Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

sử dụng protein chiết xuất từ rong mền (cladophoraceae) thay thế protein bột cá trong thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.48 KB, 15 trang )

Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



NGUYỄN VĂN ĐANG



SỬ DỤNG PROTEIN CHIẾT XUẤT TỪ RONG MỀN
(Cladophoraceae) THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ TRONG THỨC
ĂN CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) GIỐNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







2014




Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



NGUYỄN VĂN ĐANG



SỬ DỤNG PROTEIN CHIẾT XUẤT TỪ RONG MỀN
(Cladophoraceae) THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ TRONG THỨC
ĂN CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) GIỐNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. NGÔ THỊ THU THẢO





2014
Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
3
SỬ DỤNG PROTEIN CHIẾT XUẤT TỪ RONG MỀN
(Cladophoraceae) THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ TRONG THỨC
ĂN CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) GIỐNG
Nguyễn Văn Đang
TÓM TẮT
Nghiên cứu về sử dụng protein chiết xuất từ rong mền (Cladophoraceae) thay thế
protein bột cá làm thức ăn trong tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) giống với
các tỉ lệ khác nhau gồm 15%, 30%, 45% và 60%. Nghiệm thức thức ăn đối chứng
không chứa protein rong mền. Tất cả thức ăn thí nghiệm có cùng hàm lượng protein
(40%) và lipid (7%). Khối lượng tôm trung bình ban đầu là 0,12±0,01 g/con được nuôi
trong bể composite 250L với mật độ 30 con/bể ở độ mặn 10‰ với thời gian nuôi là 45
ngày. Khi kết thúc thí nghiệm, tỉ lệ sống của tôm dao động từ 63,3-80,0% trong đó
nghiệm thức thay thế 60% protein bột cá có giá trị thấp nhất (63,3%) và khác biệt có ý
nghĩa (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Đối với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn các nghiệm thức thay thế 15% và 30% protein bột cá bằng protein chiết
xuất từ rong mền có giá trị cao hơn hoặc tương tự so với nghiệm thức đối chứng. Thành
phần sinh hóa thịt tôm khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng, trong đó hàm lượng
lipid giảm dần theo sự tăng của các nghiệm thức được thay thế bằng protein chiết xuất
từ rong mền. Kết quả nghiên cứu cho thấy protein chiết xuất từ rong mền có thể thay thế
protein bột cá lên đến 30% trong khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân trắng.
Tiêu đề: sử dụng protein chiết xuất từ rong mền (cladophoraceae) thay thế protein bột cá
trong thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) giống
Từ khóa: Bột protein chiết xuất từ rong mền, bột cá, Litopenaeus vannamei

ABSTRACT
Investigating the use of protein extracted from blanket weed (Cladophoraceae) to
replace fishmeal protein in the diet for the white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) at
different levels of 15, 30, 45 and 60% in the test diet. The diet without blanket weed
protein was a control treatment. All test diets were established to be equal in crude
protein (40%) and lipid (7%). Shrimp postlarvae with mean initial weight of 0,12±0,01
g were reared in the composite 250L tank at a density of 30 PL/tank and salinity of 10
ppt in the period of 45 days. At termination of experiment, survival of shrimp varied
from 63,3 to 80,0% in which the group fed 60% fishmeal replacement had the lowest
survival and significant difference from other feeding treatments (P<0,05). For growth
performance and feed efficiency, at 15% and 30% fishmeal protein replaced by blanket
weed protein, shrimp had better or similar growth rate than those fed the control diet.
The proximate composition of shrimp flesh was not different from the control
treatments. The content of lipid in the control treatment was significantly higher than in
other treatments. Results revealed that protein extracted from blanket weed could
replace fishmeal protein up to level of 30% in practical diet for the white leg shrimp.
Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
4
Title: Use of protein extracted from blanket weed (Cladophoraceae) for replacing
fishmeal protein in the diets for the white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) postlarvae
Keywords: Protein extracted from Cladophoraceae, fishmeal, Litopenaeus vannamei
I. GIỚI THIỆU
Rong mền (Cladophoraceae) thuộc ngành rong lục, xuất hiện quanh năm cùng với
các loài rong khác và thực vật thủy sinh trong các ao quảng canh, thủy vực nước lợ bỏ
hoang, kênh tự nhiên… có sinh lượng rất cao (2-7 kg tươi/m
2
) ở đồng bằng sông Cửu
Long (Nguyễn Hoàng Duy, 2012). Nghiên cứu gần đây cho thấy bột rong mền được
dùng làm nguồn đạm thay thế một phần protein bột cá trong thức ăn cho cá tai tượng,

