Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

phân tích hiện trạng sản xuất và thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã lương tâm huyện long mỹ tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.62 KB, 65 trang )



1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH






NGUYỄN THỊ KIM NGÂN




PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM HUYỆN
LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: D620115







Cần Thơ - 2013


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
MSSV:4105135



PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM HUYỆN
LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: D620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THÚY HẰNG





Cần Thơ - 2013


ii


LỜI CẢM TẠ

Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở
trường và
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành Luận
văn Tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn
đến:
Quý Thầy (Cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô) Khoa
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt 4 năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô Nguyễn
Thúy Hằng. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn
thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú,

các anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Long Mỹ Tỉnh
Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý
kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và
có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý Thầy (Cô) Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Kinh Tế Huyện Long Mỹ
Tỉnh Hậu Giang được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẽ trong cuộc
sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!
TP Cần Thơ Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Kim Ngân

















iii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.


TP Cần Thơ Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện




Nguyễn Thị Kim Ngân

































iv


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


Qua thời gian Thực tập Luận văn tốt nghiệp của em Nguyễn Thị Kim

Ngân sinh viên lớp Kinh Tế nông nghiệp khóa 36, trường Đại học Cần Thơ tại
đơn vị phòng Kinh Tế huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Từ ngày 12/0 8/2013
đến ngày 18/11/2013. Em Ngân có liên hệ với đơn vị và có xuống địa bàn để
thu thập số liệu thực tế về sản xuất nông nghiệp của nông dân để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.



Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị


































v

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CHỌN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4.2. Thời gian nghiên cứu 2
1.4.3. Không gian nghiên cứu 3
1.4.4. Hạn chế nghiên cứu 3
1.5. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU 3
1.5.1. Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.5.2. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.6. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.2. PHƯƠNG PHÂP NGHIÊN CỨU 6
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 6
2.2.2. Các chỉ tiêu cần phân tích 7
2.2.3. Phương pháp phân tích 8
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH
HÌNH TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM 12
3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12
3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang 12
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 12
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 13
3.1.2. Giới thiệu về huyện Long Mỹ 14
3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên 14
3.1.2.2. Tình hình kinh tế- xã hội 15
3.1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu: xã Lương Tâm, huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang 16
3.1.3.1. Điều kiện tự nhiên 16
3.1.3.2. Tình hình kinh tế- xã hội 17
3.2. TÌNH HÌNH TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM 17
3.2.1. Thời gian gieo trồng các vụ lúa trong năm 19
3.2.2. Tổng quan về các nông hộ trồng lúa 20
3.2.2.1. Diện tích đất 20
3.2.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ 21
3.2.2.3. Nguồn lực lao động 21
3.2.2.4. Vốn 22
3.2.2.5. Kinh nghiệm sản xuất 22

3.2.2.6. Phương tiện sản xuất 23


vi

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ THU NHẬP CỦA
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM 25
4.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG DAN TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ LƯƠNG TÂM 25
4.1.1. Tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 25
4.1.2. Tình hình sản xuất vụ Hè-Thu 27
4.1.3. Tình hình sản xuất vụ Thu-Đông 29
4.1.4. Thu hoạch và tiêu thụ 32
4.1.5. Thu hoạch 32
4.1.6. Tiêu thụ 32
4.2. HIỆN TRẠNG THU NHẬP VÀ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG
HỘ 33
4.2.1. Nguồn thu nhập của nông hộ 33
4.2.2. Thu nhập và cơ cấu thu nhập 34
4.2.2.1. Thu nhập 34
4.2.2.2. Cơ cấu thu nhập 35
4.2.2.3. Quan điểm về thu nhập của nông hộ 36
4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG LÚA 37
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC HỘ
TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM 41
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TAO THU
NHẬP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA 41
5.1.1. Thuận lợi 41
5.1.2. Khó khăn 41

