Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 103 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN THỊ QUỲNH NƯƠNG




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH
TRONG AO ĐẤT Ở TỈNH HẬU GIANG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115




Tháng 8 - 2013



Trang


ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN THỊ QUỲNH NƯƠNG
MSSV: 4105067



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH
TRONG AO ĐẤT Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TẠ HỒNG NGỌC



Tháng 8 - 2013



Trang
iii

LỜI CẢM TẠ

Trải qua ba năm học tập và rèn luyện ở trường Đại học Cần Thơ, nhờ có
sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô, nhất là quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản
Trị kinh doanh đã giúp em có được những kiến thức quý báo để góp phần vận
dụng vào cuộc sống sau này.
Em chân thành cảm ơn cô Tạ Hồng Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giải đáp
khó khăn, vướng mắc của em trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô
chú, anh chị ở Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang và Chi cục Quản lý Chất
lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình thực tập để nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn cha mẹ đã hết lòng ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để con có
thời gian hoàn thành bài luận văn.
Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và cả
ba năm học qua.
Sau cùng, em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến Ban Giám Hiệu, quý
thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên tại Chi cục
thủy sản tỉnh Hậu Giang và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và
Thủy sản tỉnh Hậu Giang.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện





Nguyễn Thị Quỳnh Nương

Trang
iv

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.



Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện





Nguyễn Thị Quỳnh Nương




























Trang
v

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


























Ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị






Trang
vi


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………… ….2
1.2.1. Mục tiêu chung………………………………………… ………… 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………… …………2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu … 2
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định…………………………………… ……2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………… …2
1.4. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………….… 3
1.4.1. Phạm vi không gian…………………………………… ……….…….3
1.4.2. Phạm vi thời gian…………………………………………… …….….3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………… ……3
1.4.4. Nội dung nghiên cứu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lý luận ………………………………………………… …….5
2.1.1 Một số khái niệm về nuôi trồng thủy sản…………………………… …5
2.1.2 Đặc điểm của ngành thủy sản…………………………………… … 6
2.1.3 Khái niệm nông hộ, kinh tế hộ và đặc điểm của kinh tế hộ……… …7
2.1.4 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất……………………………… ….8
2.1.5 Khái niệm hiệu quả tài chính…………………………………… … 9
2.1.6 Giới thiệu khái quát về đặc điểm của con cá rô đồng nuôi 9
2.1.7 Một số phương pháp phân tích số liệu 10
2.1.8 Một số chỉ tiêu cần phân tích 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ………………… ……………… …14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu……………………… ……… 14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu………………………… … … …14
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu…………………… ………… ….16


Trang
vii

Chương 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH TRONG
AO ĐẤT CỦA TỈNH HẬU GIANG………………… …………… …… 19
3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang…………………………………………… 19
3.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………… ……….…… 19
3.1.2 Điều kiện tự nhiên………………………………………… ………….20
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội …………………………… … …….… 24
3.2 Thực trạng nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang… … 32
3.2.1 Thực trạng nuôi thủy sản ở tỉnh Hậu Giang……………………… …32
3.2.2 Thực trạng nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang…… 38
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ THÂM CANH TRONG AO
ĐẤT Ở TỈNH HẬU GIANG…………… …………………… ………… 42
4.1 Đặc điểm của các hộ nuôi cá rô thâm canh trong mẫu điều tra…… … 42
4.1.1 Nguồn lao động của nông hộ …………………………………… …42
4.1.2 Đặc điểm lao động của nông hộ……………….…………………….…43
4.1.3 Nguyên nhân nông hộ chọn nuôi cá rô tham canh trong ao đất……… 44
4.1.4 Tài chính của nông hộ…………………………… ………………… 45
4.2 Tình hình nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của các hộ điều tra 46
4.2.1 Diện tích nuôi cá rô thâm canh của nông hộ………………….………. 46
4.2.2 Mật độ thả giống………….……………………………………… …. 47
4.2.3 Thông tin kỹ thuật nuôi… ……………………………………… ….49
4.2.4 Thời gian nuôi cá rô thâm canh trong năm…………………………… 54
4.2.5 Tình hình tiêu thụ cá rô của nông hộ………………… ……………….55
4.2.6 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của nông hộ nuôi cá rô thâm canh
trong ao đất ……………………………… …………………………………56
4.3 Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất
ở tỉnh Hậu Giang…………………………………………………………… 58

