Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí và xây dựng nam thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.34 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



VÕ PHƯỚC TRƯỜNG


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG NAM
THẮNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301









Tháng 11 Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





VÕ PHƯỚC TRƯỜNG
MSSV: LT11470


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG NAM
THẮNG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
QUAN MINH NHỰT



Tháng 11 Năm 2013




i

LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình theo học tại trường Đại học Cần Thơ, nay khóa học
sắp kết thúc, em xin gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường những lời cảm ơn
chân thành. Cảm ơn Ban Giám hiệu đã và luôn tạo điều kiện để cho em rèn
luyện, thử thách trong môi trường năng động, sáng tạo.
Đồng thời xin được cảm ơn quý thầy cô về những kiến thức mà quý thầy
cô đã tâm huyết truyền đạt cho em vào những giờ lên lớp, đặc biệt là toàn thể
quý thầy cô của khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Và xin dành tặng lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Quan Minh Nhựt,
trưởng bộ môn kinh tế. Người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian
nghiên cứu, giúp em có hướng đi đúng và hoàn thành tốt bày viết. Bên cạnh
đó, sự chỉ bảo tận tâm cùng những lời nhận xét quý báu của thầy đã cho em có
thêm kinh nghiệm trong thời gian thực tập, giúp em có thêm tự tin về khả năng
diễn đạt của mình trong quá trình bảo vệ luận văn.
Cuối cùng em xin được cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán của
công ty TNHH cơ khí và xậy dựng Nam Thắng đã nhận và giúp đỡ em về
mảng số liệu cũng như những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập.
Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế và việc chỉ mới bắt đầu
làm quen với những kinh nghiệm trong thực tế nên chắc chắn không thể tránh
khỏi những sai sót. Chính vì vậy em mong nhận được sự thông cảm và góp ý
chân tình của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng 11 năm 2013
Người thực hiện

Võ Phước Trường










ii

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hình thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa đươc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày…tháng 11 năm 2013
Người thực hiện

Võ Phước Trường
























iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP












Cần Thơ, ngày…tháng 11 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
















iv

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiển 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Phạm vi về không gian 3
1.4.2 Phạm vi thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo tài liệu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Phương pháp luận 5
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh 5
2.2 Phương pháp nghiên cứu 8
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ
XÂY DỰNG NAM THẮNG 13
3.1 Khái quát về công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng 13
3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty 13
3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 13
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 13


v

3.2 Thuận lợi và khó khăn 15
3.2.1 Thuận lợi 15
3.2.2 Khó khăn 15
3.3 Định hướng phát triển 15
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG NAM THẮNG 17
4.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty 17
4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 17
4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 2012 19
4.2 Phân tích tình hình doanh thu của công ty 22
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu trong 3 năm 2010 – 2012 22
4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 26

4.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty 28
4.3.1 Phân tích tình hình chi phí trong 3 năm 2010 – 2012 28
4.3.2 Phân tích tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 36
4.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty 38
4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận trong 3 năm 2010 – 2012 38
4.4.2 Phân tích tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 40
4.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ số tài chính 41
4.5.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 42
4.5.2 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động 43
4.5.3 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 44
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG
NAM THẮNG 46
5.1 Giải pháp tăng doanh thu 46
5.2 Giải pháp giảm chi phí 47
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
6.1 Kết luận 49
6.2 Kiến nghị 50


vi

Tài liệu tham khảo 52
Phụ lục 53






























vii

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tình hình hoạt động trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ
khí và xây dựng Nam Thắng 18
Bảng 4.2 Tình hình hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2013 của công ty TNHH

cơ khí và xây dựng Nam Thắng 20
Bảng 4.3 Tình hình doanh thu trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ
khí và xây dựng Nam Thắng 23
Bảng 4.4 Tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2013 của công ty TNHH
cơ khí và xây dựng Nam Thắng 27
Bảng 4.5 Tình hình tổng chi phí trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH
cơ khí và xây dựng Nam Thắng 29
Bảng 4.6 Tình hình giá vốn trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ
khí và xây dựng Nam Thắng 31
Bảng 4.7 Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3 năm 2010 – 2012
của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng 34
Bảng 4.8 Tình hình chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 của công ty TNHH cơ
khí và xây dựng 37
Bảng 4.9 Tình hình lợi nhuận trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ
khí và xây dựng Nam Thắng 39
Bảng 4.10 Báo cáo tình hình lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013 của công
ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng 41
Bảng 4.11 Các hệ số thanh toán trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH
cơ khí và xây dựng Nam Thắng 42
Bảng 4.12 Các hệ số hoạt động trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH
cơ khí và xây dựng Nam Thắng 43
Bảng 4.13 Các hệ số về khả năng sinh lời trong 3 năm 2010 – 2012 của công
ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng 44






viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 13





























ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐKD Hoạt động kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
DTT Doanh thu thuần
LN Lợi nhuận
QLDN Quản lý doanh nghiệp

























1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Để sánh vai với các cường quốc năm châu, Việt Nam không ngừng vươn
lên phát triển về mọi mặt, trong đó chú trọng hơn hết là về mặt kinh tế. Hiển
nhiên, kinh tế có phát triển tốt và bền vững thì đất nước mới có cơ hội chuyển
mình thay đổi để giành lấy được vị trí đứng quan trọng.
Nhưng để đạt được như vậy thì các công ty trong mọi thành phần kinh tế
cũng phải tồn tại và phát triển. Muốn thế các nhà quản trị cần phải nghiên cứu
và nhận xét chính xác tình hình hoạt động của công ty dựa trên những thông
tin ban đầu được cung cấp bởi các báo cáo tài chính mới có thể đưa ra những
quyết định đúng cũng như những giải pháp thích hợp nhằm giúp công ty cải
thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Một vấn đề nữa cần nói ở đây là những thông tin đó phải được xử lý như
thế nào để nó trở nên hữu ích và rõ ràng cho nhà quản trị khi đưa ra quyết
định. Quả nhiên, không có một cách nào khác đó là thông qua phân tích, và
chỉ có việc phân tích mới khai thác hết những khả năng tiềm ẩn của công ty
chưa được phát hiện. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, công ty
mới thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và các giải pháp
cụ thể để cải tiến quản lý.
Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các công ty tìm ra những
biện pháp xác thực để tăng cường các hoạt động kinh tế như huy động mọi khả
năng về tiền vốn, lao động, đất đai,…vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm

nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn
là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển
sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết
định về chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả.
Và nhận thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích từ việc phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh mang lại cho công ty nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí và xây
dựng Nam Thắng” để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp cho ngành học của
mình.


2

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Đề tài được thực hiện với sự vận dụng kiến thức của các môn học như:
kế toán tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh…
Thứ nhất, cụ thể nền tảng nghiên cứu của đề tài xuất phát từ việc nghiên
cứu lý thuyết về tính logic của lợi nhuận mà doanh thu và chi phí tác động trực
tiếp đến lợi nhuận được đề cập trong giáo trình tài chính doanh nghiệp do ThS.
Đặng Thúy Phượng biên soạn năm 2009 trường Cao đẳng Tài chính kế toán
IV.
Và thứ hai là đề tài nghiên cứu cũng xuất phát từ việc phân tích tình hình
kinh doanh cũng như các chỉ tiêu tài chính để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được tập thể tác giả PGS. TS Phạm Văn Dược,
TS. Huỳnh Đức Lộng, Ths. Lê Thị Minh Tuyết biên soạn, Nhà xuất bản
Thống kê, năm 2006.
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Đề tài tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6

tháng đầu năm 2012 – 2013
Và để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời
gian tới thì phân tích hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc
phát hiện được những mặt tích cực và tiêu cực. Để từ đó tìm ra những biện
pháp nhằm giúp cải thiện quá trình hoạt động kinh doanh trong các kỳ sắp tới
được tốt hơn.
Mặt khác, với nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như ngày
nay thì việc nhờ vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho công
ty tìm kiếm những cơ hội mới để khẳng định cũng như chiếm lĩnh được nhiều
khách hàng trên thị trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
- Mục tiêu cụ thể là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng trong 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh



3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013
- Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí và xây dựng
Nam Thắng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào?
- Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua các năm ra sao?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty?
- Giải pháp nào là hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong thời gian tới?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Tại công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng, 50/35 đường Trần
Hoàng Na, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Để tài này được nghiên cứu từ ngày 27/08/2013 đến ngày 17/11/2013
Thu thập số liệu 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, chủ yếu dựa vào cân đối kế
toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2010 - 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đỗ Tuấn Tài (2012) luận văn tốt nghiệp: “Phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi” trong 3 năm 2009 -
2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân
tích và xoay quanh các nội dung:


4

- Phân tích tình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty.
- Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty.
Tác giả đã phân tích một cách khá cụ thể về tình hình hoạt động của công
ty mà tác giả đã nghiên cứu. Qua việc tham khảo luận văn trên, thì đề tài đã
tham khảo được cách phân tích một bài luận, các chỉ tiêu cần đưa ra để phân
tích một đề tài cũng như là áp dụng lý thuyết vào thực trạng của công ty.
Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra phương hướng phát triển trong bài phân
tích, vì vậy em sẽ khắc phục nhược điểm trên trong đề tài nghiên cứu của
mình.
Lê Thị Tố Trang (2010) luận văn tốt nghiệp: “Phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng Diên Hồng” trong 3 năm 2007 –
2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Đề tài này sử dụng phương pháp so sánh và
phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích, xoay quanh một số nội dung
chính:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận của
công ty.
- Đề ra các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty.
Tham khảo bài luận văn trên đã giúp đề tài hình thành được phương
hướng phân tích và trong đó chủ yếu là cách thức trình bày.
Thật vậy, đề tài này tác giả đã phân tích một cách cũng khá rõ về những
mục tiêu mà tác giả đã đặt ra nhưng có một điều là khi phân tích trong 6 tháng
thì tác giả chỉ phân tích tình hình chung kết quả hoạt động kinh doanh mà
chưa đi sâu vào từng chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 6 tháng. Và em
sẽ trình bày rõ hơn vấn đề này trong bài phân tích của mình.





5

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD) là quá trình nghiên cứu, để
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp,
nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tìm năng cần
được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. (Nguyễn Minh Nguyệt,
2010, trang 2)
2.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ phát hiện những khả
năng tiềm tàng, giúp cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh
Thật vậy, phân tích hoạt đông kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp của mình. Còn là cơ sở quan trọng để ra các quyết định trong
kinh doanh
Mặt khác, phân tích hoạt động kinh doanh còn là biện pháp quan trong
để doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro, đóng vai trò hết sức cần thiết cho các đối
tượng ở bên ngoài khi họ có mối quan hệ và nguồn lợi với doanh nghiệp.
Nói tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là việc nên làm đối với mọi
doanh nghiệp, vì nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều
quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng đi đúng cho doanh nghiệp.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu. (Đặng Thúy Phượng, 2009,
trang 169)
Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh
doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.




6

a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: có 2 chỉ tiêu
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán hàng hóa
sản phẩm dịch vụ lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không
phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán
hàng hóa sản phẩm dịch vụ lao vụ còn lại sau khi trừ cho các khoản làm giảm
doanh thu.

Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
=
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
-
Các khoản
giảm trừ


 Trong đó: các khoản giảm trừ bao gồm các khoản sau:
+ Chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Các khoản thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp,
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
b) Doanh thu từ hoạt động tài chính: bao gồm các khoản liên doanh, liên
kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt
động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dự
phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng chưa sử dụng hết.
(Đặng Thúy Phượng, 2009, trang 170)
c) Thu nhập khác: các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt
động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở
điểm trên như: thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ
đã phân bổ hết giá trị bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng các khoản phải trả
nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi được, hoàn
thành các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi phải thu
năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác. (Đặng
Thúy Phượng, 2009, trang 171)
2.1.3.2 Chi phí
Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với
doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động. Kể từ khâu mua


