Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện long mỹ tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.47 KB, 71 trang )














NGUYỄN VĂN SẮT EM
























LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành : 52620115



Tháng 12/2013
TRƯ
ỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH
Ơ

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN LONG MỸ
TỈNH HẬU GIANG


i

LỜI CẢM TẠ
  
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả thành viên trong gia đình.

Gia đình đã hết lòng ủng hộ và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho
em. Gia đình không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về vật chất mà còn là nguồn
động viên về tinh thần vô cùng to lớn giúp em hoàn thành luận văn một cách
tốt nhất. Sau ba năm học tập và nghiên cứu tại Khoa kinh tế và Quản trị kinh
doanh Trường Đại Học Cần Thơ. Hôm nay, với kiến thức học tập tại trường và
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp của mình, nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến:
Quý Thầy( Cô) Trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là Thầy (Cô) Khoa kinh
tế và Quản trị kinh doanh đã dầy công truyền đạt những kiến thức cho em
trong những năm theo học tại Trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô
Huỳnh Thị Đan Xuân đã nhiệt tình hướng dẫn đóng góp ý kiến để em hoàn
thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị
Phòng Kinh Tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long Mỹ
tỉnh Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Ngoài ra, em cũng chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị làm việc
tai xã Thuận Hưng, xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Và chân thành cám ơn đến các cô chú
nông dân đã giúp em hoàn thành luận văn trong thời gian qua.
Tuy nhiên do thời gian ngắn và lượng kiến thức có hạn cho nên luận văn
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em xin sự góp ý của Quý cơ quan và
Quý Thầy (cô) đề luận văn này được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế.
Cuối lời, em xin Kính chúc Thầy (cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh cùng các Cô Chú Anh Chị dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn thành
công trong đời sống và công việc.
Chân trọng kính chào!
TP. Cần Thơ, ngày … tháng ……năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Sắt Em




ii

LỜI CAM KẾT
  
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi, các số liệu thu thập, các kết quả phân tích trong đề tài là
trung thực và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

TP. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Sắt Em





















iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
  
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
………………………………………………………
Long Mỹ, ngày……tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(kí tên và đóng dấu)








iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

TP. Cần Thơ, ngày……tháng ……năm 2013
Giáo viên hướng dẫn







v

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Phạm vi về không gian 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 3
2.1.2 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính 5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi vịt đẻ 7
2.1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp tiếp cận 10
2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 11
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG.15
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN LONG MỸ 15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 16
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN LONG MỸ,
TỈNH HẬU GIANG NĂM 2012 17


vi


3.2.1 Trồng trọt 17
3.2.2 Chăn nuôi 20
3.2.3 Thủy sản 22
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT 23
ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG 23
4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU ĐIỀU TRA 23
4.2 THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ CÁC HỘ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ 23
4.2.1 Thông tin về hộ chăn nuôi vịt 23
4.2.2 Đất sản xuất của hộ nuôi vịt 25
4.2.3 Trình độ học vấn của hộ chăn nuôi 25
4.2.4 Về việc đăng ký xin phép nuôi 26
4.2.5 Lý do, mục đích chăn nuôi vịt 26
4.2.6 Về loại con giống và nguồn cung cấp 28
4.2.7 Về qui mô nuôi vịt và phân loại theo qui mô 30
4.2.8 Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng 31
4.2.9 Về giống vịt lấy trứng 31
4.2.10 Thời gian cho trứng của vịt 32
4.2.11 Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi 33
4.2.12 Đặc điểm tiêu thụ trứng 33
4.2.13 Về tình hình chạy đồng cho vịt 34
4.2.14 Thuận lợi khi nuôi vịt 35
4.2.15 Khó khăn khi nuôi vịt 36
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ 36
4.3.1 Phân tích chi phí cho việc chăn nuôi vịt đẻ 36
4.3.2 Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 39
4.3.3 Phân tích hiệu quả tài chính theo quy mô 42
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CHĂN
NUÔI VỊT ĐẺ 43