4.3.1 Phân tích các yếu tố chi phí của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao
đất………………………………………… 58

Trang
viii

4.3.2 Phân tích doanh thu, năng suất, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính nhằm
đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất
……………… ……………………….… 63
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi thâm canh trong
ao đất của nông hộ ……………………………… ……68
4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô
thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang 73
4.5.1 Về lao động 73
4.5.2 Về kỹ thuật 74
4.5.3 Về tiêu thụ 75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….………….……………… 76
5.1. Kết luận…………………… …………………………………… ……76
5.2. Kiến nghị…………………………………………………………… ….77
5.2.1 Đối với nhà nước 77
5.2.2 Đối với cơ quan nhà nước các cấp của tỉnh 77
5.2.3 Đối với ngân hàng 78
5.2.4 Đối với doanh nghiệp 78
5.2.5 Đối với nông dân 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………… ………….………….79
PHỤ LỤC……………………………………………………………… … 82












Trang
ix

DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Phân phối mẫu số liệu 15
Bảng 2.2 Dấu kỳ vọng của các biến độc lập của mô hình hàm năng suất cá 17
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình, lượng mưa và độ ẩm tương đối trung bình các
tháng trong năm (2010-2012) 21
Bảng 3.2. Mực nước bình quân hàng tháng qua các năm (2010-2012) 22
Bảng 3.3. Diện tích sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang 24
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành
kinh tế của tỉnh Hậu Giang 25
Bảng 3.5 Giá trị sản suất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành
công nghiệp 26
Bảng 3.6 Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng theo giá
hiện hành phân theo ngành kinh tế 27
Bảng 3.7 Số đơn vị hành chính, diện tích của các huyện (thị xã/thành phố)
thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012 28
Bảng 3.8 Số hộ, dân số trung bình và mật độ dân số của các huyện (thị xã
/thành phố) thuộc tỉnh Hậu Giang năm 2012……………………………… 29
Bảng 3.9 Nguồn lao động của tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 29

Bảng 3.10 Số trường, số lớp học, số giáo viên và số học sinh của các cấp học
hệ công lập năm học 2012-2013 30
Bảng 3.11 Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế thuộc nhà nước của tỉnh
Hậu Giang năm 2012 31
Bảng 3.12 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành của tỉnh Hậu Giang 32
Bảng 3.13 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện ( thị
xã/thành phố) của tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 33
Bảng 3.14 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo huyện ( thị xã/thành phố)
của tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 34
Bảng 3.15 Diện tích, sản lượng các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu của tỉnh
Hậu Giang 6 tháng/2012 và 6 tháng/2013 38
Bảng 3.16 Diện tích, sản lượng, năng suất của cá rô nuôi thâm canh trong ao
đất ở tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 39

Trang
x
Bảng 3.17 Diện tích, sản lượng của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất ở tỉnh
Hậu Giang 6 tháng/2012 và 6 tháng/2013 39
Bảng 3.18 Diện tích và sản lượng của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất của
các huyện (thị xã/thành phố) ở tỉnh Hậu Giang (2010-2012) 40
Bảng 3.19 Diện tích và sản lượng của cá rô nuôi thâm canh trong ao đất của
các huyện (thị xã/thành phố) ở tỉnh Hậu Giang 6 tháng/2012 và 6 tháng/2013
41
Bảng 4.1 Nguồn lao động của nông hộ 42
Bảng 4.2 Độ tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm của lao động trong 43
Bảng 4.3 Nguyên nhân nông hộ chọn nuôi cá rô thâm canh trong ao đất 44
Bảng 4.4 Những hoạt động có thu nhập của nông hộ 46
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ 47
Bảng 4.6 Mật độ thả nuôi, kích cỡ cá giống và cá thu hoạch của nông hộ 48
Bảng 4.7 Nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật cho nông hộ 50

Bảng 4.8 Thống kê các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật 50
Bảng 4.9 Cách thức sử dụng thuốc cho cá của nông hộ 53
Bảng 4.10 Thời gian nuôi cá rô thâm canh trong năm 54
Bảng 4.11 Nguồn cung cấp thông tin giá cả thị trường của cá rô cho nông hộ
55
Bảng 4.12 Những thuận lợi chủ yếu của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong
ao đất 56
Bảng 4.13 Những khó khăn chủ yếu của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong
ao đất 57
Bảng 4.14 Chi phí nuôi cá rô trung bình của nông hộ 59
Bảng 4.15 Lao động gia đình tham gia nuôi cá rô thâm canh của nông hộ 60
Bảng 4.16 Kết quả sản xuất và một số tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả
tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất 64
Bảng 4.17 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình hàm năng suất 68
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS hàm sản xuất Cobb –
Douglas cho mô hình nuôi cá rô thâm canh tại tỉnh Hậu Giang 69