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP 42
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
6.1. KẾT LUẬN 44
6.2. KIẾN NGHỊ 44
6.2.1. Đối với nông hộ 44
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương 44
6.2.3. Đối với nhà nước 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46











vii

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hồi hồi quy tuyến tính………. 9
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng lúa tại xã Lương Tâm
giai đoạn 2010 – 2012 16
Bảng 3.2: Năng suất và sản lượng lúa của xã Lương Tâm


giai đoạn 2010 – 201217 17
Bảng 3.3: Diện tích đất của nông hộ 19
Bảng 3.4: Trình độ học vấn của chủ hộ 20
Bảng 3.5: Nguồn lực lao động của nông hộ 20
Bảng 3.6: Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông hộ 21
Bảng 3.7: Phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ 22
Bảng 4.1: Số vụ sản xuất lúa/năm của nông hộ 23
Bảng 4.2: Năng suất lúa vụ Đông Xuân 23
Bảng 4.3: Các chỉ số kinh tế vụ Đông-Xuân 25
Bảng 4.4: Năng suất lúa vụ Hè Thu 26
Bảng 4.5: Các chỉ số kinh tế vụ Hè-Thu 27
Bảng 4.6: Năng suất lúa 27
Bảng 4.7: Các chỉ số kinh tế vụ Thu-Đông 29
Bảng 4.8: Tình hình sản xuất lúa niên vụ 2011-2012 29
Bảng 4.9: Nguồn thu nhập của nông hộ 31
Bảng 4.10: Cơ cấu thu nhập của nông hộ 33
Bảng 4.11: Các yếu tố góp phần nâng cao thu nhập 33
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
trồng lúa 38
















viii

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang 11
Hình 3.2: Thời gian canh tác các vụ lúa trong năm 18
Hình 4.1: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Đông-Xuân 24
Hình 4.2: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Hè – Thu 26
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Thu-Đông 28
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập của nông hộ 32




























ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH: Công nghiệp hóa
NĐH: Hiện đại hóa
NN: Nông nghiệp
KTNT: Kinh tế nông thôn
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
KH: Kế hoạch
HĐND: Hội đồng nhân dân
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thong
CSSKSS-KHHGĐ: chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình
KHKT: Khoa học kỹ thuật
SX: Sản xuất
NN&PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV: Bảo vệ thực vật

TN: Thu nhập
Ha: hecta
m
2
: met vuông














1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam đang từng bước phát triển theo hướng công nghiệp
hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) dựa trên nền tảng là nền phát triển nông
nghiệp.Với khoảng 80% dân số sống ở vùng nông thôn và hơn 74% lực lượng

lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho thấy được tầm
quan trọng của ngành nông nghiệp là một trong những ngành mũi nhọn của
nước ta. Ngành nông nghiệp nước ta đã trãi qua nhiều cuộc thăng trầm biến
cố, vào những năm đầu sau thống nhất do ảnh hưởng của thời tiết thất thường
(lũ lụt, bão, hạn hán, dịch bệnh,…), kỹ thuật sản xuất lạc hậu, định hướng sai
lệch, thiếu nguyên liệu đầuvào, bị cấm vận, chưa có kế hoạch rõ ràng,… Đến
cuối những năm 1980, thì nền nông nghiệp nước ta mới có những bước khởi
sắc trong công cuộc đổi mới. Trong hơn 20 năm đầu đổi mới, nhờ thực hiện
tốt việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (NN), kinh tế nông thôn (KTNT)
nước ta đã có tiến bộ vượt bậc, KTNT ở một số vùng đã có sự thay đổi tích
cực.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong bảy vùng kinh tế của Việt Nam,
có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên cả nước
(Nguyễn Trọng Uyên, 2007). Tuy chỉ chiếm khoảng 30% diện tích nông
nghiệp, nhưng đóng góp cho cả nước hơn 50% sản lượng lúa; khoảng 90% sản
lượng gạo xuất khẩu; thủy sản chiếm trên 53%. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế
khu vực này vẫn còn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, mức sống
của người dân vùng ĐBSCL thấp, GDP bình quân đầu người của vùng mới chỉ
bằng khoảng 70% GDP bình quân của cả nước, hệ thống kế cấu hạ tầng, mặt
bằng dân trí thấp hơn bình quân cả nước, tỷ lệ đói nghèo còn cao (Trần Khắc
Nhường, 2009).
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực Đông bằng Sông Cửa Long. Hằng
năm, Hậu Giang cũng góp một phần vào sản lượng lúa của khu vực. Đại bộ
phận dân cư nơi đây là nông dân và sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp như trồng lúa, trồng mía, rau màu, cây ăn trái và chăn nuôi.Trong đó
cây lúa được người dân trồng phổ biến. Là tỉnh với điều kiện xuất phát thấp


