Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.04 KB, 103 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Hằng
Sinh viên lớp: Đầu tư 47D
Khoa: Kinh tế Đầu tư
Sau thời gian thực tập tại Phòng khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh
Ngân hàng Công thương Ba Đinh- Hà nội. Dưới sự hướng dẫn của Ths. Trần Mai
Hoa tôi đã lựa chọn đề tài: " Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn
trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội
" để
làm chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập không hề có sự sao chép của
bất kỳ ai khác, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu
sai tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Danh mục chữ viết tắt
NHCT Ngân hàng Công thương
CNCB Công nghiệp chế biến
DAĐT Dự án đầu tư
CTCP Công ty cổ phần
TCT Tổng công ty
DN KHL Doanh nghiệp khách hàng lớn
DN KHVVN Doanh nghiệp khách hàng vừa và nhỏ
DN KHCN Doanh nghiệp khách hàng cá nhân
DN VVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục bảng biểu


Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ba đình giai đoạn 2005-2008
Bảng 1.3 Tình hình cho vay tín dụng tại CN NHCT Ba đình 2005-2008
Bảng 1.4 Tình hình hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh từ 2005- 2007
Bảng 1.5 Cơ cấu tín dụng trung & dài hạn tại NHCT Ba đình 2005-2008
Bảng 1.6 Số dự án đã thẩm định và dự án cho vay tại CN NHCT Ba Đình
Bảng 2.1 Cơ cấu nợ hai ngành Xây dựng và CNCB tại CN 2007- 2008
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT trong ngành CNCB tại
CN NHCT Ba Đình................................................................................................................................4
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT trong ngành CNCB tại CN NHCT
Ba Đình................................................................................................................................................80
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
Lời mở đầu
Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tế
Việt Nam đang đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Ngành ngân hàng nói
riêng cũng không nằm ngoài những diễn biến đó.Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này
mới là lúc những mặt yếu kém, những định hướng không thực sự tích cực của nền kinh
tế nói chung cũng như hoạt động tại CN NHCT Ba Đình nói riêng cũng sẽ biểu hiện rõ
ràng hơn hết. Nhận thức được vấn đề đó, với nỗ lực đóng góp chung vào mục tiêu phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chi Nhánh đã có những thay
đổi và định hướng cụ thể từng bước đi, chiến lược cạnh tranh để mở rộng và tiếp tục
khẳng định uy tín của mình.
Ngay trong thời kỳ khủng hoảng này, các tổ chức nói chung không chỉ chống đỡ
với những khó khăn mà còn phải có sẵn những định hướng đầu tư hợp lý để bắt kip
nhanh chóng chu kỳ đi lên của nền kinh tế. Đánh giá nhìn nhận các ngành một cách
toàn diện cũng là một việc cần phải làm để ngành ngân hàng nói chung có thể đảm

đương tốt nhiệm vụ luân chuyển, phân phối vốn trên thị trường. Có thể thấy, khi nền
kinh tế đi vào ổn định sau khủng hoảng, ngành Công nghiệp chế biến (CNCB) sẽ có
được những bước phát triển nợ rộ nhất định; đây được coi là một thị trường tiềm năng
cho vay trung và dài hạn, đây cũng sẽ là một thị trường lợi thế với Chi Nhánh do có thể
tận dụng tối đa lợi thế về uy tín và quan hê tín dung với nhiều khách hàng lâu năm.
Xem xét về các dự án vay vốn chung tại chi nhánh, các dự án trong lĩnh vực
CNCB chiếm phần đông số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh nhưng quy mô tín
dụng còn xếp hạng hai sau lĩnh vực Xây dựng .Điều đáng nói là chất lượng tín dụng của
nhóm này cũng chỉ có nợ thuộc nhóm I và nhóm II.Chính vì vậy, mục đích lớn nhất của
bài viết này là Tập trung vào phân tích và chỉ ra những điểm cần quan tâm chủ yếu trong
lĩnh vực CNCB thông qua việc phân tích đặc điểm ngành, qua DAĐT trong ngành nói
chung, để từ đó giúp cho Công tác TĐDA trong lĩnh vực này nói riêng có thể tiến hành
nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả cao.
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
Bài viết có đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh
vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội”, được khai thác theo
ba chương chính như sau:
Ch ư ơng I : Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các dự án đầu tư trong
lĩnh vực Công nghiệp chế biên tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội.
Chương II: Thực trạng thẩm định DADT vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế
biến tại chi nhánh.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT
trong ngành CNCB tại CN NHCT Ba Đình.
Do vẫn còn hạn chế về kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, các kiến thức chuyên sâu về
ngành, cũng như do hạn chế về thời gian nên Bài Chuyên đề này chỉ dừng lại ở mức độ
nhất định. Em rất mong được sự thông cảm của quý thầy cô và những ai quan tâm.
Em xin gửi lời cảm ơn tới sự hướng dẫn của Th.s Trần Thị Mai Hoa , và các anh chị
Chi nhánh NHCT Ba Đình đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I
Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB
tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội.
I.Giới thiệu chung về Chi nhánh NHCT Ba Đình – Hà nội.
1.Lịch sử hinh thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Ba Đình được thành lập từ năm 1961 với tên gọi ban đầu là Chi
điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội; có địa điểm đặt tại 142 Đội
Cấn – Hà nội. Ngân hàng hoạt động với tư cách là một chi nhánh của Ngân hàng Nhà
nước quận Ba Đình.
Từ khi thành lập, ngân hàng hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu
với mô hình quản lý một cấp (NHNN), bao gồm hai chức năng chính: quản lý tín dụng
tiền tệ và kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng đảm nhiệm công tác huy động vốn tiết kiệm của
nhân dân trong khu vực và cung ứng tiền mặt thanh toán cho tất cả các cơ quan hành
chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
Từ năm 1988, Nghị định số 53/HĐBT được ban hành đã tạo tiền để đổi mới hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thời gian này,
hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ba đình nói riêng tập trung
chuyên tâm chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Đến tháng 11/1990 theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành
lập Ngân hàng Công thương Việt Nam, khi đó ngân hàng Ba Đình trở thành một chi
nhánh của NHCT Việt nam.
Kể từ ngày 1/4/1993, sau khi có quyết định số 93/NHCT của Tổng giám đốc NHCT VN
(24/3/1993), chi nhánh NHCT Ba Đình hoạt động với tư cách là chi nhánh của NHCT
VN, tức là đã có sự chuyển đổi mô hình quản lý từ ba cấp xuống còn hai cấp. NHCT Ba
đình trực thuộc thẳng NHCT VN. Ngân hàng có trách nhiệm tiến hành các hoạt động
kinh doanh đúng theo các quyết định mà NHCT VN ban hành về việc áp dụng các hình

Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
thức huy động vốn, cho vay vốn, thanh toán và tiến hành các hoạt động dịch vụ, chính
sách lãi suất.
Ngay từ khi chuyển đổi, chi nhánh gặp không ít khó khăn do lạm phát cao, hoạt động
của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn trì trệ do chưa bắt kịp với biến động của thị
trường và sự cạnh tranh của gần 80 tổ chức tín dụng. Do đó, từ năm 1993 trở về trước
hoạt động của chi nhánh kém hiệu quả, không phát huy hết thế mạnh của mình.
Để giải quyết những khó khăn, chi nhánh đã kết hợp hài hoà nhiều
biện pháp: cải tạo và kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh,
từ khâu tổ chức nâng cao trình độ cán bộ đến cải tiến cơ sở vật chất
trong công nghệ ngân hàng; mở rộng quan hệ với nhiều đơn vị thuộc
các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trước hết là trên địa bàn quận, sau
đó mở rộng sang các địa bàn khác; tích cực củng cố, phát triển và hoàn
thiện các mặt nghiệp vụ, bảo đảm phục vụ khách hàng nhanh chóng và
thuận tiên; nắm vững và vận dụng chính sách khách hàng mềm dẻo
trong khuôn khổ cho phép; khai thác triệt để các hình thức huy động
vốn để thoả mãn mọi nhu cầu thanh toán và vay vốn của khách hàng.
2.Cơ cấu tổ chức
Theo quyết định số 704/QĐ – NHCT – 06/04/2006 Của Tổng Giám đốc NHCT VN về
việc “ Ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng , ban tại chi nhánh NHCT” , quyết
định 1500/QĐ – NHCT1 về việc “ Sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ của các phũng ,
ban chi nhánh NHCT” và quyết định số 068/QĐ – CNBĐ - TCHC năm 2007 , hiện nay
Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình gồm cú 11 phòng. Cụ thể như sau:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn. (KH DNL)
- Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. (KH DNVVN)
- Phòng khách hàng cá nhân. (PKH CN)
- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề (PQLRR&NCVĐ)
- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu. (PTTXNK)
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D

Chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng kế toán giao dịch
- Phòng tiền tệ kho quỹ.
- Phòng tổng hợp.
- Phòng thông tin điện toán.
- Phòng giao dịch Tây Hồ.
-Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ1.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Mỗi phòng có một chức năng nhất định, thể hiện ngay trong tên gọi của phòng. Đặc biệt
ở ba phòng khách hàng, công tác tiếp nhận hồ sơ khoản vay, tiến hành thẩm định và kết
luận quyết định cho vay được từng phòng trực tiếp đảm nhận, có lưu chuyển và trợ giúp
của phòng QLRR&NCVĐ để tái thẩm định, thẩm định rủi ro độc lập và cuối cùng là
chuyển đến cấp có thẩm quyền.
3.Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Giám đốc
Phó Giám đốc và Kế toán trưởng
Khối kinh
doanh
Khối dịch
vụ
Khối quản lý
rủi ro và nợ
có vấn đề
Khối hỗ
trợ
Khối công

