Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

khảo sát đặc điểm môi trường nước trên sông hậu của thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 15 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN










NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG









KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN
SÔNG HẬU CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN














Cần Thơ, 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG







KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN
SÔNG HẬU CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. DƯƠNG THỊ HOÀNG OANH
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LIÊN





Cần Thơ, 2014
1
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN SÔNG HẬU CỦA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Kiều Trang, Dương Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thị Kim Liên
1

ABSTRACT
This study was conducted to find out the variation of environmental factors on Hau
river and its tributaries, this result is a basic data to assess water quality on the Hau
River in Can Tho and it’s management. The study was performed for 4 sampling
periods, 2 times in the rainy season from May 6/2013-9/2013 and 2 times in the dry
season months 12/2013-3/2014 with a total of 14 sites which consists of 5 sites on
the main river and the tributaries 9 sites. The monitoring of environmental factors
including temperature, pH, clarity, dissolved oxygen (DO), chemical oxygen
consumption (COD), TSS, total ammonium nitrogen (TAN), nitrite (NO
2
-
), nitrate
(NO
3
-
), phosphate (PO
4
3-
), total nitrogen (TN), total phosphorus (TP) in water.
Samples were collected every 3 months and each sampling period lasting from 3 to 5
days. The physical water parameters were measured on sites; the chemical water
parameters were collected and analyzed following to standard methods applied at the
water chemitry laboratory of the college of Aquaculture and Fishery, Can Tho
University. In general, most of parameter measured on the Hau river in Can Tho
were in acceptable ranges for aquaculture and the development of aquatic organism.
pH values ranging from 6.55 to 7.55, it seemed to be lower in the rainy than that in
the dry season. DO concentrations were higher in the main river than in the

tributaries (ranging from 2.12 -6.12 mg/L). COD levels were obviously variable with
a range of 9.44 -34.24 mg/L. These were different to the result of COD recorded
from sampling sites. TAN concentrations were low and less variation in almost sites
with ranging from 0.07- 0.68 mg/L. NO
2
-
concentration were rather low all of
sampling periods (0.005- 0.104 mg/L). However, NO
2
-
value if the rainy were lower
than in the dry season. Average TP concentration in all sites were high and increased
from December to March of next year (from 0.043- 0.588 mg/L). These value were
high variation between sampling periods this thing indicated that water quality of
Hau river was likely polluted. PO
4
3-
, TSS, TN value varied on a seasonal basic and
no obvious fluctuation between the main river and the tributaries.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sự biến động các yếu tố môi trường
nước trên sông Hậu và các sông nhánh. Kết quả này sẽ là dữ liệu cơ bản để đánh giá
chất lượng nước trên sông Hậu và quản lý môi trường nước ở Tỉnh Cần Thơ. Nghiên
cứu được thực hiện gồm 4 đợt thu mẫu, 2 đợt vào mùa mưa từ tháng 6/2013- 9/2013
và 2 đợt vào mùa khô là tháng 12/2013- 3/2014 tại tỉnh Cần Thơ với tổng cộng 14
điểm bao gồm 5 điểm trên sông chính và 9 điểm trên sông nhánh. Các yếu tố môi
trường theo dõi bao gồm nhiệt độ, pH, độ trong, oxy hòa tan (DO), tiêu hao oxy hóa
học (COD), TSS, tổng đạm amon (TAN), nitrit (NO
2
-

), nitrat (NO
3
-
), photphat (PO
4
3-
), tổng đạm (TN), tổng lân (TP) trong nước. Mẫu được thu định kỳ 3 tháng và mỗi
đợt thu kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Các chỉ tiêu thủy lí được đo tại hiện trường, các chỉ
tiêu thủy hóa được thu và phân tích theo phương pháp chuẩn áp dụng tại phòng thí
nghiệm Phân tích chất lượng nước, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. Nhìn
chung, các chỉ tiêu khảo sát đều nằm trong khoảng thích hợp cho việc nuôi trồng
thủy sản và sự phát triển của các loài thủy sinh vật trên tuyến sông Hậu. pH dao
2
động từ 6,55 đến 7,55 trung bình tại các khu vực ở mùa mưa thấp hơn mùa khô.
Hàm lượng oxy hòa tan ngoài sông chính cao hơn sông nhánh dao động trong
khoảng 2,12 mg/L đến 6,12 mg/L, hàm lượng COD qua các đợt khảo sát có sự biến
động đáng kể, dao động trong khoảng 9,44 mg/L đến 34,24 mg/L và có sự chênh lệch
nhiều giữa các khu vực, hàm lượng TAN qua các đợt khảo sát rất thấp và không có
sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, dao động trong khoảng 0,07 mg/L đến 0,68
mg/L, hàm lượng NO
2
-
qua các đợt khảo sát khá thấp và dao động trong khoảng
0,005 mg/L đến 0,104 mg/L, trong đó mùa mưa thấp hơn mùa khô. Hàm lượng TP
trung bình ở các khu vực khá cao có xu hướng tăng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau
từ 0,043 mg/L đến 0,588 mg/L và có biến động nhiều giữa các đợt nên nguy cơ ô
nhiễm nguồn nước rất lớn. Các yếu tố PO
4
3-
, TSS, TN ở các khu vực khảo sát có sự

