Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh củi trấu của công ty tnhh sản xuất thương mại quốc hưng giai đoạn 2010 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.13 KB, 75 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO




ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦI TRẤU CỦA CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT - THƢƠNG MẠI QUỐC HƢNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Truờng
Mã số ngành: 52850102







Tháng 12 năm 2013



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO
MSSV: 4105686



ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦI TRẤU CỦA CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT - THƢƠNG MẠI QUỐC HƢNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THÚY HẰNG



Tháng 12 năm 2013


LỜI CẢM TẠ

  


Để hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân,
em còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thúy Hằng, ngƣời luôn tận
tình chỉ dạy truyền đạt những kiến thức chuyên ngành cùng với những đóng
góp và lời khuyên vô cùng quý báu của cô đã giúp em hoàn thành bài luận
văn. Em xin chân thành cám ơn cô!
Em cũng xin cám ơn các anh chị trong Công ty TNHH Sản xuất – Thƣơng
mai Quốc Hƣng đã tạo điều kiện tốt nhất để em thu thập thông tin và học hỏi
kinh nghiệm trong thời gian thực tập ở công ty. Đặc biệt là các chị ở phòng kế
toán đã nhiệt tình chỉ dẫn và cung cấp những kiến thức phục vụ cho đề tài.
Tuy nhiên, do em vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức lẫn kinh nghiệm nên
trong đề tài luận văn có những điểm thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp
ý của các thầy cô Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Cuối cùng, em xin gởi lời chúc thành công và hạnh phúc đến các thầy cô.
Kính chúc Công ty TNHH Sản xuất – Thƣơng mại Quốc Hƣng ngày càng phát
triển lớn mạnh

TP Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
















TRANG CAM KẾT
  


Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các kết luận
văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết
quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.



TP Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
























NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
  

























Ngày tháng năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị








MỤC LỤC

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi về không gian 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian 2
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Phƣơng pháp luận 4
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
2.1.2 Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 5
2.1.3 Các khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận 5
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời và khả năng thanh toán 7
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh 9
2.1.6 Giới thiệu về sản phẩm củi trấu 11
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 13
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT –
THƢƠNG MẠI QUỐC HƢNG 17
3.1 Giới thiệu về công ty 17
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 18
3.2.Cơ cấu tổ chức 18
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18
3.2.2 Chức năng từng bộ phận 19
3.3 Ngành nghề kinh doanh 20
3.4 Quy trình sản xuất củi trấu 21
3.4.1 Nguyên lý ép củi trấu 21
3.4.2 Công nghệ ép 21
3.4.3 Quy trình sản xuất củi trấu 22
3.5 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 – 2012 22

3.5.1 Tình hình biến động tài sản 22

3.5.2 Tình hình biến động nguồn vốn 24
3.5.3 Tình hình biến động kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2010 -
2012 26
3.5.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty 30
3.5.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty 31
3.6 Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh và phƣơng hƣớng phát triển trong thời gian tới 33
3.6.1 Thuận lợi 33
3.6.2 Khó khăn 34
3.6.3 Phƣơng hƣớng phát triển 34
Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦI
TRẤU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƢƠNG MẠI QUỐC
HƢNG 36
4.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm củi trấu của công ty giai đoạn 2010
– 2012 36
4.1.1 Nguyên liệu trấu ở ĐBSCL 36
4.1.2 Nguyên liệu trấu để sản xuất 36
4.1.3 Tình hình sản xuất sản phẩm củi trấu 38
4.2 Phân tích tình hình doanh thu từ củi trấu 39
4.2.1 Phân tích doanh thu theo cơ cấu sản phẩm 39
4.2.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm 41
4.2.3 Phân tích doanh thu theo thị trƣờng 42
4.2.4 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch 44
4.3 Phân tích tình hình chi phí 46
4.3.1Phân tích tổng chi phí 46
4.3.1 Chi phí sản xuất củi trấu 48
4.4 Phân tích lợi nhuận củi trấu 50
4.4.1Phân tích lợi nhuận củi trấu sau thuế 50

4.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu của sản phẩm củi trấu 52
4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu 54
4.5.2 Nguồn nguyên liệu đầu vào 54
4.5.3 Công tác Mareting 54
4.5.4 Lãi suất ngân hàng 54
4.5.5 Sức ép cạnh tranh của công ty 55
4.4 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh củi trấu và những cơ hội,
thách thức trong sản xuất kinh doanh 56
4.4.1 Đánh giá chung 56
4.4.2 Cơ hội phát triển 57
4.4.3 Thách thức 57

