Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN XIN VAY VỐN TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.62 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN XIN VAY
VỐN TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẠI DƯƠNG
2.1. Định hướng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng
trong thời gian tới
2.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2010
Năm 2010, nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đã bắt đầu hồi
phục sau khủng hoảng, nhưng dự kiến vẫn còn nhiều khó khăn. Hoạt động tài chính ngân
hàng dự báo vẫn phải đối mặt với những thách thức, biến động khó lường về lạm phát, lãi
suất, tỷ giá hối đoái… đối với Oceanbank, còn là sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng
nước ngòai và sự lớn mạnh của các ngân hàng TMCP trong nước. Tuy vậy, Oceanbank xác
định là năm cơ hội để đưa ngân hàng lên một tầm cao mới. Mục tiêu năm 2010 của
Oceanbank là tăng tốc để vươn tới nấc thang mới.
Định hướng mục tiêu kế hoạch năm 2010.
- Định vị thương hiệu và nâng cao hình ảnh Oceanbank đảm bảo tương xứng với
quy mô hoạt động, vị thế của ngân hàng: tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật,
hiện đại công nghệ, dịch vụ, đào tạo cán bộ… để bảo đảm sự phát triển mạnh và bền
vững của ngân hàng .
- Tăng vốn điều lệ; mở rộng mạng lưới ; phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện
đại và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, các gói sản phẩm liên kết, trọn gói: tài chính-
ngân hàng- bảo hiểm- chứng khóan,…
- Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ: dần khẳng định tính
chuyên nghiệp trong các dịch vụ mà Oceanbank cung câp; đảm bảo hệ thống CNTT đáp
ứng yêu cầu về xử lý giao dịch, không bị gián đoạn , đáp ứng tốc độ xử lý khi quy mô
giao dịch tăng cao cũng như yêu cầu về quản trị, an toàn hệ thống.
- Xây dựng văn hóa Oceanbank; hoàn thiện chính sách nhân viên, các chế độ đãi
ngộ, tạo môi trường và động lực làm việccho nhân viên; chú trọng và dành ngân sách
thỏa đáng cho công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cáo trình độ đội ngũ nhân viên và các
cấp lãnh đạo đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng.
- Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh , cơ cấu tổ chức và quản trị theo
hướng một ngân hàng đa năng hiện đại; củng cố và hòan thiện hệ thống quản trị rủi ro


của Oceanbank.
Bảng 1.7 Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010:
Đơn vị : tỷ đồng
T Chỉ tiêu TH 2009 KH 2010 Tăng Tăng
T
trưởng(%
)
trưởng
1 Tổng tài sản 33.829 39.000 115 5.200
2 Tổng nguồn vốn huy động 31.027 34.000 110 3.000
Tr.đó: huy động từ TT1 23.377 26.500 113 3.200
3 Dư nợ tín dụng 10.189 15.000 147 4.810
4 Tỷ lệ nợ xấu 1,61% <3%
5 Lợi nhuận trước thuế 301 420 140 119
6 ROE 11,33% 13% 115 2%
7 ROA 1,09% 1.14% 105 0.05%
8 Tỷ lệ cổ tức 11% 11% 100 -
9 Số lượng TK cá nhân h.động 8.799 40.000 455 31.200
10 Số lượng TK DN hoạt động 1.399 2.700 193 1.300
11 Số thẻ phát hành mới 8.419 18.000 214 9.600
12 Tổng số CBNV 900 1.500 166 600
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 và định hướng năm 2010)
2.1.2. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới
Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng cường năng lực tài chính và nâng cao trình độ
quản lý tài chính.
Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân
hàng TMCP.
Có nhóm khách hàng đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng kinh tế với
những dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả.
Phát triển mạnh mẽ theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Các sản phẩm, dịch vụ

