Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã ninh thạnh lợi ”a” huyện hồng dân tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.54 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
-
-


Q
Q
U
U


N
N


T
T
R
R




K
K
I
I
N
N
H


H


D
D
O
O
A
A
N
N
H
H





DANH CHUỘNG




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH
CẢI TIẾN TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI ”A”
HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115







11-2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
-
-


Q
Q
U
U


N
N


T

T
R
R




K
K
I
I
N
N
H
H


D
D
O
O
A
A
N
N
H
H




DANH CHUỘNG
MSSV: 4105109



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH
CẢI TIẾN TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A”
HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN NGÂN






11-2013


i


LỜI CẢM TẠ

Trước tiên em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh của trường Đại Học Cần Thơ trong những năm vừa qua đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em. Đặc biệt, em xin chân thành
cảm ơn thầy Nguyễn Văn Ngân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em
rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin cảm ơn các Anh, Chị làm việc trong Phòng Nông nghiệp - Phát
triển Nông thôn huyện Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A” đã tận
tâm và nhiệt tình hướng dẫn, cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để
em có thể hoàn thành luận văn của mình.
Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn tất cả Cô, Chú, Anh, Chị tại địa bàn xã
Ninh Thạnh Lợi “A” đã nhiệt tình cung cấp thông tin cho em trong quá trình
khảo sát.
Thay lời cảm tạ, em xin kính gởi đến quý Thầy, Cô, các Cô, Chú, Anh,
Chị lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện


DANH CHUỘNG












ii

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện


DANH CHUỘNG

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
















Cần Thơ, Ngày …. tháng… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)













iv

MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi không gian 3
1.4.2 Phạm vi thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Khái niệm các mô hình trong nuôi tôm 5
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 6
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả trong sản xuất 7
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính có liên quan 8
2.1.5 Một số khái niệm khác 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3 13

v

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC
NUÔI TÔM SÚ TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A” 13
HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU 13
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU 13
3.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 13
3.1.2 Địa lí tự nhiên 13
3.1.3 Dân số 15
3.1.4 Đơn vị hành chính 15

3.1.5 Kinh tế 15
3.1.6 Văn hóa - xã hội 16
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HỒNG DÂN 16
3.2.1 Đặc điểm tình hình 16
3.2.2 Kinh tế 17
3.2.3 Văn hóa - xã hội 18
3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ NINH THẠNH LỢI “A” 18
3.3.1 Đặc điểm tình hình 18
3.3.2 Kinh tế 19
3.3.3 Văn hóa – xã hội 20
3.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÔM SÚ 22
3.5 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TẠI XÃ NINH
THẠNH LỢI “A” 24
3.5.1 Đặc điểm gia đình 24
3.5.2 Kỹ thuật sản xuất 28
3.5.3 Nguồn vốn sử dụng 33
3.5.4 Tiêu thụ sản phẩm 34
CHƯƠNG 4 35
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC 35
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH
CẢI TIẾN TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A” HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH
BẠC LIÊU 35

vi

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH QUẢNG CANH CẢI
TIẾN 35
4.1.1 Cơ cấu chi phí sản xuất của nông hộ 35
4.1.2 Doanh thu 37
4.1.3 Lợi nhuận 37

4.1.4 Phân tích các tỷ số tài chính 37
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA
MÔ HÌNH QUẢNG CANH CẢI TIẾN 39
CHƯƠNG 5 41
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA 41
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THEO HÌNH THỨC QUẢNG CANH CẢI TIẾN
41
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 41
5.1.1 Chất lượng tôm giống 41
5.1.2 Nguồn nước và môi trường 42
5.1.3 Kỹ thuật nuôi tôm 43
5.1.4 Tiêu thụ sản phẩm 44
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAM KHẢO 44
5.2.1 Giải pháp khắc phục những tồn tại và nguyên nhân 44
5.2.2 Giải pháp mở rộng 47
CHƯƠNG 6 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
6.1 KẾT LUẬN 51
6.2 KIẾN NGHỊ 52
6.2.1 Đối với các nông hộ 52
6.2.2 Đối với các cơ quan nhà nước 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 1 55
PHỤ LỤC 2 58
PHỤ LỤC 3 63