Chƣơng 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦI TRẤU CỦA CÔNG TY 58
5.1 Tồn tại và nguyên nhân 58
5.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củi trấu 59
5.2.1 Duy trì nguồn nguyên liệu 59
5.2.2 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và nghiên cứu cải tiến sản phẩm mới
59
5.2.3 Chiếm lĩnh thị trƣờng 60
5.2.4 Tăng cƣờng biện pháp quản lý chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
cho công ty 60
5.2.5 Một số giải pháp về vốn 61
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1 Kết luận 63
6.2 Kiến nghị 64
6.2.1 Đối với Nhà nƣớc 64
6.2.2 Đối với công ty 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 1: Bảng Cân đối kế toán của công ty năm 2010 - 2012 66

PHỤ LỤC 2: Bảng Kết quả kinh doanh của công ty năm 2010 - 2012 67

DANH MỤC BIỂU BẢNG


Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2010 – 2012……………….23
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ………… 25
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010 –
2012 …… 27
Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty trong giai đoạn 2010
– 2012……………………………………………………………………… 30
Bảng 3.5: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn
2010 – 2012………………………………………………………………… 32
Bảng 4.1: Số lƣợng nguyên liệu trấu đầu vào theo khu vực trong và ngoài
Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 20 ………………………… 36
Bảng 4.2:Tình hình sản xuất sản phẩm củi trấu của công ty giai đoạn 2010 –
2012 …… ………………………………………………………………… 38
Bảng 4.3 : Cơ cấu doanh thu theo từng sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 –
2012……… ……………………………………………………………… 40
Bảng 4.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm củi trấu của công ty giai đoạn 2010 -
2012……………………………………………………………………… 41
Bảng 4.5: Doanh thu theo thị trƣờng tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010 –
2012 … … …………………………………………………………… 43
Bảng 4.6 : Tình hình thực hiện doanh thu từ củi trấu so với kế hoạch của công
ty giai đoạn 2010 – 2012 …………… ………….45
Bảng 4.7: Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh củi trấu của công ty giai đoạn
2010 -2012 ……………………………………………………………… 46
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất củi trấu của công ty giai đoạn 2010 –
2012 ………………………………… 48

Bảng 4.9: Lợi nhuận củi trấu sau thuế của công ty 2010 – 2012 51
Bảng 4.10: Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu của sản phẩm củi trấu giai
đoạn 2010 – 2012 ……… ………………………………………………….52
Bảng 4.11: Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu năm 2010 và năm 2012
… …………………………… ……………………………………… ….39

DANH MỤC SƠ ĐỒ



Trang
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX – TM Quốc Hƣng
………… 18
Hình 3.2: Thành phẩm củi trấu 19
Hình 3.3: Quy trình sản xuất củi trấu 22
Hình 4.1: Tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch giai đoạn 2010 –
2012 37
























DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT



SXKD: Sản xuất kinh doanh
SX – TM: Sản xuất – Thƣơng mại
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
BTB: Bắc Trung Bộ
DHMT: Duyên hải miền trung
TPCT: Thành Phố Cần Thơ
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ: Tài sản cố định



















- 1 -
Chƣơng 1:
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với xu thế phát triển của đất nƣớc nhƣ hiện nay, vấn đề môi trƣờng và
nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm nhiên liệu nhƣ dầu, than, gas,…là
những vấn đề đƣợc quan tâm nhất hiện nay nó đã gây trở ngại đến sự phát
triển kinh tế của các doanh nghiệp và của đất nƣớc. Với thực trạng đó thì việc
sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo mới để thay thế là nhu cầu cần thiết của các
doanh nghiệp ở nƣớc ta. Nắm bắt đƣợc tình hình đó có rất nhiều công ty đã bắt
đầu nghiên cứu và sản xuất sản phẩm nhiên liệu mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
nhiên liệu đốt đang thiếu hụt trên thị trƣờng, một sản phẩm có thể phù hợp về
kinh tế lẫn môi trƣờng đó là sản phẩm củi trấu
Trấu đƣợc xem là một nguyên liệu rất rẻ và rất dồi dào đối với một nƣớc
chuyên sản xuất lúa nhƣ nƣớc ta, theo Tổ chức phát triển Hà Lan, ƣớc tính mỗi
năm Việt Nam sản xuất ra xấp xỉ 40 triệu tấn sinh khối từ phụ phẩm lúa gạo,
bao gồm 32 triệu tấn rơm rạ và 8 triệu tấn trấu. Tƣơng ứng với sản lƣợng lúa,

