Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 82 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ XUÂN QUỲNH



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS
Ở HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng
Mã số ngành: KT1090A1








12-2013






TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ XUÂN QUỲNH
4105679/Sinh viên


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS
Ở HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG
Mã số ngành: KT1090A1




CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG




12-2013



i

LỜI CẢM TẠ

Lời cảm tạ đầu tiên em xin chân thành gửi đến gia đình,đặc biệt là
cha mẹ- ngƣời đã tạo điều kiện cho em đƣợc bƣớc chân vào giảng đƣờng
đại học,luôn ủng hộ và hết lòng giúp đỡ em trên mọi con đƣờng.
Trải qua hơn 3 năm học tại ngôi trƣờng Đại Học Cần Thơ em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô của trƣờng và khoa Kinh Tế
Quản Trị Kinh Doanh, Thầy Nguyễn Ngọc Lam đã hết lòng truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu giúp em có thể hoàn thành tốt chƣơng trình
học của mình. Đặc biệt, em vô cùng biết ơn sự hƣớng dẫn tận tình của cô
Trần Thụy Ái Đông,nhờ có những lời khuyên,kinh nghiệm và kiến thức
chuyên môn của cô truyền đạt đã giúp em hoàn thành tốt bài luận văn của
mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn,Chi Cục Thú Y cùng những ngƣời dân Huyện Kế Sách,Tỉnh Sóc
Trăng đã nhiệt tình cung cấp thông tin và tài liệu để em có thể hoàn thành
tốt đề tài này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện có gì

sơ suất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý Thầy Cô để bài viết của em
đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối cùng,em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Kinh tế Quản Trị
Kinh Doanh,thầy Nguyễn Ngọc Lam và cô trần Thụy Ái Đông đƣợc
nhiều sức khỏe và thành công trên con đƣờng giảng dạy.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013.
Sinh viên thực hiện



Lê Thị Xuân Quỳnh





ii

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Ngƣời thực hiện



Lê Thị Xuân Quỳnh



















iii

MỤC LỤC

Trang
TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG i
LỜI CẢM TẠ ii
TRANG CAM KẾT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian. 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu. 3
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3
CHƢƠNG 2 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1.1 Sơ lƣợc về biogas. 7
2.1.2 Khái quát về lịch sử phát triển và tình hình sử dụng biogas ở Việt
Nam. 15
2.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng mô hình biogas trong chăn
nuôi heo của nông hộ. 17
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 18


iv

2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 18
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 19
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 21
3.1.Vị trí địa lý và hành chính 21
3.2 Điều kiện tự nhiên 21
3.3 Lợi thế tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên 22
CHƢƠNG 4 26

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS, CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH
BIOGAS TRONG CHĂN NUÔI HEO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CẢI THIỆN KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG MÔ
HÌNH BIOGAS CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH
SÓC TRĂNG 26
4.1 THÔNG TIN CHUNG 26
4.1.1 Thông tin đáp viên 26
4.1.2 Đặc điểm chăn nuôi heo nông hộ 28
4.1.3 Hiểu biết của nông hộ về mô hình biogas 31
4.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH XẢ THẢI TRONG CHĂN NUÔI HEO
CỦA NÔNG HỘ KHÔNG ÁP DỤNG BIOGAS 35
4.2.1 Cách thức xả thải trong chăn nuôi heo của nông hộ không áp dụng
biogas 35
4.2.2 Hình thức xả thải trong chăn nuôi heo của nhóm hộ không áp dụng
biogas 36
4.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS TRONG CHĂN NUÔI HEO. 37
4.3.1 Một số thông tin về mô hình biogas nông hộ đang áp dụng 37
4.3.2 Số lƣợng heo thay đổi và khó khăn trong quá trình sử dụng hầm ủ 41
4.3.3 Các lợi ích đã tận dụng từ mô hình biogas 44
4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ
HÌNH BIOGAS TRONG CHĂN NUÔI 46


v

4.5 ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG
QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS 52
4.5.1 Điểm mạnh 52
4.5.2 Điểm yếu 52

