Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ảnh hưởng của tảo được lắng bằng các loại hóa chất khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết anadara granosa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.48 KB, 13 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN






HOÀNG TRỌNG THIÊN






ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO ĐƯỢC LẮNG BẰNG CÁC LOẠI HÓA
CHẤT KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA SÒ HUYẾT Anadara granosa







LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN










TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN




HOÀNG TRỌNG THIÊN





ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO ĐƯỢC LẮNG BẰNG CÁC LOẠI HÓA
CHẤT KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA SÒ HUYẾT Anadara granosa






LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. NGÔ THỊ THU THẢO







ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO ĐƯỢC LẮNG BẰNG CÁC LOẠI HÓA
CHẤT KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA SÒ HUYẾT Anadara granosa
Hoàng Trọng Thiên
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
ABSTRACT
This study was carried out to evaluate the chemicals which were suitably applied to
flocculate Chaetoceros algae for feeding blood cockle Anadara granosa. The
experiment included 4 treatments and triplicates per each. Centrifugal Chaetoceros
was used as control and flocculated by three chemicals such as NaOH, PAC and
Chitosan. After 60 days of culture, the highest specific growth rate of total body weight
(2.33±3.4%/day), and the highest condition index (20.77±1.1%) presented in
Chaetoceros flocculated by chitosan. Lowest specific growth rate of total body weight
was observed in Chaetoceros flocculated by NaOH and PAC (1.25±2.09%/day and
1.26±2.27%/day, respectively). Survival rate of blood cockle was also not significant
difference among treatments (p>0.05).
Key words: Blood cockle, Flocculation, Treatment, Growth rate, Chitosan

Title: Effects of different flocculated algae on the growth and survival rate of blood
cockle Anadara granosa
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của sò
huyết (Anadara granosa) được cho ăn tảo Chaetoceros sp lắng bằng các loại hóa chất
khác nhau trong 60 ngày. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần
là: (1) tảo ly tâm, (2) tảo lắng bằng NaOH, (3) tảo lắng bằng PAC, (4) tảo lắng bằng
Chitosan. Khi cho sò ăn tảo lắng bằng Chitosan thì sò đạt tốc độ tăng trưởng khối
lượng tương đối 2,33±3,4%/ngày và chỉ số độ béo 20,77±1,1% cao nhất trong các
nghiệm thức tiếp đến là nghiệm thức tảo ly tâm (1,73±2,36%/ngày) và 2 nghiệm thức
tảo lắng bằng NaOH (1,25±2,09%/ngày), tảo lắng bằng PAC (1,26±2,27%/ngày) đạt
thấp nhất. Các loại tảo lắng bằng hóa chất khác nhau không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống
của sò huyết sau 60 ngày nuôi.
Từ khóa: sò huyết, tảo lắng, sinh trưởng, Chitosan
1 GIỚI THIỆU
Việt Nam có khoảng 2200 loài động vật thân mềm thuộc 700 giống với trên 80 loài
có giá trị kinh tế cao trong đó có sò huyết. Sò huyết là đối tượng động vật thân mềm có


giá tri kinh tế do thịt thơm ngon và rất bổ dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày
càng cao ngoài khai thác đánh bắt tự nhiên sò huyết còn được khoanh vùng nuôi ở
nhiều vùng bãi triều ven biển với tổng diện tích đang sử dụng nuôi sò trên 2000 ha ở
Việt Nam (Nguyễn Hữu Phụng và ctv, 2001). Nghề nuôi sò huyết sử dụng kỹ thuật đơn
giản, đầu tư ít nhưng sản phẩm có giá trị cao so với các loài 2 mảnh vỏ khác nên ở
nước ta đã phát triển loại hình nuôi đa dạng và mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi.
Cùng đi đôi với việc nuôi và việc sản xuất giống là vấn đề thức ăn mà trong đó tảo là
nguồn thức ăn chính của sò huyết.
Ở việt Nam trong sản xuất giống và ương nuôi các đối tượng động vật thân mềm
thường dùng tảo tươi làm thức ăn (Nguyễn Đình Hùng et al., 2004; Chu Chí Thiết và
Kumar, 2008) vì vậy không chủ động được nguồn thức ăn. Lắng tảo để lưu trữ nhằm

