1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ TRỌNG NHÂN
THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH TRONG MÔ
HÌNH LUÂN CANH 2 VỤ TÔM 1 VỤ LÚA TẠI HUYỆN
THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2014
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ TRỌNG NHÂN
THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH TRONG MÔ
HÌNH LUÂN CANH 2 VỤ TÔM 1 VỤ LÚA TẠI HUYỆN
THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. DƯƠNG NHỰT LONG
2014
3
THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH TRONG MÔ
HÌNH LUÂN CANH 2 VỤ TÔM 1 VỤ LÚA TẠI HUYỆN
THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
Lê Trọng Nhân
Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ
ABSTRACT
Experiment the stocking of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879)
in the rotational culture with two crops of prawns alternate with one crop of rice at Thoai Son
District, An Giang Province, to increase income for culturist and contribute to building a
complete technical processes the stocking of giant freshwater shrimp in paddy fields. The study
was carried – out at two paddies where each field was 1 hactare. Prawns were stocked in
nursing ponds, beside paddy, with stocking density of 50 inds/m
2
. After 2.5 months reared in
nursing pond, male prawns were selected and stocked in rice paddies. Those prawns were
harvested after 3.5 months.
The results showed that environmental factors (temperature, turbidity, pH, DO, ammonium
COD, PO
4
-
, H
2
S) in dry season was unfavorable than rainy season but these factors was suitable
range for giant freshwater prawns grow and develop. After 6 months culturing period of dry
season, average weight fluctuated from 49,6 – 56 g/ind. Survival rate fluctuated from 32 – 36%.
Production fluctuated from 935 – 1.112 kg/ha. Profits varied from 30,309 – 82,137, millions VN
Dong/ha. Profit rate fluctuated from 19,8 – 53,6%. After 7 months culturing period of rainy
season, average weight changed from 62.1 – 69.6 g/ind. Survival rate ranged from 33 – 33%.
Production fluctuated from 1.421 – 1.543 kg/ha. Profits fluctuated from 96,563 – 106,335
millions VN Dong/ha. Profit rate fluctuated from 72 – 73%.
Key words: Rotation, Survival, Productivity, Giant freshwater prawn
Title: Experiment the stocking of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii de Man,
1879) in the rotational culture with two crops of prawns alternate with one crop of rice at Thoai
Son District, An Giang Province.
TÓM TẮT
Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) trong mô hình
luân canh 2 vụ tôm 1 vụ lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, nhằm nâng cao thu nhập cho
người nuôi và góp phần xây dựng hoàn chỉnh qui trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng
lúa. Nghiên cứu được thực hiện trong 2 ruộng có diện tích là 1 ha/ruộng, tôm được thả nuôi
trong ao ương liền kề với ruộng với mật độ 50 con/m
2
. Sau 2,5 tháng ương nuôi trong ao tôm
càng xanh đực được tuyển chọn và thả nuôi trong ruộng, nuôi thêm 3,5 tháng nữa thì tiến hành
thu hoạch.
Kết quả cho thấy các yếu tố về môi trường (nhiệt độ, độ trong, pH, Oxy, N – NH
4
+
, COD, P –
PO
4
3-
, H
2
S) trong mùa khô bất lợi hơn mùa mưa nhưng đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm
4
càng xanh sinh trưởng và phát triển. Sau chu kỳ nuôi 6 tháng ở vụ mùa khô, khối lượng trung
bình dao động từ 49,6 – 56 g/con. Tỉ lệ sống dao động từ 32 – 36%. Năng suất dao động 935 –
1.112 kg/ha. Lợi nhuận dao động 30,309 – 82,137 triệu đồng/ha. Tỉ suất lợi nhuận dao động
19,8 – 53,6%. Ssau chu kỳ nuôi 6 tháng ở vụ mùa mưa, khối lượng trung bình dao động từ 62,1
– 69,6g/con. Tỉ lệ sống dao động từ 32 – 33%. Năng suất dao động 1.421 – 1.543 kg/ha. Lợi
nhuận dao động 96,563 – 106,335 triệu đồng/ha. Tỉ suất lợi nhuận dao động 72 – 73%.
