Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 106 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH






NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM
CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã ngành: 5260115





12 - 2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN
MSSV: 4105097



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA
NÔNG HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã ngành: 5260115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TẠ HỒNG NGỌC




12 - 2013

i
LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học ở trường, được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô
trường Đại học Cần Thơ, em đã được học những kiến thức thật sự hữu ích cho
chuyên ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô ở Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh. Em xin
chân thành cảm ơn cô Tạ Hồng Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm cô!
Xin gởi lòng biết ơn đến cán bộ sở NN&PTNT thành phố Vị Thanh tỉnh
Hậu Giang, các hộ nông dân trồng khóm ở địa phương, cùng bạn bè đã tận
tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông
tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và đạt nhiều
thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày 02 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Ngọc Tuyền












ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa
học nào.




Cần Thơ, Ngày 02 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Ngọc Tuyền



















iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

























Hậu Giang, Ngày……tháng…… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)






iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






























Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Tạ Hồng Ngọc

v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN































Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên phản biện





vi
MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi không gian 2
1.3.3 Phạm vi thời gian 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật 5
2.1.3 Cơ sở lý thuyết về hàm cận biên (SFA – Stochastic Frontier Approach)
6
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính được phân tích 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 11
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT KHÓM TẠI TỈNH HẬU GIANG 22
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỈNH HẬU GIANG 22
3.1.1 Đôi nét về tỉnh Hậu Giang 22
3.1.2 Tình hình kinh tế 27
3.1.3 Tình hình văn hóa – xã hội và dân số 31
3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHÓM CỦA NÔNG HỘ TẠI

THÀNH PHỐ VỊ THANH VÀ HUYỆN LONG MỸ TRONG GIAI ĐOẠN
2010 – 6/2013 32
3.3.1 Giới thiệu về khóm Cầu Đúc 32
3.3.2 Thực trạng tình hình sản xuất khóm tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010
– 6/2013 40

vii
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ
SẢN XUẤT KHÓM TẠI TỈNH HẬU GIANG 43
4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG
KHÓM TẠI TỈNH HẬU GIANG 43
4.1.1 Mô tả về các đặc điểm của hộ trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu năm
2013 43
4.1.2 Phân tích các yếu tố đầu vào 53
4.1.3 Hiệu quả kỹ thuật mà nông hộ đạt được trong mô hình sản xuất khóm 61
4.1.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính có trong mô hình 62
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA NÔNG
HỘ TẠI TỈNH HẬU GIANG 63
4.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng khóm
trên địa bàn 63
4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng
khóm trên địa bàn 68
4.3 TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
NĂNG SUẤT CŨNG NHƯ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 71
4.3.1 Giải pháp nâng cao năng suất sản xuất của mô hình khóm của nông hộ
trên địa bàn 71
4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng khóm 72
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

5.1 KẾT LUẬN 73
5.2 KIẾN NGHỊ 74
5.2.1 Về phía nông hộ 74
5.2.2 Về phía Nhà nước 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 1 78
BẢNG PHỎNG VẤN 78
PHỤ LỤC 2 85
KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH FRONTIER 85



viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kỳ vọng các biến độc lập có trong mô hình 2.11 15
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn các loại chồi 35
Bảng 3.2: Diện tích trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2011 đến 6 tháng đầu
năm 2013 41
Bảng 3.3: Năng suất và sản lượng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2013 41
Bảng 4.1: Độ tuổi của nông hộ trồng khóm tại Hậu Giang năm 2013 43
Bảng 4.2: Số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang
năm 2013 44
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 45
Bảng 4.4: Tỷ lệ tham gia khuyến nông, tập huấn và kết quả sau khi tập huấn
của hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. 46
Bảng 4.5: Diện tích và lao động trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại
tỉnh Hậu Giang năm 2013 48
Bảng 4.6: Lý do tham gia sản xuất khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang
năm 2013 49

