………………………………………….
 Học vị:…………………………………………………………………….
 Chuyên ngành: ………………………………………………………….
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Đại học Cần Thơ
 Họ và tên sinh viên thực hiện: Cao Minh Hải
 Mã số sinh viên: 4105194
 Chuyên ngành: Ngoại thương
 Đề tài: Phân tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa
học công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Về hình thức:
……………………………………………………………… ……………
………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………… ………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
………………… …………………………………………………………
7. Kết luận:
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng… năm 2011
Giáo viên phản biện


Trang vi

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ i
Lời cam đoan iii
Nhận xét giáo viên hướng dẫn iv
Nhận xét giáo viên phản biện v

Mục lục vi
Danh mục bảng ix
Danh mục hình x
Danh sách các từ viết tắt xi
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu 2
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.3 Không gian 3
1.3.4 Thời gian 3
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp 4
2.1.2 Mục tiêu và trách nhiệm của doanh nghiệp 4
2.1.3 Phân loại doanh nghiệp 5
2.1.4 Vai trò doanh nghiệp 8
2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 8
2.2.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 8
Trang vii

2.2.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh 9
2.2.3 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 10
2.2.4 Chỉ số tài chính doanh nghiệp 11
2.3 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 14
2.3.1 Lý luận về khoa học 14

2.3.2 Lý luận về công nghệ 15
2.3.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 16
2.3.4 Vai trò của KHCN trong kinh doanh 17
2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CHO KH&CN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 18
2.4.1 Khái niệm về đầu tư 18
2.4.2 Ảnh hưởng của đầu tư cho khoa học và công nghệ lên hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp 18
2.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 23
2.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.6.2 Phương pháp phân tích số liệu 26
2.6.3 Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình phân tích 27
Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC 31
3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN LÃNH THỖ VIỆT NAM 31
3.1.1 Tổng quan và thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động 31
3.1.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp 35
3.2 PHÂN BỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THEO TỪNG YẾU
TỐ PHÂN LOẠI 38
3.2.1 Phân bố doanh nghiệp dựa trên quy mô lao động 38
3.2.2 Phân bổ doanh nghiệp dựa trên quy mô vốn 41
3.3 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP 43
Trang viii

Chương 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 48

4.1 MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU 48
4.2 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 48
4.2.1 Đầu tư cho lao động nghiên cứu khoa học 48
4.2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học trong doanh nghiệp 51
4.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ
số tài chính 55
4.3 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ LÊN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 57
4.3.1 Giả thuyết và mô hình 57
4.3.2 Mô hình hồi quy trong nghiên cứu 60
4.3.3 Kết quả phân tích mô hình hồi quy 62
4.3.4 Biện luận kết quả 63
Chương 5 GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP 68
5.1 Nhận xét 68
5.2 Giải pháp 69
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1. Kết luận 70
5.2. Kiến nghị 70
5.2.1. Đối với Cơ quan, cơ sở, ban ngành 70
5.2.2. Đối với doanh nghiệp 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 75
Trang ix

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp 7
Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong nghiên cứu phân tích 27

Bảng 3.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm
31/12 hằng năm 34
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp 35
Bảng 3.3: Thống kê doanh nghiệp lãi lỗ 36
Bảng 3.4: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động và khu vực kinh tế 39
Bảng 3.5: Doanh thu thuần của doanh nghiệp 40
Bảng 3.6: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô nguồn vốn và KV kinh tế 42
Bảng 3.7: Báo cáo hoạt động kinh doanh 3 năm 2008 – 2010 43
Bảng 3.8: Thực trạng lao động 2009 44
Bảng 3.9: Số lượng lao động phân theo trình độ 46
Bảng 4.1: Số cán bộ hoạt động KHCN/doanh nghiệp 51
Bảng 4.2: Doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ 52
Bảng 4.3: Hoạt động KHCN phân theo quy mô doanh nghiệp 53
Bảng 4.4: Chi phí đầu tư, nghiên cứu-phát triển khoa học công nghệ 53
Bảng 4.5: Hoạt động khoa học công nghệ phân theo loại hình doanh nghiệp 54
Bảng 4.6: Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ 55
Bảng 4.7: Thống kê kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số
tài chính 56
Bảng 4.8: Thống kê các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam 57
Bảng 4.9: Thống kê mô tả các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu của hệ số 59
Bảng 4.10: Bảng kết quả phân tích hồi quy 62
Trang x

