Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nghiên cứu sự sẵn lòng trả để bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên lung ngọc hoàng của người dân huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
  




ĐẶNG THỊ VÂN TRANG


NGHIÊN CỨU SỰ SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHỤNG HIỆP –
TỈNH HẬU GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Tài nguyên – Thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102





8 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐẶNG THỊ VÂN TRANG
MSSV: 4105697




NGHIÊN CỨU SỰ SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHỤNG HIỆP –
TỈNH HẬU GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Tài nguyên – Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S NGUYỄN THÚY HẰNG

8 – 2013


i



LỜI CẢM TẠ



tTC - 

 giúp em có

Cô
          

Em             
  các chú,        
           
 em   

 m nên
        e  
Quý 
 em xin kính chúc Quý TCô Khoa Kinh - 
kinh doanh  

 tháng 








ii


LỜI CAM ĐOAN



           





































iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



Chuyê T
- 

MSSV: 4105697
Chuyên ngànthiên nhiên



NI DUNG NHN XÉT

1. 

2. 

3. 

4. 

5. 

6. 

7. 


 3







iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN























12 3





n

v



Trang
 1
 1
 2
 2
 2
 2
 2
 3
1.4 3
1.4.1 Không gian nghiên cu 3
1.4.2 Thi gian nghiên cu 3
ng nghiên cu 3
 4
 4
2.1.1 Mt s khái nim có liên quan 4
2.1.2 Các chính sách , pháp lut v bo tng sinh hc 8
2.1.3 Tch v phi th ng 10
2.1.4 hiên (Contigent Valuation Method  CVM)12
2.1.5  16
2.1.6 c kho tài liu 20
2.2 U 25
n vùng nghiên cu 25
n mu 25
p s liu 25
 liu 26
vi

 3: GII THIU TNG QUAN HUYN PHNG HIP VÀ HIN
TRNG KHU BO TN LUNG NGC HOÀNG 32

3.1 GII THIU V HUYN PHNG HIP 32
3.1.1 u kin t nhiên 32
u kin kinh t xã hi 33
3.2 TNG QUAN V KHU BO TN THIÊN NHIÊN LUNG NGC HOÀNG
VÀ HIN TRNG SINH HC 37
c v lch s hình thành và phát trin KBTTN Lung Ngc Hoàng 37
u kin kinh t - xã hi 39
3.3 Hin trng sinh hc ti KBTTN Lung Ngc Hoàng 41
3.3.1 Giá tr cnh quan 41
3.3.2 Giá tr lch s 41
3.3.3 Giá tr ng sinh hc 42
3.3.4 Nha s ng sinh hc ti Khu bo tn 44
3.4 Hong KBTTN Lung Ngc Hoàng 45
3.5 Hong kinh t - xã hi cng thiên nhiên
KBTTN Lung Ngc Hoàng 46
 4: PHÂN  BO
TN I KBTTN LUNG NGC HOÀNG CI DÂN HUYN
PHNG HIP, TNH HU GIANG 48
4.1 M 48
4.2 M C CÁC V NG 52
m ci vi v ng và tài nguyên thiên
nhiên  Vit Nam 52
4.2.2 S quan tâm ci vi các v ng 54
 VÀ NHN THC CI VI VIC BO TN
NG SINH HC TI KBTTN LUNG NGC HOÀNG 55
 ci vi v suy ging sinh hc ti
KBTTN Lung Ngc Hoàng 55
vii

4.3.2 Nguyên nhân dn suy gi  ng sinh hc ti Khu bo tn

Lung Ngc Hoàng 58
4.3.3 Kin thc c Khu bo tn 60
4.3.4  ci vi vic khuyn khích s tham gia ca cng
ng vào công tác bo tn 63
4.4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN KHÔNG SN LÒNG CHI TR VÀ SN
LÒNG CHI TR CHO VIC BO TDSH 64
4.1.1 S ng h và không ng h 64
4.4.2 T trng các mc giá sn lòng tr 66
4.3.3 Nguyên nhân không sn lòng chi tr c
bo ti KBT Lung Ngc Hoàng, huyn Phng Hip 67
4.4.4 Nguyên nhân sn lòng chi tr co tn
i KBT Lung Ngc Hoàng, huyn Phng Hip 69
 tin cy ca kch bn 70
ng mc sn lòng chi tr (WTP) 71
4.6.1 ng trung bình mc sn lòng chi tr 71
u ch chc ch 72
4.7 PHÂN TÍCH CÁC YU T   N S SN LÒNG CHI
TR CHO VIC BO TNG SINH HC TI KBT LUNG NGC
HOÀNG 73
4.8 PHÂN TÍCH CÁC YU T N MC SN LÒNG CHI
TR CHO VIC BO TNG SINH HC TI KBT LUNG NGC
HOÀNG 75
4.9 MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO NHN THC VÀ KHUYN
KHÍCH S THAM GIA CA C NG VÀO CÔNG TÁC BO TN
DDSH TI KBT LUNG NGC HOÀNG 77
4.9.1 Gii pháp nâng cao nhn thi dân v vic bo tng sinh
hc ti KBT Lung Ngc Hoàng 77
4.9.2 Gii pháp nhm khuyn khích s tham gia ca cng vào công
tác bo tn 78
viii


