Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 73 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD




ĐẶNG HOÀNG HÊN




PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ LÚA
HÈ THU TẠI HUYỆN VỊ THỦY
TỈNH HẬU GIANG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115








10 - 2013

II



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD


ĐẶNG HOÀNG HÊN
MSSV/HV: 4105121



PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ LÚA
HÈ THU TẠI HUYỆN VỊ THỦY
TỈNH HẬU GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VŨ THÙY DƯƠNG




10-2013



III

LỜI CẢM TẠ

Qua ba năm Đại học, được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trường Đại
học Cần Thơ, em đã được học những kiến thức thật sự hữu ích cho chuyên ngành của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy qua ba năm học của quý thầy cô Trường,
đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn
cô Vũ Thùy Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để hoàn
thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành cảm ơn Cô!
Xin gởi lòng biết ơn đến cán bộ phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang, bà con nông dân trồng lúa huyện Vị Thủy, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và chính xác
phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và đạt nhiều thành
công trong công việc.
Em chân thành cảm ơn!

Ngày…. tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện



Đặng Hoàng Hên








i
IV


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào.



















Ngày …… tháng ……. năm 2013
Sinh viên thực hiện


Đặng Hoàng Hên
ii
V





NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP






















Ngày……tháng…… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị






iii

1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được tạo thành bởi sự bồi đắp phù
sa của chín nhánh sông – dòng sông Mê Kông huyền thoại, là vựa lúa lớn nhất
của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh và tỉnh Hậu Giang là
khu vực có diện tích trồng lúa lớn so với các tỉnh khác, là một trong những
tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
với những điều kiện thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi như hệ thống sông

ngòi, kênh gạch chằng chịt, phù sa quanh năm được bồi đắp bởi hệ thống sông
Hậu đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trông lúa
Hậu Giang trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp của Hậu Giang
đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,08%,
trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5%
so cùng kỳ năm 2011. Năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4
tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ,
xuống giống vụ lúa Hè Thu 77.381 ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha (Tổng cục
thống kê, 2012).
Tuy có những thế mạnh nhưng sản xuất Lúa còn nhiều thách thức và khó
khăn. Khoảng thời gian đầu tư cho cây Lúa đến lúc thu hoạch dài dẫn đến
vòng vay vốn chậm, người dân luôn thiếu vốn, các giống lúa mới vẫn trong
quá trình thử nghiệm, giá cả vật tư đầu vào không thể kiểm soát, cỏ dại và sâu
bệnh ngày càng tăng Nhất là trong vụ hè thu những khó khăn đó lại càng thể
hiện rõ dịch bệnh tăng cao thời tiết thất thường , chi phí cho việc sản xuất lúa
tăng cao nhưng chất lượng và giá thành lại thấp khiến cho người nông dân gặp
rất nhiều khó khăn Bên cạnh những khó khăn trong khâu sản xuất, người dân
luôn phải đối mặt với rủi ro về giá lúa, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, một trong
những nguyên nhân tác động lớn đến hiệu quả sản xuất lúa của người dân phải
kể đến vấn đề thất thoát trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch. Tuy
nhiên, để hạn chế được vấn đề giảm tổn thất này không dễ, đặc biệt là vào vụ
lúa Hè thu hàng năm.
Vụ lúa hè thu năm 2013, địa phương gieo cấy hơn 76.000 ha, đạt 101%
kế hoạch năm. Dự kiến, đến cuối tháng 6 đầu tháng 7 tới sẽ thu hoạch dứt
điểm, ước đạt tổng sản lượng lúa cả vụ khoảng 420 nghìn tấn, trong đó lúa
hàng hóa khoảng 350 nghìn tấn.

2
Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác trong khu vực, tại tỉnh Hậu

Giang, nhiều hộ nông dân đang lâm vào cảnh khốn khó khi đang kỳ thu
hoạch gặp phải mưa lớn kéo dài. Tại Hậu Giang, giá lúa có nơi chưa được 3
nghìn đồng. Lỗ vốn, nhưng nông dân buộc phải bán bởi nếu lúa lên mầm thì
mất trắng.
Huyện Vị Thủy là huyện cửa ngõ đi vào thị xã Vị Thanh theo hướng
quốc lộ 61 của tỉnh Hậu Giang, huyên có thế mạnh sản xuất nông nghiệp với
những vùng lúa chất lượng cao .
Vị Thủy sau 10 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm của huyện đạt 11,04%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng,
thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, Vị Thủy lại là một huyện thuần nông, đa số
người dân sống bằng nghề trồng lúa, với cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp –
thương mại, dịch vụ – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất nông
nghiệp chiếm trên 80% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, có nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó phát triển
cây lúa là chủ lực - huyện Vị Thủy thuộc vùng lúa nguyên liệu chủ yếu của
tỉnh Hậu Giang (Phòng NN & PTNT huyện Vị Thủy ,2011).
Từ những vấn đề còn tồn tại trên và vai trò quan trọng của sản xuất lúa
tại huyện Vị Thủy nên đề tài “Phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại
huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất cũng
như lợi nhuận cho người nông dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích kết quả sản xuất trong sản xuất lúa của nông hộ tại
huyện Vị Thủy , tỉnh Hậu Giang nhằm đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả
tài chính nâng cao thu nhập của người dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Phân tích thực trạng sản xuất lúa vụ hè thu 2013 của nông hộ tại