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vòng quay hoạt động đầu tư 23
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu triển khai 30
Hình 4.1 Lực lượng lao động phân theo trình độ 49
Hình 4.2 Cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học chia theo trình độ 50

Trang xi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
EBIT (Earnings before interest and taxes): Lợi nhuận trước thuế và lãi suất
ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific): Ủy ban
Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
R&D (Research and Development): Nghiên cứu và phát triển
R&D (Research and Development): Nghiên cứu và phát triển
ROA (Return on Asset): Suất sinh lời trên tài sản
ROE (Return on Equity): Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROS (Return on Sales): Suất sinh lời trên doanh thu
TFP (Total Factor Product): Tổng năng suất nhân tố
UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization): Tổ chức phát
triển công nghệ của liên hợp quốc
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN: Doanh nghiệp
DNL: Doanh nghiệp lớn
DNN: Doanh nghiệp nhỏ
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNNN: Doanh nghiệp ngoài nhà nước
DNV: Doanh nghiệp vừa
DNVNN: Doanh nghiệp vốn nước ngoài
KHCN: Khoa học công nghệ
TCTK: Tổng cục Thống Kê



Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự phát triển vượt bậc của khoa học ngày nay đã cho thấy sự ảnh hưởng
rõ rệt và mức độ quan trọng của nó trong sự phát triển của toàn cầu. Trong bất
kỳ hoạt động nào cũng có sự lấn chân của khoa học vào đó và trở thành một
yếu tố quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt đối với sự phát triển của các doanh
nghiệp, sự cạnh tranh trên thương trường để tồn tại là một nguyên nhân quan
trọng làm cho các doanh nghiệp phải ưu tiên đầu tư nghiên cứu khoa học, để
có thể nắm bắt nhanh chóng thông tin thị trường, đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng, cũng như khai thác tối đa khả năng hoạt động của công ty.
Hoạt động kinh doanh liên quan tới sản xuất và phân phối hàng hóa và
dịch vụ một cách liên tục, thường xuyên để đáp ứng mong muốn của con
người. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tồn tại trong một môi trường không
chắc chắn, do phải chịu nhiều yếu tố tác động, các yếu tố này bao gồm cả các
yếu tố bên ngoài lẫn yếu tố bên trong một doanh nghiệp (yếu tố vĩ mô và vi
mô, đặc điểm của nhà quản lý doanh nghiệp, các yếu tố về vốn và lao động, )
gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh. Một trong những yếu tố
không kém phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty ngày
nay là vấn đề đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ trong doanh
nghiệp.
Việc đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ trở thành vấn đề tất yếu của
các công ty muốn tồn tại trên thị trường. Ứng dụng khoa học công nghệ giúp
công ty tạo ra những sản phẩm mới với chi phí ít hơn, chất lượng tốt hơn, thời
gian ngắn hơn, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội phát triển mới, đẩy
nhanh quá trình hội nhập. Lev & ctg (1996) đã tìm thấy mối tương quan tích
cực giữa chi phí nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của doanh
nghiệp (R&D) của doanh nghiệp và sự tăng trưởng hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp. Sự phát triển khoa học công nghệ làm cho quá trình cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp và các quốc gia trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà
quản lý doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo và nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thế giới, các công ty toàn

cầu, các công ty lớn rất chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học công
nghệ trong kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn chưa nắm
thấy rõ sự tác động này. Dựa trên sự cấp thiết này, tôi lựa chọn đề tài: “Phân
tích tác động của việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” để làm đề
Trang 2