biến động theo mùa và không có sự khác biệt đáng kể giữa sông chính và các sông
nhánh.
1 GIỚI THIỆU
Sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam, có
mối quan hệ mật thiết đến đời sống sinh hoạt của người dân nên có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các
hoạt động khác đồng thời cũng là nơi tiếp nhận trực tiếp chất thải từ cư dân ở hai bên
bờ sông Hậu. Khi môi trường nước biến động sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng nguồn nước sinh hoạt cũng như các nguồn nước khác. Nhưng hiện nay nước
thải từ các hoạt động canh tác nông nghiệp đưa đến, nước thải sinh hoạt từ các hộ
dân sống xung quanh, rác thải vứt xuống sông không qua xử lý ảnh hưởng đến chất
lượng nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái của sông làm cho dòng sông ngày càng ô
nhiễm. Mặt khác, NTTS đã và đang phát triển mạnh mẽ góp phần nâng cao đời sống
người dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, khi diện tích nuôi tăng thì nguồn nước và ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng. Phần lớn thức ăn dư thừa của tôm cá bị thối rửa
phân hủy có khuynh hướng tích lũy vật chất dinh dưỡng cao với mức trung bình 0,24
triệu tấn/năm (White, 2002). Do vậy, hiện nay chất lượng môi trường nước ở hầu hết
các nguồn nước khác nhau cũng đều bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Cho nên,
nghiên cứu xử lý ô nhiễm môi trường nước là vấn đề cấp thiết ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay (Lê Anh Tuấn et al , 2004). Do vậy chất lượng nước cũng như nguồn
tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái sông Hậu rất cần được nghiên cứu và đánh giá
kịp thời nhằm có biện pháp xử lý và bảo vệ. Vì vậy đề tài “Khảo sát đặc điểm môi
trường nước trên sông Hậu của Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm là cơ
sở dữ liệu đánh giá và quản lý tốt hơn chất lượng nước trên sông Hậu Thành Phố Cần
Thơ, hạn chế những ảnh hưởng xấu từ các hoạt động của con người.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện gồm 4 đợt thu mẫu, 2 đợt vào mùa mưa từ tháng 6/2013-
9/2013 và 2 đợt vào mùa khô là tháng 12/2013- 3/2014 tại tỉnh Cần Thơ với tổng
cộng 14 điểm bao gồm 5 điểm trên sông chính và 9 điểm trên sông nhánh (Bảng 1).
Các yếu tố môi trường theo dõi bao gồm nhiệt độ, pH, độ trong, oxy hòa tan (DO),

tiêu hao oxy hóa học (COD), TSS, tổng đạm ammonia (TAN), nitrit (NO
2
-
),
nitrat(NO
3
-
), photphat (PO
4
3-
), tổng đạm (TN), tổng lân (TP) trong nước. Mẫu được
3
thu định kỳ 3 tháng gồm 4 đợt và mỗi đợt thu kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Mẫu được
phân tích theo phương pháp chuẩn (APHA et al, 1998) tại phòng thí nghiệm Phân
tích chất lượng nước của Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản. Số liệu
được thống kê theo từng điểm thu và từng đợt thu mẫu bằng phần mềm Excel.
Bảng 1: Các điểm thu mẫu của khu vực khảo sát
STT
Điểm thu mẫu Đặc điểm
1 Sông Thốt Nốt
Chịu ảnh hưởng từ nước thải của các hộ dân sinh
hoạt, rác thải của cư dân.
2
Ô Môn
(Vàm Thới An)

Chịu ảnh hưởng từ hoạt động công nghiệp và
nước thải, rác thải của cư dân.
3
Sông Trà Nóc


Chịu ảnh hưởng từ nước thải của các nhà máy chế
biến thủy sản, khu công nghiệp Sông Hậu.
4 Bình Thủy
Chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt, rác của khu
dân cư và nước có nhiều phù sa.
5

Sông
chính
Cần Thơ - Ninh Kiều

Ít ảnh hưởng từ nước thải của các nhà máy thủy
sản, khu công nghiệp và khu sinh hoạt của dân cư.
6
Sông Bò Ót