khối lƣợng phụ phẩm này tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL (chiếm gần 54%),
ĐBSH (chiếm 17%) và đến vùng BTB và DHMT (15,4%). Do trong trấu
thành phần chất xơ chiếm 75% nên dễ bén lửa và có khả năng duy trì sự cháy
lâu hơn các loại nhiên liệu đốt khác nhƣ than đá, gỗ,…nhƣng theo thói quen
sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng thì trấu chỉ đƣợc giới hạn trong mục đích
sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, nung gạch, dung làm trong các xƣởng sản
xuất thức ăn cho gia súc, thủy sản, xử lý thành mùn bón ruộng,…lƣợng còn lại
thì các nhà máy xay xát thải ra sông rạch gây ô nhiễm môi trƣờng. Lợi ích
kinh tế của trấu chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến.
Cùng với nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp ngày càng gặp khó khăn đòi hỏi mỗi công ty phải
luôn tìm kiếm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thiết yếu của thị
trƣờng. Công ty TNHH Sản xuất – Thƣơng mại Quốc Hƣng đã thấy đƣợc tiềm
năng phát triển củi trấu nên đã kịp thời đầu tƣ sản xuất sản phẩm này. Để làm
rõ những lợi ích về giá trị kinh tế của củi trấu nhƣ thế nào? Bài luận văn này
sẽ nghiên cứu “Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh củi trấu của Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại Quốc Hưng”. Với mục
đích xuất phát từ việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh củi trấu của
công ty này cho thấy đƣợc tiềm năng phát triển sản xuất củi trấu trên toàn

- 2 -
quốc vừa nâng cao giá trị kinh tế cho công ty cũng nhƣ nền kinh tế của đất
nƣớc và vừa cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh củi trấu của Công
ty TNHH Sản xuất - Thƣơng mại Quốc Hƣng giai đoạn 2010 – 2012. Từ đó
thấy đƣợc tiềm năng phát triển của hoạt động sản xuất củi trấu – sản phẩm
nhiên liệu tái tạo mới vừa tạo lợi nhuận cho công ty nói riêng, phát triển kinh
tế xã hội của cả nƣớc nói chung vừa góp phần giảm thải nguồn gây ô nhiễm

môi trƣờng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung của đề tài ta có những mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củi trấu của công ty
thông qua doanh thu, chi phí, lợi nhuận
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh củi trấu nhƣ:
nguồn nguyên liệu trấu, nguồn vốn, thị trƣờng,…
- Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củi
trấu của công ty
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2010 – 2012 nhƣ
thế nào?
(2) Tình hình sản xuất kinh doanh củi trấu của công ty nhƣ thế nào?
(3) Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty?
(4) Cần làm gì để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh củi trấu của công
ty?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Công ty TNHH Sản xuất - Thƣơng mại Quốc
Hƣng
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu trong đề tài đƣợc sử dụng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2012

- 3 -
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Công ty sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm nhƣ củi trấu, cám, bột cá
nhƣng với mục đích phân tích sản phẩm mới là củi trấu nên đối tƣợng nghiên

cứu của đề tài giới hạn phân tích củi trấu dựa vào các vấn đề có liên quan đến
các khoản doanh thu, lợi nhuận, chi phí và các tỷ số tài chính của công ty dựa
vào các bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH Sản xuất - Thƣơng mại
Quốc Hƣng từ năm 2010 đến năm 2012























- 4 -
Chƣơng 2:
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tƣơng
quan giữa kết quả thu đƣợc và những chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó, độ
chênh lệch giữa hai đại lƣợng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ
này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp
ứng về mặt chất lƣợng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trƣờng.
- Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn, phạm trù
hiệu hoạt động SXKD quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so
sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ƣu nhất để đạt đƣợc mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với vai trò là phƣơng tiện đánh giá và phân tích kinh
tế, hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ đƣợc sử dụng ở mức độ tổng hợp,
đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh
giá đƣợc trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp
cũng nhƣ đánh giá đƣợc từng bộ phận của doanh nghiệp.
2.1.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trƣờng, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì,
sản xuất cho ai và sản xuất nhƣ thế nào đƣợc quyết định theo quan hệ cung
cầu, giá cả thị trƣờng, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đƣa ra
chiến lƣợc kinh doanh, lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan
trọng mang tính chất quyết định. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì
việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp.
Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát
triển đƣợc, phƣơng châm của các doanh nghiệp luôn phải là không ngừng
nâng cao chất lƣợng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng năng suất là điều
tất yếu.





