Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

phát triển phương pháp phân tích tồn lưu thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos trong bùn và nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ thuốc trong cá và bùn đáy của mô hình lúa – cá có sử dụng quinalphos

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.28 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN








HỒ THỊ BÍCH TUYỀN







PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN LƯU THUỐC TRỪ SÂU
HOẠT CHẤT QUINALPHOS TRONG BÙN VÀ NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG
QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ THUỐC TRONG CÁ VÀ BÙN ĐÁY CỦA MÔ HÌNH
LÚA – CÁ CÓ SỬ DỤNG QUINALPHOS







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN











2014







TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






HỒ THỊ BÍCH TUYỀN






PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN LƯU
THUỐC TRỪ SÂU HOẠT CHẤT QUINALPHOS TRONG
BÙN VÀ NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG
ĐỘ THUỐC TRONG CÁ VÀ BÙN ĐÁY CỦA MÔ HÌNH
LÚA – CÁ CÓ SỬ DỤNG QUINALPHOS






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN QUỐC THỊNH





2014

1


PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỒN LƯU
THUỐC TRỪ SÂU HOẠT CHẤT QUINALPHOS TRONG
BÙN VÀ NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG
ĐỘ THUỐC TRONG CÁ VÀ BÙN ĐÁY CỦA MÔ HÌNH
LÚA – CÁ CÓ SỬ DỤNG QUINALPHOS
HồThị Bích Tuyền và Nguyễn Quốc Thịnh
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

ABSTRACT
The topic development of analytical methods pesticide residues active substance
quinalphos in mud and study the relationship between drug concentrations in fish
and sediment of rice-fish models using pesticide quinalphos ingredients had made
to determine fit extraction method in the analysis of residual sludge quinalphos,
the survey cleaning process during sample analysis mud, the level evaluation of
pesticide quinalphos ingredients in sediment, combination and evaluation of
analysis results with quinalphos residues in fish from fields using pesticide
quinalphos ingredients. The results show that extracting with acetone solvents:
hexan (1: 9) and with don't the process of cleaning for optimum efficiency,
extracting performance get 58,5%, average area with don't process of cleaning
more than that do it's.
Keyword: Quinalphos, soil (sediment), Pesticideresidue, rice-fish models.
TÓM TẮT
Đề tài phát triển phương pháp phân tích tồn lưu thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos
trong bùn và nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ thuốc trong cá và bùn đáy
của mô hình lúa – cá có sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos được thực hiện
nhằm mục đích xác định phương pháp chiết tách phù hợp trong phân tích tồn lưu
quinalphos trong bùn, khảo sát quy trình làm sạch trong quá trình phân tích mẫu
bùn, đánh giá mức độ tồn lưu của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos trong đất bùn,
kết hợp và đánh giá kết quả phân tích được với tồn lưu thuốc trừ sâu quinalphos có
trong cá từ ruộng có sử dụng hoạt chất quinalphos. Kết quả cho thấy chiết tách

bằng dung môi acetone:hexan (1: 9) và không qua quá trình làm sạch cho hiệu quả
tối ưu nhất, hiệu suất chiết tách đạt 58,5%, trung bình diện tích không qua làm