1. GIỚI THIỆU
Tôm Càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, có
kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, có chất lượng thịt thơm ngon là một
trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, giá cao lời nhiều, mang lại nguồn thu
nhập đáng kể cho người nuôi. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích nuôi tôm càng
xanh ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL có xu hướng sụt giảm. Riêng ở tỉnh An Giang,
đến cuối năm 2011 thống kê diện tích nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa luân canh chỉ
còn khoảng 390 ha (Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư An Giang, 2011). Nguyên
nhân là do có nhiều yếu tố chi phối được ghi nhận như: (1) thiếu giống cả về số lượng lẫn
chất lượng cung cấp cho mô hình nuôi, đặc biệt lưu ý về chất lượng con giống, tỉ lệ sống
tôm nuôi thương phẩm thấp và biến động lớn, (2) thiếu vốn xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ
tầng vận hành hệ thống nuôi, (3) giá con giống và thức ăn tăng cao, (4) sức sản xuất sinh
học trong mô hình ương nuôi thấp, (5) thiếu kiến thức kỹ thuật về quản lý, cải thiện chất
lượng nước.
Năm 2012, kết quả thực nghiệm 2 mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng
lúa ở xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, (1) Nuôi tôm càng xanh luân canh
trên ruộng lúa với mật độ 15 con/m
2
vận hành theo phương pháp truyền thống và (2) Cải
tiến phương pháp ương nuôi giống tôm càng xanh trong ao đất, mật độ cao 50 con
post
15
/m
2
, sau thời gian ương 2,5 tháng, tiến hành chọn lọc tôm đực, đồng đều về kích cỡ
để thả nuôi thêm 3 tháng trên ruộng lúa với mật độ trung bình 4 con tôm đực/m
2
. Trong
đó mô hình (1) cho lợi nhuận 88,4 ± 14,3 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận bình quân đạt 65
± 4 %, mô hình (2) đạt dao động từ 103,9 ± 5,8 triệu đồng/ha, tỉ suất lợi nhuận đạt 72 ± 3
%. Điều này cho thấy được hiệu quả mô hình (2) cao hơn mô hình (1)(Trần Văn Hận,
2012).
Do vậy, để nâng cao năng suất, ổn định mô hình và sản lượng tôm càng xanh cung
cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu quanh năm ở địa phương, đồng thời nhằm góp phần làm
tăng thêm thu nhập, lợi nhuận cho người nuôi tôm trên cùng diện tích canh tác thì người
dân trong vùng hoàn toàn có thể sắp xếp được thời gian khai thác trên cơ sở tăng thêm 1
vụ nuôi tôm với thời gian từ 3 – 3,5 tháng nuôi trong ruộng lúa. Từ thực tế trên nên đề
tài “Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong mô hình luân canh 2 vụ tôm 1 vụ lúa tại
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện làm cơ sở phát triển mô hình nuôi, tăng thêm vụ
nuôi tôm và tăng thu nhập cho người nuôi trên cùng diện tích canh tác.
5
Nội dung nghiên cứu: (1) Khảo sát tăng trưởng, tỉ lệ sống, năng suất tôm càng xanh
trong vụ mùa mưa. (2) Phân tích tính hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh luân
canh 2 vụ tôm 1 vụ lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 11/2013 đến tháng 11/2014 trên 2 ruộng lúa có diện tích
10.000 m
2
/ruộng tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
2.2 Bố trí lịch thời vụ
Hoạt động ương nuôi tôm trong mô hình này cũng được thực hiện qua 2 giai đoạn và
tuân thủ đúng lịch thời vụ được phân bố như sau:
Vụ lúa đông xuân Vụ TCX 1 Vụ TCX 2
Ương nuôi trong ao Ương nuôi trong ao
Vụ 1 (Mùa khô) Vụ 2 (Mùa mưa)
Hình 1. Lịch thời vụ
Ruộng lúa bắt đầu gieo xạ vào ngày 2/11/2013, khi gieo xạ được 45 ngày thì tiến
hành thả tôm ương trong ao (ngày 16/12/2014). Lúa đông xuân thu họach vào ngày
17/2/2014 thì tiến hành cải tạo ruộng nuôi (30 ngày đến ngày 17/3/2014), lúc này tôm
ương nuôi trong ao được 80 ngày tuổi tiến hành kéo tôm trong ao, tuyển lựa các con tôm
đực tốt và đồng đều về kích cỡ (những con đực lớn trong đàn, 2 càng lớn tôm có màu
cam) chuyển ra ruộng nuôi, tôm cái hoặc tôm càng xào (tôm đực nhưng 2 càng của tôm
chuyển sang màu xanh) thì thu hoạch, những con tôm đực còn nhỏ sẽ để lại trong ao
nuôi tăng cường các chất bổ dưỡng để tôm phát triển nhanh, nuôi thêm 1 tháng (ngày
15/1/4/2014) thì chuyển hết số tôm đực trong ao qua ruộng nuôi để chuẩn bị cải tạo ao
ương vụ tôm thứ hai trong năm (ngày 1/5/2014 thả giống đến ngày 27/7/2014 tuyển lựa
tôm đực). Tôm nuôi trên ruộng thêm 3 tháng (chu kỳ nuôi tôm càng xanh là 6 tháng, thời
gian ương trong ao 3 tháng và nuôi trên ruộng 3 tháng) thì tiến hành thu hoạch (ngày
16/6/2014) để chuẩn bị cải tạo ruộng cho vụ nuôi tôm thứ 2 trong năm (ngày 29/7/2014
chuyển tôm đực ra ruộng nuôi vụ 2 và đến ngày 30/10/2014 thì thu hoạch toàn bộ để
chuẩn bị sạ lúa đông xuân năm tiếp theo).