Chịu ảnh hưởng từ nước thải của các nhà máy chế
biến thủy sản, nuôi trông thủy sản ở Sông Hậu.
7 Kênh Thắng Lợi 1
Thủy vực chịu ảnh hưởng từ hoạt động công
nghiệp, gần chợ nên có nhiều rác thải.
8 Kênh Thắng Lợi 2
Chịu ảnh hưởng từ hoạt động công nghiệp và
nước thải, rác thải của cư dân.
9 NS Thốt Nốt
Nơi tiếp nhận trực tiếp chất thải từ các hoạt động
của cư dân.
10 NT Sông Hậu 1
Chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt, rác của khu

dân cư và nước có nhiều phù sa, các khu sản xuất
nông nghiệp.
11
NT Sông Hậu 2

Ảnh hưởng bởi nguồn nước thải, rác thải của cư
dân, các nhà máy sản xuất nông nghiêp.

12
NS Ô Môn

Chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt, rác của khu
dân cư và nước có nhiều phù sa.

13 NS Trà Nóc
Chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt, rác của khu
dân cư và nước có nhiều phù sa.

14

Sông
nhánh
Sông Cái Răng
Nơi tiếp nhận trực tiếp chất thải từ các hoạt động
của cư dân.

Dựa vào đặc điểm địa hình của từng thủy vực thu mẫu, phân chia các thủy vực thu
mẫu theo các nhóm chịu ảnh hưởng của các loại nước thải khác nhau bao gồm:
1. Sông chính: Khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt (Sông Thốt Nốt, Ô
Môn, Bình Thủy). Khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (Trà Nóc).

Khu vực ít ảnh hưởng của nước thải (Cần Thơ).
2. Sông nhánh: Khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải nuôi trồng thủy sản (Sông Bò
Ót, Thắng Lợi 1, Thắng Lợi 2). Khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt (NS
Thốt Nốt, NS Ô Môn, NS Trà Nóc, Sông Cái Răng). Khu vực chịu ảnh hưởng của
nước thải sản xuất nông nghiệp (NT Sông Hậu 1, NT Sông Hậu 2).


4
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Nhiệt độ (ºC)
Nhiệt độ trung bình qua các đợt thu mẫu dao động trong khoảng 28,5
o
C đến 30,9
o
C.
Trên sông chính cao nhất tại khu vực ít ảnh hưởng bởi nước thải ở Cần Thơ vào mùa
khô là 30,9±1,27
o
C và thấp nhất tại khu vực ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ô
Môn vào mùa khô là 28,5±1,13
o
C. Ở sông nhánh cao nhất tại khu vực ảnh hưởng bởi
nước thải sản xuất nông nghiệp ở NT sông Hậu 2 vào mùa khô là 30,45±1,20
o
C và
thấp nhất tại khu vực ảnh hưởng bởi nước thải nuôi trồng thủy sản ở sông Bò Ót vào
mùa khô là 28,6±0,99
o
C (Hình 1). Nhìn chung nhiệt độ sông chính cao hơn nhiệt độ
sông nhánh, có sự khác biệt giữa các khu vực là do đây là những tháng giao mùa nên

nhiệt độ bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường tạo nên sự khác biệt giữa các khu vực.
Do nhiệt độ là một yếu tố biến động theo ngày đêm, đồng thời phụ thuộc vào thời
đểm thu mẫu nên sự chênh lệch giữa các đợt và các điểm chỉ mang tính chất tương
đối. Nhìn chung, những lưu vực nước chảy như Sông Hậu và các sông nhánh, nhiệt
độ nước ít khi vượt quá 35
o
C. Theo Boyd, (1998), khoảng chịu nhiệt của cá từ 20
o
C
đến 35
o
C, từ 25
o
C đến 30
o
C là thích hợp nhất cho cá tăng trưởng đối với cá vùng
nhiệt đới nếu nhiệt độ dưới 15
o
C cá sẽ chết. Theo Đào Huy Giáp và ctv. (2010), nhiệt
độ của sông Mê Kông ở Việt Nam vào năm 2008 dao động trong khoảng từ 28,3–
30,2
0
C, trung bình là 29,1±0,4
o
C. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thường nhiệt
độ nước ít khi vượt quá 35
0
C, đặc biệt là lưu vực nước chảy như sông Hậu. Qua kết
quả khảo sát trên cho thấy nhiệt độ trong khu vực cũng phù hợp với các nghiên cứu
khác.



