Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 72 trang )


























LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115











TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ THANH TÂM

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA
NGUYÊN LIỆU TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG



Cần Thơ - 2013
























LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VŨ THÙY DƯƠNG





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ THANH TÂM
4105150


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA
NGUYÊN LIỆU TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG



Cần Thơ - 2013

i
LỜI CẢM TẠ!

Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy
cô Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã được
học nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt
nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Vũ Thùy
Dương và Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Cô
đã hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho em hoàn thành luận
văn.
Những nông hộ sản xuất mía tại Huyện Phụng Hiệp là những người quan
trọng nhất, đóng góp thiết thực nhất vào kết quả của luận văn. Xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến tất cả nông hộ đã nhiệt tình cung cấp thông tin quý giá cho
tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em kính chúc các quý thầy, quý cô trường Đại Học Cần Thơ
được dồi dào sức khoẻ, luôn hoàn thành tốt công tác của mình cũng như ngày
càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Xin chân thành cám ơn!






Ngày …. tháng …. năm 2013
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Tâm










ii
TRANG CAM KẾT

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.











Ngày …. Tháng ….năm 2013
Người thực hiện


Lê Thị Thanh Tâm



















iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………




Phụng Hiệp, ngày…. tháng…. năm 2013
Thủ trưởng đơn vị















iv
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2. CO SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm về nông hộ 5
2.1.2 Sản xuất và các yếu tố đầu vào 5
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất 7
2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 9

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14
3.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Hậu Giang 14
3.1.1 Đặc điểm chung 14
3.1.2 Tình hình sản xuất mía tỉnh Hậu Giang 16
3.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Phụng Hiệp 16
3.2.1 Vị trí địa lý 16
3.2.2 Điều kiện tự nhiên 18
3.2.3 Tình hình kinh tế 18
3.2.4 Về văn hóa xã hội 19
3.3 Tình hình trồng mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang . 22
3.3.1 Tình hình chung 22
3.3.2 Thực trạng sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp 23
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU TẠI
HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG 26
4.1 Mô tả mẩu điều tra 26

v
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ 26
4.1.2 Trình độ học vấn của hộ 27
4.1.3 Lý do chọn sản xuất mía 27
4.2 Thực trạng sản xuất mía và tiêu thụ 28
4.2.1 Lịch thời vụ và quy trình sản xuất 28
4.2.2 Kinh nghiệm sản xuất mía và trình độ kỹ thuật của nông hộ 30
4.2.3 Thực trạng sử dụng mía của nông hộ 30
4.2.4 Thông tin về kỹ thuật canh tác 32
4.2.5 Tình hình tiêu thụ 33
4.3 Phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang 35
4.3.1 Phân tích chi phí trồng mía 35

4.3.2 Phân tích doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trong sản xuất mía nông hộ
tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 42
4.3.3 Đánh giá kết quả sản xuât bằng việc phân tích các chỉ số tai chính 44
4.4 Phân tích các nhân tố tác động đến năng suất mía ở huyện Phụng Hiệp tỉnh
Hậu Giang 46
4.5 Mội số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ trồng mía
49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Kiến nghị 52
5.2.1 Đối với hộ sản xuất 52
5.2.2 Đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương 53
5.2.3 Đối với công ty mía đường thu mua nguyên liệu của nông hộ tại huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 56











vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Phân phối điều tra các xã trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp 9

Bảng 2.2: Các biến trong mô hình hồi quy ảnh hưởng đến năng suất mía 11
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mía tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2008 -2012 16
Bảng 3.2: Dân số trung bình Huyện Phụng Hiệp 2012 20
Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Phụng Hiệp năm 2012 23
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng mía huyện phụng hiệp giai
đoạn 2010 – 2012 24
Bảng 4.1: Thông tin chung về nhân khẩu của hộ trong mẫu điều tra 26
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía 27
Bảng 4.3 : Lý do chọn sản xuất mía của nông hộ huyện Phụng Hiệp 28
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất mía trong mẫu điều tra
30
Bảng 4.5: Thực trạng nông hộ sử dụng giống mía trong mẫu diều tra 30
Bảng 4.6: Mô tả lý do chọn giống mía của nông hộ 31
Bảng 4.7: Mô tả nơi mua giống mía của nông hộ 32
Bảng 4.8: Mô tả đặc điểm tập huấn và áp dụng kỷ thuật sản xuất mới vào sản
xuất của nông hộ 32
Bảng 4.9: Mô tả nơi bán mía của hộ trong mẫu điều tra 34
Bảng 4.10: Các khoản mục chi phí trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 35
Bảng 4.11: Số lượng giống và giá mía giống nông hộ sử dụng 37
Bảng 4.12: Số ngày công lao động gia đình, ngày công lao động thuê nông hộ
sử dụng 38
Bảng 4.13: Số lượng dưỡng chất N, P
2
O
5
và K
2
O được nông hộ sử dụng trong