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực nghiệm nuôi trong 2 ruộng lúa có diện tích nuôi là 1 ha/ruộng.
11
12
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
6
Độ sâu mực nước ao ương và ruộng lúa được duy trì 1,2 m. Tôm càng xanh post 15
được mua từ trại giống Bình Thủy II thành phố Cần Thơ và được thả trong ao liền kề với
ruộng (3.000 m
2
/ao) 50 con/m
2
. Sau 2,5 tháng, dùng lưới kéo thu tôm và tôm càng xanh
đực được tuyển chọn và thả nuôi trong ruộng, tôm cái tiếp tục nuôi lại trong ao thêm 1
tháng thì thu hoạch.
(1) Giai đoạn ương trong ao: Tôm được ương trong ao diện tích 3.000 m
2
dưới hình
thức thâm canh. Trong quá trình ương có sử dụng quạt nước và thức ăn viên công
nghiệp (grobest 42% đạm). Tôm được cho ăn 4 lần/ngày, sau tháng nuôi thứ 2 cho ăn
thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống với tỷ lệ 40 % thức ăn viên công nghiệp và 60
% thức ăn tươi Giai đoạn này tôm được ương 80 ngày, sau đó thu hoạch tuyển lựa cá thể
đực tốt chuyển ra ruộng nuôi.
(2) Giai đoạn chuyển tôm ra ruộng nuôi: Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp
(grobest 42% đạm) kết hợp với thức ăn tươi sống (cá tạp và ốc bươu vàng) với khẩu
phần ăn dao động từ 5 – 30 %/trọng lượng /ngày. Lượng thức ăn cung cấp cho tôm nuôi
sẽ được điều chỉnh theo sự tăng trọng và chất lượng của tôm càng xanh trong quá trình
ương và nuôi. Cho tôm ăn theo nhu cầu, thông qua sàng ăn, điều chỉnh lượng thức ăn
cho tôm hàng ngày không để tôm thiếu thức ăn cũng như không cho ăn thừa. Tôm đực
nuôi trong ruộng thêm 3,5 tháng (6 tháng tính từ lúc thả Post) tiến hành thu hoạch.
2.4 Thu và phân tích mẫu
Các yếu tố môi trường được thu hàng tháng. Thời gian thu mẫu thường bắt đầu từ
7 giờ 30 phút đến 11 giờ. Các chỉ tiêu như pH, N-NH
4
+
, P-PO
4
3-
, Oxygen thì dùng
bộ test tại chổ, nhiệt độ thì dùng nhiệt kế đo, ( đối với Oxygen đo tầng mặt cộng tầng
đáy lúc 6 giờ). Độ trong được đo bằng đĩa secchi. Mẫu tôm nuôi được thu hàng tháng
với số mẫu là 30 con/ruộng để theo dõi khối lượng trung bình, tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối (DWG). Tỷ lệ sống, năng suất và sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của tôm
được xác định lúc thu hoạch.
Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và so sánh. Tổng chi phí
xây dựng mô hình bao gồm: (1) chi phí cố định: khấu hao công trình ao nuôi, máy bơm
nước, lưới kéo tôm, (2) chi phí biến đổi bao gồm chi phí cải tạo ruộng nuôi, vôi bột, dây
thuốc cá, phân bón, tôm giống, thức ăn, nhiên liệu, công thu hoạch.
Hiệu quả kinh tế của tôm vụ 2
+ Tổng thu (vụ 2) = Tổng sản lượng tôm thu hoạch (kg) x Giá (đồng/kg).