Hình 1: Nhiệt độ trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.2 Gía trị pH
Qua các đợt khảo sát pH tương đối ổn định, dao động trong khoảng 6,55 đến 7,55.
Trên sông chính pH có giá trị thấp nhất tập trung tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi
nước thải công nghiệp ở Trà Nóc vào mùa mưa là 6,55±0,35 và cao nhất tại khu vực
chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ô Môn vào mùa khô là 7,55±0,07. Ở sông
nhánh pH cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ns Ô Môn
vào mùa khô là 7,35±0,07 và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải
sinh hoạt ở Ns Thốt Nốt vào mùa mưa là 6,60±0 (Hình 2). Vào mùa mưa lũ do rửa
trôi phèn và nước mưa nên sông có pH thấp. Yếu tố pH trên sông Hậu ảnh hưởng
nhiều của nước mưa, nên dễ nhận thấy pH trung bình tại các khu vực ở mùa mưa
thấp hơn mùa khô. Mặc dù vậy sự chênh lệch giữa hai mùa không đáng kể. Theo
QCVN08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt giới hạn pH cho đời sống sinh hoạt
và nuôi trồng thủy sản của lưu vực hạ lưu sông Mê Kông nằm trong khoảng 6,0-8,5.
Theo Đào Huy Giáp và ctv. (2010) pH của sông Mê Kông ở Việt Nam dao động
5
trong khoảng từ 7,14-8,37, trung bình là 7,96±0,27. Nếu so sánh với kết quả trên thì
pH trong nghiên cứu này có giá trị thấp hơn. Nhìn chung, tại các khu vực trên sông
chính và sông nhánh giá trị pH trung bình không có sự chênh lệch nhiều. Theo Lê
Văn Cát và ctv. (2006) khoảng pH tối ưu cho tôm cá nước ngọt phát triển và sinh sản
là 6,5 - 9. Bên cạnh đó Boyd (1998) cũng kết luận rằng pH thích hợp cho nuôi trồng
thủy sản là từ 7 - 9. Vì vậy giá trị pH thu được ở các khu vực là phù hợp để phát triển
ngành thủy sản.

6
6.4
6.8
7.2

7.6
8
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT

sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
pH
mùa mưa mùa khô

Hình 2: pH trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.3 Độ trong (cm)
Độ trong trung bình được khảo sát qua các đợt có sự biến động, dao động từ 16 cm
đến 57cm. Trong đó trên sông chính độ trong thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng
bởi nước thải công nghiệp ở Trà Nóc vào mùa mưa là 23±12,1cm và cao nhất tại khu
vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Bình Thủy vào mùa khô là 49±19,1cm.
Ở sông nhánh cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ns Ô
Môn vào mùa khô là 57±12,7cm và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước
thải nuôi trồng thủy sản ở sông Bò Ót vào mùa mưa là 16±1,1cm (Hình 3).
0
20
40
60
80
Thốt

Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT

sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Độ trong (cm)
mùa mưa mùa khô

Hình 3: Độ trong trên sông chính và sông nhánh theo mùa
Vào mùa mưa độ trong ở các khu vực khảo sát thấp hơn mùa khô có thể do nước
mưa rửa trôi bùn và các vật chất từ bờ trôi xuống lòng sông. Ngoài ra, độ trong ở các
6
thủy vực có sự biến động theo mật độ sinh vật phù du, các vật chất lơ lửng trong
nước, nên độ trong có mối liên quan đến sự ô nhiễm của môi trường nước. Thủy vực
càng giàu dinh dưỡng thì độ trong càng thấp và ngược lại. Theo Nicol (1960), Burton
và Liss (1976) (trích bởi Nguyễn Hải Đăng, 2006) độ trong <25cm nước giàu dinh
dưỡng hoặc nhiễm bẩn; Độ trong từ 25-45cm là độ trong thích hợp cho nuôi trồng
thủy sản. Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy có 7/14 điểm thu mẫu trong mùa mưa
có độ trong thấp hơn mức cho phép. Trong khi đó vào mùa khô ở hầu hết các điểm
thu mẫu độ trong biến động từ 25-50cm.
3.4 Oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng oxy hòa tan giữa các khu vực biến động không nhiều, dao động trong
khoảng 2,12 mg/L đến 6,12 mg/L lần lượt ở các khu vực trên sông chính và sông
nhánh. Trên sông chính DO có giá trị thấp nhất tập trung tại khu vực chịu ảnh hưởng
bởi nước thải công nghiệp ở Trà Nóc vào mùa khô là 3,58±2,12mg/L và cao nhất tại
khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải Công nghiệp ở Trà Nóc vào mùa mưa là