- 5 -
2.1.2 Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tƣợng, các quá
trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó,
bằng các phƣơng pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra
tính quy luật và xu hƣớng phát triển của các hiện tƣợng nghiên cứu.
2.1.2.2 Đối tƣợng của phân tích hoạt động SXKD
- Là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu kinh tế với sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng
- Là kết quả riêng biệt của từng khâu: các yếu tố sản xuất, tổ chức thực
hiện sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc là tổng hợp của cả một quá
trình SXKD
2.1.2.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động SXKD
- Là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh
doanh, cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh và phòng ngừa rủi ro
- Cho phép doanh nghệp nhìn nhận một các đúng đắn về các mặt tích cực
và hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở đó để doanh nghiệp xác
định đúng mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả
- Là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị của doanh nghiệp, chức
năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD theo đúng mục tiêu đã
đƣa ra
2.1.3 Các khái niệm doanh thu, chi phí và lợi nhuận
2.1.3.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thƣờng của doanh nghiệp,

góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền phải thu phát
sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích,
doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nƣớc cho doanh nghiệp khi
doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nƣớc
giao mà thu không đủ bù đắp chi
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu phát sinh từ
tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ

- 6 -
việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài
chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi
chuyển nhƣợng vốn và lợi nhuận đƣợc chia từ việc đầu tƣ ra ngoài doanh
nghiệp
+ Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động
kinh doanh chính và hoạt động tài chính nhƣ: thu về các khoản khi nhƣợng
bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm bồi thƣờng, thu tiền phạt vi
phạm hợp đồng,…
2.1.3.2 Khái niệm về chi phí
Chi phí là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ nhằm đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là thu về doanh thu lợi
nhuận cho doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng mỗi loại chi phí
thể hiện một đặc điểm riêng. Chi phí phân loại theo chức năng đƣợc chia thành
chi sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
 Chi phí sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí mua nguyên vật liệu
đƣợc ngƣời công nhân trực tiếp sử dụng vào trong quá trình sản xuất để tạo ra
sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lƣơng và các khoản
phụ cấp theo lƣơng cho các công nhân trực tiếp vào sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại phân xƣởng sản xuất ngoài
các khoản thuộc vào chi phí nguyên vật liệu trực tiêp và chi phí nhân công
trực tiếp.
 Chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lƣơng, các khoản trợ cấp phải trả cho nhân
viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, đóng gói sản phẩm, bảo quản,
quảng cáo,
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí có liên
quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty nhƣ: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí khấu
hao,


- 7 -
2.1.3.3 Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã trừ
toàn bộ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nói
cách khác, lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ với các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và thuế
TNDN. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo và đƣợc tính toán dựa trên cơ
sở tính toán khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi
chi phí hoạt động kinh doanh, bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí của
hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong
kỳ.
+ Lợi nhuận khác:
Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác
ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời và khả năng thanh toán
2.1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = X 100 (%) (2.1)
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.



- 8 -
 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = X 100 (%) (2.2)
Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ

100 đồng tài sản đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân
bố và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = X 100 (%) (2.3)
Vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu mà nhiều nhà đầu tƣ quan tâm vì chỉ tiêu ROE cho biết khả
năng tạo lợi nhuận cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tƣ 100
đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng càng hiệu quả đồng vốn
3.1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
 Tỷ số thanh toán hiện hành:

Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành = (lần) (2.4)
Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết khả năng chuyển thành tiền mặt của công ty để đảm bảo
thanh toán các khoản nợ.

