TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRƢƠNG HOÀNG ANH
XÁC ĐỊNH LIỀU BENZOCAINE (ETHYL 4-
AMINOBENZOATE) GÂY MÊ PHÙ HỢP TRONG TIÊM
VẮC-XIN PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2014
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRƢƠNG HOÀNG ANH
XÁC ĐỊNH LIỀU BENZOCAINE (ETHYL 4-
AMINOBENZOATE) GÂY MÊ PHÙ HỢP TRONG TIÊM
VẮC-XIN PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:
PGs.TS TỪ THANH DUNG
2014
2
XÁC ĐỊNH LIỀU BENZOCAINE (ETHYL 4-AMINOBENZOATE) GÂY MÊ
PHÙ HỢP TRONG TIÊM VẮC-XIN PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
Trương Hoàng Anh*,Từ Thanh Dung
Bộ môn Bệnh học thủy sản, Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ
*Email:
ABSTRACT
Objective of the study is to determine the appropriate dose of anesthesia in
vaccination activities. In 4-size catfish fish like experimental fish were chose in 4
groups 5 - 10g, 12 - 20g, 22 - 40g and 42 - 70g. Each group was carried out 7
concentrations benzocaine such as 40, 60, 80, 100, 120, 140, 160ppm and 1 control
group without anesthetic. The experiment was repeated 3 times and recorded
behaviour swimming and feeding activities 7 days. Results showed that the sizes of
fish in different concentrations of different anesthetics. Results showed that the
appropriate dose of anesthetic for vaccination at the sizes of fish 5 - 40g and 42 - 70g
were 80 - 100 and 60 - 100ppm, respective. Experimental fish became normal
feedings after 2 day no fish kills.
Keysword: catfish, Pangasianodon hypophthalmus, Benzocaine.
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định liều gây mê phù hợp trong hoạt động tiêm vắc-
xin cá tra giống ở 4 cỡ cá 5 - 10g, 12 - 20g, 22 - 40g và 42 - 70g. Mỗi cỡ cá được thí
nghiệm với 7 nồng độ thuốc khác nhau lần lượt là 40, 60, 80, 100, 120, 140, 160ppm
và 1 lô đối chứng không có thuốc gây mê. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần đồng thời
theo dõi hoạt động bơi lội, bắt mồi 7 ngày sau khi thí nghiệm. Nồng độ gây mê phù
hợp ở cá cỡ 5 – 40g là 80 - 100ppm và 42 - 70g là 60 - 100ppm. Ở nồng độ gây mê
phù hợp sau 2 ngày cá bắt mồi lại bình thường và không có hiện tượng cá chết.
Từ khóa: Cá tra, Pangasianodon hypophthalmus, benzocaine.
1. GIỚI THIỆU
Ngành công nghiệp nuôi cá tra đã phát triển rất mạnh trong những năm qua, đưa cá
tra trở thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên những năm
gần đây tình trạng dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Trong đó bệnh do vi khuẩn gây
thiệt hại rất lớn. Hiện nay, thuốc kháng sinh vẫn là biện pháp điều trị bệnh phổ biến
nhất. Việc lạm dụng thuốc trong cách trị bệnh và sử dụng không đúng liều lượng qui
định, đã làm cho tình trạng bệnh trên cá ngày càng nghiêm trọng và khó khăn hơn
trong việc điều trị do việc xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc (Từ Thanh Dung
và ctv., 2008). Do đó, việc tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh cho cá là hướng đi mới
nhằm kiểm soát dịch bệnh và giảm bớt rủi ro cho người nuôi giúp cho ngành nuôi
3
công nghiệp cá tra phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, phương pháp này
cũng tồn tại một số nhược điểm như gây xây xác, gây stress cho cá. Để khắc phục
các nhược điểm của phương pháp tiêm vắc xin, trước khi tiêm việc gây mê cá là một
bước quan trọng và không thể thiếu. Chính vì thế, đề tài “Xác định liều benzocaine
(Ethyl 4-aminobenzoate) gây mê phù hợp trong tiêm vắc xin phòng bệnh cho cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện là rất cấp thiết nhằm hỗ trợ
cho việc tiêm vắc-xin phòng trị bệnh trên cá tra.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Cá thí nghiệm: Cá tra giống sạch bệnh được kiểm tra sức khỏe và thuần dưỡng ở
trại cá giống tại thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, được ương trong bể bạt 30 - 50m
3
từ giai đoạn cá bột lên cá giống. Nhằm kiểm soát được hoàn toàn các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá và kết quả thí nghiệm. Khi cá đạt kích cỡ cá được
vận chuyển về phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản,
Trường Đại học Cần Thơ. Thuần dưỡng 2 tuần trong bể composite 0,5m
3
mật độ
500 con/m
3
, cho ăn 2 lần/ngày, thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường như
nhiệt độ, oxy hòa tan, độ pH, NH
3,
NO
2
trong bể tiến hành thí nghiệm.