2


nhưng Hậu Giang đã nhanh chóng đạt được những thành tựu trong phát triển
kinh tế, văn hóa, đời sống người dân có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
Long Mỹ là một huyện vùng nông thôn thuộc tỉnh Hậu Giang, cách
trung tâm tỉnh Hậu Giang 20 Km có vị trí quan trọng là cửa ngõ của tỉnh Hậu
Giang. Nhưng hiện nay mức thu nhập của người dân còn thấp, chủ yếu dựa
vào hoạt động nông nghiệp. Xã Lương Tâm là một trong 15 đơn vị hành chính
thuộc huyện Long Mỹ. Toàn xã có 2.099 hộ với 9.028 nhân khẩu trong đó có
292 hộ nghèo và 98 hộ cận nghèo. dân tộc Hoa chiếm 1,55%; dân tộc Khmer
chiếm 25,34%, dân tộc khác 0,06%. Số người trong độ tuổi lao động là 5.972
người, có 1376 người có trình độ từ sơ cấp trở lên. Về cơ cấu lao động: lao
động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 63%, lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ 17%,
lao động dịch vụ chiếm 20% trong tổng số lao động của xã. Đời sống nhân
dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 86%. Bên cạnh diện tích
trồng cây ăn trái thì diện tích trồng lúa cũng chiếm một phần đáng kể. Nông
dân nơi đây đã có kinh nghiệm và gắn bó với cây lúa từ nhiều năm, dù vậy
nhưng mức thu nhập của người dân vẫn còn thấp, nhất là hộ nghèo thu nhập
bình quân người/tháng không quá 400 ngàn đồng, thu nhập bình quân chung
của xã là 12,1triệu đồng/người/năm. Trong những năm gần đây được sự quan
tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ban ngành địa phương về nhiều mặt
nên mức sống của người dân đã phần nào được cải thiện. Để thấy được hiện
trạng sản xuất lúa và đâu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức thu nhập
của người nông dân nên đề tài “Phân tích hiện trạng sản xuất và thu nhập
của nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang”, được thực hiện.
1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về hiện trạng sản xuất và tình hình thu nhập
của người dân trồng lúa từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Tìm hiểu về hiện trạng sản xuất của nông hộ trồng lúa trên
địa bàn nghiên cứu.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu về tình hình thu nhập và các nhân tố chính ảnh
hưởng đến thu nhập của người trồng lúa tại xã Lương Tâm
Mục tiêu 3: Đề xuất những kiến nghị góp phần nâng cao thu nhập cho
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.


3

1.3. CHỌN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu về thực trạng và tình hình thu nhập của các hộ nông dân
trồng lúa, trong đó phải thể hiện các hoạt động tạo thu nhập cho hộ nông dân
đảm bảo tính đặc thù và đại diện cho khu vực. Kết quả lựa chọn để khảo sát là
năm trong tổng số bảy ấp trên địa bàn xã Lương Tâm gồm: ấp 4, ấp 5, ấp 8, ấp
3, ấp 9.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng trồng lúa của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cũng như
mức thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng đến mức thu nhập của nông hộ
trồng lúa tại xã Lương Tâm
1.4.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp tổng hợp từ năm 2009
đến tháng 06/2013.
- Số liệu sơ cấp sữ dụng từ tháng 10/2012 đến tháng 07/2013
- Thời gian phỏng vấn thu thập số liệu từ tháng 8/2013 đến tháng 9/2013.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8/ 2013 đến tháng 12/ 2013.
1.4.3. Không gian nghiên cứu
Địa bàn xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
1.4.4. Hạn chế nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu có phần hạn chế nên đề tài chỉ thu chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng 100 mẫu. Số mẫu thu thập chưa giáp hết địa bàn nghiên
cứu nên những mẫu có được dùng phương pháp quy nạp để suy luận tổng thể.
Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa trên số liệu điều tra ở các nông hộ, một số
hộ có quy mô sản xuất nhỏ hẹp, trình độ của một số người sản xuất còn hạn
chế nên các thông tin có được qua việc phỏng vấn trực tiếp chỉ ở độ chính xác
tương đối. Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian và không gian có giới
hạn. Do đó, tất yếu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phỏng
vấn, phân tích và đánh giá số liệu.
1.5. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.5.1. Các giả thuyết cần kiểm định


