Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

kế toán phải thu, phải trả và đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu tại công ty tnhh địa ốc thu đại thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.52 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



THẠCH QUIL




KẾ TOÁN PHẢI THU, PHẢI TRẢ
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY
TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301










Tháng 10-2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



THẠCH QUIL
MSSV: LT11443



KẾ TOÁN PHẢI THU, PHẢI TRẢ
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY
TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS TRƯƠNG ĐÔNG LỘC








Tháng 10-2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



THẠCH QUIL




KẾ TOÁN PHẢI THU, PHẢI TRẢ
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY
TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301










Tháng 10-2013





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



THẠCH QUIL
MSSV: LT11443



KẾ TOÁN PHẢI THU, PHẢI TRẢ
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY
TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS TRƯƠNG ĐÔNG LỘC







Tháng 10-2013





LỜI CẢM TẠ

Sau thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ cũng như qua thời gian
tiếp xúc và trải nghiệm thực tế tại Công ty TNHH Địa ốc Thu Đại Thành đã giúp
em hiểu rõ hơn những kiến thức về kế toán nhất là kế toán các khoản phải thu,
phải trả tại công ty.
Để đạt kết quả như hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
lãnh đạo cùng quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, những Người đã cống hiến
hết đời cho sự nghiệp trồng người.Chân thành cảm ơn thầy Trương Đông Lộc đã

tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực tập vừa qua, để em có thể hoàn thành
tốt hơn luận văn tốt nghiệp của mình.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban quản trị, Tổng giám đốc và
các anh chị trong Công ty TNHH Địa ốcThu Đại Thành đã tạo điều kiện và cung
cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để em hoàn thành tốt nhất quá trình thực tập
tại đơn vị.
Cuối lời, em xin kính chúc quý Thầy Cô tại trường, cũng như kính chúc
đến Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty lời chúc sức khỏe và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sóc Trăng, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện


Thạch Quil


















LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Sóc Trăng, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện


Thạch Quil
































NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

























Sóc Trăng, ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng Đơn vị














MỤC LỤC


Trang
LỜI CẢM TẠ i

LỜI CAM KẾT ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Kế toán các khoản phải thu 3
2.1.2 Kế toán các khoản phải trả 9
2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 19
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI
THÀNH 20






3.1 Giới thiệu về Công Ty TNHH Địa ốc Thu Đại Thành 20
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 20
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh 20
3.2 Cơ cấu tổ chức, hệ thống điều hành của Công ty 21
3.2.1 Cơ cấu tổ chức công ty 21
3.2.2 Hệ thống điều hành 21
3.3 Tổ chức bộ máy kế toán 22
3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 22
3.3.2 Tổ chức nhân sự, chức năng và nhiệm vụ 23
3.3.3 Tổ chức áp dụng chế độ kế toán tại công ty 23
3.3.4 Tổ chức hệ thống chứng từ 23
3.3.5 Tổ chức hệ thống tài khoản 24
3.3.6 Tổ chức hệ thống báo cáo 24
3.3.7 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty 24

3.4
Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty 26
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI
TRẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN
PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH 28

4.1
Thực trạng kế toán các khoản phải thu, phải trả trong năm
2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 28
4.1.1 Kế toán các khoản phải thu 28
4.1.2 Kế toán các khoản phải trả 31

4.2 Đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu tại công ty

TNHH Địa Ốc Thu Đại Thành từ năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 36
4.2.1 Chính sách bán chịu của công ty 36







4.2.2 Đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua các
năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

38

4.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng
cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu tại Công ty TNHH
Địa ốc Thu Đại Thành 40

4.3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán các nghiệp vụ
thanh toán tại công ty 40

4.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán,
nâng cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu tại công ty 41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Kiến nghị 42
5.2.1 Đối với công ty 42
5.2.2 Đối với cơ quan nhà nước 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 45

















DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
3.1
Tình hình Tài chính và Kết quả kinh doanh năm 2010-2012 và 6
tháng đầu năm 2013 26
4.1 Bảng phân tích hiệu quả quản trị khoản phải thu năm 2010-2012 38
4.2
Bảng phân tích hiệu quả quản trị các khoản phải thu trong
sáu tháng đầu năm 2012- 2013
39






























DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 21
3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Địa ốc Thu Đại Thành 22
3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán Nhật ký chung 25
4.1 Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ TK 131 29
4.2 Trình tự luân chuyển chứng từ tài TK 331 33































DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
CCDV Cung cấp dịch vụ
CCDC Công cụ dụng cụ
CTGS Chứng từ ghi sổ
DT Doanh thu
DTBH Doanh thu bán hàng
DTBQ Doanh thu bình quân
ĐVT Đơn vị tính
GBC Giấy báo Có
GBN Giấy báo Nợ
GTGT Giá trị gia tăng
GVHB Giá vốn hàng bán
KH Khách hàng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
LN Lợi nhuận
MST Mã số thuế
NCC Nhà cung cấp
NK Nhập khẩu
SL Sản lượng
SDCK Số dư cuối kỳ

SDBQ Số dư bình quân
SDĐK Số dư đầu kỳ
SXKD Sản xuất kinh doanh
STT Số thứ tự
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNCT Thu nhập chịu thuế
Trđồng Triệu đồng
XNK Xuất nhập khẩu
PSTK Phát sinh trong kỳ
PL Phụ lục





CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sản xuất kinh doanh, để có thể vượt qua được sự chọn lọc của thị
trường hay sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp, ngoài mục tiêu chất
lượng sản phẩm đi đầu, còn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết tốt nhất vấn đề chi
phí và lợi nhuận, nghĩa là phải làm sao hạ giá thành đến mức thấp nhất nhưng vẫn
đảm bảo được lợi nhuận. Muốn vậy thì bản thân doanh nghiệp phải là một thể
thống nhất từ khâu nhập liệu, sản xuất cho tới tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện có
hiệu quả các công việc đó đòi hỏi phải tổ chức tốt bộ máy quản lý tại đơn vị. Việc
tổ chức quy trình sản xuất kinh doanh cần sử dụng công cụ quản lý khác nhau và

kế toán luôn là công cụ quan trọng, hữu hiệu nhất. Có thể nói kế toán là công việc
quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nó ghi nhận tấc cả quá trình vận hành
phát sinh đã và đang diễn ra tại đơn vị. Công việc kế toán gồm nhiều khâu, nhiều
phần hành đòi hỏi sự chính xác cũng như trung thực cao, giữa các phần hành kế
toán có mối quan hệ hữu cơ tạo thành một thể thống nhất, một hệ thống đồng bộ
trong quản lý. Việc tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý và phù hợp với điều
kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những cơ sở quan trọng
trong việc chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh.
Kế toán phải thu, phải trả là một trong những khâu giữ vai trò chủ đạo trong
công tác kế toán và nhất là đối với đặc điểm kinh doanh tại đơn vị. Bởi lẽ hoạt
động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong
mối liên hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và cơ quan quản lý
của nhà nước, mối quan hệ này tồn tại khách quan trong tấc cả hoạt động kinh tế
tài chính của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm đến quá trình thực hiện kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ…. Có thể nói hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với các nghiệp vụ thanh toán,
thực hiện tốt công tác này giúp ích cho việc nắm bắt kịp thời tình hình thu, chi,
cũng như các hoạt động đã và đang diễn ra tại doanh nghiệp, từ đó tham mưu cho
tiến trình ra quyết định của Ban giám đốc tại đơn vị. Nhận thức được vai trò, ý
nghĩa và tầm quan trọng trong công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán là tiêu
chí giúp em chọn đề tài: “Kế toán phải thu, phải trả và đánh giá hiệu quả
quản trị các khoản phải thu tại Công ty TNHH Địa ốc Thu Đại Thành”.