- 9 -
+ Nếu tỷ số này lớn hơn bằng 1 thì cho thấy công ty có đủ khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty duy trì tốt
+ Nêu tỷ số này nhỏ thì khả năng thanh toán không cao cho thấy khả năng
thanh toán nợ của công ty thấp, đây là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính
của công bắt đầu suy yếu. Vì vậy, công ty cần có những giải pháp đối phó kịp
thời

 Tỷ số thanh toán nhanh:
Đo lƣờng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các giá trị các
loại tài sản lƣu động có tính thanh khoản cao.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh = (lần) (2.5)
Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh
nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể huy động để thanh toán. Tỷ
số này càng cao thì khả năng thanh nhanh càng cao.
+ Nếu tỷ số này bằng hoặc nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn cao tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển
+ Ngƣợc lại, nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy tài chính của doanh nghiệp
đang trong tình trạng suy yếu, có khả năng không thể đáp ứng các nhu cầu
thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Tuy nhiên,tỷ số này không đƣợc quá
cao nếu quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử
dụng vốn của công ty
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty
2.1.5.1 Nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố nằm trong phạm vi và khả năng của công ty, các
nhân tố này tác động tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận của công ty đều do
các hoạt động của công ty. Vì vậy, công ty cần phải quan tâm, nghiên cứu và
phân tích kỹ càng những ảnh hƣởng của các nhân tố này đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, đồng thời làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh cho năm sau, phát huy các nhân tố làm tăng lợi nhuận và đƣa ra các giải
pháp khắc phục các nhân tố có ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận.

- 10 -

a. Trình độ quản lý của doanh nghiệp
Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong nhân tố chủ quan. Hoạt động kinh doanh muốn đạt
đƣợc hiệu quả cao, lãnh đạo cũng nhƣ các nhân viên quản lý của công ty phải
có trình độ chuyên môn. Lãnh đạo của công ty là những ngƣời vạch ra những
chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh, trực tiếp điều hành các công việc
kinh doanh của công ty, họ phải có những kiến thức về kinh doanh, am hiểu
thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm để phân tích từ đó đƣa ra những quyết định kinh
doanh đúng đắn và phù hợp.
Nhƣ vậy, vai trò của các nhân viên quản lý doanh nghiệp càng trở nên quan
trọng hơn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Để nâng cao
trình độ quản lý doanh nghiệp thì các nhân viên quản lý trong công ty cũng
nhƣ lãnh đạo không ngừng học hỏi chuyên môn, hiểu biết về mọi mặt của
mình.
b. Sản lƣợng sản xuất sản phẩm và sản lƣợng tiêu thụ
Đây là nhân tố tỷ lệ thuận với lợi nhuận, trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi thì việc tăng giá trị sản lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu thụ thì sẽ làm
tăng lợi nhuận cho công ty.
Trong nền kinh tế thị trƣờng công ty muốn muốn nhiều sản phẩm tăng lợi
nhuận cho công ty thì sản phẩm của công ty phải đảm bảo chất lƣợng, đồng
thời khai thác và tận dụng triệt để các nguồn năng lực của công ty, cải tiến các
máy móc thiết bị đƣa vào sản xuất
c. Khoa học – công nghệ
Hoạt động sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào máy móc thiết bị
sản xuất. Các nhân tố về công nghệ kỹ thuật là yếu tố vật chất quan trọng, thể
hiện năng lực sản xuất của công ty và tác động trực tiếp tới chất lƣợng sản
phẩm cũng nhƣ giá thành của sản phẩm
Một doanh nghiệp có hệ thống trang bị máy móc hiện đại, công nghệ sản
xuất tiên tiến tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất thì mới đảm bảo chất
lƣợng của sản phẩm.

2.1.5.2 Nhân tố khách quan
Những nhân tố này không phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty nhƣng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty, việc
xác định những ảnh hƣởng của các nhân tố khách quan cũng rất là quan trọng