6,12±1,70mg/L. Ở sông nhánh DO cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước
thải sinh hoạt ở Ns Ô Môn vào mùa khô là 6,0±1,41mg/L và thấp nhất tại khu vực
chịu ảnh hưởng bởi nước thải sản xuất nông nghiệp ở NT sông Hậu 2 vào mùa khô là
2,12±0,51mg/L (Hình 4), do ảnh hưởng của hàm lượng chất dinh dưỡng dẫn đến sự
khác biệt DO giữa các khu vực trên sông chính và các sông nhánh. Vì oxy cần cho
hoạt động hô hấp của sinh vật , cho việc phân giải các vật chất hữu cơ nên nhiều dinh
dưỡng thì oxy tiêu hao nhiều hơn. Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng oxy hòa tan
ngoài sông chính cao hơn sông nhánh phù hợp với phân tích trong nghiên cứu của
Ngô Tuấn Tú (2012) thì những điểm khảo sát thuộc thủy vực nước chảy sẽ có hàm
lượng oxy hòa tan cao do sự khuấy động của dòng nước sẽ làm ảnh hưởng đến việc
khuếch tán oxy từ không khí vào nước. Theo Đào Huy Giáp và ctv. (2010) hàm
lượng DO của sông Mê Kông ở Việt Nam dao động trong khoảng từ 5-8,25 mg/L,
trung bình là 6,6±0,9 mg/L. Theo QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt
và nhận định của một số tác giả (Lawson (1995); Boyd (1998); Timmons el al.
(2002) và Ongley (2009)) giới hạn hàm lượng DO cho đời sống thủy sinh của lưu
vực hạ lưu sông Mê Kông phải từ 5 mg/L trở lên. Do đó ở hầu hết các điểm thu đều
cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao vào mùa mưa và giảm vào mùa khô
đặc biệt là ở các điểm thu mẫu thuộc sông nhánh.

0
3
6
9
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà

Nóc
Cần
Thơ
Bò Ót Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít
ảnh
Thủy sản Sinh hoạt Nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Oxy hòa tan (mg/l)

Mùa mưa Mùa khô

Hình 4: DO trên sông chính và sông nhánh theo mùa
7
3.5. Tiêu hao oxy hóa học (COD)
Hàm lượng COD qua các đợt khảo sát có sự biến động đáng kể, dao động trong
khoảng 9,44 mg/L đến 34,24 mg/L và có sự chênh lệch nhiều giữa các khu vực. Tại
khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ô Môn trên sông chính hàm lượng
COD trung bình thấp nhất là 9,44±8,82mg/L và cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng
bởi nước thải công nghiệp ở Trà Nóc là 16,64±2,72mg/L. Trên tuyến sông nhánh
hàm lượng COD trung bình thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải nuôi
trồng thủy sản ở Thắng Lợi 2 là 9,44±0,68mg/L và cao nhất tại khu vực chịu ảnh
hưởng bởi nước thải sản xuất nông nghiệp ở NT sông Hậu 1 là 34,24±2,26mg/L
(Hình 5). Do hàm lượng tiêu hao oxy hóa học phụ thuộc vào nhiệt độ và hàm lượng
chất hữu cơ có trong thủy vực. Vật chất hữu cơ trong thủy vực nhiều thì COD cao.
Vì vậy tại khu vực canh tác nông nghiệp (NT Sông Hậu) có hàm lượng dinh dưỡng
cao do phân bón nên COD cao so với các khu vực còn lại. Hầu hết các khu vực khảo
sát có hàm lượng COD trung bình nhỏ hơn 15 mg/L và phản ánh chất lượng nước
vẫn còn tốt, chưa bị ô nhiễm. Theo QCVN 08: 2008/BTNMT thì hàm lượng COD
trong nước mặt cho phép tối đa là 15mg/L. Còn trong nuôi trồng thủy sản thì hàm
lượng COD thích hợp là khoảng 15-25mg/L.

0
10
20
30
40
Thốt
Nốt
Ô

Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công

nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất nông
nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Tiêu hao oxy hóa học (mg/l)
mùa mưa
mùa khô

Hình 5: COD trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.6 Tổng vật chất lơ lửng (TSS)
Tổng vật chất lơ lửng dao động từ 15,5 mg/L đến 78,0 mg/L. Hàm lượng TSS trên
sông chính trung bình cao nhất tại khu vực ít ảnh hưởng bởi nước thải ở Cần Thơ vào
mùa khô là 71.5±45,96mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải
Công nghiệp ở Trà Nóc vào mùa khô là 15,5±13,44mg/L. Ở sông nhánh TSS cao
nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sản xuất nông nghiệp ở NT sông Hậu
1 vào mùa mưa là 78,0±9,9mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước
thải sinh hoạt ở Ns Ô Môn vào mùa khô là 16,0±2,83mg/L (Hình 6). Vào mùa mưa
nước chảy mạnh do lũ đổ về nhiều vật chất bị rửa trôi, nhiều phù sa đổ vào sông nên
TSS cao hơn ở mùa khô. Theo QCVN 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt dùng
cho mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh (A2) hàm lượng TSS có giá trị giới hạn là
100mg/L và hàm lượng TSS trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp dùng
cho mục đích cấp nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 50mg/L. Theo Timmos (2002) thì
hàm lượng TSS thích hợp cho nuôi trồng thủy sản phải nhỏ hơn 80 mg/L. Như vậy
các số liệu khảo sát trong nghiên cứu, hầu hết đều thuộc các ngưỡng giới hạn này.
8
0
30
60