huyện Vị Thủy ,tỉnh Hậu Giang.
(2) Phân tích kết quả sản xuất qua đó đánh giá hiệu quả sản xuất.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận sản xuất
lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang

3
(4) Đề xuất các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả tài chính trong sản
xuất lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Trong quá trình sản xuất, sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Vị
Thủy, Tỉnh Hậu Giang đã sử dụng những yếu tố đầu vào nào? Sử dụng như
thế nào?
(2) Tổng chi phí sản xuất trên 1.000 m
2
lúa và chi phí sản xuất 1kg lúa
là bao nhiêu? Khâu nào trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều chi phí nhất?
(3) Sản xuất lúa của nông hộ có thu được lợi nhuận không? Lợi
nhuận/1.000 m
2
của sản xuất lúa là bao nhiêu? Tỷ suất lợi nhuận đạt được của
nông hộ có như mong muốn.
(4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ?
(5) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông
hộ?
(6) Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tài chính trong sản
xuất lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập tại các xã Vị Bình ; xã Vị Đông; xã Vị Thanh, xã
Vị Thủy, huyện Vị Thủy ,Tỉnh Hậu Giang.

1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vụ lúa hè thu 2013 tại huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu
Giang. Với thời gian nghiên cứu từ 19/8/2013 đến 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ sản xuất lúa ở huyện Vị
Thủy, Tỉnh Hậu Giang.
1.5 LƯỢC THẢO TÀI LIỆU
Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi & Cộng tác viên (2012)
nghiên cứu này tập trung so sánh hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của nông hộ trồng lúa từ đó nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất
lúa ở địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là việc tạo đầu ra cho sản phẩm theo hướng
bền vững, là kết nối thị trường giữa Doanh nghiệp với nông dân. Kết quả
nghiên cứu thấy rằng các nông hộ trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn” có

4
hiệu quả sản xuất cao hơn và ổn định hơn so với các nông hộ ngoài mô hình,
làm tăng thu nhập, lợi nhuận và giảm rủi ro sản xuất cho nông hộ. Đó là một
trong những cơ sở để định hứơng phát triển mô hình trong tương lai ở nông
thôn.
Theo nghiên cứu của Phạm Lê Thông & Cộng tác viên (2011) hiệu quả
kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu
nhiên Cobb-Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 479 nông hộ ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trung bình
của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông lần lượt là 7,8 và 6,3 triệu
đồng/ha. Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước, lợi nhuận vụ Hè Thu
cao hơn vụ Thu Đông khoảng 17 - 19%. Mức hiệu quả kinh tế, trong vụ Hè
Thu và Thu Đông. Có sự chênh lệch lớn trong lợi nhuận cũng như hiệu quả
giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ và kỹ năng lựa chọn đầu vào tối
ưu khác biệt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ
thuật của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể lợi nhuận và hiệu quả đạt được.

Nguyễn Thị Thu An (2006) đề tài phân tích hiệu quả sản xuất khi nông
dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa và xác định
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp liên quan đến việc ứng dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ.
Nguyễn Thị Thu Hương (2006) qua đề tài tác giả đã dùng phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp so sánh (So sánh các loại chi phí, thu nhập, thu
nhập ròng trước và sau khi áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng, mô hình IPM,
mô hình giống mới) và phương pháp phân tích hồi quy bằng cách chạy số
liệu thông qua phần mềm SPSS để nhằm : Mô tả thực trạng sản xuất
của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có, phân tích sự lựa chọn áp
dụng khoa học kỹ thuật mới của nông hộ, nhận định và phân tích chính sách
liên quan đến việc hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật mới, đánh giá hiệu quả sản xuất
của nông hộ đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
Trong những nghiên cứu năm trước đây, chú trọng về mức hiệu quả kỹ
thuật, mức thất thoát của việc kém hiệu quả kỹ thuật mang lại. Hầu hết các đề
tài đều phân tích các chỉ số tài chính của quá trình sản xuất lúa. Đề tài tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất đạt được qua đó tiềm ra những vấn đề
còn tồn tại. Nghiên cứu nhầm nêu ra thực trạng sản suất lúa và tìm ra
hướng khắc phục những khó khăn của nông hộ.