tài tốt nghiệp của mình, từ đó giúp cho các doanh nghiệp nhận rõ hơn về tầm
quan trọng của khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Bài viết còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ và đóng
góp từ giảng viên hướng dẫn để bài viết hoàn thiện hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung: Đề tài nhằm phân tích ảnh hưởng của việc đầu tư
cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó lấy làm mô hình
chung và đề xuất giải pháp đến doanh nghiệp cho việc nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ nhằm phát triển hoàn thiện hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp trong cả nước về vốn, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư
nghiên cứu khoa học công nghệ của các doanh nghiệp (về lao động, về vốn, số
nghiên cứu).
Mục tiêu 3: Phân tích tác động của đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa
học công nghệ lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp phát triển hoàn thiện hơn cho doanh
nghiệp.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu các tác động của việc đầu tư nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà
nước đã được cổ phần hóa có vốn nhà nước chiếm trên 50%); doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 10 lao
động trở lên. Đây là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành
lập, chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh Nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu
lực từ ngày 01/07/2006 và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được
thành lập, chịu sự điều tiết bởi các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, văn phòng luật sư hoạt động theo Luật Luật sư và Luật
Trang 3

Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước
thời điểm 01/01/2010 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những doanh nghiệp
hoạt động không theo thời vụ không sản xuất đủ 12 tháng trong năm 2009,
những doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh để đầu tư đổi mới, sửa
chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ
sáp nhập, giải thể nhưng vẫn còn bộ máy quản lý để có thể trả lời được các câu
hỏi trong phiếu điều tra; các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc doanh
nghiệp hạch toán kinh tế độc lập.
1.3.3 Không gian
Nguồn số liệu tác giả sử dụng trong đề tài nghiên cứu là từ Điều tra
doanh nghiệp 2010 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Cuộc điều tra sô liệu thu
thập đối của toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Việt Nam,
với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên tác giả có sự phân chia đối tượng có và không tham gia ứng dụng
đầu tư nghiên cứu khoa học trong bài viết để phân tích rõ hơn các vấn đề.

Phạm vi điều tra bao gồm bộ các doanh nghiệp và các hợp tác xã thuộc
đối tượng điều tra nói trên, đang hoạt động trong các ngành: Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản; Khai khoáng, Công nghiệp chế biến, chế tạo, Sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; Cung cấp
nước; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Bán buôn và
bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải, kho bãi;
Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động
chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ;
Giáo dục và đào tạo; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Hoạt động dịch vụ khác;
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình (trừ các doanh nghiệp
do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý).
1.3.4 Thời gian
- Thực hiện điều tra thu thập số liệu tại các doanh nghiệp bắt đầu từ ngày
15/3/2010.
- Số liệu thu thập của các chỉ tiêu thời kỳ (doanh thu, thuế, sản phẩm, thu
nhập của người lao động, ) là số chính thức cả năm 2009, các chỉ tiêu thời
điểm (lao động, tài sản, nguồn vốn, ) là số liệu đầu năm tại thời điểm
01/01/2009 và cuối năm tại thời điểm 31/12/2009.
Trang 4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề sống còn đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào đang hoạt động hay đang tồn tại trên thương trường. Để
hiểu rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần
nắm bắt một số đặc điểm, khái niệm như sau:
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã

hội. Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập để thực hiện hoạt
động, kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Doanh nghiệp là một tổ chức có tên
riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”.
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ” (Luật doanh nghiệp 2005).
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vì lợi nhuận, mặc dù thực tế một số tổ
chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Doanh nghiệp là một tổ chức, một thực thể tham gia vào hoạt động
thương mại, công nghiệp hay hoạt động dịch vụ, Một doanh nghiệp có thể
hoạt động vì lợi nhuận hoặc hoạt động phi lợi nhuận. Bất kỳ hoạt động thương
mại, công nghiệp hay hoạt động dịch vụ được thực hiện bởi một cá nhân hay
một nhóm.
2.1.2 Mục tiêu và trách nhiệm của doanh nghiệp
Nói chung, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận – cung cấp hàng hóa và dịch vụ - tiếp tục phát triển. Ngoài ra doanh
nghiệp còn có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
+ Mục tiêu lợi nhuận: Doanh nghiệp cần có lợi nhuận để bù đắp lại chi
phí sản xuất, những rủi ro gặp phải để tiếp tục phát triển. Nếu không có lợi
nhuận, doanh nghiệp không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm
Trang 5

lâu dài cho họ, cũng như không thể cung cấp lâu dài hàng hóa, dịch vụ cho
khách hàng và cộng đồng.

+ Mục tiêu cung ứng: Doanh nghiệp phải cung ứng hàng hóa hay dịch
vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và để thu được lợi nhuận. Vì thế mục
tiêu này còn là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội và nhờ thực hiện
mục tiêu này công ty mới có thể tồn tại. Do đó, mục tiêu này cũng cần được
thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng và tình hình cạnh
tranh trên thị trường.
+ Mục tiêu phát triển: Trong một nền kinh tế đang mở mang thì phát
triển là một dấu hiệu của sự lành mạnh và sự thành công trong hoạt động kinh
doanh. Do đó sự phát triển của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa góp sức vào sự
phát triển mạnh của nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần
tìm cách bổ sung thêm vốn hoặc sử dụng một phần lợi nhuận để đầu tư thêm.
+ Trách nhiệm với xã hội: Cùng với việc kiếm lời, doanh nghiệp đồng
thời có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người cung ứng đầu
vào cho mình và những người làm công trong doanh nghiệp, nói rộng ra là
quyền lợi của công chúng. Trách nhiệm đối với xã hội còn ở chỗ hoạt động
kinh doanh phải tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường xung quanh. Ngoài
ra còn cần quan tâm đến khuynh hướng tiêu thụ trong các mục tiêu của mình.
Khuynh hướng này không trái với quyền lợi của doanh nghiệp, song nó đòi
hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra.
2.1.3 Phân loại doanh nghiệp
Tùy theo quan hệ sở hữu, mục đích, quy mô, lĩnh vực hoạt động, tính
chất, phương thức hoạt động mà ta có thể phân doanh nghiệp thành nhiều loại:
+ Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp:
Theo tiêu thức này doanh nghiệp được phân thành các loại: DN nhà
nước, DN tư nhân, và DN sở hữu hỗn hợp.
+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp được phân thành các loại:
- Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Trang 6

- Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những
thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành
phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp
chế tạo, công nghiệp điện tử,v.v
- Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối
hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán
ra để kiếm lời, Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn
bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong
ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và
doanh thu mà còn ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân
hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn,
y tế,v.v
+ Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp:
Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp được phân làm ba loại:
* Doanh nghiệp quy mô lớn.
* Doanh nghiệp quy mô vừa.
* Doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô như trên, hầu hết ở các nước
người ta dựa vào những tiêu chuẩn như:
- Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Số lượng lao động trong doanh nghiệp.
- Doanh thu của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận hàng năm.
Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số lao động được chú trong nhiều
hơn, còn doanh thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để phân loại. Tuy nhiên,
khi lượng hóa những tiêu chuẩn nói trên thì tùy thuộc vào trình độ phát triển
sản xuất ở mỗi quốc gia, tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời kỳ khác nhau
mà số lượng được lượng hóa theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia không
giống nhau.
Trang 7

Tiêu chí xếp loại doanh nghiệp theo quy mô theo Nghị định số:
56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ (Trích khoản 1 Điều 3 Nghị
định)
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Tiêu
Chí
DN
siêu
nhỏ
Doanh nghiệp
nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp
lớn
Lao
động
Vốn
Lao
động
Vốn
Lao