Bảng 4.7: Nguồn giống của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm
2013 50
Bảng 4.8: Lý do chọn giống của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang
năm 2013 50
Bảng 4.9: Những thuận lợi trong mô hình sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang
năm 2013 51
Bảng 4.10: Những khó khăn trong mô hình sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang
năm 2013 52
Bảng 4.11: Kết quả về việc sử dụng giống và phân bón của nông hộ sản xuất
khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 54
Bảng 4.12: Kết quả điều tra về các yếu tố kỹ thuật của nông hộ sản xuất khóm
tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 55
Bảng 4.13: Kết quả điều tra về các khoản mục chi phí bình quân trên 1000m
2

của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 57
Bảng 4.14: Kết quả điều tra về các khoản mục chi lao động bình quân trên
1000m
2
của nông hộ sản xuất khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 58
Bảng 4.15: Kết quả điều tra về giá giống và lượng giống của nông hộ sản xuất
khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013 60
Bảng 4.16: Kết quả sản xuất khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang
năm 2013 61

ix
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính của nông hộ sản xuất khóm tại
tỉnh Hậu Giang năm 2013 62
Bảng 4.18: Bảng thống kê mô tả các biến có trong hàm sản xuất 2.11
64

Bảng 4.19: Bảng kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả
kỹ thuật của 80 nông hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang năm 2013
65
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm phi hiệu quả kỹ
thuật cho 80 hộ trồng khóm tại Hậu Giang năm 2013 68
Bảng 4.21: Thống kê tỷ trọng hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng khóm tại Hậu
Giang 70



























x
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang 23
Hình 3.2: Trái khóm Cầu Đúc – Hậu Giang 32
Hình 3.3: Sơ đồ cách bố trí khóm theo hàng đơn 36
Hình 3.4: Sơ đồ cách bố trí khóm theo hàng kép 36





























xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVT: Đơn vị tính.
BVTV: Bảo vệ thực vật.
SNN & PTNT: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
UBNN: Ủy ban nhân dân.
STT: Số thứ tự.
MLE: Ước lượng khả năng cao nhất (Maximum likelihood estimation).
OLS: Ước lượng bình phương bé nhất (Ordinary least squares).
LĐGĐ: Lao động gia đình
SFA : Cơ sở lý thuyết hàm cận biên (Stochastic Frontier Approach)







1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hậu Giang là một tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở trung tâm
châu thổ sông Mêkong. Hậu Giang có thế mạnh về cây khóm và cây ăn quả
các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn
nuôi gia súc. Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều thực
khách ưa chuộng như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị
Trong số đó, tỉnh đã chọn khóm làm cây trồng mũi nhọn, vì cây khóm đã gắn
bó với người dân nơi đây hơn 100 năm nay. Thêm vào đó cây khóm cũng
thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây nên hằng năm thu hoạch đạt năng suất rất
cao, và chất lượng trái tốt mà nhiều nơi khác khó có thể sánh bằng. (Cổng
thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2013).
Khóm Cầu Đúc Hậu Giang là đặc sản của vùng được Cục Sở hữu Trí tuệ
công nhận nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2006. Do đó, để góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế vùng, tỉnh đã tích cực đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, công
trình thủy lợi, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào các mô
hình sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng. Kết quả là những năm gần đây,
mặc dù diện tích trồng khóm trên toàn tỉnh không gia tăng, cụ thể là năm 2011
là 1.682 ha đến 6 tháng đầu năm 2013 còn 1.588 ha, nhưng năng suất bình
quân không giảm, cụ thể là năm 2011 đạt 14,4 tấn/ha đến 6 tháng đầu năm
2013 tăng lên 18 tấn/ha (Sở NN&PTNN tỉnh Hậu Giang, 2013). Nhờ vậy, kinh
tế hộ được cải thiện đáng kể, cho thấy việc đầu tư của tỉnh đã dần có hiệu quả.
Thực tế thì diện tích canh tác trên toàn tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún,
các hộ gia đình thường sản xuất theo kinh nghiệm, tập quán canh tác của các
nông hộ còn mang tính chất bảo thủ nên hầu như hộ thường ít chấp nhận áp
dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất, hộ thường trồng một lần khai thác
nhiều năm, nhiều vụ làm đất đai thì thoái hóa, mất dần chất dinh dưỡng, tạo
điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh tích lũy trong ruộng như rệp sáp gây bệnh
héo khô đầu lá, thối trái,… Từ thực trạng trên năng suất khóm cũng bị ảnh
hưởng rất nhiều, thứ nhất làm cho chất lượng trái không đồng đều, riêng về
sản lượng mỗi năm khoảng 20.000 tấn/năm, nhưng khi cần huy động sản