+ Lợi nhuận (vụ 2) = Tổng thu – Tổng chi ((1) chi phí cố định + (2) chi phí biến đổi)
+ Tỷ suất lợi nhuận (vụ 2) (%) = (Lợi nhuận/ Vốn đầu tư) x 100
Hiệu quả kinh tế của mô hình
7
Tổng thu = Tôm vụ 1 + Tôm vụ 2 + Vụ lúa + hoa màu
Tổng chi = Chi phí tôm vụ 1 + Chi phí tôm vụ 2 + Chi phí vụ lúa + Chi phí hoa màu
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi
Tất cả số liệu được thu thập, phân tích và xử lý bằng chương trình Excel để so sánh
và đánh giá kết quả của hệ thống nuôi.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố thủy lí
Bảng 1. Các yếu tố thủy lí
Mùa
Ruộng nuôi
Nhiệt độ (
o
C)
Độ trong (cm)
pH
Mùa mưa
Ruộng 1
29,9 ± 0,7
33,0 ± 4,2
7,8 ± 0,06
Ruộng 2
29,8 ± 0,8
32,6 ± 5,0
7,5 ± 0,2
Trung bình
29,8 ± 0,01
32,8 ± 0,27
7,6 ± 0,23
Nhìn chung, các yếu tố thủy lý đều trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng bình
thường của tôm, nhiệt độ bình quân dao động từ 29,8 – 29,9
o
C . Theo Trương Quốc Phú
(2003) thì nhiệt độ thích hợp cho tôm cá phát triển ở vùng nhiệt đới nằm trong khoảng
25 – 31
o
C. Độ trong của các ruộng nuôi dao động từ 32,6 – 33 cm phù hợp với Huỳnh
Tấn Đạt (2009) là từ 31-34 cm, điều này cho thấy vào các tháng đầu vụ nuôi cao do ao
mới cải tạo chất lượng nước trong ao tốt, về sau độ trong giảm dần điều này cho thấy ở
các tháng tiếp theo các ruộng nuôi có hàm lượng vật chất hữu cơ và số lượng các phiêu
sinh động thực vật khá phong phú, độ trong của mùa khô thấp hơn mùa mưa là do mùa
khô hoat động thay nước khó hơn mùa mưa. Theo Trương Quốc Phú (2003) độ trong
thích hợp cho ao nuôi tôm khoảng 30 – 40 cm. Qua đó cho thấy độ trong của các ruộng
nuôi tôm càng xanh ở An Giang là thích hợp cho sự phát triển của tôm càng xanh. Kết
quả thực nghiệm nuôi cho thấy giá trị pH ở các ruộng nuôi tôm dao động từ 7,5 – 7,8,
nhận định của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) cho rằng pH từ 7,5 – 8,5 là khoảng
thích hợp cho các loài phiêu sinh vật phát triển tạo môi trường đệm cho sự phát triển của
tôm nuôi, từ đó có thể thấy rằng, với giá trị pH nước từ các ruộng nuôi ở mùa mưa thu
được hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của tôm.
3.2. Các yếu tố thủy hóa
Bảng 2 Các yếu tố thủy hóa
Mùa
vụ
Ruộng
nuôi
Oxy (ppm)
NH
4
(ppm)
PO
4
(ppm)
H
2
S (ppm)
COD
(ppm)
Mùa
mưa
Ruộng 1
3,99 ± 0,34
0,34 ± 0,13
0,08 ± 0,02
0,07 ± 0,03
15,2 ± 5,16
Ruộng 2
3,94 ± 0,47
0,33 ± 0,19
0,09 ± 0,03
0,08 ± 0,04
16,0 ± 0,25
TB
3,96 ± 0,03
0,34 ± 0,01
0,09 ± 0,01
0,07 ± 0,01
15,6 ± 0,61
8
Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng Oxy trung bình dao động từ 3,94 – 3,99 ppm,
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Phương và Trần
Ngọc Hải (2004) cho rằng hàm lượng oxy tốt cho tôm từ 3 – 7 mg/lít thì kết quả thực
nghiệm cho thấy hàm lượng oxy ở các ruộng nuôi đáp ứng đủ nhu cầu hô hấp, trao đổi
chất cùng các hoạt động khác của tôm.
Hàm lượng NH
4
ở ở các ruộng nuôi thực nghiệm dao động từ 0,33 – 0,34 ppm. Hàm
lượng NH
4
thấp ở các tháng đầu vụ và cao ở các tháng cuối vụ do việc sử dụng thức ăn
thừa, quản lí môi trường chưa tốt. Theo Nguyễn Văn Thường (2007), hàm lượng NH
4
+
thích hợp là 0,2 – 2 ppm. Nhìn chung suốt vụ nuôi hàm lượng ammonia này không gây
ảnh hưởng bất lợi cho tôm càng xanh phát triển tốt trong ruộng.