4.5.3 Các giải pháp 52
CHƢƠNG 5 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1. KẾT LUẬN 56
5.2. KIẾN NGHỊ 57
PHỤ LỤC 61






vi

DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Lợi thế về tiềm năng tài nguyên đất đai của Huyện Kế Sách 21
Bảng 3.2 Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lƣợng lúa năm 2012 và năm
2013 của Huyện Kế Sách 23
Bảng 3.3 Thống kê số lƣợng đàn bò, gà, heo của Huyện năm 2013 23
Bảng 4.1 Giới tính, trình độ học vấn của nông hộ 26
Bảng 4.2 Tuổi, số thành viên trong gia đình và thu nhập của nông hộ 27
Bảng 4.3 Nghề nghiệp và thu nhập của nông hộ 28
Bảng 4.4 Đặc điểm chăn nuôi heo của Huyện Kế Sách 29
Bảng 4.5 Tổng số lƣợng heo và diện tích chuồng nuôi của nông hộ 29
Bảng 4.6 Kênh thông tin về hầm ủ/túi ủ biogas. 31
Bảng 4.7 Hiểu biết về lợi ích của biogas giữa 2 nhóm nông hộ chăn nuôi 32
Bảng 4.8 Tập huấn và mong muốn tập huấn của nông hộ 34
Bảng 4.9 Loại hầm ủ nông hộ sử dụng 38

Bảng 4.10 Số năm hoạt động,khoảng cách từ hầm ủ tới nhà và kích thƣớc hầm
ủ của nông hộ 38
Bảng 4.11 Vị trí đặt hầm ủ 39
Bảng 4.12 Nguồn vốn để xây hầm ủ của nông hộ 40
Bảng 4.13 Chi phí xây hầm ủ 40
Bảng 4.14 Loại nhà vệ sinh ở các nông hộ chăn nuôi 41
Bảng 4.15 Số lƣợng gia súc thay đổi sau khi xây hầm/túi ủ 41
Bảng 4.16 Vấn đề và nguyên nhân xảy ra khó khăn trong quá trình sử dụng
hầm ủ 42
Bảng 4.17 Loại chất đốt trƣớc khi sử dụng biogas. 44
Bảng 4.18 Giảm mùi hôi,ruồi nhặng 45
Bảng 4.19 Loại đèn nông hộ dùng cho máy phát điện bằng biogas 46
Bảng 4.20 Cách xả thải của nông hộ không hộ không có biogas 35
Bảng 4.21 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình 47
Bảng 4.22 Mô tả các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình hồi quy dựa trên 48


vii

Bảng 4.23 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định áp dụng
biogas trong chăn nuôi của nông hộ. 49
































viii

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1 Hầm nắp nổi(xuất xứ Ấn Độ). 9
Hình 2.2 Hầm nắp cố định (xuất xứ Trung Quốc) 10
Hình 2.3 Hầm kiểu túi ủ bằng nhựa(xuất xứ Colombia) 11

Hình 2.4 Hầm chế tạo sẵn(composit) 12
Hình 2.5 VACVINA cải tiến(xuất xứ Việt Nam) 13
Hình 3.1 Bản đồ vị trí Huyện Kế Sách 21
Hình 4.1 Tình hình tiêu thụ heo của nông hộ 30
Hình 4.2 Tỷ lệ số hộ biết về chƣơng trình hỗ trợ xây hầm biogas của hộ có
biogas 33
Hình 4.3 Tỷ lệ số hộ biết về chƣơng trình hỗ trợ xây hầm biogas của hộ không
có biogas 34
Hình 4.4 Lý do xây hầm biogas của nông hộ 37
Hình 4.5 Cách xử lý bã thãi từ hầm/túi ủ 43
Hình 4.6 Cách thức xả thải 36










ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PE (Polyetylen): nhựa nhiệt dẻo
OXFAM: tổ chức chống nạn đói và nghèo khổ
UNICEF (United Nations Children's Fund): Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức
Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

R&D (Research and Development): nghiên cứu và phát triển
VAC: vƣờn, ao, chuồng
VACVINA: hội làm vƣờn Việt Nam
CERs: chứng chỉ giảm phát thải



1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng là một trong những chiến lƣợc đang đƣợc
quan tâm hàng đầu của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hơn 70%
ngƣời dân Việt Nam sống ở nông thôn, miền núi, trong đó khoảng 80% lao
động nông nghiệp (Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Tuy nhiên, ở
nông thôn cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, vấn đề quản lý chất thải trong sinh
hoạt và chăn nuôi chƣa đƣợc xử lý thích hợp, cụ thể số hộ ở nông thôn đƣợc
dùng nƣớc sạch hợp vệ sinh chỉ đạt khoảng 40% và chỉ có gần 30% số hộ có
công trình hợp vệ sinh hợp tiêu chuẩn (Bộ tài nguyên và môi trƣờng, 2012),
mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông
nghiệp nguy hại (Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng, 2012)…điều này là nguyên nhân gây ra không ít ô nhiễm cho
môi trƣờng hiện nay.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp đồng thời là một trong những quốc
gia có tốc độ gia tăng dân số cao trên thế giới, tính đến nay đã có khoảng 90
triệu dân đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 7 trong khu vực Châu Á (Tổng cục
Dân số, 2013). Do đó nhu cầu tiêu thụ các nguồn năng lƣợng: xăng, dầu, gas,
điện… Phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp chiếm khối lƣợng khá lớn. Tuy
nhiên trong bối cảnh hiện nay, những nguồn năng lƣợng này ngày càng trở nên