- 11 -
a. Ảnh hƣởng giá bán sản phẩm
Giá cả là thƣớc đo bằng tiền của giá trị hàng hóa. Theo cơ chế thị trƣờng
thì giá cả đƣợc hình thành theo sự thoản thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán.
Nhân tố giá cả ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm, giá cả thể hiện
kết quả của các khâu trong sản xuất kinh doanh đồng thời bù đắp các khoản
chí phí đã bỏ ra. Giá bán sản phẩm còn phụ thuộc vào giá nguyên liệu sản
xuất. Nếu doanh nghiệp mua nguyên liệu với giá cao, nếu giá bán sản phẩm
theo giá thị trƣờng thì lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hƣởng làm hiệu quả
kinh doanh của công ty giảm theo
b. Ảnh hƣởng của các chính sách của nhà nƣớc
Thuế là một khoản tích lũy của nhà nƣớc có tính chất bắt buộc đối với các
tổ chức kinh tế, các cá nhân, thông qua thuế để hình thành quỹ tài chính tập
trung đáp ứng mục tiêu chung của xã hội và thực hiện tái sản xuất trong phạm
vị toàn bộ nền kinh tế. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trƣớc thuế, chỉ có áp
dụng thống nhất chính sách thuế đối với doanh nghiệp mới tạo điều kiện và
môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng
cao lợi nhuận cho công ty và có tính cạnh tranh lành mạnh với các công ty đối
thủ
2.1.6 Giới thiệu về sản phẩm củi trấu
2.1.6.1 Củi trấu
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và đƣợc tách ra trong quá trình xay
xát. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá
trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Chất hữu cơ chứa chủ yếu

cellulose (chiếm khoảng 35 – 40%), ligin (chiếm 25 – 30%) và Hemi –
cellulose (90%) ngoài ra có thêm thành phần khác nhƣ hợp chất hữu cơ và vô
cơ. Với các thành phần đó trấu rất dễ gây cháy và có giá thành rất là rẻ nên
theo thói quen sinh hoạt của ngƣời dân thì trấu chỉ đƣợc dùng làm chất đốt để
nấu ăn sinh hoạt, hay đƣợc bán cho các lò làm gốm, lò gạch, lò sấy,… Những
năm gần đây, tập trung vào các mùa vụ thu hoạch các nhà máy xay xát hoạt
động rất mạnh mẽ nên lƣợng trấu trong quá trình xay xát tạo ra rất lớn làm
cho các nhà kho chứa trấu của các nhà máy không thể chứa nổi thêm vào đó
họ chƣa nhận thấy đƣợc lợi ích của trấu nên đã thải ra môi trƣờng lƣợng trấu
không đƣợc sử dụng, gây ô nhiễm môi trƣờng và lãng phí nguồn nguyên liệu
tự nhiên.
Trong khi đó trấu có nhiều lợi ích trong kinh tế. Trấu là nguyên liệu để sản
xuất ra sản phẩm tái tạo – sản phẩm thay thế cho các loại chất đốt khác đang

- 12 -
có nguy cơ cạn kiệt đó là củi trấu. Đây là một loại chất đốt không gây ô nhiễm
môi trƣờng và không gây hại đến sức khỏe con ngƣời. Hơn nữa giá thành lại rẻ
hơn một nửa so với nhiều loại chất đốt khác nhƣ than đá hay nhiệt điện… nên
nhiều doanh nghiệp sản xuất - chế biến các mặt hàng sử dụng lò hơi có xu
hƣớng chuyển sang dùng củi trấu để thay thế Củi trấu đƣợc sản xuất hoàn
toàn từ trấu nên vỏ trấu ngày càng đƣợc tận dụng để sản xuất củi trấu thay vì
là đổ sông bỏ giống nhƣ thời gian trƣớc, từ một phế phẩm nông nghiệp rẻ tiền
trấu hiện giờ đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và đầu tƣ phát triển sản xuất củi
trấu. Đây đƣợc xem là một giải pháp rất có hiệu quả trong việc giảm lƣợng
trấu thải ra môi trƣờng mà còn là cơ hội phát triển cho các công ty, với nhu
cầu sử dụng ngày càng nhiều đã tạo ra thị trƣờng mới, hoạt động sản xuất kinh
doanh củi trấu
Củi trấu thành phẩm thƣờng có hình trụ tròn, bên trong ruột rỗng, tùy thuộc
vào khuôn ép trấu của máy ép củi trấu mà củi trấu có kích thƣớc khác nhau.
2.1.6.2 Lợi ích sản xuất củi trấu

