Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 107 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH






LÊ HOÀNG TRUNG TÍN




PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
TRONG SẢN XUẤT CAM SÀNH CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115







Tháng 9 – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




LÊ HOÀNG TRUNG TÍN
MSSV: 4105164



PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
TRONG SẢN XUẤT CAM SÀNH CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S VŨ THÙY DƯƠNG




Tháng 9 – 2013

i


LỜI CẢM TẠ
___________________________________

Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã có được ở
trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời
cám ơn đến:
Quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy, cô Khoa kinh
tế và Quản trị kinh doanh đã dày công truyền đạt kiến thức cho em suốt 3 năm
học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô Vũ Thuỳ Dương.
Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận
văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các cô chú,
anh chị phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã tạo mọi điều
kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của quý cơ quan cùng quý thầy, cô để luận văn này hoàn thiện hơn
và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý thầy, cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
cùng quý cô chú, anh/chị tại phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và
thành đạt trong công việc.

Trân trọng kính chào!






Cần Thơ, ngày 04 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện




Lê Hoàng Trung Tín

ii

LỜI CAM ĐOAN


Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.








Cần Thơ, ngày 04 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện




Lê Hoàng Trung Tín

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Ngày …. tháng …. Năm 2013

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

iv

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

 Họ và tên người nhận xét:……… ………………Học vị:……………
 Chuyên ngành:………………………………………………………….
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
 Cơ quan công tác:………………………………………………………
 Tên sinh viên: LÊ HOÀNG TRUNG TÍN MSSV: 4105164
 Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 2 – K36
 Tên đề tài: Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của
nông hộ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
 Cơ sở đào tạo: Đại học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiến và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT

v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi không gian 2
1.4.2 Phạm vi thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1 Một số khái niệm về hộ nông dân (nông hộ) 6

2.1.2 Sản xuất 6
2.1.3 Khái niệm về chi phí doanh thu và lợi nhuận 7
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả tài chính của cam sành 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 11
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 12
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÀ ÔN 13
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 13
3.1.1.1 Vị trí địa lý 13
3.1.1.2 Địa hình và đất đai 14

vi
3.1.1.3 Khí hậu 14
3.1.1.4 Thủy văn 15
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 15
3.1.2.1 Nông nghiệp 15
3.1.2.2 Cơ sở vật chất 18
3.1.2.3 Nguồn nhân lực 18
3.2 KHÁI QUÁT VỀ CÂY CAM SÀNH 18
3.2.1 Nguồn gốc 18
3.2.2 Đặc trưng và đặc điểm cây cam sành 18
3.2.3 Kỹ thuật trồng 19
3.2.3.1 Thiết kế vườn 19
3.2.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 20
3.2.4 Tình hình sản xuất cam sành tại địa huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long 21

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH TRONG SẢN XUẤT CAM SÀNH TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH
VĨNH LONG 23
4.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ THAM GIA SẢN XUẤT
CAM SÀNH Ở HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG 23
4.1.1 Tuổi và kinh nghiệm trồng cam sành của đáp viên 23
4.1.2 Trình độ văn hóa của chủ hộ 24
4.1.3 Tham gia tập huấn 25
4.1.4 Lực lượng lao động của nông hộ 26
4.2 THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 27
4.2.1 Diện tích đất canh tác nông nghiệp và cam sành 27
4.2.2 Lý do trồng cam sành 28
4.2.3 Thông tin về nguồn giống cam sành và tỷ lệ hao hụt 29
4.2.4 Mật độ trồng 31
4.2.5 Nguồn lực về vốn sản xuất 31
4.2.6 Thời gian, năng suất và giá bán 33

vii
4.2.6.1 Thời gian 33
4.2.6.2 Giá bán và phân loại 34
4.2.7 Nơi bán và hình thức liên lạc 35
4.2.6.1 Nơi bán 35
4.2.6.2 Hình thức liên lạc 36
4.2.6.3 Phương thức bán 37
4.3 PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT
CAM SÀNH TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG 38
4.3.1 Giai đoạn I (Xây dựng cơ bản từ năm 0 đến hết năm thứ 2) 38
4.3.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu 38
4.3.2 Các khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất cam sành giai
đoạn II (từ năm thứ ba đến hết năm thứ tư) 45