Trang
xi

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang…………… ……………… 19
Hình 3.2 Diện tích nuôi các loại cá thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang giai
đoạn 2010-2012………………………………………………………………35
Hình 3.3 Sản lượng các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2010-2012…….……………………………………………………36

Hình 3.4 Năng suất các loại cá nuôi thâm canh chủ yếu của tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2010-2012……… ……………………………………………… 37
Hình 4.1 Số lao động gia đình tham gia nuôi cá của nông hộ……………… 43
Hình 4.2 Số năm kinh nghiệm nuôi cá của chủ hộ………………………… 44
Hình 4.3 Nguồn tài chính của nông hộ……………………………………….45
Hình 4.4 Tổng diện tích nuôi cá rô thâm canh của nông hộ………………….47
Hình 4.5 Mật độ thả nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của nông hộ… … 49
Hình 4.6 Lượng thức ăn sử dụng nuôi cá rô của nông hộ 52
















Trang
xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
UBND : Ủy ban nhân dân
THPT : Trung học phổ thông




















Trang
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đã chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Trong đó, ĐBSCL với điều kiện là sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho ngành
nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong thời gian
qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao,
góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu
tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Hậu Giang cũng là một
trong những tỉnh thành có ngành thủy sản phát triển.
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của ĐBSCL, là tỉnh có hoạt động
thủy sản rất phát triển. Với diện tích 1.608 km², điều kiện tự nhiên thuận lợi,
hệ thống sông ngòi chằng chịt. Thủy sản được xác định là thế mạnh thứ hai
của tỉnh sau cây lúa với sản lượng khai thác cao, khoảng 33.000 - 35.000
tấn/năm. Hàng năm xuất khẩu thủy hải sản của tỉnh đạt 20.000 tấn (khoảng 50
triệu USD) (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011). Các loại cá được tỉnh tập trung
phát triển là: cá tra, cá thác lác, cá rô đồng, cá sặc rằn… Trong số các các loài
cá bản địa được đưa vào nuôi thì cá rô đồng được xem là đối tượng nuôi mới
có nhiều triển vọng vì có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường.
Năm 2008, cá rô đầu vuông được phát hiện ở tỉnh Hậu Giang, tuy là loài cá
mới nhưng lại có nhiều điểm vượt trội về khả năng sinh trưởng và phát triển.
Người dân trong tỉnh đã và đang nuôi loài cá này rất nhiều, nhưng do cá rô đầu
vuông cũng thuộc loài cá rô đồng nên cũng có thể gọi tên là con cá rô đồng.
(Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2013).
Con cá rô nuôi có những đặc điểm vượt bậc về kích cỡ và tốc độ lớn so
với cá rô đồng tự nhiên nên đang ngày càng được nuôi phổ biến tại các tỉnh
ĐBSCL. Tuy nhiên, hình thức nuôi cá rô thâm canh trong ao đất đòi hỏi bề
dày kinh nghiệm và kỹ thuật nhất định, chi phí và nguồn vốn tương đối cao
song nó cũng đem lại lợi nhuận cao cho nông hộ. Chính vì vậy, tìm ra giải
pháp giúp giảm thiểu chi phí và mang lại hiệu quả tài chính cao là điều cần
thiết. Để giải quyết vấn đề nêu trên, đề tài " Phân tích hiệu quả tài chính của
nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở tỉnh Hậu Giang" sẽ phân tích,
đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô và đề xuất một số giải pháp

phù hợp để nâng cao hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nông hộ.

Trang
2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao
đất ở tỉnh Hậu Giang, từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu
quả tài chính cho nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích tình hình nuôi thủy sản nói chung và nuôi
cá rô thâm canh trong ao đất nói riêng ở địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2010
đến hết tháng 6/2013.
- Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô
thâm canh trong ao đất ở địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá rô
nuôi thâm canh trong ao đất của nông hộ.
- Mục tiêu cụ thể 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài
chính cho nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất ở địa bàn nghiên cứu.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Mô hình: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi.
Giả thuyết: H
0
: Số năm kinh nghiệm của người nuôi cá (năm); Số vụ
nuôi bình quân/năm (vụ); Mật độ thả giống bình quân/vụ (con/m
2
); Diện tích

nuôi cá rô của nông hộ (m
2
); Lượng chất đạm (kg/m
2
); Lượng chất béo
(kg/m
2
); Lượng chất xơ (kg/m
2
); Chi phí thuốc, hóa chất/vụ (nghìn đồng/ m
2
);
Trình độ học vấn của người nuôi (lớp); Việc tham gia tập huấn không ảnh
hưởng đến năng suất cá rô nuôi.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của nông hộ ở tỉnh Hậu
Giang như thế nào?
(2) Hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá rô thâm canh như thế nào?
(3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất cá rô nuôi thâm canh
trong ao đất của nông hộ?
(4) Trong quá trình nuôi, nông hộ có những thuận lợi và khó khăn gì?