90
120
150
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng

NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Tổng vật chất lơ lửng (mg/l)
mùa mưa mùa khô

Hình 6: TSS trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.7 Tổng đạm ammôn (TAN)
Hàm lượng TAN qua các đợt khảo sát rất thấp và không có sự chênh lệch lớn giữa
các khu vực, dao động trong khoảng 0,07 mg/L đến 0,68 mg/L. Hàm lượng TAN trên
sông chính trung bình cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải công
nghiệp ở Trà Nóc vào mùa khô là 0,44±0,09mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh
hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ô Môn vào mùa mưa là 0,07±0,02mg/L. Ở sông
nhánh hàm lượng TAN cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải nuôi trồng
thủy sản ở Thắng Lợi 1 vào mùa mưa là 0,68±0,49mg/L và thấp nhất tại khu vực
chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ns Ô Môn vào mùa mưa là 0,08±0,01mg/L
(Hình 7). Hàm lượng TAN trên sông Hậu vào mùa mưa cao hơn mùa khô nhưng
không biến động nhiều và có giá trị cao nhất tại khu vực nuôi trồng thủy sản. Theo
Boyd (1998) thì hàm lượng TAN thích hợp cho nuôi trồng thủy sản dao động từ 0,2 -
2mg/L. Vì vậy số liệu khảo sát cho thấy nồng đồ TAN trên sông thuận lợi cho sự

sinh trưởng cho thủy sinh vật.

0
0.3
0.6
0.9
1.2
1.5
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns

Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy
sản
Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Tổng đạm ammonia (mg/l)
mùa mưa mùa khô

Hình 7: TAN trên sông chính và sông nhánh theo mùa

9
3.8 Nitrite (NO
2
-
)

Hàm lượng NO
2
-
qua các đợt khảo sát khá thấp và dao động trong khoảng 0,005
mg/L đến 0,104 mg/L. Hàm lượng NO
2
-
trên sông chính trung bình cao nhất tại khu
vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp ở Trà Nóc vào mùa khô là
0,104±0,118mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở
Ô Môn vào mùa mưa là 0,005±0,006mg/L. Ở sông nhánh hàm lượng NO
2
-
cao nhất
tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sản xuất nông nghiệp ở NT sông Hậu 2 vào
mùa khô là 0,065±0,012mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải
sinh hoạt ở sông Cái Răng vào mùa mưa là 0,010±0,011mg/L (Hình 8). Hàm lượng
NO
2
-
trung bình qua 2 mùa tương đối thấp, trong đó mùa mưa thấp hơn mùa khô.
Hầu hết hàm lượng NO
2
-
trên sông chính và sông nhánh đều dưới 0,1 mg/L chỉ trừ
mùa khô ở khu vực công nghiệp. Theo Boyd (1998) thì nồng độ thích hợp cho nuôi
trồng thủy sản phải nhỏ hơn 0,3 mg/L. Theo QCVN 08: 2008/BTNMT qui định chất
lượng nước mặt có hàm lượng NO
2
-

tối đa cho phép là 0,02mg/L. Như vậy, hàm
lượng NO
2
-
ở các khu vực khảo sát nằm trong khoảng thích hợp trong nuôi trồng
thủy sản nhưng không nằm trong giới hạn cho phép trong chất lượng nước mặt dùng
cho sinh hoạt.
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns

Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Nitrite (mg/l)
mùa mưa mùa khô
Hình 8: NO
2
-
trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.9 Nitrate (NO

3
-
)
Hàm lượng NO
3
-
dao động trong khoảng 0,033 mg/L đến 0,226 mg/L. Hàm lượng
NO
3
-
trên sông chính trung bình cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải
sinh hoạt ở Thốt Nốt vào mùa khô là 0,161±0,006mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu
ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Bình Thủy vào mùa mưa là 0,052±0,033mg/L.
Ở sông nhánh hàm lượng NO
3
-
cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải
sản xuất nông nghiệp ở NT sông Hậu 2 vào mùa khô là 0,226±0,127mg/L và thấp
nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ns Trà Nóc vào mùa mưa
là 0,033±0,039mg/L (Hình 9). Biến động hàm lượng NO
3
-
giữa các điểm thu mẫu
không có sự chênh lệch lớn. Kết quả khảo sát qua các đợt phù hợp với nhận định của
Lê Văn Cát và ctv. (2006) ở mặt nước tự nhiên hay nguồn nước ngầm, hàm lượng
NO
3
-
đều thấp, không vượt quá 2,0 mg/L. Hàm lượng NO
3