Hóa chất: Benzocaine (Ethyl 4-aminobenzoate) là một đồng phân của tricaine được
sử dụng như một thuốc gây mê cho cá. Benzocaine có dạng bột màu trắng, không
mùi. Benzocaine không bền nên được lưu trữ trong bóng tối.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn thuốc gây mê: Benzocaine được hòa tan vào dung môi
cồn 96
0
theo tỉ lệ 10g vào 100ml cồn, ta thu được dung dịch chuẩn benzocaine
100.000ppm, từ dung dịch chuẩn này pha loãng ra các nồng độ dùng cho thí nghiệm.
Dung dịch được bảo quản trong tủ lạnh 4
0
C.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phƣơng pháp tiến hành gây mê
Trước khi gây mê 12 - 24 giờ không cho cá ăn tránh cá bị sốc và nôn thức ăn ra
ngoài. Khi bắt cá, chú ý giữ tay luôn ướt và thao tác nhẹ nhàng tránh xay xác da cá.
Kiểm tra, duy trì các thông số môi trường như nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan, độ
pH trong bể gây mê giống với môi trường nước nuôi để tránh gây sốc cho cá. Nhiệt
độ không được chênh lệch quá 2
0
C, khử sạch cặn bẩn trong bể gây mê. Cá thí
nghiệm được gây mê theo phương pháp tắm, từ dung dịch chuẩn ban đầu
100.000ppm pha với nước sạch đến các nồng độ cần để tiến hành thí nghiệm, sau
đó thả cá cần gây mê vào. Thí nghiệm được thực hiện từ nồng độ thấp đến nồng độ
cao.
4
2.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với sự đồng nhất về hóa chất, loại cá,
nguồn nước và bể thí nghiệm. Hệ thống thí nghiệm được bố trí gồm 1 bể gây mê, 1
bàn tiêm, 10 bể nước sạch để cá hồi tĩnh và 24 bể theo dõi sau khi thí nghiệm. Bể
được bố trí trong nhà, có sục khí nhẹ và liên tục.
Thí nghiệm được bố trí gồm 8 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi
lần 10 con. Nồng độ benzocaine được bố trí lần lượt là 40, 60, 80, 100, 120, 140 và
160ppm tương ứng với các nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và nghiệm thức đối chứng
lá 0 ppm. Với tổng số cá thí nghiệm 960 con. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 7
ngày.
Các chỉ tiêu theo dõi: Cá sau khi gây mê được theo dõi trong 7 ngày, theo dõi hoạt
động bơi lội bắt mồi tình trạng sức khỏe cá, tỷ lệ cá chết và các biểu hiện bất thường
của cá, đồng thời đo các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, pH, DO, NO
2
, NH
3
/NH
4
đo
2lần/ngày vào lúc 7h và 14h.
2.2.3 Các bƣớc gây mê
Thí nghiệm được mô phỏng theo quy trình gây mê và tiêm vắc-xin ngoài thực tế ao
nuôi.
Bước 1: Cá được thả vào bể thuốc gây mê, theo dõi thời gian cá chuyển từ tạng thái
tĩnh sang mê. Ghi nhận kết quả T1.
Hình 1. Cá chuyển sang trong trạng thái gây mê.
Bước 2: Chuyển cá mê từ môi trường gây mê sang bàn tiêm theo dõi và ghi nhận thời
gian cá tĩnh trong thời gian tiêm.
5
Hình 2. Cá được chuyển lên bàn tiêm.
Bước 3: Cá được tiêm trong khoảng 3-4 phút, ghi nhận thời gian T2.
Bước 4: Cá được thả vào bể hồi sức với môi trường nước sạch. Theo dõi thời gian cá
dần phục hồi, trở lại trạng thái bình thường. Ghi nhận thời gian T3.