mẫu điều tra 40
Bảng 4.14: Thống kê năng suất, giá bán mía của nông hộ 42
Bảng 4.15: Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập trong sản xuất mía của nông hộ
trên 1.000 m
2
43
Bảng 4.16: Các tỷ số tài chính trong sản xuất mía của nông hộ 44
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ảnh hưởng đến năng suất mía
của nông hộ 48






vii
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp 17
Hình 2: Nguồn lao động huyện Phụng Hiệp 22
Hình 3: Sơ đồ tổng quát quy trình sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng
Hiệp 29
Hình 4: Cơ cấu sản xuất bình quân trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện
Phụng Hiệp trên 1000m
2
đất trồng mía 36
Hình 5: Cơ cấu chi phí phân bón trong sản xuất mía của nông hộ 39





























viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KT-QTKD : Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Sở NN-PTNN : Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
NN-CP : Nghị định của chính phủ
GO : Giá trị sản xuất
VA : Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Công ty-TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
BHYT : Bảo hiểm y tế
LĐGĐ : Lao động gia đình
Thuốc BVTV : Thuốc bảo vệ thực vật

1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua, người lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt đối với người dân trồng mía
ở Hậu Giang họ phải đối mặt với tình hình biến động của giá cả, và tình trạng
nông sản đã đến lúc thu hoạch, hoặc thu hoạch xong mà vẫn chưa tìm ra được
đầu ra cho sản phẩm. Đáng ngại hơn, cây mía là cây trồng chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và đóng vai trò to lớn trong việc tạo thu
nhập cho người dân trong tỉnh. Thêm vào đó, do đặc điểm sản xuất của nông
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiên tự nhiên, diện tích gieo trồng trải dài
trên diện rộng và sản phẩm nông nghiệp không thể tồn trữ lâu trong điều kiện
nông hộ mà thu hoạch thì lại "rộ", nên người nông dân thường bị ép giá họ
phải bán tháo, bán chạy sản phẩm ra thị trường để tránh tình trạng mất trắng
không thu được gì.
Hậu Giang là tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên được xem
là tỉnh còn yếu kém phát triển hơn các tỉnh khác trong nước, với tổng số lao

động là khoảng 113,863 (Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp,2012) và phần
lớn làm nghề nông. Có thể nói nông nghiệp là ngành kinh tế có ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống của đại bộ phận dân cư trong tỉnh. Thu nhập hàng năm của
người dân tương đối thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của
họ. Trong khi đó để có thể thu hoạch được một vụ mùa nông sản nói chung thì
phải mất khoảng thời gian dài như: mía 8 đến 9 tháng, trong suốt thời gian này
người nông dân không thể trồng xen canh thêm cây trồng khác để tăng thu
nhập, hạ giá thành, còn nếu có thì chỉ số lượng nhỏ không đáng kể. Trong đó,
huyện Phụng Hiệp là một huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn và chiếm tỷ
trọng cao, các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp luôn được xác định là chủ
đạo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Cây mía đã được
chọn làm cây chủ lực của tỉnh Hậu Giang và đặc biệt phát triển mạnh tại
huyện Phụng Hiệp cụ thể là diện tích trồng cây màu và cây công nghiệp hàng
năm là khoản 10,762ha nhưng cây mía đã chiếm đến 9,705 ha tức là 90%
(Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp,2012). Thu nhập của người dân tại huyện
Phụng Hiệp phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp trong đó cây mía cũng
góp phần quan trọng. Sản xuất mía luôn là một trong những vai trò then chốt
và là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân huyện.
Thực tế cho thấy sản lượng mía của huyện hàng năm khá lớn nhưng vẫn còn
tồn tại những yếu kém trong sản xuất như: tập quán canh tác còn lạc hậu, quy
2
mô sản xuất còn nhỏ hẹp và manh mún, trình độ thâm canh chưa cao, năng
suất thấp… Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều
ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và nhiều biến động của thị trường đầu vào
cũng như đầu ra nên trong mỗi vụ mùa sản xuất trong năm đều có sự biến
động về chi phí sản xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau làm ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân trồng mía trong huyện. Những điều đó làm
cho người dân sống bằng nghề nông, cụ thể là người dân trồng mía có thu
nhập thấp, mức sống còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn.
Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích kết quả sản xuất

mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để đánh giá hiệu
quả sản xuất mía của vùng. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp người dân sản
xuất mía có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích kết quả sản xuất mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất
mía nguyên liệu cho nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông
dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất mía
nguyên liệu huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 3: Từ kết quả trên đưa ra những giải pháp và những kiến nghị
nhằm giúp cho nông hộ thuận lợi trong việc sản xuất mía nguyên liệu huyện
Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu tập trung ở các nông
hộ sản xuất mía tại xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng và xã Phụng Hiệp, huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Do nơi đây có diện tích đất trồng mía nhiều ở
huyện Phụng Hiệp nên việc nghiên cứu được thực hiện dễ dàng hơn.
1.3.2. Thời gian
Đề tài được được thực hiện trong giới hạn thời gian học kỳ 1 năm học
2013-2014 và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh
3
Tế và QTKD Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013.
Số liệu thứ cấp được thống từ năm 2010-2012 đến 6 tháng đầu năm 2013; số
liệu sơ cấp thu từ mùa vụ năm 2012-2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất mía tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phạm Lê Thông (2010). Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường khả
năng có thể tăng năng suất và lợi nhuận bằng việc phân tích hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa tại ĐBSCL. Việc phân tích hiệu
quả kỹ thuật và kinh tế của đề tài chủ yếu dựa trên số liệu sơ cấp từ việc phỏng
vấn trực tiếp nông dân ở 4 tỉnh của ĐBSCL về các khoản chi phí, thu nhập và
lợi nhuận của nông dân trồng lúa và các thông tin về các chính sách của chính
phủ. Các số liệu thu thập được dùng để ước lượng các hàm sản xuất và lợi
nhuận ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Function) với phần sai số hỗn hợp.
Phần sai số do kém hiệu quả trong các mô hình trên sẽ được dùng để tính toán
mức hiệu quả đạt được của từng nông hộ. Tác giả đã sử dụng phương pháp
thống kê mô tả để mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, mô hình hàm sản
xuất Cobb-Douglas được sử dụng nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của
các yếu tố đầu vào mà nông hộ ĐBSCL sử dụng cho sản xuất đến năng suất
đạt được. Kết quả của mô hình cho thấy mức hiệu quả kinh tế của nông hộ
chưa cao. Với các mức hiệu quả, ta có thể kết luận phần lớn nông hộ không
thể đạt được lợi nhuận tối đa. Bên cạnh đó, nông hộ sử dụng quá mức các đầu
vào như giống, phân bón, lao động gia đình nên làm năng suất của các đầu vào
thấp và từ đó làm cho hiệu quả kỹ thuật đạt được thấp. Từ kết quả trên thì tác
giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp hộ nông dân đạt được mức hiệu quả
tối ưu.
Lý Hoàng Thanh Duy (2012). Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê
mô tả với các chỉ tiêu trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,…
để đánh giá thực trạng sản xuất mía. Đề tài còn sử dụng phương pháp phân
tích hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía, lợi
nhuận của nông hộ, dùng phương pháp hồi quy và tương quan dựa trên hàm
sản xuất Cobb- Douglas mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất mía và lợi nhuận của nông hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu

Giang. Từ đó đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn
và nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình trồng mía của nông hộ nhằm góp phần
cải thiện đời sống của nông dân và phát triển kinh tế địa phương.
4
Trần Duy Hưng (2012). Tác giả sử dụng những phương pháp nhằm nâng
cao hiệu tài chính của nông hộ sản xuất trên địa bàn như sau: thống kê mô tả,
so sánh, tuyệt đối và tương đối để có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất
mía nguyên liệu của huyện. Ngoài ra, còn phân tích các chỉ số tài chính để
đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình trồng mía nguyên liệu của huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Mô hình mang lại hiệu quả tài chính với doanh
thu trung bình là 10.804 ngàn đồng/100m
2
, lợi nhuận trung bình là 5.617,95
ngàn đồng/1000m
2
. Phân tích hồi quy tương quan để xác định các yếu tố ảnh
hưởng tới năng suất mía như: chi phí lao động thuê, chi phí thuốc, diện tích
đất trồng mía tác động đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nằm trong mức ý
nghĩa (1% -10% ). Từ đó, biết được tình hình tài chính của nông hộ trồng mía,
để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng mía, và giảm bớt chi phí
trong sản xuất.




