vii

DANH SÁCH BẢNG


Trang
Bảng 3.1: Số hộ, số nhân khẩu và số lao động tại địa bàn xã 19
Ninh Thạnh Lợi “A” 19
Bảng 3.2: Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ tại địa bàn xã 25
Ninh Thạnh Lợi “A” 25
Bảng 3.3: Độ tuổi của chủ hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 27
Bảng 3.4: Diện tích đất nuôi tôm của các hộ tại địa bàn xã 28
Ninh Thạnh Lợi “A” 28
Bảng 3.5: Mật độ thả tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 30
Bảng 3.6: Cập nhật thông tin kỹ thuật qua chương trình nông – lâm – ngư
nghiệp trên tivi của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 32
Bảng 4.1: Tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận bình quân trên 1.000m
2

của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 35
Bảng 4.2: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân tính trên 1.000m
2
của các hộ tại
địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 35
Bảng 4.3: Các tỷ số tài chính của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 38
Bảng 4.4: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các hộ 39















viii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu 13
Hình 3.2: Tôm sú 22
Hình 3.3: Thành phần dân tộc của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”24
Hình 3.4 : Số lao động chính của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 26
Hình 3.5: Trình độ văn hóa của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 27
Hình 3.6: Kinh nghiệm nuôi tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi
“A” 29
Hình 3.7: Chu kỳ sản xuất của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 30
Hình 3.8: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ tại địa bàn xã 33
Ninh Thạnh Lợi “A” 33
Hình 3.9: Nguồn vốn sữ dụng của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A’34





ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
TC : Thâm canh
BTC : Bán thâm canh
QC : Quảng canh
QCCT : Quảng canh cải tiến
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
LĐGĐ : Lao động gia đình
LĐT : Lao động thuê
DT/TCP : Doanh thu/Tổng chi phí
LN/TCP : Lợi nhuận/Tổng chi phí
LN/DT : Lợi nhuận/Doanh thu
LN/TDT : Lợi nhuận/Tổng diện tích
QL 1A : Quốc lộ 1A
THCS : Trung học cở sở
THPT : Trung học phổ thông
ANCT – TTATXH : An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
UBND : Uỷ Ban Nhân Dân
BHYT : Bảo hiểm y tế
TDTT : Thể dục thể thao
DN : Doanh nghiệp
NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn






1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có điều kiện tự nhiên và
khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Với bờ biển
dài khoảng 3.260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và khoảng 1,7 triệu ha
diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản. Thích hợp với nhiều loại hình thủy
sản khác nhau từ nước ngọt, nước lợ đến nước mặn. Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP: The Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers) cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong 06 tháng đầu năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng
kỳ năm 2012. Sản lượng thủy sản 06 tháng đầu năm nay ước tính đạt 2.737
nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá 2.109 nghìn tấn,
tăng 0,8%, tôm 262 nghìn tấn, tăng 2,8%. Nếu xét về giá trị sản phẩm thì tôm
đã mang về hơn 01 tỷ USD trong tổng số gần 2,9 tỷ USD. Qua đó chúng ta
thấy rằng tôm là mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam.
Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản đang là một trong những ngành mũi
nhọn của nhiều quốc gia và trong đó có Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản không
những đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của nước ta. Ngoài ra ngành nuôi trồng thủy sản còn góp phần giải quyết
việc làm cho nguồn lao động trong nước. Việc áp dụng những tiến bộ khoa
học – kỹ thuật vào ngành nuôi trồng thủy sản đã làm cho sản lượng cũng như
chất lượng sản phẩm thủy sản ngày càng tăng, đã mang lại nguồn lợi nhuận
kinh tế cao cho Việt Nam nói riêng và các nước nông nghiệp nói chung. Với
lợi nhuận kinh tế khá cao, con tôm đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho
người nông dân. Tuy nhiên cũng có không ít người phải lao đao lận đận vì thất
bại trong quá trình nuôi tôm.
Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 12,3% diện tích và 19,7% dân số cả
nước (năm 2011), cùng với điều kiện tự nhiên đặc biệt đã biến vùng thành một
nơi có đủ tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi
tôm nói riêng. Bạc Liêu là một trong 03 tỉnh (cùng với Cà Mau và Sóc Trăng)

có diện tích nuôi tôm lớn nhất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với nhiều mô
hình nuôi tôm như: quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, bán thâm
canh,…. Nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình nuôi tôm theo hình thức quảng
canh cải tiến.