lượng lớn vùng không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, do thu hoạch
không đồng loạt. Cần có những giải pháp hữu hiệu hơn về kỹ thuật để góp
phần vào sự phát triển của thương hiệu Khóm Cầu Đúc Hậu Giang.

2
Để hiểu rõ hơn về những vấn đề nêu trên, đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ
thuật trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang” được
thực hiện nhằm phản ánh thực trạng sản xuất khóm ở Hậu Giang, bên cạnh đó
cũng để tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi đang tồn tại, sau đó đi đến phân
tích và đánh giá lại hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật, khắc phục những mặt
khó khăn đang có, góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho những
lao động nhàn rỗi tại địa bàn, cải thiện kinh tế cho nông hộ và giúp cho mô
hình sản xuất ngày một phát triển vững chắc.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích hiệu quả kỹ thuật trong mô hình trồng khóm của nông
hộ tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như
sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất khóm của nông hộ tại thành phố
Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng khóm của
nông hộ tại địa bàn nghiên cứu;
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
kỹ thuật của mô hình trồng khóm;
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kỹ

thuật để góp phần tăng năng suất, cũng như tăng thu nhập cho nông hộ trồng
khóm ở địa phương.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng khóm tại thành phố
Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang.



3
1.3.3 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu sơ cấp được thu thập trong vụ sản xuất gần nhất, hộ xuống giống
vào tháng 6 đến tháng 7 năm 2013.
Đề tài được thực hiện từ 08/2013 đến 12/2013.







































4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Hộ
Là gia đình coi như một đơn vị chính quyền, là đơn vị những người cùng
ăn ở với nhau, là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà.
Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người
làm công (Lâm Quang Huyên, 2004).
Theo Liên hiệp quốc: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một
mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ”.
Tại cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ tư về quản lý nông hộ tại Hà Lan năm
1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan
đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.
Giáo sư Mc.Gee, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á thuộc Đại học tổng
hợp British Columbia nêu quan niệm: “Hộ là một nhóm người cùng chung
huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn
chung một măm cơm và có chung một ngân quỹ”.
Như vậy, hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc sống chung hay
không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn
chung và có chung một ngân quỹ ( Lâm Quang Huyên, 2004)
2.1.1.2 Nông hộ và đặc trưng của nông hộ
Nông hộ (hộ nông dân) là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan
hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành
các hoạt động sản xuất nông nghiêp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu của các thành viên trong hộ. (Trần Quốc Khánh, 2005)
Nông hộ có các đặc trưng:
+ Mục đích sản xuất của nông hộ là sản xuất ra nông, lâm sản phục vụ
cho nhu cầu của chính họ. Vì vậy, hộ nông dân chỉ sản xuất ra cái họ cần. Khi
sản xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu. Khi sản xuất dư
thừa họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó

không phải là mục tiêu chính của hộ nông dân.