Hình 3. Cá bắt đầu hồi tĩnh trong môi trường nước sạch sau vài phút
Bước 6: Sau khi hồi sức cá được chuyển sang bể nước sạch để theo dõi tình trạng sức
khỏe, hoạt động bắt mồi trong một tuần.
Hình 4. Cá được theo dõi 1 tuần
6
2.2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu tính các giá trị trung bình bằng phầm mềm excel.
Phân tích số liệu bằng chương trình MSTATC và so sánh các cặp trung bình nghiệm
thức bằng kiểm định Duncan.
3. KẾT QUẢ
3.1 Một số chỉ tiêu môi trƣờng
Nhiệt độ, pH, DO, NO
2
và NH
3
/NH
4
nhìn chung trong khoảng thời gian bố trí thí
nghiệm, các điều kiện môi trường luôn ổn định và nằm trong khoảng thích hợp đối
với điều kiện sinh lý, sinh hóa bình thường của cá và không ảnh hưởng đến kết quả
thí nghiệm. Với kết quả đo được: Nhiệt độ (26,5-28
0
C), pH (6,5 – 7,5), DO (4 –
6mg/l), NH
3
(0,01– 0,1 mg/l) và NO
2
(0,07 – 0,1 mg/l).
3.2 Kết quả thí nghiệm xác định nồng độ benzocaine gây mê phù hợp
3.2.1 Kết quả thí nghiệm cỡ cá 5 - 10g
Bảng 1: Thời gian cá mê trung bình và tỉ lệ % cá chết ở những ngƣỡng nồng độ
xác định.
Nghiệm
thức
Nồng độ
(ppm)
Thời gian (phút)
Tỉ lệ cá chết
(%)
T1
T2
T3
ĐC
0
0
0
0
0
c
1
40
12±0,2
a
3±0.13
a
1±0,05
a
0
c
2
60
3,8±0,02
b
3±0,14
a
1,6±0,06
a
0
c
3
80
2±0,02
c
3±0,1
a
1,3±0,02
a
0
c
4
100
1,5±0,01
cd
3±0,12
a
1,5±0,03
a
0
c
5
120
1,2±0,01
cd
3±0,16
a
1,7±0,03
a
0
c
6
140
1±0,03
d
3±0,09
a
1,3±0,05
a
6,7
b
±0,02
7
160
0,8±0,01
d
3±0,11
a
1,2±0,03
a
16,7±0,37
a
Ghi chú: các giá trị trên cùng một cột có các ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê, P > 0,05
Kết quả thí nghiệm cá cỡ 5 - 10g ở bảng 1 cho thấy ở nồng độ 40 - 60 ppm cá có thời
gian chuyển từ trạng thái tĩnh sang mê khi tiếp xúc với dung dịch gây mê dài 12 phút
và 3,8 phút không phù hợp cho việc gây mê trong hoạt động tiêm vắc-xin, ở cá nhỏ
có thời gian chuyển sang trạng thái mê khi tiếp xúc với thuốc không đồng loạt giữa
các cá thể, cần có nồng độ cao phù hợp để các cá thể mê đồng loạt hơn, nhưng không
quá cao có thể làm chết cá. Ở nồng độ 140ppm gây chết 6,7% số cá thí nghiệm và
160ppm là 16,7%. Vậy nồng độ phù hợp là 80 -100ppm với thời gian mê khi tiếp xúc
với thuốc 1,5 - 2 phút, đảm bảo cá nằm im trên bàn tiêm hơn 3 phút và có thời gian
hồi tĩnh khi thả vào nước sạch ngắn 1,3 - 1,5 phút.
7
3.2.2 Kết quả thí nghiệm cỡ cá 12 - 20g
Bảng 2: Thời gian cá mê trung bình và tỷ lệ % cá chết ở những ngƣỡng nồng độ
xác định.