nghệ
thông tin
P. Khách
hàng DNL
P. Khách
hàng DN
vừa và nhỏ
P. Khách
hàng cá
nhân
Tổ thẻ
P.Thanh
toán XNK
P. Quản lý rủi
ro và nợ có vấn
đề.
P. Tổ chức
hành chính
P. Kế toán
P. Tiền tệ
kho quỹ
P. Tổng
hợp tiếp
thị
P. Thông
tin điện
toán
Chuyên đề tốt nghiệp
3.1Tình hình huy động vốn
Huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn đầu vào cho các nghiệp vụ là một hoạt động có

tính trọng yếu với bất cứ ngân hàng nào. Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức
trong lĩnh vực tín dụng nói chung, và các TCTD ngay trong địa bàn Quận Ba Đình nói
riêng, Chi Nhánh đã nỗ lực và có được những kết quả đáng khích lệ trong những năm
gần đây, kể cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua.
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại CN NHCT Ba Đình giai đoạn 2005-2008
Đơn vị : Tỷ đồng
Nguồn: Phòng khách hàng DNVVN
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy đông được có chiều hướng gia tăng
trong hai năm 2006 và 2007. Đặc biệt là năm 2007, mức tăng trưởng cao, đạt tới
18,18% tương ứng 791 tỷ đồng so với năm 2006. Lý giải cho kết quả này chính là cộng
hợp bởi rất nhiều những điều kiên thuận lợi trong nền kinh tế giai đoạn lúc đó. Cụ thể,
năm 2007 là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt. Hơn nữa là chính sách vĩ mô
của chính phủ trong điều hành nền kinh tế: như cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa
thuận trong cho vay VND, nới lỏng biên độ tỷ giá +/- 2% tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức tín dụng mở rộng quyền tự chủ…
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D

Chỉ
2005 2006 2007 2008
Số
tiền
Số
tiền
Mứctăng
/giảm
%tăng/
giảm
Số
tiền
Mứctăng

/giảm
%tăng/
giảm
Số
tiền
Mức
tăng/giảm
%tăng/
giảm
Tổng
nguồn
vốn 4164 4350 186 4.47% 5141 791 18.18% 4492 -649
-
12.62%
1.Theo đối tượng khách hàng
TG
của
TCKT 2050 1962 -88 -4.29% 2817 855 43.58% 2817 0 0.00%
TG
của
dân
cư 2114 2388 274 12.96% 2324 -64 -2.68% 2305 -19 -0.82%
2.Theo loại tiền gửi
VNĐ 3469 3497 28 0.81% 4040 543 15.53% 3410 -630
-
15.59%
Ngoại
tệ 695 853 158 22.73% 1101 248 29.07% 1082 -19 -1.73%
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong giai đoạn 2005- 2007, nguồn huy động tiết kiêm của Chi Nhánh có những thay

đổi nhanh chóng. Năm 2006, khi nguồn huy đông chủ yếu cho nguồn vốn của ngân hàng
là khối dân cư; thì sang tới năm 2007, nguồn chủ yếu lại là các Tổ chức kinh tế với mức
tăng tới 43,58%..Bước sang năm 2008 - năm mà những bất ổn của nền kinh tế thế giới,
thị trường tài chính Mỹ bắt đầu có những tác động cụ thể tới nền kinh tế Việt Nam - thì
hoạt động huy động vốn của Chi Nhánh cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều doanh
nghiệp gửi tiền đã gặp phải những khó khăn nhất định trước biến động của thị trường,
theo đó là những đợt dao động giá dầu, giá vàng thất thường, tình trạng lạm phát tiếp
tục gia tăng…Số lượng tiền gửi không gia tăng nhưng giữ được ở mức ổn định (mức
tăng 0%) cũng thực sự là một kết quả đáng mừng. Cùng trong khó khăn chung, nên số
lượng tiền gửi từ phía khách hàng cá nhân cũng giảm sút tỷ lệ 0.82%.
Cũng từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: Nguồn vốn huy động bằng VND có xu
hướng tăng lên và ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm 2007 cụ thể: Tiền gửi VND năm
2006 đạt 3497 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng so với năm 2005 (tương đương với 0,81%), đến
ngày 31/12/2007 đạt 4040 tỷ đồng tăng lên 534 tỷ đồng (tương đương với 15,53%) so
với năm 2006. Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 853 tỷ đồng, tăng
158 tỷ đồng (tương đương 22,73%) so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 chỉ đạt 1101
tỷ đồng tăng 248 tỷ đồng (tương đương 29%) so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là
do: Năm 2006 do ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED, đồng thời là sự cạnh tranh
gay gắt giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định
nên tiền gửi VND tăng rất ít (chỉ 0,81%), trong khi huy động ngoại tệ tăng mạnh
(22,37%). Nhưng vào năm 2007, FED đã cắt giảm lãi suất làm tỷ giá đồng USD giảm,
Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào do đó huy động ngoại tệ chỉ tăng 29% so với năm
trước. Như vậy tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động bằng VND nhiều hơn so với tốc độ
huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy ra VND. Sang năm 2008, cùng với đà suy giảm
chung, mức huy động tiền gửi bằng VND và USD đều giảm chung, và mức giảm của
VND nhiều hơn do ảnh hưởng nhiều từ diễn biến lạm phát trong nước.
3.2.Hoạt động tín dụng
Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như huy động vốn được
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D