5
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ
canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên cùng huyết thống, về
quan hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời.
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo gồm việc
sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề… (Trần Quốc
Khánh, 2005).
2.1.1.3 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích chính của
loại hình kinh tế này nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (Trần Quốc
Khánh, 2005). Tuy nhiên các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi
nhưng ở mức độ hạn chế.
2.1.1.4 Thống kê mô tả
- Phương pháp thống kê mô tả là mô tả những thuận lợi và khó khăn mà
nông dân đang mắc phải: chất lượng cây giống, kỹ thuật trồng, công tác thủy
lợi, đầu ra, giá cả,…(Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011)
2.1.1.5 Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét chỉ tiêu về lợi nhuận
năm sau thay đổi so với năm trước như thế nào, nguyên nhân do áp dụng kỹ
thuật mới so với không áp dụng kỹ thuật mới. (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011)
2.1.1.6 Yếu tố sản xuất có trong mô hình
- Yếu tố đầu vào là các yếu tố nội sinh trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất. Chúng được đo lường bằng lượng đầu vào (nếu có thể lượng hóa
được). Trong sản xuất khóm thì các yếu tố đầu vào gồm có: giống, phân bón,
thuốc trừ sâu, đất đai, vốn và lao động… (Nguyễn Phú Son, 2004).
- Yếu tố đầu ra là những hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra từ quá trình

sản xuất. Yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng (Nguyễn Phú Son,
2004). Các yếu tố ngoại sinh khác tác động đến hiệu quả kỹ thuật và năng suất
của cây khóm.
2.1.2 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật
2.1.2.1 Một số lý luận về hiệu quả
- Hiệu quả là việc ưu tiên xem xét và lựa chọn các nguồn lực sao cho đạt
hiệu quả cao nhất. Hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu như không sử dụng

6
nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp và đáp ứng được nhu cầu thị
trường. (Từ điển bách khoa Việt Nam 2)
- Kỹ thuật: Theo Ủy ban kiểm định Hoa kỳ: “Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó
kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập,
nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển các cách
thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích
của con người”.
2.1.2.2 Hiệu quả kỹ thuật
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đặng, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng:
“Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một lượng sản phẩm nhất định
khi sử dụng lượng sản phẩm đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật là một
phần của hiệu quả kinh tế. Để tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải
sản xuất ở mức sản lượng tối đa tương ứng với mức đầu vào nhất định, hay nói
cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu nguồn lực đầu vào để
tạo ra mức sản lượng nhất định.”
Ông cho rằng: “Hiệu quả kỹ thuật được đánh giá qua tỷ số giữa năng
suất thực tế đạt được của người sản xuất so với mức tăng năng suất cao nhất
có thể đạt được tại mỗi mức đầu vào nhất định, trong điều kiện công nghệ sản
xuất và giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra không đổi”.
2.1.3 Cơ sở lý thuyết về hàm cận biên (SFA – Stochastic Frontier
Approach)

2.1.3.1 Ước lượng hợp lý cực đại
“MLE (Maximum Likelihood Method) có thể được công thức hóa trong
xác suất cổ điển với tên là Lý thuyết của ước lượng. Khả năng cực đại là một
phương pháp đánh giá những tham số một mô hình thoái lui, từ đó giải quyết
tốt cho những mẫu lớn. MLE dẫn đến việc giải quyết làm cực đại tích của
những đa thức.
MLE được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, không chỉ trong
ngành sinh học nói riêng mà còn nhiều ngành khác như: xử lý ngôn ngữ tự
nhiên, điện tử viễn thông, tài chính ngân hàng, …
Chúng ta có một mô hình xác suất M của hiện tượng nào đó. Chúng ta
biết chính xác cấu trúc của M, nhưng không biết là những giá trị của những
tham số xác suất θ của nó. Mỗi sự hiện diện của M cho một sự quan sát x[i],
tương ứng với phân phối của M.