Nghiệm
thức
Nồng độ
(ppm)
Thời gian (phút)
Tỉ lệ cá chết
(%)
T1
T2
T3
ĐC
0
0
0
0
0
c
1
40
10±0,03
a
3±0,11
a
0,9±0,01
c
0
c
2
60
3,8±0,04
b
3±0,13
a
1,2±0,03
bc
0
c
3
80
2,1±0,02
c
3±0,1
a
1,6±0,06
ab
0
c
4
100
1,7±0,01
d
3±0,08
a
1,8±0,07
ab
0
c
5
120
1,2±0,01
e
3±0,04
a
2,1±0,13
a
0
c
6
140
1±0,01
f
3±0,06
a
1,8±0,03
ab
10±0,02
a
7
160
0,8±0,02
f
3±0,15
a
3±0,05
ab
16,7±0,01
b
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các ký tự giống nhau là khác biệt không có
ý nghĩa về mặt thống kê, P > 0,05.
Kết quả thí nghiệm cá cỡ 12 - 20g ở bảng 2 cho thấy, ở nồng độ 40ppm và 60ppm cá
có có thời gian chuyển từ trạng thái tĩnh sang mê khi tiếp xúc với dung dịch gây mê
dài 10 phút và 3,8 phút không phù hợp cho việc gây mê trong hoạt động tiêm vắc
xin, nồng độ gây mê phù hợp là 80 - 100ppm với thời gian cá mê khi tiếp xúc với
dung dịch thuốc là 1,7 - 2,1 phút đảm bảo cá nằm im trên bàn tiêm hơn 3 phút và hồi
tĩnh khi thả vào nước sạch là 1,6 – 1,8 phút, đến nồng độ 140ppm gây chết cá với tỷ
lệ chết 10% và 16,7% ở nồng độ 160ppm.
8
3.2.3 Kết quả thí nghiệm cỡ cá 22 - 40g
Bảng 3: Thời gian cá mê trung bình và tỉ lệ % cá chết ở những ngƣỡng nồng độ
xác định.
Nghiệm
thức
Nồng độ
(ppm)
Thời gian (phút)
Tỉ lệ cá
chết (%)
T1
T2
T3
ĐC
0
0
0
0
0
c
1
40
9±0,06
a
3±0,12
a
2,5±0,04
b
0
c
2
60
3,4±0,07
b
3±0,04
a
1,3±0,05
c
0
c
3
80
2,1±0,02
c
3±0,07
a
1,7±0,08
bc
0
c
4
100
1,5±0,01
d
3±0,15
a
1,6±0,07
c
0
c
5
120
1,1±0,01
e
3±0,06
a
1,9±0,2
bc
0
c
6
140
1±0,02
e
3±0,17
a
1,5±0,01
c
20±0,01
b
7
160
0,8±0,01
e
3±0,14
a
3,8±0,06
a
23,4±0,4
a
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê, P > 0,05
Kết quả thí nghiệm cá 22 - 40g không khác nhiều so với cá 12 - 20g, nồng độ phù
hợp cho hoạt động gây mê là 80 - 100ppm. Với nồng độ này đảm bảo cá có thời gian
mê phù hợp cho hoạt động tiêm vắc-xin đồng thời cách xa nồng độ gây chết cá, ở
nồng độ 140ppm gây chết 20% số cá thể và 23,3% cá thể ở nồng độ 160ppm.
3.2.4 Kết quả thí nghiệm cỡ cá 42 - 70g
Bảng 4: Thời gian cá mê trung bình và tỉ lệ % cá chết ở những ngƣỡng nồng độ
xác định.
Nghiệm thức
Nồng độ
(ppm)
Thời gian (phút)
Tỉ lệ cá
chết (%)
T1
T2
T3
ĐC
0
0
0
0
0
c
1
40
9
A
±0,02
a
3±0,17
a
2.4±0,04
a
0
c
2
60
2,5±0.03
b
3±0,16
a
2,4±0,04
ab
0
c
3
80
2±0.02
c
3±0,1
a
1,9±0,08
bc
0
c
4
100
1,8±0.02
d
3±0,05
a
1,5±0,03
c
0
c
5
120
1,4±0,01
e
3±0,11
a
1,7±0,01
c
0
c
6
140
1±0,01
f
3±0,09
a
1,8±0,04
c
23,4±0,38
b
7
160
0,7±0,01
g
3±0,08
a
0,9±0,11
c
50±1,8
a
9
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê, P > 0,05
Cá cỡ 42 - 70g có nồng độ gây mê phù hợp thấp hơn so với cá cỡ 5 - 40g. Nồng độ
phù hợp là 60-100ppm có thời gian mê khi tiếp xúc với thuốc là 1,8 - 2,5 phút, nằm
im trên bàn tiêm hơn 3 phút và thời gian hồi tĩnh khi cho vào nước sạch 1,5 - 2,4
phút. Ở nồng độ 140ppm tỷ lệ cá chết tăng đột biến 23,3% và lên đến 50% ở nồng độ
160ppm.