1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu thực trạng công tác kế toán
các khoản phải thu, phải trả và đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu tại
Công ty TNHH Địa ốc Thu Đại Thành, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý
công nợ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán phải thu, phải trả tại công ty TNHH
Địa ốc Thu Đại Thành
- Đánh giá công tác kế toán và hiệu quả quản trị các khoản phải thu của
Công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán
và nâng cao hiệu quả quản lý công nợ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Thu Đại Thành, số 176 Quốc
lộ 1A, ấp Phụng Hiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, thành phố Sóc Trăng.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập trong giai đoạn 2010-
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là kế toán phải thu, phải trả và hiệu quả
quản trị các khoản phải thu












CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Kế toán các khoản phải thu
Khái niệm
Các khoản phải thu là nợ phải thu phát sinh trong hoạt động doanh nghiệp
khi doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ và
những trường hợp khác liên quan đến vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm
thời nhu cho vay, mượn ngắn hạn hoặc chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên.
Phân loại
Theo thời hạn thu hồi nợ: Gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nợ ngắn hạn là khoản nợ có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc
trong một chu kỳ kinh doanh bình thường nhưng không quá 12 tháng.
- Nợ dài hạn là khoản nợ có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc một chu kỳ
kinh doanh trên 12 tháng.
Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng cho kế toán các khoản phải thu như: Hóa đơn bán hàng,
biên bản giao nhận hàng, phiếu xuất, phiếu chi, thu, giấy báo có của ngân hàng,
biên bản xác nhận tài sản thiếu…
Tài khoản sử dụng:
TK 131 “Phải thu khách hàng”
TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
2.1.1.1 Kế toán khoản phải thu khách hàng
Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Khoản phải thu khách hàng là giá thanh toán của các loại vật tư, sản phẩm,
hàng hóa hay dịch vụ… mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp nhưng chưa
thanh toán tiền hàng.

Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xem xét khả
năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định giao dịch hoặc phải có biện
pháp thích hợp nhằ đảm bảo thu được khoản phải thu từ khách hàng.





Trong quá trình hạch toán cần tôn trọng các quy định sau:
- Chi tiết theo từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán
- Bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh vào phải thu khách hàng.
- Tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu thành các loại có thể trả đúng
hạn, khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số dự phòng
phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý.
- Khi thanh toán với khách hàng phải ghi chép, phản ánh vào sổ kế toán.
- Đối với khoản thu khách hàng bằng ngoại tệ thì ngoài việc quy đổi ra tiền
Việt Nam theo phương pháp thu chi ngoại tệ đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế
toán còn phải kết hợp theo dõi cả các loại nguyên tệ trên sổ chi tiết theo từng đối
tượng khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên với doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng…
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung
cấp được xác định tiêu thụ nhưng chưa thu tiền hoặc khách hàng đã ứng trước
tiền hàng
- Số tiền trả lại cho khách hàng.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận trước, trả trước của khách hàng.
- Tiền giảm giá cho khách hàng sau khi đã giao hàng.

- Số tiền chiết khấu thanh toán tính trừ cho người mua.
Số dư bên Nợ:
- Số tiền còn phải thu khách hàng.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh








- Khi bán vật tư sản, phẩm hàng hóa cho khách hàng mà chưa thu tiền, căn
cứ chứng từ bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 131: Phải thu khách hàng
Có TK 511, 711: Doannh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
- Căn cứ vào văn bản xác nhận số tiền giảm giá cho người mua vì giao
hàng không đúng với quy cách chất lượng trong hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán
Có TK 131: (Nếu khách hàng chưa trả tiền hàng)
- Căn cứ vào chứng từ thanh toán tiền hàng của khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Khoản tiền khách hàng thanh toán
Có TK 131: Phải thu khách hàng
- Trường hợp nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng,
cung cấp dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Khoản tiền khách hàng ứng trước
Có TK 131: Phải thu khách hàng
- Trường hợp hàng bán bị trả lại, trong khi khách hàng chưa thanh toán
tiền hàng thì phải ghi giảm số phải thu khách hàng và điều chỉnh thuế GTGT đầu
ra phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại
Có TK 131: Phải thu khách hàng
- Nếu khách hàng thực sự không có khả năng trả nợ thì căn cứ vào biên
bản xóa nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý
Có KT 131- Theo số nợ khó đòi dã xử lý
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” nhằm tiếp tục
theo dõi trong thời hạn quy định để có thể thu lại số tiền đó.
- Khi thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Khoản tiền khách hàng thanh toán
Có TK 711: Thu nhập khác