chủ động cung cấp thức ăn vào những giai đoạn thiết yếu trong sản xuất giống thủy sản
là vấn đề rất cần quan tâm. Từ những năm 1970 đã nghiên cứu tảo lắng bằng Al
2
(SO4)
3

dùng để nuôi cá chép (Sanbank và Hepher, 1978). Knuckey et al (2006) cho Hàu
(Crassostria gigas) ăn tảo Chaetoceros muelleri lắng bằng NaOH kết hợp với
Magnafloc LT25 liều lượng 0,5 mg/L đạt tốc độ tăng trưởng gần 600% sau 25 ngày
nuôi. Tảo Thalassiosira pseudonana lắng bằng pH và ly tâm cho Hàu ăn đạt tốc độ
tăng trưởng tương ứng 202% và 183% cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 93% của Hàu
sử dụng tảo được lắng bằng Fe
3+
(Knuckey et al, 2006). Tảo Chaetoceros lắng bằng
hóa chất Al
2
(SO
4
)
3
làm thức ăn cho nghêu giống đạt tỷ lệ sống 15,56% (Lý Bích Thủy,
2012). Sau 90 ngày thí nghiệm nghêu giống đạt tỉ lệ sống 15,56% ở nghiệm thức cho
ăn tảo Chaetoceros lắng bằng Al
2
(SO
4
)
3
(Lý Bích Thủy và Ngô Thị Thu Thảo, 2013).
Tỉ lệ sống của nghêu cho ăn tảo lắng hoặc tảo lắng có bổ sung chế phẩm sinh học và

glucose trong 90 ngày nuôi thí nghiệm lần lượt là 6,33% và 7% (Ngô Thị Thu Thảo và
Lý Bích Thủy, 2013). Việc sử dụng tảo lắng bằng hóa chất làm thức ăn cho con giống
đạt tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng chưa cao nhưng cũng cho thấy triển vọng của việc
sử dụng tảo lắng làm thức ăn cho ấu trùng hoặc con giống động vật thân mềm ăn lọc.
Nghiên cứu này nhằm xác định loại hóa chất dùng để lắng tảo Chaetoceros sp làm thức
ăn cho ương giống sò huyết (Anadara granosa), góp phần chủ động được thức ăn và
giảm chi phí trong quá trình ương sò giống.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm này được tiến hành trên sò huyết giống được mua từ Hòa Bình, Bạc
Liêu và cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp được lắng bằng 3 loại hóa chất khác nhau là:
NaOH, PAC và Chitosan đều là các sản phẩm công nghiệp có bán trên thị trường.
Nồng độ hóa chất lắng tảo là 50g/m
3
đối với NaOH, 40g/m
3
với hóa chất PAC và
20g/m
3
đối với Chitosan. Sau khi lắng tảo bằng các loại hóa chất trên thì lưu trữ lại
trong ngăn mát của tủ lạnh (4
o
C) và cho ăn duy trì ở mật độ 10.000 tb/mL. Thí nghiệm
gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức là: NT1(đối chứng): cho sò ăn
tảo ly tâm, NT2: cho sò ăn tảo lắng bằng NaOH, NT3: cho sò ăn tảo lắng bằng PAC,
NT4: cho sò ăn tảo lắng bằng Chitosan.


