I. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan chung về đầu tư nước ngoài
Các hình thức huy động vốn đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực
tiếp nước ngoài(FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII) và vốn hỗ trợ phát
triển chính thức(ODA).
1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước
ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần
lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay
đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi
nhánh công ty".
Về thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI, Bộ kế hoạch và đầu
tư cho biết:
- Trong 6 tháng đầu năm 2008,tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam đạt mức kỉ lục 31,6 tỷ USD.
- 8 tháng đầu năm nay, cả nước đã thu hút trên 47 tỉ USD vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI, tăng 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2007 và đã vượt
hơn 3 lần kế hoạch của cả năm 2008.
- Tính chung trong 9 tháng, các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký và
được cấp phép đầu tư vào Việt Nam 57,12 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với
cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong tháng 9, cả nước đã thu hút thêm 113 dự án
FDI với tổng vốn đăng kí là 9,9 tỷ, nâng tổng số dự án FDI được cấp phép
1
mới trong cả năm lên 885 dự án với tổng vốn 56,2 tỷ USD, còn lượng tăng
vốn cho các dự án đang hoạt động chỉ chiếm 855,7 triệu USD.
Vốn đăng ký trong 9 tháng đầu năm nay tập trung vào các lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng, bất động sản, chiếm 54,68 tỷ USD. Các dự án lớn
nhất đều thuộc ngành thép, đáng chú ý là khu liên hợp thép của Lion tại
Ninh Thuận gần 9,8 tỷ USD, của Formosa tại Hà Tĩnh 7,8 tỷ USD. Ngoài ra,
tập đoàn Tata (Ấn Độ) cùng các đối tác Việt Nam cũng đang xúc tiến cho
một khu liên hợp thép 5 tỷ USD.
- Hiện Malaysia là đối tác có lượng vốn đăng ký lớn nhất vào Việt
Nam, với 14,8 tỷ USD. Tiếp sau là Đài Loan và Nhật với lần lượt 8,6 tỷ
USD và 7,2 tỷ USD.
- Với dự án thép 9,8 tỷ USD, hiện Ninh Thuận là địa phương có
lượng vốn đăng ký lớn nhất. Bà Rịa - Vũng Tàu lùi xuống vị trí thứ hai với
9,3 tỷ USD. Nhiều tỉnh thành khác cũng có lượng vốn đăng ký cao nhờ một
loạt dự án quy mô rất lớn như TP HCM với gần 8 tỷ USD từ các dự án bất
động sản, Hà Tĩnh với dự án thép, Thanh Hóa từ dự án lọc hóa dầu Nghi
Sơn 6,2 tỷ USD.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và cả nền kinh tế Việt Nam đang gặp
nhiều khó khăn, thì những con số kỷ lục về số vốn FDI đăng kí đã cho thấy
niềm tin dài hạn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư,
kinh doanh tại Việt Nam. Mặc dù trong thời gian gần đây cũng có nhiều dư
luận khác nhau về chủ trương đầu tư, thêm vào đó là những ảnh hưởng lớn
từ lạm phát, biến động giá nguyên vật liệu tác động xấu đến môi trường kinh
doanh nhưng đến nay các nhà đầu tư lớn này vẫn quyết tâm đầu tư vào Việt
Nam, chứng tỏ ở tầm trung và dài hạn, họ vẫn tin tưởng thị trường và khả
năng điều hành của Chính phủ. Nếu thời gian qua kinh tế Việt Nam không
gặp nhiều khó khăn, không phải đối mặt với lạm phát, rất có thể con số thu
hút vốn FDI đó còn cao hơn nhiều
2
1. 1. 2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII= Foreign Indirect Investment) là
hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản
tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo
việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp
giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tuy nhiên, khác với FDI, những nhà đầu tư gián tiếp chỉ đóng góp
vào thị trường bất động sản hoặc các công ty cổ phần thông qua thị trường
chứng khoán mà không trực tiếp tham gia quản lý điều hành. Khi dòng vốn
FII vào ồ ạt với quy mô lớn sẽ gây mất cân bằng về mặt vĩ mô, hoặc nhà đầu
tư có thể rút vốn quy mô lớn và đột ngột gây ra sự khủng hoảng và sụp đổ
của thị trường tài chính trong nước.
Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì
FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng
cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng
cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác
động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế…
Về thực trạng thu hút và sử dụng vốn FII
Vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (FII) của VN đang được xem rất
hấp dẫn nhưng theo thống kê của Bộ Tài chính, việc thu hút nguồn vốn này
của VN còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực cũng như nhu cầu
vốn cho sự phát triển. Theo thống kê của Bộ Tài chính:
- Vốn FII vào VN chỉ chiếm 3,7% so với vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài (FDI) năm 2004 và 17,5% vào năm 2005. Trong khi đó, tỷ lệ này
ở các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc
chiếm từ 30% - 40%. Một trong những kênh dung nạp vốn FII mạnh nhất là
thị trường chứng khoán cũng chỉ mới đạt trên 1 tỷ USD, quá nhỏ so với
3
Trung Quốc (480 tỷ USD), Philippines (80 tỷ USD) hoặc Thái Lan (110 tỷ
USD).
- Năm 2006, đầu tư FII vào Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, thể
hiện ở việc đã xuất hiện thêm nhiều quỹ đầu tư mới, cũng như sự cam kết
tăng vốn của các quỹ hiện hữu.
- Tuy nhiên,từ giữa năm 2007 đến nay, dòng vốn FII chảy vào Việt
Nam ngày càng nhiều thông qua thị trường chứng khoán. Vào giữa năm
2007, lúc tổng vốn hóa thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khoảng
20 tỉ đô la Mỹ (HOSE khoảng 15,5 tỉ, HASTC khoảng 4,5 tỉ), thì giá trị vốn
hóa tính riêng cho đầu tư nước ngoài là gần 5 tỉ đô la Mỹ (khoảng 25% tổng
thị trường).
Đến năm 2007, số quỹ đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam là
khoảng trên 6 tỉ, với số vốn mai phục khoảng 6 tỉ đô la. Những thông tin vừa
nêu cho thấy nguồn vốn đầu tư tài chính nước ngoài đã tăng nhanh đáng kể.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho rằng vốn đầu tư tài chính vào
thị trường chứng khoán cả năm ước đạt 5,3 tỉ đô la Mỹ.
Năm 2007 cũng chứng kiến nhiều thương vụ FII lớn. Nổi bật là việc
Công ty Bảo hiểm tập đoàn Tài chính HSBC mua 10% cổ phần Bảo Việt với
số tiền lên đến 225 triệu đô la Mỹ.
1.1.3.Hỗ trợ phát triển chính thức
Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA= Official Development
Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài.Gọi là hỗ trợ vì các khoản
đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với
thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu
danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc
lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước
vay.
4
Về thực trạng thu hút và sử dụng vốn:
Theo đánh giá của Bộ kế hoạch Đầu tư, công tác vận động thu hút vốn
ODA của Việt Nam có nhiều thuận lợi do Việt Nam được đánh giá là một
trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất:
Mức cam kết năm 2008 đạt mức kỉ lục, nâng tổng giá trị ODA cam kết
trong 2 năm 2007-2008 đạt gần 9,88 tỷ USD, bằng 49% dự báo cam kết vốn
ODA cho cả thời kỳ 2006-2010.Hiện nay các công trình sử dụng vốn ODA
đang được triển khai đúng kế hoạch nên khả năng giải ngân năm 2008 hoàn
toàn có thể thực hiện đúng tiến độ.