4

Các nguồn nhân lực, vật lực và nguồn lực tài chính ảnh hưởng như thế
nào đến thu nhập của nông hộ trồng lúa.
1.5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu hiện nay
như thế nào?
Tình trạng thu nhập hiện nay của các nông hộ trồng lúa ra sao?
Nguồn lực của nông hộ (lao động, vốn, sở hữu đất đai, trình độ học
vấn ) có phải là nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập không?
Người trồng lúa nơi đây gặp những khó khăn và thuận lợi gì trong việc
nâng cao thu nhập?
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa trên
địa bàn nghiên cứu là gì?
1.6. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
Phan Thành Tâm (2003) cho rằng thu nhập nông hộ chịu ảnh hưởng bởi

các yếu tố như: trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên
trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với vốn vay.
Ngoài ra, thu nhập nông hộ còn bị tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất lúa và chính sách đa canh đa dạng hóa sản xuất của nông trường
thông qua các mô hình canh tác.
Theo Nguyễn Thị Nghệ (2006) ở Đồng bằng Sông Hồng cơ cấu thu nhập
của các hộ có sự khác nhau giữa các vùng. Thu nhập của hộ nông dân ở vùng
ven đô thị phụ thuộc nhiều vào chăn nuôi và hoạt động thương mại dịch vụ.
Trong khi, tại các vùng thuần lúa và đa dạng hóa nông nghiệp thì nguồn thu
nhập chủ yếu từ trồng trọt. Vùng duyên hải ven biển có tỷ lệ thu nhập từ các
ngành tương đối đồng đều, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là từ các hoạt động
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Nguyễn Thanh Tâm (2002) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ tại địa bàn nông trường Sông Hậu huyện Ô Môn, tỉnh Cần
Thơ, trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp hồi quy
để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, thống kê kết
quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
như: trình độ văn hóa của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong
gia đình, khả năng tiếp cận vốn vay.




5

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Một số khái niệm
- Hộ nông dân
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà
khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế
Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông
nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong
phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những
hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất,
thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, ) và thông thường nguồn sống
chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
Từ những khái niệm trên giúp ta hiểu được hộ nông dân là những hộ
sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu
nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ
nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ ) ở các mức độ khác nhau. Hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối, mà
còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân.
- Thu nhập của nông hộ
Thu nhập của một nông hộ được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm
mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao của lao động gia đình, cho tích lũy
và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của
các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện và có thể phân thành 3
loại:
Thu nhập nông nghiệp: Gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp như trồng trọt (lúa, rau màu, cây ăn trái,…), chăn nuôi (gia súc,
gia cầm,…) và nuôi trồng thủy sản (cá, tôm,…).



6

Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến,
sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,… Ngoài ra, thu nhập phi nông
nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán,
thu gom,…
Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu nhập từ các hoạt động làm thuê, làm
công ăn lương, từ các nguồn trợ cấp xã hội.
- Lao động
Lao động là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra, nó cũng được xem
như một loại hàng hóa và dịch vụ nên cũng chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung
cầu.Người có nhu cầu về hàng hóa lao động là nhà sản xuất, người cung ứng
hàng hóa là người lao động. Cũng như những hàng hóa khác lao động cũng
được trao đổi , mua bán trên thị trường gọi là thị trường lao động. Thị trường
lao động là nơi cung và cầu về lao động gặp nhau để hình thành nên giá cả lao
động, đó là số tiền thực tế mà người sử dụng lao động trả cho người lao động.
Giá cả lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện lao động, trình độ,
giới tính, kinh nghiệm của người lao động,… và cả lượng cung và cầu lao
động.
- Lao động gia đình
Lao động gia đình là nguồn lực cơ sở của nông hộ, là yếu tố cơ bản nhằm
phân biệt kinh tế hộ gia đình với các doanh nghiệp, công ty. Lao động gia đình
được xác định là tất cả những người trong gia đình có khả năng lao động và
sẵn sàng tham gia lao động gồm những người trong độ tuổi lao động và những
người ngoài độ tuổi lao động, không loại trừ lao động đổi công, lao động thuê
mướn hoặc đi làm thuê vào thời điểm làm đất, thu hoạch,…
- Khái niệm sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của
nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các
yếu tố kinh tế - xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Sản xuất nông
nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp trực tiếp thông qua các phiếu điều
tra được soạn trước. Đối tượng được chọn để phỏng vấn là các nông hộ trồng
lúa trên địa bàn xã Lương Tâm. Những nội dung được phỏng vấn liên quan tới