-
thích hợp cho nuôi trồng
thủy sản là từ 0,2 - 10 mg/L (Boyd, 1998). Số liệu cho thấy hầu hết các điểm thu mẫu
thích hợp để nuôi trồng thủy sản.
10
0
0.1
0.2
0.3
0.4
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô

Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Nitrate (mg/l)
mùa mưa mùa khô

Hình 9: NO
3
-
trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.10 Lân hòa tan (PO
4
3-

)
Hàm lượng lân hòa tan nhìn chung không biến động đáng kể (0,043 mg/L đến 0,193
mg/L).Hàm lượng PO
4
3-
trung bình cao nhất vào mùa khô, Trà Nóc: 0,17±0,21mg/L
và thấp nhất tại Ninh Kiều là 0,052±0,05mg/L. Tương tự, ở sông nhánh hàm lượng
PO
4
3-
ở NT sông Hậu 2 là 0,193±0,089mg/L và ở sông Bò Ót là 0,043±0,036mg/L
(Hình 10). Hàm lượng lân hòa tan cao hơn 0,02 mg/L được xem là giàu dinh dưỡng
(Huller và Helsel, 1999). Tuy nhiên theo Boyd (1998) để thích hợp cho nuôi trồng
thủy sản thì lượng PO
4
nằm trong khoảng 0,005 - 0,2 mg/L. Hàm lượng PO
4
3-
trong
nước trên các tuyến sông không giàu dinh dưỡng và giữa hai mùa không khác biệt
nhiều 0,1-0,2 mg/L, đạt giá trị cao nhất tại khu vực công nghiệp trên sông chính và
khu vực nông nghiệp trên sông nhánh, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
Thốt
Nốt

Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông

Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Lân hòa tan (mg/l)
mùa mưa mùa khô

Hình 10: PO
4
3-
trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.11 Tổng đạm (TN)
Hàm lượng TN có sự khác nhau giữa các khu vực khảo sát qua mỗi đợt thu, dao động
trong khoảng 0,466 mg/L đến 2,333 mg/L. Hàm lượng TN trên sông chính trung
bình cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp ở Trà Nóc vào
mùa khô là 1,288±0,306mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải
sinh hoạt ở Ô Môn vào mùa mưa là 0,466±0,054mg/L. Ở sông nhánh hàm lượng TN
cao nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ns Thốt Nốt vào mùa
11
khô là 2,333±1,163mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh
hoạt ở Ns Trà Nóc vào mùa mưa là 0,685±0,096mg/L (Hình 11). Theo Boyd và
Green (2002) hàm lượng TN < 3mg/L thì nguồn nước không bị ô nhiễm. Tuy nhiện,
theo Ongley (2009) hàm lượng TN > 1,7 mg/L thì khả năng gây phú dưỡng nguồn
nước ở hạ lưu sông Mê Kông là rất cao. Do vậy hàm lượng TN qua các đợt có kết
quả nằm trong giới hạn cho phép nêu trên cho thấy nguồn nước sông Hậu không ô
nhiễm ở khu vực Cần Thơ nhưng có thể giàu dinh dưỡng ở một số địa điểm khảo sát

của nghiên cứu. Hàm lượng TN trung bình trên sông chính và sông nhánh vào mùa
mưa thấp hơn mùa khô do vào mùa khô dòng chảy không mạnh nên lắng tụ nhiều vật
chất hữu cơ. Mặt khác, sự phân hủy vật chất hữu cơ nhiều khi nhiệt độ tăng cao vào
mùa khô dùng làm do TN tăng cao hơn.


0
1
2
3
4
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng
Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt

Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất nông
nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Tổng đạm (mg/l)
mùa mưa mùa khô

Hình 11: TN

trên sông chính và sông nhánh theo mùa
3.12 Tổng lân (TP)
Hàm lượng TP trung bình ở các khu vực khá cao, hầu hết đều trên 0,043 mg/L đến
0,588 mg/L và có biến động nhiều giữa các đợt. Tổng lân TP trên sông chính trung

bình cao nhất tại khu vực ít ảnh hưởng bởi nước thải ở Cần Thơ vào mùa khô là
0,525±0,477mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở
Thốt Nốt vào mùa mưa là 0,043±0,026mg/L. Ở sông nhánh tổng lân TP cao nhất tại
khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở Ns Thốt Nốt vào mùa khô là
0,588±0,399mg/L và thấp nhất tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt ở
sông Cái Răng vào mùa khô là 0,123±0,003mg/L (Hình 12). Theo QCVN 24:
2009/BTNMT qui định nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các
nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt thì TP ≤ 4mg/L. Mặt khác,
theo Boyd và Green (2002) cho biết, nếu hàm lượng TP > 0,1mg/L thì khả năng ô
nhiễm nguồn nước rất dễ xảy ra. Do đó hàm lượng Tp ở các điểm thu mẫu cho thấy
môi trường trường nước tương đối giàu dinh dưỡng.
12
0
0.3
0.6
0.9
1.2
Thốt
Nốt
Ô
Môn
Bình
Thủy
Trà
Nóc
Cần
Thơ
Sông
Bò Ót
Thắng