Trang
3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi tỉnh Hậu Giang – đây là nơi có
những nông hộ đang nuôi cá rô thâm canh trong ao đất, thuận lợi cho việc thu
số liệu từ nông hộ.
1.4.2. Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện của đề tài nằm trong khung kế hoạch làm luận văn
của Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ, từ ngày 12/08/2013 đến
ngày 18/11/2013.
Số liệu thứ cấp được thống kê của Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang từ
năm 2010 đến hết tháng 6/2013.
Số liệu sơ cấp thu thập từ nông hộ ở một số huyện được chọn thuộc tỉnh
Hậu Giang trong thời gian mùa vụ gần nhất từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất của tỉnh Hậu Giang.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nội dung, đề tài tập trung phân tích hiệu quả tài chính của
nông hộ nuôi cá rô thâm canh trong ao đất và các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất, lợi nhuận của nông hộ qua mô hình nuôi trên. Đề tài nghiên cứu hiệu quả
của nông hộ trong giai đoạn từ lúc nuôi cá giống đến cá thương phẩm.
Theo Phạm Xuân Sinh (2011) cho rằng “Thực chất cá rô đầu vuông vẫn
nằm trong phạm vi cá rô thường - là một trong các loại cá đồng rất thơm ngon
và bổ dưỡng.” Đây cũng phù hợp với kết quả phân tích DNA của Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản II, cho rằng cá rô Đầu vuông vẫn thuộc loài cá rô
đồng (Anabas testudineus) và chỉ bị đột biến ở cặp nhiễm sắc thể về tính trạng
tăng trưởng. (Chi cục thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2010).
Bên cạnh đó, ngày 09/7/2013, Sở Khoa học & công nghệ tỉnh kết hợp
cùng UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu con Cá Rô đầu vuông ở Hậu Giang với tên gọi Cá Rô Hậu
Giang (Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang, 2013). Con cá rô được thực hiện
nghiên cứu trong bài là con cá rô đầu vuông (theo tên thường gọi của người
dân địa phương), nhưng vì cá rô đầu vuông cũng thuộc loài cá rô đồng nên
cũng có thể gọi tên là con cá rô đồng. Tuy nhiên, do cá rô đầu vuông Hậu
Giang đã được công nhận thương hiệu cá rô Hậu Giang, nên để cụ thể trong
bài gọi là con cá rô Hậu Giang.


Trang
4
Bên cạnh đó, đa số nông hộ đã đào ao nuôi cá từ nhiều năm trước, trong
đó có nuôi những loại cá khác và đã sử dụng nuôi cho rất nhiều vụ cá khác
trước khi nuôi cá rô, trong tương lai thời gian sử dụng của ao nuôi là không
thể xác định chính xác nên đề tài sẽ không phân tích chi phí đào ao nuôi ban
đầu và chi phí cho việc lấp đặt cống cấp và thoát nước trong ao. Ngoài ra, việc
quy đổi lượng thuốc cho cá rô về dạng nguyên chất rất khó đo lường, do thành
phần trong thuốc rất phức tạp nên trong đề tài chỉ quy về chi phí thuốc.


























Trang
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về nuôi trồng thủy sản
2.1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Khái niệm về nuôi trồng thủy sản được Tổ chức Nông lương thế giới
(FAO, tóm lược bởi Lê Xuân Sinh, 2005) xem là tổ hợp của 3 yếu tố:
- Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản
- Quá trình phát triển các đối tượng này chịu sự can thiệp của con người
- Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động (Lê
Xuân Sinh, 2005)
Phạm Minh Thành (2002) cho rằng nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản
xuất lấy đối tượng là những sinh vật sống trong nước để tạo ra những sản
phẩm phục vụ cho con người. Nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
- Nuôi trồng hải sản
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Theo FAO (2008) nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy sinh
vật trong môi trường nước ngọt, lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào
quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
(Nguyễn Thanh Phương và cộng sự, 2009)
2.1.1.2 Khái niệm về nuôi thủy sản thâm canh
Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm;
kiểm soát tốt các điều kiện nuôi; chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và

hiệu quả sản xuất đều cao, có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các
điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước); và các hệ thống nuôi có tính nhân
tạo (man-made culture system). (Nguyễn Thanh Phương và cộng sự, 2009)
2.1.1.3 Khái niệm về nuôi cá thâm canh
Theo Dương Nhựt Long (2003) nhận định nuôi cá thâm canh là hình
thức cá nuôi được chăm sóc hoàn toàn bởi thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn
tự chế biến, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi không đáng kể.