 80
5.1  80
 81
 81
Ban quo tn 81
 82
 83
 85
 87
PH LC 3 100

















ix


DANH MỤC BIỂU BẢNG


Trang

Bng 2.1 m ca các bin trong mô hình Logit và Tobit 21
Bng 3.1 Din tích t nhiên, dân s, m n Phng Hip 23
Bng 3.3 Giá tr sn xut nông nghip, công nghip, dch v huyn Phng Hip
n 2010  2012 24
Bng 4.1 Mô t ng nghiên cu 48
Bng 4.2 Ngh nghip ci huyn Phng Hip, tnh Hu Giang 51
Bng 4.3 m c ng ca t i tác
ng tiêu cng t nhiên 54
Bm ca i vi v suy ging sinh hc 56
Bng 4.5 Nguyên nhân dn suy ging sinh hc ti Khu bo tn Lung
Ngc Hoàng 58
Bng 4.6 Kin thc c Khu bo tn 60
B ci vi vic khuyn khích s tham gia ca cng
ng vào công tác bo tn 63
Bng 4.8  66
Bng 4.9 Nguyên nhân không sn lòng chi tr co
tng sinh hc KBT Lung Ngc Hoàng 67
Bng 4.10 Nguyên nhân sn lòng chi tr co tn
ng sinh hc KBT Lung Ngc Hoàng 69
B tin cy ca kch bn 70
 71
 72
  73
 75


x

DANH MỤC HÌNH


Trang

u gii tính c 49
 hc vn c 50
Hình 4.3 Tình trng hôn nhân c 51
Hình 4.4 Thu nhp trung bình hàng tháng ca h n Phng Hip, tnh
Hu Giang 52
m ci vi các v ng và tài nguyên
thiên nhiên  Vit Nam 53
Hình 4.6 T l ng h và không ng h o tn 65






















xi

DANH 

BV : 
CVM : 
DUV : 
EV : 
IDUV : 
NUV : 
OV : 
TEV : 
UV : 
WTP : 
VQG : 
KBT : 
BTTN : 
 : 
 : 
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
IUCN : 
HST : 





1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học dường như không còn là vấn đề riêng
của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung trên toàn cầu, tuy là nước
được công nhận có tính đa dạng sinh học cao nhưng theo thống kê của Tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) ghi nhận đã có hàng loạt loài động
thực vật bị đe dọa ở mức báo động tại Việt Nam và Việt Nam cũng là một
trong những quốc gia được ưu tiên trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thách thức trong vấn đề bảo tồn
đa dạng sinh học là do khai thác và đánh bắt quá mức các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới tình trạng thu hẹp các
nơi cư trú của các loài, buôn bán trái phép động thực vật quý hiếm hay những
tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Nếu môi trường sống bị phá hủy còn có
cơ hội phục hồi, các nguồn gen còn được lữu trữ nhưng nếu các loài động thực
vật biến mất khỏi tự nhiên thì đó là sự mất mát vĩnh viễn (Brunner, 2012). Thế
nên, bằng nhiều biện pháp khác nhau ưu tiên cho vấn đề bảo tồn đa dạng sinh
học trong đó trọng tâm là đặt vấn đề bảo tồn tại các khu bảo tồn, vườn quốc
gia lên hàng đầu. Là nơi mang giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho vùng đất
ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Lung
Ngọc Hoàng thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có diện tích rộng trên
2.805,37 ha với 361 loài thực vật bậc cao, 205 loài động vật đã góp phần tạo
nên sự đa dạng và phong phú cho hệ sinh thái.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thuộc huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang không nằm ngoài những thách thức mà các khu bảo tồn đang
gặp phải, hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học