5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận.
2.1.1 Hộ nông dân và kinh tế nông hộ
2.1.1.1 Hộ nông dân
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết

tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành
các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu của các thành viên trong hộ (Trần Quốc Khánh 2005).
Hộ nông dân là một trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
trong nông, lâm, ngư nghiệp, lấy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là hoạt động
chính. Hộ nông dân có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Hiện nay,
ở Việt Nam hộ nông dân vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp
nông thôn.
2.1.1.2 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp
của Việt Nam. Kinh tế nông hộ xuất phát từ nông hộ, là đơn vị sản xuất tự
thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực ( Lâm Quang
Huyên 2004).
Kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sản
xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng
trong qúa trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, mỗi nông hộ tự quyết định mục
tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản
phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu .
2.1.1.3 Đặc điểm của kinh tế hộ
Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ qua
các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó mà có
thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt.
- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích
thực của hộ, và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sỡ hữu, quản lý, sử
dụng các yếu tố sản xuất.

6
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và
trách nhiệm, đều có ý thưc tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ,

đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên.
- Đặc trưng nỗi bật của các hộ ở nước ta là có quy mô canh tác rất nhỏ và
quy mô canh tác của hộ có xu huớng giảm dần do việc gia tăng dân số, và xu
hướng lấy đất đai nông nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp, giao
thông, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn phát
triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp.
- Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng án hộ sử
dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được xem
là hình thái hàng hóa. Hiện nay, trình trạng thuê mướn nhân công lao động đã
xuất hiện ở mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường lao động
nông thôn cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi là làm thuê như
một phương thức kiếm sống.
- Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán
nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ,
các địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc điểm khác
nữa là khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là thấp, các hộ
sản xuất trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng. Thêm vào đó, chu kỳ sản
xuất nông nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo nên sự căng
thẳng về vốn, trong khi nền nông nghiệp còn yếu ớt, kỹ thuật sản xuất mang
tính truyền thống, quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng thu nhập của đại
bộ phận là thấp.












7
2.1.2. Hiệu quả sản xuất và hướng đến sự phát triển bền vững trong
nông nghiệp
2.1.2.1 Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích –Tổng chi phí sản xuất
trên một đơn vị diện tích.
Trong đó:
Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị
diện tích.
Tổng thu nhập và lợi nhuận : là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

TR =


n
i 1
Q
i
xP
i


Trong đó:



TR: tổng thu nhập

Q
i: số lượng sản phẩm tiêu thụ hay mức độ cung ứng sản phẩm thứ i
Pi: giá đơn vị hay cước phí đơn vị sản phẩm thứ i
Lợi nhuận (P):
là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí
(bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất, thuế, chi phí thuê lao động và chi phí
lao động gia đình).

Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: Chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí chuẩn bị
đất; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí chăm sóc; chi phí thu hoạch, chi phí vận
chuyển khi thu hoạch; chi phí thuê đất; chi phí lãi vay;chi phí khấu hao máy
móc; chi phí thủy lợi, chi phí khác (nếu có)…


8

2.1.3. Các chỉ tiêu kinh tế
Các chỉ số tài chính trong sản xuất nông nghiệp :
+ Chi phí trên doanh thu (CP/DT) : Tỷ số này phản ảnh một đồng lợi
nhuận mà người sản xuất thu được phải mất bao nhiêu đồng chi phí. Nếu
chỉ số này nhỏ hơn 1 người sản xuất sẽ có lời, bằng 1 thì hòa vốn, lớn hơn
1 sẽ bị lỗ.
+ Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP) : Tỷ số này phản ảnh 1 đồng chi phí bỏ
ra thì chủ đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là

số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
+ Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) : Thể hiện trong một đồng thu được
từ bán sản phẩm có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Lợi nhuận trên ngày công lao động (LN/NC) : Chỉ tiêu này phản ảnh
trong một ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất, họ có thể thu
nhập bao nhiêu tiền sau khi trừ các khoản đầu tư khác.
Bảng 2.1
Một số khoản mục chi phí chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp:
Chi phí giống
=
Đơn giá giống
x

Lượng giống sử dụng
trên một đơn vị diện tích

Chi phí lao động
=
Tiền lương bình
quân trên 1 lao
động ngày
x

Số ngày công bình quân
trên đơn vị diện tích

Chi phí thuốc
=
Đơn giá thuốc
x


Lượng thuốc sử dụng
trên một đơn vị diện tích

Chi phí phân bón
=
Đơn giá phân
x
Lượng phân sử dụng
trên một đơn vị diện tích

Lượng phân N, P, K nguyên chất được tính bằng lượng phân hỗn hợp nhân
cho % N, % P
2
O
5
, % K
2
O có trong các loại phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng
trong vụ lúa hè Thu 2013.