Thời gian theo dõi thí nghiệm là 60 ngày. Sò được nuôi trong bể composite thể tích
200 lít chứa 100 lít nước có độ mặn 20‰ (chiều cao cột nước15cm) và nền đáy là bùn
cát. Mật độ thả giống là 50 con/bể, trong mỗi bể có gắn sục khí và sục khí đảo nước để

các tế bào tảo phân bố đều trong bể. Bể nuôi sò được siphon cặn đáy mỗi 10 ngày, thay
nước mới và làm vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thí nghiệm.
Chỉ tiêu nhiệt độ trong bể nuôi sò được đo 2 lần trong ngày vào buổi sáng 7h và
buổi chiều 14h bằng nhiệt kế thủy ngân. Các chỉ tiêu còn lại gồm: pH, độ kiềm, NO
2
-
,
TAN được kiểm tra 10 ngày 1 lần bằng bộ test SERA (sản xuất tại Đức).
Mật độ tảo được thu 3 ngày 1 lần để đánh giá tốc độ lọc của sò huyết. Ngày đầu,
sau khi cho ăn khoảng 30 phút mẫu nước trong từng bể được thu để xác định mật độ
tảo ban đầu và ngày kế tiếp, trước khi cho ăn mẫu nước cũng được thu để xác định mật
độ tảo sau 24h. Mẫu nước được cố định bằng formol 5% và mật độ tảo được đếm dưới
kính hiển vi với buồng đếm Improved Neubauer để xác định tốc độ lọc tảo của sò theo
công thức:
ACR (tb/g/ngày) = (T
0
- T
24
)/khối lượng sò trong bể nuôi
Trong đó:
T
0
: mật độ tảo sau khi cho ăn 30 phút
T
24
: mật độ tảo sau 24h cho ăn
Tốc độ lọc (Filtration rate-FR) được xác định bởi công thức theo Walne (1972):
FR (mL/h) = V(logM
0
- logM

1
).60
Log
e
t
Trong đó:
V: thể tích dung dịch tảo đã sử dụng (mL)
M
0
: mật độ tảo ban đầu
M
1
: mật độ tảo sau thời gian t
t: khoảng thời gian giữa t
0
và t
1
(phút)
Mật độ tảo được tính theo công thức (buồng đếm Improved Neubauer):
Mật độ (tb/mL) =
4
10
64

N

Trong đó N là số tế bào trung bình giữa 3 lần đếm.
Sò giống của từng bể thí nghiệm được đo chiều dài, cân khối lượng và đếm số con
15 ngày/lần để xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò.
Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống (%) = (số sò còn sống/số sò thả ban đầu) ×100
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (SGR
w
)


SGR
w
(%/ngày) = [(Ln(W2) – Ln(W1))/ t] × 100
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (SGR
L
)
SGR
L
(%/ngày) = [(Ln(L2) – Ln(L1))/t] × 100
Lúc bắt đầu thí nghiệm thu 20 con sò và kết thúc thí nghiệm thu 10 con/bể ở tất cả
các nghiệm thức để xác định chỉ số độ béo của sò theo công thức :
ß (%) =
5
3
10
L
DW

Trong đó: DW là khối lượng thịt sau khi sấy ở 65
o
C sau 24h (g)
L là chiều dài của sò (mm).
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Exel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn

và vẽ đồ thị. Sử dụng chương trình SPSS với phân tích ANOVA một nhân tố, phép thử
DUNCAN để so sánh sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ biến động khá ổn định trong quá trình thí nghiệm, dao động trong khoảng
25,6
o
C – 27,5
o
C vào buổi sáng và từ 27,7
o
C – 29,5
o
C vào buổi chiều nằm trong phạm
vi thích ứng nhiệt độ của sò huyết là 20
o
C – 30
o
C (Ngô Thị Thu Thảo và trương Quốc
Phú, 2012). Chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều khoảng 2
o
C.