Osphronemus goramy, giống (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2013). Ngoài ra, rong mền
được sử dụng chiết xuất nhiên liệu sinh học, trong giai đoạn tiền xử lý rong đã tách
được bột protein có hàm lượng đạm từ 40-50%, cao hơn nhiều so với bột rong mền thô,
có thể sử dụng làm nguồn protein trong phối chế thức ăn cho tôm, cá (ITB-Việt Nam,
2011). Phan Thị Xuân Nguyên (2013) đã tìm thấy protein chiết xuất từ rong mền có thể
thay thế đến 45% protein bột cá trong thức ăn viên cho cá kèo (Pseudapocryptes
elongatus) giống .
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là đối tượng có giá trị kinh tế cao
được nuôi phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây (Bộ NN&PTNT 2011). Tôm
thẻ chân trắng nuôi thành công ở Việt Nam do chúng có một số đặc tính ưu việt hơn so
với tôm sú như tốc độ tăng trưởng nhanh, chịu đựng tốt hơn đối với nuôi ở mật độ cao,
nhu cầu protein trong khẩu phần ăn thấp, đặc biệt sử dụng protein thực vật hiệu quả hơn
trong thức ăn viên (Trần Viết Mỹ, 2009; Liao and Chien, 2011). Mục tiêu nghiên cứu
này là xác định tỉ lệ phần trăm thay thế protein bột cá bằng protein tách chiết từ rong
mền (Cladophoraceae) thích hợp trong phối chế thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (L.
vannamei) giống. Kết quả nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và nhằm tận thu
nguồn protein chất lượng cao trong quá trình chiết xuất nhiên liệu từ rong mền làm thức
ăn cho tôm, cá.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (40%), lipid
(7%) và có cùng mức năng lượng. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm thí nghiệm được bố trí trong bể composite
250L thể tích nước 150L ở độ mặn 10‰ với mật độ 30 con/bể. Khối lượng tôm trung
bình ban đầu là 0,12±0,01 g/con.
- Nghiệm thức 1: không chứa protein chiết xuất từ rong mền (đối chứng, ĐC)
- Nghiệm thức 2: protein chiết xuất từ rong mền thay thế 15% protein bột cá
(15%PRM)
- Nghiệm thức 3: protein chiết xuất từ rong mền thay thế 30% protein bột cá
(30% PRM)

Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
5
- Nghiệm thức 4: protein chiết xuất từ rong mền thay thế 45% protein bột cá
(45% PRM)
- Nghiệm thức 5: protein chiết xuất từ rong mền thay thế 60% protein bột cá
(60% PRM)
2.2 Chăm sóc và quản lý
Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) ở giai đoạn PL
12
sẽ được mua từ trại sản xuất
tôm giống chọn tôm khỏe mạnh, sạch bệnh. Sau đó tôm được thuần hóa dần về độ mặn
10‰ để bố trí thí nghiệm. Chế độ thay nước 3-5 ngày/lần, mỗi lần thay 50% lượng
nước bể nuôi. Bể nuôi bố trí trong trại thực nghiệm cá biển, sục khí nhẹ và liên tục.
Lượng thức ăn theo nhu cầu của tôm chia làm 4 lần/ngày vào 6h (30%), 11h (15%), 16h
(15%) và 21h (40%). Sau 1 giờ cho ăn, kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho
tôm. Thời gian thí nghiệm là 45 ngày.
2.3 Thức ăn thí nghiệm
Rong mền sau khi được thu về rửa sạch, phơi khô trong bóng râm, nghiền mịn và
protein rong mền được tách chiết ở Viện Sinh học Nhiệt Đới, thành phố Hồ Chí Minh.
Các nguyên liệu gồm bột rong mền đã tách chiết, bột cá, bột đậu nành, bột mì và cám
gạo, được phân tích thành phần sinh hóa trước khi phối chế thức ăn (Bảng 1) theo
phương pháp AOAC (1995) và các nguyên liệu khác gồm dầu mực, lecithin, gelatin.
Bảng 1: Thành phần hóa học của các nguyên liệu (% khối lượng khô)
Thành phần
Độ ẩm
Protein
Lipid
Tro


NFE
Bột cá Kiên
Giang
10,12
59,06
8,65
28,74
0,32
3,24
Bột đậu nành
ly trích dầu
10,43
44,32
2,23
8,25
0,27
44,93
Protein -
rong mền
9,14
44,55
4,28
15,58
0,47
35,11
Cám gạo
9,86
8,52
8,15
21,32

2,33
59,68
Bột khoai mì
10,87
2,73
1,77
0,69
0,87
93,95
Công thức phối chế thức ăn thí nghiệm được được tính toán dựa trên chương trình
Solver trong chương trình Excel. Thành phần nguyên liệu trong công thức thức ăn được
trình bày trong Bảng 2.








Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
6

Bảng 2: Thành phần nguyên liệu (% khối lượng khô) của thức ăn
Thành phần
(%)
ĐC
15%PRM
30%PRM

45%PRM
60%PRM
Bột cá KG
44,00
37,40
30,80
24,19
17,60
Protein -
rong mền
0,00
8,75
17,51
26,23
35,00
Bột đậu nành
29,31
29,31
29,31
29,31
29,31
Cám gạo
7,77
8,85
9,86
6,38
7,00
Bột khoai mì
13,25
9,85

6,50
7,41
4,41
Dầu mực
0,88
1,04
1,21
1,68
1,88
Lecithin
0,80
0,80
0,80
0,80
0,80
Premix-
vitamin
2,00
2,00
2,00
2,00
2,00
Gelatin
2,00
2,00
2,00
2,00
2,00
Tổng
100,00

100,00
100,00
100,00
100,00
Thức ăn sau khi phối chế sẽ được phân tích thành phần sinh hóa cơ bản (ẩm độ,
protein, lipid, tro, xơ) và bảo quản ở 4ºC trong suốt thí nghiệm.
Bảng 3: Thành phần sinh hóa (% khối lượng khô) thức ăn thí nghiệm
Nghiệm
thức
ĐC
15%RM
30%RM
45%RM
60%RM
Độ ẩm
9,18
9,97
8,45
9,36
10,03
Protein
40,43
39,88
39,22
40,27
38,81
Lipid
6,85
6,84
7,03

6,90
6,98
Tro
11,41
14,84
12,31
14,84
14,69

3,55
3,39
3,72
4,92
4,25
NFE
37,76
35,05
37,72
33,06
35,27
Ca
2,82
2,81
3,01
3,25
2,91
P
1,76
1,57
1,48

1,25
1,29
Năng lượng
(Kcal/g)
4,52
4,37
4,46
4,32
4,33
Năng lượng được tính từ giá trị sinh lý học: protein = 5,65; lipid = 9,45 and NFE = 4,20.
NFE*: Nitrogen free extract (Chất dẫn xuất không đạm) = (100% – (%protein +%lipid
+%tro + %xơ).
2.4 Thu thập số liệu
Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ và pH được xác định bằng máy đo pH-nhiệt độ
với 2 lần/ngày vào lúc 7h và 14h. Hàm lượng NO
2
-

; NH
4
+
/NH
3
và độ kiềm được xác
định 7 ngày/lần bằng bộ test SERA, Đức.
Chỉ tiêu đánh giá tôm: Khối lượng tôm ban đầu được xác định bằng cách bắt ngẫu
nhiên 30 con đem cân từng cá để tính giá trị trung bình. Tăng trưởng của tôm: định kỳ
thu mẫu 15 ngày/lần, mỗi lần thu ngẫu nhiên 10 con ở mỗi bể để xác định khối lượng
Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang

7
trung bình. Khi kết thúc thí nghiệm: Tất cả tôm sẽ được cân từng cá thể và xác định tỉ lệ
sống.
 Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số tôm còn lại/ số tôm ban đầu).
 Tăng trọng WG (g) = Khối lượng cuối (Wc) - Khối lượng đầu (Wđ).
 Tăng trưởng tuyệt đối DWG (g/ngày) = (Wc - Wđ)/ Thời gian nuôi.
 Tăng trưởng tương đối (%/ngày) = 100% x (LnWc - LnWđ)/ Thời gian nuôi.
 Hệ số thức ăn (FCR) = Tổng lượng thức ăn sử dụng (khối lượng khô)/Tăng
trọng (khối lượng tươi).
 Hiệu quả sử dụng protein PER = Tăng trọng/ Protein được ăn vào.
 Thành phần sinh hóa thịt tôm được xác định khi kết thúc thí nghiệm gồm hàm
lượng nước, protein, lipid, tro, Ca và P. Mẫu tôm được đông lạnh và gởi phân
tích ở Trung Tâm dịch vụ Sắc Ký Hải Đăng, TP. Hồ Chí Minh theo phương
pháp AOAC (1995), công thức %Độ ẩm + %Khối lượng khô (%Protein +
%Lipid + %Tro + %Ca + %P) = 100%.
2.5 Xử lý số liệu
Các số liệu về tỉ lệ sống, sinh trưởng, hệ số thức ăn được tính toán theo giá trị
trung bình và độ lệch chuẩn bằng chương trình Excel và phân tích ANOVA một nhân tố
tìm sự khác biệt giữa trung bình nghiệm thức ở mức ý nghĩa (p<0,05) sử dụng phần
mềm SPSS version 14.0.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường nước trong bể
Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở
Bảng 4. Trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng
27,1–28,9
o
C, pH trong khoảng 7,7–7,9 và độ kiềm 107–110 mg CaCO
3
/L. Theo tài liệu
cẩm nang nuôi tôm của Trần Viết Mỹ (2009), các yếu tố này nằm trong khoảng thích

hợp cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng.
Bảng 4: Nhiệt độ, pH và độ kiềm trung bình của các nghiệm thức
Nghiệm
thức
Nhiệt độ (
o
C)
pH
Độ kiềm
7:00 giờ
14:00 giờ
7:00 giờ
14:00 giờ
(mg
CaCO
3
/L)
ĐC
27,1±0,7
28,6±1,1
7,75±0,2
7,93±0,3
109±21
15% PRM
27,2±0,7
28,6±1,1
7,70±0,2
7,88±0,2
110±19
30% PRM