9

2.1.4. Sản xuất và các yếu tố đầu vào
2.1.4.1 Khái niệm sản xuất và hàm sảm xuất
Theo David Colman và Trevor Young (1994), sản xuất là quá trình phối
hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để
tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ.
Để biểu thị mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra các nhà kinh tế
thường thể hiện bằng hàm sản xuất.

Một hàm sản xuất được xác định như sau:
Q = f(x
1
,x
2
,x
3
,…,x
n
)
Q: Biểu thị số lượng một sản phẩm nhất định được sản xuất ra tại một
thời kỳ nhất định.
x
1
và x
2
là lượng của một số yếu tố đầu vào nào đó đã được sử dụng
trong quá trình sản xuất.
Hàm sản xuất diễn tả lượng đầu ra tối đa về vật chất đối với mỗi hay từng
sự phối hợp của những yếu tố đầu vào nhất định về vật chất, có liên quan đến
trình độ công nghệ cụ thể.
2.1.4.2 Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp
Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn
khoa học – công nghệ, theo Đinh Phi Hổ (2003).
a. Đất đai:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì chất lượng đất có thể tăng lên nếu
sử dụng và khai thác hợp lý. Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể
thay thế trong sản xuất nông nghiệp.
Đất đai có giới hạn về mặt diện tích.
Ruộng đất có vị trí cố định.

b. Nguồn lao động
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào
sản xuất nông nghiệp. nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt số
lượng và chất lượng.
Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm
lý trong độ tuổi lao động và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả
năng tham gia sản xuất nông nghiệp.

10
Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả
đạt được trong một thời gian lao động nhất định. Chất lượng này tùy thuộc vào
tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất
trang bị của lao động và tri thức của lao động.
c. Vốn trong nông nghiệp
(i) Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê
các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua
hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc,
thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc…).
(ii) Vốn trong nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu
động.
Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định (Tài
sản cố định: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần
sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn).
Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động
(tài sản lưu động:là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong
một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban
đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra).
2.1.5 Một số khái niệm trong nông nghiệp
2.1.5.1 Khái niệm về đa dạng hoá cây trồng trong nông nghiệp

Đa dạng hoá cây trồng là hệ thống cây trồng được bố trí một cách tối ưu
trong một diện tích canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của
từng vùng nhằm tránh rủi ro trong sản xuất, thị trường nhằm góp phần tăng thu
nhập cho nông hộ, đồng thời bảo vệ môi trường tiến đến bảo vệ nền nông
nghiệp bền vững.
2.1.5.2 Khái niệm độc canh
Độc canh là chỉ trồng một loài hoặc rất ít loài cây trên một khu đất trong
nhiều năm nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
2.1.5.3 Khái niệm luân canh
Hệ thống canh tác này gồm việc trồng luân phiên các loại cây trồng khác
nhau theo vòng tròn trên cùng một mảnh đất.



11
2.1.5.4 Khái niệm canh tác kết hợp
Hệ thống canh tác kết hợp là một biến dạng của kiểu canh tác nhiều loài
gồm nhiều loài cây khác nhau trên cùng một lô đất.
2.1.5.5 Tài nguyên của nông hộ
Tài nguyên của nông hộ là những nguồn nhân lực mà nông hộ có thể sử
dụng vào việc sản xuất nông nghiệp của mình như: đất đai, lao động, tài chính,
kỹ thuật sản xuất…chúng có mối quan hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn
nuôi, giữa thuỷ sản và chăn nuôi, giữa sản xuất và dịch vụ. Nông hộ khi sử
dụng các nguồn lực này một cách triệt để sẽ tạo nên một chu kỳ khép kín trong
sản xuất và sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn lực của mình, làm tăng
thu nhập.
2.1.5.6 Lịch thời vụ
Là lịch ghi rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi trong suốt
chu kỳ hàng năm dưới dạng biểu đồ, nó có thể sử dụng tóm lược các việc như:
- Thời vụ ở địa phương.

- Khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ).
- Thứ tự gieo trồng hoa màu.
- Chăn nuôi gia súc.
- Nuôi trồng thủy sản.
- Các hoạt động sản xuất của hộ.
- Nhu cầu lao động.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu thuộc địa bàn xã Vị Bình, xã Vị Đông, xã Vị Thanh,
huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đất đai trong xã là đất nông nghiệp thuần,
thích hợp cho trồng lúa. Và đây là những xã có diện tích trồng lúa tương đối
lớn so với các xã còn lại cụ thể như sau xã Vị Bình có diện tích là 2095,13ha,
xã Vị Đông có diện tích 3003,53ha và xã Vị Thanh có diện tích 2029,88ha .
Tham khảo số liệu từ Phòng Nông nghiệp và PTNN của huyện VỊ Thủy ,tỉnh
Hậu Giang.