Qua khảo sát cho thấy, hàm lượng PO
4
3-
dao động trung bình 0,09 ± 0,01 ppm kết
quả này thấp hơn so với Trần Quang Trí (2009) là trung bình từ 0,18 ± 0,05 ppm đến
0,20 ±0,07 ppm và cao hơn so với kết quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009) từ 0,05 ± 0,03
ppm tới 0,1 ± 0,06 ppm, nhưng nhìn chung thì hàm lượng lân trong nước vẫn thích hợp
cho sự phát triển của tôm nuôi.
.
Hàm lượng COD trong các ruộng nuôi ở vụ mùa khô dao động từ 17,0 – 17,2 ppm
cao hơn vụ mùa mưa dao động từ 15,2 – 16 ppm do mùa mưa chủ động được nguồn
nước thay, so với Huỳnh Tấn Đạt (2009) thì thấp hơn 17,7 ± 7,39 ppm –20,7 ± 10,1 ppm
chỉ tiêu này chỉ thị môi trường ở mức độ dinh dưỡng khá theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng nước trong các loại hình thủy vực giàu hay nghèo dinh dưỡng của Đặng Ngọc
Thanh (1979).
Hàm lượng H
2
S trong các ruộng nuôi ở vụ mùa khô dao động từ 0,05 - 0,07 ppm
thấp hơn so với vụ mùa mưa dao động từ 0,07 – 0,08 ppm do vụ mùa mưa sử dụng thức
ăn tươi sống nhiều nên hàm lượng H
2
S cao hơn. Theo Boyd (1990), hàm lượng H
2
S
(ppm) cho phép trong các ao, ruộng nuôi tôm càng xanh phải nhỏ hơn 0,01 ppm. Tuy
nhiên cũng theo Boyd (1990) trong quá trình nuôi, hàm lượng H
2
S có thể tăng cao từ từ
do sự thích nghi của tôm nuôi, nhưng cũng giới hạn ngưỡng chịu đựng hàm lượng H
2
S <
0,09 ppm.
Các yếu tố thủy hóa trong quá trình thực nghiệm đều thích hợp với việc nuôi tôm
càng xanh, hàm lượng H
2
S tuy có cao nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sự phát triển của
tôm.
9
3.3 Khối lượng trung bình và tăng trưởng
Bảng 3. Khối lượng trung bình và tăng trưởng
Ruộng nuôi
Ruộng 1
Ruộng 2
Thời gian nuôi
Ban đầu
DWG (đầu)
0,01
0,01
30 ngày
W(g)
1,0 ± 0,5
1,2 ± 0,5
DWG (g/ngày)
0,03
0,04
60 ngày
W(g)
7,0 ± 2,0
6,4 ± 3,7
DWG (g/ngày)
0,2
0,17
90 ngày
W(g)
15,6 ± 9,0
16,2 ± 8,4
DWG (g/ngày)
0,29
0,33
120 ngày
W(g)
31,2 ± 16,3
33,7 ± 11,7
DWG (g/ngày)
0,52
0,58
150 ngày
W(g)
47,8 ± 22,3
48,8 ± 20,0
DWG (g/ngày)
0,55
0,50
180 ngày
W(g)
55,5 ± 24,0
58,9 ± 27,7
DWG (g/ngày)
0,26
0,34
210 ngày
W(g)
62,1 ± 33,3
69,6 ± 22,4
DWG (g/ngày)
0,22
0,36
Kết quả thực nghiệm cho thấy khối lượng tôm nuôi ở 2 ruộng khi thu hoạch dao
động trung bình từ 62,1 – 69,6 g/con. Nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng trên ngày từ tháng
đầu tăng dần về sao do có sự tuyển lựa sang thưa, tôm nuôi vào mùa mưa có sự trao đổi
nước thường xuyên, điều kiện môi trường nước tốt nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào nên
tôm có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, kích cỡ tôm thu được lớn hơn so với các
nghiên cứu trước đây của Lê Quốc Việt (2005), thực hiện tại các ruộng lúa ở tỉnh Vĩnh
Long đạt khối lượng dao động từ 32 – 38 g/con, nhưng kết quả này khá phù hợp với
nghiên cứu của Trần Tấn Huy và ctv (2004), tôm nuôi trong ruộng lúa ở mùa lũ đạt khối
lượng trung bình 47,9 – 67,1 g/con, và cao hơn đề tài thực nghiệm nuôi tôm càng xanh
trên nền đất lúa vào mùa khô tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp của Huỳnh Tấn Đạt
(2009) khối lượng tôm trung bình là 44,5 – 49,83 g/con.