Chuyên đề tốt nghiệp
coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống
còn của Ngân hàng. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọng
nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính
sách của NHCT Việt Nam với phương trâm “Phát triển- An toàn- Hiệu quả”. Chi
nhánh chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn
lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu
kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh
tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành.
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng1.3: Tình hình cho vay tín dụng tại CN NHCT Ba Đình 2005-2008
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007
2008
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Mức
tăng
Tỷ
trọng
Số
tiền
Mức
tăng
Tỷ

trọng
số tiền mức
tăng
tỷ trọng
Tổng
dư nợ
281
6 100% 2360 -456 100% 2643 283 100% 3201 558 100%
Theo thời gian
Ngắn
hạn 1850 65,7% 1861 11 78,9% 2195 334 83,05% 2087 -108 65.20%
Trung
dài hạn 966 34,3% 499 -467 21,2% 448 -11 16,95% 1114 666 34.80%
Theo TPKT
DNNN
1708 60.65% 986 -722 41.78% 1120.6 134.6 42.4% 1728.54 607.94 54%
DNNQD
1108 39.35% 1374 266 58.22% 2522.4 1148.4 57.6% 1472.46 -1049.94 46%
Nguồn : Phòng khách hàng DNVVN
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Sự tăng trưởng và phát triển dư nợ cho vay của chi
nhánh qua các năm: 2005 là 2816 tỷ đến năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ giảm 456 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm này, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được
duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay,
hoặc một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón…có tình hình sản
xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Những doanh nghiệp có dư nợ
giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43 tỷ, , công ty
Kim Khí Hà Nội giảm 74 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I giảm 71
tỷ…Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay còn nhiều hạn chế,
nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm. Tuy nhiên, sang năm 2007
doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ đạt 2643 tỷ tăng hơn so với năm

trước là 283 tỷ. Điều này phản ánh xu hướng phát triển, sự nỗ lực đáng mừng của chi
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
nhánh, sự vươn lên vượt qua khó khăn thử thách để đạt được hiệu quả, tạo đà phát triển cho
những năm tiếp theo.
3.3.Hoạt động thẩm định và công tác quản lý rủi ro:
Trong Chi Nhánh NHCT, công tác quản lý rủi ro do phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn
đề đảm nhiệm chuyên trách. Tuy vậy, do tính chất rủi ro tiềm ẩn ở tất cả các hoạt động
có tính sinh lời của ngân hàng, vì vậy, quản lý rủi ro được tổ chức thực hiện liền kề, sát
sao với từng hoạt động. Quan trọng nhất là quản lỷ rủi ro với các hoạt động tín dụng tại
ngân hàng.
Để đảm bảo các rủi ro được dự tính và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, các hợp đồng
tín dụng có tính rủi ro cao đều phải trải qua quá trình thẩm định. Công tác thẩm định
được các cán bộ tín dụng trực tiếp tiến hành đối với từng đối tượng khách hàng do họ
quản lý. Công việc được tiến hành theo những trình tự nhất định. Thẩm định áp dụng
bắt buộc với những khoản vay trên 7 tỷ, những khoản vay của khách hàng mới, những
khoản vay không có tài sản bảo đảm, những khoản vay do cấp trên yêu cầu…
Công tác thẩm định được tiến hành cụ thể, nghiêm ngặt đã là một bước phòng ngừa rủi
ro trọng yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, các hoạt động này đòi hỏi những cán bộ thẩm
định có kỹ năng, kinh nghiệm tốt, cũng nhưn một hệ thống thông tin thông suốt. Vì vậy,
trong hệ thống ngân hàng Công thương đã duy trì và xây dựng một hệ thống thông tin
tín dụng quy củ, áp dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý. Thông tin được đảm
bảo thông suốt, có sự hỗ trợ từ phía trung ương với các chi nhánh, các sở giao dịch, các
đối tác quen thuộc qua hệ thống này.
Bên cạnh đó, hoạt động của chi nhánh còn được kiểm soát bởi một Ban thanh tra trực
thuộc NHCT Việt Nam , chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt động tại ngân
hàng. Công việc này được tiến hành thường xuyên, tối thiểu mỗi quý một lần với yêu
cầu đảm bảo, tất cả các hồ sơ cho vay đều dược kiểm tra trong năm.
3.4.Nghiệp vụ bảo lãnh:
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D