Trang
6
Mật độ cá thả nuôi thường rất cao dao động từ 10 - 60 cá/m
2
hay 30 –
400 cá/m
3
.
Diện tích sử dụng nuôi thường nhỏ, ao đất dao động từ 300 – 2000 m
2
,
lồng, bè có thể tích dao động từ 4 – 600 m
3
. So với hình thức nuôi quãng canh
hay bán thâm canh, diện tích ao nuôi thường > 1000 m
2
.
- Những đặc điểm thuận lợi
Những đặc điểm thuận lợi của nuôi cá thâm canh là ao nuôi có kích
thước nhỏ, dễ quản lý và cho năng suất nuôi rất cao góp phần nâng cao thu
nhập cho người nuôi. (Dương Nhựt Long, 2003)
- Những đặc điểm hạn chế

Ô nhiễm môi trường nước do vật chất thải và thức ăn dư thừa trong hệ
thống nuôi. Dịch bệnh xảy ra thường xuyên khi người nuôi không chủ động
kiểm soát được chất lượng nước hệ thống nuôi. Mức độ đầu tư tài chính và
nhiều cơ sở vật chất vào hệ thống nuôi rất cao như: vốn, công nhân, cá giống,
thức ăn, thuốc phòng trị và quản lý. (Dương Nhựt Long, 2003)
- Các phương thức nuôi thâm canh gồm:
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì những phương thức nuôi cá thâm
canh chủ yếu là:
Phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất.
Phương thức nuôi thâm canh trong lồng, bè.
Phương thức nuôi thâm canh với hệ thống đăng chắn ( đăng quầng).
Phương thức nuôi thâm canh trong bể ciment hoặc bẻ composit.
2.1.1.4 Khái niệm nuôi ao
Nuôi trong ao là hình thức nuôi các loài thủy sản trong ao đất ( ao nằm
trên đất liền). Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho nuôi thủy sản như
ao cho cá đẻ, ao trú động, ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm,…. (Dương
Nhựt Long, 2003)
2.1.2 Đặc điểm của ngành thủy sản
Sản xuất nông lâm ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và đặc
điểm sinh học của đối tượng khai thác hay nuôi trồng. Một số đặc điểm của
nghề nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp nói chung như:
+ Đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt.

Trang
7
+ Đối tượng sản xuất là cơ thể sống nên các đặc điểm về mặt sinh học là
rất quan trọng.
+ Thời gian lao động không hoàn toàn trùng với thời gian sản xuất, vì
vậy cần chú ý tới việc quản lý và đánh giá ở từng khâu công việc.
+ Sản xuất mang tính mùa vụ rất cao do ảnh hưởng của thời tiết, vì vậy

cần chú ý tới hiệu quả của việc cung cấp và tiêu thụ theo thời gian.
+ Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản mang tính rủi ro rất cao do nhiều yếu
tố tác động. (Lê Xuân Sinh, 2005)
2.1.3 Khái niệm nông hộ, kinh tế hộ và đặc điểm của kinh tế hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia
đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Hộ nông dân là gia đình sống bằng
nghề nông được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Theo quan điểm của
Alexander Tchayanov - nhà nông học người Nga vào những năm 20, kinh tế
nông hộ được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa
vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia
đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối
với mỗi thành viên của nó. (Trần Thị Ngọc Trúc, 2011)
Về mặt kinh tế do đặc điểm tự cung tự cấp và những hạn chế của sức sản
xuất gia đình (chủ yếu là lao động cơ bắp), kinh tế nông hộ về cơ bản, nhằm
cân bằng khả năng lao động và nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình. Do chỉ dựa
vào sức lao động của gia đình, kinh tế nông hộ bị chi phối bởi tiềm năng lao
động của nó tức là tỷ lệ lao động trong mỗi hộ gia đình trên tổng số thành viên
của nó. Kinh tế nông hộ chỉ phát triển ở thời kỳ mà số người lao động đông
hơn số người không lao động trong mỗi hộ gia đình. Do thống nhất đơn vị sản
xuất với đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình, nên kinh tế nông hộ, phát triển theo
chu kỳ biến đổi nhân khẩu của hộ gia đình hơn là theo sự tác động của các
nhân tố thuần túy kinh tế kỹ thuật. (Trần Thị Ngọc Trúc, 2011)
Mặt khác, sản xuất gia đình vừa bị thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu tiêu
dùng trong hộ gia đình vừa bị giới hạn bởi mức độ nặng nhọc của công việc
sản xuất nông nghiệp, nên xu hướng của nó là dừng lại ở sự tự khai thác khả
năng lao động của mỗi thành viên hay đảm bảo sự cân bằng giữa lao động và
tiêu dùng theo tỷ lệ 1/1. Tuy nhiên, đặc điểm sản xuất theo mùa vụ đã cản trở
tính lao động liên tục của nông nghiệp (thời kỳ nông dân luôn tồn tại), sự cân
bằng này luôn bị cản trở hay không thể thực hiện được. Tính tự cung, tự cấp