do các tác động từ việc phá rừng, đào ao nuôi cá, hay đốt ong lấy mật dẫn đến
cháy rừng, những thách thức trên đặt ra nhiệm vụ bảo tồn cấp thiết cho khu
bảo tồn khi đang dần làm mất đi môi trường sống của các loài sinh vật quý
hiếm cũng như làm mất cân bằng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước. Vì
thế, việc đặt ra nhiệm vụ bảo tồn vùng đất ngập nước này không còn là vấn đề
chung của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng cùng chung tay
bảo vệ. Từ những thực tế trên nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo tồn
hệ sinh thái nơi đây vì thế đề tài “Nghiên cứu sự sẵn lòng trả để bảo tồn đa
dạng sinh học tại Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng của người dân huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu nhằm nâng cao
nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn


2

mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng đất ngập nước Tây
Nam Bộ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu sự sẵn lòng chi trả để bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
thông qua việc đánh giá nhận thức của người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tại Khu BTTN Lung Ngọc
Hoàng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức người dân và khuyến khích
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học
tại Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích nhận thức, thái độ của người dân đối với việc bảo tồn đa dạng
sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
Xác định mức sẵn lòng trả và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự

sẵn lòng trả và mức sẵn lòng chi trả để ủng hộ việc bảo tồn đa dạng sinh học
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng của người dân.
Đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức cho cộng đồng về việc bảo tồn
ĐDSH và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn
ĐDSH tại Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết kiểm định
Người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có sự hiểu biết, quan tâm
về vấn đề bảo tồn về đa dạng sinh học tại Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng.
Người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang sẵn lòng chi trả để bảo tồn
đa dạng sinh học tại Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng.
Các yếu tố tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, giới tính, số thành viên trong
gia đình, sự hiểu biết về tính ĐDSH tại Khu bảo tồn (KBT) Lung Ngọc Hoàng
có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả tiền của người dân.
Các yếu tố tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, giới tính, số thành viên trong
gia đình, sự hiểu biết về tính ĐDSH tại KBT Lung Ngọc Hoàng có ảnh hưởng
đến mức sẵn lòng trả tiền của người dân.




3

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Người dân có hiểu biết như thế nào về đa dạng sinh học?
- Nhận thức của người dân về việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Lung
Ngọc Hoàng ra sao?
- Người dân có sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn sự đa dạng sinh học tại
Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng hay không?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả và mức sẵn lòng

chi trả cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của người dân huyện Phụng Hiệp?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu: Đề tài“Nghiên cứu sự sẵn lòng trả để
bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Lung Ngọc Hoàng của người dân huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện trong phạm vi huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Cụ thể là tại 01 thị trấn và 03 xã: thị trấn Cây Dương,
xã Phương Bình, xã Hòa Mỹ và xã Thạnh Hòa.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn các hộ gia đình tại huyện
Phụng Hiệp từ tháng 08 đến tháng 09 năm 2013.
Đề tài được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2013.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu sự sẵn lòng
chi trả để bảo tồn đa dạng sinh học của các hộ gia đình thuộc huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang.














4


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
Khu bảo tồn thiên nhiên
Theo khái niệm về khu bảo tồn thiên nhiên của Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên Quốc tế (IUCN) năm 1994 đã định nghĩa: Khu bảo tồn thiên nhiên là
vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và
đáp ứng các yêu cầu sau:
Là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa
dạng sinh học cao.
Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch.
Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, kiếm ăn của các
loài động vật hoang dã quý hiếm.
Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỉ lệ cần phải bảo tồn
trên 70%.
Các phân khu chức năng tại khu bảo tồn thiên nhiên:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn,
được quản lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi
hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng. Đây là những khu vực
có rừng nguyên sinh, có tính đa dạng sinh học cao được bảo vệ nghiêm ngặt.
Phân khu phục hồi sinh thái: là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để
rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những loài động
vật, thực vật không có nguồn gốc tại khu rừng. Thông thường đây là khu vực
đang được khoanh nuôi để rừng tái sinh tự nhiên.
Phân khu dịch vụ - hành chính: là khu vực để xây dựng các công trình
làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch
vụ du lịch, vui chơi giải trí.
Khái niệm Đa dạng sinh học (ĐDSH)
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “Đa

dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực
vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những
HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. ĐDSH bao gồm 3 cấp
độ: Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong đó, đa


