Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM teamwork

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.78 KB, 9 trang )

Kỹ năng làm việc nhóm
Ngày nay, một nhân viên giỏi không chỉ biết cách
làm việc độc lập mà họ còn cần phải trang bị cho
mình thêm một kỹ năng khác được gọi là kỹ năng
làm việc nhóm.
Để trở thành một thành viên tốt trong nhóm bạn
cần:
Tránh gây phát sinh cũng như tăng cường mâu thuẫn
với các đồng nghiệp của mình. Hãy biết cách cư xử
như một người lớn. Tránh xa những người chuyên đi
nói xấu sau lưng người khác, đừng để họ biến bạn
cũng thành một kẻ chuyên đi ngồi lê đôi mách.
Sẵn sàng giúp đỡ người khác trong cùng nhóm. Giúp đỡ bằng cách cùng tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc, khuyến khích việc thực những ý tưởng hay. Giúp đỡ lẫn nhau chính là cách gắn bó các thành viên
nhanh nhất.
Duy trì những thói quen làm việc tốt như đi đúng giờ, làm việc chăm chỉ, nghiêm túc để không làm ảnh
hưởng đến các thành viên khác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để không làm chậm tiến độ của cả
đội.
Chia sẻ những kiến thức, mẹo vặt, công cụ làm việc hay với tất cả mọi người trong nhóm. Nếu muốn trở
thành một người có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả bạn phải loại bỏ ngay sự ích kỷ trong tính cách của
mình.
Nếu bạn đã thực hiện tất cả những điều trên mà vẫn không thể hòa hợp được với nhóm của mình thì có lẽ
vị trí hiện tại không phù hợp với bạn, bạn nên đi tìm một công việc khác.
Quản lý nhóm thế nào?
Làm việc theo nhóm là một kỹ năng rất quan trọng cần có ở mỗi người. Nếu bạn được bầu
làm trưởng nhóm, bạn đã biết cách quản lý thời gian và công việc của nhóm một thật hiệu
quả chưa?
Vai trò của trưởng nhóm có tính chất sống còn đối với hoạt động của nhóm đó. Để đảm nhiệm
vai trò đó một cách thành công không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi ở bạn rất nhiều thời gian,
nỗ lực và tính kiên trì.
Nếu không biết cách quản lý, bạn sẽ biến nhóm của mình thành nhóm những cá nhân hoạt động


rời rạc, không có sự gắn kết với nhau.
1. Hãy đặt ra những nguyên tắc cơ bản cho nhóm của bạn để mọi người cùng chấp hành như
những quy định về sự tham gia, thời gian họp nhóm, vai trò của từng cá nhân trong nhóm (nhóm
trưởng, nhóm phó, thư ký, ?)
2. Thường xuyên thông báo cho các thành viên trong nhóm về những nhiệm vụ cần hoàn thành
trong thời gian sắp tới cũng như tiến độ thực hiện công việc. Phân công rõ ràng trách nhiệm cho
từng người để ai cũng có phần trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
3. Nhóm tức là nhiều cá nhân với nhiều tính cách, thói quen khác nhau cùng làm việc với nhau.
Vì vậy, để trở thành một trưởng nhóm thực sự hiểu được các thành viên trong nhóm của mình
bạn nên dành thời gian tìm hiểu về cách làm việc với từng kiểu người.
4. Sự hòa thuận giữa các thành viên trong nhóm sẽ mang lại hiệu quả công việc rất lớn vì vậy
bạn cần biết tạo ra một môi trường thân
thiện trong nhóm và gắn kết các thành viên
lại với nhau. Hãy đối xử công bằng với tất cả
mọi người dựa trên hiệu quả công việc của
họ.
5. Là một trưởng nhóm, bạn sẽ thường
xuyên phải trình bày với cả nhóm về công
việc do đó, bạn nên luyện tập kỹ năng thuyết
trình và phát biểu trước đám đông thật tốt để
bài phát biểu hay thuyết trình của mình có
sức thuyết phục cao.
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) đã trở thành một trong những tố chất quan
trọng đối với những ứng viên muốn thành công.
Nếu để ý bạn sẽ thấy, có đến 60-70% các quảng cáo tuyển dụng yêu cầu ứng viên có khả năng
làm việc theo nhóm. Tuy nhiên tại các trường đại học thì dường như kỹ năng này vẫn còn bị bỏ
ngỏ.
Nguyễn Hoàng Anh, Công ty Bảo hiểm Dầu khí từng tâm sự rằng: Khi bắt đầu bước chân vào
công ty, tôi đã phải làm việc teamwork, từ những buổi học nghiệp vụ, đi dã ngoại, triển khai các