2

Bạc Liêu là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có diện tích nuôi tôm
đứng thứ 02 tại ĐBSCL. Vì vậy Bạc Liêu được xem là một trong những tỉnh
quan trọng tại khu vực. Với đầy đủ các mô hình nuôi tôm trải dài trên địa bàn
toàn tỉnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình quảng canh cải tiến. Xã Ninh
Thạnh Lợi “A” là nơi có nhiều nông hộ nuôi tôm với mô hình trên. Cho nên
việc phân tích hiệu kinh tế của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến là rất
cần thiết. Xuất phát từ nhận thức đó tôi thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả
tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh
Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu” để đánh giá tính hiệu quả tài chính
của mô hình, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển mô hình một cách bền
vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Từ đó đưa ra một
số biện pháp tham khảo để nông dân có thể giải quyết các vấn đề còn tồn đọng
cũng như mở rộng và phát triển mô hình bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải
tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu.
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm quảng
canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu.
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô

hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp giúp nông dân nâng cao hiệu quả
tài chính của mô hình quảng canh cải tiến.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng áp dụng mô hình quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi
“A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu như thế nào?
- Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A”
huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu mang lại hiệu quả tài chính cao hay thấp?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm sú
quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc
Liêu?

3

- Những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình
nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân
tỉnh Bạc Liêu?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường
Đại Học Cần Thơ. Số liệu sử dụng trong đề tài được cung cấp từ các cơ quan
chức năng và các nông hộ trong địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng
Dân tỉnh Bạc Liêu.
1.4.2 Phạm vi thời gian
- Đề tài được bắt đầu thực hiện và hoàn tất trong khoảng thời gian từ
29/07/2013 đến 24/11/2013.
- Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013
(01/01/2010 - 06/2013).
- Số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp từ các nông hộ nuôi tôm tại địa
bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Khảo sát vụ tôm

gần nhất của nông hộ và thời gian khảo sát bắt đầu từ ngày 07/10 đến ngày
17/10 năm 2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả kinh tế của các nông hộ
áp dụng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A”
huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Vì kiến thức có hạn và thời gian thực hiện
ngắn nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Trong đề tài chủ yếu chỉ nêu lên thực
trạng mô hình, hiệu quả kinh tế, những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp
tham khảo cho mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại địa bàn thực hiện.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Luận văn Thạc sĩ. Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình
nuôi tôm sú (Penaneus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh
Sóc Trăng. Dương Vĩnh Hảo, 2009. Với nội dung chính: Nghiên cứu này được
thực hiện từ tháng 04 năm 2008 đến tháng 09 năm 2009 nhằm phân tích, đánh
giá và kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để đề xuất các giải pháp cải
thiện năng suất và lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm sú thâm canh (TC) và
bán thâm canh (BTC) ở tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy
diện tích nuôi, năng suất và sản lượng trung bình của mô hình TC lần lượt là

4

19.631,7 m
2
/hộ, 3.988,7 kg/ha/vụ 5.371,6 kg/hộ/vụ; BTC là 17.628,0 m
2
/hộ,
2.440,5 kg/ha/vụ và 3.789,6 kg/hộ/vụ.
2. Luận văn tốt nghiệp đại học. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình tôm-
lúa tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng. Vưu Đức Quang, 2011. Với nội dung
chính: đề tài này được thực hiện từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011

nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và đề ra các giải pháp cho mô hình tôm – lúa
tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát cho thấy vụ tôm có lợi
nhuận cao hơn vụ lúa, tuy nhiên chi phí phải bỏ ra trong vụ tôm củng cao hơn
vụ lúa. Các nhân tố (biến) ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ tôm là: Chuẩn bị
ao, giống, chăm sóc, giá bán và tham gia hợp tác xã.