3.4 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng
10
Ghi chú: Tôm loại 1 ≥ 50g, Loại 2 20g – 49g, Tôm xô < 20g
Hình 2: Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng
Trong quy trình nuôi tôm càng xanh theo 2 giai đoạn tôm đực tốt được tuyển chọn
nuôi trong ruộng với mật độ trung bình 3,7 con/m
2
ở ruộng 1 và 3.6 con/m
2
ở ruộng 2
mật độ thưa kết hợp với cho tôm ăn thêm thức ăn tươi sống nên tôm nuôi phát triển
tương đối tốt. Tôm thu hoạch đạt loại 1 và 2 trong vụ mùa khô ở ruộng 1 lần lượt là 57%
và 31%, ở ruộng 2 làn lượt là 46% và 58%. Tôm loại 1 và loại 2 trong vụ mùa mưa ở
ruộng 1 lần lượt là 78% và 18%, ở ruộng 2 lần lượt là 81% và 15%. Tôm loại 1 và loại 2
trong vụ mùa mưa cao hơn mùa khô do mùa mưa nguồn thức ăn tươi sống dồi dào,
nguồn nước tốt nên tôm phát triển ngược lại thì vào mùa khô khó khăn trong việc trao
đổi nước người nuôi hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống chỉ sử dụng thức ăn công
nghiệp, điều này làm cho tôm giảm tăng trưởng và tăng giá thành sản phẩm. So với kết
quả của Huỳnh Tấn Đạt (2009), tôm nuôi trong quá trình thực nghiệm vẫn cao hơn tôm
loại 1 đạt 57 – 81% so với 20 – 30%.
3.5 Tỷ lệ sống và năng suất
Bảng 4. Tỷ lệ sống
Vụ nuôi
Ruộng
Giai đoạn 1 (%)
Giai đoạn 2 (%)
Tỉ lệ sống (%)
Mùa mưa
Ruộng 1
39,2
65,7
32
Ruộng 2
38,1
68,2
33
Trung bình
38,7 ± 0,8
67 ± 1,8
32,5 ± 1
Mùa khô
Trung bình
34 ± 2
Tỷ lệ sống ở giai đoạn 1 dao động từ 38,1 – 39,2% và thấp hơn so với tỷ lệ sống ở
giai đoạn 2 từ 65,7 – 68,2% do giai đoạn này tôm đã được tuyển chọn ra ruộng nuôi với
mật độ thấp hơn. Trong quá trình nuôi, lượng tôm cái được thu hoạch sau 4 tháng nuôi
và tôm đực được nuôi ở ngoài ruộng với mật độ thưa nên tỉ lệ sống luôn ổn định cụ thể
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Tôm loại 1 Tôm loại 2 tôm xô
Vụ mùa khô
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Tôm loại 1 Tôm loai 2 Tôm xô
Vụ mùa mưa
Ruộng 1
Ruộng 2
11
mùa khô là 34% và mùa mưa là 32,5% tỉ lệ sống ở mùa mưa thấp hơn mùa khô là do
mùa mưa ương tôm với mật độ cao hơn nên khả năng tôm ăn lẫn nhau cao làm cho tỉ lệ
sống giảm. Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2002) thì mô hình nuôi tôm càng xanh trong
ao đất mật độ 19 và 27 con/m
2
sau 7 tháng nuôi, tỉ lệ sống cao nhất chỉ đạt 23%. Từ đó
cho thấy tỉ lệ sống tôm nuôi của hai mô hình hoàn toàn phù hợp so với những nghiên
cứu trước đây ở cùng hệ thống nuôi.
Bảng 5. Năng suất
Từ kết quả bảng 5 cho thấy năng suất tôm trung bình trong vụ mùa khô là 1.032
kg/ha thấp hơn so với vụ mùa mưa là 1.482 kg/ha. Điều này có thể giải thích là do nuôi
tôm vào mùa mưa có được nguồn nước tốt, đồng thời trong vụ mùa mưa có nguồn thức
ăn tươi sống dồi dào do đó tôm nuôi tăng trưởng nhanh và phát triển tốt. Theo nghiên
cứu của Dương Nhựt Long và ctv (2005), nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa
ở tỉnh Long An với mật độ tôm nuôi 10 con/m
2
, năng suất tôm đạt dao động từ 525 –
818 kg/ha. Năng suất tôm nuôi thu được tại huyện Ô Môn năm 2004 đạt cao nhất 815
kg/ha và bình quân từ 3 ruộng thực nghiệm chỉ đạt 672 kg/ha (Trần Thanh Hải, 2004).
Do các hộ nuôi áp dụng đúng kỹ thuật và sự cải tiến trong khi nuôi khác với những cách
nuôi truyền thống là theo cách tuyển lựa tôm đực, điều này làm cho năng suất của mô
hình nuôi tăng lên và ổn định.