dự án lúc nào cá nhân cũng phải gắn vào tập thể.
Ban đầu tôi thực sự mệt mỏi. Tôi cảm thấy căng thẳng với cách làm việc của mọi người trong cơ
quan, họ không thiện chí và tiếng nói của tôi chẳng có ý nghĩa gì cả.
Tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ. Tuy nhiên sau một thời gian làm việc, tôi phải khẳng định rằng, sức
mạnh tập thể to lớn như thế nào. Có những việc một cá nhân giỏi nhất cũng không thể làm được
nhưng khi có sự góp sức của nhiều bàn tay thì thuận lợi hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, khi làm việc tập thể, các cá nhân có thể học hỏi lẫn nhau, bạn sẽ không bao giờ
cảm thấy đơn độc.
Các chuyên gia kinh tế đã dự báo rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ làm việc theo nhóm, vì tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm
đương được. Vì vậy kỹ năng làm việc tập thể nếu được đào tạo từ trong trường đại học sẽ thực
sự bổ ích.
Dân gian đã có câu rằng: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Người
Nhật cũng có cách ví rất hay như mỗi người là một viên ngọc, nếu kết hợp lại chúng sẽ thành
một vương miện, để nói về sức mạnh của tập thể.
Trong cuộc sống, bạn không thể chắc chắn rằng bạn có thể làm tất cả mọi việc. Nhưng khi có sự
hỗ trợ từ những người xung quanh, công việc đơn giản đi rất nhiều.
Đây cũng là lý do mà rất nhiều các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu
ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm: Khi đi xin việc làm, hình như mỗi người chỉ trang
bị cho mình bằng cấp, khả năng quản lý, còn kỹ năng làm việc trong một tập thể lại bỏ đâu mất.
Thế là khi đi làm thì mặc sức mà đấu đá, tranh giành điểm với sếp, mặc cho công việc ra thế nào
thì ra, miễn sao cái tôi của mình được thỏa mãn.
Nếu một người không biết hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích
tập thể, luôn đố kỵ, ghen ghét với các đồng nghiệp thì sẽ
không tạo nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh.
Tính cá nhân trong khi làm việc sẽ dẫn đến hậu quả là bảo
thủ, cứng nhắc và không chịu thừa nhận sai lầm. Chúng tôi
sẵn sàng “hy sinh” một người để tạo không khí làm việc thoải
mái cho những người khác.
Tuy nhiên để cá nhân có thể làm việc hiệu quả hơn trong một