5

dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến
các loài động vật, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao
gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng
chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các
quần xã mà trong đó các loài sinh sống, và cả sự khác biệt của mối tương tác
giữa chúng với nhau.
Theo Công ước đa dạng sinh học (1992) thì ĐDSH là sự phong phú các
sinh vật sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái
nước ngọt, và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao
gồm sự đa dạng trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền,
sự đa dạng giữa các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái. Nói cách
khác ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp.
Theo luật Đa dạng sinh học năm 2008, đa dạng sinh học là sự phong phú
về nguồn gen, các loài sinh vật và HST trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được
phân chia thành ba cấp độ:
Đa dạng di truyền là sự đa dạng các gen của các sinh vật khác nhau.
Chúng cho phép truyền các đặc tính riêng trên một loài. Sự đa dạng của gen
phản ánh sự đa dạng các đặc tính của một quần thể (ví dụ màu mắt hoặc sức
đề kháng một bệnh nào đó). Đa dạng di truyền bao gồm các đặc tính của gen
và sự phân bố chúng trong một loài cũng như là sự so sánh các gen của các
loài khác nhau.
Đa dạng các loài được thể hiện qua: số lượng các loài đang tồn tại; vị trí

các loài trong hệ thống phân loại và sự phân bố theo số lượng loài theo đơn vị
diện tích và số cá thể hiện có của mỗi loài.
Đa dạng hệ sinh thái, có nghĩa là sự đa dạng của các hệ sinh thái. Các hệ
sinh thái là toàn bộ tất cả các sinh vật sống tạo nên một đơn vị chức năng
thông qua các tác động qua lại giữa chúng (hoang mạc, rừng, biển, ). Đa dạng
sinh thái đặc trưng qua sự khác nhau của các hệ sinh thái, phân bố chúng trên
hành tinh, các mối quan hệ cấu trúc và chức năng của chúng. Các loài sống
trong hệ sinh thái thực hiện đầy đủ vai trò chức năng của chúng.
Giá trị của đa dạng sinh học: đa dạng sinh học có tầm quan trọng vô cùng
to lớn đối với sự phát triển bền vững của nhân loại. Đa dạng sinh học có
những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống to lớn mà chỉ mới đến vài thập
kỷ gần đây chúng ta mới ý thức được một cách đầy đủ. Các giá trị đó là:
Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học: nó là nền tảng phát triển của các
cộng đồng từ xưa đến nay. Đa dạng sinh học với tư cách là nhân tố quyết định


6

cho sự tồn tại và phát triển của con người là điều không thể nào phủ nhận. Nó
là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Giá trị khoa học của đa dạng sinh học: đa dạng sinh học còn có tác dụng
trong chữa bệnh (nhiều loài cây, con được dùng làm thuốc chữa bệnh) và trong
nghiên cứu khoa học (để làm thí nghiệm, cấy ghép ).
Giá trị môi trường của đa dạng sinh học: đa dạng sinh học là một yếu tố
cấu thành nên môi trường, do vậy sự tồn tại của nó làm cân bằng sinh thái, làm
môi trường trong lành (có một số loài cây hút bụi, độc tố, một số loài thủy sinh
có khả năng làm sạch nguồn nước ). Ngoài ra, đa dạng sinh học còn đem lại
giá trị thẩm mỹ, vui chơi, giải trí cho con người.
Bảo tồn đa dạng sinh học
“Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu

lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp
ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai” (Theo định nghĩa
của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế - IUCN, 1991)
Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số
phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các
dòng di truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một
cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật,
Có thể phân chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích
bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự
nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông
thường bảo tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn
và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các
sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời
này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:
một, nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói
trên, hai, dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản
phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm
các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng
giống…


7

Phục hồi (Rehabilitation):
Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển
chỗ. Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã,

sinh cảnh, các quá trình sinh thái. Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số
công việc như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng
cách nuôi trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại
vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử dụng
cho công việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần động thực
vật như trước đã từng có. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc bảo
tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các thành phần của ĐDSH.
Ngoài việc xây dựng các KBT cũng cần thiết phải giữ gìn các thành phần của
sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực mà con người đã làm
thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các khu vực được xây dựng để thực
hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo tồn ĐDSH.
Nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá
trình phản ánh biện chứng khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính
tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư
duy và không ngừng tiến gần khách thể.
Các giai đoạn của nhận thức:
Nhận thức cảm tính (còn gọi là trực quan sinh động): là giai đoạn con
người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
Nhận thức lý tính (còn gọi là tư duy trừu tượng): là giai đoạn phản ánh
gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như
khái niệm, phán đoán, suy luận.
Phân loại nhận thức:
Nhận thức kinh nghiệm: hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học.
Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận): là loại nhận thức gián tiếp, trừu
tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học): là loại nhận thức