4.3.2.1 Chi phí hàng năm giai đoạn II 45
4.3.2.2 Doanh thu giai đoạn II 50
4.3.3 Các khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất cam sành giai
đoạn III (từ năm thứ năm đến hết năm thứ bảy) 53
4.3.3.1 Chi phí hằng năm trong giai đoạn III 54
4.3.3.2 Doanh thu hàng năm giai đoạn III 57
4.3.4 Các khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất cam sành giai
đoạn IV (từ năm thứ tám đến khi cam tàn) 58
4.3.4.1 Chi phí hằng năm trong giai đoạn IV 58
4.3.4.2 Doanh thu hằng năm giai đoạn IV 59
4.4 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT CAM SÀNH
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG 60
4.4.1 Dòng tiền trong quá trình sản xuất 60
4.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 62
4.4.3 Phân tích rủi ro trong sản xuất cam sành 63
4.4.3.1 Giá cam sành giảm 64
4.4.3.2 Giá cả đầu vào tăng 64
4.4.3.3 Năng suất cam sành giảm 65

viii
4.4.3.4 Số năm thu hoạch ổn định giảm 66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 KẾT LUẬN 69
5.2 KIẾN NGHỊ 70
5.2.1 Kiến nghị đối với người dân 70
5.2.2 Kiến nghị đối với nhà khoa học 71
5.2.3 Kiến nghị đối với huyện, tỉnh và nhà nước 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 1 75

PHỤC LỤC 2 89











ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số quan sát trong đề tài 11
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất sản lượng lúa 6 tháng đầu năm 2013 16
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất cam sành tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ
năm 2010 đến tháng 6/2013 21
Bảng 4.1: Tuổi và số năm kinh nghiệm của đáp viên 23
Bảng 4.2: Kinh nghiệm tích lũy của nông hộ 24
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ 24
Bảng 4.4: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ 25
Bảng 4.5: Số nhân khẩu của nông hộ 27
Bảng 4.6: Thông tin về diện tích đất canh tác của nông hộ 28
Bảng 4.7: Lý do trồng cam sành của nông hộ 29
Bảng 4.8: Nơi mua giống của nông hộ 29
Bảng 4.9: Nguyên nhân hao hụt 30
Bảng 4.10: Tình hình vay vốn của nông hộ 32
Bảng 4.11 Nơi vay vốn và số tiền vay của nông hộ 32
Bảng 4.12: Giá bán cam thương phẩm (cam loại I) 34

Bảng 4.13: Thông tin về nơi bán của nông hộ 35
Bảng 4.14 Hình thức liên lạc của chủ hộ 37
Bảng 4.15: Hình thức bán của nông hộ 37
Bảng 4.16: Tổng hợp các khoản chi phí đầu tư ban đầu 38
Bảng 4.17: Các khoản chi phí sản xuất cam sành trong giai đoạn I 40
Bảng 4.18: Chi phí lao động trong sản xuất cam sành giai đoạn I 43
Bảng 4.19: Chi phí sản xuất cam trong một năm trong giai đoạn II 45
Bảng 4.20: Chi phí lao động trong sản xuất cam sành giai đoạn II 48
Bảng 4.21: Chi phí vật liệu treo trái giai đoạn II 49
Bảng 4.22: Doanh thu của cam sành năm thứ 3 trong giai đoạn II 51
Bảng 4.23: Doanh thu năm thứ tư trong giai đoạn II 52
Bảng 4.24: Các khoản chi phí trong sản xuất cam sành trong giai đoạn III 54

x
Bảng 4.25: Chi phí lao động trong sản xuất cam sành giai đoạn III 55
Bảng 4.25: Doanh thu của cam sành năm thứ 3 trong giai đoạn II 57
Bảng 4.26: Các khoản chi phí sản xuất cam sành trong giai đoạn IV 59
Bảng 4.27: Doanh thu trong giai đoạn IV 59
Bảng 4.28: Dòng tiền trong quá trình sản xuất cam sành. 61
Bảng 4.29: Các tỷ số tài chính ứng với những tỷ lệ chiết khấu khác nhau 62
Bảng 4.30: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12%
khi giám cam sành giảm 64
Bảng 4.31: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12%
khi giám các yếu tố đầu vào tăng. 65
Bảng 4.32: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12%
khi năng suất cam giảm. 66
Bảng 4.33: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12%
khi số năm thu hoạch ổn định giảm. 67



xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 14
Hình 3.2 Diện tích đất sản xuất cam sành tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ
năm 2010 đến tháng 6/2013. 22
Hình 4.1: Tổ chức mở lớp tập huấn cho nông hộ 26
Hình 4.2: Số lao động trong giai đình của nông hộ 27
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí trong sản xuất cam sành giai đoạn I 41
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí trong sản xuất cam sành giai đoạn II 46
Hình 4.5: Cơ cấu chi phí trong sản xuất cam sành giai đoạn III 55


xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
GAP: Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt)
IPM: Integrated Pests Management (Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp)
LĐ: Lao động
LĐGĐ: Lao động gia đình
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp, với
gần 69% dân số ở nông thôn trong số gần 90 triệu dân (Tổng cục thống kê,
2012) vì vậy nông nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh lương thực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập nông hộ. Vì vậy,

phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được xem là nền tảng thúc đẩy kinh tế
Việt Nam phát triển. Ngoài ra, từ lâu Việt Nam đã được thế giới biết đến với
danh hiệu quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, bên cạnh đó, ngành
xuất khẩu trái cây nước ta còn được nhiều quốc gia biết đến như: Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, và một số thị trường mới
phát triển như: Mỹ, Hà Lan, Nam Phi, Hi Lạp, Ai Cập,…với những loại trái
cây được ưa chuộng như là: Thanh long, Dứa, Dừa, Mít, Nhãn, Xoài, Bưởi,
Chuối, Chôm chôm,… Đa phần các sản phẩm trái cây xuất khẩu đều được sản
xuất tại ĐBSCL, đây là khu vực có đất đai màu mỡ nhất nước ta, nơi đây có
khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiền
loài cây trồng nhiệt đới như lúa nước, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa
màu,… Vì vậy ĐBSCL đã trở thành khu vực sản xuất lúa gạo xuất khẩu trọng
điểm cả nước và trở thành vựa lúa của nước ta. Ngoài ra, cây ăn trái cũng
được xem là thế mạnh của vùng và là vùng sản xuất cây ăn trái lớn nhất nước
ta với 288.268 ha cho sản lượng hằng năm đạt trên 3 triệu tấn chiếm gần 70%
sản lượng trái cây cả nước (Báo Cần Thơ, 04/12/2012). Một số tỉnh có vườn
cây ăn trái lớn như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,…với nhiều loại trái cây
đặc sản như: nhãn, xoài, chôm chôm, măng cụt, vú sữa, bưởi, cam sành. cam
sành trong vài năm trở lại đây đã dần khẳng định vị thế của mình khi trở thành
một trong những loại trái cây có hiệu quả kinh tế cao mang giúp cho nông dân
thoát nghèo và có cuộc sống sung túc.
Tỉnh Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại trái cây đặc sản như
Bưởi Năm Roi với thương hiệu Bưởi Hoàng Gia, cam sành với thương hiệu
Cam sành Tam Bình. Ngoài ra, cam sành huyện Trà Ôn đã được nhiều người
tiêu dùng biết đến nhờ hương vị ngon ngọt, màu sắc đẹp mắt vì vậy đã dần
khẳng định được vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng. Ngày nay khi đi
đến huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long dọc theo quốc lộ 54 nhiều người sẽ thấy
vườn cam sành bạc ngàn trải dọc hai bên đường với những quả cam chín
mọng đung đưa trong gió như kích thích vị giác của khách đi đường. Cam


2
sành đã giúp cho nông dân huyện Trà Ôn vươn lên khá giả, có được cuộc sống
no đủ. Tuy nhiên, sản xuất cam sành tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long còn
gặp nhiều khó khăn về giá cả vật tư, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp,
thiếu vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất. Đặc biệt, là việc đánh giá
hiệu quả tài chính của mô vẫn chưa được hoàn thiện một cách toàn diện. Do
đó việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của sản xuất
cam sành để từ đó đưa ra những định hướng phát triển và những biện pháp
giúp nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình là rất cần thiết.
Trước tình hình đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích các chỉ
tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ tại huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích tình hình sản xuất cam sành và các chỉ tiêu tài chính
trong sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề
ra những giải pháp giúp hiệu quả sản xuất cam sành giúp nông hộ trên địa bàn
nghiên cứu sản xuất đạt hiệu quả cao.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát về thực trạng sản xuất cam sành trên địa bàn huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất cam sành tại huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long bằng các chỉ tiêu tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của việc trồng cam
sành của nông hộ trên địa bàn huyện Trà Ôn.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình trồng cam sành của nông hộ trên địa bàn huyện Trà Ôn hiện nay
như thế nào?
- Các chỉ số tài chính của việc trồng cam sành ra sao?
- Nông hộ cần làm gì để nâng cao hiệu quả của việc trồng cam sành tại

huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại 3 xã: Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Thuận Thới của
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

3
1.4.2 Phạm vi thời gian
Số liệu đề tài được thu thập qua các năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng
đầu năm 2013.
Thời gian tiến hành khảo sát bắt đầu từ tháng 08/2013 đến tháng
10/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Nông hộ sản xuất cam sành tại 3 xã: Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu
Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
1.5 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Việt Nam từ lâu đã được thế giới biết đến với ngành trồng lúa nước với
sản lượng lúa xuất khẩu hằng năm đứng vào vị trí thứ 2 trên thế giới. Không
những vậy, trong những năm gần đây ngành trồng cây ăn trái của nước ta cũng
không kém phần quan trọng. Toàn vùng ĐBSCL hiện có trên 288.000 ha cây
ăn trái các loại, cho sản lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn quả phục vụ cho
xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (Minh Trí, 2013, <www.nongnghiep.vn>).
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT Việt Nam thì giá trị xuất khẩu sản phẩm nông
nghiệp nước ta trong tám tháng đầu năm 2013 ước đạt 17,88 tỷ USD. Trong
đó, giá trị xuất khẩu gạo tháng 8 đạt 202 triệu USD. Năm 2012 kim ngạch
xuất khẩu trái cây cả nước đạt 330 triệu USD, tăng 27% so với 2011 và gấp
đôi so với năm 2010. Vì vậy trong những năm qua đã có nhiều bài nghiên cứu,
tìm hiểu về ngành trái cây Việt Nam như:
Nguyễn Quốc Trường (2011) và Võ Thị Lan Phương (2010) cũng đã có

những nghiên cứu về cây cam sành tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Nguyễn
Quốc Trường và Võ Thị Lan Phương sử dụng các phương pháp thống kê mô
tả, và phương pháp hồi qui tương quan để phân tích hiệu quả sản xuất cam
sành và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người sản xuất cam sành tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài nghiên cứu của Võ Thị Lan Phương tập
trung nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích, các khoản chi phí (giống, phân bón,
thuốc BVTV, ) và năng suất, giá bán, sản lượng, kinh nghiệm của nông hộ có
ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất cam sành. Qua kết

4
quả nghiên cứu cho thấy diện tích, năng suất, giá bán và sản lượng có ảnh
hưởng thuận với lợi nhuận, các khoản chi phí có ảnh hưởng nghịch với lợi
nhuận của nông hộ. Còn đề tài nghiên cứu của Nguyễn Quốc Trường thì tập
trung vào thu thập các khoản chi phí trong cả vòng đời cây cam sành để tính
toán các tỷ số tài chính của mô hình trồng cam sành của nông hộ, kết quả
nghiên cứu của đề tài cho thấy sản xuất cam sành tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long mang lại hiệu quả tài chính khá cao với tỷ số tài chính giữa doanh thu và
tổng chi phí là 2,86; tỷ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí là 1,86; tỷ số giữa lợi
nhuận và doanh thu là 0,65.
Ngoài ra, trong ngành sản xuất cam sành tại ĐBSCL nói chung và tỉnh
Vĩnh Long nói riêng còn có một số tài tài nghiên cứu khác như: Nguyễn Thị
Bích Ngọc (2010), Lê Thị Thuỳ Linh (2010) và Huỳnh Thị Kiều Phượng
(2011). Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng thu thập số liệu về
các khoản chi phí và doanh thu trong cả chu kì kinh tế của cây cam sành như
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Trường để phân tích hiệu quả sản xuất cam sành
tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên trong đề tài của Nguyễn Thị
Bích Ngọc thì sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR để tính toán hiệu quả tài
chính của nông hộ, với tỷ lệ chiết khấu 8%/năm thì NPV của mô hình là 9.546
ngàn đồng, BCR bằng 1,24 lần, IRR của mô hình là 21% và thời gian hoàn
vốn là 6 năm. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả sản xuất cam sành ở