vii

4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
TRỨNG VỊT 45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1 KẾT LUẬN 47
5.2 KIẾN NGHỊ 48
5.2.1. Đối với hộ nuôi vịt 48
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 49
5.2.3. Đối với Nhà nước 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50























viii

DANH MỤC BẢNG
  
Trang
Bảng 2.1: Kỳ vọng của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 13
Bảng 2.2: Kỳ vọng của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng trứng vịt 14
Bàng 3.1: Tình hình chăn nuôi trong huyện từ năm 2010 - 2012 22
Bàng 3.2: Tình hình chăn nuôi trong huyện 6 tháng đầu năm 2013 23
Bàng 3.3: Tình hình chăn nuôi vịt đẻ trong huyện 6 tháng đầu năm 2013 23
Bảng 4.1: Số lượng mẫu phỏng vấn ở các xã 25
Bảng 4.2: Thông tin về hộ chăn nuôi vịt 26
Bảng 4.3: Số lượng lao động của các hộ 27
Bảng 4.4: Diện tích đất của hộ nuôi vịt 27
Bảng 4.5: Trình độ văn hóa của người chăn nuôi 28
Bảng 4.6: Về việc đăng ký xin phép nuôi 28
Bảng 4.7: Lý do chọn nuôi vịt 29
Bảng 4.8: Giống vịt được chọn nuôi 30
Bảng 4.9: Chọn loại con giống khi nuôi 31
Bảng 4.10: Nguồn cung cấp vịt giống 31
Bảng 4.11: Quy mô chăn nuôi vịt 33
Bảng 4.12: Phân loại hộ theo quy mô chăn nuôi vịt 33
Bảng 4.13: Thời gian nuôi vịt theo hộ 34
Bảng 4.14: Lý do chọn giống 34
Bảng 4.15: Thời gian cho trứng của vịt 35
Bảng 4.16: Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ hao hụt khi nuôi 36

Bảng 4.17: Các hình thức tiêu thụ trứng 37
Bảng 4.18: Nơi chuyển đồng cho vịt 38
Bảng 4.19: Thuận lợi của người nuôi vịt 39
Bảng 4.20: Khó khăn của người nuôi vịt 39
Bảng 4.21: Phân tích chi phí chăn nuôi vịt đẻ 40


ix

Bảng 4.22: Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ tính cho 1 trứng vịt 43
Bảng 4.23: Hiệu quả tài chính chăn nuôi vịt đẻ tính cho 1 con vịt 45
Bảng 4.24: Hiệu quả tài chính theo quy mô 46
Bảng 4.25: Kết quả phân tích các yếu tố hồi quy ảnh hưởng đến lợi nhuận 48
Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 50



























x

DANH MỤC HÌNH
  
Trang
Hình 4.1: Tỉ lệ giống vịt được chọn nuôi 30
Hình 4.2: Nguồn tiêu thụ trứng 37





























xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  

ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐHCT : Đại học Cần Thơ
PNN – PTNT : Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BVTV : Bảo vệ thực vật
UBND : Ủy ban nhân dân
























1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng, bao gồm cả
ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt, ngành dịch vụ, cả ngành lâm nghiệp và
ngành thủy sản nếu hiểu theo nghĩa rộng. Trong đó, ngành chăn nuôi giữ vai
trò rất quan trọng trong các nhóm ngành trên.
Trong những năn gần đây, chăn nuôi gia cầm đã trở thành ngành nghề
sinh sống khá phổ biến cho phần lớn dân cư ở vùng nông thôn. Sau những