7
Mục tiêu của chúng ta là với các mẫu x[1],…, x[N], ước lượng những
tham số xác suất θ từ quá trình phát sinh quan sát dữ liệu trên.
Hàm khả năng (Likelihood Function) tương ứng với các mẫu x[1],…,
x[N] được cho bởi mô hình những tham số θ với mô hình xác xuất có điều
kiện M, được định nghĩa như sau:
L(θ) = P(x [1],…, x[N]| θ, M) (2.1)
Điều kiện đặt ra cho những mô hình chúng ta sẽ xem xét cho những mẫu
x[1] , x[2], …, x[N] là:
Tập giá trị x[i] (i =1, …, N) được xác định.
- Sự phân bố của mỗi mẫu có khả năng xảy ra là như nhau.
- Mỗi mẫu được lấy độc lập với những mẫu trước đó.
Trong MLE chúng ta tìm kiếm tham số mẫu θ làm cho hàm trên đạt giá
trị cực đại. Hay là phải tìm một vectơ của những tham số θ mới được phát sinh
từ bộ dữ liệu đã cho”. (Bùi Văn Đồng, 2007)
2.1.3.2 Ước lượng hợp lý cực đại trên mẫu qua sát

Nếu x là biến ngẫu nhiên với hàm phân bố:
f
x[i]
(θ1, θ2, , θK) (2.2)
Với θ
1

2
, ,θ
K
trong đó K là tham số cần phải ước lượng, với dãy N mẫu
độc lập là x[1], x[2],…,x[N]. Thì hàm likelihood được cho bởi tích sau:
L
D

1
, θ
2
, , θ
K
) =


N
i 1
f
x[i]

1
, θ

2
, , θ
K
) (2.3)
Từ đó, ta có hàm ln của likelihood như sau:

D
(θ ) = ln L
D
(θ) =


N
i 1
ln f
x[i]

1
, θ
2
, , θ
K
) (2.4)
MLE của θ
1
, θ
2
, , θ
K
đạt được khi L

D
(θ) hay

D
(θ ) là lớn nhất, chúng
ta đã biết xác định giá trị lớn nhất với

D
(θ ) dễ hơn với L
D
(θ), vậy MLE
của θ
1
, θ
2
, , θ
K
là giải hệ K phương trình sau:
j



)(
= O, j = 1, 2,…, K (2.5)
(Bùi Văn Đồng, 2007)


8
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính được phân tích
2.1.4.1 Tổng chi phí

Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công (một công bằng 1.000m
2
).
- Chi phí sản xuất là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình trồng
trọt với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của
nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
- Tổng chi phí sản xuất là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho
hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm
cuối cùng.
Tổng chi phí = Chi phí vật chất (chi phí trang bị kỹ thuật và chi phí vật tư) +
chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê) + các chi phí khác
- Các khoản mục chi phí được sử dụng trong bài:










2.1.4.2 Tổng doanh thu
Tổng doanh thu là giá trị thành tiền từ tổng sản lượng thu được nhân với
đơn giá được bán ra của nông hộ trồng.

2.1.4.3 Lợi nhuận
- Lợi nhuận của nông hộ là phần còn lại của nông hộ sau khi đã trừ đi các
khoản chi phí hay là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát

sinh trong quá trình sản xuất, trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội LĐGĐ.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (bao gồm CP LĐGĐ)
Chi phí
giống

Đơn giá giống

Số lượng giống sử dụng
trên một đơn vị diện tích

=
x
Chi phí
thuốc
Đơn giá thuốc
Số lượng thuốc sử dụng
trên một đơn vị diện tích
=

x

Chi phí
phân bón
Đơn giá phân
Số lượng phân sử dụng
trên một đơn vị diện tích
=

x


Chi phí lao
động

Tiền lương bình
quân /1 lao động
/ngày

Số ngày công bình quân trên
đơn vị diện tích

=
x
Tổng doanh thu

Đơn giá

Tổng sản lượng bán ra

= x

9
- Lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động mà người sản
xuất trực tiếp bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất.
Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính
là 8 giờ lao động).
2.1.4.4 Thu nhập
Thu nhập của nông hộ là tổng phần lợi nhuận mà nông hộ thu được bao
gồm cả chi phí cơ hội lao động gia đình.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơ hội lao động gia đình
2.1.4.5 Các chỉ tiêu kinh tế trung bình trên mỗi hộ