Hình 1: Biến động nhiệt độ (
o
C) trong quá trình thí nghiệm
Giá trị pH biến động nhẹ trong quá trình thí nghiệm, mức pH lớn nhất đo được là 9
ở nghiệm thức cho ăn tảo lắng bằng PAC và ít biến động nhất ở nghiệm thức cho ăn
tảo ly tâm. Khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thân mềm là 7,2 – 8,9

23
24
25
26
27
28
29
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sáng
Chiều
Đợt thu
Nhiệt độ (oC)


(Chu Chí Thiết và Kumar, 2008). Sự biến động pH là do thay nước trong quá trình thí
nghiệm.


Bảng 1: Bảng theo dõi pH trong quá trình thí nghiệm
Ngày thí nghiệm
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
0
8
a
± 0
8

a
± 0
8
a
± 0
8
a
± 0
10
8.07
a
± 0,115
8.4
b
± 0
8.63
c
± 0,058
8.37
b
± 0,058
20
8.2
a
± 0,2
8.6
b
± 0,1
8.73
b

± 0,058
8.37
a
± 0,058
30
8.2
a
± 0,173
8.53
b
± 0,058
9
c
± 0
8.47
b
± 0,058
40
8.17
a
± 0,153
8.5
b
± 0
8.9
c
± 0
8.37
b
± 0,115

50
8.13
a
± 0,153
8.7
c
± 0
8.87
c
± 0,058
8.4
b
± 0,1
60
8.13
a
± 0,115
8.57
c
± 0,058
8.77
d
± 0,058
8.37
b
± 0,115
Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng 1 hàng thì không khác biệt thống kê (p>0,05)
Độ kiềm giảm dần trong quá trình thí nghiệm (Hình 2) và nhỏ nhất là 89,5
mgCaCO
3

/L lớn nhất là 143,2 mgCaCO
3
/L ở tất cả các nghiệm thức. Độ kiềm ở các
nghiệm thức biến động đồng đều nhau. Độ kiềm nằm trong khoảng thích hợp cho động
vật thủy sản phát triển 75 – 150 mgcaCO
3
/L (Boyd, 1998).

Hình 2: Biến động độ kiềm (mgCaCO
3
/L) trong quá trình thí nghiệm
Hàm lượng NO
2
-
tăng cao sau 10 ngày đầu thí nghiệm do sò tiêu hóa và bài tiết tảo
lắng, tuy nhiên sau đó hàm lượng NO
2
-
ổn định lại sau mỗi lần thay nước và làm vệ
sinh. Hàm lượng NO
2
-
thấp ở nghiệm thức cho ăn tảo lắng bằng NaOH chứng tỏ sò ở
nghiệm thức này không hấp thụ tốt tảo lắng ngược lại sò được cho ăn tảo lắng bằng
Chitosan luôn cho giá trị hàm lượng NO
2
-
cao (Hình 3). Cuối thí nghiệm hàm lượng
NO
2

-
ở nghiệm thức Chitosan là cao nhất 0,5mg/L trong khi đó hàm lượng NO
2
-
ở các
nghiệm thức còn lại rất thấp 0,1mg/L sự khác biệt này cho thấy ảnh hưởng tốt của tảo
lắng bằng Chitosan đến tận cuối thí nghiệm.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1 10 20 30 40 50 60
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
Ngày thí nghiệm
Độ kiềm (mgCaCO3/L
)



Hình 3: Biến động NO
2
-

trong quá trình thí nghiệm
Hàm lượng TAN ở các nghiệm thức biến động tương đối đồng đều trong quá trình
thí nghiệm đạt cao nhất là 0,5mg/L. Boyd (1990) cho rằng hàm lượng TAN thích hợp
cho động vật thủy sản phát triển là từ 0,2 – 2mg/L.