5
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ
Nông hộ có nghĩa “nông hộ là các gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế
sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình
để sản xuất, thường năm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc
trưng ở sự tham gia cục bộ vào các thị trường có su hướng hoạt động với mức
độ không hoàn hảo”. (Frank Ellis, 1993)
Theo Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ giữ vai trò quan trọng
trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Kinh tế nông hộ xuất phát từ
nông hộ, là đơn vị sản xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên phân bổ
các nguồn lực.
- Kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có
sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
- Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, mỗi nông hộ tự quyết định
mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có
sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu.

2.1.2. Sản xuất và các yếu tố đầu vào
2.1.2.1. Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất
Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình qui đổi
(inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs). (Trần Thụy Ái Đông, 2008)
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Thông thường được viết
dưới dạng:
Y = f (x
1
, x
2
, x
3
, x
4
, ……, x
n
)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và x
i
= (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu
vào. Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu
tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Các ông Cobb và Douglas (1928) thấy rằng
6
logarithm của sản lượng Y, và của các yếu tố đầu vào x
i

thường quan hệ theo
dạng tuyến tính. Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:
lnY = lnβ
0
+ β
1
lnX
1
+ β
2
lnX
2
+ …+ β
k
lnX
k
Trong đó: Y và x
i
(i = 1, 2, …., k) lần lượt là các lượng đầu ra đầu vào
của quá trình sản xuất. Hằng số β
0
có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố,
biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong
hàm sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả.
Với cùng lượng đầu vào x
i
, β
0
càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ
càng lớn.

2.1.2.2 Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp
Theo Đinh Phi Hổ (2003) các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao
gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học – công nghệ.
 Đất đai:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì chất lượng đất có thể tăng lên nếu
sử dụng và khai thác hợp lý. Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể
thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai có giới hạn về mặt diện tích;
- Ruộng đất có vị trí cố định.
 Nguồn lao động
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào
sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt số
lượng và chất lượng.
Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm
lý trong độ tuổi lao động và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả
năng tham gia sản xuất nông nghiệp.
Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả
đạt được trong một thời gian lao động nhất định. Chất lượng này tùy thuộc vào
tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất
trang bị của lao động và vị trí của người lao động.
 Vốn trong nông nghiệp
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các
yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua hoặc
thuê ruộng đất. Đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết
bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc…).
7
Vốn trong nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu
động.
(i) Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định
(tài sản cố định: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài

nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần
sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn).
(ii) Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu
động (tài sản lưu động: là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng
trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình
thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra).
2.1.3. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất.
2.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả.
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang
289).
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó
là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo
chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang
244-NXB từ điển Bách khoa Hà Nội 2001).
Theo Farrell (1957), hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra
một mức đầu ra cho trước từ một khoảng chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả
của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối
thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó.
2.1.3.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất.
Hiệu quả được hiểu là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con
người chờ đợi và hướng tới, song nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực
khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất. Trong kinh doanh,
hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là
năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra

trong một đơn vị thời gian.
8
Hiệu quả là kết quả sản xuất đạt cao nhất, trong đó gồm 3 yếu tố như sau:
(1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3)
sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người.
2.1.4. Các chỉ tiêu tài chính
- Danh thu: là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ
sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng mía khi tiêu thụ nhân với
giá bán.
Doanh thu = sản lượng x đơn giá
- Chi phí: là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản
phẩm nhất định. Chi phí gồm có hai loại đó là định phí và biến phí. Sự thay
đổi của tổng chi phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không
đồng nghĩa với việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
+ Định phí: là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất
vẫn phải chịu chi phí này.
+ Biến phí: là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản
phí này khi ngừng sản xuất.
- Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
- Thu nhập: là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia
đình đã bỏ ra.
Thu nhập = Lợi nhuận + CPLDGD
Các tỷ số tài chính