5

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm các mô hình trong nuôi tôm
2.1.1.1 Mô hình nuôi tôm quảng canh (Extensive Sytem)
Là hình thức nuôi bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên thông qua việc
lấy nước và thức ăn thông qua cửa cống và nhốt giữ trong một thời gian nhất
định. Thời gian nhốt giữ trong đầm tùy vào vùng địa lí, mùa vụ và tập quán.
miền Bắc và miền Trung từ 03 đến 06 tháng, miền Nam từ 0,5 đến 02 tháng.
Qui mô diện tích nuôi từ 02 ha (hecta) đến 10 ha, có nơi lên đến 100 ha. Độ
sâu mực nước từ 0,5 – 1,0 m (mét). Năng suất có thể đạt từ 30 – 300
kg/ha/năm.
2.1.1.2 Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improved Extensive
Sytem)
Là hình thức nuôi dựa trên mô hình quảng canh nhưng có thả thêm giống
ở mật độ thấp (từ 0,5 – 2,0 con/m
2
), hoặc bổ sung thức ăn không thường
xuyên, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn. Hình thức nuôi này thường là thu
tỉa thả bù. Quy mô diện tích nuôi thường nhỏ hơn mô hình quảng canh, có
diện tích từ 01 ha đến 10 ha. Có độ sâu mực nước từ 0,8 – 1,0 m. Năng suất có
thể đạt từ 300 – 800 kg/ha/năm. Ở nước ta các mô hình như nuôi tôm kết hợp

trong rừng ngập mặn, nuôi trên đất nhiễm mặn theo mùa, mô hình tôm – lúa,
đều thuộc hình thức này. Mô hình này có ưu điểm là chi phí vận hành thấp
có thể bổ sung con giống tự nhiên thu gom hay nhân tạo, kích cỡ tôm thu
hoạch càng lớn thì giá càng cao, có năng suất cao hơn mô hình quảng canh.
Nhược điểm là phải bổ sung con giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong
ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên khó quản lý.
Năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp.
2.1.1.3 Mô hình nuôi tôm thâm canh (Intensive Sytem)
Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài, chủ yếu sử dụng
thức ăn viên có chất lượng cao. Mật độ thả cao từ 25 – 60 con/m
2
. Diện tích ao
nuôi từ 0,5 – 2,0 ha, diện tích tối ưu thường là 01 ha, ao xây dựng hoàn chỉnh
có cửa cấp và thoát nước chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên dễ
quản lý và vận hành (hệ thống ao hầm, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ
khí,…). Độ sâu mặt nước từ 1,5 – 2,0 m và năng suất có thể đạt từ 03
tấn/ha/vụ.

6

2.1.1.4 Mô hình nuôi tôm bán thâm canh (Semi – Intensive Sytem)
Là hình thức nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn bên ngoài, có thể là
thức ăn viên hay kết hợp thức ăn tươi sống (thức ăn tự nhiên hoặc tự chế biến,
ít quan trọng). Mật độ thả dao động từ 08 – 10 con/m
2
(tiêu chuẩn ngành thủy
sản Việt Nam 2000), nhưng trong thực tế là từ 15 – 24 con/m
2
. Diện tích ao
nuôi nhỏ, thường có diện tích khoảng 0,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh và

trang bị đầy đủ trang thiết bị như sục khí, máy bơm,… để chủ động trong quản
lý và vận hành. Độ sâu mặt nước từ 1,2 – 1,4 m và đạt năng suất từ 01 – 03
tấn/ha/vụ.
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
2.1.2.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất, là sự đầu tư của con người
cho thủy vực về vật chất (con giống, thức ăn, trang thiết bị…) và tinh thần
(khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm) để gia tăng khối lượng thủy sinh vật có giá
trị kinh tế cao cho nhu cầu vật chất hoặc để thu nhận các thủy sinh vật cho nhu
cầu tinh thần (cá cảnh, du lịch) của con người. Mục đích lớn nhất và quan
trọng nhất của nuôi trồng thủy sản là gia tăng nguồn thực phẩm.
Nuôi trồng thủy sản bao gồm 03 quá trình:
- Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản.
- Quá trình phát triển của các đối tượng này dưới sự can thiệp của con
người.
- Được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động.
2.1.2.2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là công việc phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố môi trường như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, nguồn nước,… nên chỉ cần
những thay đổi dù là nhỏ nhất của tự nhiên cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến đối
tượng nuôi. Vì tôm là mặt hàng thủy sản nên việc nuôi tôm cũng vậy. Hiện
nay các hộ nuôi tôm thường sử dụng chung nguồn nước, nên khi một vuông
tôm đã có mầm bệnh sau đó chủ vuông thay nước bằng cách xả nước trực tiếp
ra dòng sông, các hộ khác không biết nên lấy nước vào vuông của mình và sau
đó tôm bị nhiễm mầm bệnh. Dó đó mỗi lần xảy ra bệnh thì hầu như các hộ
nuôi tôm đều bị nhiễm như một chuỗi mắc xích. Thời gian nuôi tôm là khá
dài, từ 3 – 6 tháng, thông thường là 04 tháng. Lịch thời vụ có ý nghĩa rất
quang trọng trong nuôi tôm, thường là từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, vì