Trang
8
của kinh tế hộ gia đình luôn được duy trì nếu nó không kết hợp được trong bản
thân nó các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. (Trần Thị Ngọc Trúc, 2011)
2.1.4 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc là các yếu tố đầu
vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu
dùng có thể dùng được. (Nguyễn Phú Sơn và cộng sự, 2009)
Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2009) cho rằng hàm sản xuất được mô tả
như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào như nguyên vật
liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó. Hay nói cách
khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức xuất lượng có
thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố nhập lượng nhất định. Theo
Philip Wicksteed, có thể đưa ra một hàm sản xuất của một hàng hóa y theo
dạng tổng quát như sau:
Y= f( x
1
, x
1
,…….

x
m
)
Trong đó: y là mức sản lượng đầu ra (sản phẩm), bao gồm một số các
yếu tố sản xuất x
1
, x
1

,…….

x
m
, trong đó giá trị x thì lớn hơn hoặc bằng 0 và nó
tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất. Cụ thể hơn, giới hạn của hàm
sản xuất bao gồm một mức sản lượng (y) có được từ một mức yếu tố đầu vào
(x) được sử dụng.
Hàm Cobb – Douglas (

=1)
Hàm số này được gọi là hàm Cobb – Douglas do hai nhà nghiên cứu
Cobb và Douglas đã sử dụng nó lần đầu tiên trong một nghiên cứu rất chi tiết
về các mối quan hệ sản xuất ở nền kinh tế Hoa Kỳ. (Lê Khương Ninh, 2008)
Một mô hình toán thể hiện mối quan hệ sản xuất gồm 3 thuộc tính ( năng
suất biên giảm dần, yếu tố đầu vào và khả năng thay thế) đó chính là hàm sản
xuất Cobb – Douglas. Có thể được trình bày dưới dạng sau:

KLAX
t


Trong đó, L và K là những yếu tố đầu vào được liệt kê ở trên, A là đại
lượng đo lường công nghệ tại thời điểm “t” và những số mũ đại diện những
tham số sản xuất. Những công nghệ sản xuất khác nhau sẽ được định nghĩa
bởi tổng các mũ ( và ). Giả sử các yếu tố đầu vào được tăng theo hệ số m:
),()()(),( LKfmLKAmmLmKAmLmKf




Vì vậy, nếu  +  = 1, hàm Cobb – Douglas thể hiện thu nhập theo quy
mô không đổi vì mức sản lượng tăng bằng hệ số m; nếu  +  > 1, hàm Cobb

Trang
9
– Douglas thể hiện thu nhập theo quy mô tăng dần; ngược lại nếu  +  < 1,
hàm Cobb – Douglas thể hiện thu nhập theo quy mô giảm dần. Đối với trường
hợp thu nhập theo quy mô không dổi, có thể thấy rằng độ co giãn thay thế sẽ
bằng 1. (Nguyễn Phú Sơn và cộng sự, 2009)
Hàm Cobb – Douglas dạng logarithms
21
log)1(logloglog xxAy



Trong đó, log y là một hàm tuyến tính gồm log x
1
và log x
2
. Hàm tuyến
tính sẽ được mô tả thông qua phương trình hồi quy gồm 2 biến số và được
chuyển đổi dưới dạng logarithms (Nguyễn Phú Sơn và cộng sự, 2009)
22110
logloglog xbxbby 
2.1.5 Khái niệm hiệu quả tài chính
Theo Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2009) chỉ ra rằng tiêu chí về hiệu quả
kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự
thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì sẽ không hiệu quả.
Hiệu quả là việc xem xét và thứ tự ưu tiên cho các nguồn lực sao cho đạt
kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng

phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất với nhu cầu con người. (Huỳnh
Thị Thùy Trang, 2010)
Hiệu quả tài chính là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh tế trong
doanh nghiệp, cũng như nông hộ sản xuất, được thể hiện bằng đánh giá lợi
nhuận hoặc thua lỗ dưới dạng giá trị tiền tệ. (Huỳnh Thị Thùy Trang, 2010)
2.1.6 Giới thiệu khái quát về đặc điểm của con cá rô đồng nuôi
2.1.6.1 Hình thái
Cá rô đồng bình thường có hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc, chiều dài
gấp 3 - 4 lần chiều cao thân, đầu lớn, mắt to tròn nằm lệch về hai bên nửa trên
của đầu, mõm ngắn, miệng giữa hơi cận trên, răng nhỏ nhọn, mỗi bên đầu có
hai lỗ mũi, nắp mang cứng, cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ tạo
thành răng cưa, giúp cá di chuyển tốt trên cạn, gai vây cứng và chắc, gốc vây
đuôi có đốm đen tròn, vẩy lược phủ toàn thân.
Cá có cơ quan hô hấp phụ nằm trên cung mang thứ nhất gọi là hoa khế,
cơ quan này giúp cá sống được trong môi trường thiếu oxy. Ngoài việc lấy oxy
trong nước, chúng còn có thể lấy oxy trong không khí để thở. (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

Trang
10
Ngoài ra, khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề,
bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dày. Thân cá dài có hai chấm đen ở gần đuôi và
mang cá. (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011)
2.1.6.2 Đặc điểm phân bố
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, hiện đang được nuôi chủ yếu ở một số
tỉnh vùng ĐBSCL, chủ yếu chúng được nuôi thâm canh trong ao đất. (Huỳnh
Thị Phương Thảo, 2011)
2.1.6.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô đồng có ruột dày và ngắn so với chiều dài thân, là loài cá ăn tạp
thiên về động vật. Thành phần thức ăn rất đa dạng, giai đoạn còn nhỏ cá ăn

chủ yếu là động vật, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ. Khi lớn lên ngoài những
thức ăn trên chúng còn ăn cả mầm lúa, hạt cỏ, lá bèo, rong…và cả nhóm động
vật như tép, giáp xác, cá nhỏ, nòng nọc… khi nuôi trong ao chúng có thể ăn cả
phụ phế phẩm nông nghệp, từ các nhà máy như: phân gia súc, gia cầm, đầu
tôm, đầu cá… ngoài những loại thức ăn trên cá còn có thể ăn cả thức ăn tự
chế, thức ăn công nghiệp. (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích
hợp (30-40%) cho nhu cầu từng giai đoạn vẫn cho tốc độ tăng trưởng tốt.
(Nguyễn Văn Dũng, 2011)
2.1.6.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá rô đồng nuôi là rất lớn và lớn hơn cá rô đồng
tự nhiên, mới hơn 3 tháng đạt trọng lượng 100-120 g/con. Cá rô đồng nuôi có
ưu điểm lớn nhanh, con đực và con cái có kích thước như nhau. Thời gian
nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg. Nếu nuôi kéo dài 7 tháng,
trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. (Huỳnh Thị Phương Thảo, 2011)
2.1.6.5 Đặc điểm sinh sản
Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ
con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6 - 7 và có khả năng sinh sản
nhiều lần trong năm. (Nguyễn Văn Dũng, 2011)
2.1.7 Một số phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để
so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến
động không. (Võ Thị Thanh Lộc, 1998)


Trang
11
Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng

để so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng
trưởng giữa các chỉ tiêu. (Võ Thị Thanh Lộc, 1998)
Phương pháp phân tích thu nhập và chi phí
Phương pháp phân tích thu nhập và chi phí (CRA- Costs and returns
analysis) là phương pháp phân tích lợi nhuận hay hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp nông nghiệp hoặc một mô hình sản xuất nông nghiệp trong một kỳ kế
toán hay một kỳ sản xuất nhất định. (Nguyễn Hữu Đặng, 2012)
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
Giả sử có một mẫu gồm n quan sát (Y
i
, X
i
), (i = 1, 2, . . . , n).
Theo phương pháp OLS, ta phải tìm
i
Y

sao cho nó càng gần với giá trị
thực (Y
i
) càng tốt, tức phần dư:
càng nhỏ càng tốt.
Do e
i
có thể dương, có thể âm, nên ta cần tìm SRF sao cho tổng bình
phương của các phần dư đạt cực tiểu. Tức
1


,


2

phải thoả mãn điều kiện:

Điều kiện (*) có nghĩa là tổng bình phương các sai lệch giữa giá trị thực
tế quan sát được (Y
i
) và giá trị tính theo hàm hồi quy mẫu
i
Y

là nhỏ nhất. Tức
đường hồi quy mẫu với
1


,

2

thỏa mãn ÐK (*) sẽ là đường thẳng “gần nhất”
với tập hợp các điểm quan sát, do vậy nó được coi là đường thẳng “tốt nhất”,
“phù hợp nhất” trong lớp các đường hồi quy mẫu có thể dùng để ước lượng
cho hàm. (Lê Tấn Nghiêm, 2012)
2.1.8 Một số chỉ tiêu cần phân tích
Các khoản chi phí:
Tổng chi phí (nghìn đồng/m
2
) : là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ

ra từ lúc nuôi cá rô giống đến lúc cá trưởng thành, thu hoạch và bán cá rô
thương phẩm.
Trong quá trình nuôi cá rô thì tổng chi phí bao gồm:
- Chi phí cá giống (nghìn đồng/m
2
): là chi phí mua cá giống nuôi trong
toàn vụ.