năm đổi mới nền kinh tế, đàn gia cầm nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ
cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần giải quyết nhu cầu thực phẩm cho
nhân dân và cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu.
Chăn nuôi gia cầm cũng đã trở thành nguồn thu nhập chính cho đại bộ phận
dân cư ở nơi đây.
Ngành chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở đồng bằng nói
chung, ở Hậu Giang nói riêng mà cụ thể là ở huyện Long Mỹ được xem trọng,
chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn rất phong phú, tận dụng được
sản phẩm (đặc biệt là lúa…) rơi vãi sau thu hoạch, cũng như những nguồn phụ
phế phẩm của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Chăn nuôi vịt lấy
trứng theo hình thức chạy đồng lại là ngành đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ít
tốn kém, nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là một trong những vùng có số lượng
chăn nuôi gia cầm tương đối lớn đặc biệt là chăn nuôi vịt đẻ. Do ở khu vực
nông thôn đa số nông hộ lại ít đất, không biết kỹ thuật sản xuất canh tác mới
hoặc không đủ vốn để chuyển sang hoạt động sản xuất khác, nên đa phần cuộc
sống của gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ chăn nuôi vịt đẻ. Đề tài
“Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Long Mỹ - Tỉnh
Hậu Giang” nghiên cứu này nhằm góp phần cho người chăn nuôi biết được
hiệu quả thực tế từ mô hình nuôi vịt đẻ chạy đồng mang lại, để từ đó họ có thể
đầu tư đúng đắn hơn cho sự phát triển trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập vào trung phân tích hiệu quả tài chính của việc nuôi vịt đẻ ở
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm


2

làm tăng hiệu quả chăn nuôi cũng như nâng cao thu nhập từ việc chăn nuôi vịt

đẻ cho các nông hộ nơi đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1 : Phân tích tình hình về hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở
Huyện Long Mỹ - Tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 2 : Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện
Long Mỹ - Tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 3 : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi
vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Long Mỹ - Tỉnh Hậu Giang.
Thông qua đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất
nâng cao thu nhập, đồng thời khắc phục những khó khăn cho hộ chăn nuôi vịt
đẻ chạy đồng ở Huyện Long Mỹ - Tỉnh Hậu Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Việc chăn nuôi vịt lấy trứng của bà con đạt hiệu quả như thế nào?
- Việc tiêm phòng, kiểm dịch đã thực hiện tốt chưa?
- Những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Huyện Long Mỹ (cụ thể là ba xã Thuận Hưng,
Thuận Hòa và Vĩnh Viễn), tỉnh Hậu Giang.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Những thông tin về số liệu thứ cấp sử dụng cho luận văn được thu thập
từ năm 2010 đến năm 2012.
- Luận văn này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 08/2013 đến
11/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là các nông hộ nuôi vịt đẻ ở huyện Long
Mỹ (cụ thể là ba xã Thuận Hưng, Thuận Hòa và xã Vĩnh Viễn), tỉnh Hậu
giang.






3

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
- Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư
nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc
sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập tiến hành các
hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
của thành viên trong hộ.
- Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc
biệt, không giống như các đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất
chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống
nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó,
nông hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác
không có được.
2.1.1.2 Khái niệm kinh tế hộ
Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiêp,…để phục vụ cuộc
sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình
sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa
đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi
gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm

cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngay từ kinh tế hộ.
2.1.1.3 Đặc điểm hoạt động chăn nuôi và tổ chức kinh doanh chăn
nuôi
Chăn nuôi là ngành sản xuất chuyên môn hóa hẹp của sản xuất nông
nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi được phân biệt với sản phẩm trồng trọt bởi đối
tượng của nó là động vật, những cơ thể sống có hệ thần kinh. Với sự khác biệt
này, hoạt động chăn nuôi và tổ chức kinh doanh chăn nuôi trong cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp có những đặc điểm khác biệt với các hoạt động
sản xuất kinh doanh khác như:


4

+ Tính nhạy cảm cao của động vật, những đối tượng sản xuất sản phẩm
chăn nuôi đòi hỏi những người kinh doanh thường xuyên theo dõi, nắm bắt
nhu cầu về dinh dưỡng, hiểu biết các diễn biến tâm lý của vật nuôi để tìm ra
các biện pháp can thiệp thích hợp. Như vậy, các hoạt động chăm sóc của sản
phẩm chăn nuôi diễn ra thường xuyên hơn, chi phí cho các hoạt động này cao
hơn so với sản phẩm trồng trọt. Trong tổ chức kinh doanh chăn nuôi, một mặt
cần có sự đầu tư thoả đáng, mặt khác cần có các biện pháp tổ chức lao động,
thù lao hợp lý để gắn người lao động với kết quả sản xuất cuối cùng.
+ Quá trình sản xuất sản phẩm chăn nuôi vừa mang tính thường xuyên,
diễn ra hàng ngày, vừa có tính lặp đi, lặp lại… Vì vậy, đây là hoạt động có
điều kiện thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa. Đồng thời có khả năng tiết kiệm
chi phí nếu có biện pháp tổ chức hợp lý quá trình lao động.
+ Sản xuất kinh doanh sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế lớn, vì sản
phẩm chăn nuôi là các sản phẩm của động vật với các giá trị dinh dưỡng cao.
Sản phẩm chăn nuôi có tỷ suất hàng hóa lớn, vì nhiều vật nuôi không thể tiêu
dùng nội bộ, mặc dù đó cũng là những sản phẩm thiết yếu như sản phẩm trồng

