Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 61 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





LÊ VĂN CAO





ĐIỀU TRA LÚA CỎ NGOÀI ĐỒNG VÀ PHỎNG VẤN
NÔNG DÂN TẠI TỈNH VĨNH LONG VỤ LÚA
ĐÔNG XUÂN NĂM 2013 - 2014




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC






Cần Thơ, 2014





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG






Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC


Tên đề tài:
ĐIỀU TRA LÚA CỎ NGOÀI ĐỒNG VÀ PHỎNG VẤN
NÔNG DÂN TẠI TỈNH VĨNH LONG VỤ LÚA
ĐÔNG XUÂN NĂM 2013 - 2014





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths. Nguyễn Chí Cương Lê Văn Cao
MSSV: C1201030
Lớp: Nông Học K38







Cần Thơ, 2014

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP




Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:
ĐIỀU TRA LÚA CỎ NGOÀI ĐỒNG VÀ PHỎNG VẤN NÔNG
DÂN TẠI TỈNH VĨNH LONG VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN
NĂM 2013 - 2014


Do sinh viên Lê Văn Cao thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.



Cần Thơ, ngày tháng … năm 2014.
Cán bộ hướng dẫn


Ths. Nguyễn Chí Cương


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn


Lê Văn Cao

iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP



Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
ĐIỀU TRA LÚA CỎ NGOÀI ĐỒNG VÀ PHỎNG VẤN NÔNG
DÂN TẠI TỈNH VĨNH LONG VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN
NĂM 2013 - 2014


Do sinh viên Lê Văn Cao thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức:
Ý kiến hội đồng:
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thành viên hội đồng



……………………. …………………… ……………………
DUYỆT CỦA KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHƯD



iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
1. SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH
Họ và tên: Lê Văn Cao
Ngày sinh: 10/01/1991
Nơi sinh: Văn Chấn – Yên Bái
Họ tên cha: Lê Văn Thỉnh
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Thái
Quê quán: ấp Bình Thuận, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1997 – 2002: Trường tiểu học Bình Sơn Ba.
2002 – 2006: Trường trung học cơ sở Bình Sơn.
2006 – 2009: Trường trung học phổ thông Hòn Đất.
2009 – 2012: Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ.
2012 – 2014: Trường Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, ngành Nông Học, khóa 38. Tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Nông Học năm 2014.




v
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học ở Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô của trường nói chung và
thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng nói riêng đã nhiệt tình truyền đạt
kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ lòng
biết ơn sâu sắc. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Chí Cương đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu thực tập để em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành cảm tạ cố vấn học tập thầy Huỳnh Kỳ và thầy Nguyễn Phước Đằng đã giúp
đỡ em rất nhiều để em có thể giải quyết những khó khăn thắc mắc phát sinh trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn lớp Nông Học khóa 38
cùng toàn thể các Anh, Chị và các bạn cùng làm luận văn về cây lúa cỏ đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học hỏi công việc thực tế giúp em hoàn
thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, cùng Anh, Chị và tất cả các bạn được nhiều
sức khỏe và công tác tốt.
- Em xin chân thành cảm ơn!

vi
MỤC LỤC

T
ựa


Trang


LỜI CAM ĐOAN ii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN iv
LỜI CẢM TẠ v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH xi
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT xii
TÓM LƯỢC xiii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 KHÁI QUÁT TỈNH VĨNH LONG 2
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2
1.1.2 Đơn vị hành chính trực thuộc 3
1.1.3 Tình hình sản suất lúa của tỉnh Vĩnh Long 4
1.2 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA LÚA CỎ 4
1.2.1 Nguồn gốc của lúa cỏ 4
1.2.2 Thời gian sinh trưởng 5
1.2.3 Đặc điểm về hình thái 6
1.2.4 Miên trạng và khả năng tồn tại của lúa cỏ trong đất 7
1.2.5 Ảnh hưởng của lúa cỏ đến năng suất lúa 8
1.3 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT QUẢN LÝ LÚA CỎ 9
1.3.1 Biện pháp ngăn ngừa 9
1.3.2 Biện pháp canh tác 10
1.3.3 Biện pháp cơ giới và thủ công 11
1.3.4 Biện pháp hóa học 12
1.3.5 Biện pháp di truyền 12

vii
CHƯƠNG 2


PHƯƠNG TI
ỆN V
À PHƯƠNG PHÁP




14

2.1 PHƯƠNG TIỆN 14
2.1.1 Thời gian và địa điểm 14
2.1.2 Dụng cụ điều tra 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP 14
2.2.1 Chọn điểm điều tra 14
2.2.2 Cách lấy thông tin trên ruộng lúa 15
2.2.3 Thiết kế nội dung phiếu điều tra 16
2.2.4 Cách xử lý số liệu điều tra 17
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
3.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 18
3.1.1 Kết quả điều tra về 3 tỷ lệ nhiễm lúa cỏ 18
3.1.2 Độ tuổi và trình độ học vấn 18
3.2 HÌNH DÁNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT LÚA CỎ TRÊN ĐỒNG RUỘNG 19
3.2.1 Lá lúa cỏ 19
3.2.2 Chiều cao cây 20
1.3.3 Số chồi của lúa 21
3.2.4 Hình dạng hạt và đuôi của lúa cỏ 22
3.2.5 Đặc tính rụng hạt 23
3.2.6 Màu vỏ lụa hạt gạo 23
3.2.7 Các con đường phát tán lan truyền 24

