Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong 2 vụ đông xuân và hè thu ở huyện tam bình tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 87 trang )














ĐẶNG TRẦN KIM PHƢỢNG



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG 2 VỤ
ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU Ở HUYỆN
TAM BÌNH -TỈNH VĨNH LONG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115







Tháng 12 – 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  












ĐẶNG TRẦN KIM PHƢỢNG
MSSV/HV: 4105072


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG 2 VỤ
ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU Ở HUYỆN
TAM BÌNH -TỈNH VĨNH LONG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG



Tháng 12 – 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  



i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này, trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn các
Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báo cho em trong suốt thời gian học tại trƣờng.
Đặc biệt em chân thành cảm ơn Cô Trần Thụy Ái Đông đã tận tình hƣớng
dẫn, giải đáp khó khăn, vƣớng mắc của em trong quá trình hoàn thành luận văn
này.
Em xin chân thành cảm ơn trƣởng phòng nông nghiệp và cán bộ nông
nghiệp huyện Tam Bình, cùng toàn thể bà con trồng lúa tại huyện Tam Bình đã

nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Sau cùng em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến Ban Giám Hiệu, quý thầy,
cô Trƣờng Đại Học Cần Thơ, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên tại phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện
































ii



LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013.
Ngƣời thực hiện


iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn: Trần Thụy Ái Đông
Học vị: Thạc sĩ
Bộ môn: Kinh tế nông nghiệp và tài nguyên môi trƣờng
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
Sinh viên thực hiện: Đặng Trần Kim Phƣợng MSSV: 4105072
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong 2 vụ Đông

Xuân và Hè Thu ở huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long”
NỘI DUNG NHẬN XÉT























Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên hƣớng dẫn






iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


































Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên phản biện


v


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu 2
1.4.2 Phạm vi không gian 2
1.4.3 Phạm vi thời gian 3

1.4.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 Lƣợc khảo tài liệu 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 5
2.1 Phƣơng pháp luận 5
2.1.1 Khái niệm về nông hộ 5
2.1.2 Vai trò của nông hộ 5
2.1.3 Thời gian gieo trồng vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 5
2.1.4 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả tài chính 6
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 6
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 6
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 6
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 7
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1 7
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2 7
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3 9


vi


2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4 11
Chƣơng 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM
BÌNH TỈNH VĨNH LONG 12
3.1. Giới thiệu về huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long 12
3.1.1 Vị trí địa lí 12
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 13
3.1.2.1 Địa hình 13
3.1.2.2 Đất đai 13
3.1.2.3 Khí hậu- thời tiết 14

3.1.2.4 Thủy văn 14
3.1.3 Hạ tầng kinh tế - xã hội 15
3.1.3.1 Cơ cấu dân số 15
3.1.3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng 16
3.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp trong địa bàn huyện Tam Bình 16
3.2.1 Tình hình chung 16
3.2.1.1 Cây Lúa 16
3.2.1.2 Sản xuất Rau Màu 17
3.2.1.3 Trồng nấm rơm 17
3.2.1.4 Cây ăn Trái 18
3.2.1.5 Chăn nuôi – Thủy sản 18
3.2.2. Thực trạng sản xuất lúa tại huyện Tam Bình 19
3.3 Giới thiệu về cuộc điều tra 22
3.3.1 Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu điều tra 22
3.3.1.1 Qui mô nhân khẩu 22
3.3.1.2 Độ tuổi của lao động chính trong mô hình nghiên cứu 23
3.3.1.3 Trình độ học vấn của lao động chính trong mô hình nghiên cứu 23
3.3.1.4 Nguồn lực đất đai của nông hộ 24
3.3.1.5 Kinh nghiệm sản xuất 24
3.3.1.6 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa 25
3.3.1.7 Tài chính của nông hộ 25
3.3.2 Tình hình sản xuất của nông hộ 26