trọt. Từ đặc điểm trên, vấn đề thị trường sản phẩm chăn nuôi có vị trí hết sức
quan trọng.
2.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả
- Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” ( Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang
289).
- Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế
nó là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo
chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang
244-NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2001).
2.1.1.5 Khái niệm về hiệu quả sản xuất
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát
từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần
của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt
được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà
sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực


5

đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối
ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
2.1.1.6 Khái niệm về hiệu quả tài chính
- Là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất để đem
lại lợi nhuận cao nhất. Hay nói cách khác khi phân tích hiệu quả tài chính chỉ
xem xét đến lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) của mô hình mang lại, mà không

xét đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội.
- Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các
chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường.
2.1.1.7 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao
động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất.
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu
tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và
ngược lại thì không hiệu quả.
- Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói
rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh
tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh
doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo
mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác
nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản
phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn….


Nói cách khác
Hiệu quả kinh tế = Lợi ích mô hình đem lại cho xã hội + lợi nhuận
(Doanh thu – chi phí) – Thiệt hại cho xã hội mà mô hình sản xuất gây ra.
2.1.2 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính
2.1.2.1 Tổng chi phí (TCP)
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định.
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi
phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với
việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.



6

Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất
vẫn phải chịu chi phí này.
- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản
phí này khi ngừng sản xuất.
 Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo
ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê)
(CPLĐ), chi phí vật chất (CPVT) và chi phí khác (CPK)

2.1.2.2 Doanh thu (DT)
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ
sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng trứng khi tiêu thụ nhân với
giá bán.

2.1.2.3 Lợi nhuận (LN)
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi
nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập).


2.1.2.4 Lợi nhuận / chi phí
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ

ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là
số dương người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.


2.1.2.5 Lợi nhuận / doanh thu
- Lợi nhuận ròng (LNR) bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí có công
lao động gia đình (LĐGĐ).
TCP = CPLĐ + CPVC + CPK

DT = S
ản l
ư
ợng * G
i
á
bán

LN = DT – CP
Lợi nhuận
LN/CP =
Chi phí


7

- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.




2.1.2.6 Doanh thu / chi phí
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số
DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì người sản
xuất hoà vốn, DT/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.



2.1.2.7 Thu nhập trên chi phí
- Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia
đình (CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi
chưa tính công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến
đổi, chi phí cố định, thuế (nếu có).
- Thu nhập ròng (TNR) bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí chưa có
công lao động nhà.
- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP là số dương thì
người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn
rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.



2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi vịt đẻ
2.1.3.1 Chuồng trại
Chuồng trại phải được dựng ở những nơi gần ao, mương hay gần nguồn
nước để tiện cho việc tắm rửa của vịt cũng như vệ sinh chuồng trại… Được xây
dựng đơn giản bằng các vật liệu địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre, lá, rơm,
Doanh thu
DT/CP =