- Doanh thu/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia
cho tổng số hộ được điều tra (80 hộ). Tỷ số này cho biết doanh thu trung bình
của mỗi hộ khi tham gia sản xuất.
- Chi phí/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho tổng
số hộ được điều tra. Tỷ số này cho biết chi phí trung bình của mỗi hộ phải bỏ
ra khi tham gia sản xuất.
- Thu nhập/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho
tổng số hộ được điều tra. Tỷ số này cho biết thu nhập trung bình của mỗi hộ
thu được khi tham gia sản xuất.
- Lợi nhuận/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho
tổng số hộ được điều tra. Tỷ số này cho biết lợi nhuận trung bình của mỗi hộ
thu được khi tham gia sản xuất.
2.1.4.6 Tỉ suất về doanh thu
- Doanh thu (DT) trên chi phí chưa có LĐGĐ là tỷ số được tính bằng
cách lấy doanh thu chia cho chi phí chưa có LĐGĐ. Tỷ số này thể hiện một
đồng chi phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Được biểu hiện bởi công thức sau:
DT/CP chưa LĐGĐ = Doanh thu/Chi phí chưa lao động gia đình
- Tỉ suất doanh thu là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia
cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được bao
nhiêu đồng doanh thu. Được thể hiện bởi công thức sau:
Tỉ suất doanh thu = Doanh thu/Tổng chi phí sản xuất
2.1.4.7 Tỉ suất về thu nhập
- Thu nhập (TN) trên chi phí chưa có LĐGĐ là tỷ số được tính bằng cách
lấy thu nhập chia cho chi phí chưa có LĐGĐ. Tỷ số này thể hiện một đồng chi

10
phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Được biểu
hiện bởi công thức sau:
TN/CP chưa LĐGĐ = Thu nhập/Chi phí chưa lao động gia đình

- Tỉ suất thu nhập phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi người sản xuất
đầu tư một đồng chi phí sản xuất thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng thu nhập
tương ứng.
Tỉ suất thu nhập = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất
Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời, còn nếu chỉ số nhỏ
hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ.
- Thu nhập trên doanh thu (TN/DT) là tỷ số được tính bằng cách lấy thu
nhập chia cho doanh thu. Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì có
bao nhiêu đồng tu nhập. Được biểu hiện bởi công thức sau:
TN/DT = Thu nhập/Doanh thu
2.1.4.8 Tỉ suất về lợi nhuận
- Tỉ suất lợi nhuận có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng.
Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất
- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi
nhuận chia cho doanh thu. Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì có
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Được biểu hiện bởi công thức sau:
LN/DT = Lợi nhuận/Doanh thu
- Lợi nhuận trên thu nhập (LN/TN) là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi
nhuận chia thu nhập. Tỷ số này cho biết trong một đồng thu nhập thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Được thể hiện bởi công thức sau:
LN/TN = Lợi nhuận/Thu nhập
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và chọn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Có
nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận đối với
nông hộ để phỏng vấn, tức là các nông hộ được chọn một cách ngẫu nhiên để
phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ gặp trực tiếp người chủ hộ hoặc người sản
xuất trong mỗi nông hộ để phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì sẽ chuyển sang nông hộ khác,