12
2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các báo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp của Phòng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 –
2012.
Tổng số hộ điều tra là 60 hộ chọn ngẫu nhiên trong ba xã trên.
Các tài liệu có liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vị
Thủy , tỉnh Hậu Giang trên các trang web, các bài báo, tạp chí.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẵn. Các hộ
trong số liệu điều tra được chọn theo phương pháp điều tra mẫu thuận tiện, các
hộ được phỏng vấn có thể đại diện cho địa bàn nghiên cứu do kỹ thuật và điều

kiện canh tác của nông dân khá đồng nhất dù địa bàn huyện Vị Thủy phân bố
rộng.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích tình hình sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh
Hậu Giang.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất,
giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần số) để tính số nhân khẩu, số lao động sản
xuất, diện tích trồng lúa, kinh nghiệm trồng lúa để thấy rõ tình hình sản xuất
lúa của nông hộ.
Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu,
tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Tính các khoản chi phí, năng suất và tổng thu nhập lúa vụ Hè Thu 2013
tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang; bằng Excel. Đồng thời sử dụng một số tỷ
số tài chính cơ bản như: tổng thu nhập/chi phí, thu nhập ròng/chi phí, tổng
thu nhập/ngày công, thu nhập ròng/tổng thu nhập, để phân tích hiệu quả sản
xuất lúa của nông hộ.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ vụ lúa Hè Thu
2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.





13
Mô hình hồi quy trong đề tài được thực hiện dựa trên giả thuyết: năng
suất lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất:
hàm lượng dưỡng chất N, hàm lượng dưỡng chất P, hàm lượng dưỡng chất K,
diện tích đất trồng lúa, chi phí làm đất, biến giả của mô hình sản xuất. Qua đó
xác định mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

có dạng:
lnY
i
= a+ b
1
lnX
1
+b
2
lnX
2
+ b
3
lnX
3
+ b
4
lnX
4
+ b
5
lnX
5
+ b
6
lnX
6
+ u
i


Trong đó:
Y
i
: Năng suất của mô hình
a : Hằng số
b
i
(i=1,6 ): Các tham số
X
1
: Hàm lượng dưỡng chất N/1000m
2
X
2
: Hàm lượng dưỡng chất P/1000m
2
X
3
: Hàm lượng dưỡng chất K /1000m
2
X
4
: Số lượng giống/1000m
2

X
5
: Chi phí làm đất/1000m
2
X

6
: Diện tích trồng lúa
U
i
: Sai số ngẫu nhiên











14

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

3.1 VỊTRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN – KINH TẾ- XÃ HỘI
3.1.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh nằm ởtrung tâmtiểu vùng Tây Sông Hậu thuộc châu thổ
sông Mê Kông. Thành phố Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về
phía tây nam. Tỉnh được thành lập vào ngày 01/01/2004 với địa giới chính xác
như sau:
-Phía Bắc giáp Thành phốCần Thơ.
-Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
-Phía Tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu.

-Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
-Phía Đông Bắc giáp sông Hậu Giang.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Khí hậu
Khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm tương đối thấp (bình
quân khoảng 1.441 mm/năm). Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau,với
lượng mưa không đáng kể (chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), nguồn
nước tưới từ sông Hậu trong mùa khô, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại
hoa màu.
3.1.2.2 Sông ngòi
Là tỉnh nằm trong trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng nước
được cung cấp từ hệ thống kênh rạch của tỉnh khá dồi dào, trên địa bàn của
tỉnh có 4 hệ thống sông lớn: Sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8 km), Sông
Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài 15 km) sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh dài 57 km)
sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh dài 16 km) ngoài ra còn có các dòng sông
chính khác như: Kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, Kênh Xà No góp phần tạo
nên hệ thống kênh rạch chằng chịt cho tỉnh Hậu Giang.
Các tuyến kênh rạch chính của tỉnh vừa làm nhiệm vụ cung cấp nước vừa
làm nhiệm vụ tưới tiêu cho tỉnh. Nhưng lượng nước mặt của tỉnh không phù