Doanh thu/Chi phí: phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại bao
nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận/Chi phí: phản ảnh một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/Doanh thu: Thể hiện mỗi đồng doanh thu thu được thì sẽ
đem lại cho nông hộ bao nhiêu đồng lợi nhuận.
9
Thu nhập/Ngày công LĐGĐ: là chỉ tiêu phân tích bỏ ra một ngày công
lao động gia đình thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập/Chi phí chưa có công lao động gia đình: cho thấy một đồng
chi phí chưa có lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là ba xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng và
Phụng Hiệp của huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Lý do chọn địa bàn huyện
Phụng Hiệp để nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều hộ nông dân trồng mía
với tổng diện tích là 9,705 ha chiếm 90% diện tích đất trồng mía của huyện
(Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp,2012).
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng mía tại địa bàn nghiên cứu ở ba xã Hiệp
Hưng, Tân Phước Hưng và Phụng Hiệp của huyện Phụng Hiệp trong niên vụ
mía 2012-2013. Ở đây có số nông hộ trồng mía chiếm tỷ trọng cao hơn so với
các xã khác trong toàn huyện. Vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
trong việc quan sát và thu thập số liệu. Nội dung phiếu điều tra gồm: Thông
tin khái quát về nông hộ, thông tin về tài chính, thông tin về chi phí và thu
nhập. Các thông tin về thuận lợi khó khăn về đầu vào đầu ra trong sản xuất để
kiến nghị với mô hình.
Bảng 2.1: Phân phối điều tra các xã trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp
(Đơn vị tính: số hộ)


Số quan sát
Tỷ trọng(%)
Hiệp Hưng
27
45
Tân Phước Hưng
21
35
Phụng Hiệp
12
20
Tổng
60
100
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về giống, diện tích, năng suất và sản lượng mía của
huyện Phụng Hiệp qua các năm từ các nguồn thông tin như sau: Số liệu thống
kê của Phòng Kinh tế huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang, niên giám thống
10
kê huyện Phụng Hiệp –tỉnh Hậu Giang, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu
hội thảo có liên quan đến hiệu quả sản xuất mía của các trường Đại học/Viện
nghiên cứu, các tổ chức khác Ngoài ra còn sử dụng các thông tin từ các
website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu
như: tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả
của việc sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ.

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu thập
trong điều kiện không chắc chắn.
So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước
để thấy sự chênh lệch.
Công thức: Δy = y1 – yo
Yo : Chỉ tiêu năm trước
Y1 : Chỉ tiêu năm sau
Δy : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của
các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các
chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.
So sánh số tương đối: Là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị
tương đối của năm trước. Được tính bằng công thức:

ΔY=
Yo: Chỉ tiêu năm trước.
Y1: Chỉ tiêu năm sau.
ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh
tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.




Y1- Y0
Y0
X 100%

Y1- Y0
11
2.2.3.3. Đối với mục tiêu 2
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi qui đa biến để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang. Dùng phương pháp hồi qui và tương quan dựa trên hàm sản xuất
cobb – Douglas mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía
của nông hộ.
Phương trình hồi qui tổng quát :
LnY = β
0
+ β
1
LnX
1
+ β
2
LnX
2
+….+ β
n
LnX
n
+ 
Trong đó :
LnY: biến phụ thuộc với Y là năng suất mía của nông hộ (Kg/1000m
2
).
LnX
i

: Các biến độc lập (i = 1,2,3,….n) là các yếu tố ảnh hưởng, X
i
: bao
gồm số lượng giống, số lượng N, số lượng P
2
O
5
, số lượng K
2
O, số ngày công
lao động thuê, hộ có hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và trình độ
học vấn của nông hộ.
β
0,
β
1,
β
2
… β
n
là các tham số. : sai số
Bảng 2.2: Các biến trong mô hình hồi quy ảnh hưởng đến năng suất mía
Tên biến
Mô tả
Dấu kỳ vọng
LnGiong
Ln(Số lượng giống/1000m
2
)
+

LnN
Ln(Số lượng dưỡng chất N/1000m
2
)
+
LnP
Ln(Số lượng dưỡng chất P
2
O
5
/1000m
2
)
+
LnK
Ln(Số lượng dưỡng chất K
2
O/1000m
2
)
+
Hotro TH
Có hỗ trợ tập huấn kỹ thuật (giá trị =1 khi hộ có
tập huấn và giá trị =0 khi hộ không có tập huấn)
+
LnNgCLĐGĐ
Ln(Số ngày công lao động gia đình/1000m
2
)
+