khan hiếm. Giá xăng, dầu tăng vọt, ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại giá
xăng có lúc tăng đến 24.000-25.000đ/lít so với 2009 là 19000đ/1lít, giá gas
tăng đến 350.000đ/1 bình so với 2009 là 280.000đ/1 bình (Vnexpress, 2012),
giá điện cũng tăng nhanh gây áp lực cho nhiều ngƣời dân trong sinh hoạt cũng
nhƣ canh tác. Bên cạnh đó, đối với các nhà nông giá cả phân bón cũng là một
bài toán bắt buộc, chƣa kể đến dƣ lƣợng các chất độc hại gây ảnh hƣởng xấu
đến môi trƣờng sống.
Từ những thực trạng cấp thiết trên, biogas đƣợc xem là một giải pháp khá
hữu hiệu, mang lại lợi ích lâu bền và thân thiện với môi trƣờng, trong chăn
nuôi dù nuôi ít hay nhiều đều có một mức độ ảnh hƣởng nhất định đến môi
trƣờng xung quanh, biogas không những giải quyết đƣợc tình trạng mùi hôi uế
từ các chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm mà còn mang lại một lƣợng phân
bón hữu cơ ổn định, hơn thế nữa, mô hình còn cung cấp một nguồn năng
lƣợng sạch và rẻ tiền giúp đáp ứng đƣợc nhiều yêu cầu trong sinh hoạt, đun
nấu, thắp sáng của ngƣời dân…


2

Kế Sách là một trong những Huyện ứng dụng mô hình biogas trong chăn
nuôi ở quy mô hộ gia đình khá phổ biến, với lợi thế về kinh nghiệm chăn nuôi
heo từ lâu đời, nhiều hộ gia đình đã nhanh chóng tiếp thu đƣợc công nghệ khí
sinh học vào trong công việc chăn nuôi của mình, mang lại nhiều lợi ích thực
tiễn đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, vẫn còn một số
không ít nông hộ chăn nuôi heo vẫn chƣa áp dụng mô hình này. Chính vì vậy
việc “Phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hƣởng đến
quyết định áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi heo ở Huyện Kế
Sách, Tỉnh sóc Trăng” là cần thiết, nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về thực
trạng ứng dụng mô hình, những vấn đề tồn tại, các yếu tố ảnh hƣởng đến
ngƣời dân trong quyết định xây hầm ủ,từ đó đề ra một số giải pháp cải thiện

tình hình sử dụng mô hình biogas trong chăn nuôi của Huyện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi heo ở Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc
Trăng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện những vấn đề khó khăn
trong quá trình sử dụng mô hình biogas trong chăn nuôi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sử dụng biogas trong chăn nuôi heo của các nông hộ
ở Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng.
-Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas
của các nông hộ chăn nuôi ở Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện những vấn đề khó khăn trong
quá trình sử dụng mô hình biogas trong chăn nuôi tại Huyện Kế Sách, Tỉnh
Sóc Trăng.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định
-Giả thuyết tồn tại mối quan hệ giữa xác suất áp dụng mô hình biogas
vào chăn nuôi với các yếu tố sau: chi phí cao, số con/lứa, mong muốn tập
huấn, bỏ trống chuồng, kinh nghiệm chăn nuôi, tuổi, tình hình tiêu thụ, thành
viên gia đình.




3

2.3.2 Câu hỏi nghiên cứu.
- Thực trạng sử dụng biogs tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng ra sao?

-Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định áp dụng biogas của nông
hộ? Mức độ ảnh hƣởng của chúng ra sao?
-Những khó khăn trong quá trình sử dụng biogas là gì? Những giải pháp
nào có thể cải thiện những khó khăn trong quá trình sử dụng mô hình biogas
trong chăn nuôi tại Huyện?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng.
1.4.2 Thời gian.
Thời gian từ năm 2010 đến tháng 6/2013.
1.4.2 Đối tƣợng nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào các nông hộ chăn nuôi heo có áp dụng và không áp
dụng mô hình biogas ở Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU.
Trần Tấn Định (2010) đã “Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas
tại xã An Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và đƣa ra giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas”, tác giả sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả, kết quả khảo sát trên 65/105 hộ chăn nuôi có
xây dựng hầm biogas cho thấy phần lớn các hộ đều sử dụng biogas làm chất
đốt, làm giảm đáng kể lƣợng khói thải ra so với việc nấu bằng củi nhƣ trƣớc
đây, lý do mà ngƣời dân lắp đặt hầm ủ để cải thiện môi trƣờng xung quanh
chuồng trại chiếm 35,38%, để sử dụng khí đốt cho sinh hoạt chiếm 46,15%, để
đƣợc hỗ trợ vốn chiếm 12,31%, lo ngại sự bắt buộc của Nhà Nƣớc sau này
chiếm 6,15%, đa phần ngƣời dân đều có chung ý kiến mô hình biogas rất hiệu
quả trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.
Tuy nhiên, về lực lƣợng hỗ trợ và chi phí xây dựng cũng nhƣ kỹ thuật còn
nhiều hạn chế, cần tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng
cao lợi ích mô hình cùng với các biện pháp hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tạo điều kiện
cho ngƣời dân tiếp cận công nghệ mới và ứng vào cuộc sống giúp chăn nuôi