vii


3.3.2.1 Nguồn cung cấp giống 26
3.3.2.2 Thông tin về kỹ thuật canh tác 26
3.3.2.3 Vật tƣ nông nghiệp 27

3.3.2.4 Tình hình tiêu thụ 28
3.3.2.5 Những khó khăn chung của ngƣời sản xuất 28
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT
LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 30
4.1 Các khoản mục chi phí đầu tƣ sản xuất lúa 30
4.2 So sánh các khoản mục chi phí giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu 33
4.3 Doanh thu và lợi nhuận của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 34
4.4 Phân tích hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân 36
4.5 Phân tích hiệu quả tài chính của vụ Hè Thu 38
4.6 So sánh hiệu quả tài chính giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu 40
4.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam
Bình 42
4.7.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của hộ trồng lúa trong vụ Đông Xuân 42
4.7.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của hộ trồng lúa trong vụ Hè Thu 44
4.8 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam
Bình 45
4.8.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hộ trồng lúa trong vụ Đông Xuân 45
4.8.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hộ trồng lúa trong vụ Hè Thu 48
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO
NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 50
5.1 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của hộ trong quá trình sản xuất lúa 50
5.1.1 Điểm mạnh 50
5.1.2 Điểm yếu 50
5.2 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của hộ trong quá trình sản xuất lúa 51
5.2.1 Thuận lợi 51
5.2.2 Khó khăn 52
5.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ 53
5.3.1 Về nông hộ 53



viii


5.3.2 Về giống 53
5.3.3 Về phân bón 53
5.3.4 Về nông dƣợc 54
5.3.5 Về chi phí 54
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
6.1 Kết luận 55
6.2 Kiến nghị 56
6.2.1 Đối với thƣơng lái và doanh nghiệp 56
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng 56


ix


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số 2012 15
Bảng 3.2 Kết quả tình hình sản xuất lúa của huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long
trong 3 năm 2010-2012 20
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất lúa của huyện 6 tháng đầu năm 2013 21
Bảng 3.4 Qui mô nhân khẩu của nông hộ trồng lúa 22
Bảng 3.5 Độ tuổi của lao động chính tham gia sản xuất lúa 23
Bảng 3.6 Trình độ học vấn của lao động chính tham gia sản xuất lúa 23
Bảng 3.7 Nguồn lực đất đai của nông hộ 24
Bảng 3.8 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 24
Bảng 3.9 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa 25
Bảng 3.10 Tài chính của nông hộ 25

Bảng 3.11 Nhu cầu vốn để sản xuất của nông hộ 25
Bảng 3.12 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ 26
Bảng 3.13 Nguồn thông tin về kỹ thuật canh tác của nông hộ 26
Bảng 3.14 Nguyên nhân lựa chọn nơi mua vật tƣ của nông hộ 27
Bảng 3.15 Hình thức thanh toán khi mua vật tƣ của nông hộ 27
Bảng 3.16 Nguồn thông tin tiêu thụ của nông hộ 28
Bảng 4.1 Các khoản mục chi phí đầu tƣ sản xuất lúa 30
Bảng 4.2 So sánh các khoản mục chi phí giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu 33
Bảng 4.3 Doanh thu và lợi nhuận của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 34
Bảng 4.4 Hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân 36
Bảng 4.5 Hiệu quả tài chính của vụ Hè Thu 38
Bảng 4.6 So sánh hiệu quả tài chính giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu 40
Bảng 4.7 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất của hộ trồng
lúa trong vụ Đông Xuân 42
Bảng 4.8 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của hộ trồng lúa
trong vụ Hè Thu 44
Bảng 4.9 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hộ trồng lúa
trong vụ Đông Xuân 46


x


Bảng 4.10 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hộ trồng lúa
trong vụ Hè Thu 48



















































xi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long 12
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí đầu tƣ sản xuất lúa 31
Hình 4.2 So sánh chi phí doanh thu và lợi nhuận của 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè
Thu 2012-2013 34















































1


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nƣớc ta mà còn với nhiều nƣớc trên
thế giới. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con ngƣời, làng quê Việt Nam.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng.
Trong năm 2012, sản xuất lúa gạo Việt Nam tiếp tục bội thu. Sản lƣợng lúa cả 3
vụ đều đƣợc mùa, đạt hơn 43,7 triệu tấn và tăng thêm 1,26 triệu tấn so với năm
trƣớc đó. Nhờ vậy, xuất khẩu gạo trong năm 2012 đạt kỷ lục mới về lƣợng, cao
nhất từ trƣớc tới nay với 7 triệu 720 ngàn tấn, vƣợt hơn 8% so với năm trƣớc.
Vĩnh Long là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp của
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và của cả nƣớc, có tiềm năng lớn và đa dạng
với nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Nghề trồng lúa nƣớc ở huyện Tam
Bình tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện từ rất sớm và gắn liền với cuộc sống của ngƣời
dân nơi đây. Huyện Tam Bình với tổng diện tích trồng lúa đến nay đã nâng lên
trên 45.000 ha trở thành một trong những huyện trọng điểm về sản xuất lúa của
tỉnh. Thế nhƣng thực tế cho thấy sản lƣợng lúa của huyện hàng năm khá lớn
nhƣng vẫn còn tồn tại những yếu kém trong sản xuất nhƣ: tập quán canh tác còn