27,2±0,7
28,7±1,2
7,68±0,2
7,86±0,2
107±20
45% PRM
27,2±0,7
28,9±1,1
7,71±0,2
7,85±0,2
108±20
60% PRM
27,2±0,7
28,9±1,1
7,74±0,2
7,91±0,2
110±19

Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
8
Nồng độ TAN và NO
2
-

trung bình của các nghiệm thức dao động trong khoảng
0,12-0,22 mg/L và 1,24-2,37 mg/L (Bảng 5). Cả hai chỉ tiêu này có giá trị tăng cao theo
mức tăng protein chiết xuất từ rong mền thay thế protein bột cá trong thức ăn trừ
nghiệm thức 15%PRM có nồng độ NO
2

-
thấp hơn nghiệm thức đối chứng. Kết quả
thống kê cho thấy giá trị TAN và NO
2
-

ở nghiệm thức 60%PRM cao hơn có ý nghĩa
(P<0,05) so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức khác.
Bảng 5: Nồng độ TAN và NO
2
-
trung bình của các nghiệm thức
Nghiệm thức
TAN (mg/L)
NO
2
-
(mg/L)
ĐC
0,12±0,08
b

1,28±0,94
b

(0,05-0,23)
(0,13-2,83)
15% PRM
0,16±0,11
b


1,24±0,66
b

(0,05-0,30)
(0,10-2,17)
30% PRM
0,18±0,12
b

1,55±1,08
b

(0,05-0,33)
(0,15-3,17)
45% PRM
0,18±0,13
b

1,92±1,32
b

(0,05-0,33)
(0,12-3,83)
60% PRM
0,22±0,18
a

2,37±1,88
a


(0,05-0,47)
(0,13-5,67)
*Các số liệu trong ngoặc đơn biểu thị giá trị nhỏ nhất vào ngày 7 và giá trị lớn
nhất vào ngày 42.
Ngoài ra, trong quá trình thí nghiệm nồng độ TAN và NO
2
ˉ
tăng theo thời gian
nuôi và đạt cao nhất vào ngày 42. Tuy nhiên, nồng độ TAN ở các nghiệm thức tăng ít
(cao nhất 0,47 mg/L). Nồng độ NO
2
ˉ

ở nghiệm thức đối chứng là 2,83 mg/L, ở nghiệm
thức 15% PRM là 2,17 mg/L và cao nhất là nghiệm thức 60% PRM (5,67 mg/L).
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2012), nồng độ NO
2
ˉ
trong khoảng 4-5 mg/L gây
ảnh hưởng bất lợi cho tôm nuôi. Tuy nhiên, Nguyễn Đắc Kiên và ctv. (2009) cho rằng
hàm lượng muối dinh dưỡng nitơ (NO
2
ˉ
, NO
3
ˉ
và TAN) trong ao nuôi tăng theo thời
gian nuôi là do thức ăn thừa và chất thải của tôm nuôi, và được khắc phục bằng cách
thay nước hoặc cấp thêm nước vào ao nuôi tôm sẽ giảm được các hợp chất đạm gây độc