7

Thu nhập
mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu điều tra được thực hiện theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 4 ấp trong xã với cỡ mẫu là 100.
Nội dung điều tra:
- Đặc điểm của chủ hộ: Tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn…
- Đặc điểm của nông hộ: Số nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động,
các hoạt động sản xuất-kinh doanh, các nguồn thu nhập của nông hộ…
- Tình hình sản xuất: Diện tích đất canh tác, diện tích đất trồng lúa, số
lao động tham gia sản xuất nông nghiệp…
- Điều kiện sản xuất: Nguồn vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
các hoạt động sản xuất…
- Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, thông tin về tham gia các tổ chức
hội, đoàn thể ở địa phương…
- Những khó khăn nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất.
Số liệu thứ cấp: Tham khảo từ các thông tin về điều kiện tự nhiên, tình
hình kinh tế - xã hội cũng như thông tin liên quan đến sản xuất tạo thu nhập
trên địa bàn qua sách, báo, internet, niên giám thống kê

2.2.2. Các chỉ tiêu cần phân tích
- Tổng chi phí: Là toàn bộ chi phí sản xuất đầu tư mà nông hộ bỏ ra để
có được các nguồn lực đầu vào nhằm thực hiện quá trình sản xuất với mục
đích nhận được sản phẩm nông nghiệp đầu ra. Các loại chi phí bao gồm: chi
phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí thuê lao động, chi phí phân bón, chi phí
nhiên liệu, chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển,….
- Doanh thu: Là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm nhân với đơn
giá của sản phẩm đó.
Doanh thu = Số lượng * Đơn giá
- Thu nhập của nông hộ: Là số tiền dôi ra từ doanh thu sau khi trừ các
khoản chi phí để có được nguồn lực đầu vào. Đặc trưng của sản xuất nông hộ
là lấy công làm lời, tức là kết quả cuối cùng của sản xuất nông nghiệp được
thể hiện qua thu nhập và được thể hiện bằng công thức sau:
- Thu nhập = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (chưa tính chi phí lao
động nhà)

TN/CP =
Chi phí


8

Phản ánh một đồng chi phí nông hộ bỏ ra nhận được bao nhiêu đồng thu
nhập.

LN/CP =
Chi phí
Phản ánh một đồng chi phí nông hộ bỏ ra nhận được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
LN/CP =

Thu nhập
Phản ánh một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận hay phản ánh
mức lợi nhuận so với thu nhập.
2.2.3. Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Mô tả tình hình sản xuất lúa và các nguồn lực của nông hộ:
- Thông tin về chủ hộ: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất.
- Thông tin về nông hộ: Nhân khẩu, số lao động, diện tích đất.
- Nguồn vốn cho sản xuất.
- Tình hình sản xuất: Diện tích trồng lúa, năng suất lúa, sản lượng, giá
bán.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như tần số, tần
suất, tỉ lệ, số trung bình… để thấy được những thuận lợi và khó khăn về nguồn
lực trong việc sản xuất lúa của nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp mô tả dữ liệu bằng các
phép tính và các chỉ số thống kê như giá trị trung bình, phương sai, độ lệch
chuẩn,… bằng quy trình xử lý số liệu thu thập được nhằm đạt được mục tiêu
nghiên cứu. Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính của một mẫu số
liệu thô là lập bảng phân phối tần số.
Bảng phân phố tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành
từng tổ khác nhau. Để lập một bảng phân phối tầng số trước hết ta phải sắp
xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước
sau:
+ Bước 1: Xác định số tổ của dãy phân phối
Số tổ =[2* số quan sát(n) ]
0,3333
+ Bước 2: Xác định khoảng cách tổ(k)
k= (x
max
–x
min