động
Vốn
Lao
động
Khu vực
nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
≤ 10
≤ 20 tỷ
Trên
10 đến
200
Trên 20
tỷ đến
100 tỷ
Trên
200 đến
300
Trên
100 tỷ
Trên
300
Khu vực
công
nghiệp và
xây dựng
≤ 10
≤ 20 tỷ
Trên

10 đến
200
Trên 20
tỷ đến
100 tỷ
Trên
200 đến
300
Trên
100 tỷ
Trên
300
Khu vực
thương mại
và dịch vụ
≤ 10
≤ 10 tỷ
Trên
10 đến
50
Trên 10
tỷ đến 50
tỷ
Trên 50
đến 100
Trên
50 tỷ
Trên
100
Nguồn: Khoản 1 Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ

+ Căn cứ dựa trên cấp hành chính: Doanh nghiệp trung ương và doanh
nghiệp địa phương.
+ Căn cứ theo loại hàng hóa: Doanh nghiệp dược phẩm, thực phẩm,
thủy hải sản.
+ Căn cứ theo tính chất hoạt động về kinh tế: Doanh nghiệp kinh doanh
và doanh nghiệp tư vấn.
+ Căn cứ trên mục đích kinh doanh:
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Doanh nghiệp hoạt động công ích: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Những doanh nghiệp này
không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu vì hiệu quả kinh tế xã hội.
Trang 8

* Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục
tiêu hoạt động chính của mình. Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sách
phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
2.1.4 Vai trò của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tế bào quan trọng cho sự phát triển của xã hội, vừa
là yếu tố chính, vừa là yếu tố trung gian tạo ra GDP trong cả nước. Sự đóng
góp của các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế là không thể phủ
nhận. Doanh nghiệp có những đóng góp quan trọng và thiết thực trong nền
kinh tế, xã hội như sau:
+ Góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy
nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng
trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải
quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,….
+ Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu
của nền kinh tế quốc dân.

+ Sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững
ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá
trình hội nhập.
2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.2.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện
hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh
doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao
nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng,
các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó
không thể không sử dụng công cụ phân tích.
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá
trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên
cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại
nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên
cứu. Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức cao của
con người. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác
nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau.
Trang 9

Giá trị của phân tích kinh doanh là để cho doanh nghiệp nhận thấy được
các lợi ích, xác định được chi phí, các cơ hội, sự hiểu biết về khả năng hoạt
động, mô hình tổ chức của doanh nghiệp. Thông qua kết quả nhận được từ
việc phân tích kinh doanh, tổ chức có thể quyết định duy trì hoạt động hiện tại,
hoặc tìm kiếm giải pháp, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một hoạt
động độc lập với hệ thống lý luận độc lập. Hoạt động kinh doanh luôn được

tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức tạp. Muốn thấy được
một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình kinh doanh, thấy
được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên
cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những
phương pháp khoa học, nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng, các
quá trình trong mối liên hệ, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh, tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu
quả mọi năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và các yếu tố tác động lên kết hoạt
động kinh doanh.
Tùy vào mục tiêu phân tích mà đối tượng hoạt động kinh doanh có thể là
kết quả hoạt động kinh doanh riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá
trình hoạt động kinh doanh hoặc có thể là kết quả tổng hợp của một quá trình
kinh doanh.
Nội dung phân tích chính là lượng hóa các yếu tố đã tác động đến kết
quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp sản xuất, tiêu thụ
và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực
tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp (hoạt động
kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư).
Phân tích kinh doanh là đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt
động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để đề ra các quyết định quản
trị kịp thời trước mắt – ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn.
Một doanh nghiệp được quan niệm như một hệ thống. Hệ thống này bao
gồm nhiều bộ phận cấu thành và mỗi bộ phận cấu thành có chức năng, nhiệm
Trang 10