15
hợp cho mục đích sinh hoạt ăn uống, mà rất phù hợp cho nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm là do tình
trạng vệ sinh, phèn hoá, sử dụng thuốc sát trùng và phân vô cơ tại chỗ, cộng
với quá trình bào mòn đất đai từ phía thượng lưu chuyển về.
3.1.2.3 Chế độ thuỷ văn
Chế độ thủy văn nước mặt trên địa bàn tỉnh khá đặc trưng, vừa chịu tác
động của thủy triều biển Đông, vừa chịu tác động của thủy triều biển Tây, đã
tạo thành khu vực giáp nước ở phía Tây – Nam tỉnh, làm cho quá trình tiêu

thoát lũ và nước mưa bị chậm lại, kéo dài thời gian ngập úng trên đồng ruộng
trong mùa mưa lũ (3 - 4 tháng) và gây ra tình trạng chua phèn nặng ở các khu
vực có địa hình thấp trũng, nhất là địa bàn của các huyện Long Mỹ và Vị
Thủy. Mặt khác, lũ góp phần bồi đắp phù sa và rửa phèn mặn và dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật.
3.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.3.1 Điều kiện kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm tăng 13,93% so với
cùng kỳ, trong đó khu vực sản xuất nông, lâm, thủy sản (khu vực I) tăng
6,19% (Kế hoạch 4 - 5%). Giá trị sản xuất giá so sánh 94 khu vực I tăng 7,1%
(Kế hoạch 5 - 6%).Tỷ trọng khu vực I chiếm 29,98%, giảm 2,15% so cùng kỳ
(Kế hoạch 31,29%).
Đánh giá tình hình kinh tế xã hội trong tháng 10 năm 2012, có chuyển
biến và tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,6% so với
tháng trước, tăng 6% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 4,1% so
với tháng trước, tăng 22% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tăng 3% so với tháng trước, tăng 45,3% so cùng kỳ; tổng kim
ngạch xuất và dịch vụ thu ngoại tệ tăng so với tháng trước, tăng 29,3% so với
cùng kỳ.
3.1.3.2 Điều kiện xã hội
▲ Nông nghiệp
Đây là vùng được xem là một trong những vựa lúa gạo của Miền Tây
Nam Bộ.
Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại.
Diện tích toàn tỉnh là 160.722 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
137.806 ha chiếm 85,60% diện tích. Trong nông nghiệp, diện tích cây hàng
năm106.764 ha và diện tích trồng cây lâu năm là 30.921 ha.

16
Hậu Giang là nơi mưa thuận gió hoà rất thích hợp cho việc phát triển kinh tế

nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, phát triển khu đô thị và khu dân cư tập trung.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang 2011


Mục đích sử dụng
Diện tích (ha)
Tỷ trọng (%)
Trồng lúa
84.500
61
Trồng mía
14.521
11
Trồng cây ăn quả
21.500
16
Trồng rau màu
8.500
6
Trồng cây công nghiệp dài ngày và cây khác
8.806
6
Tổng
137.827
100
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang 2011)

Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh phần lớn được sử dụng để trồng lúa
(61%), tiếp đó là cây ăn quả (kể cả cây khóm) chiếm16%, cây mía chiếm 11%

diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đứng hàng thứ ba trong cơ cấu đất nông
nghiệp của tỉnh, diện tích đất trồng rau màu và cây công nghiệp dài ngày của
tỉnh chiếm tỷ trọng bằng nhau. Từ đó cho thấy cây lúa có ảnh hưởng lớn nhất
đến việc phát triển và tăng trưởng của tỉnh Hậu Giang.
Vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao: 50.000 ha chiếm phần lớn diện tích
trồng lúa của tỉnh nếu có thể phát triển thêm nhiều vùng lúa có chất lượng sẽ
cải thiện đáng kể thu nhập của hộ. ngoài lúa ra Hậu Giang còn có nhiều loại
cây trồng khác như,vùng nguyên liệu mía: 10.300 ha, vùng nguyên liệu khóm:
1.500 ha và vùng cây ăn trái đặc sản: 2.500 ha (Bưởi năm roi, Măng cụt, Xoài
cát hoà Lộc, Quýt đường). cũng chiếm tỷ trọng khá cao.
Hậu Giang còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước
ngọt với diện tích mặt nước là 54.000 ha, trong đó chủ yếu tập trung vào các
đối tượng nuôi như: Tôm càng xanh, cá Thát lát, cá đồng có giá trị kinh tế cao
( rô đồng, sặc rằn, lóc, bống tượng và một số loài cá nuôi ghép ). mang lại
nguồn thu nhập khá cao, thủy sản được phát triển mạnh vào mùa mưa do tận
dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên.
Ngoài ra Hậu Giang còn tập trung phát triển ngành chăn nuôi ( Heo, trâu,,gà
vịt và bò). Trong đó, năm 2011 tổng đàn trâu bò của tỉnh Hậu Giang là 3.531

17
con (trong đó bò lai Sind chiếm 56,36% tổng đàn), riêng theo toàn tỉnh có
206.921 con năm 2011.
▲Công nghiệp
Hậu Giang có khu công nghiệp Vị Thanh, diện tích 150 ha được quy
hoạch xây dựng bên quốc lộ 61 kênh Xáng Hậu và sông Cái Tư- Rạch Nhút
thuộc địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Vị Thanh. Đây là khu công nghiệp
nằm trên vùng tập trung nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến lương thực,
thực phẩm như: khóm, mía, đậu, mè, các loại rau củ, gạo chất lượng cao thúc
đẩy vùng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn.