tập thể thì một nguyên tắc bất di bất dịch là quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo.
Khi những nhu cầu đó được đáp ứng một cách công bằng, chắc chắn mỗi cá nhân sẽ dễ dàng
hơn trong việc liên kết với những cá nhân khác trong tập thể. Anh Hoàng Nam, phòng Nhân sự,
Công ty Canon bày tỏ.
Hiện nay, tại một số trường đại học đã có sự làm việc theo nhóm như cùng thảo luận một đề tài,
lớp học được chia ra các nhóm, tổ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không thu được nhiều
hiệu quả.
Bạn Nguyễn Ngọc Hoa, trường ĐHKHXH và NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói: Học nhóm trên giảng
đường có thể là một phương pháp hay nhưng nhiều sinh viên không mặn mà.
Tôi không thấy hiệu quả vì có ngồi với nhau thì cũng toàn nói chuyện. Tốt nhất là mình tự giải
quyết, tự làm còn nhanh hơn, ai biết phận người ấy.
Chính điều này đã tạo ra một lổ hổng cực kỳ lớn trong tư duy và phương pháp làm việc của giới
trẻ, khiến họ thực sự mệt mỏi và bỡ ngỡ khi phải làm việc trong một tập thể không ít cạnh tranh.
XÂY DỰNG NHÓM HIỆU QUẢ VỚI 20 CÂU HỎI
Một người trưởng nhóm có năng lực, các thành viên trong nhóm được gắn kết và phối
hợp ăn ý với nhau là điều kiện tạo nên hiệu quả của một nhóm.
20 câu hỏi sau đây sẽ giúp người trưởng nhóm xem xét và xác định các biện pháp để tiến hành
hoạt động hiệu quả trong nội bộ nhóm và giữa với các nhóm khác trong tổ chức.
1. Các thành viên trong nhóm có được biết đến quyết định tuyển dụng những người mới
hay không?Quyết định tuyển dụng mà ban lãnh đạo và người trưởng nhóm xem là tốt có thể
sẽ khác nhau với quan điểm của các thành viên trong nhóm. Một người mới có đủ khả năng
nhưng có thể lại thiếu đi sự hoà hợp với nhóm. Do vậy, hãy để các thành viên nhóm gặp những
người có khả năng sẽ được tuyển dụng trước khi bạn đưa ra lời đề nghị tuyển dụng. Tham
khảo ý kiến của họ cho quyết định của mình. 2. Bạn có biết "kẻ huỷ diệt" trong nhóm của
mình là ai không và bạn đã làm những gì để xử lý những kẻ như vậy?"Kẻ huỷ diệt" đối với
nhóm là những cá nhân thường có những hành vi hay gièm pha, nói xấu các thành viên khác
trong nhóm, gây xung đột nội bộ. Bạn đã dành thời gian để tìm hiểu lí do và tìm cách xử lý
những kẻ đó thế nào chưa?
3. Các thành viên nhóm có hiểu tầm nhìn, nhiệm vụ, mục tiêu, giá trị và những mong đợi
của nhóm hay không?Các thành viên trong nhóm cua bạn hiểu biết một cách rõ ràng về

những thành phần của kế hoạch phát triển của nhóm.
4. Các thành viên nhóm có được giao phó và gắn kết để đạt được thành công của nhóm?
Hãy tìm một cách thể hiện rõ ràng sự gắn kết này. Sẽ rất dễ dàng nhận ra sự thiếu gắn kết.
Phàn nàn, thiếu cố gắng, tinh thần uể oải - sẽ cho thấy việc liên hệ, gắn kết với tầm nhìn, mục
tiêu, nhiệm vụ, giá trị và mong đợi đang bị thiếu hụt.
5. Các thành viên nhóm đã được đào tạo những kỹ năng làm việc nhóm?Việc đào tạo phải
được tiến hành, bất cứ nơi nào có thể, các thành viên nhóm nên tham dự bài tập thực hành
theo nhóm.
6. Các trưởng nhóm đã được đào tạo để phục vụ cho vai trò của họ chưa?Có thể có một
số nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng nếu có thì cũng không đủ cho tất cả các tổ chức. Do đó, kỹ
năng lãnh đạo phải được phát triển. Ngoài những kỹ năng quản lý nhóm cơ bản, hãy chắc chắn
rằng các trưởng nhóm được đào tạo những kỹ năng đặc biệt như cách dàn xếp, hoà giải các
thành viên.
7. Bạn đã bắt đầu xây dựng mối quan hệ với các thành viên nhóm tương lai?Một ngày nào
đó, các thành viên nhóm hiện tại có thể sẽ bỏ việc, ra đi hoặc tham gia vào các nhóm khác
trong tổ chức. Khi bạn nhận thông báo rằng họ sẽ ra đi, bạn cần phải xác định những người
tiềm năng cho việc việc thay thế. Tiến hành xây dựng mối quan hệ với các thành viên nhóm
tiềm năng là không sớm và không thừa.
8. Bạn có tổ chức các cuộc họp nhóm thường xuyên mà những người tham gia cảm thấy
cuộc họp có ý nghĩa?Thường xuyên đề nghị các thành viên nhóm đánh giá hiệu quả của các
cuộc họp nhóm. Nếu họ cảm thấy các cuộc họp nhóm lãng phí thời gian, có thể bạn đang tổ
chức họp quá thường xuyên hoặc chuẩn bị cho các cuộc họp quá sơ sài và qua loa. Nếu họ
cảm thấy họ vẫn "đói" thông tin, thì có thể bạn chưa tổ chức đủ các cuộc họp nhóm.
9. Các cuộc họp nhóm cung cấp cả thông tin và động cơ?Bạn nên làm cho cuộc gặp mặt
15 tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm
Theo tiến sĩ M.Ballot thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset, có 15 tiêu
chuẩn để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm.
1. Lòng tin: Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của đồng nghiệp
không?
2. Bình tĩnh: Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có khả năng giải quyết tình