Chi phí

Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu

Thu nhập
TN/CP =
Chi phí


8

rạ…Chuồng trại phải thuận tiện cho việc chăn nuôi, không để người ngoài ra
vào tự do, ngăn không cho các loại gia súc vào chuồng để hạn chế dịch bệnh.
Chất lượng chuồng trại tốt thì hiệu quả chăn nuôi sẽ cao. Nếu ta nuôi vịt chăn
thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì việc xây dựng chuồng trại cho
vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng tre hoặc lưới nilon để nhốt
vịt vào ban đêm sau khi vịt được cho ăn ở ngoài đồng về.
2.1.3.2 Thức ăn, nước uống
Trong chăn nuôi cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn là vấn đề rất quan
trọng. Thức ăn chăn nuôi vịt đẻ bao gồm thức ăn trên đồng ruộng trong quá
trình chăn thả chạy đồng và thức ăn bổ sung ở dạng thành phẩm, đảm bảo đầy
đủ và cân đối giữa các yếu tố: chất thô, chất xơ, đạm, khoáng,… Tùy theo
từng giai đoạn của vịt đẻ mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy cần đảm
bảo đủ về lượng và chất cho vịt nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Thức ăn
chiếm tỷ trọng cao trong chi phí chăn vịt đẻ. Vì vậy thức ăn có chất lượng và
được sử dụng có hiệu quả sẽ là điều quan trọng trong việc hạ giá thành trong
chăn nuôi. Ngày nay, thức ăn hỗn hợp đáp ứng một phần nào đó trong việc

tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, hạ chi phí trong chăn nuôi vịt.
Nước rất cần thiết cho đàn vịt hàng ngày, nước có tác dụng vừa để uống,
vừa để vịt tắm và rỉa lông. Vì vậy, cung cấp đủ nước uống cho vịt, nhất là
trong khi cho vịt ăn và khi trời nắng nóng là điều cần được quan tâm chú ý. Ở
nông thôn việc tiêu xài nước không tốn chi phí như ở thành thị. Nguồn nước
cho nuôi vịt chủ yếu là từ ao hồ, kênh rạch… Nước không phải là thức ăn
nhưng rất cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sinh lý, quá trình trao đổi chất
của vịt. Nước uống dùng cho vịt phải sạch, không chứa các vi khuẩn gây bệnh
cho vịt. Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường xung
quanh, đặc biệt là làm đục và bẩn nguồn nước…
2.1.3.3 Ánh sáng, nhiệt độ
Đây cũng là một yếu tố đòi hỏi người chăn nuôi phải có những điều
chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vịt. Đặc biệt là trong
giai đoạn sinh sản thì nhiệt độ, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất
quan trọng đối với vịt đẻ. Vì ánh sáng, nhiệt độ thích hợp sẽ giúp chúng đi lại
nhanh nhẹn, ăn uống bình thường, kích thích cơ thể phát triển mà không làm
giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
2.1.3.4 Chăm sóc
Người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi và tiêm phòng vacxin đúng
ngày, đúng liều lượng, đúng quy cách, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát


9

trùng hàng ngày phải rửa máng uống,… để hạn chế dịch bệnh cũng như giảm
tỷ lệ hao hụt.
2.1.3.5 Dịch bệnh
Một số bệnh thường gặp ở vịt là bệnh Newcastle, tụ huyết trùng, CRD
(đường hô hấp mãn tính), Gumboro,… Để phòng bệnh và hạn chế dịch bệnh
thì người chăn nuôi phải xây dựng chuồng trại hợp lý, lựa chọn con giống tốt,