▲ Chế biến thuỷ sản:
Hậu Giang đang trên đà phát triển với những công ty thủy sản tương đói
lớn như là:Công ty Cổ Phần thuỷ sản Cafatex công suất 12.000 tấn/năm, Công
ty TNHH thuỷ hải sản Việt Hải công suất 3.500 tấn/năm, Công ty TNHH Phú
Thạnh công suất 1.680 tấn/năm
▲Chế biến gạo
Tỉnh Hậu Giang với nhiều nhà máy chế biến gạo như: Nhà máy chế biến
gạo Danida (VịThanh) công suất 42.000 tấn gạo/năm. Nhà máy gạo công ty
lương thực Sông Hậu (Long Mỹ) công suất 30.000 tấn gạo/năm. Xí nghiệp
lượng thực Vị Thanh công suất 30.000 tấn/năm. Nhà máy nông trường Cờ
Đỏ(Long Mỹ) công suất 20.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có 300 nhà máy xay xát
nhỏ công suất 800.000 tấn/ năm.
▲Chế biến đường
Tỉnh Hậu Giang đã làm việc với 2 nhà máy đường trong tỉnh gồm: Nhà
máy đường Phụng Hiệp công suất 3.500 tấn mía cây/ngày (1.500 đường
tấn/năm). Nhà máy đường Vị Thanh công suất 2.500 tấn mía cây/ngày (1.500
tấn đường/năm). Công ty mía đường cồn Long Mỹ Phát. Đẩy nhanh việc thu
hoạch mía không để mía tồn đọng nhằm hổ trợ nông dân







18
▲Danh lam thắng cảnh
Hậu Giang còn lưu trữ nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh như:
Khu di tích Căn Cứ Tỉnh Uỷ, Chợ nổi Phụng Hiệp, Đền Thờ Bác (xã Lương
Tâm- Long Mỹ), khu di tích Chiến Thắng TầmVu (Châu Thành A) rất thuận

lợi cho phát triển du lịch. Đây là hướng phát triển mới hướng đến một Hậu
Giang một nền du lich sinh thái nghỉ dưỡng.
▲Con người
Nhân dân các dân tộc Hậu Giang rất đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo,
biết vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương, hoà nhập
với tiến trình xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
▲Về địa hình, địa chất
tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng đồng lũ màu mỡ, bao gồm 2 dạng địa
hình là vùng tự nhiên ven sông Hậu và hình thành đất đai có địa hình cao và
các cù lao dọc theo sông Hậu và đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% có địa
hình bằng phẳng thấp dần theo hướng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục
bộ, chiều cao phổ biến từ 0,6 m- 0,8 m và tương đối bằng phẳng.
▲Cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ
1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông đường thuỷ quốc gia là Kênh Xà No, kênh
Quản Lộ- Phụng Hiệp. Đây là những con đường giúp cho kinh tế xã hội tỉnh
Hậu Giang phát triển có thể nói, với những lợi thế sẵn có và biết phát huy
được sức mạnh toàn diện trong xây dựng cơ sở hạ tầng từ đường bộ tới đường
thủy góp phần phát triển kinh tế
3.2 HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
Hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có lịch sử hình thành phát
triển lâu đời. Toàn tỉnh có tất cả 53 chợ lớn nhỏ. Trong đó nổi bật nhất là:
Hệ thống siêu thị Co-op Mart Vị Thanh tại số 319 Trần Hưng Đạo,
Phường1, thị xã VịThanh, Tỉnh Hậu Giang. (Do công ty TNHH thương mại
Sài Gòn Cần Thơ đầu tư xây dựng) Chợ Vị Thanh trên địa bàn thị xã Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang (do công ty cổ phần Đầu tư Xây Dựng Cần Thơ xây
dựng).
Chợ Ngã Bãy (chợ nổi Phụng Hiệp), Chợ Mang Cá thuộc thị xã Ngã Bãy,
Tỉnh Hậu Giang. (do công ty TNHH Xây Dựng- Thương Mại - Dịch VụViệt
Mai đầu tư xây dựng).