2

sạch cao hơn so với làm sạch. Giới hạn định lượng của phương pháp trên mẫu bùn
(LOQ) là 4ng/g.
Từ khóa: Quinalphos, bùn đáy, dư lượng thuốc trừ sâu, mô hình lúa – cá.
GIỚI THIỆU
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa lớn nhất của Việt
Nam, chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng, đóng góp đến 90% sản lượng gạo
xuất khẩu (Lưu Hoàng Vân, 2010), đóng vai trò quan trọng phát triển KT – XH
của cả nước nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Đồng thời cũng là vùng
sản xuất thủy sản đứng đầu cả nước với sản lượng thủy sản xuất khẩu chiếm 65%
tổng sản lượng thủy sản toàn quốc.ĐBSCL có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi
trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, sau một thời gian tăng trưởng và phát triển
nhanh, NTTS của vùng cũng còn gặp không ít thách thức, khó khăn (FlCen, 2014).
Đời sống nông dân cũng lâm vào khó khăn, vì thế để cải thiện kinh tế gia đình
nhiều nông dân đã áp dụng mô hình cá lúa kết hợp. Nuôi cá kết hợp trong ruộng
lúa giúp nông dân giảm được chi phí làm cỏ, chi phí thuốc BVTV, chi phí đầu tư
thức ăn cho cá. Bởi vì, cá – lúa có mối quan hệ cộng sinh với nhau, cùng sống
trong ruộng lúa nhưng không có sự cạnh tranh về thức ăn, ngược lại có sự hổ trợ
lẫn nhau. Ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ, các loại động vật sống trong
ruộng lúa… làm thức ăn cho cá giảm chi phí thức ăn cho cá. Ngược lại, các loại
chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa,
giảm chi phí làm đất. Kết quả thực tế cho thấy lợi nhuận thu được từ mô hình lúa –
cá lớn hơn nhiều so với trồng lúa đơn thuần (Lê Nga, Trung tâm Thông tin Nông
nghiệp & PTNN, 2013), theo báo cáo của Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ,
(2011) cho thấy diện tích nuôi cá trong ruộng lúa ở thành phố Cần Thơ năm 2011
là 9.954 ha chiếm 73,5% tổng diện tích nuôi. Sản lượng nuôi đạt 3.256 tấn, bình

quân đạt 327 kg/ha. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp nếu không sử dụng
thuốc BVTV thì một nửa mùa màng và năng suất ước tính bị phá hoại (Bộ Y
tế,2009) vì thế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là bắt buộc và không ngừng
tăng lên. Theo Berg, (2001) ở Việt Nam mỗi năm tiêu thụ không dưới 30 ngàn tấn
thuốc BVTV (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Công et al, 2006). Vì vậy dư lượng thuốc
BVTV có thể tồn lưu trong đất, nước và thủy sản. Một trong các loại thuốc trừ sâu
sử dụng phổ biến trên ruộng lúa là Kinalux 25 EC (chứa hoạt chất Quinalphos) có
nồng độ hoạt chất 250 g/L do Công ty United Phosphorus Ltd sản xuất.
Quinalphos là hoạt chất trừ sâu gốc lân hữu cơ hiện đang được sử dụng rộng rãi
trên rau, trái cây, bông và lúa. Việc sử dụng rộng rãi thuốc các loại thuốc trừ sâu

3

không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, vi sinh vật, các thiên địch trên
ruộng lúa mà còn ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất kể cả đất trầm tích (đất bùn).
Đất có thể xem là một hồ chứa một số loại hợp chất thuốc trừ sâu trong môi
trường vì thế việc phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong đất có thể có ích trong
việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
Tồn lưu thuốc BVTV được nghiên cứu nhiều bởi các tác giả trong và ngoài
nước.Nguyễn Thanh Phong(2013) tối ưu hóa phương pháp trên hệ thống sắc ký
đầu dò cộng kết điện tử, xây dựng quy trình làm sạch mẫu cơ, xây dựng phương
pháp ly trích mẫu nước và đánh giá mức độ tồn lưu của ba loại thuốc bảo vệ thực
vật (trifluralin, quinalphos và dichlovos). Angeslique Lazartigues et al (2011) xác
định dư lượng 13 loại thuốc trừ sâu bằng phương pháp LC – MS/MS, giới hạn
định lượng dưới 5ng/g trong nước, trong đất bùn và cơ thịt cá dưới 1ng/g.
Tồn dư lượng thuốc BVTV trong đất đã để lại các tác hại đáng kể cho môi trường.
Có khoảng 1000 hợp chất hóa học được sử dụng trên thế giới trung bình có
khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn động trong đất
và lôi cuốn vào chu trình: Đất – Cây – Động vật – Người (Lê Văn Khoa, 1995).
Thuốc BVTV đi vào môi trường đất do các nguồn: Phun xử lý đất, phun phòng