Hình 4: Biến động TAN (mg/L) trong quá trình thí nghiệm
Trung bình các yếu tố thủy lý hóa trong các nghiêm thức không khác biệt tuy nhiên
chỉ có yếu tố pH có sự khác biệt nhưng không ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm.
pH ở nghiệm thức cho ăn tảo lắng bằng NaOH là lớn nhất và nhỏ nhất là ở nghiệm thức
cho ăn tảo ly tâm. Độ kiềm tương tự nhau ở tất cả các nghiệm thức. Hàm lượng NO
2
-

thấp nhất ở nghiệm thức Chitosan 0,28 ± 0,05 mg/L nhưng không khác biệt thống kê
với các nghiệm thức còn lại. Nồng độ TAN cao nhất là 0,4 ± 0,08 mg/L ở nghiệm thức
cho ăn tảo lắng bằng NaOH và cũng không có khác biệt thống kê với các nghiệm thức
khác (p>0,05).
Bảng 2: Giá trị trung bình của các yếu tố thủy lý hóa trong quá trình thí nghiệm
Chỉ tiêu
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
pH
8,13
a
± 0,03
8,7
d
± 0,0

8,43
c
± 0,06
8,33
b
± 0,06
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
1 10 20 30 40 50 60
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
Ngày thí nghiệm
NO2- (mg/L)
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
1 10 20 30 40 50 60
Ly tâm
NaOH

PAC
Chitosan
Ngày thí nghiệm
TAN (mg/L)


Độ kiềm
(mgCaCO
3
/L)
115,92
ab
± 3,91
119,33
b
± 1,48
117,63
ab
± 4,43
112,51
a
± 0,0
NO
2
-
(mg/L)
0,39
a
± 0,04
0,33

a
± 0,09
0,29
a
± 0,11
0,28
a
± 0,05
TAN (mg/L)
0,35
a
± 0,05
0,4
a
± 0,08
0,33
a
± 0,03
0,35
a
± 0,01
Các giá trị có chữ cái giống thì không khác biệt thống kê (p>0,05)
3.2 Tốc độ lọc tảo của sò
3.2.1 Tốc độ lọc tảo ACR (10
3
tb/g/ngày)
Trung bình tốc độ lọc tảo của sò thí nghiệm không khác biệt thống kê (p>0,05). Tốc
độ lọc tảo của sò trong 12 ngày đầu thí nghiệm cao nhất là ở nghiệm thức Chitosan
3243±62×10
3

tb/g/ngày, các nghiệm thức còn lại tương tự nhau và giai đoạn này cũng
là giai đoạn tốc độ lọc tảo đạt lớn nhất trong quá trình thí nghiệm. Do đơn vị tính tốc
độ lọc tảo là tb/g/ngày nên khi về cuối thí nghiệm khối lượng sò tăng dẫn đến tốc độ
lọc tảo giảm. Tốc độ lọc tảo của nghêu đạt 0,82±0,03×10
4
tb/g/ngày ở mức nhiệt độ
28
o
C và độ mặn 20‰ (Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn, 2012).

Bảng 3: Tốc độ lọc tảo ACR (10
3
tb/g/ngày) của sò trong quá trình thí nghiệm
Ngày
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
0 – 12
2.731
a
±113
2.742
a
±24
2.713
a
±68
3.243
b

±62
12 – 24
1.292
b
± 284
1.366
ab
±140
1.519
ab
±13
1.014
a
±71
24 – 36
1.214
a
±278
1.290
a
±49
1.347
a
±165
97
a
±88
36 – 48
1.149
ab

±99
1.347
b
±18
1.349
b
±201
934
a
±69
48 - 60
969
ab
±82
1.213
b
±63
1.176
b
±142
799
a
±40
Trung bình
1471
a
±689
1592
a
±611

1621
a
±596
1394
a
±979
Các giá trị có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (p>0,05)
3.2.2 Tốc độ lọc (Filtration rate-FR)
Tốc độ lọc tảo FR (mL/h) của sò đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn tảo lắng bằng
Chitosan 1,04 ± 0,07 mL/h và luôn cao vượt trội so với các nghiệm thức còn lại và
khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác điều này cho thấy sử dụng
tảo lắng bằng Chitosan cho sò giống ăn giúp tăng khả năng lọc tảo của sò. Nghiên cứu
của Dương Thị Hoàng Oanh và ctv. (2013) cho kết quả khi nhiệt độ tăng (theo các mức
20 – 25 – 30 – 35
0
C) thì tốc độ lọc tảo Chaetoceros của sò huyết cũng tăng theo, ở mật
độ tảo 5×10
6
tb/mL thì tốc độ lọc tảo Chaetoceros của sò huyết đạt 0,103 – 0,174
L/giờ/g.