lạc hậu, quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp và manh mún, trình độ thâm canh chƣa
cao, năng suất thấp… Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu
nhiều ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh và nhiều biến động của thị trƣờng đầu
vào cũng nhƣ đầu ra, nên trong mỗi vụ mùa sản xuất trong năm đều có sự biến
động về chi phí sản xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau làm ảnh
hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân trồng lúa trong huyện. Những điều đó làm
cho ngƣời dân sống bằng nghề nông, cụ thể là ngƣời dân trồng lúa có thu nhập
thấp, mức sống còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn.
Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của
nông hộ trồng lúa trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu ở huyện Tam Bình – tỉnh
Vĩnh Long” để đánh giá thực trạng sản xuất lúa của vùng. Từ đó đƣa ra những
giải pháp giúp ngƣời dân sản xuất lúa có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho bà con nông dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong 2 vụ Đông Xuân và
Hè Thu ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long để từ đó đề xuất một số giải pháp
thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
trong thời gian tới.


2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung nhƣ trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu tình hình trồng lúa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu
trong mô hình nghiên cứu.

Mục tiêu 3: Phân tích một số nhân tố tác động đến lợi nhuận và năng suất
của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình.
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tài chính cho nông
hộ trồng lúa ở địa phƣơng.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Xem xét các nhân tố nhƣ: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc
bảo vệ thực vật, chi phí lao động, số nhân khẩu, độ tuổi của lao động chính, diện
tích đất trồng… có ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong mô hình trồng lúa của nông hộ
tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Một số câu hỏi đƣợc đặt ra nhằm xác định mục tiêu và phƣơng hƣớng
nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Tình hình trồng lúa trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng
đầu đầu năm 2013 nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Hiệu quả về mặt tài chính của nông hộ trên địa bàn hiện nay ra
sao?
Câu hỏi 3: Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận của mô
hình?
Câu hỏi 4: Có những giải pháp nào giúp nông hộ sản xuất hiệu quả hơn và
nâng cao thu nhập cho nông hộ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng lúa tại huyện Tam
Bình tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.




3


1.4.3 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2012 -
2013.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chủ yếu phân tích về hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân, Hè
Thu và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất, lợi nhuận của hai vụ.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Luận văn tốt nghiệp,“ Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình trồng
khóm của nông hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang”, 2012, tác giả Lê
Ngọc Lý. Đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để kiểm định sự ảnh
hƣởng của các yếu tố có liên quan đến hiệu quả sản xuất cũng nhƣ lợi nhuận
trong mô hình trồng khóm của nông hộ trên địa bàn. Kết quả phân tích dựa trên
số liệu thu thập từ 60 hộ trồng khóm ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang cho
thấy phần lớn nông hộ đạt đƣợc thu nhập khá cao. Thu nhập trung bình của nông
hộ gần 3.450.000 đồng/1000m
2
, và hầu hết các nông hộ đều thu đƣợc lợi nhuận.
Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ cho thấy: Chi
phí phân bón, chi phí lao động, năng suất và giá bán có ảnh hƣởng nhiều đến lợi
nhuận của nông hộ. Đặc biệt lƣợng lao động gia đình đƣợc tận dụng vào sản xuất
nên góp phần làm gia tăng thu nhập và lợi nhuận của nông hộ.
Luận văn tốt nghiệp,“ Phân tích hiệu quả tài chính của việc trồng hành tím ở
huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng”, 2012, tác giả Trƣơng Xuân Tuyết Lan. Đề tài
tập trung phân tích các mục tiêu: đánh giá thực trạng sản xuất hành tím, sau đó là
phân tích hiệu quả tài chính của việc sản xuất hành tím, kế đến là tìm hiểu và