huống một cách bình tĩnh không?
3. Tôn trọng: Ý kiến của đồng nghiệp có được bạn quan tâm không? Bạn có rút ra
được những ý tưởng của bản thân từ những ý kiến đó?
4. Hợp tác: Khả năng hoà nhập của bạn như thế nào với đồng nghiệp từ những lĩnh
vực, khả năng, thậm chí quốc tịch khác nhau?
5. Tổ chức: Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không? Bạn có làm việc theo kế
hoạch đã vạch?
6. Khả năng làm việc dưới áp lực: Bạn có phát huy được tốt nhất khả năng khi
làm việc dưới áp lực không?
7. Khả năng giao tiếp: Bạn thích tiếp xúc với nhiều người? Bạn luôn luôn thu hút
được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện.
8. Khả năng kiểm soát tình huống: Khi một tình huống ngoài dự kiến xảy ra, bạn
luôn luôn đưa ra được những bước cần thiết để giải quyết.
9. Khả năng thuyết phục: Bạn có đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý
kiến của mình?
10. Lạc quan: Bạn có luôn tin rằng mình có khả năng tìm ra giải pháp khi “bị dồn
đến chân tường”?
11. Trách nhiệm: Bạn luôn sẵn sàng tiên phong cho việc chung?
12. Kiên trì: Khi công việc đình trệ bạn sẽ cố gắng tiếp tục được bao lâu?
13. Quyết tâm: Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi kết quả không được như mong
muốn? Từ bỏ hay tìm một hướng giải quyết khác.
14. Nhạy bén: Bạn có dự tính được những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong
công việc? Bạn có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống đó không?
15. Lắng nghe: Bạn không ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang muốn đưa ra ý kiến?
Bạn có luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình?
Uyên Phương biên tập
Nguồn: vn8x
7 kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm một cách hiệu quả
7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ dùng trong suốt quá trình nghiên cứu mức độ
“ăn rơ” của các thành viên trong nhóm:

1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên
trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng
(hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.
2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức
độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác
của họ.
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra.
Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của
mình.
4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người
khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau.
6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho
nhau.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch
đã đề ra.
(Theo vn8x)
Làm việc theo nhóm và 15 quy luật

Có các thành viên giỏi, hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có
thể xứng đáng là những “ngôi sao“ trong đội nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả đội có thể
“toả sáng“ cùng nhau, đấy là điều kiện quan trọng để có một teamwork - nhóm làm việc -
thành công.
15 quy luật làm việc theo nhóm:
1) Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn
được.
2) Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.
3) Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.
4) Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao.
5) Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào

đó.
6) Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi
mọi thứ.
7) Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và
sự tự tin.
8) Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.
9) Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau
khi làm việc.
10) Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi
thất bại trong việc trả giá.
11) Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.
12) Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.
13) Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.
14) Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
15) Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau
là khả năng lãnh đạo.
Những đặc điểm của nhóm thắng cuộc:
• Có các thành viên giỏi, hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có
thể xứng đáng là những “ngôi sao“ trong đội nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả đội có thể
“toả sáng“ cùng nhau.
• Có thói quen thắng lợi bởi vì họ luôn có nhiều kế hoạch để thành công sau lưng họ, nếu
không thì họ sẽ tham gia vào mọi hoạt động và mong chờ mình sẽ chiến thắng.
• Phát triển tính hiệp lực xuất phát từ việc thắng lợi và không chỉ được phát triển bằng
những cấp số đơn giản mà còn bằng hàm mũ như 1 x 1 = 11
• Phát triển cả năng lượng tinh thần và thể chất để vựơt qua những khó khăn.
• Tạo ra một bầu không khí thắng lợi làm cho mọi người xung quanh hiện diện như là
người chiến thắng.
• Làm lan truyền tinh thần chiến thắng khiến những ngườI mới đến thích nghi với tinh
thần hoạt động của cả đội. Làm thế nào để cho các thành viên trong đội hợp tác tốt với
bạn?