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long vẫn còn thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
Còn nghiên cứu của Lê Thị Thuỳ Linh thì thông qua các phương pháp thống
mô tả, phương pháp xếp hạng, phân tích chi phí trung gian, phân tích riêng
biệt để phân tích hiệu quả sản xuất và phân phối cam sành ở tỉnh Vĩnh Long
và Đồng Tháp. Đề tài đã chỉ ra các yếu tố tạo nên sự khác biệt của các hộ sản
xuất cam sành ở hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp là trình độ học vấn, tập
huấn, năng suất, chu kì sống của cây và đặc biệt là sự khác biệt về giá bán.
Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Kiều Phượng cũng sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, hồi qui tương quan thông qua chương trình STATA đã xác
định các yếu tố tác động đến lợi nhuận, các tỷ số tài chính của nông hộ sản
xuất cam sành tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho

5
thấy các yếu tố tác động đến lợi nhuận của mô hình là: chi phí phân bón, chi
phí thuốc BVTV, chi phí chăm sóc, năng suất và giá bán có ảnh hưởng đến lợi
nhuận của mô hình còn chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao, chi phí khác
không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các tỷ số tài chính trong nghiên cứu: doanh
thu/chi phí = 2,2; lợi nhuận/chi phí = 1,2; lợi nhuận/doanh thu = 0,5, các tỷ số
tài chính này cho thấy hiệu quả sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang là khá cao.
Trần Thị Kim Ngọc (2010). Thông qua kết quả khảo sát 40 hộ dân, và
phân tích hồi qui tuyến tính, tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất quýt hồng ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Theo kết
quả nghiên cứu thì các nhân tố như: kinh nghiệm, cây chỏi, lao động, tưới tiêu,
thuốc hóa học, phân bón đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trên địa bàn.
Hơn nữa, tác giả còn phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn
lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ tại địa bàn.
Từ cơ sở nghiên cứu của các tác giả trước, tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu: “Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ
tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Trong đề tài của mình tôi tập trung nghiên

cứu về các khoản chi phí, doanh thu của nông hộ trồng cam sành tại huyện Trà
Ôn thông qua các phương pháp như: phương pháp thống kê mô tả, phân tích
các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả trồng cam sành của nông hộ tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về hộ nông dân (nông hộ)
Theo quan niệm xã hội thì nông hộ là tế bào kinh tế xã hội được hình
thành trên cơ sở các mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, phong tục tập quán
truyền thống, tâm lý đạo đức và các mối quan hệ kinh tế. Hộ là hình thức phổ
biến nhất, là tế bào kinh tế xã hội trong nông thôn Việt Nam. Gia đình là cơ sở
của hộ nói chung. Gia đình là một loại hình hộ chứa đựng các yếu tố để hình
thành những loại hình hộ mở rộng khác. Theo Liên Hợp Quốc: “Hộ là những
người sống chung dưới mái nhà, cùng ăn chung và có cùng ngân quỹ”.
Theo quan niệm kinh tế thì nông hộ là những hộ nông dân làm nông
nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,…hoặc kết hợp nhiều nghề,
sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để thực hiện sản xuất kinh
doanh. Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của
quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật,…), là đơn vị sản xuất
tự thực hiện tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành
sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối
liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai
thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ để góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế có hiệu quả nhất về kinh tế - xã
hội đã tồn tại từ rất lâu và ngày càng phát triển và chiếm vị trí quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và thực hiện phát triển nông thôn.
Kinh tế hộ gia đình phát triển góp phần tạo ra nhiều hàng hóa đa dạng về mẫu
mã, chất lượng cao và có giá trị kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống nhân
dân, đảm bảo an ninh lương thực và là cung cấp nguồn đầu vào quan trọng cho
các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
2.1.2 Sản xuất
Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình biến đổi (inputs)
để tạo thành các yếu tố đầu ra là một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (outputs).
(Trần Thụy Ái Đông, 2008)