Chuyên đề tốt nghiệp
Hoạt động bảo lãnh luôn gắn liền với các công tác cho vay, trong nhiều năm qua nghiệp
vụ này của chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm: Năm 2005, phát hành được 1374
món, với giá trị 308 tỷ đồng. Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng. Nhưng
đến năm 2006, chi nhánh đã bảo lãnh được 1907 món (tăng 533 món so với năm 2005)
với giá trị 491,85 tỷ đồng (tăng hơn so với năm trước là 183,85 tỷ đồng). Trong năm
này, phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh là 5,25 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào khối lượng
thu dịch vụ chung của chi nhánh. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng
(tăng hơn cuối năm trước là 115 tỷ đồng, tương đương 23%). Đến năm 2007, bảo lãnh
phát hành được 1687 món, doanh số 645,51 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 doanh số
tăng 136,71 tỷ đồng (tương đương 26,87%). Giá trị bảo lãnh đến ngày 31/12/2007 đạt
650,84 tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối năm trước (tương đương với 6,46%).
Bảng 1.4:Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh từ 2005-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006
Mức
tăng/
giảm
Tỷ lệ
%
2007
Mức
tăng
/giảm
Tỷ lệ %
Số món 1374 1907 533 38,78% 1687 -220 -11,54%
Giá trị 308 491,85 183,85 59,69% 645,51 136,71 27,79%
Số dư
bảo lãnh
tính

31/12
496 611,34 115 23% 650,84 39,5 6,46%
Nguồn: Phòng khách hàng DNVVN - NHCT Ba Đình
3.5.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong năm 2005 doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 493,37 triệu USD và chênh
lệch mua bán đạt 1357 triệu đồng. Sang năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt
873,73 triệu USD, tăng 78% so với năm trước. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại
lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh còn khai thác, thu mua từ
các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sát sao luồng
tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại
tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của NHCT Việt Nam. Kết quả lãi gộp từ
hoạt động này thu được 3122 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 2094 triệu đồng, lãi thu
từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1028 triệu đồng.
3.6.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Trong năm 2006, doanh số thanh toán đạt 175 triệu USD, tương đương 2815 tỷ đồng,
tăng 10% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số thanh toán cả năm là 311,61 triệu
USD, tăng 78% so với năm 2006. Như vậy có thể nói rằng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế
tại chi nhánh đều phát triển qua các năm. Nhưng điều đáng nói hơn cả, đó là tuy khối
lượng thanh toán quốc tế lớn nhưng tại chi nhánh chưa xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đồng
thời các cán bộ Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo bởi vậy mà Ngân
hàng luôn được khách hàng đánh giá cao. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao uy tín của chi nhánh nói riêng mà còn nâng cao uy tín của hệ thống NHCT
Việt Nam nói chung.
3.7.Công tác tiền tệ kho quỹ:
Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng đạt 14610 tỷ VND, tăng
32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17,2%. Đến năm 2007, khối
lượng thu chi tiền mặt qua quỹ của Ngân hàng đạt 15931 tỷ VND và 294 triệu USD,
tăng hơn năm 2006 là 1321 tỷ đồng. Bên cạnh việc doanh số thu chi tiên mặt ngày càng

tăng qua các năm thì điều quan trọng hơn cả đó là Ngân hàng đã chấp hành các quy chế
về thu chi tiền mặt, vận chuyển giao nhận tiền tiếp quỹ từ NHNN về chi nhánh và từ chi
nhánh đến các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, quy chế xuất, nhập, ra vào kho nên đã
không xảy ra sai sót nào cả trong cả ba năm. Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng đã
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45 triệu VND, 12200 USD
và 3000 EUR. Trong đó có món tiền thừa cao nhất 100 triệu VND, người có nhiều món
tiền trả lại là 22 món với số tiền là 28,1 triệu đồng. Sang năm 2007, Ngân hàng đã chi
trả tiền thừa cho khách hàng được 411 món với số tiền là 1,404 tỷ đồng và 1400 USD,
thu giữ 254 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là 19,48 triệu đồng. Với công tác nghiệp ngân
quỹ tại chi nhánh được thực hiện một cách an toàn tuyệt đối như vậy một lần nữa đã
giúp Ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.
3.8.Các hoạt động khác:
a, Phát triển dịch vụ thẻ
Tính đến năm 2006, ngân hàng đã phát hành được 5831 thẻ ATM, lắp đặt được 13 máy
ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng. Tính riêng trong năm 2006 ,ngân hàng
phát hành được 60 thẻ Tín dụng quốc tế, đạt 100% kế hoạch , thiết lập và lắp dặt 20 máy
thanh toán EDC. Tuy nhiên đây còn là những con số vẫn rất khiêm tốn trước nhu cầu
mở rộng các dịch vụ khách hàng tiện ích qua thẻ từ của ngân hàng. Trong năm 2007, số
thẻ huy đông được là 3509 thẻ ATM, và 108 thẻ Visa. Sang đến năm 2008, số lượng thẻ
ATM đã gia tăng nhanh chóng, được khoảng hơn 10000 thẻ ATM.
b, Phát triển các điểm giao dịch
Việc phát triển mạng lưới giao dịch của ngân hàng đã được thực hiện đạt kết hoạch.
Trong năm 2006, chi nhánh đã cải tạo, nâng cấp địa điểm Quỹ tiết kiệm 26- Quán
Thánh và Quỹ tiết kiệm 21- Thành Công thành 2 điểm giao dịch mẫu theo thiết kế của
NHCTVN trong quý II/ 2006. Sang năm 2007, phòng nghiệp vụ đã xây dựng và hoàn
thành 12 qui trình nghiệp vụ nội bộ , nhằm đảm bảo chuẩn hóa, quy trình hóa các hoạt
động của chi nhánh gồm các quy trình quan trọng như : quy trình phối hợp nghiệp vụ
giữa các phòng liên quan, các quy chế về khen thưởng, chính sách khách hàng chiến