Đồng thời ghi bên Có TK 004- Theo số đã thu được
- Trong trường hợp khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ
+ Nếu mệnh giá đồng ngoại tệ thời điểm trả cao hơn thời điểm nợ
Nợ TK 111, 112: Khoản tiền khách hàng thanh toán
Có TK 131: Phải thu khách hàng
Có TK 515: Phần chênh lệch tăng
+ Nếu mệnh giá đồng ngoại tệ thời điểm trả thấp hơn thời điểm nợ
Nợ TK 111, 112: Khoản tiền khách hàng thanh toán
Nợ TK 635: Phần chênh lệch giảm
Có TK 131: Phải thu khách hàng
2.1.1.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ,
phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn
GTGT, khi doanh nghiệp mua các loại hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế
GTGT của hàng nhập khẩu được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Trong quá trình hạch toán thuế GTGT được khấu trừ phải đảm bảo các quy
định sau:
- Khoản thuế GTGT được khấu trừ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc
đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối
cới doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu
trừ thuế, GTGT đầu vào (gọi là thuế đầu vào) như sau:
+ Thuế đầu vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT được khấu trừ toàn bộ.
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ đồng thời của sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấy





trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Thuế đầu vào phát sinh trong tháng được kê khai, khấu trừ khi xác định số
thuế phải nộp của tháng đó. Riêng tài sản cố định nếu có số thuế đầu vào được
khấu trừ lớn thì khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của nhà nước.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thủy sản
chưa qua chế biế của người sản xuất, không có hóa đơn GTGT thì được khấu trừ
theo tỷ lệ 2% trên giá mua vào. Nếu giá mua vào không phù hợp với giá thị
trường, cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường để ấn định mức giá tính thuế

GTGT được khấu trừ.
+ Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT của
cơ sở sản xuất kinh doanh theo phương pháp trực tiếp trên GTGT có hóa đơn bán
hàng thì tỷ lệ được khấu trừ thuế là 3% trên giá chưa có thuế. Giá chưa có thuế
được tính bằng cách lấy giá có thuế chia cho [1+ (%) thuế suất hàng hóa, dịch vụ
đó].
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh thương mại mua hàng hóa chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt của cơ sở sản xuất để bán thì được tính khấu trừ thuấ GTGT đầu vào theo
tỷ lệ 3% trên giá chưa có thuế.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoãn lại.
Số dư bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ hoặc còn được hoãn lại.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh






- Khi mua vật tư hàng hóa, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán
ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211: Giá trị vật tư, tài sản mua vào nhập kho

Nợ TK 241, 621, 627, 641, 642: Mua về dùng ngay vào hoạt động
Nợ TK 632: Mua về giao bán ngay (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Khi mua hàng nhập khẩu để dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT của
hàng nhập khẩu được ghi:
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp vật tư hàng hóa mua về được dùng đồng thời cho sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế nhưng không tách
riêng được, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156: Giá trị vật tư, hàng hóa mua vào
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán
- Cuối kỳ, tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa
doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ được tính vào giá vốn
hàng bán trong kỳ hoặc kỳ sau, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ








Hoặc ghi:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Sau đó ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 142: Chi phí trả trước
- Cuối kỳ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT
phải nộp trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn thuế GTGT đầu ra
phát sinh trong kỳ thì chỉ được số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế đầu ra. Số
thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét
hoàn thuế.
- Nếu số thuế đầu vào được khấu trừ thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra
phải nộp thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại theo quy định của
chế độ thuế. Khi nhận được tiền về số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, kế toán
ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền được hoàn lại
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
2.1.2 Kế toán các khoản phải trả
Khái niệm
Các khoản phải trả là nợ phải trả bao gồm các khoản nợ mà doanh nghiệp
đang vay nhằm bổ sung thiếu hụt vốn hoạt động và các khoản nợ khác phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: nợ người bán, cung cấp dịch
vụ, nợ thuế và các khoản nợ phải trả khác
Phân loại nợ phải trả
- Phân loại theo thời hạn thu hồi có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Phân loại theo tính chất như nợ vay, nợ phải trả thương mại, nợ phải trả
khác