3.3 Tình trạng sức khỏe hoạt động bắt mồi và tỉ lệ chết của cá trong 7 ngày.
Sau khi cá hồi tĩnh được theo dõi trong trong 7 ngày. Ngày thứ nhất không cho cá ăn
do hoạt động của cá chưa ổn định phản ứng mạnh với tác động từ bên ngoài, ngày
thứ 2 cho cá ăn bình thường, ở một số nghiệm cá còn phản ứng bơi mất định hướng
khi có tác động bên ngoài, từ ngày thứ 3 trở đi cá hoạt động bơi lội bắt mồi diễn ra
bình thường, ở tất cả các nghiệm thức không có cá chết.
4. THẢO LUẬN
Theo Coyle và ctv(2004) cho rằng, thuốc gây mê lý tưởng cho cá là có tác dụng gây
mê nhanh mà không làm cá hoảng loạn hay stress, dễ quản lý, duy trì trạng thái mê
mong muốn và cá hồi phục nhanh khi cho vào nước sạch. Do đó thí nghiệm được
thực hiện lần lượt trên các kích cỡ cá khác nhau nhằm xác định liều gây mê phù hợp.
Qua 4 thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống của cá bị ảnh hưởng ở 2 nồng độ 140ppm và
160ppm. Nếu gây mê với nồng độ thích hợp sẽ duy trì cho cá ở trạng thái mê trong
suốt quá trình tiêm, hoạt động trao đổi chất của cá gần như bị ngưng truệ, cá nằm im
dễ thực hiện thao tác tiêm hạn chế cá trầy xước và giảm stress, từ đó làm tăng tỉ lệ
sống của cá.
Đến nay chưa có nghiên cứu nào báo cáo chính xác về tác dụng thuốc gây mê
benzocaine đối cá tra ở Việt Nam. Nhưng benzocaine đã được nghiên cứu và ứng
dụng trên nhiều loài cá khác nhau, điển hình là nghiên cứu của Ross và Geddes.,
(1979) khảo sát liều lượng benzocaine trên cá trê trắng và cá rô phi là 100ppm. Đối
với chim trắng thì có nghiên cứu của Gomes et al. (2001), ngưỡng gây mê là 100-
150ppm.
Với kết quả thí nghiệm trên cá tra giống, ngưỡng gây mê benzocaine an toàn phù
hợp tùy theo kích cỡ cá mà có nồng độ gây mê khác nhau. Theo Lydia Brown (2010)
để bảo đảm quản lý được tác dụng của chất gây mê, không nên gây mê với trọng
lượng cá vượt quá 80kg/m
3
nước. Cá lớn có hàm lượng lipit cao, chất gây mê có thể
bị giữ lại lâu hơn trong lớp mỡ và phân hủy chậm, gây ra tác dụng dài hơn so với cá
nhỏ, do đó liều gây mê cho lớn phải thấp hơn so với liều gây mê cá nhỏ.
Qua thí nghiệm trên 4 kích cỡ của cá 5 - 10g , 12 - 20g, 22 - 40g, 42 - 70g, đối với
mỗi khoảng kích cỡ thì ta xác định được những nồng độ an toàn và thời gian thích
hợp. Ở cá cỡ 5 - 40g là 80 - 100ppm đảm bảo cá nằm im trên bàn tiêm khoảng 3 phút
đủ cho hoạt động tiêm vắc-xin. Cá cỡ 42 - 70g thì nồng độ phù hợp là 60-100ppm có
10
thời gian mê khi tiếp xúc với thuốc là 1,8 - 2,5 phút, nằm im trên bàn tiêm khoảng 3
phút và thời gian hồi tĩnh khi cho vào nước sạch 1,5 - 2,4 phút. Như vậy nồng độ
benzocaine phù hợp để gây mê phụ thuộc ít nhiều vào kích cỡ cá.