lược, quy chế kiểm tra chéo… Chi nhánh đã được Tổng cục chất lượng cấp Giấy chứng
nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000: 2001 trong giai đoạn 2008- 2011. Trong Chính
sách chất lượng của NHCT Việt Nam có đề rõ, phương châm hoạt động của là “ Vì sự
thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”.
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
II .Khái quát về công tác cho vay theo các dự án đầu tư nói chung tại Chi nhánh.
Phần này tập trung giới thiệu những quy định của ngân hàng đối với hình thức cho vay
theo DA.Theo quy định của NHCT, Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dich
vụ mà khách hàng gửi đến Ngân hàng cho vay( gọi tắt là các DAĐT, PASX ) là một tâp
hơp những đề xuất, trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách
thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.Bắt đầu từ cách hiểu trên, chúng ta
sẽ dễ dàng hơn khi nghiên cứu các quy định chung liên quan đến công tác tín dụng các
dự án đầu tư tại CN NHCT Ba đình như sau:
1.Về đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay trung và dài hạn tại Chi Nhánh bao gồm:
+ Các pháp nhân là Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ
phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy
định tại điều 94 Bộ Luật Dân sự.
+Cá nhân và hộ gia đình. + Tổ hợp tác.
+Doanh nghiệp Tư nhân +Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, nhìn chung lại thì nhóm khách hàng của các khoản vay trung và dài hạn chủ
yến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế biến…
2.Về điều kiện cho vay theo dự án.
Nhìn chung, với tất cả những khách hàng tới ngân hàng, đều phải đáp ứng được một số
yêu cầu trước nhất. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của các món vay khác nhau mà
những điều kiện đòi hỏi sẽ được điều chỉnh và có sự khác nhau nhất định. Vì các khoản
vay theo dự án đều là những khoản vay trung và dài hạn, tính rủi ro ẩn chứa cao,cho nên
ngân hàng yêu cầu đối tượng khách hàng vay vốn theo dự án phải đảm bảo một số điều
kiện chính như sau:

Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật ,Có phương án, dự án khả thi, hiệu quả, có
khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật,Mục đích sử dụng vốn vay hợp
pháp,Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết,Tại thời điểm cho
vay, khách hàng không có nợ xấu nội bảng tại bất cứ Tổ chức tín dụng nào; và không
còn nợ đã được xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng tại NHCT…
Bên cạnh đó là một số những yêu cầu cụ thể khác mà khách hàng khi tới NHCT sẽ được
tư vấn cụ thể để có thể hoàn tất các thủ tục và giấy tờ cần thiết , đáp ứng nhu cầu vay
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
vốn của mình thông qua các cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng DN VVN và phòng
Khách hàng lớn.
Các điều kiện cho vay theo dự án nói riêng và các khoản cho vay trung và dài hạn nói
chung, luôn được CN NHCT cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời để đáp ứng nhu cầu
thực tiền từ nền kinh tế.
Chẳng hạn, theo văn bản số 4110/ CV- NHCT35 năm 2006, có quy định mới về mức
vốn chủ sở hữu khi tham gia vào dự án, phương án vay vốn. Cụ thể, “Nhằm để hạn chế
rủi ro và kiểm soát tỷ trọng cho vay trung, dài hạn phù hợp với đặc điểm thời hạn vay
vốn, NHCV chỉ được quyết định cho vay trung, dài hạn khi tổ chức kinh tế có VCSH
tham gia tối thiểu bằng 50% tổng nhu cầu vay vốn của phương án hoạt tổng vốn đầu tư
sau khi trừ phần vốn lưu động của dự án. Trường hợp không đáp ứng được mức này,
nhưng tối thiểu phải có 10%, chi nhánh trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định…”.
3.Về hạn mức và thời hạn cho vay:
Hạn mức tín dụng ( xác định trong phương thức cho vay theo hạn mức) là mức dư nợ
cho vay tối đa duy trì trong một thời hạn nhất định mà NHCV và khách hàng thỏa thuận
và được ghi trong hợp đồng tín dụng.( HĐTD).
Chi nhánh xác định hạn mức cho vay trung và dài hạn như sau:
Nhu cầu vay =
Tổng mức vốn đầu
tư thực hiện dự án