ưu tiên triển khai tập trung vào các sản phẩm cá nhân như huy động vốn và tiết kiệm,
tín dụng tiêu dùng, phát hành thẻ và tài khoản cá nhân…
Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Đảm bảo lợi nhuận tối đa cho khách hàng, ngân hàng và cổ đông.
Trở thành đối tác tài chính vững mạnh, tin cậy và bền vững của các đối tác,
khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng cho các nhóm khách
hàng cá nhân.
Cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện cho các dự án,
doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn.
Hợp tác đa phương, trở thành đối tác chiến lược hiệu quả, tin cậy với các tổ chức
tài chính trong và ngoài nước.
Nghiêm túc thực hiện các định hướng chỉ đạo của nhà nước về chính sách tiền
tệ. Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức,
OceanBank cam kết sát cánh cùng doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện hỗ
trợ tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.2. Định hướng công tác thẩm định các dự án xin vay vốn trong ngành
thép xây dựng tại Oceanbank.
Củng cố, bổ sung và hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong
ngành thép. Chuyên môn hóa các phòng ban chức năng và phòng thẩm định. Trang bị
đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thẩm định được nhanh chóng và chính
xác hơn.
Mở rộng tín dụng theo hướng chọn lọc khách hàng, dự án hiệu quả, đảm bảo cơ
cấu dư nợ phù hợp cơ cấu nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay
trung và dài hạn .
Hoàn thiện và triển khai hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ để tạo tiền
đề cho việc phát triển các sản phẩm tín dụng và tạo nền tảng thực hiện quản trị rủi ro tín
dụng trong ngành thép.
Củng cố và bổ sung đội ngũ cán bộ, các bộ phận làm công tác tín dụng và thẩm
định trên toàn hệ thống. Hoàn thiện và bổ sung đầy đủ quy trình, quy chế liên quan đến

hoạt động tín dụng và thực hiện tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định các dự án vay
vốn trong ngành thép.
Tăng cường tìm kiếm các đối tác, nhất là các đối tác có uy tín và có ý định đầu
tư xin vay vốn tại Oceanbank.
2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xin vay vốn
trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng tại Oceanbank.
2.3.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại
Oceanbank
2.3.1.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án xin vay vốn
Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng Oceanbank còn qua nhiều
giai đoạn và thủ tục phức tạp , thời gian thẩm định các dự án còn dài. Những hướng dẫn
của ngân hàng đối với các dự án trong ngành thép còn quá chung chung, không cụ thể,
dẫn đến khó khăn cho khách hàng. Quy trình này cần được hoàn thiện thông qua một số
biện pháp sau:
- Quy định rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm của từng phòng ban, từng cán bộ
tín dụng tham gia quá trình thẩm định. Với việc qui định này sẽ nâng cao trách nhiệm
của cán bộ thẩm định đối với công việc của mình. Mặt khác, lại có thể tránh được sự
chồng chéo trong phân cấp cũng như nhiệm vụ của cán bộ thẩm định. Từ đó có thể
giảm bớt một số công đoạn trong quá trình thẩm định, như các khâu phê duyệt, kiểm
soát, có thể giảm bớt số lần làm các công việc này, từ đó giảm bớt thời gian cũng như
chi phí cho quá trình thẩm định.
- Một mặt giảm bớt các thủ tục không cần thiết, giảm nhẹ các khâu trình hồ sơ
của dự án xin vay vốn.
2.3.1.2. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu
Việc lựa chọn phương pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác thẩm
định. Vì vậy để nâng cao chất lượng thẩm định tại ngân hàng thì cán bộ thẩm định cần
tích cực học hỏi và tham khảo các phương pháp được sử dụng trong công tác thẩm định
tại các tổ chức tín dụng khác, từ đó nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với ngành, lĩnh
vực đặc thù.
Cần tiến hành theo dõi các khoản vay một cách thường xuyên. Biện pháp theo