Hình 6: Tốc độ lọc tảo FR (mL/h) của sò trong quá trình thí nghiệm
3.3 Sinh trưởng và tỉ lệ sống
Kết quả thí nghiệm cho thấy tảo Chaetoceros lắng bằng các loại hóa chất khác nhau
và sử dụng làm thức ăn đã không ảnh hưởng đến tỉ lề sống của sò trong 60 ngày nuôi.
3.3.1 Tốc độ tăng trưởng khối lượng
Sau 60 ngày thí nghiệm sò giống đạt khối lượng lớn nhất khi cho ăn tảo lắng bằng
Chitosan là 0,282 ± 0,012 g, tiếp theo là sò ở nghiệm thức cho ăn tảo ly tâm đạt 0,197

± 0,01 g, nhỏ nhất là ở nghiệm thức tảo lắng bằng NaOH (0,148 ± 0,005 g) tương tự
với nghiệm thức PAC (0,149 ± 0,015 g). Nghêu cho ăn tảo ly tâm đạt khối lượng 0,16
g và khi cho ăn tảo ly tâm bổ sung chế phẩm sinh học và glucose nghêu đạt khối lượng
0,15 g (Ngô Thị Thu Thảo và Lý Bích Thủy, 2013).


Hình 7: Khối lượng sò (g) trong quá trình thí nghiệm
Khối lượng sò huyết ở nghiệm thức cho ăn tảo lắng bằng Chitosan tăng nhanh vượt
trội so với các nghiệm thức còn lại cho thấy hiệu quả tốt từ việc lắng tảo cho sò huyết
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0 - 12 12 - 24 24 - 36 36 - 48 48 - 60
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
Tốc độ lọc tảo FR (mL/h)
Ngày thí nghiệm
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30

0 15 30 45 60
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
Ngày thí nghiệm
Khối lượng sò (g)


sử dụng làm thức ăn. Trong khi đó tảo lắng bằng NaOH và PAC cho khối lượng tăng
chậm, nghiệm thức tảo ly tâm cho tốc độ tăng trưởng trung bình trong các nghiệm
thức.
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối SGR
W
(%/ngày) của sò huyết đạt cao nhất
trong 15 ngày đầu thí nghiệm và giảm dần về cuối thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng khối
lượng tương đối ở nghiệm thức Chitosan là 2,32±0,07%/ngày lớn nhất trong các
nghiệm thức sau 60 ngày nuôi, kế đến là nghiệm thức ly tâm (1,72±0,08%/ngày) và
nhỏ nhất là NaOH (1,24±0,05%/ngày). Tốc độ tăng trưởng khối lượng khác biệt rất có
ý nghĩa thống kê sau 60 ngày nuôi (p<0,05). Nghêu cho ăn tảo Chaetoceros sp và
Nannochloropsis oculata ly tâm đạt tốc độ tăng trưởng 1,02%/ngày sau 90 ngày thí
nghiệm (Ngô Thị Thu Thảo và Lý Bích Thủy, 2013). Nhưng khi cho Hàu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigas) ăn bổ sung tảo Chaetoceros muellery lắng bằng hóa chất
kết hợp với chất trợ lắng Magnafloc LT 25 liều lượng 0,5 mg/L đạt tốc độ tăng trưởng
gần 600% sau 25 ngày nuôi (Knuckey et al, 2006).
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối SGRW (%/ngày) của sò
Ngày
Ly tâm
NaOH
PAC