--
Vốn tự có và
các nguồn vốn
khác tham gia
DA
Theo đó,có thể xác định thời hạn cho vay bằng cách:
Thời hạn cho
vay
=
Thời gian thi
công thực
hiện dự án
+
Thời hạn trả
nợ
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
Thời hạn trả nợ =
Số tiền NH cho vay
Số tiền trả nợ NH bq hàng năm
Nguồn trả nợ bao gồm:
+Khấu hao tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay ngân hàng
+Lợi nhuận tạo ra từ dự án có thể trả nợ
+Các nguồn khác.
4.Mức lãi suất áp dụng với loại hình cho vay theo dự án.
Trong quy đinh ban hành nội bộ thuộc hệ thống NHCT, lãi suất cho vay phải dựa trên
các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng với mức rủi ro tín dung của khoản
vay và các loai chi phí. Hơn nữa, trước những biến động của nền kinh tế, các ngân hàng
đều có những điều chỉnh nhất định, kịp thời về lãi suất. Cụ thể, tại CN NHCT Ba Định,
mức lãi suất cho vay được xác định như sau:

+ Lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ
Với những khoản vay mới phát sinh, mức lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất
huy động tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau hiện hành của NHCT VN cộng thêm biên độ tối
thiểu 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12% năm và không vượt quá 150% LSCB của
NHNN VN thông báo ở từng thời kỳ. Trong những trường hợp đặc biệt phát sinh, giám
đốc sẽ xem xét và quyết định.
Với hợp đồng tín dụng đã ký và tiếp tục giải ngân, các giấy nhận nợ đến kỳ hạn điều
chỉnh lãi suất thì áp dụng mức lãi suất cho vay theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng
nhưng không vượt quá 150% Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thông báo từng
thời kỳ và không thấp hơn 12%/năm.
+ Lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng USD
Lãi suất của những khoản vay này được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12
tháng trả lãi sau hiện hành của NHCT VN cộng với biên độ tối thiểu 3%/năm nhưng
không thấp hơn 6,7%/năm.
5.Quy trình cho vay theo DAĐT tại chi nhánh.
Quy trình cho vay( tín dụng) là hệ thống các công việc được thiết kế thực hiện theo trình
tự mà các cán bộ tín dụng và các phòng ban có liên quan trong Ngân hàng phải thực
hiện để xây dựng các quan hệ tín dụng thông suốt, hiệu quả. Thông thường các ngân
hàng đều xây dựng cho mình một quy trình chung thống nhất ,có ý nghĩa mang tính
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
định hướng là chủ yếu; Tại Chi nhánh NHCT Ba đình , quy trình cho vay theo dự án
được xây dựng cụ thể có những bước chính như sau:
Bước 1:
Nhận hồ sơ tín dụng: Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng làm thủ tục xin
vay vốn. Những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ được hướng dẫn và tiếp nhận tại
từng cụ thể; có PKH CN, PKH DNVVN, PKH DNL. Tại đây cán bộ tín dụng hướng dẫn
cho Khách hàng cách lập hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, hồ sơ tín dụng thường bao
gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ khoản vay, Hồ sơ DAĐT và Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay.
Bước 2:

Sau khi đã nhận Hồ sơ đầy đủ theo quy định, hồ sơ sẽ được Cán bộ tín dụng tiến hành
thẩm định độc lập để xây dựng Tờ trình xét duyệt khoản vay. Cùng với quá trình này,
bộ hồ sơ cũng được gửi tới phòng Quản lý rủi ro và các phòng khác có liên quan để đưa
ra ý kiến đóng góp ( tùy theo mức độ và tính chất của DAĐT muốn vay vốn).
Bước 3:
Xét duyệt và quyết định cho vay: Sau quá trình thẩm định ở bước 2, cán bộ tín dụng
thông báo lại với Giám đôc Chi nhành và trình lên Hội đồng xét duyệt để xem xét và
đưa ra quyết định cho vay. Sau khi có quyết định, Ngân hàng phải lập văn bản thông
báo cho KH biết rõ nội dung (nếu không cho vay phải ghi chi tiết lý do).
Bước 4:
Sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, NH và KH tiến hành soạn thảo và kí kết hợp
đồng tín dụng ( có sự tham gia đóng góp của phòng QLRR và các phòng có liên quan).
Bước 5:
Tiến hành giải ngân nguồn vốn cho vay theo nhu cầu và tiến độ dự án.
Bước 6:
Kiểm tra và giám sát vốn vay, tiến hành thu nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh có thể xảy
ra. Hết thời hạn cho vay, ngân hàng thực hiện thanh lý Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng
bảo đảm tiền vay. Tiếp đó, tiến hành giải chấp Tài sản bảo đảm nếu khoản vay có tài sản
bảo đảm. Công việc cuối cùng là lưu Hồ sơ Tín dụng và Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Trên đây là những bước chính của một quy trình tín dụng cho vay trung và dài hạn tại
Chi nhánh. Đối với việc các dự án trong lĩnh vực CNCB xin vay vốn, về cơ bản cũng
được tiến hành trình tuần tự như trên.
III- Khái quát về công tác thẩm định các DAĐT nói chung tại Chi nhánh
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
1.Quan điểm, mục đích công tác thẩm định DAĐT vay vốn nói chung tại CN
NHCT Ba Đình – Hà nội.
a , Quan điểm và mục đích thẩm định DAĐT vay vốn.
Một DAĐT khi được tiến hành thường sử dụng, huy động rất nhiều nguồn lực. Chính vì
vậy, công tác thẩm định dự án là công việc mang tính trọng yếu, nó đảm bảo cho việc