có hiệu quả hơn.
Lê Thanh Sang (2012) tiến hành “Đánh giá hiệu quả mô hình biogas
đối với nông hộ chăn nuôi heo tại hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang”, kết
quả khảo sát trên 200 hộ, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để


4

phân tích thực trạng chăn nuôi heo ở Huyện, đồng thời sử dụng phƣơng pháp
so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối để so sánh các lợi ích (chi phí) trƣớc và sau
khi áp dụng mô hình biogas để xem xét sự biến động về lợi ích (chi phí). Dựa
trên phân tích các chi phí cho một hầm ủ cùng với những doanh thu có đƣợc từ
mô hình từ đó ta tính các tỷ suất doanh thu trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu và tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả tài chính mô hình biogas.
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng chăn nuôi và ứng dụng mô hình,hiệu quả
tài chính mà mô hình mang lại đƣa ra một số giải pháp nhằm giúp ngƣời dân
nâng cao hiệu quả mô hình biogas. Kết quả cho thấy khi áp dụng mô hình
biogas ngƣời dân chủ yếu sử dụng cho khí đốt và phân bón, có thể tiết kiệm
trung bình mỗi năm khoảng 2.120.621 đồng cho chi phí chất đốt so với các
nguồn nhiên liệu khác, 680.500 đồng chi phí cho cây trồng, giảm thiểu đƣợc
lƣợng khói thải khi đốt,tiết kiệm thời gian và giả quyết đƣợc vấn đề hôi uế, ô
nhiễm môi trƣờng. Đa phần ngƣời dân áp dụng mô hình biogas trong chăn
nuôi với quy mô khoảng từ 21-50 con, tuy nhiên do chi phí để lắp đặt hầm ủ
khá cao nên đòi hỏi cần phải có sự tài trợ từ chính quyền địa phƣơng, đặc biệt
là đối với các hộ nghèo, khó khăn,mở rộng công tác tuyên truyền tập huấn
hƣớng dẫn ngƣời dân các kĩ thuật sửa chữa, bảo dƣỡng và nâng cao hiểu biết
về lợi ích lâu dài mà biogas mang lại.
Nguyễn Thị Thu Trang (2012) “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến
quyết định chấp nhận áp dụng biogas vào chăn nuôi heo của nông hộ ở
Vĩnh Long và Tiền Giang”. Tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng chăn

nuôi heo tại hai tỉnh bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh số tƣơng
đối và tuyệt đối thông qua số liệu điều tra từ ngƣời dân. Đồng thời phân tích
hiệu quả tài chính trong chăn nuôi heo giữa nông hộ có sử dụng mô hình
biogas và nông hộ không sử dụng biogas bằng cách dùng kiểm định T-test
kiểm định sự bằng nhau về hiệu quả tài chính giữa nông hộ có áp dụng mô
hình biogas và hộ không có áp dụng biogas. Tác giả phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas vào chăn nuôi của các nông
hộ (Nhóm kinh tế - xã hội: khả năng trả chi phí để xây dựng hầm ủ biogas,
tổng thu nhập, có gas sử dụng,giả định giá năng lƣợng tăng 25%. Nhóm nhận
thức của nông hộ: kiến thức về công nghệ biogas, có lợi cho môi trƣờng;
Nhóm hoạt động chăn nuôi heo:nuôi heo liên tục, heo thịt/lứa. Nhóm Tổ chức:
chính sách trợ giá, chƣơng trình tập huấn,mong muốn tập huấn. Nhóm kỹ
thuật: diện tích mặt bằng) dựa vào phƣơng pháp hồi quy nhị nguyên, cuối
cùng là một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo bằng việc áp dụng
mô hình biogas cho xử lý chất thải và nhiều lợi ích khác. Thực trạng khảo sát
trên 200 hộ thuộc hai Tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, trong đó có 50 hộ áp

×