)/ số tổ
Lợi nhuận

Lợi nhuận



9

x
max
: Lượng biến lớn nhất của dãy phân phối
x
min
: Lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối
+ Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ. Giới hạn
dưới của tổ đầu tiên là lượng biến nhỏ nhất của dãy số, sau đó lấy giới hạn
dưới cộng với khoảng cách tổ ta được giới hạn trên, lần lượt làm như vậy cho
đến tổ cuối cùng.
+ Bước 4: Xác định tần số mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới
hạn của tổ đó. Cuối cùng trình bày kết quả bằng biểu bảng.
Phân phối tần số tích lũy hay tần số cộng dồn đáp ứng các mục đích khác
của phân tích thống kê, là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết tổng số quan
sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.
Một số khái niệm:
+ Giá trị trung bình: Bằng tổng của tất cả các giá trị biến quan sát chia
cho số quan sát.
+ Số trung vị: Là giá trị đứng ở giữa của một chuỗi dãy số đã được sắp
xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số thành hai phần,
mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

+ Mode: Là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay một
dãy số phân phối.
+ Phương sai: Là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến
và trung bình của các biến đó.
+ Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.
Mô hình hồi quy đa biến là thủ tục ước lượng các hệ số trong một
phương trình hồi quy, khi kết quả dự báo phụ thuộc tuyến tính vào các biến
mô tả. Mô hình hồi quy đa biến có biến phụ thuộc là Y, và Y phụ thuộc vào
nhiều biến độc lập X khác nhau.
Mô hình có dạng:
Y
i
= β
0
+ β
1
X
1i
+ β
2
X
2i
+…+β
p
X
pi

i


Trong đó:
X
pi
biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i.


10

β
0
là hệ số tự do ( hệ số chặn) nó là giá trị trung bình của biến Y khi β
p
=
0
β
p
là các tham số ước lượng, đo lường sự thay đổi của giá trị trung bình
Y khi X
p
thay đổi 1 đơn vị, khi các biến độc lập khác không đổi.
ε
i
là sai số ước lượng trong lần quan sát thứ i
Độ phù hợp của mô hình :
+ Hệ số xác định R
2
và R
2
hiệu chỉnh được dùng để đánh giá độ phù hợp

của mô hình. Vì R
2
sẽ tăng khi ta đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng
R
2
hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R
2
hiệu
chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.
+ Kiểm định độ phù hợp của mô hình: để kiểm định độ phù hợp của mô
hình hồi quy đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA.
Giả thuyết H
0
: β
1

2
=…=β
p
=0. Nếu Sig F < α (α là mức ý nghĩa, α phổ
biến là 1%,5%, 10%) thì bác bỏ H
0
khi đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và
có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Nếu Sig F> α thì chấp nhận H
0
khi đó mô
hình không phù hợp với tập dữ liệu và không thể suy rộng ra cho toàn tổng
thể.
Mô hình phân tích có dạng:
Y = β

0

1
X
1

2
X
2

3
X
3

4
X
4

5
X
5

6
X
6

7
X
7


8
X
8

Trong đó biến phụ thuộc Y thể hiện mức thu nhập của nông hộ
(đồng/năm). X
1
, X
2
, X
3
, X
4
, X
5
,X
6
, X
7
, X
8
là các biến độc lập.














11

Bảng 1.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hồi hồi quy tuyến tính
Biến số
Diễn Giải
Kỳ vọng
TUOI
X
1
Tuổi của chủ hộ, nhận giá trị tương ứng với
tuổi của chủ hộ
+
LAOĐONG
X
2
Số người trong độ tuổi lao động, nhận giá trị
tương ứng với số lao động trong độ tuổi lao
động
+
DIENTICH
X
3
Diện tích đất canh tác, nhận giá trị tương ứng
với diện tích đất canh tác của hộ
+

HOATĐONG
X
4
Số hoạt động tạo thu nhập, nhận giá trị tương
ứng với số hoạt động tạo thu nhập của hộ
+
TNNNKHAC
X
5
Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp khác
như trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê nông
nghiệp
+
TNPNN
X
6

Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp
+
VAYVON
X
7
Tình trạng vay vốn của hộ, nhận giá trị 1 nếu
có vay vốn, nhận giá trị 0 nếu không có vay
vốn
+
THAMGIA
X
8
Tham gia các tổ chức ở địa phương như hội

nông dân, hội phụ nữ. Nhận giá trị 1 nếu có
tham gia, nhận giá tri 0 nếu không tham gia
+

Mục tiêu 3: căn cứ vào kết quả phân tích của mục tiêu 1 và 2 đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên
cứu.
Đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 và SPSS 16.0 để tổng hợp và
xử lý số liệu.