chống các loại dịch hại lúa. Tồn lưu hoạt chất thuốc trừ sâu trong đất bùn có thể
ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trừ sâu trong cá nuôi ở mô hình lúa – cá. Do đó đề
tài “Phát triển phương pháp phân tích tồn lưu thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos
trong mẫu bùn và nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ thuốc trong cá và bùn
đáy của mô hình lúa cá có sử dụng quinalphos” được thực hiện nhằm xác định
khoảng thời gian thu hoạch cá tốt nhất để hạn chế tối đa sự lây nhiễm hóa chất
thuốc trừ sâu trong cơ thịt cá.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại bộ môn dinh dưỡng và chế biến, Khoa Thủy Sản, trường
Đại học Cần Thơ. Nguyên vật liệu gồm bùn, mẫu cá chép thu từ ruộng, thuốc trừ
sâu Kinalux 25 EC có hoạt chất quinalphos thuộc gốc lân hữu cơ được mua từ đại
lý kinh doanh thuốc BVTV. Chất chuẩn Quinalphos, Sigma-Aldrich, St. Louis,
Missouri, United States và Nội chuẩn Chlorpyriphos D10. Hóa chất thí
nghiệmgồm có:n-hexan, acetone, chloroform, ethyl acetace, dichlomethan.Thí
nghiệm được tiến hành bởi sự hỗ trợ của các dụng cụ như: Tủ đông -20
0
C, giấy
lọc, phiễu, bình tam giác 50 mL, 100mL, hệ thống máy sắc ký khí Shimazdu 2010
đầu dò cộng kết điên tử ECD. Micropipete, Máy lắc ngang SHAKER-SK300, hệ
thống cô quay chân không.

4

Chuẩn bị mẫu
Mẫu bùn được lấy trên ruộng lúa có mô hình lúa cá kết hợp ở huyện Cờ Đỏ thành
phố Cần Thơ. Bùn được lấy ở độ sâu từ 0 đến 4 cm (Angélique Lazartigues et al,
2011). Sau khi thu mẫu cho vào túi PE (khoảng 3 đến 5 túi, mỗi túi khoảng 500 g)
đem về phòng thí nghiệm trữ trong tủ đông –20
0
C cho đến khi phân tích.

Phương pháp phân tích
Xác định dung môi chiết tách phù hợp trong phân tích tồn lưu Quinalphos trong
bùn.
Thí nghiệm được tiến hành nhằm tìm ra dung môi chiết tách thích hợp nhất để tách
thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos trong mẫu bùn trên ruộng lúa tối ưu nhất.Thí
nghiêm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lăp lại, có 3 nghiệm thức, tổng số
mẫu là 9. Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại dung môi chiết tách khác nhau là:
Acetone: hexane (1:9), Acetone: Dichloromethan (1:9) và ethylacetate: chlorofrom
(50:50). (Quy trình chiết tách dựa trên mô tả của Pathan et al, 2012 ) với một số
thay đổi).
Cân chính xác 5gram bùn ướt cho vào bình tam giác, thêm 1 mL gồm chất chuẩn
và nội chuẩn (quinalphos 500ppb, Chlorpyriphos D10), để yên trong 30 phút.
Thêm 10 mL dung môi chiết tách (Acetone: Hexan (1:9),Acetone:Dichloromethan
(1:9) hoặc ethylacetate: chlorofrom (50:50)), khuấy đều. Sau đó đặt lên máy lắc
ngang, lắc qua đêm với tốc độ 125 lần/phút. Tiếp theo thêm 2 gram Na
2
SO
4
khan
trước khi lọc qua giấy lọc, rửa giấy lọc bằng 1 mL dung môi chiết tách, rót dịch
lọc vào bình cầu rửa cốc bằng 2 mL dung môi chiết tách. Cô quay dịch lọc, sau đó
hoàn nguyên bằng 1 mL Acetone. Lọc qua đầu lọc 0,2µm trước khi phân tích trên
hệ thống sắc ký khí (GC).
Khảo sát quy trình làm sạch trong quá trình phân tích mẫu bùn.
Dựa vào kết quả từ thí nghiệm 1 chọn được dung môi chiết tách tối ưu nhất để tiến
hành thí nghiệm 2. Trước khi phân tích trên hệ thống sắc ký khí làm sạch mẫu đất
có thể làm giảm độ nhiễu nền tăng diện tích chất cần phân tích. Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 quy trình khác nhau và lặp lại 3 lần, có 4 nghiêm
thức, tổng số mẫu là 12. Các nghiệm thức 1, 2, 3 và 4 lần lượt là làm sạch bằng
SPE, làm sạch bằng lỏng - lỏng qua dung môi H