LnCpthuoc
Chi phí thuốc nông dược(đồng/1000 m
2
)
+
LnKNSX
Số năm tham gia sản xuất mía (năm)
+
LnTrinhdohocvan
Số năm đi học của nông hộ (năm)
+

Năng suất của việc sản xuất mía chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Đề tài này sẽ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu đến năng suất mía như:
số lượng giống; số lượng phân dưỡng chất N, P
2
O
5
và K
2
0; trình độ học vấn;
số năm kinh nghiệm sản xuất; ngày công lao động gia đình, chi phí thuốc và
12
hỗ trợ tập huấn kỹ thuật. Để đánh giá các biến trong bảng 2.2 có ảnh hưởng
đến năng suất như kỳ vọng hay không, bài viết tiến hành xét dấu kỳ vọng cho
từng biến. Cụ thể như sau:
- Lượng giống (Giong): số lượng giống mía mà nông hộ sử dụng gieo
trồng trong một vụ (kg/1.000m
2
). Giống là một yếu tố đầu vào không thể thiếu

trong quá trình sản xuất. Theo dự đoán, với điều kiện các yếu tố khác không
đổi thì khi tăng lượng giống sẽ làm năng suất tăng thêm. Lượng giống gieo
trên cùng một diện tích phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng hộ nên những hộ
sử dụng lượng giống hợp lí sẽ cho năng suất cao.
- Lượng phân bón (N, P
2
O, K
2
O): gồm lượng phân đạm, lân, kali nguyên
chất mà người trồng sử dụng để bón cho cây mía trong một vụ (kg/1.000m
2
).
Phân bón có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mía,
nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt và bổ sung thêm độ
màu mỡ cho đất. Theo dự đoán, khi lượng phân bón tăng thêm một cách hợp lí
sẽ làm tăng năng suất mía trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Lượng lao động gia đình (NgCLĐGĐ): là số ngày công lao động gia
đình tham gia sản xuất mía trong một vụ (số ngày công/1000m
2
). Để cây mía
có điều kiện phát triển tốt thì cần rất nhiều thời gian chăm sóc của lao động gia
đình.Vì vậy, theo dự doán thì năng suất mía sẽ tăng thêm khi tăng số ngày
công chăm sóc của lao động gia đình với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Chi phí thuốc nông dược (Cpthuoc): là chi phí bằng tiền của lượng thuốc
nông dược (gồm thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc dưỡng) mà nông hộ bỏ ra trong
một vụ (đồng/1.000m
2
). Thuốc nông dược có tác dụng bảo vệ cây mía khỏi
các loại sâu bệnh, đồng thời có thể cung cấp dưỡng chất giúp cây phát triển
tốt. Theo dự đoán, khi nông hộ tăng chi phí thuốc nông dược trong sản xuất thì

năng suất mía sẽ tăng thêm với điều kiện yếu tố khác không đổi.
- Kinh nghiệm sản xuất (KNSX): là số năm kinh nghiệm mà nông hộ tham
gia sản xuất mía. Các hộ trồng mía lâu năm sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm
trong quá trình sản xuất như có thể phát hiện sâu bệnh kịp thời, sử dụng lượng
phân bón, lượng giống một cách hợp lí Vì vậy, bài viết kỳ vọng khi số năm
kinh nghiệm của nông hộ tăng thêm thì năng suất mía sẽ tăng lên với các yếu
13
tố khác không đổi. Trong trường hợp số năm kinh nghiệm bằng 1 thì khi lấy
log sẽ bị mất đi số quan sát nên bài nghiên cứu đã khắc phục bằng cách cộng
thêm 0,1 vào tất cả các quan sát của biến này.
- Tập huấn (Hotro TH): là biến giả chỉ việc nông hộ có tham gia tập huấn
hay không. Nếu nông hộ có tham gia tập huấn sẽ nhận giá trị 1 và ngược lại sẽ
nhận giá trị 0. Tập huấn rất quan trọng đối với người sản xuất mía vì ngoài
việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thì họ còn được
trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia để khắc phục những khó khăn
trong quá trình sản xuất. Theo dự đoán, trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi thì các hộ có tham gia tập huấn về sản xuất mía sẽ đạt hiệu quả cao hơn
những hộ không được tập huấn.
2.2.3.3. Đối với mục tiêu 3
Từ kết quả phân tích của những mục tiêu trên để đưa ra những kiến nghị
giúp cho nông hộ phát huy điểm mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
nâng cao sản lượng cho nông hộ sản xuất mía nguyên liệu ở huyện Phụng
Hiệp – tỉnh Hậu.