12

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG TÂM

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thực hiện nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của

Quốc hội khóa 11 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nghị định
số 05/2004//NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính Phủ, tỉnh Cần Thơ
được chia tách thành hai đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ trực thuộc
Trung ương và tỉnh Hậu Giang.


(Nguồn: www.haugiang.gov.vn)
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang

Về địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang tiếp xúc với 5 tỉnh, thành phố :
+ Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Tây sông Hậu
+ Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng
+ Phía Tây giáp 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu


13

+ Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ
Tỉnh gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Vị Thanh, thị
xã Ngã Bảy và 5 huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ
và huyện Vị Thủy. Cùng với thành phố Cần Thơ tỉnh Hậu Giang nằm ở trung
tâm ĐBSCL, có hệ thống sông ngòi chằng chịt bao quanh như sông Hậu, kênh
Quản Lộ, kênh Xáng Xà No….
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 160.244,81 ha. Trong đó:
+Đất nông nghiệp là 140.159,53 ha, chiếm 87,47%
+Đất phi nông nghiệp là 20.048,19 ha, chiếm 12,51%
+Đất chưa qua sử dụng là 37.09 ha, chiếm 0,02%
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Năm 2012 là một năm thành công của toàn tỉnh Hậu Giang khi là tỉnh
duy nhất của khu vực Tây Nam Bộ đạt mức tăng trưởng trên 10% và cao hơn

nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (bình quân cả nước là
5.02%). Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người chỉ mới đạt khoảng 23,64
triệu đồng, so với mức trung bình là 32,3 triệu đồng/người/năm của toàn khu
vực Tây Nam Bộ thì khoảng chênh lệch vẫn còn rất lớn đòi hỏi chính quyền
và nhân dân Hậu Giang phải tiếp tục nỗ lực trong thời gian tới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,13% (KH 14 - 14,5%), trong đó: khu
vực I tăng 4,01% (KH 5 - 6%); khu vực II tăng 17,14% (KH 17 - 18%); khu
vực III tăng 19,19% (KH 19 - 20%).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 240,24
triệu USD, tăng 2,2%KH, tăng 11% so với cùng kỳ, trong đó: xuất khẩu và dịch
vụ thu ngoại tệ thực hiện 217 triệu USD, tăng 3,3% KH, tăng 14% so cùng kỳ,
nhập khẩu thực hiện 23,24 triệu USD, bằng 88,94% so cùng kỳ, đạt 92,96%
KH.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 5.702,512 tỷ đồng,
tăng 14,99% so cùng kỳ, vượt 98,64% dự toán Trung ương giao, vượt 7,02% dự
toán HĐND tỉnh, trong đó: thu nội địa thực hiện 945 tỷ đồng, bằng 96,13% so
cùng kỳ, vượt 11,83% chỉ tiêu HĐND tỉnh. Tổng chi ngân sách địa phương thực
hiện 5.700,192 tỷ đồng, tăng 20,97% so cùng kỳ, vượt 98,72% dự toán Trung
ương, vượt 7,03% chỉ tiêu HĐND tỉnh.
Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông 99,92%, tăng 1,98%; bổ túc trung học phổ thông 83,98%, tăng
20,51%. Công tác phổ cập có tiến bộ, kết quả chống mù chữ 98,89%, tăng


14

0,25%; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 88,31%, tăng 0,64%; phổ cập
giáo dục trung học cơ sở 86,31%, tăng 0,25%; phổ cập giáo dục trung học phổ
thông 45,6%, tăng 5,38%.
Việc chuẩn hóa giáo viên được quan tâm, bậc mầm non giáo viên đạt