19
Trung tâm thương mại Thị Trấn Ngã Sáu (do công ty TNHH Đầu tư Xây
dựng và Phát Triển đô thị Thiện Phúc đầu tư xây dựng).
Chợ Bảy Ngàn, Châu Thành A (do công ty TNHH Hiệp Thuận xây dựng).
Chợ Vịnh Chèo huyện Vị Thủy,Hậu Giang (do công ty Cổ Phần Đầu Tư
Xây Lấp Cần Thơ xây dựng).
3.3 CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP
3.3.1 Lao động
Hậu Giang có lực lượng lao động dồi dào, với tổng số dân cư của tỉnh
khoảng 808.797 người tính đến thời điểm13/12/2011. Dân số trong độ tuổi lao
động là 573.837 người chiếm khoảng 82,2% dân số. Dân số tham gia lao động
trong các ngành kinh tế quốc doanh là khoảng 436.218 chiếm khoảng 76,55%
dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó lực lượng lao đông tham gia vào các
lĩnh vực nông lâm nghiệp - thuỷ sản 58,55%; công nghiệp xây dựng khoảng
8.5%; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng là khoảng 9,5% dân số trong độ
tuổi lao động.
3.3.2 Đất đai
Địa hình đất đai Hậu Giang khá bằng phẳng, hơi trũng, được bồi đắp
bằng phù sa sông Hậu, kênh Quản Lộ- Phụng Hiệp và kênh Xà No. Nên đất
đai ở đây khá màu mỡ, phì nhiêu với diện tích đất phù sa là 41.348 ha chiếm
30% diện tích tự nhiên, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp
đặc biệt là chăn nuôi và trồng trọt. Ngoài ra tỉnh còn có diện tích đất nhiễm
phèn khá lớn 52.374 ha, chiếm 38% diện tích tự nhiên, đã được tỉnh quan tâm
cải tạo rất lâu đời nên hầu hết điều ở trạng thái phèn hoạt động và hiện nay có
thể sản xuất 2 - 3 vụ lúa trên năm. Hậu Giang còn có đất mặn nhưng diện tích
không đáng kể 5.513 ha (chiếm 4% diện tích tự nhiên), đất xáo trộn có diện
tích 38.592 ha (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) bao gồm đất lên liếp trồng cây
lâu năm, đất chuyên dùng, đất thổ cư.
Bảng 3.2 Diện tích các loại đất tỉnh Hậu Giang 2011

Loại đất
Tỷ trọng ( %)
Diện tích (ha)
Đất nhiễm phèn
38
52.374
Đất phù sa
30
41.348
Đất xáo trộn
28
38.592
Đất mặn
4
5.513
Tổng
100
137.827

20
Nguồn:Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang

Ta dễ dàng nhận thấy được diện tích đất phèn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh. Tiếp theo là đất phù sa, đất xáo trộn, đất
mặn.
3.3.3 Thuỷ lợi phục vụ canh tác nông nghiệp
Trong thời gian qua, được sự hỗ trợ của Trung Ương cùng với sự nỗ lực
của chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo nhiệt tình của
tỉnh trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng
chuyên canh cây con, Hậu Giang đã tiến hành thực hiện chiến dịch thuỷ lợi

giao thông mùa khô 2007. Kết quả thực hiện như sau: Công trình đã thực hiện
được 1.119.119 m3 thuỷ lợi phục vụ cho sản suất nông nghiệp, nâng tổng diện
tích có thuỷ lợi cơ sở năm 2007 đạt 93.000ha chiếm 68% diện tích đất nông
nghiệp của tỉnh có nước tưới tiêu, cải tạo môi sinh môi trường và phòng chống
lũ lụt năm 2007.
Ngoài ra tỉnh còn có 31 trạm bơm điện và 28 trạm bơm dầu do Nhà nước
quản lý, phục vụ tưới tiêu, còn lại đều do các hộ gia đình tự đảm nhận bằng
các loại máy bơm vừa và nhỏ (khoảng 21 ngàn cái), đã tưới tiêu được khoảng
78,50% diện tích canh tác, diện tích còn lại được tưới tiêu tự chảy.
3.3.4 Giao thông nôngthôn
3.3.4.1 Giao thông bộ
Thực hiện chiến dịch thuỷ lợi giao thông mùa khô năm 2010, toàn tỉnh
đạt được những thành tựu sau:
Về đường giao thông: Thực hiện 840.710 m2
Trong đó : Đường nhựa và Bê tông: 545.88 m2
Đường đá cấp phối: 294.828 m2
Về cầu giao thông thực hiện 285 cây cầu đạt 9.314 m2
Hiệu quả xây dựng được 269 tuyến đường với 405,181 km và xây dựng
được 265 cây cầu với 4.600 m. Như vậy tính đến nay toàn tỉnh đạt 511/511 ấp
có đường giao thông đi lại được trong hai mùa và 59/62 xã xe bốn bánh đi lại
được trong hai mùa.
Hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh tương đối tốt, giao thông được
nối liền từ quốc lộ đến đường xã, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông

×