vụ riêng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường trên con đường đã
đặt ra. Mỗi bộ phần cấu thành, dù là nhỏ nhất trong hệ thống vẫn phải đảm bảo
hoạt động bình thường theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Chỉ cần một bộ phận
nào đó của hệ thống hoạt động không bình thường sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ
thống. Khi đó một nhà quản lý phải tiến hành xem xét và dựa trên kết quả
phân tích đề biết được sự “gãy khúc”, yếu tố tác động đến hoạt động của các
bộ phận và kịp thời điều chỉnh, khôi phục lại hoạt động của bộ phận đó hoặc
của hệ thống nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động bình thường.
Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích hoạt động kinh
doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc đã xảy ra ở
quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để
nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của
doanh nghiệp.
2.2.3 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu
quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế
thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ
sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng hoạt động kinh doanh,
vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà
nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh
giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những
mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh
doanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi mặt hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết sức quan
trọng.
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét
việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại,
nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận
dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt
động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch
định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, từng khía cạnh
của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành
Trang 11

từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng
của doanh nghiệp.
Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có
vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh
doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát
triển của các doanh nghiệp.
2.2.4 Chỉ số tài chính doanh nghiệp
Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài
chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Chỉ số tài chính giúp nhà phân
tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu
hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm
tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Có rất nhiều các chỉ
tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được
sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính:
+ Các hệ số về lợi nhuận;
+ Các hệ số về tăng trưởng tài sản.
Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử
dụng lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le và Buck 2011), hoặc lợi nhuận trên
vốn đầu tư - ROI (Shah và ctg. 2011).
Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất.

Đáng chú ý là giá trị của hai hệ số này có thể phụ thuộc vào cách tính lợi
nhuận. Mặc dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên
cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu và Izumida 2008; Le và Buck 2011; Wang
và Xiao 2011), một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi
vay (trước hoặc sau thuế) (Shah và ctg. 2011; Thomsen và Pedersen 2000),
hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần (Sun và Zou 2009; Tian và Estrin 2008);
trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn
và khấu hao (EBITDA) nên được dùng. Ngoài ý nghĩa tài chính khác nhau, lý
do của những cách tính khác nhau như vậy có thể là do hạn chế về cơ sở dữ
liệu; trong nhiều trường hợp, sự không đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến cho
một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau.
Đối với nhóm hệ số về tăng trưởng tài sản, hai hệ số Marris và Tobin’s Q
rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp;
trong đó hệ số đầu được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so
với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số sau được tính là giá trị thị
trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so
với giá trị sổ sách của tổng tài sản. Do đó, các hệ số này hoàn toàn có thể được
Trang 12

sử dụng để đánh giá hiệu quả của phần vốn sở hữu, bởi vì nó có thể phản ánh
trực tiếp mức độ tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh
nghiệp.
So sánh hai nhóm hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo
hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi
nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua. Vì thế, nhóm
này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của
doanh nghiệp (Hu & Izumida 2008). Các hệ số Marris và Tobin’s Q có thể cho
biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị
trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
Tóm lại, hiệu quả tài chính của các công ty có thể được đánh giá thông qua hai

nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó 6 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE,
ROI, ROS, Marris và Tobin’s Q. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau,
chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai
nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông
và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ
cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.
Một số chỉ số tài chính và ý nghĩa:
+ Suất sinh lời trên doanh tổng tài sản (Return On Total Asset – ROA):
là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của doanh
nghiệp
ROA =



 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lời
của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng.
Cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty dựa trên số vốn đầu tư ban
đầu mà công ty đã bỏ ra, giúp cho các nhà phân tích so sánh được hiệu
quả của các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực.
+ Suất sinh lời trên doanh thu (Return On Sales): là tỷ số giữa lợi nhuận
ròng và doanh thu.
ROS =



 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh
lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một
đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS tăng thể hiện

×