nguồn thức ăn phải đảm bảo chất lượng, thuốc thú y tốt, cách chăm sóc nuôi
dưỡng, môi trường xung quanh,… Và tùy vào mỗi giai đoạn sinh trưởng và
sinh sản mà người chăn nuôi có những giải pháp hợp lý.
Đặc biệt trong những năm qua, với sự xuất hiện của đại dịch – dịch cúm
gia cầm thì hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ ngày càng giảm một cách rõ rệt. Chính vì
vậy, đây là nhân tố ảnh hưởng rất lên đến tình hình và hiệu quả chăn nuôi của
nông hộ trong những năm qua.
2.1.3.6 Phòng bệnh
Điều kiện chăn nuôi ở nông thôn hiện nay còn kém phát triển, các cơ sở
bán thuốc cũng như bác sĩ thú y chưa nhiều đã làm cho người chăn nuôi gặp
khá nhiều khó khăn trong việc phòng bệnh cho vịt. Hơn nữa, việc chạy đồng
ngày đây mai đó, phải thường xuyên thay đổi chỗ ở. Việc tiếp xúc với môi
trường mới, với những đàn gia cầm lạ là một trong những nguyên nhân lây lan
của nhiều thứ bệnh, nhất là cúm gia cầm. Đây là một trở ngại lớn cho các hộ
chăn nuôi nói chung. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan thú y cấp xã cần phải nắm rõ
số lượng gia cầm của từng hộ dân ở địa phương và những hộ chăn nuôi từ
những địa phương khác chuyển đồng đến, từ đó cử cán bộ thú y xuống tiêm
phòng cũng như hướng dẫn cách phòng bệnh cho vịt nhất là những bệnh có
khả năng lây lan trên diện rộng như cúm gia cầm…
2.1.3.7 Con giống
Giống ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ hao hụt, tiêu tốn thức ăn,
thời gian nuôi. Do vậy, người chăn nuôi phải biết nhiều loại giống để có thể
lựa chọn con giống tốt, phù hợp với đặc điểm chăn nuôi của mình, bên cạnh
đó là điều kiện khí hậu nơi chăn nuôi, nhu cầu của người tiêu dùng,… nhằm
nâng cao năng suất vật nuôi cũng như thoả mãn yêu cầu về mặt kinh tế.
2.1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trần Bá Đạt (2009) và Nguyễn Thị Thùy Trang (2007), cùng phân tích
hiệu quả sản xuất của việc chăn nuôi vịt ở ĐBSCL, mục tiêu chung của đề tài
là phân tích hiệu quả sản xuất của việc chăn nuôi vịt thịt và tìm ra nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên địa bàn nghiên cứu có khác nhau. Đề



10

tài của Trần Bá Đạt (2009) nghiên cứu ở tỉnh Cà Mau; Nguyễn Thị Thùy
Trang (2007) nghiên cứu ở tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu của Trần Bá
Đạt (2009): kết quả thu nhập từ một con vịt trong một tháng nhỏ nhất là
5.538,46 đồng/con, cao nhất là 27.456,25 đồng/con và trung bình là 15.290,64
đồng/con. Thu nhập phụ thuộc rất lớn vào giá bán, tỷ lệ chết và trọng lượng
bình quân. Giá bán vịt thấp nhất là 12.000 đồng/kg đó là vào thời điểm xảy ra
dịch cúm, cao nhất là 25.000 đồng/kg vào thời điểm mùa khô có rất ít người
nuôi vịt và trung bình là 20.170 đồng/kg. Với giá này thì người nuôi vịt có lời.
Thu nhập ròng trong mô hình hồi quy chỉ phụ thuộc vào các yếu tố: chi phí
con giống, chi phí thức ăn, giá bán, tỷ lệ chết và trọng lượng bình quân. Còn ở
đề tài Nguyễn Thị Thùy Trang (2007) thì kết quả thu nhập vịt đẻ trong một
tháng nhỏ nhất là 364.172,56 đồng/tháng, cao nhất là 532,472,34 đồng/tháng
và trung bình là 415.290,64 đồng/tháng. Thu nhập phụ thuộc rất lớn vào giá
bán, tỷ lệ chết và trọng lượng bình quân. Thu nhập ròng trong mô hình hồi quy
chỉ phụ thuộc vào các yếu tố: chi phí lãi vay, chi phí thức ăn, chi phí thú y,
chi phí chạy đồng.
Trong những nghiên cứu năm trước đây, vịt đẻ chạy đồng ở huyện Long
Mỹ chưa được chú trọng về mức hiệu quả tài chính và mức thất thoát của việc
kém hiệu quả tài chính mang lại. Đề tài đều phân tích các chỉ số tài chính của
quá trình chăn nuôi vịt đẻ và việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
trứng đạt được qua từng đợt nuôi. Đó là điểm mới trong đề tài nghiên cứu này.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp tiếp cận
Phỏng vấn trực tiếp một số nông hộ chăn nuôi vịt đẻ tại huyện Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang.
2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Dựa vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của Hậu Giang và đặc điểm kinh
tế của huyện Long Mỹ, địa bàn có số nông hộ chăn nuôi gia cầm tương đối lớn
đặc biệt là nuôi vịt đẻ. Đề tài được thực hiện với cách chọn vùng nghiên cứu
theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên, chọn hai xã có số lượng vịt nuôi lớn
tiêu biểu là xã Thuận Hưng và Vĩnh Viễn để tiến hành nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách thiết kế bảng câu hỏi,
tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở
huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang về chi phí, số lượng nuôi, về những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình nuôi. Tổng số mẫu phỏng vấn là 60, những mẫu