a. Về mặt kinh tế
- Củi trấu cháy triệt để, khi đốt sinh nhiệt tốt khoảng 3800 - 4200 Kcal/kg,
do trong trấu thành phần chất xơ chiếm 75%, dễ bén lửa, khi cháy không có
khói và mùi tỏa ra rất dễ chịu, không những vậy khả năng duy trì sự cháy của
củi trấu lâu hơn so với các nhiên liệu đốt khác nhƣ than đá, củi, và các loại
chất đốt khác, có thể sử dụng củi trấu cho nhiều dạng lò đốt truyền thống và
công nghiệp.
- Củi trấu có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại chất đốt khác với giá
trung bình khoản 1400 đồng/kg, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình
khoảng 4.000 đồng/kg, nhiệt lƣợng 1 kg than sẽ tƣơng đƣơng với khoảng 1,5
kg củi trấu (khoảng 2000 đồng). Nhƣ vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản
xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi cơ sở sản xuất trung bình dùng 2
tấn than đá mỗi ngày, nếu chuyển sang dùv ng củi trấu sẽ tiết kiệm đƣợc hàng
trăm triệu đồng/năm.
b. Về mặt xã hội
- Sản xuất củi trấu đã giải quyết một phần cho vấn đề cạn kiệt nguồn chất
đốt cho các cơ sở doanh nghiệp trong nƣớc.
- Tạo công ăn việc làm cho các lao động thất nghiệp ở địa phƣơng có các
cơ sở doanh nghiệp sản xuất củi trấu


- 13 -
c. Về mặt môi trƣờng
- Củi trấu là một sản phẩm mới vừa giảm thiểu đƣợc lƣợng trấu thải ra môi
trƣờng, vừa đảm bảo đƣợc tỉ lệ ô nhiễm trong khi sử dụng là không đáng kể,
cụ thể là: Hệ số phát thải của CO
2
của than đã là 2,04 tấn CO
2
/tấn than đá,

trong khi hệ số phát thải của trấu là 0,98 tấn CO
2
/tấn trấu. Việc sử dụng củi
trấu giúp giảm đƣợc lƣợng phát thải CO
2
ra môi trƣờng là 5,2tấn/năm.
- Bên cạnh đó, tàn tro của củi trấu sau khi đốt có chứa trên 80% là silic
oxyt, hiện nay có thể tận dụng cho rất nhiều lĩnh vực nhƣ dùng làm phân bón
cải tạo đất
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc phòng kế toán của công ty
- Thu thập các tài liệu có liên quan từ các nguồn: (1) Các Tạp chí Khoa
học, (2) Các trƣờng đại học, các tổ chức khác: các đề tài, luận văn có liên
quan, (3) Thông tin từ các wedsite có liên quan đến nội dung nghiên cứu
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
 Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh với 2 hình thức so
sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đơn giản đƣợc sử dụng phổ biến
trong phân tích hoạt động kinh doanh của các công ty. Phƣơng pháp này đƣợc
dùng để phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính và khái quát
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
+ So sánh bằng số tuyệt đối
Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lƣợng của một chỉ tiêu kinh
tế nào đó. Nó là cơ sở để tính toán các loại số khác.
So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt đƣợc của chỉ tiêu kinh tế ỏ
những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động
về qui mô, khối lƣợng của các chỉ tiêu kinh tế đó.
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ (kỳ phân tích với

kỳ gốc)



- 14 -
01
yyy 
(2.6)

Trong đó:
0
y
: chỉ tiêu năm trƣớc
1
y
: chỉ tiêu năm sau
y
: phần chênh lệch
+ So sánh bằng số tƣơng đối
Làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chi tiêu trong thời gian nào
đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ
tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Là kết quả của phép chia giữa chỉ số của kỳ phân tích so với kỳ gốc
%100*
0
01
y
yy
y



(2.7)
Trong đó:
0
y
: chỉ tiêu năm trƣớc
1
y
: chỉ tiêu năm sau
y
: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu
Quá trình phân tích theo 2 hình thức so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối
đƣợc thực hiện theo 2 kỹ thuật so sánh đó là so sánh theo chiều ngang và so
sánh theo chiều dọc
- So sánh theo chiều ngang: nhằm xác định các tỷ lệ và xu hƣớng biến
động giữa các kỳ của 1 chỉ tiêu
- So sánh theo chiều dọc: nhằm xác định mối tƣơng quan giữa các chỉ
tiêu của từng kỳ
 Đối với mục tiêu 2 và 3:
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cùng phƣơng pháp luận để phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh củi trấu của
công ty.

×