3.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC 26
3.3.1 Biện pháp sử dụng vịt chạy đồng 26
3.3.2 Biện pháp luân canh và kéo dài thời gian cho đất nghỉ 26
3.3.3 Biện pháp cày và phơi đất 27
3.3.4 Các giống lúa dùng trong gieo sạ 28
3.3.5 Biện pháp dùng hạt giống tốt 29
3.3.6 Biện pháp giảm lượng giống sạ và áp dụng phương pháp cấy, sạ hàng 31

viii
3.3.7 Bi
ện pháp l
àm đ
ất tr
ư
ớc khi gieo sạ





32

3.3.8 Các biện pháp quản lý nước 33
3.3.9 Biện pháp sử dụng thuốc diệt cỏ 34
3.3.10 Biện pháp khử lúa cỏ sau khi sạ 35
3.3.11 Đánh giá thiệt hại về năng suất và tình hình lúa cỏ tại Vĩnh Long trong vụ
Đông Xuân 2013 - 2014 so với các vụ lúa khác trong năm 36
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37
4.1 KẾT LUẬN 37
4.2 ĐỀ NGHỊ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

ix
DANH SÁCH BẢNG
T
ựa bảng Trang

Bảng 3.1 Số phiếu ở các tỷ lệ nhiễm lúa cỏ và các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long v

Đông Xuân năm 2013 - 2014 18
Bảng 3.2 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua đặc điểm hình thái lá cờ 20
Bảng 3.3 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua đặc điểm chiều cao cây 20
Bảng 3.4 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua số chồi hữu hiệu 22
Bảng 3.5 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua hình dạng hạt và đuôi trên hạt lúa
cỏ 22
Bảng 3.6 Kết quả phỏng vấn nông dân về cách nhận biết lúa cỏ qua v
ỏ lụa hạt
gạo 24
Bảng 3.7 Tỷ lệ (%) phương tiện làm đất và thu ho
ạch của nông dân trong vụ
Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long 25
Bảng 3.8 Tỷ lệ (%) ý kiến của nông dân về khả năng ăn hạt lúa có đuôi của gà vịt và
việc lấy lúa cỏ về cho gà vịt ăn 26
Bảng 3.9 Tỷ lệ (%) nông dân làm lúa ba vụ, luân canh và thời gian cho đất nghỉ trong
vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long 27
Bảng 3.10 Kết quả điều tra về tỷ lệ (%) cấp hạt giống và thời gian thay giống của
giống lúa được sử dụng trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long 30
Bảng 3.11 Tỷ lệ (%) mức đánh giá của nông dân về lô hạt giống và việc khử lẫn lô
hạt giống sử dụng trong vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 tại Vĩnh Long 30
Bảng 3.12 Kết quả trả lời phỏng vấn đánh giá của nông dân về tỷ lệ (%) kiểu sạ nào

dẫn đến ruộng canh tác xuất hiện nhiều lúa cỏ 31
Bảng 3.13 Kết quả điều tra về lượng giống sạ và tỷ lệ (%) kiểu sạ được áp dụng trong
vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long 32
Bảng 3.14 Kết quả điều tra tỷ lệ (%) về chế độ nước trước sạ, sau sạ và thời gian bơm
nước vào ruộng sau khi sạ trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long 33
Bảng 3.15 Kết quả điều tra tỷ lệ (%) sử dụng thuốc diệt cỏ, tên thuốc và liều lượng
được nông dân sử dụng trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long 35
Bảng 3.16 Kết quả điều tra tỷ lệ (%) ruộng nhiễm lúa cỏ vụ trước và việc khử lẫn lúa
cỏ trước khi sạ trong vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 tại Vĩnh Long 35

x
B
ảng 3.17 Kết quả điều tra đánh giá của nông dân về thiệt hại năng suất v
à
tình hình
lúa cỏ trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 so với các vụ lúa khác trong năm tại
Vĩnh Long 36


xi
DANH SÁCH HÌNH
T
ựa h
ình

Trang

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long 2
Hình 2.1 Khung kích thước 0,25 m
2


Hình 2.2 Vị trí đặt khung trên ruộng lúa
Hình 3.1 Độ tuổi và trình độ học vấn
Hình 3.2 Chiều cao trung bình của lúa cỏ và lúa trồng tại Vĩnh Long vụ Đông Xuân
năm 2013 - 2014
Hình 3.3 Kết quả phỏng vấn và tỷ lệ (%) số bông lúa cỏ ngoài đ
ồng trong vụ
Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long có đặc tính rụng hạt
Hình 3.4 Kết quả phỏng vấn về các đường phát tán lan truyền lúa cỏ
Hình 3.5 Tỷ lệ (%) đất canh tác được cày phơi trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014
tại Vĩnh Long
Hình 3.6 Tỷ lệ (%) các giống lúa đư
ợc gieo sạ trong vụ lúa Đông Xuân năm
2013 - 2014 tại Vĩnh Long
Hình 3.7 Tỷ lệ (%) lý do chọn giống sản xuất của nông dân trong vụ Đông Xuân năm
2013 - 2014 tại Vĩnh Long
Hình 3.8 Tỷ lệ (%) đất được xới, trục, chang trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014
tại Vĩnh Long


xii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
LC: Lúa cỏ
LT: Lúa trồng
MGĐLH: Máy gặt đập liên hợp
ĐT: Kết quả từ điều tra trên các ruộng lúa bị nhiễm lúa cỏ
PV: Kết quả phỏng vấn từ các nông dân