7


đây là khoảng thời gian thuận lợi, khi đó nước có độ mặn thích hợp và lượng
mưa giảm.
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả trong sản xuất
2.1.3.1 Hiệu quả sản xuất
Là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì nó thể hiện
kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Người sản xuất phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn
lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt
động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt được hiệu quả cao
nhất. Bao gồm 03 yếu tố sau:
- Không sử dụng nguồn lực lãng phí.
- Sản xuất với chi phí thấp nhất.
- Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
2.1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm
nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra,
hiệu quả kỹ thuật chỉ được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi
vì, để đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kỹ thuật. Cụ
thể trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất
với mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định.
Hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ sự tối ưu các nguồn lực
đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
2.1.3.3 Hiệu quả kinh tế
Được đo bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế là tính biểu hiện tính hiện hữu về mặt
kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh
doanh. Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được với các chi
phí bằng tiền trong mỗi chu kì kinh doanh. Lợi ích kinh tế càng lớn thì kết quả

kinh doanh càng cao và ngược lại.
Hay nói cách khác, tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là
khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ
không hiệu quả.


8

DOANH THU = SẢN LƯỢNG X GIÁ BÁN (2.1)
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính có liên quan
2.1.4.1 Tổng chi phí
Tổng chi phí là tổng số tiền mà người sản xuất phải chi ra để sản xuất ra
một số lượng hàng hóa – dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nào đó.
Trong đề tài này tổng chi phí chỉ bao gồm:
- Chi phí chuẩn bị vuông: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để tu sửa
hoặc làm bờ mới, nạo vét mương, bơm nước, bón vôi, bón phân, gây màu
nước…
- Chi phí con giống: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để mua tôm
giống.
- Chi phí chăm sóc: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để mua thức ăn,
thuốc dinh dưỡng, các loại thuốc chữa bệnh cho tôm. Chi phí thức ăn và thuốc
chữa bệnh cho tôm trong những mô hình TC hay BTC là rất lớn, chiếm tỷ
trọng rất cao trong tổng chi phí của toàn mô hình. Tuy nhiên trong mô hình
QCCT lại chiếm tỷ trọng nhỏ, vì vậy trong phạm vi đề tài này chi phí chăm
sóc sẽ bao gồm cả chi phí thức ăn và thuốc chữa bệnh cho tôm. Và chi phí
chăm sóc này có thể có hoặc không trong mô hình QCCT. (Thường là không
có vì người nuôi muốn tối thiểu hóa chi phí)
- Chi phí thu hoạch: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để mua các dụng
cụ thu hoạch tôm (mua nò, mua đăng, mua xuồng), nước đá để đông lạnh tôm.
- Chi phí lãi vay: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để trả lãi cho các

khoản vốn vay trong vụ.
- Chi phí lao động: bao gồm các khoản tiền chi ra để trả cho các công
việc phát sinh trong vụ nuôi tôm (làm cỏ, nhổ năng, làm rong). Do đa số nông
hộ áp dụng mô hình này ít thuê lao động nên chi phí lao động trong đề tài này
bao gồm cả chi phí lao động gia đình (LĐGĐ) và chi phí lao động thuê (LĐT).
2.1.4.2 Doanh thu
Doanh thu là số tiền mà người sản xuất thu được do bán ra một số lượng
hàng hóa – dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Được tính
bằng công thức:





9

LỢI NHUẬN = DOANH THU – TỔNG CHI PHÍ (2.2)

2.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu về sau khi đã trừ chi phí liên quan, hay là phần
chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất khi người sản xuất
bán ra một số lượng hàng hóa – dịch vụ nào đó. Được tính bằng công thức:


2.1.5 Một số khái niệm khác
2.1.5.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ (hay hộ nông dân) là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc
hoặc quan hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu
nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu

phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ.
2.1.5.2 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp
của Việt Nam. Kinh tế nông hộ xuất phát từ nông hộ, là đơn vị sản xuất tự
thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực.
Kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sản
xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, mỗi nông hộ tự quyết định mục
tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản
phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu.
2.1.5.3 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm – dịch vụ, là quá trình chuyển đổi
các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm – dịch
vụ).
2.1.5.4 Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình
hay từ một vài sự kiện. Rủi ro trong nền kinh tế là những rủi ro mà hậu quả
của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất. Rủi ro trong
NTTS nói chung hay nuôi tôm nói riêng chính là sự thay đổi của thời tiết. Nếu
thời tiết thay đổi theo hướng có lợi thì tôm sẽ mau lớn, nhưng nếu thời tiết

10

thay đổi theo hướng bất lợi thì tôm sẽ phát sinh dịch bệnh và chết, gây tổn thất
cho các hộ nuôi tôm.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Khảo sát nông hộ nuôi tôm tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân
tỉnh Bạc Liêu. Vì đây là nơi có nhiều hộ nuôi tôm theo mô hình quảng canh

cải tiến.
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Tham khảo số liệu từ phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
huyện Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A”.
- Chọn nông hộ để phỏng vấn một cách ngẫu nhiên.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi và
phỏng vấn trược tiếp các nông hộ. Vì thời gian giới hạn nên chỉ phỏng vấn 60
mẫu. Sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, kết hợp với phương
pháp thuận tiện. Cụ thể mẫu sẽ được chia thành 02 cấp:
- Mẫu cấp 1: Từ 05 ấp thuộc xã Ninh Thạnh Lợi “A” chọn ra 03 ấp có
nhiều nông hộ nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến nhất là ấp Thống
Nhất, Nhà Lầu I và Nhà Lầu II.
- Mẫu cấp 2: Từ 03 ấp đã chọn tại mẫu cấp 1, kết hợp với phương pháp
thuận tiện để tiến hành phỏng vấn 60 nông hộ.
2.2.2.2 Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp lấy từ sách, báo, internet. Các báo cáo tổng kết
tình hình sản xuất nông nghiệp hằng năm (năm 2010, 2011, 2012 và 06 tháng
đầu năm năm 2013) của Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện
Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A”.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Mục tiêu cụ thể 1
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng áp dụng
mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện
Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu.

11

DOANH THU

DT/TCP
=
TỔNG CHI PHÍ
LN/DT
=
LN/TCP
=
LN/TDT
=
LỢI NHUẬN
TỔNG CHI PHÍ
LỢI NHUẬN
DOANH THU
LỢI NHUẬN
TỔNG DIỆN TÍCH
(2.4)

(2.3)

(2.5)

(2.6)

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế hoặc kinh doanh bằng cách rút
ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập trong điều kiện không
chắc chắn. Đề tài này sử dụng các công cụ thống kê trong xử lý và phân tích
số liệu.
2.2.3.2 Mục tiêu cụ thể 2
Sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình

nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân
tỉnh Bạc Liêu. Trong đề tài này, các tỷ số tài chính được sử dụng cụ thể là:
- Doanh thu/Tổng chi phí (DT/TCP): cho biết trung bình một đồng tổng
chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.




- Lợi nhuận/Tổng chi phí (LN/TCP): cho biết trung bình một đồng tổng
chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.



- Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT): cho biết tỷ trọng trung bình của lợi
nhuận trong một đồng doanh thu.



- Lợi nhuận/Tổng diện tích (LN/TDT): cho biết lợi nhuận trung bình tính
trên mỗi 1.000 m
2
diện tích đất nuôi tôm.



2.2.3.3 Mục tiêu cụ thể 3
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải

12


tiến. Chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh
hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu. Sử dụng Excel để tính toán,
nhập số liệu và STATA 10.0 For Window để chạy hàm cho kết quả.
Để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng
suất ta sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas.
LnY = α
0
+ α
1
lnX
1
+ α
2
lnX
2
+ α
3
lnX
3
+ α
4
lnX
4
+ α
5
lnX
5
+ α
6

lnX
6
+
α
7
lnX
7
+ α
8
lnX
8

Trong đó:
- Y là năng suất của nông hộ (kg/1.000m
2
/vụ)
- α
0
là hệ số tự do
- X
1
là số lượng tôm giống (Con/1.000m
2
/vụ)
- X
2
là lượng vôi sử dụng (kg/1.000m
2
/vụ)
- X