11
phương pháp này giúp ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không
mất nhiều thời gian và chi phí (Võ Hải Thủy, 2013).
Đề tài chọn vùng nghiên cứu ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ ở
tỉnh Hậu Giang, vì đây là hai khu vực canh tác khóm đã nhiều năm với diện
tích lớn và rộng khắp, vì vậy địa bàn có tính đại diện rất cao. Đối với địa bàn
thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang do đây là vùng có diện tích trồng khóm
lớn nhất tỉnh. Đề tài chọn ra 2 xã tiêu biểu của huyện là xã Hỏa Tiến và xã Tân
Tiến để thu thập số liệu. Ngoài ra, huyện Long Mỹ cũng là địa bàn chuyên
canh khóm lớn thứ hai của tỉnh chỉ sau thành phố Vị Thanh và tập trung ở 2 xã
là Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A. Vì vậy 2 xã này cũng được tiến hành thu thập số
liệu và nghiên cứu. Thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ là 2 vùng có diện
tích trồng khóm lớn nhất, nông dân có nhiều kinh nghiệm do đã tham gia sản
xuất từ rất lâu. Vì vậy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc
quan sát và thu thập số liệu.
Qua đó, 2 xã Hỏa Tiến và Tân Tiến chọn ra 50 hộ trồng khóm, và riêng
với Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A chọn ra 30 hộ trồng khóm để phỏng vấn trực
tiếp.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập qua sách báo, internet, tạp chí nông nghiệp, báo cáo của các
ban ngành (sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hậu Giang, ủy ban
nhân dân xã Hỏa Tiến, ủy ban nhân dân xã Tân Tiến, ủy ban nhân dân xã Vĩnh
Viễn và Vĩnh Viễn A). Những chỉ tiêu cần thu thập gồm: diện tích canh tác
của mỗi nông hộ, năng suất bình quân mỗi vụ/ 1.000m
2
, bao nhiêu nông hộ
canh tác tại vùng nghiên cứu,….
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Điều tra các hộ đang trồng khóm tại xã Hỏa Tiến và Xã Tân Tiến ở
thành phố Vị Thanh, và các hộ trồng khóm khác tại xã Vĩnh Viễn và Vĩnh
Viễn A huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Điều tra bằng cách phỏng vấn trực
tiếp 80 nông hộ. Các thông tin cần thu thập bao gồm: Diện tích đất trồng, sản
lượng, năng suất, giá bán; Các khoản chi phí như: Giống, phân, thuốc, lao
động…, những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng khóm của nông hộ.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích tình hình sản xuất khóm của nông hộ tại thành phố Vị
Thanh và huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.

12
- Mô tả các đặc điểm của hộ trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu trong vụ
khóm gần nhất trong tháng 6 tháng đầu năm 2013. Dùng phương pháp thống
kê mô tả những đặc điểm của hộ trồng khóm về độ tuổi, trình độ học vấn, số
năm kinh nghiệm,….nguồn đầu vào sản xuất: giống, phân thuốc, lao
động,…diện tích. Để qua đó thấy được sự khác biệt về hiệu quả có được giữa
những nông hộ với nhau.
- Ngoài ra, đề tài cũng so sánh những chỉ tiêu về lợi nhuận, chi phí, giá
cả, năng suất cũng như sản lượng,… của từng hộ trồng khóm của năm nay so
với năm trước. Nhằm đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu đó trong
khoảng thời gian nhất định, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục những mặt
tiêu cực, bên cạnh đó phát huy những mặt tích cực đã có. Dựa trên công thức
so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối cho các chỉ tiêu.
+ So sánh số tuyệt đối
Công thức: Δy = y
1
– y
0
(2.6)


Trong đó:
- Y
1
: Chỉ tiêu (lợi nhuận, về chi phí, về giá cả,…) năm sau của 1.000
m
2
khóm.
- Y
0
: Chỉ tiêu (lợi nhuận, về chi phí, về giá cả, …) năm trước 1.000 m
2

khóm.
- Δy : Là phần chênh lệch của các chỉ tiêu (lợi nhuận, về chi phí, về giá
cả,…).
+ So sánh số tương đối:
Công thức :Δy = (2.7)
Trong đó:
- Y
1
: Chỉ tiêu (lợi nhuận, chi phí, vốn đầu tư, lượng giống, ) năm sau
trên 1.000 m
2
khóm.
- Y
0
: Chỉ tiêu (lợi nhuận, chi phí, vốn đầu tư, lượng giống, ) năm trước
trên 1.000 m
2
khóm.

- ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu (lợi nhuận, chi phí,
vốn đầu tư, lượng giống, ).
Ước lượng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật (TE) bằng chương
trình Frontier 4.1 thông qua phương pháp tham số – hàm sản xuất biên
ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng khóm của
nông hộ tại địa bàn nghiên cứu

×