11

này được thu thập một cách thuận tiện, mặc dù số mẫu không nhiều nhưng
mang tính đại diện nên số liệu thu thập được có độ chính xác cao.
- Số liệu thứ cấp: được thu thập qua sách, báo, internet, Niên giám thống
kê huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang năm 2012.
* Nội dung phỏng vấn:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nông hộ, về tình hình chăn nuôi vịt
lấy trứng theo hình thức chạy đồng.
+ Thông tin về chi phí nuôi vịt lấy trứng như chi phí giống, chi phí thức
ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí chuyển đồng, chi phí lao
động thuê mướn, chi phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí khác .
+ Thông tin khác như: Trình độ học vấn, phương thức chăn nuôi, lý do
tham gia ngành, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm đến các hộ chăn nuôi, những
thuận lợi và khó khăn khi nuôi vịt lấy trứng, đề xuất của các nông hộ nhằm
khắc phục những khó khăn gặp phải
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ

chăn nuôi vịt đẻ trong huyện. Sử phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để
dự đoán, ước lượng giá trị của biến (biến dự báo hay biến phụ thuộc) theo giá
trị của một hay nhiều biến khác (biến độc lập X
i
) để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi vịt huyện Long Mỹ. Phương trình
hồi quy tổng thể có dạng:
Y = α
0
+ α
1
X
1
+ α
2
X
2
+ α
3
X
3
+ α
4
X
4
+ α
5
X
5
+ α

6
X
6
+ α
7
X
7


Trong đó:
- Biến phụ thuộc (Y): Lợi nhuận (đồng/trứng).
- Chi phí giống (X
1
): Biến này cho biết chi phí mua con giống (vịt hậu
bị hay vịt con). Biến này được kỳ vọng tương quan thuận với lợi nhuận, chi
phí con giống cao do mua giống có năng suất cao.
- Chi phí thức ăn (X
2
): Biến này cho biết chi phí thức ăn trong một đợt
nuôi. Biến này được kỳ vọng tương quan nghịch với lợi nhuận, khi chi phí
thức ăn tăng, năng suất trứng có thể giảm (do không chạy đồng) thì làm lợi
nhuận giảm theo.
- Chi phí thuốc thú y (X
3
): Biến này cho biết chi phí thuốc thú y đã
dùng trong đợt nuôi, bao gồm cả chi phí tiêm ngừa vacxin. Biến này được kỳ


12


vọng tương quan thuận với lợi nhuận, tiêm ngừa vacxin có thể giảm bớt thất
thoát đàn vịt khi có bệnh.
- Chi phí chuồng trại (X
4
): Biến này cho biết chi phí mua dụng cụ để
làm chuồng cho một đợt nuôi vịt. Biến này được kỳ vọng tương quan thuận
với lợi nhuận, nếu chuồng trại được xây dựng ở nơi thoáng mát, thuận lợi cho
vịt đẻ thì giảm được thất thoát trứng vịt, ngoài ra cũng phòng tránh được dịch
bệnh.
- Chi phí chuyển đồng (X
5
): Biến này cho biết tổng chi phí cho mỗi lần
vịt chạy đồng. Biến này được kỳ vọng tương quan nghịch với lợi nhuận,
chuyển đồng nhiều làm chi phí tăng đồng thời làm vịt ngưng đẻ tạm thời.
- Chi phí lao động thuê (X
6
): Biến này cho biết chi phí bỏ ra để thuê
người chăn vịt, số lượng người chăn vịt phụ thuộc vào số lượng đàn vịt. Biến
này được kỳ vọng tương quan thuận với lợi nhuận, chi phí thuê lao động cao
thì giảm được thất thoát đàn vịt do lạc mất.
- Chi phí thuê đất (X
7
): Biền nay cho biết chi phí để thuê đồng cho vịt
ăn. Biến này được kỳ vọng tương quan thuận với lợi nhuận, đồng thuê nhiều
thì cung cấp đủ thức ăn cho vịt.
Bảng 2.1: Kỳ vọng của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Các biến Diễn giải Kỳ vọng Đeơn vị
Y Lợi nhuận đồng/trứng
X
1