(*)min
ˆˆ
1
2
21
1
2



n
i
ii
n
i
i
XYe

iiiii
XYYYe



21
ˆ


Trang
12
- Chi phí thức ăn (nghìn đồng/m
2
): là toàn bộ chi phí thức ăn cho cá
trong toàn vụ từ bắt đầu nuôi cá giống cho đến lúc thu hoạch cá để bán.
- Chi phí cải tạo ao (nghìn đồng/m
2
): bao gồm các chi phí như hút bùn,
nạo vét ao, bón vôi, chi phí tu sửa bờ bao để chuẩn bị cho một vụ nuôi.
- Chi phí thuốc (nghìn đồng/m
2
): là toàn bộ chi phí thuốc bao gồm thuốc
trị bệnh cho cá, thuốc bổ sung dinh dưỡng cho cá.
- Chi phí lãi vay (nghìn đồng/m
2
): số tiền lãi phải trả của nông hộ trong
toàn vụ.
- Chi phí lao động thuê (nghìn đồng/m
2
): chi phí thuê nhân công cải tạo
và thu hoạch cá cuối mỗi vụ.
- Chi phí lao động gia đình: khoản chi phí sử dụng lao động gia đình vào
nuôi cá trong toàn vụ. Chi phí này dựa vào giá thuê lao động ở địa phương.
- Chi phí máy móc: là chi phí khấu hao những máy móc phục vụ trong

quá trình nuôi như máy bơm nước,….
+ Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh
nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
+ Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định
theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định
trung bình hàng năm = –––––––––––––––––––––––––– (2.1)
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
+ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích
cả năm chia cho 12 tháng.
- Chi phí nhiên liệu: là những chi phí như xăng, dầu, điện,… phục vụ cho
hoạt động của các loại máy móc .
Giá thành là tổng chi phí vật chất và lao động có liên quan để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ tại đơn vị sản xuất. (Lê Xuân Sinh, 2005)
Giá cả là số tiền mà người muốn mua và người muốn bán thỏa thuận với
nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường. (Lê
Xuân Sinh, 2005)
Một số chỉ tiêu khác
- Sản lượng (kg): là lượng cá rô thu hoạch được cuối vụ nuôi.

Trang
13
- Năng suất (Kg/m
2
) = Sản lượng/Diện tích ao nuôi cá (2.2)
- Doanh thu (nghìn đồng): là số tiền mà người nuôi cá thu được sau khi
bán cá vào cuối vụ nuôi.
Doanh thu= Sản lượng * Giá bán cá tại hộ nuôi (2.3)
- Lợi nhuận (nghìn đồng): là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng

chi phí (bao gồm cả chi phí lao động gia đình)
Lợi nhuận= Doanh thu - Tổng chi phí (2.4)
- Thu nhập gia đình (TN) (nghìn đồng): là phần thu nhập mà hộ nuôi cá
nhận được bao gồm lợi nhuận và chi phí cơ hội (C
0
) của lao động gia đình.
Thu nhập gia đình= Lợi nhuận + C
0
(2.5)
- Doanh thu/Chi phí (DT/CP) (lần): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí
đầu tư thì hộ nuôi sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số DT/CP
nhỏ hơn 1 thì người nuôi cá bị lỗ, nếu tỷ số DT/CP hơn hơn 1 thì người nuôi
cá được lời.
Doanh thu
DT/CP = (2.6)
Chi phí
- Lợi nhuận/Chi phí (LN/CP) (lần): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí
đầu tư thì hộ nuôi sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
LN/CP = (2.7)
Chi phí

- Thu nhập/Chi phí (TN/CP) (lần): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí
đầu tư thì hộ nuôi sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập
TN/CP = (2.8)
Chi phí
- Thu nhập/Lao động gia đình (LN/LĐGĐ) (lần): tỷ số này phản ánh
mức độ đầu tư của lao động gia đình đến yếu tố thu nhập, tức khi bỏ ra 1 ngày
công lao động gia đình thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.


Thu nhập
TN/LĐGĐ = (2.9)
Ngày công lao động gia đình

×