3
là lượng phân bón sử dụng (Chủ yếu là phân DAP của Trung Quốc,
và được tính bằng kg/1.000m
2
vụ) để gây màu nước và tảo trong vuông nuôi
tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm
- X
4
là số ngày lao động, bao gồm lao động thuê và lao động gia đình
(ngày/1.000m
2
/vụ)
- X
5
là diện tích đất nuôi tôm của nông hộ (1.000m
2
hay còn gọi là công)
- X
6
là kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ (năm)
- X
7
là thời gian nuôi 1 vụ tôm (tháng/vụ)
- X
8
là tập huấn kỹ thuật (nếu giá trị = 1 có tham gia tập huấn; giá trị =
0 không có tham gia tập huấn)
2.2.3.4 Mục tiêu cụ thể 4
Tổng hợp những phân tích ở các mục tiêu cụ thể trên, kết hợp với tham
khảo các báo cáo của phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện

Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A”, từ đó đưa ra một số giải pháp
tham khảo giúp các nông hộ đạt được hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền
vững mô hình nuôi tôm sú theo hình thức QCCT.

13

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA
VIỆC NUÔI TÔM SÚ TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A”
HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU
3.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long, miền đất cực Nam của Việt Nam, với diện tích đất tự nhiên là
2.585,3 km
2
(năm 2011), chiếm 6,09% diện tích khu vực ĐBSCL và 0,75% so
với cả nước. Phía Bắc giáp với Hậu Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp
với Sóc Trăng, phía Tây Nam giáp với Cà Mau, phía Tây Bắc giáp với Kiên
Giang, phía Đông Nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu
3.1.2 Địa lí tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Ðịa hình tương đối bằng phẳng và thấp, hướng nghiêng chính là Ðông
Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình từ 0,3 - 0,6 m so với mặt nước biển và
chia làm hai khu vực địa hình rõ rệt: Phía Nam QL 1A có địa hình cao hơn,
bình quân 0,4 - 0,8 m và phía Bắc đường QL 1A có địa hình thấp hơn, bình
quân 0,2 - 0,3 m. Ðộ nghiên trung bình toàn tỉnh từ 1,0 – 1,5 độ/km.


14

3.1.2.2 Khí hậu
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô hay còn gọi là mùa nắng
thường bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 04, tháng 05 năm
sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 04, tháng 05 đến tháng 10, tháng 11. Nhiệt
độ trung bình năm 28,5
0
C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 21
0
C, nhiệt độ cao
nhất trong năm là 36
0
C. Số giờ nắng trong năm từ 2.500 đến 2.600 giờ, tổng
nhiệt lượng cả năm trên 9.500
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 -
2.300 mm. Độ ẩm trung bình mùa khô là 83% và mùa mưa là 91%.
3.1.2.3 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 258.534,67 ha, trong đó đất nông nghiệp là
222.893,19 ha chiếm 86,21% diện tích, đất phi nông nghiệp là 22.434,77 ha,
chiếm 8,68 % diện tích, đất chưa sử dụng là 3.952,20 ha, chiếm 1,53% diện
tích, đất có mặt nước ven biển là 9.254,51 ha chiếm 3,58% diện tích.
3.1.2.4 Hệ thống sông ngòi
Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt, cơ bản chia làm
hai nhóm:
 Nhóm 1: chảy ra hải lưu phía Nam.
 Nhóm 2: chảy ra sông Ba Thắc (thường gọi là sông Hậu, tức Hậu
Giang).

3.1.2.5 Tài nguyên nước
Nước mặt gồm hai nguồn nước sinh lợi là nước mưa và nước ngọt từ
sông Hậu. Bốn tầng nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Nước mặn và
nước lợ thích hợp cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản và làm muối.
3.1.2.6 Tài nguyên rừng
Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là các loại cây được trồng ở bãi bồi ven biển
có tác dụng giữ đất lấn biển như mắm, đước, sú vẹc Tổng diện tích rừng hiện
còn 5.879 ha, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 2,31%, trong đó chủ yếu là rừng
phòng hộ có 4.988 ha, rừng đặc dụng có 168 ha. Hầu hết là rừng ngập mặn,
úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường.
3.1.2.7 Tài nguyên biển
Diện tích vùng biển khoảng 40.000 km
2
, tỉnh Bạc Liêu có bờ biển dài 56
km nằm song song với tuyến đường Quốc Lộ 1A chạy dọc suốt chiều dài của
tỉnh, khoảng cách giữa quốc lộ và bờ biển không xa với các cửa biển quan

×