được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của


8

con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm
chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật.
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác
và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các
sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại
vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực.
2.1.2 Các chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
2.1.2.1 Công ước quốc tế về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học
Công ước đa dạng sinh học CBD (Convention on Biological Diversity):
là kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janiero vào
năm 1992. Mục tiêu của Công ước là bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng lâu dài
các cấu thành của đa dạng sinh học, chia sẻ công bằng và tương thích các lợi
ích xuất phát từ việc sử dụng các nguồn gen. Tính đến cuối năm 2011 đã có
193 nước thành viên. Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước vào ngày
16/11/1994 và phê duyệt Kế hoạch Hành động ĐDSH quốc gia vào tháng 12
năm 1995 và Cục Bảo vệ Môi trường là cơ quan ủy quyền.
Công ước Ramsar: là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một
cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn
quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự
mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận
các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị
giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng. Trọng tâm này ngày càng
được mở rộng và hiện nay ĐNN được xác định rõ ràng là HST rất quan trọng
cho bảo tồn ĐDSH nói chung và cho sự tồn tại của con người nói riêng.
Công ước Ramsar đã bắt đầu được thực thi từ ngày 21 tháng 12 năm 1975.

Đến tháng 5/2012, tổng cộng có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công
ước Ramsar, bao gồm 2006 khu, tổng diện tích là 192,822,023 hecta. Việt
Nam đã ký gia nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên thứ 50,
đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước này. Tính
đến năm 2013, Việt Nam có 5 khu Ramsar của thế giới Vườn Quốc gia Xuân
Thủy - Nam Định, Bàu Sấu thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai, Hồ Ba
Bể - Bắc Cạn Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) trở
thành khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam kể từ ngày 13/12/2012. Cục Bảo vệ
Môi trường là cơ quan thẩm quyền quốc gia của Công ước Ramsar.
Công ước CITES: Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp, mục đích của công ước này nhằm đảm bảo rằng việc


9

thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà
không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, và nó cũng đưa ra
nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. Công ước
CITES được hình thành vào ngày 03/03/1973 tại Washington với 13 thành
viên ban đầu và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1975. Hiện nay, có 178 quốc gia
tham gia vào Công ước CITES. Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng
của các loài hoang dã và vai trò của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động
thực vật hoang dã tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước
CITES và trở thành thành viên chính thức thứ 121/178 quốc gia vào ngày 20
tháng 01 năm 1994.
Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học là một thỏa thuận quốc tế
về an toàn sinh học, như là một phần bổ sung cho Công ước về Đa dạng sinh
học. Nghị định thư an toàn sinh học nhằm bảo vệ đa dạng sinh học từ những
rủi ro tiềm ẩn từ sinh vật biến đổi gen của công nghệ sinh học Nghị định thư

Cartagena về an toàn sinh học được thông qua ngày 29/1/2000 tại Montreal,
Canada. Nghị định thư tập trung chủ yếu vào vấn đề an toàn trong vận chuyển
xuyên biên giới các sinh vật đã biến đổi gen. Nghị định thư này ra đời đã tạo
điều kiện thuận lợi để công nghệ sinh học có thể mang lại những lợi ích tối đa,
đồng thời cũng gia tăng kiểm soát nhằm làm giảm bớt các nguy cơ tiềm ẩn của
nó đối với môi trường và sức khỏe con người. Việt Nam là thành viên của
Nghị định thư Cartagena từ năm 2004. Bộ Tài nguyên và Môi trường được
Chính phủ giao làm cơ quan đầu mối quốc gia đối với Nghị định thư này.
2.1.2.2 Các chính sách về đa dạng sinh học ở Việt Nam
Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của công
tác bảo vệ môi trường (bên cạnh các nhiệm vụ phòng ngừa và kiểm soát ô
nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường). Vì thế, vấn đề bảo tồn đa
dạng sinh học dần nhận được sự quan tâm cụ thể những chính sách, chiến lược
bảo tồn ban hành nhằm mục đích duy trì và bảo tồn hệ sinh thái đa dạng sinh
học được bền vững:
Năm 1985, Chiến lược Bảo tồn Quốc gia của Việt Nam (NCS) được ban
hành. Đây là một chiến lược đầu tiên được xây dựng ở một nước đang phát
triển. Và từ đó, việc cải cách thể chế và luật pháp đã phát triển nhanh chóng
với sự ra đời của các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành liên quan đến
bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004)
được Quốc hội khóa XI, kỳ hợp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004. Luật có
hiệu lực từ ngày 01/04/2005 thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm


10

1991 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quy định quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng.
Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005) căn

cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12
năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, luật này được ban hành ngày
12 tháng 12 năm 2005 và vẫn còn hiệu lực.
Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội phê chuẩn tháng 11 năm 2008 căn
cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.
Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, Quy
hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020.
Kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –2020, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020.
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013.
2.1.3 Tổng quan phƣơng pháp đánh giá hàng hoá và dịch vụ phi thị
trƣờng
2.1.3.1 Tổng giá trị kinh tế (TEV – Total economic value)
Tổng giá trị kinh tế (TEV) là tổng những lợi ích do hàng hoá dịch vụ phi
thị trường mang lại. TEV bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
Trong đó:
(i). Giá trị sử dụng (UV) là loại giá trị được rút ta từ hiệu quả sử dụng
thực của hàng hoá. Giá trị sử dụng bao gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV) là giá trị có từ việc sử dụng trực tiếp
hàng hoá dịch vụ phi thị trường cho các mục đích khác nhau.
Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV) liên quan tới tình huống khi con người
được hưởng lợi từ các chức năng của hàng hoá dịch vụ phi thị trường.
(ii). Giá trị lựa chọn (OV) là giá trị của hàng hoá dịch vụ phi thị trường

khi chúng được coi là những lợi ích tiềm tàng trong tương lai. Những giá trị


11

tiềm tàng này sẽ trở thành giá trị thực sử dụng ở hiện tại đối với các thế hệ
tương lai. Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử dụng của những
người khác (lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của những
người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai (giá trị truyền lại là sự
sẵn lòng chi trả cho công tác bảo tồn để đem lại lợi ích cho thể hệ tương lai).
(iii). Giá trị phi sử dụng (NUV) là những giá trị mà con người được
hưởng, không liên quan tới việc chúng ta sử dụng hàng hoá, dịch vụ phi thị
trường dù là trực tiếp hay gián tiếp. Giá trị phi sử dụng bao gồm:
Giá trị tồn tại (EV) là giá trị nội tại của chính bản thân các hàng hoá dịch
vụ phi thị trường dù cá nhân không trực tiếp hưởng lợi từ việc sử dụng.
Giá trị để lại (BV) là giá trị của sự thoả mãn do việc bảo tồn hàng hoá
dịch vụ phi thị trường cho các thế hệ tương lai sử dụng mang lại.
Ngoài ra, còn có công thức dùng để tính tổng giá trị kinh tế như sau:
TEV = UV + NUV hay TEV = DV + IDV + OV + EV + BV
2.1.3.2 Các phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá và dịch
vụ phi thị trường
Để xác định giá trị của hàng hoá, dịch vụ phi thị trường, người ta xem
xét rằng:
(i). Tổng giá trị kinh tế của hàng hoá dịch vụ phi thị trường.
(ii). Lợi ích thu được từ sự thay đổi (tăng lên hay giảm xuống) của chất
lượng hàng hoá dịch vụ phi thị trường. Thông thường, người ta sử dụng hai
phương pháp sau:
+ Đánh giá trực tiếp thông qua sự cắt giảm chi phí do sự suy giảm mức
độ thiệt hại mà các tổn thất môi trường gây ra.
+ Đánh giá các loại lợi ích (chính sách, WTA, WTP) gián tiếp (ví dụ: sự

trong lành của không khí được đánh giá thông qua chi phí đi lại).
Phương pháp đánh giá gián tiếp xem xét quyết định của cá nhân dựa trên
tính hữu dụng hay chất lượng của hàng hoá dịch vụ, đây là cơ sở để ước lượng
giá trị của hàng hoá phi thị trường.
2.1.3.3 Mức sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay – WTP)
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP): WTP được
định nghĩa là một khoản tiền mà cá nhân sẵn lòng trả và có khả năng chi trả để
có được hàng hóa hay dịch vụ nào đó.

×