Lợi 1
Thắng
Lợi 2
Ns
Thốt
Nốt
Ns Ô
Môn
Ns
Trà
Nóc
Sông
Cái
Răng
NT
sông
Hậu 1
NT
sông
Hậu 2
Sinh hoạt Công
nghiệp
Ít ảnh
hưởng
Nuôi trồng thủy sản Sinh hoạt Sản xuất
nông nghiệp
Sông chính Sông nhánh
Tổng lân (mg/l)
mùa mưa mùa khô


Hình 12: TN trên sông chính và sông nhánh theo mùa
4. Kết luận
- Nhiệt độ, pH, độ trong phù hợp với chất lượng nước mặt dùng cho sinh hoạt và
nuôi trồng thủy sản.
- COD trung bình của các khu vực trên sông chính và sông nhánh đều nằm trong
khoảng thích hợp cho động vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao vào mùa mưa và giảm vào mùa khô đặc biệt
là ở các điểm thu mẫu thuộc sông nhánh.
- Hàm lượng TSS, TAN, PO
4
3-
, TN, TP đều khá cao cho thấy nguồn nước giàu dinh
dưỡng.
- NO
2
-
, NO
3
-
đều khá thấp nhưng vẫn nằm trong mức cho phép để nuôi trồng thủy
sản.
- Phần lớn các yếu tố môi trường trên sông chính và sông nhánh không có sự biến
động lớn giữa các khu vực, cũng như giữa mùa mưa và mùa khô do đó môi trường
phù hợp với chất lượng nước mặt trên sông Hậu ở Cần Thơ.
5. Đề xuất
- Cần tiếp tục khảo sát thêm những đặc điểm chất lượng môi trường nước ở các tuyến
sông trên sông chính và sông nhánh trên sông Hậu để từ đó nắm được các qui luật
biến đổi của nó.
- Nên chú ý sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả để giảm
tác động xấu đến việc nuôi trồng thủy sản cũng như sự sinh hoạt của người dân trên

các tuyến sông này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Boyd, C.E. 1998. Water quality for pond aquaculture. Research and development
series No.43, August 1998, 37 pp.
2 Boyd, C. E. 1990. Water quality in pond for aquaculture. Birmingham Publishing
Co., Birmingham, USA. 482 pp.
3 Dao Huy Giap, Tatporn Kunpradid, Chanda Vongsombath, Do Thi Bich Loc, and
Prum Somany, 2010. Report on the 2008 biomonitoring survey of the lower Mekong
River and selected tributaries, MRC Technical Paper No.27 Mekong River
Commission, Vientiane. 69 pp.
4 Lữ Anh Pha, 2012. Chất lượng nước trong khu vực khai thác cá ngựa
(Hippocampus) ở Phú Quốc vào mùa mưa. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sinh
học biển. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
13
5 Ngô Tuấn Tú, 2012. Hiện trạng biến động chất lượng nước theo mùa trên sông Hậu
kéo dài từ An Giang đến Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Quản lý nghề cá. Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ. 37 trang.
6 Ongley. E. D. 2009. Water Quality of the Lower Mekong River. 4951 Connaught
Ave., Montreal, QC, Canada H4V 1X4, 297-320.
7 Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản - chất
lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 424
trang.
8 Timmons, M. B, 2002. Recirculating Aquaculture Systems. Second edition Fishing
New Books. Rome, Italy. 36 pp.
9 Võ Vũ Thanh Phong, 2008. Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong hệ thống ao nuôi
cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) thâm canh. Luận văn Tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
10 Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản.
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 199 trang.
11 Tạ Chúc Mân, 2013. Quan trắc và cảnh báo môi trường khu vực nuôi tôm trên địa

bàn tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Sinh Học Biển. Khoa
Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.
12 Thái Thị Nguyên, 2013. Biến động chất lượng nước trên sông Hậu. Luận văn tốt
nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần
Thơ. 40 trang.
13 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008. QCVN 08: 2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
14 Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến và Mai Đình Yên, 2002.
Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật Hà Nội. 390 trang.

×