Chi phí giống (CPG) + đồng/trứng
X
2
Chi phí thức ăn (CPTA) - (đồng/trứng)
X
3
Chi phí thú y (CPTHUY) + (đồng/trứng)
X
4
Chi phí chuồng trại (CPCH) + (đồng/trứng)
X
5
Chi phí chuyển đồng (CPCĐ) - (đồng/trứng)
X
6
Chi phí lao động thuê (CPLDT)

+ (đồng/trứng)
X
7
Chi phí thuê đất (CPTĐ) + (đồng/trứng)
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng trứng vịt đẻ ta sử dụng
phương pháp hồi qui tuyến tính.
Y = α
0
+ α
1
X
1
+ α

2
X
2
+ α
3
X
3
+ α
4
X
4
+ α
5
X
5
Trong đó:
- Biến phụ thuộc là Y : Lượng trứng vịt đẻ (trứng/đàn/đợt)


13

- Tỷ lệ hao hụt (X
1
): Biến này cho biết tỷ lệ thất thoát số lượng nuôi
trong đợt. Biến này được kỳ vọng tương quan nghịch với lượng trứng vịt đẻ
của hô chăn nuôi.
- Trình độ học vấn (X
2
): Biến này cho biết trình độ học vấn của người
chăn nuôi. Biến này được kì vọng tương quan thuận với số lượng trứng vịt đẻ

của hộ chăn nuôi. Nếu trình độ càng cao thì người chăn nuôi càng có nhiều
khả năng tiếp cận thông tin kỹ thuật giúp chăn nuôi đạt hiệu quả hơn từ đó
tăng năng suất trứng.
- Quy mô đàn (X
3
): Thể hiện số lượng con giống vịt đẻ mà các nông hộ
nuôi trong một đàn/đợt, kỳ vọng rằng biến này sẽ tương quan thuận với số
lượng trứng vịt đẻ của hộ chăn nuôi. Nghĩa là khi các nông hộ nuôi với quy
mô càng lớn thì sẽ mang lại số lượng trứng nhiều và lợi nhuận càng cao.
- Thời gian nuôi (X
4
): Biến này cho biết số tháng mà các nông hộ đầu
tư chăn nuôi vịt đẻ. Kỳ vọng rằng biến này sẽ tương quan thuận với số lượng
trứng vịt đẻ của hộ chăn nuôi. Nghĩa là các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ với thời
gian càng dài thì sẽ mang lại số lượng trứng vịt càng nhiều.
- Kinh nghiệm (X
5
) : Biến này cho biết số năm từ khi các nông hộ chăn
nuôi vịt đẻ đến thời điểm nghiên cứu. Được kì vọng tương quan thuận với số
lượng trứng vịt đẻ của hộ chăn nuôi. Vì kinh nghiệm càng nhiều, người chăn
nuôi tích luỹ được nhiều kiến thức, giúp hoạt động chăn nuôi đạt hiệu quả hơn.
Bảng 2.2: Kỳ vọng của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng trứng vịt
Các biến Diễn giải Kỳ vọng Đơn vị
X
1
Tỷ lệ hao hụt - (%)
X
2
Trình độ học vấn + (Năm)
X

3
Quy mô đàn + (Con)
X
4
Thời gian nuôi + (Tháng)
X
5
Kinh nghiệm + (Năm)
 Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi,
trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính:
+ Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí công lao động nhà
(TNR/CPLDN): nhằm biết thu nhập hộ chăn nuôi vịt có bù đắp được chi phí
công lao động nhà hay không.

×