• Thường xuyên giao tiếp với mọi người và khen ngợi họ.
• Bàn bạc với mọi người về công việc của họ.
• Khuyến khích mọi người trong việc tham gia đặt mục tiêu cho cả nhóm.
• Hướng dẫn mọi người về tinh thần làm việc theo nhóm, các cơ hội
Một nhóm không chỉ là một tập hợp người
Các thành viên trong một nhóm thường không
ngang bằng trong kinh nghiệm, tài năng, giáo dục
nhưng họ ngang bằng trong một điểm quan trọng,
đó là sự gắn kết để đạt được những điều tốt nhất
cho tổ chức.
Khi John Amatt dẫn đầu đoàn thám hiểm Canada
chinh phục thành công đỉnh Everest, chỉ có 3 người
tiến tới đỉnh cao nhất. Rất nhiều nhà leo núi trong đoàn
- những người có tham vọng cả đời là chinh phục ngọn
Everest - đã lựa chọn ở lại trong trại căn cứ. Tại sao
vậy? Bởi vì họ biết những nỗ lực từ trước đến giờ của
cả nhóm sẽ mất đi nếu mọi người ai cũng muốn được
lên đến đỉnh. Họ chọn để thành công của nhóm lên
trước ước mơ của bản thân.
Đây không phải là lần đầu tiên John Amatt lên kế hoạch khám phá Everest. Mười năm trước, ông
cùng một người bạn đến từ Na Uy, đã tập hợp một nhóm các nhà leo núi từ nhiều quốc gia khác
nhau, để thử thách. Nhưng vào phút cuối cùng, ông quay trở lại và không đi nữa. Mọi người đều
nghĩ là ông quay lại để kết hôn. "Nhưng đó chỉ là một lời bào chữa", ông nói, "tôi biết rằng dù có
những nhà leo núi tốt nhất thế giới, chuyến thám hiểm này sẽ không thành công. Mọi người
muốn leo lên đỉnh vì sự huy hoàng của bản thân hoặc của đất nước họ. Dường như không ai sẵn
sàng ra các quyết định để tốt cho cả nhóm".
Và nỗi lo ngại ấy của ông đã sáng tỏ. Không chỉ nhóm không phối hợp để lên đến đỉnh, mà trong
hành trình ấy, các chuyên gia leo núi này thậm chí còn ham mê trong cuộc chiến ném đá vào
nhau.
Một nhóm không chỉ là những người làm việc cùng lúc và cùng một nơi với nhau. Một nhóm thực

sự là một tập hợp các cá nhân khác nhau cùng chia sẻ sự gắn kết với công việc để giành được
mục tiêu chung. Một tập hợp người - ở gia đình của bạn, nơi làm việc của bạn và cộng đồng của
bạn - sẽ có được kết quả tốt nhất nếu gắn kết trong một nhóm.
Tất cả chúng ta muốn trở thành một phần của một điều gì đó lớn hơn chúng ta. Mối quan hệ
nhóm sẽ lấp đầy các nhu cầu cơ bản. Nhóm là một lực lượng có sức mạnh vô cùng và phải
thường xuyên bồi đắp sức mạnh ấy. Hãy chắc chắn bạn đã chỉ rõ cho mỗi thành viên trong nhóm
thấy họ đã có thể đóng góp như thế nào. Một nhóm, mỗi thành viên và tổ chức lớn hơn sẽ mang
lại lòng nhiệt tình lớn hơn và thành công lớn hơn.
Sẽ là không thực tế nếu nói rằng chúng ta có thể sống và làm việc với nhau mà không có xung
đột, nhưng bằng việc truyền đạt sự khác nhau, tập trung vào mục tiêu chung và không "ném
những viên đá" vào nhau, mỗi nhóm sẽ sải được những bước dài đến thành công.
Nguyệt Ánh
Theo fripp

×