cho tôm. Trong thí nghiệm, các bể nuôi được thay nước 5-7 ngày một lần với lượng
nước 30-50% thể tích bể và TAN và NO
2
ˉ
được xác định trước khi thay nước, do đó
hàm lượng cao chỉ tồn tại thời gian ngắn có thể ít ảnh hưởng xấu đến tôm thí nghiệm.
3.2 Tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm thí nghiệm
3.2.1 Tỉ lệ sống
Sau 45 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức dao động trung bình
từ 63,3-80,0%, trong đó nghiệm thức 45% PRM và 60% PRM có giá trị thấp hơn. Tuy
nhiên, kết quả thống kê cho thấy chỉ có nghiệm thức 60% PRM khác biệt có ý nghĩa so
với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức khác (P<0,05) (Bảng 5).
Kết quả cho thấy protein chiết xuất từ rong mền thay protein bột cá trong khẩu
phần ăn của tôm thẻ chân trắng ở mức cao 45%PRM và 60%PRM đã ảnh hưởng đến tỉ
Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
9
lệ sống của tôm thí nghiệm. Tỉ lệ sống của tôm, ở nghiệm thức thay thế 60% PRM đạt
63% thấp hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng (80%). Điều này có thể liên quan
đến thành phần công thức thức ăn thí nghiệm, tính hấp dẫn của thức ăn và chất lượng
nước nuôi. Tôm thẻ chân trắng là loài có tập tính ăn tạp thiên về động vật, khi tăng tỉ lệ
protein chiết xuất từ rong mền thay protein bột cá trong thức ăn, làm mùi vị của thức ăn
giảm có thể làm giảm khả năng bắt mồi của tôm, đồng thời thức ăn thừa bị tan trong
nước làm giảm chất lượng nước trong bể nuôi. Hậu quả là có thể dẫn đến hiện tượng ăn
nhau hoặc chết nên có tỉ lệ sống thấp ở nghiệm thức thay thế từ 45% bột cá trở lên.
Theo Um and Cuzon (1994), độ bền trong nước của viên thức ăn là một chỉ tiêu
quan trọng trong sản xuất thức ăn thủy sản, đặc biệt là tôm. Do đó, chất lượng thức ăn
tôm được xác định không chỉ bởi thành phần dinh dưỡng cấu thành nên chúng mà còn
bởi tính chất vật lý, đặc biệt là độ bền trong nước. Thức ăn viên có kích thước nhỏ dễ
tan trong nước và mất đi chất dinh dưỡng nhanh có thể làm giảm chất lượng nước của

môi trường nuôi và dẫn đến giảm tỉ lệ sống do môi trường nuôi không đảm bảo và tăng
trưởng của đối tương nuôi kém, khả năng chuyển hóa thức ăn kém. Do đó, thức ăn viên
cho tôm nên có độ bền trong nước cao nhằm giảm tối thiểu sự tan rã và mất đi chất dinh
dưỡng do hòa tan vào nước và trong suốt quá trình tôm bắt mồi (Obaldo at el., 2002).
3.2.2 Tăng trưởng khối lượng của tôm
Hình 1. Cho thấy khối lượng của tôm thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức
thức ăn được tìm thấy vào ngày nuôi 15 và khuynh hướng này duy trì đến khi kết thúc
thí nghiệm. Khối lượng tôm ở nghiệm thức thay thế 15% protein bột cá bằng protein
chiết xuất từ rong mềm (15% PRM) đạt 3,73 g, lớn hơn so với nhóm tôm ăn thức ăn đối
chứng (3,62 g). Khối lượng tôm giảm theo sự gia tăng mức thay thế protein bột cá bằng
protein chiết xuất từ rong mền được tìm thấy ở mức thay thế từ 45% trở lên. Phân tích
thống kê về khối lượng cuối của tôm thí nghiệm cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
(P>0,05) giữa các nghiệm thức ĐC, 15% PRM và 30% RM. Ba nghiệm thức này tôm có
khối lượng lớn hơn đáng kể (P<0,05) so với tôm ở nghiệm thức 45% PRM và 60%
PRM.

Hình 1. Khối lượng tôm qua các đợt thu mẫu ở thí nghiệm
Tốc độ tăng trưởng của tôm có cùng khuynh hướng với sự tăng trọng. Tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối (DWG) và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) của tôm ở nghiệm thức
Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
10
15% PRM đạt (0,080 g/ngày và 7,58 %/ngày) khá tốt hơn so với tôm ở nghiệm thức đối
chứng (0,078 g/ngày và 7,49 %/ngày). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tôm có xu
hướng giảm dần khi tăng mức thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong
mền trong thức ăn từ 30% trở lên. Nghiệm thức 45% PRM và 60% PRM có tốc độ tăng
trưởng thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức
15% PRM và 30% PRM (P<0,05).
Bảng 5: Tỉ lệ sống và tăng trưởng về khối lượng của tôm sau 45 ngày thí nghiệm
Nghiệm

thức
Tỉ lệ sống
(%)
Khối
lượng đầu
(g)
Khối lượng
Tăng trọng
DWG
SGR
cuối (g)
(g)
(g/ngày)
(%/ngày)
ĐC
80,0±3,3
a