2
O, làm sạch bằng lỏng - lỏng qua
dung môi acetonenitril và không qua làm sạch.
Làm sạch qua cột SPE.
Chuẩn bị cột SPE: Cho vào cột một lớp mỏng bông gòn thủy tinh và cân lần lượt 5
gram mỗi loại forisil, silicagel, Na
2
SO
4
cho vào cột và sau đó lại cho thêm một lớp
mỏng bông gòn thủy tinh trên lớp mặt. Tiếp theo tiến hành hoạt hóa cột bằng cách

5

cho lần lượt 4 mL acetone, 4 mL n-hexan sau đó cho dịch chiết lọc qua cột và cuối
cùng thêm vào 10 mL dung dịch acetone : hexan (1: 9). Cô quay dịch lọc, sau đó
hoàn nguyên bằng 1 mL acetone. Lọc qua đầu lọc 0,2µm trước khi phân tích trên
hệ thống sắc ký khí (GC).
Làm sạch bằng lỏng – lỏng.
Chất chuẩn Quinalphos được cho vào 5 gram mẫu đất và tiến hành chiết tách như
thí nghiệm 1. Sau đó thêm 4 mL dung môi làm sạch (H
2
O hoặc Acetonitril) và lắc
ngang 30 phút, hỗn hợp phân lớp hút phần dịch chiết lớp trên cho vào bình cầu. Cô
quay dịch chiết, sau đó hoàn nguyên bằng 1 mL acetone. Lọc qua đầu lọc 0.2 µm
trước khi phân tích trên hệ thống sắc ký khí (GC).
Không qua làm sạch.
Cân chính xác 5gram bùn ướt cho vào bình tam giác, thêm 1 mL gồm chất chuẩn
và nội chuẩn (quinalphos 500ppb, Chlorpyriphos D10), để yên trong 30 phút.
Thêm 10 mL dung dịch acetone:hexan (1:9), khuấy đều. Sau đó đặt lên máy lắc