phân tích một số nhân tố tác động đến lợi nhuận và năng suất của ngƣời trồng
hành và cuối cùng là đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính cho
ngƣời trồng hành trên địa bàn. Để đạt đƣợc các mục tiêu đó đề tài sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, ma
trận SWOT và phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả của nông hộ
sản xuất hành. Ngoài ra đề tài còn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận và năng suất của ngƣời trồng hành.
Nghiên cứu cho thấy đa phần nông hộ chọn sản xuất vì lý do đây là nghề truyền
thống của gia đình và cũng nhƣ là trồng theo phong trào do họ sống trong khu
vực sản xuất hành tím.
Luận văn tốt nghiệp,“ Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở
huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng”, 2012, tác giả Nguyễn Trƣờng Thạnh.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại huyện Châu Thành - tỉnh Sóc Trăng thông qua


4


việc phỏng vấn 100 nông hộ trồng lúa thuộc 4 xã có diện tích và sản lƣơng lúa
tƣơng đối cao trong huyện. Nội dung tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính của
vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất của mô hình,
những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất để từ đó đề
xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ
trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu. Áp dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân
tích chi phí, phƣơng pháp so sánh, phân tích các chỉ số tài chính và hồi qui tƣơng
quan cho thấy hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân cao hơn vụ lúa Hè Thu.
Kết quả cho thấy cơ cấu chi phí của sản xuất lúa phần lớn tập trung vào phân
bón, thuốc nông dƣợc và thu hoạch, do đó nếu nông dân biết sử dụng phân bón,
thuốc nông dƣợc hợp lí và đƣợc cơ giới hóa trong khâu thu hoạch sẽ làm giảm
chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập.





















5


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngƣ
nghiệp bao gồm một nhóm ngƣời có cùng huyết tộc sống chung trong một mái
nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp

với mục đích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ. Hộ
nông dân có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Hiện nay, ở Việt Nam hộ
nông dân vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong hoạt động nông nghiệp, nông
thôn.[9, tr.27-28]
2.1.2 Vai trò của nông hộ
Với các đặc trƣng là sự gắn bó của các thành viên trong nông hộ về các mặt
sở hữu, quản lý và phân phối nên rất hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở
nƣớc ta, nên nông hộ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp đáp ứng nhu cầu cho xã hội.
Hộ nông dân còn là động lực trong việc khai thác các nguồn lực mà trƣớc
tiên nguồn lao động trong hộ và nguồn tài nguyên đất đai của các hộ.
Hộ là một trong những chủ thể kinh tế tự chủ, hộ nông dân từng bƣớc thích
ứng với cơ chế thị trƣờng, áp dụng các khoa học và công nghệ vào trong quá
trình sản xuất, thực hiện một số liên doanh và liên kết. Vì vậy các hộ nông dân có
vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa việc sản xuất nông nghiệp theo phƣơng
thức thủ công truyền thống lạc hậu sang sản xuất hàng hóa theo hƣớng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng phát triển.
Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ có vai trò quan trọng trong xây dựng
các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục và xây dựng nông thôn mới.
[9,tr.28-29]
2.1.3 Thời gian gieo trồng vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu
Vụ lúa còn tuỳ mỗi vùng và mỗi giống lúa nhƣng thông thƣờng có 2 vụ
chính là Đông Xuân và Hè Thu. Vụ Đông Xuân ở miền Nam thƣờng bắt đầu vào
thời điểm kết thúc mùa mƣa, khoảng cuối tháng 10 dƣơng lịch (ở miền Bắc và
miền Trung thì có thể muộn hơn vài tuần) và thu hoạch tầm tháng 2, tháng 3
dƣơng lịch. Vụ Hè Thu bắt đầu vào tháng 3, tháng 4 và thu hoạch vào tháng 7,
tháng 8 dƣơng lịch.