0,12±0,01
3,62±0,78
a

3,49±0,78
a

0,078±0,017
a

7,49±0,49
a


15% RM
78,9±3,8
a

0,12±0,01
3,73±0,56
a

3,61±0,56
a

0,080±0,012
a

7,58±0,34
a

30% RM
78,9±5,1
a

0,12±0,01
3,42±0,51
a

3,29±0,51
a

0,073±0,011

a

7,39±0,33
a

45% RM
70,0±6,7
ab

0,12±0,01
2,86±0,51
b

2,74±0,51
b

0,061±0,011
b

7,00±0,39
b

60% RM
63,3±5,8
b

0,12±0,01
2,25±0,51
c


2,13±0,51
c

0,047±0,011
c

6,42±0,56
c

Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trung bình trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
Theo tài liệu của Trần Viết Mỹ (2009), trong nuôi tôm thẻ chân trắng thì thức ăn
là một trọng các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và năng suất tôm nuôi
nuôi. Khi sử dụng thức ăn không thích hợp tôm tăng trưởng chậm và hiện tượng ăn
nhau xảy ra nhiều, thường dẫn đến tỉ lệ sống tôm nuôi thấp. Các nghiên cứu trước,
khẳng định bột cá có hầu hết các axít amin cho các loài thủy sản và có độ ngon miệng
cao, tạo sự hấp dẫn cho viên thức ăn và thúc đẩy tối đa sự lấy thức ăn vào của tôm cá
(Jackson, 2006; Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn , 2009).
Marinho-Soriano et al. (2007), nhận thấy tỷ lệ sống, tăng trưởng của tôm thẻ chân
trắng Litopenaeus vannamei giảm khi cho ăn thức ăn có chứa rong Gracilaria
cervicornis. Nghiên cứu của Liberal and Milton (2009) nhận thấy có thể sử dụng đến
39% rong Hypnea cervicornis và Cryptonemia crenulata trong chế độ ăn tôm thẻ chân
trắng L. vanamei vẫn không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Phan Thị
Xuân Nguyên (2013) cho biết protein chiết xuất từ rong mền có thể thay thế protein bột
cá lên đến 45% trong khẩu phần ăn cho cá kèo giống.
3.2.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Bảng 6 cho thấy hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tôm dao động từ 1,28-1,98, trong đó
FCR ở nghiệm thức 15% PRM thấp hơn và 30% PRM cao hơn so với nghiệm thức đối
chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). FCR ở nghiệm thức 45% PRM và
60% PRM cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Như vậy khi

thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền đến 30% không ảnh hưởng
đến FCR


Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
11
Bảng 6: Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER)
Nghiệm
thức
FCR
PER
ĐC
1,40±0,06
ab

1,76±0,07
b

15% PRM
1,28±0,02
a

1,96±0,04
a

30% PRM
1,47±0,04
b


1,74±0,05
b

45% PRM
1,72±0,08
c

1,45±0,07
b

60% PRM
1,98±0,04
d

1,30±0,02
c

Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trung bình trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
Hiệu quả sử dụng protein (PER) ở các nghiệm thức dao động từ 1,30-1,96 trong
đó PER ở nghiệm thức 15% PRM (1,96) cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng (1,76).
PER có xu hướng giảm khi hàm lượng protein chiết xuất từ rong mền trong thức ăn
tăng từ 30 đến 60%. Kết quả thống kê biểu thị PER ở nghiệm thức đối chứng không
khác biệt (P>0,05) so với nghiệm thức 30% PRM nhưng khác biệt có ý nghĩa so với
nghiệm thức 45% PRM và 60% PRM (Bảng 6).
Kết quả biểu thị khi thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền ở
mức 15 và 30%, hoặc protein bột đậu nành li trích dầu được thay thế bằng protein chiết
xuất từ rong mền với tỉ lệ 25 và 50% thì tốc độ tăng trưởng của tôm tốt hơn so với
nghiệm thức đối nhóm đối chứng. Tuy nhiên, ở mức thay thế cao hơn tôm có xu hướng
tăng trưởng chậm hơn nhiều so với đối chứng. Điều này phù hợp với nhận định của

Cruz-Suarez et al. (2008) đã tìm thấy bột rong biển hoặc chiết xuất rong biển được bổ
sung với tỉ lệ thấp trong khẩu phần ăn (thấp hơn 10%). Mức bổ sung tối ưu thay đổi
tùy thuộc vào loài rong hay đối tượng sử dụng. Bổ sung rong trong công thức thức ăn
đã cải thiện chất lượng viên thức ăn, khả năng bắt mồi cao hơn, cải thiện hiệu quả sử
dụng thức ăn, hiệu suất tăng trưởng tốt hơn và chất lượng sản phẩm cũng được cải
thiện (sắc tố cao hơn và lượng cholesterol thấp hơn).
Thêm vào đó, theo Anastasiou and Nengas (2001), Kumar and Kaladharan (2007),
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) các loại đạm thực vật (bột đậu nành,
rong biển,…) thiếu một số axit amin thiết yếu hoặc làm giảm vị ngon và tính hấp dẫn
của thức ăn. Vì thế, đạm thực vật chỉ thay thế một phần đạm bột cá với tỉ lệ nhất định
trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng bình thường.
Bên cạnh đó, khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột thực vật chịu ảnh hưởng bởi
tính ăn của loài, giai đoạn phát triển hoặc sự bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng.
Theo Francis at el (2001), tăng hiệu quả của việc thay thế protein bột cá bằng
protein thực vật nên quan tâm đến bổ sung các axít amin tiêu hóa và nhu cầu dinh
dưỡng của loài. Hạn chế của nguồn protein thực vật là do chúng chứa một số chất kháng
dinh dưỡng và sự mất cân bằng của các axit amin thiết yếu và giảm sự tiêu hóa thức ăn
(Francis et al., 2001; Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Vì thế trong
thí nghiệm này, các nghiệm thức thức ăn thay thế protein rong mền ở mức cao có thể
không cân bằng một số chất dinh dưỡng thiết yếu như axit amin hoặc axit béo trong
Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
12
khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân trắng có thể lý giải tại sao các nghiệm thức chứa protein
được chiết xuất từ rong mền cao hơn đã làm giảm tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm.
Huxley and Lipton (2009), đã đánh giá hiệu quả sử dụng chất chiết xuất từ rong nâu trên
tôm sú. Ba khẩu phần ăn có chứa rong nâu theo mức độ từ 100, 200, và 300 mg/100 g
thức ăn. Tác giả nhận thấy tỉ lệ sống, các chỉ tiêu tăng trưởng, và hiệu quả thức ăn trong
thức ăn tôm chứa rong chiết xuất trong khẩu phần ăn được cải thiện có ý nghĩa khi so
sánh với nhóm đối chứng.