dõi cũng cần phải có sự thay đổi theo tình hình của thị trường nói chung và thị trường
ngành thép nói riêng. Đối với mỗi sự biến động của thị trường cán bộ thẩm định cần có
cái nhìn chính xác, từ đó nghiên cứu và đưa ra các nhận định của mình. Thường xuyên
tổ chức rút kinh nghiệm từ các khỏan vay đã tất toán để rút ra kinh nghiệm và đưa ra
bài học cho các dự án sau này.
Tăng cường hơn nữa việc áp dụng các phương pháp mới, đa dạng hóa các
phương pháp thẩm định. Và tiến hành thẩm định một cách thường xuyên liên tục, toàn
diện đối với các dự án đầ tư.
2.3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin
Tại Oceanbank, việc đánh giá, xử lý thông tin rất được coi trọng, thông tin là
một phần không thể thiếu trong thời đại công nghệ thông tin rất phát triển như hiện nay.
Trong kinh doanh bất kể ngành hay lĩnh vực nào thì người nắm bắt được thông tin là
người chiến thắng. Chất lượng thẩm định dự án dựa nhiều vào các thông tin mới nắm
bắt được, nếu thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng sẽ giúp cho việc thẩm định
hiệu quả và ngược lại, nếu thu thập thông tin chậm có thể gây thiệt hại không lường
trước được cho ngân hàng.
Đối với các thông tin nội bộ dựa án : Những thông tin liên quan đến dự án cần
yêu cầu chủ đầu tư cung cấp nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Hệ thống thông tin này
chứa đựng thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và những quan hệ với
khách hàng trong quá khứ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nguồn thông tin đa dạng và cán
bộ thẩm định tự tổng hợp, chọn lọc các thông tin này để phục vụ cho công việc của
mình. Do vậy ngân hàng cần có hệ thống thông tin tốt, một bộ phận chuyên xử lý thông
tin và đánh giá thông tin như: thu thập xử lý thông tin kinh tế xã hội, thông tin văn bản
pháp luật, thị trường…
Đối với thông tin từ bên ngoài
-Thông tin từ thị trường về giá cả, cung cầu sản phẩm dịch vụ…Thông tin này
rất đa dạng phong phú nhưng nó phức tạp và khó nắm bắt được tình hình cụ thể, đòi hỏi
người tổng hợp phải có cái nhìn nhạy bén và biết sàng lọc thông tin. Nếu như vận dụng
được nguồn thông tin này tốt, từ đó chọn lọc ra được các nguồn thông tin hữu ích thì nó
sẽ là nguồn đắc lực giúp cho quá trình thẩm định

-Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng : sách báo, loa đài, truyền
hình, internet…Trong thời đại này việc tìm kiếm thông tin không còn khó khăn nữa
nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh đòi hỏi nguồn thông tin phải được
công khai thì việc tìm thông tin lại càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc chọn lọc thông tin
thế nào còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cán bộ ngân hàng. Thông tin nhiều
nhưng phải biết lựa chọn tin để dùng vì nếu không đúng, thông tin sai lệch có thể dẫn
đến nhiều quyết định sai, mà hậu quả của nó là rất nghiệm trọng.
-Thu thập thông tin từ các ngân hàng cùng hệ thống và từ các mối quan hệ của
ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng vì mỗi
đơn vị kinh doanh thường có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, nên mỗi
ngân hàng lại có được các thông tin khác nhau về khách hàng. Do vậy nếu phát huy
được các mối quan hệ này thì ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng quát, toàn diện đúng đắn
và chính xác nhất về khách hàng của mình. Từ đó mà hạn chế và giảm thiểu được các
rủi ro trong quá trình thẩm định.
-Thông tin từ những chuyên gia tư vấn trong ngành, các tổ chức kinh tế xã hội.
Đặc biệt là của trung tâm thông tin tín dụng CIC chuyên cung cấp thông tin cho ngân
hàng về khách hàng trong lĩnh vực tín dụng
- Thu thập phản hồi và kiến nghị của khách hàng về sản phẩm dự án hoặc của
các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó để rút ra kinh nghiệm cho
mình.
2.3.1.4. Nâng cao chất lượng trang thiết bị vật chất phục vụ công tác thẩm định.
Tăng cường thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường các phần
mềm thẩm định chuyên dụng thẩm định dự án đầu tư. Có những dự án phức tạp, công
tác thẩm định phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất rất nhiều công sức
và thời gian của cán bộ thẩm định, vì vậy cần những phần mềm ứng dụng để tính toán
các chỉ tiêu nhằm giảm bớt khối lượng công việc, tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm định
trong việc tính toán. Mặt khác các chỉ tiêu như NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự
án trên thực tế khá phức tạp mà trong thực tế độ chính xác thường không cao bởi mỗi
thông tin đầu vào đều có 1 sai số nhất định và sai số sẽ càng lớn theo thời gian. Với mỗi
thay đổi của của các giá trị liên quan sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng của dự án.