7
2.1.3 Khái niệm về chi phí doanh thu và lợi nhuận
Chi phí: Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới: "Mọi hoạt động của
con người mà tạo ra thu nhập là hoạt động sản xuất, nền sản xuất của một
quốc gia bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản
xuất sản phẩm dịch vụ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải sử dụng và khai thác nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn đủ
để thực hiện việc sản xuất chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Trong quá
trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật
hoá cho kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh
được gọi là chi phí sản xuất.” Tóm lại chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần tiết
khác mà doanh nghiệp chỉ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong
một thời kỳ. (Phan Ngọc Thuý, 2010).
- Chi phí sản xuất (CPSX): là các khoản chi phí mà doanh nghiệp/nông
hộ phải bỏ ra để mua vào các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, trang thiết
bị máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận
thông qua việc bán những sản phẩm được sản xuất ra.
- Chi phí cơ hội: là phần thu nhập mà doanh nghiệp/nông hộ bị mất đi

khi quyết định đầu tư vào phương án này và bỏ qua phương án khác. Đây là
loại chi phí được các nhà kinh tế cho là quan trọng nhất trong việc đưa ra
quyết định chọn đầu tư vào phương án này hay phương án khác. Tuy nhiên
trong đề tài này do khó khăn trong việc tính toán chi phí cơ hội vì vậy chi phí
này không được tính đến trong đề tài.
Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho hoạt động
sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí giống + Chi phí vật chất (Chi phí vật
tư nông nghiệp và trang bị kỹ thuật) + Chi phí lao động (Gồm chi phí lao
động thuê và chi phí lao động gia đình) + Chi phí khác.

8
Chi phí lao động gia đình (CPLĐGĐ): Là tổng số ngày công mà các
thành viên trong gia đình của nông hộ trực tiếp sản xuất bỏ ra để trồng và
chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày
công (Mỗi ngày công được tính bằng 8 giờ lao động, giá mỗi ngày công được
tính bằng với giá ngày công của lao động thuê).
Tổng doanh thu: là giá trị thành tiền của tất cả các sản phẩm làm ra được
tiêu thụ thông qua bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Doanh thu được xác
định bằng doanh thu nhân với số lượng.
Tổng doanh thu = Tổng sản phẩm * đơn giá trên đơn vị sản phẩm.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả tài chính của cam sành
Do cam sành là loại cây lâu năm có thể cho thu hoạch đến 20 năm. Theo
nghiên cứu của Lê Thị Thuỳ Linh trong đề tài “Phân tích kênh phân phối sản
phẩm cam sành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp” năm 2010 thì chu kì kinh
tế của cam sành là 10 năm. Do đó, các khoản chi phí mà nông hộ bỏ ra cũng
như doanh thu mà nông hộ thu lại cần phải tính đến yếu tố thời gian. Có thể
xem việc sản xuất cam sành của nông hộ giống như là một dự án mà nông hộ
phải đầu tư vào. Vì vậy các khoản mục chi phí và doanh thu này phải được
chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện tại để có thể thấy rõ hơn hiệu quả sản xuất

của cam sành.
Một số chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong đề tài này là: NPV, BCR,
IRR và thời gian hoàn.
- Hiện giá lợi ích ròng (NPV: Net Present Value)
NPV là giá trị hiện tại thuần (hiện giá thuần) của một khoản đầu tư. Đó
chính là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền thuần của một dự án. Đây là chỉ
tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư. Để tính hiện giá
của dự án đầu tư ta lấy doanh thu của mỗi giai đoạn trừ cho chi phí tương ứng
với mỗi giai đoạn của doanh thu. Sau đó chọn một số chiết khấu thể hiện chi
phí cơ hội của vốn. Công thức tính NPV như sau:


9

B: Tổng doanh thu năm thứ i
C: Tổng chi phí năm thứ i
B – C = CF: Dòng tiền ròng hàng năm thu được
r: tỷ lệ chiết khấu (%/năm)
n: Thời hạn đầu tư (năm)
NPV > 0: Giá trị hiện tại của các nguồn thu vượt quá giá trị của các chi
phí đầu tư, trường hợp này đầu tư có hiệu quả.
NPV < 0: Ngược lại, đầu tư không có hiệu quả.
NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả
của dự án đầu tư.
- Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)
IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản
thân dự án, IRR chính là nghiệm của phương trình NPV = 0. Hay nói cách
khác IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0 hay IRR là tốc độ tăng
trưởng mà một dự án có thể tạo ra được.