ngang, lắc qua đêm với tốc độ 125 lần/phút. Tiếp theo thêm 2gram Na
2
SO
4
trước
khi lọc qua giấy lọc, rửa giấy lọc bằng 1 mL dung dịch acetone:hexan (1:9), rót
dịch lọc vào bình cầu và rửa cốc bằng 2 mL dung dịch acetone:hexan (1:9). Cô
quay dịch lọc, sau đó hoàn nguyên bằng 1 mL acetone. Lọc qua đầu lọc 0.2 µm
trước khi phân tích trên hệ thống sắc ký khí (GC).
Phân tích mẫu cơ thịt cá.
Tồn lưu qinalphos trên mẫu cơ thịt cá thu từ thí nghiệm được phân tích theo
phương pháp mô tả bởi Nguyễn Văn Quí (2013). Mẫu cơ ly trích bằng dung môi
Acetonitrile:aceton (1:1). Cân 2g mẫu cá, thêm 2g muối Na
2
SO
4
+ 8ml
acetonitrile:aceton (1:1), votex, lắc ngang 20 phút (300 lần/phút và ly tâm lần 1
(5000 vòng/phút, 25
0
C,5 phút), hút lấy phần dịch chiết, phần rắn còn lại lặp lại
quy trình như trên nhưng không thêm muối, dịch chiết sau lần ly tâm 1 và 2 trộn
lẫn với nhau và cô quay. Thêm10ml dung môi n – hexan vào bình cầu sau khi cô
quay, sau đó ly tâm lần 2 (5000 vòng/phút, 25
0
C,5 phút), lấy dịch chiết lớp trên
đem cô quay lần 2 và hoàn nguyên bằng 100µL Nội chuẩn trong ACE, 900 µL
acetone và lọc qua đầu lọc 0.2 µm trước khi phân tích bằng sắc ký khí GC/ECD.
Đánh giá mức độ tồn lưu của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos trong đất bùn và
cá từ ruộng có sử dụng hoạt chất quinalphos

Mẫu cá và bùn được thu từ ruộng thí nghiệm có sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất
quinalphos. Thí nghiệm được bố trí như sau: Sau khi cho nước và thả cá vào ruộng
lúa 3 ngày tiến hành phun thuốctrừ sâu hoạt chất quinalphos trên lúa gây nhiễm
cho đất lần 1 với hàm lượng quinalphos theo khuyến cáo của nhà sản xuất là

6

42,5g/1000m
2
. Mẫu được thu tại các thời điểm trước khi phun thuốc (ngày 0) và
sau khi phun thuốc 1 ngày, 3, 7, 14, và 24 ngày. Sau 24 ngày tiến hành thì tiếp tục
phun thuốc lần 2, cùng nồng độ với lần 1, thu mẫu tại các thời điểm sau khi phun
thuốc 1 ngày, 3, 7, 14, 28 ngày sau khi xịt thuốc, sau đó cách 7 ngày thu mẫu 1 lần
cho đến cuối vụ lúa. Phương pháp thu mẫu: Mẫu bùn được thu từ ruộng ở độ sâu
từ 0 đến 4 cm. Sau đó cho mẫu vào bao PE đem về phòng thí nghiệm trữ trong tủ
đông – 20
0
C cho đến khi phân tích.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2007.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
Kết quả phương pháp chiết tách phù hợp trong phân tích tồn lưu Quinalphos
trong bùn bằng phương pháp sắc ký khí.
Kết quả phân tích của 3 phương pháp chiết tách được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phân tích của 3 dung môi chiết tách (n=3), giá trị được thể hiện
bằng trung bình ± độ lệch chuẩn.

Diện tích peak
Dung môi
Chất chuẩn
(500 ng/mL)

Nội chuẩn
(40 ng/mL)
Hiệu suất thu hồi
(%)
Acetone:hexan (1: 9) 44859

46788

58,5±1,35
a
Chloroform: Ethylacetate
(50:50)
37135 24390

48,4±4,18
ab
Acetone: Dichloromethan
(1:9)
28017 6863 36,5±10,5
b
Ghi chú: các chữ cái giống nhau trên cùng 1 cột biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở
p<0,05.
Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 1 cho thấy hiệu suất thu hồi của chất chuẩn
của quy trình 1 (dung môi chiết tách là acetone:hexan (1:9)) là 58,5±1,35
a
, cao hơn
so với quy trình 2 và 3 và nó cũng có độ lệch chuẩn thấp nhất và do dung dịch n-
hexan có khả năng phân cực tốt. Như vậy ta sẽ áp dụng quy trình 1 để chiết tách
quinalphos đối với mẫu đất. Do tính chất của đất nên hiệu suất thu hồi của phương
pháp nhỏ hơn so với hiệu suất thu hồi trên mẫu cá và nước được thực hiện bởi