Chitosan
15
5,21
a
± 1,01
4,38
a
± 0,18
4,66
a
± 0,65
7,39
b
± 0,49
30
3,02
b
± 0,52
2,32
a
± 0,08
2,4
ab
± 0,28
3,99
c
± 0,28
45
2,11
b

±0,13
1,56
a
± 0,05
1,61
a
± 0,19
2,97
c
± 0,14
60
1,72
b
±0,08
1,24
a
± 0,05
1,25
a
± 0,16
2,32
c
± 0,07
Các giá trị có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (p>0,05)
3.3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối SGR
L
(%/ngày)
Chiều dài của sò huyết ở nghiệm thức tảo lắng Chitosan cao vượt trội so với các
nghiệm thức khác (Hình 9) kế đến là nghiệm thức ly tâm và thấp nhất là NaOH và PAC
tương đương nhau.



Hình 9: Chiều dài sò huyết (mm) trong quá trình thí nghiệm
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nghiệm thức Chitosan cho kết quả tốt nhất 0,57±0,02%/ngày và nhỏ nhất là ở nghiệm
0
2
4
6
8
10
12
0 15 30 45 60
Ly tâm
NaOH
PAC
Chitosan
Ngày thí nghiệm
Chiều dài sò (mm)


thức PAC (0,24±0,04%/ngày). Đối với nghêu tăng trưởng chiều dài tương đối cao nhất
khi cho ăn tảo ly tâm (0,38%/ngày) và thấp nhất khi cho ăn tảo lắng (0,25%/ngày)
(Ngô Thị Thu Thảo và Lý Bích Thủy, 2013).
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối SGR
W
(%/ngày) của sò huyết
Ngày
Ly tâm
NaOH

PAC
Chitosan
15
1,33
b
± 0,27
0,97
a
± 0,07
0,93
a
± 0,19
1,82
c
± 0,19
30
0,66
b
± 0,11
0,48
a
± 0
0,47
a
± 0,07
0,97
c
± 0,09
45
0,52

b
± 0,04
0,35
a
± 0,01
0,31
a
± 0,06
0,72
c
± 0,04
60
0,41
b
± 0,04
0,27
a
± 0
0,24
a
± 0,04
0,57
c
± 0,02
Các giá trị có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (p>0,05)
3.4 Chỉ số độ béo
Chỉ số độ béo ban đầu của các nghiệm thức không khác biệt (p>0,05) với chiều dài
(7,12±0,04 mm); khối lượng (0,07±0,01 g) và độ béo (16,56±1,46%). Chỉ số độ béo
sau 60 ngày thí nghiệm của sò huyết khi cho ăn tảo lắng bằng Chitosan là cao nhất
(20,77 ± 1,1%) và giảm dần theo các nghiệm thức ly tâm (17,49 ± 1,53%), NaOH (15,1

± 1,38%), nhỏ nhất là PAC (14,62 ± 1,34%). Kết quả này cao hơn so với t quả nghiên
cứu của Ngô Thị Thu Thảo và ctv. (2012) cho nghêu giống ăn tảo Chlorella tươi thì
được kết quả chỉ số độ béo là 15,9%. Chỉ số độ béo của sò ở 2 nghiệm thức Chitosan
và ly tâm sau 60 ngày thí nghiệm lớn hơn ban đầu ngược lại chỉ số độ béo ở nghiệm
thức NaOH và PAC thì nhỏ hơn so với lúc bố trí thí nghiệm. Kết quả cho thấy sò huyết
ăn tảo lắng bằng Chitosan cho tốc độ tăng trưởng và chỉ số độ béo cao nhất trong các
nghiệm thức, 2 nghiệm thức NaOH và PAC cho kết quả thấp hơn.
Bảng 6: Chỉ số độ béo của sò huyết sau 60 ngày thí nghiệm
Nghiệm thức
Khối lượng (g)
Chiều dài (mm)
Độ béo (%)
Ly tâm
0,235±0,020
c
9,32±0,07
c
17,49±1,53
bc
NaOH
0,170±0,002
b
8,68±0,04
b
15,10± 1,38
b
PAC
0,154±0,002
b
8,50±0,14

b
14,62±1,34
b
Chitosan
0,311±0,030
d
10,51±0,45
d
20,77±1,10
c
Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ không khác biệt thống kê (p>0,05)