Hiện nay trên thị trường có nhiều hoạt chất thuốc cũng có tác dụng gây mê cho cá,
phục vụ cho quá trình vận chuyển, tiêm vắc-xin, Mặc dù có nhiều chất gây mê,
nhưng chỉ có một số chất được phép sử dụng đối với thủy sản nuôi với
những mục đích khác nhau. Hiện nay, Mỹ và các nước châu Âu chỉ cho phép
sử dụng duy nhất tricaine methanesulphonate (MS-222 hay TMS) để gây mê cho cá
thực phẩm. MS-222 được sử dụng rộng rãi trên thế giới với độ an toàn cao cho
nhiều loài cá và tôm(Lydia Brown, 2010).
Thực tế cho thấy benzocaine có hoạt tính gây mê mạnh hơn MS-222, vì vậy với liều
lượng thấp hoặc bằng thì benzocaine tác dụng nhanh hơn. Ví dụ đối với rô phi và cá
chép ở 19
0
C, nồng độ 50ppm benzocaine có tác dụng gây mê trong vòng 6,5 phút đối
với rô phi và 3,9 phút đối với cá chép (Treves-Brown, 2000). So với MS-222 không
cho hiệu quả gây mê thậm chí sau 15 phút mà chỉ có tác dụng an thần. Ở liều 80ppm
thời gian phản ứng với thuốc của MS-222 so với benzocaine dài hơn 2 lần khi dùng
cho cá rô phi và 3 lần đối với cá chép. Ở nồng độ 100ppm thời gian trên là 1,5 lần
cho cả hai loài. Liều liều gây mê cho từng loài khác nhau thì khác nhau. Trong
nghiên cứu trên thì cá chép phản ứng với thuốc nhanh hơn cá rô phi ở tất cả các liều
thử nghiệm. Thời gian phản ứng 3 phút có thể đạt được ở liều dùng 65ppm ở cá chép
và 80ppm ở cá rô phi(Treves-Brown, 2000).
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở các cỡ cá khác nhau có nồng độ gây mê phù hợp khác
nhau. Cỡ cá nhỏ dùng liều cao hơn cá lớn để gây mê đồng loạt, nồng độ gây mê phù
hợp ở cá cỡ 5 - 40 là 80-100ppm và 40 - 70g là 60-100ppm.
Cần tiến hành thử nghiệm thuốc gây mê benzocaine ngoài thực nghiệm ao nuôi với
lượng cá lớn để có kết quả thực nghiệm hơn, đồng thời theo dõi tác dụng của
benzocaine đối với sức khỏe cá trong thời gian dài.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allen, J.L., 1988. Residues of benzocaine in rainbow trout, largemouth bass, and
fish meal, Prog. Fish Culturist. 59-60
2. APHA., 1985. Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water,
16 Th. Edition. American Public Health Association, Washington, DC.
3. Giderhus, P.A., 1989. Efficacy of benzocaine as anesthetic for salmonid fishes,
N.Am. J. Fish. Manage. 150-153.
4. Giderhus, P.A. 1990 Benzocaine as a fish anesthetic: Efficacy and safety for
spawning-phase salmon, Prog. Fish Culturist. 189-191
5. Giderhus, P.A., 1991. Lemm, C.A and Woods, L.C., Benzocaine as an anesthetic
for striped bass, Prog. Fish Culturist. 105-107.
6. Gomes, L.C., 2001 Chippari-Gomes, A.R., Lopes, N.P., Roubach, R. And Araujo-
Lima, C.A.R.M., Efficacy of Benzocaine as an Anesthetic in Juveline Tambaqui
Colos-soma macropomum, J. World Aquac. Soc. 426-431
7. />me-trong-nuoi-trong-thuy-san.htm ( ngày cập nhật: 1/07/2014).
8. L.G. Ross and B. Ross., 2008. Anaesthetic and Sedative Techniques for Aquatic
Animals. 222p.
9. Treves-Brown, K.M., 2000. Applied fish pharmacology. Kluwer Academic
publishers. 206-218.
10. Laird, L.M. and Oswald, R.L., 1975. A note on the use of benzocaine (ethyl p-
aminobenzoate) as a fish anaesthetic, j. Inst. Fish. Manage. 92-94.
11. Mattson, N.S. and Riple, TH.,1989. Metomidate, a better anesthetic for cod
(Gadus morhua) in comparison with Benzocaine, MS-222, chlorobutanol, and
phe-noyethanol, Aquaculture. 89-94.