3.6 Phân tích hiệu quả lợi nhuận
Bảng 6. Bảng phân tích lợi nhuận từ 2 ruộng trong vụ nùa mưa và cả năm
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Mùa vụ
Mùa mưa
Mùa khô
Ruộng nuôi
Ruộng 1
Ruộng 2
Trung bình
Trung bình
Tổng chi (ha)
134,917
145,295
140,106 ± 7,340
154,800 ± 2,090
Tổng thu (ha)
231,148
251,631
241,390 ± 14,500
211,023 ± 38,734
Lợi nhuận (ha)
96,563
106,335
101,449 ± 6,900
56,223 ± 36,648
Tỷ suất lợi nhuận (%)
72
73
73 ± 0,71
36,2 ± 23,8
Lợi nhuận (lúa + hoa màu)/ha/năm 35,570
Lợi nhuận trung bình/ha/năm 193,242
Từ kết quả ở bảng 6 ta thấy chi phí vào mùa mưa thấp hơn mùa khô, do mùa khô
chất lượng nguồn nước giảm đòi hỏi người dân phải hạn chế thức ăn tươi sống và tăng
thức ăn công nghiệp, đồng thời chi phí thay nước và hóa chất xử lí nước cao nên chi phí
Vụ nuôi
Ruộng
Năng suất (Kg/ha)
Mùa khô
Trung bình
1.032 ± 79,5
Mùa mưa
Ruộng 1
1421
Ruộng 2
1543
Trung bình
1.482 ± 86,3
12
mùa khô cao hơn mùa mưa mặc dù nuôi với mật độ thấp hơn mùa mưa. Trong mùa khô
chi phí cao hơn đồng thời tôm nuôi kích cỡ nhỏ hơn và năng suất thấp hơn mùa mưa
nhưng mùa khô là mùa nghịch giá tôm rất cao nên người nuôi vẫn thu được lợi nhuận
khá cao, dao động 56,2 ± 36,6 triệu đồng/ha và mùa mưa lợi nhuận dao động 101,4 ± 6,9
triệu đồng/ha. Lợi nhuận mùa mưa cao hơn mùa khô là do người dân tận dụng được
nguồn thức ăn tươi sống (cua, ốc), nguồn nước cấp vào ruộng nuôi dễ dàng nên giảm chi
phí đầu tư, do đó lợi nhuận thu được cao hơn so với mùa khô. So với tình hình chung tại
xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn năm 2012 nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa
chỉ đạt lợi nhuận bình quân 46 triệu đồng/ha và chỉ có 29/63 số hộ nuôi có lợi nhuận
(Trần Văn Hận, 2012) thì lợi nhuận mang lại từ mô hình cao hơn cả trong mùa khô và
mùa mưa.
Do mùa khô chi phí cao lợi nhuận thấp so với mùa mưa nên tỉ suất lợi nhuận dao
động của mùa khô 36,2% thấp hơn mùa mưa 72,5%, so với kết quả thực nghiệm về mô
hình Lúa – Tôm luân canh trong điều kiện ngập lũ tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp tỷ
suất lợi nhuận dao động từ 41% (Trần Văn Hận, 2010) thì tỉ suất lợi nhuận trong mùa
khô thấp hơn, nguyên nhân là do chi phí thức ăn công nghiệp và thay nước cao hơn, tuy
nhiên trong vụ nuôi mùa mưa tỉ suất lợi nhuận đạt được khá cao so với các nghiên cứu
trước.
Ngoài vụ lúa người dân còn tận dụng được bờ bao trồng các loại hoa mùa như (củ
cải, bí đỏ…) góp phần tăng thêm lợi nhuận nhưng phải đặc biệt chú ý trong vấn đề xử lí
thuốc bảo vệ thực vật cho hoa màu tránh ảnh hưởng đến tôm.
Tổng lợi nhuận cả năm của mô hình (2 vụ tôm + 1 vụ lúa, màu) dao động từ 173,7 –
212,8 triệu đồng/ha/năm cao hơn so với Trần Văn Hận (2012) là tổng lợi nhuận mang lại
từ mô hình trên ha/năm bao gồm 1 vụ tôm + 1 vụ lúa đạt dao động từ 102,2 – 135,7 triệu
đồng/ha/năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm càng xanh trong mô hình luân canh
2 vụ tôm 1 vụ lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang mang lại lợi nhuận cao hơn so với
các nghiên cứu trên trong cùng hệ thống nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa,
góp phần tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang.