chuẩn 99,39%, trên chuẩn 72,84%; bậc tiểu học giáo viên đạt chuẩn 98,94%,
trên chuẩn 82,89%; bậc THCS giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 65,91%;
bậc THPT giáo viên đạt chuẩn 99,63%, trên chuẩn 6,98%. Năm 2012, Hậu
Giang công nhận 21 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 110,53% so với cùng
kỳ.
Công tác khám chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh được quan tâm chỉ
đạo thực hiện tốt; thường xuyên giám sát và xử lý môi trường tại các điểm có
nguy cơ xảy ra dịch Khánh thành đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa Ngã Bảy,
Châu Thành và 06 phòng khám khu vực, đang hoàn thiện bệnh viện Đa khoa
500 giường để đưa vào sử dụng. Thực hiện tốt chiến dịch truyền thông dân số,
chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình. Kế hoạch truyền thông
Dân số-CSSKSS-KHHGĐ thực hiện vượt 3,6% KH năm; mức giảm sinh 0,3‰
(KH 0,3‰) và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 11‰ (KH 11,62‰).
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt gần 58%. Tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15,5%, giảm 1,2% so với cùng kỳ, vượt
KH đề ra (KH 16,5%).
Số bác sĩ trên vạn dân đạt 5 bác sĩ, tăng 0,2 bác sĩ, đạt 100% KH. Số
giường bệnh trên vạn dân đạt 22 giường, tăng 1,88 giường, đạt 100% KH. Công
nhận 06 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Giải quyết việc làm 24.500 lao động, đạt 100% KH,số lao động được đào
tạo 18.000 lao động, đạt 100% KH, tăng 2,86%, so cùng kỳ: trong đó đào tạo
nghề trong tỉnh 8.410 lao động, ngoài tỉnh 9.590 lao động. Tỷ lệ lao động được
đào tạo so với tổng số lao động đạt 28%, đạt 100% KH, tăng 04% so với cùng
kỳ.
Tỷ lệ hộ nghèo còn 17,11%, giảm 3,59% so với cùng kỳ, vượt KH đề ra
(KH giảm từ 2-3%).
3.1.2. Giới thiệu về huyện Long Mỹ
3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Long Mỹ nằm phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang, nằm hoàn toàn
trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ

thống kênh rạch chằng chịt. Huyện có 2 khu di tích lịch sử là đền Bác Hồ và di


15

tích Đánh Bại 75 Tiểu Đoàn. là nơi hội tụ nhiều lợi thế để phát triển thương
mại - dịch vụ - công nghiệp và kinh tế - xã hội.
Về địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp với thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy.
+ Phía Nam giáp với huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và huyện
Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng.
+ Phía Tây giáp với huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang.
+ Phía Đông giáp với huyện Phục Hiệp.
Về hành chính, huyện có 15 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn là:
Long Mỹ, Trà Lồng và 13 xã là: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long Trị A,
Lương Tâm, Lương Nghĩa, Tân Phú, Thuận Hòa, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận
Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên.
3.1.2.2. Tình hình kinh tế- xã hội
Long Mỹ có điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển
cây trồng, vật nuôi và các hoạt động kinh tế khác. Thế mạnh của huyện là sản
xuất lúa, mía và khai thác tiềm năng mặt nước nuôi thuỷ sản, cung cấp nguyên
liệu cho Công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản. Hệ thống công trình cơ
sở hạ tầng - kinh tế xã hội của huyện đang từng bước hoàn chỉnh, nhất là hệ
thống giao thông thuỷ lợi, hình thành các cụm kinh tế xã hội, trung tâm chợ
xã; cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được quy hoạch và đang triển
khai thực hiện góp phần thu hút đầu tư, công trình văn hoá, phúc lợi xã hội.
Là vùng đất trồng trọt chiếm 78% giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó
trên 62% diện tích đất trồng lúa, những năm qua, nông nghiệp, ở huyện Long
Mỹ phát triển nhanh nhờ phong trào nông dân sản xuất giỏi. Tuy nhiên, sản
xuất nông nghiệp của Long Mỹ vẫn còn trong tình trạng manh mún. Mô hình

trồng rau màu, phong trào nuôi thủy sản của huyện phát triển nhanh và mang
lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Mặc dù không có lợi thế như các
vùng Ô Môn, Thốt Nốt của Cần Thơ, nhưng huyện Long Mỹ lại có diện tích
mặt nước khá rộng. Huyện định hướng phát triển thủy sản theo hướng đa dạng
về con giống, chủng loại, vận dụng điều kiện thực tế cụ thể để phát triển các
mô hình nuôi: lươn, rô phi, bống tượng, thát lát cườm, sặc rằn, cá lóc …
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2013 huyện Long Mỹ tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 12,62%, thu nhập bình quân đầu người 21,6 triệu đồng, giá
trị sản xuất tăng 10% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn
huyện đạt 63,5% kế hoạch; 2 xã điểm nông thôn mới đã đạt được đạt 11 tiêu chí;

×