7

nguyên liệu tạo ra sản phẩm cho đến khi tiêu thụ nó. Việc nhận định và tính
toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lí đưa ra những quyết định
đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.
Qua phân tích chi phí sản xuất kinh doanh có thể đánh giá được mức chi

phí tồn tại trong doanh nghiệp nhằm khai thác và tìm kiếm lợi nhuận của
doanh nghiệp.
 Chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các khoản mục chi phí
như sau:
a) Chi phí hoạt động sản xuất: có 2 loại
- Chi phí trực tiếp: là chi phí có liên quan đến một đối tượng.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng. (Bùi Văn
Trường, 2008, trang 16)
b) Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm khoản chi phí hoặc các khoản lỗ
liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn,
chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí
giao dịch bán chứng khoán,…; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu
tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại
tệ,…(Nguyễn Hồ Anh Khoa, 2011, trang 362)
c) Chi phí khác: bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh
lý, nhượng bán TSCĐ;
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế;
- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán;
- Các khoản chi phí khác còn lại. (Nguyễn Hồ Anh Khoa, 2011, trang
370)
2.1.3.3 Lợi nhuận
Ngày nay, lợi nhuận được hiểu là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi
ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tiến hành tái sản
xuất mở rộng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian sau này.



8

 Lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động sau:
a) Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính: chỉ tiêu này phản
ánh kết quả tài chính trước thuế thu nhập của hoạt động kinh doanh chính
trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, thành
phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. (Đặng Thúy Phượng, 2009, trang 207)

Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
=

Lợi nhuận gộp -

(chi phí
bán hàng
+

chi phí
quản lý)

b) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch
giữa thu nhập với chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. (Đặng Thúy Phượng,
2009, trang 209)

Lợi nhuận từ hoạt động
tài chính
=

Doanh thu từ hoạt động
tài chính
-

Chi phí hoạt động
tài chính

c) Lợi nhuận khác: chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa thu và chi từ
các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. (Đặng Thúy Phượng, 2009, trang 209)

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác -

Chi phí khác

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phân tích dựa trên các chỉ tiêu số liệu thứ cấp trong bảng cân đối kế toán,
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các số liệu, chứng từ kế toán tại
công ty THHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng. Đồng thời thu thập thêm từ
nguồn internet, sách báo,…để phục vụ thêm cho việc phân tích.



9

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Mục tiêu 1 sử dụng phương pháp so sánh
* Phương pháp so sánh:
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích

kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ
tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính
chất tương tự để xác định phương hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu
đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những
nét riêng của các hiện tượng kinh tế để đưa ra so sánh, trên cơ sở đánh giá
được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm
ra các giải pháp nhằm giải quyết nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ
thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau
(Võ Văn Nhị, 2010, trang 3)
a) Lựa chọn chỉ tiêu để so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh được
gọi là kỳ gốc so sánh, gốc so sánh cụ thể được sử dụng trong bài là: tài liệu
năm trước (kỳ trước hay kỳ kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của
các chỉ tiêu. (Võ Văn Nhị, 2010, trang 3)
b) Điều kiện so sánh:
Để thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các
chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta
cần quan tâm cả về không gian và thời gian của các chỉ tiêu và điều kiện có
thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế.
- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gian
hạch toán và phải thống nhất trên cả 3 mặt:
Cùng phản ánh nội dung kinh tế
Cùng một phương pháp tính toán
Cùng một đơn vị đo lường
- Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích
cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
(Võ Văn Nhị, 2010, trang 4)
c) Kỹ thuật so sánh: để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta
thường sử dụng các kỹ thuật so sánh như sau:
 So sánh bằng số tuyệt đối



10

- Số tuyệt đối: là số biểu hiện quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh
tế nào đó ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán
các loại số liệu khác.
- So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ
phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy
mô của các hiện tượng kinh tế. (Võ Văn Nhị, 2010, trang 4)

∆F =

F
1

-

F
0


- Trong đó:
∆F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ (số tuyệt đối)
F
1
: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F

: trị số chỉ tiêu kỳ gốc

 So sánh bằng số tương đối: số tương đối được sử dụng trong bài là số
tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: là kết quả phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh
tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. (Võ Văn Nhị, 2010, trang 5)

F =
F
1
– F
0

* 100%
F
0


2.2.2.2 Mục tiêu 2 sử dụng một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài
chính cũng có thể tìm ra xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Do đó việc sử
dụng các chỉ số tài chính trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Dưới đây là cách tính một số chỉ tiêu tài
chính được sử dụng trong bài luận văn:
a) Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn (hay tỷ số thanh khoản hiện thời): tỷ số này
thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, là một


11


trong những thước đo khả năng thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi.
(Hồ Phan Minh Đức, 2008, trang 272)