Nguyễn Văn Quí (2013) sử dụng hỗn hợp dung dịch acetonitric và acetone (1:1)
để phân tích quinalphos trên mẫu cơ có hiệu suất thu hồi 88,5%, dung môi n-
hexan chiết tách trên mẫu nước cho hiệu suất thu hồi 97,4%.
Kết quả khảo sát quy trình làm sạch trong quá trình phân tích mẫu đất

7

Kết quả làm sạch được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Trung bình diện tích peak và tỉ lệ chất chuẩn trước trên chất chuẩn sau
dựa vào hiệu suất thu hồi của cả 4 quy trình (n=3), giá trị được thể hiện bằng trung
bình ± độ lệch chuẩn.

Diện tích peak
Dung môi làm
sạch (n=3)
Chất chuẩn (500 ng/mL)
Hiệu suất thu hồi (%)
SPE 1511

1,8±3,18
a
H
2
O 41553

50,7±11,8
b
Acetonitril 4672

5,67±4,91a

Không làm sạch 44859

54,7±1,28
b

Ghi chú: các chữ cái giống nhau trên cùng 1 cột biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở
p<0,05.
Kết quả thí nghiệm ở bảng 2 cho thấy hiệu suất thu hồi của không làm sạch
54,7±1,28
b
cao hơn so với các quy trình làm sạch, đồng thời độ nhiễu nền có các
quy trình gần như giống và diện tích peak của các quy trình làm sạch không cao.
Trừ quy trình làm sạch bằng nước nhưng hiệu suất thu hồi có độ lệch chuẩn cao
50,7±11,8
b
. Do đó quy trình không qua làm sạch để chiết tách quinalphos đối với
mẫu đất được sử dụng. Đối với phân tích mẫu cơ, không qua làm sạch cũng cho
kết quả tốt hơn so với qua quy trình làm sạch (Nguyễn Văn Quí , 2013).
Kết quả đánh giá mức độ tồn lưu của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos trong
đất bùn từ ruộng có sử dụng hoạt chất quinalphos.
Kết quả phân tích tồn lưu quinalphos theo thời gian sau khi gây nhiễm 2 lần được
thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Sự tồn lưu của quinalphos trong bùn theo thời gian (n=3), giá trị được thể
hiện bằng trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nồng độ quinalphos ở các thời gian khác nhau (ng/g)(ppb)
Lần
gây
nhiễm

0

ngày

1
ngày
3
ngày
7
ngày
14
ngày
24
ngày
28
ngày
42
ngày

56ngày

1
0 <LOQ

3,07 19,5 10,2 7,10
2
<LOQ

39.4 73,7 91,6 26,9 15,9 <LOQ
Bảng 4: Giá trị LOD và LOQ của phương pháp phân tích mẫu bùn (n=3), giá trị
được thể hiện bằng trung bình ± độ lệch chuẩn.




8


Nồng độ (ng/g)
Nồng độ được tính toán
bằng đường chuẩn (ng/g)
Hệ số biến động (CV%)
0
0 0
10
6.6±2.8 42.5
20
22.4±4.3 19.4
50
55.4±10.4 18.8
100
100.6±11.2 11.2
200
197.8±13.6 6.9
400
393.3±8.4 2,1
Theo tài liệu hướng dẫn chuẩn hoá phương pháp phân tích được công bố trên văn
bản SANCO/12495/2011 của Châu Âu, giá trị LOQ (giới hạn định lượng) của
phương pháp được chấp nhận khi hệ số biến động (CV%) giữa các lần lập lại tại
các điểm trên đường chuẩn bắt đầu đạt được và thấp hơn 20% (bảng 4). Do đó
trong phương pháp này LOQ được xác định ở điểm 20 ng/ml đối với dung dịch
sau khi trích ly và là 4ng/g (4ppb) tính trên mẫu bùn đem phân tích (do lượng mẫu
phân tích là 5 g).