xiii
LÊ VĂN CAO, năm 2014. “ĐIỀU TRA LÚA CỎ NGOÀI ĐỒNG VÀ PHỎNG

VẤN NÔNG DÂN TẠI TỈNH VĨNH LONG VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học, khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Chí Cương
TÓM LƯỢC
Đề tài: “Điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh Vĩnh Long vụ
lúa Đông Xuân năm 2013 – 2014” được thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 3
năm 2014 tại thị xã Bình Minh và các huyện Trà Ôn, Bình Tân, Long Hồ, Tam Bình,
Mang Thít, Vũng Liêm đã điều tra tổng cộng 111 ruộng lúa ở ba tỷ lệ nhiễm khác nhau
là không nhiễm (ruộng không bị nhiễn lúa cỏ), nhiễm ít (ruộng nhiễm lúa cỏ với mật độ
từ 5% đến 10%), nhiễm nhiều (ruộng bị nhiễm lúa cỏ với mật độ trên 10%) và phỏng
vấn các nông dân trực tiếp canh tác trên những ruộng lúa này. Mục tiêu của đề tài là:
Tìm hiểu về tính đa dạng của lúa cỏ ngoài đồng, cũng như xác định các hình dáng phổ
biến của chúng để so sánh với cách nhận dạng của nông dân xem nông dân có nhận
dạng được lúa cỏ hay không. Và qua các kỹ thuật sản xuất của nông dân tìm ra các biện
pháp phòng trừ lúa cỏ hiệu quả. Kết quả cho thấy:
Các cây lúa cỏ mọc trên các ruộng lúa tại Vĩnh Long rất đa dạng mang các đặc điểm
hình thái phổ biến như: lá đòng hẹp hơn (93,1%), dài hơn (83,7%) và có màu nhạt hơn
(84,2%) so với lá đòng lúa trồng, ngoài ra lúa cỏ cũng cao hơn (96,7%), đẻ nhiều chồi
hữu hiệu hơn (81,3%) lúa trồng, còn hạt lúa cỏ là dạng hạt tròn (90,2%) có đuôi
(57,2%) hoặc không đuôi (42,8%) và dễ rụng hạt khi chín (99%). Các nông dân nhận
dạng đúng theo các đặc điểm hình thái kể trên là rất cao. Hai đặc điểm có tỷ lệ trả lời
đúng thấp nhất là lá đòng hẹp hơn lúa trồng (76,8% nông dân trả lời đúng) và số chồi
hữu hiệu nhiều hơn lúa trồng (53,5% nông dân trả lời đúng). Kết quả phỏng vấn cũng
cho thấy các nông dân có ruộng không nhiễm lúa cỏ nhận dạng đúng theo các đặc điểm
hình dáng phổ biến ngoài đồng nhiều hơn so với nông dân có ruộng nhiễm lúa cỏ.
Về kỹ thuật cần phải áp dụng các biện pháp như sử dụng hạt giống cấp xác nhận trở lên
(được 100% ruộng không nhiễm sử dụng), làm đất kỹ trước khi gieo trồng, áp dụng cấy
và sạ hàng thay cho sạ lan (71,7% nông dân cho biết sạ lan dẫn đến nhiều lúa cỏ), bơm
nước vào ruộng càng sớm càng tốt và khử các bông lúa cỏ nếu có trước khi hạt rụng và
chuyển từ làm lúa ba vụ sang làm lúa hai vụ. Nếu điều kiện cho phép cũng nên luân

canh lúa với các cây trồng khác như: đậu nành, khoai, rau màu, để chân ruộng được
khô ráo vào thời gian cho đất nghỉ áp dụng biện pháp sạ ngầm, sử dụng vịt chạy đồng
sau mỗi vụ thu hoạch, tăng thời gian cho đất nghỉ, giảm lượng giống sạ.

1
MỞ ĐẦU

Lúa cỏ tên tiếng Anh là weedy rice hoặc red rice là một loại dịch hại nguy hiểm, cùng
tên khoa học với lúa trồng (Oryza sativa L.) nhưng chúng có những đặc tính của cỏ dại.

Lúa cỏ đã được ghi nhận báo cáo lần đầu tiên ở Mỹ năm 1846 (Nelson, 1907). Còn tại
Việt Nam lúa cỏ được phát hiện từ năm 1994 và hiện đang là dịch hại mới và gây hại
rất nghiêm trọng trên ruộng lúa nước (Chin, 2001). Lúa cỏ có các đặc điểm là thời gian
sinh trưởng ngắn, hạt dễ rụng và rụng hạt sớm, cây cao, lá cờ dài hơn và hẹp hơn so với
lúa trồng, hạt có râu hoặc không râu, màu vỏ trấu từ vàng rơm đến vàng sẫm và đen,
hạt gạo màu đỏ, có chồi tương đương lúa trồng (Lê Văn Thiệt, 1998). Đây là các đặc
điểm khác biệt giúp ta phân biệt được sự khác biệt giữa lúa cỏ với lúa trồng. Sự xuất
hiện của lúa cỏ trên đồng ruộng đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất lúa tại đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Do đó tìm ra được những biện pháp
quản lý tổng hợp để kiểm soát được lúa cỏ là mối quan tâm của người dân.
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm
hình thái của cây lúa cỏ và cũng đã có nhiều giải pháp kỹ thuật đã được đưa ra. Tuy
nhiên, hiện lúa cỏ đã có nhiều sự thay đổi đáng kể về đặc điểm hình thái, cùng với đó
là sự chuyển đổi từ canh tác thủ công sang cơ giới hóa trong thời hiện đại. Vì vậy, đặc
điểm nhận dạng về lúa cỏ và các biện pháp kỹ thuật trước kia nên cần được khảo sát
điều tra bổ sung.
Nhằm tìm hiểu về tính đa dạng của lúa cỏ ngoài đồng, cũng như xác định các hình
dáng phổ biến của chúng để so sánh với cách nhận dạng của nông dân xem nông dân
có nhận dạng được lúa cỏ hay không. Và qua các kỹ thuật sản xuất của nông dân tìm ra
các biện pháp phòng trừ lúa cỏ hiệu quả. Xuất phát từ lý do trên tôi thực hiện đề tài:

“Điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh Vĩnh Long vụ lúa
Đông Xuân năm 2013 – 2014”

2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT TỈNH VĨNH LONG
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố
Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam;
phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Đông Nam giáp tỉnh Trà
Vinh; phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía Tây Bắc giáp
tỉnh Đồng Tháp.
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt
tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25
o
C đến 27
o
C.
Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115
ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa trong năm phân bố tập trung vào mùa
mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long trong năm 2010 là 1.031.994 người. Mật độ dân số
trung bình là 698 người/km
2
. Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người
Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh.