Chứng từ sử dụng
Nợ phải trả liên quan đến những chứng từ như: Hóa đơn mua hàng, phiếu
nhập, phiếu thu, chi, giấy báo nợ của ngân hàng, biên bản xác nhận tài sản thừa
2.1.2.1 Kế toán phải trả người bán
Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Khoản phải trả người bán là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ,
hàng hóa, dịch vụ… mà doanh nghiệp đã nhận của người bán hay người cung cấp
nhưng chưa thanh toán tiền hàng kể cả tiền phải trả cho người nhận thầu về xây
dựng cơ bản hay sửa chữa lớn tài sản cố định.
Trong quá trình hạch toán các khoản phải trả cho người bán cần tôn trọng
các quy định sau đây:
- Chi tiết theo từng đối tượng phải trả và ghi chép theo từng lần thanh toán
- Trường hợp mua hàng trả tiền ngay (tiền mặt, séc hoặc đã trả qua ngân
hàng) thì không phản ánh vào khoản phải trả cho người bán.
- Mọi khoản thanh toán cho người bán hay người cung cấp đều phải được
phản ánh vào sổ kế toán trên cơ sở các chứng từ có liên quan được lập đúng
phương pháp, quy định như: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, biên bản giao
nhận hàng, các chứng từ thanh toán tiền hàng, chứng từ giảm giá hàng bán của
bên bán, phiếu xuất kho hàng kém, mất phẩm chất để trả lại cho người bán.
- Đối với khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ thì ngoài việc quy đổi
ra đồng Việt Nam theo phương pháp thu chi ngoại tệ đang áp dụng tại doanh
nghiệp, kế toán còn phải kết hợp theo dõi cả các loại nguyên tệ trên sổ chi tiết
theo từng người bán có quan hệ thanh toán thường xuyên với doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Có.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 331 “Phải trả người bán”

Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ hay người nhận thầu
- Số tiền ứng trước cho ngừi bán
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng bán cho doanh nghiệp
- Giá trị vật tư hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại
người bán.





- Chiết khấu thanh toán được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp trừ
vào nợ phải trả.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, thiết bị, người cung cấp lao vụ dịch
vụ và người nhận thầu xây dựng cơ bản.
- Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế số hàng đã mua khi có hóa đơn hoặc
thông báo giá chính thức của những hàng đã mua về nhập kho theo giá tạm tính.
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây
dựng cơ bản.
TK này có thể có số Nợ - Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc
số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết từng đối tượng cụ thể.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Khi mua tài sản cố định đưa vào sử dụng nhưng chưa trả tiền thì căn cứ
vào hóa đơn bán hàng và biên bản ghi nhận tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 211, 213: Giá trị tài sản mua vào
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp
- Trường hợp đơn vị tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức
giao thầu từng bộ phận, khi nhận khối xây lắp hoàn thành bàn giao, căn cứ hợp

đồng giao thầu, biên bản bàn giao, hóa đơn khối lượng xây dựng cơ bản hoàn
thành, kế toán ghi:
Nợ TK 214: Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp
- Khi mua vật tư, công cụ, dụng cụ về nhập kho chưa thanh toán tiền hàng,
kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153: Giá trị vật liệu, CCDC mua vào
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp
- Khi nhận lao vụ, dịch vụ của người cung cấp chưa trả tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 627, 641, 642: Chi cho hoạt động sản xuất
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp





- Khi trả nợ cho người bán trước thời hạn quy định và được hưởng chiết
khấu thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 111, 112: Số tiền thanh toán cho nhà cung cấp
- Khi trả lại số hàng đã mua vì không đúng quy cách phẩm chất theo quy
định trong hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Giá thanh toán
Có TK 152, 153 – Giá thanh toán
- Khi ứng tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111, 112: Số tiền ứng trước cho nhà cung cấp
- Khi nhận hàng liên quan đến số ứng trước thì căn cứ vào các chứng từ có
liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153: Giá trị thực nhập
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp
- Nếu số ứng trước lớn hơn giá trị đã nhận thì phải thu số còn thừa khi thu
tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền còn thừa sau khi thanh toán
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp
- Trường hợp có khoản nợ phải trả không tìm ra chủ nợ, hoặc chủ nợ
không đòi, được xử lý ghi tăng thu nhập bất thường, kế toán ghi:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 711: Thu nhập khác
2.1.2.2 Kế toán các khoản vay nợ
Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Vay nợ là một trong những biện pháp huy động vốn cho các hoạt động kinh
doanh tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện cần thiết nhằm bổ sung vốn bị
thiếu hụt tạm thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

×