4. KẾT LUẬN
Trong quá trình thực nghiệm, các yếu tố thủy lý hoá trong các ruộng nuôi tôm
không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng , phát triển của tôm.
Sau chu kỳ nuôi 6 tháng ở vụ mùa khô, khối lượng trung bình dao động từ 49,6 -
56g/con. Tỉ lệ sống dao động từ 32 - 36%. Năng suất dao động 935 – 1.112 kg/ha. Lợi
nhuận dao động 30,3 – 82,1 triệu đồng/ha. Tỉ suất lợi nhuận dao động 19,8 - 53,6%.
13
Sau chu kỳ nuôi 6 tháng ở vụ mùa mưa, khối lượng trung bình dao động từ 62,1 –
69,6g/con. Tỉ lệ sống dao động từ 32 – 33%. Năng suất dao động 1.421 – 1.543 kg/ha.
Lợi nhuận dao động 96,7 – 106,3 triệu đồng/ha. Tỉ suất lợi nhuận dao động 72 – 73%.
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, nếu người dân áp dụng đúng các giải pháp kỹ
thuật, thực hiện đúng lịch thời vụ hoàn toàn có khả năng tăng thêm một vụ tôm trên
ruộng lúa trong năm (2 vụ tôm + 1vụ lúa), sẽ tăng năng suất, sản lượng và tăng thu nhập
cho người dân trên cùng diện tích canh tác trên năm.
5. ĐỀ XUẤT
Hệ thống nuôi phải gần sông lớn để có thể dễ dàng chủ động nước khi thấy ruộng
nuôi có hiện tượng nhiễm bẩn đặc biệt là vào mùa khô khi quá trình thay nước diễn ra
khó khăn, trong hệ thống nuôi cần có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao trong
mùa khô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boyd, 1990. Water quality in pond for aquaculture. Agriculture Experiment
Station.Auburn University.
2. Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm, Trần Văn Hận, 2005. Nuôi tôm càng xanh luân
canh trên ruộng lúa ở huyện Mộc Hoá, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. Báo cáo
dự án. 77 p.
3. Đặng Ngọc Thanh. 1979.Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và Trung học
chuyên nghiệp.
4. Huỳnh Tấn Đạt, 2009. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
trên nền đất lúa vào mùa khô” tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
5. Lê Quốc Việt, 2005. Điều tra hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất với mật độ khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long,
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học
Cần Thơ.
6. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải. 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi giáp xác – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
7. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Macry, N.Wilder.
2003. Nguyên lý kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh - Khoa Thủy Sản – Trường Đại
Học Cần Thơ.
8. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Quang Minh và Lâm Quyền, 2002. Một số kết quả bước đầu
mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thâm canh quy mô hộ gia
đình ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuyển tập Nghề Cá Sông Cửu Long. Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản II. 172 – 186 pp.
9. Nguyễn Văn Thường, 2007. Giáo trình Ngư loại II, Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học
Cần Thơ.
10. Nguyễn Việt Thắng. 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí
Minh.
14
11. TT Khuyến Nông – Khuyến Ngư An Giang, 2011. Báo cáo tình hình nuôi tôm càng
xanh trên ruộng lúa năm 2011.
12. Trần Quang Trí, 2009. Khảo sát một số yếu tố môi trường và tăng trưởng của tôm càng
xanh (Macrobrachium rosenbergii) thâm canh trong ao đất ở hai huyện Phước Long và
Hòa Bình – Bạc Liêu.
13. Trần Tấn Huy, Tạ Văn Phương và Dương Thị Hoàng Oanh, 2004. Thực nghiệm nuôi
tôm càng xanh theo mô hình tôm lúa ở Thoại Sơn, An Gian, Tạp chí khoa học Đại học
Cần Thơ chuyên ngành thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 230 – 239 pp.
14. Trần Thanh Hải, 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm luân canh trong ruộng lúa tại huyện
Ô - Môn, Tp Cần Thơ. Báo cáo đề tài Sở Khoa học Cần Thơ. 54 pp.
15. Trần Văn Hận, 2010. Khảo sát tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất tôm càng xanh nuôi
mật độ khác nhau trong mô hình tôm – lúa luân canh tại huyển Tam Nông – tỉnh Đồng
Tháp. Luận văn cao học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, Khoa Thủy Sản – Trường Đại
Học Cần Thơ.
16. Trần Văn Hận, 2012. Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm tôm càng xanh trong
ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Báo cáo
Dự án 111 trang.
17. Trương Quốc Phú, 2003, Bài giãng kỉ thuật quản lí chất lượng nước ao nuôi thủy sản,
Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ
18. Vũ Thế Trụ. 1994. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. NXB Nông Nghiệp.