6


2.1.4 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả tài chính
Trong sản xuất kinh doanh thƣờng phải đối mặt với các giới hạn trong việc
sử dụng nguồn lực sản xuất, do đó phải xem xét và lựa chọn thứ tự ƣu tiên các
hoạt động cần thực hiện dựa trên các nguồn lực sao cho kết quả đạt đƣợc là cao
nhất, kết quả cao nhất đạt đƣợc đó đƣợc gọi là hiệu quả. Hay hiệu quả là phép so
sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của
chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất
định.
Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: Không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất
với chi phí thấp nhất, sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi
phí và lợi ích đều tính theo giá thị trƣờng. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan
hệ giữa lợi ích kinh tế mà cá nhân nhận đƣợc và chi phí mà cá nhân phải bỏ ra để
có đƣợc lợi ích kinh tế.
Phân tích hiệu quả tài chính nhằm: Xác định hiệu quả của việc sử dụng vốn,
tài sản hoặc là khả năng sinh lời của nó mà một cá nhân đầu tƣ khi tham gia vào
một quá trình sản xuất.
Hiệu quả tài chính đƣợc tính qua chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất lợi nhuận (lợi
nhuận/chi phí), ngoài ra hiệu quả này còn đƣợc đo lƣờng qua các chỉ tiêu nhƣ thu
nhập/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/lao động gia đình, doanh thu/lao
động gia đình, doanh thu/chi phí.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu là các xã Mỹ lộc, Loan Mỹ, Phú Thịnh, Tân phú thuộc
huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh long. Vì theo cục thống kê huyện Tam Bình đây là 4
xã có diện tích trồng lúa trong năm 2012 nhiều nhất ở huyện Tam Bình nên
nghiên cứu số liệu tại các xã này có tính đại diện cao để suy ra cho cả huyện Tam

Bình. Cơ cấu mẫu đƣợc chọn theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện. Cụ
thể nhƣ sau: xã Mỹ Lộc (25 hộ), xã Loan Mỹ (25 hộ), Xã Phú thịnh (25 hộ), xã
Tân Phú (25 hộ).
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp cụ thể nhƣ sau:
– Số liệu sơ cấp: Là những số liệu gốc thu thập thông qua phỏng vấn trực
tiếp các hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình. Nông hộ đƣợc chọn theo
phƣơng pháp ngẫu nhiên và thuận tiện cho ngƣời phỏng vấn.


7


– Số liệu thứ cấp: Thu thập qua các báo cáo ngành và tập chung chủ yếu về
số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Bên
cạnh đó đề tài còn tham khảo một số số liệu của các nghiên cứu có liên quan trên
địa bàn huyện.
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1: Tìm hiểu tình hình trồng lúa của nông hộ tại
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh để đánh giá
thực trạng trồng lúa trên địa bàn.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Vận dụng để mô tả tổng quát về tình hình cơ
bản địa bàn nghiên cứu và thực trạng sản xuất của nông hộ.
- Phƣơng pháp so sánh: Là phƣơng pháp xem xét chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Các phƣơng pháp so sánh:
+ So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trƣớc để
thấy sự chênh lệch. Dùng để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trƣớc
đó để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu, để tìm ra nguyên nhân biến động, từ
đó đề xuất các giải pháp khắc phục.

Công thức: Δy = y
1
– y
0
Y
1
: Chỉ tiêu năm sau
Y
0
: Chỉ tiêu năm trƣớc
Δy : Là phần chênh lệch của các chỉ tiêu.
+ So sánh số tƣơng đối: Là giá trị tƣơng đối của năm sau trừ đi giá trị tƣơng
đối của năm trƣớc. Dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong thời
gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu, và so sánh tốc độ tăng
trƣởng của các chỉ tiêu giữa các năm. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
Công thức : Δy =
y
1
- y
0
y
0

Y
1
: Chỉ tiêu năm sau
Y
0
: Chỉ tiêu năm trƣớc

Δy: Biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông
Xuân và Hè Thu trong mô hình nghiên cứu.
Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản
xuất lúa trên địa bàn huyện


8


 Năng suất = Sản lƣợng / Diện tích
 Giá thực tế sản phẩm: Giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch
là giá bán mà ngƣời sản xuất thu hoạch đƣợc ngay tại cơ sở sản xuất của mình.
 Doanh thu (DT): Là toàn bộ số tiền mà ngƣời sản xuất thu đƣợc sau khi
bán sản phẩm của mình ( kể cả sản phẩm phụ ).
Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lƣợng trên một đơn vị
diện tích.
 Tổng chi phí (TCP): Là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: chuẩn bị đất, gieo
trồng, chăm sóc, phân bón, thuốc nông dƣợc, tƣới tiêu, thu hoạch, chi phí lao
động gia đình của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tất cả các khoản chi phí này
đều tính trên một công (1000m
2
).
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác
 Lợi nhuận (LN): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá
trình sản xuất. Lợi nhuận chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố
chủ quan và khách quan. Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ bằng tất cả
các khoản doanh thu của ngƣời sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí mà ngƣời
sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất.

LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
 Thu nhập: Là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi
phí không có lao động gia đình.
Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình
 Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí đầu
tƣ thì chủ thể đầu tƣ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số DT/CP
nhỏ hơn 1 thì ngƣời sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì hoà vốn, DT/CP lớn
hơn 1 ngƣời sản xuất mới có lời.
 Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Nhằm đánh giá lại hiệu quả về lợi nhuận
của chi phí đầu tƣ. Nghĩa là tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tƣ vào sản
xuất thì chủ thể đầu tƣ sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là
số dƣơng thì ngƣời sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
 Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu
tƣ thì chủ thể đầu tƣ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số TN/CP nhỏ
hơn 1 thì ngƣời sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, TN/CP lớn hơn 1
ngƣời sản xuất mới có lời.
 Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện trong 1 đồng doanh thu có
bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu.


9


 Thu nhập trên doanh thu (TN/DT): Cho biết trong 1 đồng doanh thu thu
về thì có bao nhiêu đồng thu nhập.
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3: Phân tích một số nhân tố tác động đến lợi nhuận
và năng suất của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình
Dùng mô hình hồi qui đa biến để kiểm định ảnh hƣởng của các yếu tố có
liên quan đến hiệu quả sản xuất cũng nhƣ lợi nhuận trong mô hình trồng lúa của
nông hộ trên địa bàn trong hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.

Sử dụng chƣơng trình phần mềm Stata10 để xử lí và lƣu giữ số liệu điều tra
đƣợc.
Năng suất (Y) chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: Diện tích
đất canh tác, giống, phân, thuốc, lao động, kinh nghiệm, trình độ học vấn
Phƣơng trình hồi quy đa biến có dạng tổng quát nhƣ sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 + …+βkXi (1)
Trong đó:
Y: Năng suất lúa sản xuất đƣợc của hộ (biến phụ thuộc).
Xi: (i=1,2,3,…,8) Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất (biến độc lập)
+ X1: Diện tích đất canh tác (công/hộ)
+ X2: Số lƣợng giống (kg/công)
+ X3, X4, X5: Lần lƣợt là số lƣợng đạm, lân, kali đƣợc chiết tính
từ các loại phân có sử dụng (kg/công)
+ X6: Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật (ml/công)
+ X7: Số năm kinh nghiệm (năm)
+ X8: Trình độ học vấn (năm)
Ý nghĩa các biến trong mô hình hồi quy (1):
+ Diện tích đất trồng: Diện tích trồng nhiều hơn thì năng suất thu đƣợc sẽ
cao hơn. Vì vậy diện tích đất trồng có ảnh hƣởng đến năng suất lúa trên địa bàn
nghiên cứu.
+ Số lƣợng giống: Đây là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong sản xuất lúa.
Lƣợng giống gieo sạ cho biết mật độ gieo trồng, làm ảnh hƣởng đến năng suất
lúa.
+ Lƣợng phân N, lƣợng phân P, lƣợng phân K: số %N, %P, %K có trong
các loại phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng nhƣ: NPK (16-16-8), NPK (20-20-
15), Ure (46%N)…ảnh hƣởng đến năng suất.