Trong trường hợp dự án có vấn đề cần phải điều chỉnh thì việc tính toán chọn phương
án thích hợp là phức tạp. Do đó Ngân hàng nên đưa ra các thông tin tổng hợp về doanh
nghiệp và dự án đầu tư vào máy tính để ứng dụng các chương trình phần mềm, khi đó
mỗi lúc có một sự thay đổi của một yếu tố cán bộ ngân hàng chỉ cần thay đổi thông số
trên phần mềm và từ đó có được sự thay đổi của dòng tiền. Mỗi khi có nhân tố nào đó
thay đổi thì phần mềm có thể giảm bớt gánh nặng cho cán bộ ngân hàng về khối lượng
công việc tính toán mà tập trung đến việc thẩm định tổng quát và các mặt quan trọng
khác
Ngoài ra để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thì ngân hàng TMCP
Oceanbank có thể tìm kiếm đối tác tư vấn kỹ thuật chuyên môn và các tổ chức xếp
hạng tín dụng chuyên nghiệp. Việc dự án liên quan đến nhiều ngành nghề có thể
được tổ chức tư vấn giải quyết dễ dàng và thuận lợi hơn ngân hàng. Hay việc tìm đến
các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp thì ngân hàng có thể giảm đi được rất
nhiều thời gian và rủi ro cho mình.
2.3.1.5. Hoàn thiện tổ chức hoạt động thẩm định dự án vay vốn
Quản trị điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng hơn nữa vì đầy là
khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng
như ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định của ngân hàng TMCP Đại Dương.
Mặt khác, cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống sao cho phối
hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng, phối hợp các phòng
ban cần phải được khớp nhau hơn nữa. Ngân hàng nên thiết lập một cơ chế liên hệ giữa
các phòng ban để có thể đáp ứng được cho khách hàng một cách tốt nhất và nâng cao
chất lượng thẩm định.
Nhằm tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên biệt về các ngành song lại phải tránh sự
chồng chéo, ngân hàng nên chuyên môn hóa quá trình thẩm định, chia ra làm nhiều
phòng ban. Mỗi công đoạn của quá trình thẩm định sẽ do một bộ phận đảm trách và
chụi trách nhiệm về công việc của mình. Như vậy mỗi công đoạn đòi hỏi những yêu
cầu riêng và sẽ được đáp ứng bởi một nhóm người có các tiêu chuẩn phù hợp với các
yêu cầu riêng đó điều này sẽ tốt hơn nhiều sự tập trung bởi một người khó có thể
giỏi nhiều lĩnh vực hơn nhiều người khác. Như vậy công việc sẽ thuận lợi hơn, các

nhân viên sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực của mình nhiều hơn và sẽ tích lũy nhiều
kinh nghiệm hơn nữa từ đó ngân hàng sẽ hoạt động mạnh mẽ phát triển hơn trong
tương lai.
Việc phân công công việc phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ ngân
hàng và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của
CBNH mới ngày được nâng cao.
Thêm vào đó, Ngân hàng cần hình thành một mối quan hệ về thẩm định với

×