3

Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocene
dưới tác động của sông Mekong. Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779 ha;
đất phù sa 40.577 ha; đất cát giồng 213 ha; đất xáng thổi 116 ha. Tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh có 147.913 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng trong đó đất nông nghiệp
là 116.181 ha, chiếm 78,6% (Cổng thông tin điện tử ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long,
2014).
1.1.2 Đơn vị hành chính trực thuộc
Thành phố Vĩnh Long: có 11 đơn vị hành chính, gồm có 7 phường và 4 xã. Tổng diện
tích đất tự nhiên 47,93 km
2
. Dân số năm 2010 là 95.089 người, trong đó tỷ lệ lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp là 53,9% (Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long, 2014).
Thị xã Bình Minh: Đơn vị hành chính gồm 3 phường và 5 xã. Thị xã có diện tích tự
nhiên 242.1 km
2
. Dân số trung bình 179.301 người với 39.265 hộ. Trong đó dân cư
thành thị chiếm 13,14%, nông thôn chiếm 86,86% (Trang thông tin điển tử ủy ban
nhân dân thị xã Bình Minh, 2013).
Huyện Trà Ôn: Về hành chính huyện Trà Ôn bao gồm thị trấn Trà Ôn và 13 xã. Diện
tích tự nhiên là 265,3km
2
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long, 2014).
Huyện Long Hồ: Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 14 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự
nhiên 193,17 ha, dân số là 48.163 hộ, dân số thành thị chiếm khoảng 4,6%, nông thôn
chiếm khoảng 95,4% (Cổng thông tin điện tử huyện Long Hồ, 2012).
Huyện Măng Thít: Về hành chính huyện bao gồm thị trấn Cái Nhum và 12 xã. Măng
Thít có diện tích tự nhiên 15.769 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.032 ha,
dân số tại thời điểm 2005 là 22.118 hộ trong đó nông thôn chiếm khoảng 95,79%
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long, 2014).
Huyện Tam Bình: Về hành chính huyện bao gồm thị trấn Tam Bình và 16 xã. Diện

tích đất tự nhiên là 279,72 km
2
, dân số hơn 162.191 người. Là một huyện với nền kinh
tế nông nghiệp là chính nên lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng với tỷ lệ
85 – 87% (Trang tin điện tử huyện Tam Bình, 2010).
Huyện Vũng Liêm: Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên
294 km
2
, dân số đến năm 2006 là 179.949 người, mật độ dân số trung bình 611
người/km
2
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long, 2014).
Huyện Bình Tân: Đơn vị hành chính gồm thị trấn Tân Qưới và 10 đơn vị hành chính
cấp xã. Có diện tích tự nhiên 15.288,63 ha với 93.758 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế huyện
Bình Tân được xác định là nông nghiệp – thủy sản là thế mạnh (Trang thông tin điện tử
huyện Bình Tân, 2010).

4
1.1.3 Tình hình sản suất lúa của tỉnh Vĩnh Long
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), toàn tỉnh xuống giống được 185.951 ha,
năng suất đạt 5,77 tấn/ha, sản lượng thu hoạch 1.049.970 tấn. So với cùng vụ năm
trước diện tích giảm 2,1% chủ yếu do giảm diện tích để chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi. Lịch thời vụ được chỉ đạo chặt chẽ, nông dân ứng dụng tốt các biện pháp canh
tác tiến bộ. Mô hình cánh đồng mẫu lớn được nhân rộng trên 2.000 ha, năng suất lúa
các vụ đều rất trúng mùa. Tuy nhiên do xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn nên giá lúa
các vụ đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sản xuất lúa không cao, ảnh hưởng
rất lớn đến thu nhập của nông dân.
Giống lúa IR50404 là giống lúa được trồng phổ biến nhất ở tỉnh Vĩnh Long với tỷ lệ
45,6% nông dân sử dụng để gieo sạ trong vụ Đông Xuân 2013 – 2014 (Sở nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, 2014). Theo trung tâm giống nông nghiệp

Đồng Tháp (2009), lúa IR50404 được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI.
Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày, chiều cao cây từ 85 - 90 cm khả năng chống đổ
kém. Thích nghi rộng trên nhiều vùng đất phù sa đến phèn trung bình. Hơi nhiễm Rầy
nâu và Đạo ôn, nhiễm ít với bệnh Vàng lá và bệnh Khô vằn. Năng suất vụ Đông Xuân
6 - 8 tấn/ha, vụ Hè Thu 5 - 6 tấn/ha. Hạt gạo bầu, bạc bụng. Trọng lượng 1000 hạt
22 - 23 gam, chiều dài hạt trung bình 6,74 mm.
1.2 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA LÚA CỎ
1.2.1 Nguồn gốc của lúa cỏ
Lúa cỏ có tên tiếng Anh là red rice hoặc là weedy rice liên quan rất gần với lúa trồng
(Oryza sativa L.) nhưng lại là một loại dịch hại rất nghiêm trọng trong các vùng sạ lúa
trực tiếp, nó xuất hiện khắp các vùng trồng lúa của thế giới. Ở Việt Nam, lúa cỏ gây hại
ở tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhất là Long An, Tiền Giang, Thành phố
Hồ Chí Minh (Trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ nông
nghiệp, 2008). Nông dân gọi lúa cỏ với những tên khác nhau như lúa đốc, lúa ma, lúa
đực, lúa von. Hai tên gọi phổ biến là lúa đốc và lúa ma và cũng rất nhiều nông dân
nhầm lầm lẫn giữa lúa cỏ với lúa von, một bệnh do nấm gây ra trên cây lúa
(Lê Tuấn Anh, 2011).
Theo Watanabe (1998) lúa cỏ được phát sinh từ lúa trồng (Oryza sativa L.), chúng phát
triển các đặc điểm mang tính cỏ dại và sinh môi như dễ rụng hạt, có miên trạng trung
bình. Trong thực tiễn dường như lúa cỏ luôn tiếp tục tiến hóa về hình thái bên ngoài
cũng như về sinh lý bên trong. Ở vùng ôn đới nơi không có lúa hoang thì lúa cỏ tiến
hóa từ lúa trồng, còn ở những vùng có lúa trồng và lúa hoang thì nguồn gốc của lúa cỏ
phức tạp hơn. Lúa trồng ở các nước châu Á được biết là con cháu của lúa hoang phổ

5
biến (Oryza rufipogon Goff bằng dạng châu Á của Oryza perennis Moench) và con lai
giữa lúa trồng và họ hàng hoang dại của chúng thường tạo ra lúa cỏ ở vùng trồng lúa
ngập nước. Do đó, không chỉ từ lúa trồng mà các dạng trung gian hoặc các dạng hằng
niên của lúa hoang và các dòng con lai tự nhiên giữa chúng với nhau là nguồn gốc của
lúa cỏ châu Á nhiệt đới.