thực hiện dự án diễn ra suôn sẻ và thành công trên nhiều góc độ chủ thể nhìn nhận về dự
án như : Nhà nước, chủ đầu tư, các nhà đồng tài trợ….
Là một chủ thể có quan hệ là tổ chức cung cấp vốn cho các dự án, Ngân hàng coi ”
Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội
dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và khả năng hoàn trả vốn đầu tư
của khách hàng để phục vụ cho việc xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn để đầu
tư dự án.”
Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa
quyết định tới các giai đoan sau của chu kỳ dự án. Do đó, kết quả của thẩm định phải
độc lập với tất cả ý muốn chủ quan cho dù đến từ bất kỳ phía nào liên quan tới dự án. Vì
thực chất, mục đích của thẩm định dự án là phát hiện nhằm ngăn chặn những dự án xấu,
song vẫn không bỏ sót các dự án tốt trong quy luật ngày càng khan hiếm các nguồn lực,
đảm bảo nguồn tiền của Ngân hàng được sử dụng hợp lý và hiệu quả.
b ,Ý nghĩa của công tác thẩm định DAĐT vay vốn.
Trong hoạt động của ngân hàng rủi ro tín dụng là khách quan, đặc biệt là tín dụng trung
và dài hạn là rủi ro mà hậu quả của nó có thể tác động nặng nề đến hoạt động kinh
doanh mà có khi còn đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của ngân hàng. Do vây, yêu cầu đặt
ra là các ngân hàng cần thiết phải tiến hành tốt công tác thẩm định DAĐT một cách đầy
đủ , toàn diện trước khi tài trợ vốn.Qua những phân tích trên, đối với các NHTM, thẩm
định dự án có những ý nghĩa sau:
-Là cơ sở tương đối vững chắc để xác định để được hiệu quả đầu tư của dự án cũng như
khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư; từ đó giúp ngân hàng ra quyết định
bỏ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.
-Tư vấn cho chủ đầu tư để hoàn thiện nội dung của dự án thông qua việc phát hiện và bổ
sung thêm các giải pháp nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn
chế giảm bớt yếu tố rủi ro.
-Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm vốn
trong quá trình thực hiện.
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp

-Giúp Ngân hàng phân loại được các dự án do khách hàng mang tới, tìm được dự án phù
hợp với định hướng đầu tư của ngân hàng trong tương lai.
Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề tốt nghiệp
2.Khái quát về các DAĐT được thẩm định tại Chi nhánh.
Chi nhánh NHCT Ba đình là một chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam hoạt động
và hạch toán độc lập. Trên thực tế, quy mô vốn hoạt động của Chi nhánh cũng không
phải là nhỏ. Nhiều khách hàng lớn của Chi nhánh là các đơn vị, tổng công ty( TCT),
công ty lớn cũng có bề dày thành tích phát triển trong nhiều năm, chẳng hạn như: TCT
Thép, TCT lương thực Miền Bắc, công ty cổ phần BOT, CTCP Hóa dầu, CT vận tải
Biển Đông, Vietso Petro, TCT Thăm dò và khai thác dầu khí, TCT xây dựng đường
thủy...
Bên cạnh những khách hàng lớn, Chi nhánh còn có quan hệ với hơn mấy trăm đối tượng
doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN VVN) bên trong và ngoài nội thành Hà nội, cùng với đó
là khối lượng khách hàng cá nhân đông đảo.
Từ việc phân loại từng đối tượng khách hàng như trên; các khoản vay vốn cũng được
phân chia về các phòng và từng phòng sẽ chịu trách nhiệm quản lý từng nhóm khách
hàng cụ thể, gồm PKH DNL, PKH DNVVN, PKH CN. Một DAĐT hay một phương án
sản xuất vay vốn trung và dài hạn, khi tiếp nhận đều được cán bộ tín dụng các phòng
tiến hành thẩm định theo quy trình nhất định.
Năm 2008, Chi Nhánh bắt đầu triển khai Công tác Chất lượng, tiêu chuẩn hóa các hoạt
động , nên thời hạn thẩm định và quyết định cho vay từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ
cũng được quy định rõ ràng. (trường hợp cho vay theo dự án đầu tư với khách hàng là
các tổ chức kinh tế) là :
* Với khoản vay thông thường, thời gian không lớn : 20 ngày làm việc.
* Trường hợp khoản vay phức tạp, Ngân hàng cho vay có thể thoả thuận với khách hàng
thời gian thẩm định, quyết định cho vay dài hơn thời gian đã công bố.
Xét về cơ cấu tín dụng trung & dài hạn tại Chi Nhánh, có tới 85% dư nợ là cho vay theo
DAĐT, chính vì vậy khi xem xét một cách tương đối đến công tác TĐ DAĐT, chúng ta
có thể phân tích thông qua cơ cấu tín dụng tại CN như bảng dưới đây

Nguyễn Thị Hằng – Kinh tế Đầu tư 47D

×