10



+ Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật: Trong sản xuất nếu sử dụng thuốc nông
dƣợc trị bệnh trên cây trồng, thuốc trừ sâu hại sẽ giúp hạn chế các loại dịch hại
và làm gia tăng năng suất.
+ Số năm kinh nghiệm: Cho thấy những nông hộ có số năm trồng lúa càng
lâu thì họ càng có nhiều kinh nghiệm. Những trải nghiệm năm trƣớc sẽ giúp họ
đút kết đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn, từ đó giúp họ có thể hạn chế những ảnh
hƣởng không tốt và phát huy những ảnh hƣởng tốt đến năng suất trong những
năm sau.
+ Trình độ học vấn: Nông hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp
cận thông tin về khoa học kỹ thuật, cách thức chuyển giao khoa học kỹ thuật
cũng nhƣ học hỏi từ bạn bè sẽ trở nên dễ dàng hơn. Từ đó góp phần làm nâng cao
năng suất cho nông hộ.
Lợi nhuận của nông hộ trồng lúa bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau
nhƣ các khoản chi phí, giá bán, điều kiện kinh tế xã hội của hộ, nhƣng trong mô
hình chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu là: Diện tích đất trồng, chi phí giống,
chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí lao động, số nhân khẩu và độ tuổi của lao
động chính. Các nhân tố đó đƣợc đƣa vào mô hình hàm lợi nhuận để phân tích
xem những nhân tố nào ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ.
Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 + …+βkXi
Trong đó:
Y: Lợi nhuận (biến phụ thuộc)
Xi: (i=1,2,3,…,7) Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận (biến độc lập)
+ X1: Diện tích đất canh tác (công/hộ)
+ X2: Chi phí giống (ngàn đồng/công)
+ X3: Chi phí phân (ngàn đồng/công)
+ X4: Chi phí thuốc (ngàn đồng/công)
+ X5: Chi phí lao động (ngàn đồng/ngày)
+ X6: Số nhân khẩu (ngƣời)
+ X7: Độ tuổi của lao động chính (tuổi)

 Các tham số β0, β1,…, βk: Các hệ số cần đƣợc ƣớc lƣợng trong mô hình (
k = 0,1,2,…,8). Hệ số βk cho biết khi biến X1, X2,…., Xi tăng 1 đơn vị thì trung
bình của Y (năng suất/lợi nhuận) sẽ thay đổi tức tăng (hay giảm) bao nhiêu đơn
vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.


11


 Hệ số xác định R
2
: (Multiple Correlation Coefficient) đƣợc định nghĩa
nhƣ là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) đƣợc giải thích bởi
các biến độc lập Xi.
 Prob> F: Mức ý nghĩa. Prob> F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao.
Prob> F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob> F nhỏ hơn mức ý nghĩa α.
 T_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt.
 P_value: Giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết
H
0
bị bác bỏ.
 Kiểm định phƣơng trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:
+ H
0
: βk = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc.
+ H
1
: βk ≠ 0, tức là các biến độc lập ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc.
 Bác bỏ giả thuyết H

0
khi: P_value < α
 Chấp nhận giả thuyết H
0
khi: P_value ≥ α
Kiểm định các nhân tố trong phƣơng trình hồi qui: Từng nhân tố trong
phƣơng trình hồi qui ảnh hƣởng đến phƣơng trình với những mức độ và độ tin
cậy cũng khác nhau. Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phƣơng trình giống
nhƣ trên để xem xét mức độ ảnh hƣởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến
phƣơng trình.
2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
hiệu quả tài chính cũng nhƣ tăng thu nhập cho nông hộ trồng lúa ở địa phƣơng.
Từ những phân tích trên, dùng phƣơng pháp thống kê suy luận, phƣơng pháp
chuyên gia nhằm đánh giá chung về hiệu quả tài chính của mô hình và trên cơ sở
các thông tin và số liệu phân tích đƣợc, vận dụng các kiến thức đã học và tham
khảo ý kiến của những ngƣời có chuyên môn đề xuất một số giải pháp thiết thực
để giúp nâng cao hiệu quả cho mô hình sản xuất lúa đặc biệt là hai vụ Đông
Xuân và Hè Thu trong vùng nghiên cứu.










12



CHƢƠNG 3
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM
BÌNH TỈNH VĨNH LONG
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Tam Bình với tổng diện tích tự nhiên 27.972,10 km
2
là một trong
những huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, đặt biệt là cây cam sành có
diện tích lớn nhất tỉnh. Nằm cách trung tâm Thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km
về hƣớng Nam theo Quốc lộ 1A, đƣờng Tỉnh 905 và quốc lộ 53, đƣờng tỉnh 904,
với tọa độ địa lý từ 90 57’45’’ đến 10010’05’’ vĩ độ Bắc từ 105051’06’’ đến
106004’50’’ kinh độ Đông. Toàn huyện có 16 xã và 1 Thị Trấn, với 132 ấp,
khóm. Có vị trí giáp giới nhƣ sau:


Nguồn: Trang tin điện tử huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Hình 3.1 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long
+ Phía Bắc giáp huyện Long Hồ.
+ Phía Nam giáp huyện Trà Ôn, Bình Minh.
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Trà Ôn, Vũng Liêm và Mang Thít.
+ Phía Tây giáp huyện Bình Minh.

×