Tương quan giữa nồng độ quinalphos trong bùn và trong cá

Hình 1: Biểu đồ thể hiện sự tồn lưu của quinalphos trong bùn (a) và cá chép (b)
theo thời gian, giá trị LOQ của mẫu bùn và cá lần lượt là 4 ng/g và 3,75 ng/g.
Dựa vào đồ thị ta thấy lượng tồn lưu của Quinalphos trên mẫu bùn sau khi gây
nhiễm cao sau 7 và 14 ngày gây nhiễm, lượng quinalphos tăng dần sau khi gây
nhiễm và sau ngày 14 thì giảm dần do mẫu bùn có thời gian ngấm (tích lũy) thuốc
lâu hơn. Với mẫu cá thì lượng tồn lưu của Quinalphos cao nhất là 1 ngày sau khi
gây nhiễm, nồng độ quinalphos giảm dần theo thời gian từ 1913 ng/g ở ngày 1
xuống còn 24,7 ng/g ở ngày 24. Do ở mẫu cá có chứa lipid nên lượng tồn lưu hoạt
chất quinalphos cao hơn so với mẫu bùn. Theo Nguyễn Quan Trung và Đỗ Thị
Thanh Hương,( 2012) quinalphos làm thay đổi hoạt tính men ChE ở não cá chép

Ng/g Ng/g

9

và phụ thuộc vào thời gian, kết quả cho thấy hoạt tính ChE ở não cá chép có xu
hướng giảm có ý nghĩa ở tất cả các nồng độ thuốc so với đối chứng (p<0,05). Từ
đồ thị ta thấy trên cả 2 mẫu bùn và cá đều cho kết quả là lần gây nhiễm 2 lượng
tồn lưu cao hơn so với lần 1. Theo Pathan et al, (2012) sau 30 ngày phun thuốc
không còn sự tồn lưu của hoạt chất thuốc trừ sâu quinalphos trong đất. Ruộng lúa
có tổng số 17 loài động vật đáy, mật độ trung bình 537 ct/m
2
, sinh lượng trung
bình 59,6g/m
2
, động vật đáy được xác định làm chỉ thị cho dư lượng thuốc BVTV
(Hồng Xuyến, Sở KH&CN Hậu Giang, 2014). Thuốc trừ sâu tích lũy trong đất sẽ
di chuyển khỏi vị trí và làm ô nhiễm môi trường xung quanh hoặc đi vào nguồn

nước hoặc nước ngầm, gây hại cho hệ vi sinh vật trong đất và gây hại cả cho cá
nuôi trên ruộng vì cá ăn côn trùng, mùn bã hữu cơ và tảo trên ruộng và vì bùn,
nước và cá có mối quan hệ tương quan lẫn nhau trên ruộng lúa, nồng độ thuốc
nhiễm từ nước vào cá, từ nước vào bùn và ngược lại. Do đó nếu trong bùn tồn lưu
hoạt chất thuốc trừ sâu thì có khả năng thuốc trừ sâu sẽ di chuyển vào trong nước
và các loài thuỷ sinh vật sống trong môi trường nước.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp phân tích tồn lưu thuốc trừ sâu hoạt
chất quinalphos trong bùn thích hợp nhất là khi sử dụng dung môi acetone:hexan
(1: 9) và quy trình chiết tách không cần qua quá trình làm sạch.Sau khi phun thuốc
lần hai 42 ngày thì lượng quinalphos còn lại trong bùn nhỏ hơn giá trị LOQ. Với
mẫu cơ, mức độ tồn lưu của quinalphos thấp hơn LOQ sau 39 ngày sử dụng thuốc
trên ruộng.
Tuy nhiên, phương pháp phân tích tồn lưu trên mẫu cá khá phức tạp nên cần phát
triển các phương pháp phân tích đơn giản hơn trên mẫu cá.
Cần kết hợp với kết quả phân tích tồn lưu quinalphos trên mẫu nước để đánh giá được
mối tương quan của hàm lượng quinalphos trong đất, cá và môi trường nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A. K. Pathan
.
N. S. Parihar
.
B. N. Sharma, 2012. Dissipation Study of Quinalphos
(25 EC) in/on Brinjal and Soil. Bull Environ Contam Toxicol 88:894–896.
Angelique Lazartigues, Cedric Fratta, Robert Baudot, Laure Wiest, Cyril Feidt,
Marielle Thomas, Cecile Cren-Olive, 2011. Multiresidue method for the
determination or 13 pesticides in three environmental matrices: water,
sediments and fish muscle. Talanta 85 1500-1507.