Có giả thuyết cho rằng lúa cỏ tiến hoá chủ yếu từ lúa trồng. Tuy nhiên theo Azmi
(1998) đã nghiên cứu chi tiết qua việc quan sát bằng mắt thường của những mẫu về đặc
tính nông học và hình thái của lúa cỏ từ ngân hàng gen cho thấy là sự chuyển gen có lẽ
đã xảy ra giữa lúa trồng và lúa hoang.
Khi dùng kỹ thuật di truyền để phân tích DNA của lúa trồng, lúa cỏ và lúa hoang.
Vaughan (1994), kết luận rằng về mặt di truyền lúa cỏ tương tự như lúa trồng và khác
xa với lúa hoang. Chính vì vậy ông nhận định rằng lúa cỏ tiến hoá do kết quả của sự
chọn lọc gián tiếp của các cá thể rụng trong quần thể những cây lúa mọc tự nhiên từ
những hạt rụng năm trước.
Do đó, lúa cỏ rất nguy hiểm vì nó cũng là lúa nên khó phân biệt và hầu như không có
thuốc diệt cỏ biệt tính để diệt được lúa cỏ mà không hại lúa trồng. Ngoài ra, nó còn
cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước… với lúa trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
và phát triển. Chính vì vậy mà năng suất lúa có thể giảm từ 30% - 90% trên những
chân ruộng lúa sạ ở Malaysia (Zuki and Kamarudin, 1994).
Theo Kim (1995) lúa cỏ đã lan truyền nhanh chóng ra toàn đất nước Hàn Quốc.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do tiết kiệm chi phí sản xuất bằng con
đường giảm thiểu mức độ làm đất và chế độ quản lý nước kém. Mặc dù sự phát sinh
lúa cỏ chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng một vài khả năng được xác định là do: hạt
rụng từ những năm trước, lai giữa các cây lúa được gieo trồng với nhau, lai giữa cây
lúa được gieo trồng và cây do hạt rụng từ những năm trước, lai giữa những cây lúa
hoang với nhau, lai giữa lúa cỏ và lúa hoang từ hạt có miên trạng nhiều năm của lúa cỏ
và lúa hoang. Do đó có rất nhiều dòng khác nhau thu nhập được từ ruộng nông dân.
1.2.2 Thời gian sinh trưởng
Theo Zuki and Kamarudin (1994) báo cáo rằng vào giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng
lúa cỏ giống lúa trồng nhưng vào giai đoạn sinh sản sinh thực hình dạng bông lúa cỏ
biến đổi rất lớn. Chẳng hạn như ở Malaysia đã xuất hiện dạng lúa cỏ rất giống lúa trồng
(MR84) cả về chiều cao lẫn dạng hạt, chỉ khác ở đặc điểm dễ rụng và rụng sớm. Lê
Văn Thiệt (1998) các giống lúa cỏ có thời gian sinh trưởng ngắn biến động từ 90 - 104
ngày gần tương đương với giống lúa trồng OMCS94. Còn theo Trần Văn Hiến (2010)


6
cho biết lúa trồng có thời gian sinh trưởng ổn định từ 95 - 100 ngày, lúa cỏ thường có
thời gian sinh trưởng dài hơn từ 110 – 120 ngày
1.2.3 Đặc điểm về hình thái
Trong ruộng lúa nhiễm lúa cỏ thì chỉ sau 40 ngày là đã xuất hiện lúa nhiều tầng. Đa số
các dòng lúa cỏ có chiều cao cây cao hơn lúa trồng, vì vậy trong ruộng lúa bị nhiễm lúa
cỏ khi trổ ra thì tầng trên cùng thường là lúa cỏ. Lúa trồng có chiều cao trung bình
90 - 95 cm, lúa cỏ từ 120 - 150 cm, cũng có nhiều dòng lúa cỏ có chiều cao bằng lúa
trồng. Lúa trồng hạt không có đuôi, lúa cỏ thường có đuôi và chiều dài đuôi biến động
từ 1 - 7 cm (Trần Văn Hiến, 2010).
Theo Nguyễn Văn Bình (1997) chiều cao cây là một trong những đặc tính đặc trưng để
phân biệt với lúa trồng vì chiều cao cây trung bình của lúa cỏ cao hơn lúa trồng. Tuy
nhiên, cũng có những cây lúa cỏ tiến hóa có chiều cao cây ngang bằng lúa trồng. Vì
vậy trong thực tế rất khó phân biệt để nhận dạng nhất là ở giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng nhưng khi lúa chín quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy hạt trên bông lúa cỏ đã rụng rất
nhiều. Do đó, nếu lúa cỏ hiện diện với mật độ nhiều chắc chắn sẽ làm giảm năng suất
cũng như phẩm chất của lúa gạo rất nghiêm trọng.
Lá lúa cỏ rất dài về chiều dài nhưng lại hẹp về bề ngang, khi còn nhỏ màu sắc lá lúa cỏ
và lúa trồng tương tự như nhau nhưng từ sau 40 ngày thì khác. Lúc này lá lúa cỏ vàng
dần. Quan sát trên ruộng lúa thấy rất rõ hiện tượng này. Những cây lúa có thân mảnh,
lá dài và màu vàng hơn lúa trồng đều là lúa cỏ (Đỗ Thị Kiều An, 2010). Cũng vậy theo
Lưu Thị Oanh (2012) lúa cỏ vào giai đoạn sau 40 ngày gieo cấy, lá lúa cỏ màu hơi
vàng giống như lúa thiếu đạm, lá mỏng và nhỏ.
Watanabe and Zuki (1994) nghiên cứu và kết luận rằng chồi mầm, rễ mầm cũng như rễ
con của lúa cỏ phát triển mạnh hơn lúa trồng dưới điều kiện nhiệt độ thấp. Số bông trên
bụi và gié bậc hai trên bông của lúa cỏ ít hơn lúa trồng. Lê Văn Thiệt (1998) số bông
trên bụi của lúa cỏ so với một số giống lúa trồng bằng tương đương hoặc cao hơn, cũng
có giống lúa trồng có số bông trên bụi cao hơn lúa cỏ. Theo Nguyễn Thị Nhiệm (2001)
chiều cao cây của lúa cỏ thường cao hơn, thân yếu hơn; lá lúa cỏ có màu nhạt, dài và
nhỏ hơn lúa trồng. Màu sắc của hạt lúa cỏ thường đậm hơn và hạt gạo có màu đỏ (cũng