14
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1. Đặc điểm chung
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị
Thanh trung tâm hành chính của tỉnh.Tọa độ địa lý: Từ 9
o
30'35'' đến
10
o
19'17'' vĩ độ Bắc và từ 105
o
14'03'' đến 106
o
17'57'' kinh độ Đông. Phía
nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về
cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh
Bạc Liêu; phía bắc giáp thành phố Cần Thơ – trung tâm động lực thu hút các
nguồn lực của vùng ĐBSCL. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.601km, chia ra
07 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện (Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy,
Châu Thành và Châu Thành A) một thành phố và một thị xã (thành phố Vị
Thanh và thị xã Ngã Bảy – nơi hợp thủy của bảy dòng sông lớn).

Địa hình: khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn
tỉnh có 3 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc
lộ 61B; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng
Hiệp. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Có thể chia làm 3 vùng như sau:
Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích
19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha,
phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa,
mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
Về nông nghiệp: Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Từ xa xưa vùng đất
này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai
phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa, cây mía và cây ăn quả các loại.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu
với nhà máy đóng tàu VinaSin và nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam. Ngành
công nghiệp gạch ngói ở Châu Thành nổi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng
gạch ngói còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan, các mặt hàng gốm sứ
cũng phát triển mạnh. Thủ công, mỹ nghệ: Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
với nguyên liệu là lục bình. Sản phẩm thủ công từ cây Lục Bình cũng đang
15
phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và là những mặt hàng
lưu niệm rất quý ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng.
Thương mại - dịch vụ và khách sạn nhà hàng tỉnh Hậu Giang phát triển
tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện.Với một siêu thị, một trung
tâm thương mại cùng một số nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống giải
khát.
Dân số: Năm 2011, dân số đạt 768.761 người, mật độ 480 người/km
2
.

Mức tăng từ 1,07 - 1,11%/năm. Sự gia tăng dân số chủ yếu là tăng cơ học, dân
thành thị là 181,924 người, chiếm 24%. Số dân sống dựa vào nông nghiệp
chiếm 41,4%. Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là 58,6%.
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (VA) 14,12% (KH 14 - 14,5%),
trong đó khu vực I tăng 5,3% (KH 4 - 5%); khu vực II tăng 17,1% (KH 17 -
18%); khu vực III tăng 19 % (KH 19 - 20%).
Giá trị sản xuất (GO) tăng 18,37% (KH 17 - 18%); trong đó: nông - lâm - ngư
nghiệp tăng 7,2% (KH 5 - 6%), công nghiệp - xây dựng tăng 22,1% (KH 21 - 22%),
thương mại - dịch vụ tăng 21,79% (KH 21 - 22%).
Thu nhập bình quân đầu người 19,66 triệu đồng/người/năm, tăng
22,92% so với cùng kỳ, quy tương đương 942 USD/người/năm.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tương đối
tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong
cơ cấu VA. Tỷ trọng khu vực I chiếm 31,73% (KH 31,29%), khu vực II
chiếm 31,32% (KH 31,52%), khu vực III chiếm 36,95% (KH 37,18%).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 190,15 triệu USD
(KH 190 triệu USD), đạt 100,07% KH. Kim ngạch nhập khẩu 26,129 triệu
USD (KH 20 triệu USD), đạt 130,65 % KH.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 9.631 tỷ đồng (KH 9.000 -
10.000 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư phát triển từ các nguồn ngân sách do địa
phương quản lý là 3.000 tỷ đồng, chiếm 31,15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4.562 tỷ đồng, vượt 79,7% dự
toán Trung ương giao, vượt 7,4% dự toán HĐND tỉnh. Tổng thu nội địa 855 tỷ
đồng (không tính nguồn thu xổ số kiến thiết 182 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách
địa phương 4.560 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 1.820 tỷ đồng chiếm
41,3% tổng chi.

×