Bộ y tế, 2009. Ngộ độc thực phẩm do thuốc bảo vệ thực
vật. Ngày truy cập

10

14/08/2014.
Chi cục Thủy Sản thành phố Cần Thơ, 2011.Báo cáo công tác tháng 12 năm 2011. 6
trang
EC, 2011.Method validation and quality control procedures for pesticide residues
analysis in food and feed. Document N
0
SANCO/12495/2011.Supersedes
Document No. SANCO/10684/2009. Implemented by 01/01/2012.
FlCen, 2014.Đối thoại bàn tròn về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng
ĐBSCL (05/11/2014), />trong/111oi-thoai-ban-tron-ve-phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-ben-vung-vung-
111bscl/.Truy cập 02/12/2014.
Hồng Xuyến, 2014. Nghiệm thu đề tài “Đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
nhóm lân hữu cơ, carbamate và cục tổng hợp trên sông rạch chính tại Hậu
Giang”.
Lê Nga, 2013. Mô hình 1 lúa – 1 cá, hướng đi mới của xã Đồng Ích, Trung tâm
Thông tin Nông nghiệp &
PTNN, />8L, ngày truy cập 02/12/2014.
Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiễm, NXBGB.
Lưu Hoàng Vân, 2010. Đầu tư cho vựa lúa Đồng bằng sông Cửu
Long. />9513&Itemid=50. Truy cập ngày 15/08/2014
Nguyễn Mỹ Hoa, Lê Văn Khoa, Trần Bá Linh, 2010. Bài giảng Hóa lý đất. Khoa
Nông Ngiệp, Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Quang Trung và Đỗ Thị Thanh Hương, 2012.Ảnh hưởng của thuốc trừ
sâu hoạt chất quinalphos đến hoạt tính men cholinesterase và glutathione-s-
transferase của cá chép (cyprinus carpio). Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ.

Số 22a 131-142.
Nguyễn Thanh Phong, 2013. Tối ưu hóa phương pháp phân tích và đánh giá tồn
lưu 3 loại thuốc bảo vệ thực vật (Trifluralin, Dichlovos và Quinalphos) bằng hệ
thống sắc ký khí trong sản phẩm thủy sản. Luận văn đại học.Trường Đại học
Cần Thơ. Bộ môn Dinh dưỡng và chế biến Thủy sản, Khoa Thủy Sản.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Xuân Lộc, Lư Thị Hồng Ly và Nguyễn Thanh
Phương, 2006. Ảnh hưởng của basudin 50EC lên hoạt tính enzyme
cholinesterase và tăng trọng của cá lóc (Channa striata). Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học 2006, ĐH Cần Thơ, trang 13-23.
Nguyễn Văn Quí, 2013. Đánh giá mức độ tồn lưu và đào thải của thuốc trừ sâu
hoạt chất Quinalphos trong môi trường nước và cơ thịt cá trên mô hình cá lúa kết
hợp. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ. Bộ môn Dinh dưỡng và chế biến
thủy sản, Khoa Thủy Sản.

×