có hạt gạo màu trắng nhưng ít tùy theo dòng). Hạt lúa cỏ có đuôi dài, ngắn hoặc không
có đuôi. Về khả năng đẻ nhánh thì lúa cỏ đẻ rất mạnh hoặc tương đương với lúa trồng.
Điểm đáng chú ý của lúa cỏ là sự hình thành sắc tố đỏ vỏ lụa. Sự hình thành sắc tố này
làm biến đổi vỏ từ đỏ sang nâu, rất hiếm sang tím. Sự hình thành sắc tố không ăn sâu
vào bên trong vỏ lụa vì thế trong nội phôi nhũ luôn có màu trắng (Chandraratna, 1964).

7
Hình dạng và màu sắc hạt lúa: hạt lúa trồng thường thon dài, tỷ lệ dài/rộng lớn hơn 3,
màu sắc hạt lúa chủ yếu là vàng rơm. Trong khi đó thì hình dạng hạt lúa cỏ có nhiều
dạng như rất dài nhưng bề ngang rất hẹp, tròn hoặc có bề dài và rộng lớn hơn rất nhiều,
màu sắc hạt lúa cũng có nhiều kiểu như đen, vàng sẫm, nâu đen hoặc tím, đôi khi trên
cùng một bông lúa cũng có nhiều hạt với những màu sắc khác nhau (Trần Văn Hiến,
2010).
Độ rụng hạt có thể dễ dàng nhận diện bằng cách nắm nguyên bông bóp nhẹ chúng ta sẽ
thấy hạt lúa cỏ dễ rụng vào lòng bàn tay (Nguyễn Văn Bình, 1997).
Thời gian rụng hạt biến động lớn có thể kéo dài trong 23 ngày, dòng rụng hạt sớm nhất
bắt đầu 8 ngày sau khi trổ và thời gian rụng hạt kéo dài làm cho lượng hạt rụng cao
(Watanabe and Zuki, 1994). Lê Văn Thiệt (1998), công bố tất cả các giống lúa cỏ khảo
nghiệm đều rụng hạt, sự rụng hạt biến động từ 10 - 26 ngày, trong khi sự rụng hạt
không thấy ở giống lúa trồng. Ngày rụng hạt sau trổ sớm và tỷ lệ rụng hạt cao là yếu tố
giúp lúa cỏ sống sót và lây lan trên đồng ruộng.
1.2.4 Miên trạng và khả năng tồn tại của lúa cỏ trong đất
Miên trạng là hiện tượng mà hạt còn sống vẫn không nẩy mầm hoặc nẩy mầm rất
chậm, ngay cả khi đặt trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và oxygen thích hợp cho sự nẩy
mầm. Trong thời gian miên trạng hạt rất khó nẩy mầm hoặc nẩy mầm rất ít (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008). Thí nghiệm về tính miên trạng trên lúa cỏ của Watanabe (1994) lấy
hạt từ 24 cây lúa cỏ và 5 cây lúa trồng được giữ khô ở nhiệt độ 5 - 10
o
C trong 3 tháng
rồi thử độ nẩy mầm. Ở lúa cỏ, tỷ lệ nẩy mầm sau 2 ngày là 10 - 100%, với lúa trồng thì

tỷ lệ nẩy mầm đều hơn. Cho nên, sự nẩy mầm không đều ở lúa cỏ là một trong những
đặc tính quan trọng cho sự sống sót của chúng trong ruộng lúa.
Hai đặc tính sinh thái: sự rụng hạt và miên trạng của lúa cỏ có quan hệ thích ứng với
nhau trên đồng ruộng. Những dòng lúa cỏ ở Thái Lan, Ấn Độ, Nêpan biểu hiện sự biến
đổi bởi tỷ lệ rụng hạt và số ngày cần để vượt qua miên trạng, trong khi đó “lúa đỏ từ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil có tỷ lệ rụng hạt thấp và mức độ miên trạng cũng thấp
(Oka, 1988).
Lúa có khả năng nẩy mầm và nổi lên trên mặt nước, trong khi đó lúa cỏ ít có khả năng
nẩy mầm dưới nước hơn lúa trồng bởi vì có nhiều cường độ miên trạng. Sonier (1978)
khuyến cáo rằng để ngăn chặn sự nẩy mầm của lúa cỏ là áp dụng biện pháp cấy hoặc
bơm nước vào ruộng sau khi sạ và làm ngập thường xuyên để ngăn chặn sự nẩy mầm
của lúa cỏ.