3.2.5 Thành phần sinh hóa thịt tôm thẻ chân trắng
Kết quả thành phần sinh hóa của tôm cho thấy hàm lượng nước cơ thể không bị
ảnh hưởng bởi các mức thay thế protein chiết xuất từ rong mền, dao động trong khoảng
77,32-78,12%. Hàm lượng protein trong cơ thể tôm dao động 75,41-76,53%. Hàm
lượng protein có xu hướng tăng khi gia tăng tỉ lệ protein chiết xuất từ rong mền trong
thức ăn, cao nhất ở nghiệm thức 60% PRM (76,53%), tuy nhiên giữa các nghiệm thức
khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) thống kê (Bảng 7). Hàm lượng lipid đạt thấp nhất ở
nghiệm thức 60% PRM (2,77%), khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và
nghiệm thức thay thế 15% PRM (P<0,05).
Bảng 7: Thành phần sinh hóa thịt tôm (% khối lượng khô) sau khi thí nghiệm
Nghiệm thức
ĐC
15%PRM
30%PRM
45%PRM
60%PRM
Hàm lượng
nước
77,32±0,52
a

77,79±0,38
a

77,88±0,61
a

78,12±0,47
a


78,11±0,51
a

Protein
75,41±0,94
a

75,25±0,46
a

75,88±2,82
a

75,99±2,39
a

76,53±3,17
a

Lipid
3,22±0,14
a

3,17±0,02
a

3,01±0,08
ab

3,04±0,10

ab

2,77±0,16
b

Tro
6,70±0,03
a

6,89±0,01
a

6,59±0,60
a

7,03±0,43
a

6,42±0,27
a

Ca
0,49±0,14
a

0,43±0,10
a

0,52±0,15
a


0,46±0,14
a

0,68±0,11
a

P
0,70±0,05
a

0,76±0,05
a

0,72±0,08
a

0,73±0,11
a

0,80±0,05
a

Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trung bình trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), lipid là nguồn cung cấp
năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản (ĐVTS), lipid có khả năng chia sẻ năng
lượng với protein trên nhiều loài ĐVTS. Hàm lượng tích lũy trong cơ thể ĐVTS thấp
mặc dù độ tiêu hóa lipid tương đối cao là do lipid được tiêu hóa và sử dụng làm năng
lượng, hạn chế sử dụng protein nên tăng trưởng của ĐVTS tốt hơn. Hàm lượng lipid

giảm theo mức tăng thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền trong
thức ăn. Hàm lượng tro, Ca và P tương tự giữa các nghiệm thức thức ăn, dao động lần
lượt là 6,42-7,03%; 0,46-0,68% và 0,70-0,80%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Thị Xuân Nguyên (2013), sử dụng
protein chiết xuất từ rong mền làm thức ăn cho cá kèo (P. elongatus) giống.

Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
13
IV. KẾT LUẬN
- Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) không bị ảnh hưởng
bởi việc thay thế đến 45% protein bột cá bằng protein chiết xuất từ rong mền
(Cladophoracea). Tuy nhiên, tỉ lệ sống có giảm so với đối chứng, 15%PRM và
45%PRM.
- Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng khi cho
ăn thức ăn có hàm lượng protein chiết xuất từ rong mền (Cladophoracea) thay thế
protein bột cá lên đến 30% trong khẩu phần ăn.
- Thành phần sinh hóa của thịt tôm không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn khi thay thế protein bột cá bằng protein chiết xuất
rong mền 30%PRM thì không ảnh hưởng đến FCR và PER.
LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản – Trường Đại
Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện đề tài Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts. Nguyễn Thị Ngọc Anh và anh Trần Anh Tuấn đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này. Đồng cảm ơn bạn Nguyễn Chí Khải và các bạn cùng lớp động viên và
giúp đỡ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anastasiou S. and Nengas I., 2001. A general review on the use of alternative protein
sources in diets for Mediterranean fish. Cahiers options Mesditerranéennes 63: pp
121-126.
AOAC (Association of Offcial Analytical Chemists). 1995. Official methods of
analysis. Washington DC. USA. 1234 pp.
Cruz-Suárez, L. E., León A . A . , Penã-Rodríguez A . , Rodríguez-Penã G . , Moll B.,
Ricque-Marie D. 2008. Shrimp and green algae co-culture to optimize commercial
feed utilization. ISNF XIII International symposium on nutrition and feeding in
fish. Florianopolis. June 1 to 5, Brazil.
Francis, G., Makkar, H. P. S., Becker, K. 2001. Antinutritional factors present in plant–
derived alternate fish feed ingredients and their effects in fish. Aquaculture, 199,
197–227.
Huxley, V.A.J. and Lipton. A.P, 2009. Immunomodulatory effect of Sargassum
wightii on Penaeus monodon (Fab.). The Asian Journal of Animal Science
(December 2009 to May 2010) Vol. 4 Issue 2 : 192-196.
ITB-Vietnam. 2011. Study on distribution and culture of seaweeds and aquatic plants in
the Mekong delta, Vietnam. Phase 2. Dự án hợp tác quốc tế.
Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
14
Jackson. C Preston. N Thompson. P. J. and Burford. M. 2003. Nitrogen budget and
effluent nitrogen components at an intensive shrimp farm. Aquaculture 218. 397-
411.
Kumar, V. and Kaladharan, P., 2007. Amino acids in the seaweeds as an alternate
source of protein for animal feed. J. Mar. Biol. Ass. India, 49: pp 35-40.
Liao, I.C. and Yew-Hu Chien, Y.H. 2011. The Pacific White Shrimp, Litopenaeus
vannamei, in Asia: The World’s Most Widely Cultured Alien Crustacean. B.S.
Galil et al. (eds.), In the Wrong Place - Alien Marine Crustaceans: Distribution,
Biology and Impacts, Invading Nature - Springer Series in Invasion Ecology 6,
489- 519.

Liberal, D. S. R. and B. J. Milton. 2009. Seaweed meal as a protein source for the white
shrimp Litopenaeus vannamei. Journal of applied phycology. Vol. 21, No 2, 193-
197 pp.
Liu, C.H. and Chen, J.C. 2004. Effect of ammonia on the immune response of white
shrimp Litopenaeus vannamei and its susceptibility to Vibrio alginolyticus. Fish &
Shellfish Immunology 16, 321-334.
Marinho-Soriano, E. Camara, M.R., Cabral, M.C. and M.C.A. Carneiro. 2007.
Preliminary evaluation of the seaweed Gracilaria cervicornis (Rhodophyta) as a
partial substitute for the industrial feeds used in shrimp (Litopenaeus vannamei)
farming. Aquaculture Research 38, pp 182-187.
Nguyễn Đắc Kiên, Phan Minh Thụ, Lê Nguyễn Na Uyên. 2010. Đánh giá biến động
muối dinh dưỡng trong ao nuôi hải sản. Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Nha Trang: trang116-124.
Nguyễn Hoàng Duy, 2012. Khảo sát sự phân bố, biến động sinh lượng và thành phần
sinh hóa của một số loài rong ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận Văn tốt nghiệp
Đại học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long, Võ Nam Sơn, 2012. Giáo
trình Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ. 152 trang.
Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thiện Toàn, Cao Ngọc Hà, 2013.

Khả năng thay thế
protein bột cá bằng protein bột rong bún (Enteromorpha sp.) và bột rong mền
(Cladophoraceae) làm thức ăn cho cá tai tượng (Osphronemus goramy). Tạp chí
Bộ NN &PTNT, 9 trang.
Obaldo, L.G., Divakaran, S. and Tacon, A.G. 2002. Method for determining the
physical stability of shrimp feed in water. Aquaculture research 33, 369-377.
Phan Thị Xuân Nguyên. 2013. Khả năng sử dụng protein chiết suất từ rong mền
(Cladophoraceae) trong thức ăn viên cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus).
Luận văn cao học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, 55 trang.
Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn. 2009. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy

Luận Văn Đại Học NTTS_K37_Khoa Thủy Sản
SVTH: Nguyễn Văn Đang
15
sản. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh: 191 trang.
Trần Viết Mỹ. 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei). Trung tâm
Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh: 30 trang.
Um, C. and Cuzon, G. 1994. Water stability of shrimp pellet: A review. Asian Fisheries
Science 7, 115-127.

×