4 KẾT LUẬN
Sò huyết giống được cho ăn tảo lắng bằng Chitosan có tốc độ tăng trưởng khối
lượng tương đối (2,33±3,4 %/ngày) và chỉ số độ béo (20,77±1,1%) đạt kết quả tốt nhất
so với cho ăn bằng tảo ly tâm hoặc tảo lắng bằng NaOH và PAC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd, C.E., 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture. Birbingham Publishing
Company, Birmingham, Alabama. 482 pages.
Boyd C.E. 1998. Water Quality for Pond Aquaculture. Research and Development
Series No.43. International Center for Aquaculture and Aquatic Environments,
Alabama Agricultural Experiment Station, Auburn University, Alabama.


Chu Chí Thiết và Martin S.K., 2008. Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống Ngao Bến Tre
(Meretrix lyrata Sowerby, 1851). Phân viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc
Trung Bộ (ARSINC), Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARDI). 36
trang.
Dương Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Kim Liên và Huỳnh Trường Giang, 2013. Ảnh

hưởng của nhiệt độ, mật độ tảo và loại tảo lên tốc độ lọc của sò huyết (Anadara
granosa, Linne., 1785). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 25b/2013: 158 – 167.
Knuckey R.M., Brown M.R , Robert R. and Framptom D.M.F., 2006. Production of
microalgal concentrates by flocculation and their assessments as aquaculture
Engineering. Volum 35 (3): Pages 300 – 313.
Lý Bích Thủy, 2012. Nghiên cứu các biện pháp sử dụng tảo trong ương nghêu giống
(Meretrix lyrata). Luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ số. 56 trang.
Lý Bích Thủy và Ngô Thị Thu Thảo, 2013. Ảnh hưởng của tảo được lắng bằng các loại
hóa chất khác nhau đến sinh trưởng và tỉ lệ sống nghêu giống (Meretrix lyrata).
Tạp chí khoa học, Đại Học Cần Thơ số 25B. Trang 19-26.
Ngô Thị Thu Thảo, Đào Mỹ Dung và Võ Minh Thế, 2012. Ảnh hưởng của việc bổ
sung chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata)
giai đoạn giống. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 21b/2012: 97 – 107.
Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn, 2012. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn
đến tốc độ lọc tảo, chỉ số độ béo và tỉ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata). Tạp chí
khoa học Đại học Cần Thơ số 23B. Trang 265 – 271.
Ngô Thị Thu Thảo và Lý Bích Thủy, 2013. Ảnh hưởng của tảo Chaetoceros và
Nannochloropsis lắng đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của nghêu (Meretrix lyrata).
Tạp Chí khoa học, Đại Học Cần Thơ số 27B. Trang 130-135.
Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2012. Giáo trình kỹ thuật nuôi động vật thân
mềm. NXB Đại Học Cần Thơ. 136 trang.
Nguyễn Đình Hùng, Huỳnh Thị Hồng Châu, Nguyễn Văn Hảo, Trình Trung Phi, Võ
Minh Sơn, 2004. Nghiên cứu sản xuất nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851).
Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 3 – Nha
Trang, 11 – 12/9/2003. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 100 -114.
Sanbank E. and Hepher B. 1978. The utilization of microalgae as feed for fish. Ergeb.
Limnol 11: 108 – 120.


×