Hệ số thanh toán
ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán nhanh (hay tỷ số thanh khoản nhanh): tỷ số này phản
ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng
được chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho và tài
sản ngắn hạn khác, vì hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác là những tài sản
khó hoán đổi thành tiền. (Hồ Phan Minh Đức, 2008, trang 274)

Hệ số thanh toán
nhanh
=

TS ngắn hạn – hàng tồn kho – TS ngắn hạn khác


Nợ ngắn hạn


b) Chỉ tiêu về năng lực hoạt động:
- Vòng quay hàng tồn kho (hay số vòng quay hàng tồn kho): phản ánh
mối quan hệ hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một kỳ. Để đánh giá hiệu

quả quản lý tồn kho của công ty, ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ
số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một
năm và số ngày tồn kho. (Hồ Phan Minh Đức, 2008, trang 292)

Vòng quay
hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân


Số ngày của
một vòng
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho


- Vòng quay tổng tài sản (hay số vòng quay tổng tài sản): tỷ số này đo
lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản
ngắn hạn hay dài hạn. Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty


12

nói chung bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn, nhằm giúp cho nhà quản lý
nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của công ty và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn như thế nào. (Hồ Phan Minh Đức, 2008, trang 301)

Vòng quay

tổng tài sản
=
Doanh thu thuần
Giá trị bình quân tổng tài sản

c) Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): tỷ số này cho biết lợi nhuận
bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROS

=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): tỷ số này được thiết kế để đo
lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cho biết bình
quân mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận giành
cho cổ đông. (Hồ Phan Minh Đức, 2008, trang 340)

ROA

=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tỷ số này được thiết kế để
đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. ROE cho
biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. (Hồ Phan Minh Đức, 2008, trang 342)

ROE

=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân


2.2.2.3 Mục tiêu 3 dựa vào kết quả phân tích đưa ra một số giải pháp


13

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ
XÂY DỰNG NAM THẮNG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG NAM
THẮNG
3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Cơ khí và Xây dựng Nam Thắng
Tên nước ngoài: Nam Thang Machinery and Construction Limited
Company
Mã số doanh nghiệp: 1801091025
Ngày cấp: 30/11/2007
Người đại diện: Nguyễn Đức Thiện
Địa chỉ: 50/35 Trần Hoàng Na, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng
Tài khoản số: 0111000187888 tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh
Cần Thơ.

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Xây dựng, sửa chữa, bảo trì: các công trình dân dụng.
Kinh doanh, sản xuất và gia công: vật liệu xây dựng, các mặt hàng trang
trí nội ngoại thất, cơ khí, sắt thép.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức






Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM Đ
ỐC

PHÒNG KỸ
THU
ẬT

NGHIỆP VỤ
T
ỔNG HỢP

BỘ PHẬN
K
Ế TOÁN




14

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức
a Giám đốc:
Giám đốc là người điều hành chung hoạt động kinh doanh hằng ngày và
trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tài chính, quan hệ đối ngoại, tiếp
thị mở rộng thị trường, kinh doanh, thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty.
b Phòng nghiệp vụ tổng hợp:
- Giữ vai trò thực hiện toàn bộ nghiệp vụ của văn phòng.
- Quản lý lưu trữ các văn thư, hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên,
tuyển dụng lao động, đào tạo tay nghề.
c Phòng kế toán:
- Theo dõi, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tình
hình sử dụng vốn trong từng thời kỳ.
- Tổ chức, lưu chuyển và bảo quản tốt chứng từ kế toán, hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê Nhà nước, chấp hành
đầy đủ nghiêm ngặt chế độ kiểm kê.
- Cuối kỳ lập báo cáo tài chính gửi các cấp liên quan.
d Phòng kỹ thuật:
- Thực hiện quản lý kỹ thuật và những công tác liên quan về kỹ
thuật, lập hồ sơ dự toán thiết kế các công trình do Giám đốc đề ra.

- Lập dự toán, thiết kế các công trình trong phạm vi công ty quản lý.
- Giám sát và quản lý chất lượng công trình xây dựng theo đúng quy định.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc công ty về công tác kỹ thuật và
việc trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
- Chủ trì công tác kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng
giám

sát quá trình thực hiện dự án và giám sát mời thầu.

×