Tỷ suất sinh lợi nội bộ chính là tỷ suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư vì
IRR có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà không đòi hỏi
số liệu về chi phí cơ hội của vốn. Sử dụng tiêu chuẩn này cho thấy:
Nếu IRR > 0 thì dự án khả thi về mặt tài chính.
Nếu IRR < 0 thì dự án không khả thi về mặt tài chính. (Theo Minh Trực,
2013)

10
- Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR: Benefit Cost Ratio)
BCR là một trong những chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài
chính của dự án và được tính bằng cách lấy giá trị hiện tại của doanh thu đem
chia cho giá trị hiện tại của chi phí, sử dụng chi phí cơ hội làm suất chiết khấu.

BPV: Tổng giá trị hiện tại của doanh thu
CPV: Tổng giá trị hiện tại của chi phí
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu được tính trên một đơn vị chi phí đầu tư
chiết khấu về năm đầu của đầu tư. Sử dụng tiêu chuẩn này cho thấy:
Nếu BCR > 1 thì dự án đầu tư có hiệu quả.
Nếu BCR < 1 thì dự án đầu tư không có hiệu quả (Lê Thanh Hiệp, 2012)
- Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để tổng các khoảng thu
nhập của dự án thu hồi lại bằng với tổng các khoản chi phí phải bỏ ra thực
hiện dự án. Có hai loại thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn không có
chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Tuy nhiên chỉ tiêu thời gian
hoàn vốn không có chiết khấu không được sử dụng trong đề tài.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: để khắc phục nhược điểm không quan
tâm đến thời giá tiền tể của chi tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu. Thời
gian hoàn vốn có chiết khấu được tính dựa trên lợi ích ròng có chiết khấu.



11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Cam sành được trồng khá nhiều ở tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là huyện Tam
Bình. Tuy nhiên trong những năm gần đây do dịch bệnh hoành hành nên diện
tích trồng cam ở Tam Bình đã giảm đi nhiều nhưng lại tăng ở những địa
phương khác trong tỉnh, đặc biệt là huyện Trà Ôn. Gần đây nhiều người dân
huyện Trà Ôn đã chuyển nhiều diện tích đất trồng lúa nước sang trồng cam
sành trong đó nổi bật là 3 xã: Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Thuận Thới của huyện
Trà Ôn. Tổng diện tích trồng cam sành tại huyện Trà Ôn tính đến hết tháng
6/2013 là 2.408 ha cam sành trong đó có 2.195 ha đang cho trái (Phòng Nông
Nghiệp huyện Trà Ôn, 2013) tập trung nhiều nhất ở các xã Vĩnh Xuân (230ha
trong đó có 176ha đang trong giai đoạn thu hoạch), Hựu Thành (390ha trong
đó có 135ha đang trong giai đoạn thu hoạch) và Thuận Thới (302ha trong đó
có đến 256 ha đang trong giai đoạn thu hoạch) vì vậy mang tính đại diện cho
tổng thể rất cao.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp thu chọn mẫu thuận tiện thông qua phỏng
vấn trực tiếp 50 hộ dân tại địa bàn 3 xã đã trồng cam sành thông qua bảng câu
hỏi. Những hộ được phỏng vấn là những hộ có vườn cam vào khoảng 7 – 8
năm tuổi (tính đến thời điểm khảo sát). Nội dung bảng câu hỏi gồm: Những
thông tin khái quát về chủ hộ như: độ tuổi, diện tích đất sản xuất,…; Thông tin
về các khoản chi phí: chi phí làm đất, chi phí giống, các khoản chi phí hằng
năm,…;Các thông tin về giá bán, doanh thu,…và những thuận lợi, khó khăn
trong sản xuất và tiêu thụ để đưa ra kiến nghị. Tất cả số liệu điều tra được mã
hóa và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
Bảng 2.1: Số quan sát trong đề tài

Số quan sát

Tỉ trọng (%)
Vĩnh Xuân
17
34
Thuận Thới
22
44
Hựu Thành
11
22
Tổng
50
100
(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)

×