8
Thí nghiệm của Lê Văn Thiệt (1998) cho thấy các giống lúa cỏ thí nghiệm sau thời
gian chôn trong đất 1 tháng, có tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ còn sống cao hơn so với giống
lúa trồng. Hai tỷ lệ này cũng cao hơn đối các hạt lúa cỏ được chôn trong đất ngập nước
1 tháng so với chôn trong đất ẩm. Sau 4 tháng ở chế độ đất ngập nước một số giống lúa
cỏ có tỷ lệ nẩy mầm rất cao lên tới 71,33%, trong khi các giống lúa trồng và các lúa cỏ
còn lại gần như không nẩy mầm. Chế độ chôn trong đất ẩm tỷ lệ nẩy mầm của các hạt
lúa rất thấp gần như bằng không, giống lúa cỏ cao nhất tỷ lệ nẩy mầm cũng chỉ đạt
7,67% số hạt.
Trần Văn Hiến (2010) lúa cỏ có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường như hạt cỏ.
Sau mùa lũ ngập 2 - 3 tháng nhưng khi nước rút, điều kiện thuận lợi thì lúa cỏ lại nẩy
mầm và phát triển bình thường.
1.2.5 Ảnh hưởng của lúa cỏ đến năng suất lúa
Với lượng giống gieo sạ ở mật độ 100 và 200 kg/ha nếu có một cây lúa cỏ/m
2
làm giảm
năng suất hạt lúa khoảng 34 kg/ha và sự giảm năng suất mạnh đến 75% ở mức độ xâm

nhiễm của 100 cây lúa cỏ/m
2
(Pulver, 1986). Sự xâm nhiễm của lúa cỏ gia tăng từ
0 - 25% nó sẽ làm tăng độ gãy hạt từ 16 - 23,3% (Oliveira và ctv, 1986). Thực vậy mật
độ lúa cỏ từ 161 - 180 bông/m
2
đã làm giảm năng suất hạt trung bình từ 3,51 - 3,8
tấn/ha. Ngay mức độ thấp của sự lây lan khoảng 1 - 10 bông/m
2
năng suất lúa cũng
giảm khoảng 8 - 12% (Souza and Fischer, 1986). Sự gia tăng số cây và bông lúa cỏ sẽ
giảm trên 42,6% khi có sự hiện diện của 11 cây lúa cỏ/m
2
(Abud, 1989). Tương tự khi
mật độ lúa cỏ hiện diện ở mức độ 4, 16, 25 và 300 cây/m
2
(xấp xỉ 10, 37, 48 và 92%)
thì năng suất lúa trồng sẽ giảm theo mức độ tương ứng (Pantone and Barker, 1991).
Tại Pháp, Mouret (1999) cho biết cỏ dại là một trở ngại chính trong sản xuất lúa gạo và
một trong những loài cỏ dại đó là lúa cỏ, nó có thể làm cho năng suất lúa giảm đi
khoảng 50%, chủ yếu tại vùng sản xuất lúa độc canh.
Lúa cỏ (Oryza sativa) đã được phát hiện tại Việt Nam từ năm 1994 và hiện đang là một
dịch hại mới và gây hại rất nghiêm trọng trên ruộng lúa nước (Chin, 2001). Lúa cỏ gây
hại nặng nhất trong vụ Hè Thu, nó cũng làm cho năng suất lúa bị thất thoát và làm
giảm đi chất lượng gạo xay chà. Năng suất lúa trung bình giảm do sự xâm nhiễm của
lúa cỏ từ 15 - 17% và cao nhất có thể lên đến 70% (Chin, 2001).
Nguyễn Thị Nhiệm (2001) cho biết mật độ lúa cỏ càng tăng năng suất lúa trồng càng
giảm. Khi mật độ lúa cỏ là 20 cây/m
2
năng suất lúa trồng giảm 24,1% và khả năng gây

hại có thể lên tới 44,9% khi mật độ lúa cỏ là 80 cây/m
2
. Ảnh hưởng của lúa cỏ đến chất
lượng gạo cũng nghiêm trọng, gạo thương phẩm sẽ bị lẫn 7,6% gạo đỏ nếu mật độ lúa

9
cỏ là 20 cây/m
2
và 34,1% nếu mật độ lúa cỏ lên đến 80 cây/m
2
. Đặc biệt, số hạt lúa cỏ
rụng trên mặt ruộng sau khi thu hoạch lúa trồng sẽ là 3.360 hạt/m
2
và tăng lên tới
6.170 hạt/m
2
khi mật độ là 80 cây/m
2
.


Dương Văn Chín (2008) quỹ hạt lúa cỏ trong đất càng cao do tích tụ nhiều năm trong
đất thì mật số cây lúa cỏ mọc trên ruộng càng cao và sự xâm nhiễm càng nặng. Gieo
200 hạt lúa cỏ/m
2
thì số chồi lúa cỏ mọc được trên đồng ruộng là 254,3 chồi/m
2
năng
suất lúa trồng giảm 17,3%. Ở mức xâm nhiễm này, tỷ lệ hạt gạo đỏ trong gạo đã xay
chà là 24,3%. Nếu gieo hạt lúa cỏ với mật độ 800 hạt/m

2
thì số chồi lúa cỏ trung bình
mọc trên đồng ruộng là 732,4 chồi/m
2
và năng suất lúa trồng giảm 72,4%, tỷ lệ hạt gạo
đỏ trong gạo xay chà là 79,4%. Hạt giống có lẫn tạp ở mức 150 hạt lúa cỏ trong 1 kg
hạt lúa giống đã bắt đầu làm giảm năng suất lúa trồng, làm thất thoát năng suất 8,2%.
Tương ứng, hạt gạo đỏ lẫn tạp trong gạo xay chà là 198,3 hạt/kg gạo, so với 3,69 hạt/kg
gạo, tăng gấp 53,7 lần.
1.3 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT QUẢN LÝ LÚA CỎ
Quản lý hạt lúa cỏ trên đồng ruộng bằng phương pháp canh tác là rất quan trọng.
Phương pháp làm đất kỹ trước khi sạ là cơ bản vì tiết kiệm thời gian, lao động, nước,
năng lượng và chi phí trong điều kiện sinh thái khác nhau. Ở lúa sạ khô, xới đất nhiều
lần để diệt lúa cỏ vừa mới mọc trước khi gieo sạ lúa trồng nhằm làm giảm lúa cỏ trong
ruộng. Ở lúa sạ ướt nên thoát nước thật cạn để cho lúa mọc đều rồi đưa nước vào ruộng
càng sớm càng tốt và bón phân giúp lúa trồng phát triển mạnh nhằm cạnh tranh với lúa
cỏ (Watanabe, 1998; Azmi, 1998).
Levy (2004) đã báo cáo rằng biện pháp diệt lúa cỏ thông thường lẫn biện pháp diệt lúa
cỏ bằng cách làm đất tối thiểu kết hợp sử dụng hóa chất trên giống lúa trồng kháng
hoạt chất hóa học Imazethapyr vào thời kỳ tiền và hậu mọc mầm với liều lượng
70 g a.i/ha có thể phòng trừ được lúa cỏ và các loài cỏ khác từ 87 đến 99%.
1.3.1 Biện pháp ngăn ngừa
Lúa cỏ cũng như các loại dịch hại khác gây thiệt hại cho lúa nhưng nguy hại hơn vì
chúng rất khó phân biệt với lúa trồng ngay từ đầu. Hơn nữa trong thực tế tại Việt Nam
cho đến nay chúng ta chưa thể dùng biện pháp hóa học để phòng trừ được mà chỉ dùng
biện pháp canh tác. Lúa cỏ phát tán chủ yếu bằng con đường hạt giống (Noldin, 1998).
Việc sử dụng hạt giống sạch hạt lúa cỏ rất quan trọng trong việc phòng ngừa sự xâm
nhập và lây lan của lúa cỏ trên đồng ruộng. Tại Brazil, Noldin (1999) đã báo cáo rằng
khi sử dụng giống lúa trồng bị lẫn tạp chỉ có 2 hạt lúa cỏ/1 kg lúa trồng sạ trên ruộng
sạch không bị nhiễm lúa cỏ thì chỉ sau 3 vụ lúa có thể để lại trong đất hơn 100 kg/ha


10
hạt lúa cỏ. Tuy nhiên, biện pháp ngăn ngừa bằng cách loại bỏ hạt lúa cỏ lẫn tạp ngay từ
đầu rất khó thực hiện vì nhiều dòng lúa cỏ có hình dạng vỏ trấu bên ngoài tương tự với
lúa trồng. Màu đỏ của hạt gạo lức lúa cỏ chỉ được nhận biết sau khi đã tách vỏ trấu ra.
Do đó, khả năng hay nhất để thu được hạt giống lúa trồng sạch và không lẫn tạp với hạt
lúa cỏ chính là kiểm tra ngoài ruộng sản xuất hạt giống và nhổ bỏ cây lúa cỏ trước khi
thu hoạch lúa trồng để làm giống (Ferrero, 2003). Dùng hạt giống mua của các công ty,
xí nghiệp giống có giấy chứng nhận giống tốt sạch. Nếu sử dụng nguồn gốc giống tự
sản suất hay trao đổi với bà con nông dân thì cần phải loại bỏ lúa cỏ bằng cách phân
biệt bằng màu sắc hạt, bằng râu (Nguyễn Văn Bình, 1997).
Lê Thị Oanh (2012) thực hiện khử lẫn vào các giai đoạn đẻ nhánh, trổ và trước khi thu
hoạch và nên cắt bông lúa cỏ sớm trước khi chín bởi vì lúa cỏ thường rụng hạt trước
khi chín, dùng liềm cắt hết những bông lúa có màu sắc và dạng hình khác thường như
nêu ở trên. Ta cũng có thể ngăn ngừa trong thời gian thu hoạch bằng cách đốt sạch tàn
dư trên ruộng sau khi thu hoạch để tránh sự phát tán của lúa cỏ đến ruộng không bị
nhiễm (Nguyễn Văn Luật, 1998).
1.3.2 Biện pháp canh tác
Một số biện pháp canh tác đã chứng minh sự hữu hiệu góp phần trong việc gia tăng
hiệu quả diệt lúa cỏ và cỏ dại nói chung trên ruộng lúa sạ khô cũng như sạ ướt. Các
biện pháp được kể đến bao gồm: làm đất, quản lý nước, nhử lúa cỏ để diệt, luân canh,
nhổ lúa cỏ và khử lẫn bằng tay. Phương pháp làm đất kỹ trước khi sạ là cơ bản vì nó có
thể xem là biện pháp tiết kiệm thời gian, lao động, nước, năng lượng và chí phí dưới
điều kiện sinh thái khác nhau (Lê Anh Tuấn, 2011).
Ở lúa sạ khô, xới đất nhiều lần để diệt cỏ nói chung và lúa cỏ vừa mọc nói riêng nhằm
làm giảm quần thể cỏ trong ruộng lúa (Watanabe, 1998). Ở lúa sạ ướt, nếu thoát nước
thật cạn để cho lúa mọc đều, đưa nước vào ruộng càng sớm càng tốt và bón phân giúp
lúa trồng phát triển mạnh, cạnh tranh với lúa cỏ (Ismail, 1994). Sự hiện diện của lúa cỏ
phụ thuộc rất nhiều vào cách làm đất và độ ẩm trong ruộng trong quá trình nẩy mầm
(Ferrero và ctv, 1999). Làm đất tối thiểu với độ sâu không quá 10 cm và có đầy đủ ẩm

độ sẽ tạo điều kiện tốt cho tỷ lệ nẩy mầm của cây lúa cỏ, trong khi việc cày sâu và
ruộng bị ngập nước sẽ ảnh hưởng ức chế đáng kể đến sự nẩy mầm của lúa cỏ (Ferrero,
2003).
Tại Mỹ, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến việc phòng trừ
cỏ dại và phản ứng của cây lúa kháng hóa chất diệt cỏ Imidazolinone cho thấy rằng khi
áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu kết hợp với việc sử dụng hóa chất tiền và hậu mọc

×