Tính đến hết quý I/2008, tổng giá trị ODA ký kết thông qua các hiệp
định cụ thể với các nhà tài trợ đạt 369,06 triệu USD, tăng 16% so với cùng
kỳ năm 2007, trong đó vốn vay đạt 342,69 triệu USD và vốn viện trợ không
hoàn lại đạt 26,37 triệu USD. Trong số này có những dự án tài trợ lớn như:
ADB tài trợ cho dự án “Đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu
vùng Mê Kông mở rộng” 150 triệu USD; Nhật Bản tài trợ “Chương trình
ngân hàng - tài chính III” 75 triệu USD; dự án “Giáo dục trung học cơ sở
vùng khó khăn nhất” trị giá 50 triệu USD, “Chương trình tín dụng hỗ trợ
giảm nghèo lần thứ 6” (PRRSC6) trị giá 30,67 triệu USD...
Như vậy trong 5 năm gần đây Việt Nam liên tục đạt kỷ lục trong
thu hút vốn ODA. Điều này chứng minh cho thực tế hiện nay Việt Nam đang
nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với chính sách
NĂM Số vốn ODA kí kết Số vốn ODA giải
ngân
2006 3.75 1.8
2007 4.45 2
2008 5.426 2.2(dự kiến)
5
phát triển kinh tế. Hy vọng rằng với nỗ lực chung, trong quý 4/2008 sẽ có
thêm những chuyển biến tích cực trong thu hút vốn đầu tư ODA.
1.2. Hạn chế và áp lực cải cách trong tiến trình hội nhập
Việt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới - WTO vào ngày
7-11-2006. Gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng
cũng đầy thách thức.
Vào WTO là chấp nhận cạnh tranh, xem cạnh tranh là động lực thúc đẩy
sự phát triển. Cạnh tranh diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: Cạnh tranh giữa
sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà nước với nhà
nước. Thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiến tiến… diễn ra ngày càng gay gắt
hơn giữa các quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc thu hút và sử
dụng các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế
và đặt ra những áp lực cần cải cách trong tiến trình hội nhập
1.2.1 Đối với vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII):
- Chưa có chính sách thu hút vốn và quản lý đầu tư gián tiếp nước
ngoài hiệu quả. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, các tác động tiêu
cực của dòng vốn FII chưa được phân tích, đánh giá đúng vai trò, tiềm năng
của nó. Do đó, các nhà hoạch định chính sách còn khá e ngại trước dòng vốn
FII biểu hiện thông qua sự phân biệt đối xử, và các quy định nhằm hạn chế
ngành nghề, và tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh
nghiệp Việt Nam
- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp đang trong
quá trình đổi mới, hệ thống pháp lý và các quy phạm chưa hoàn thiện, khả
năng quản trị doanh nghiệp của các công ty còn thấp, một số tiêu chí đánh
giá chưa theo chuẩn quốc tế, hệ thống kế toán kiểm toán còn nhiều bất cập,
hệ thống thông tin còn thiếu và yếu, các báo cáo tài chính doanh nghiệp
chưa trung thực… là hàng loạt nguyên nhân dẫn đến thị trường tài chính
không minh bạch. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp thì đầu
6
tư vào thị trường tài chính không minh bạch sẽ là một quyết định không
khôn ngoan.
- Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm (khoảng 8% các
doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước phải cơ cấu lại), quy
mô của các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp cổ phần hóa phần lớn chưa
niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Các nhà đầu tư trên thế giới chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về
Việt Nam.
- Quy mô và chất lượng các sản phẩm thị trường tài chính Việt Nam
còn hạn chế. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến các quỹ đầu tư chưa thật
nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.
1.2.2 Đối với vốn ODA:
- Mới chú trọng khâu thu hút ODA
Theo tinh thần chung, công việc thẩm định, đánh giá dự án phải được tiến
hành thường xuyên, định kỳ và tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về ODA
đều có trách nhiệm tham gia, nhằm phân tích làm rõ tương quan giữa kết quả
đạt được trên thực tế so với mục tiêu cần đạt được, đồng thời phát hiện
những khó khăn, vướng mắc nhằm tìm ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Quy định là vậy, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay ở Việt Nam
có rất ít kinh nghiệm về thẩm định đánh giá tình hình thực hiện các chương
trình dự án ODA ở cấp chủ dự án và ban quản lý dự án. Công tác theo dõi
các chương trình, dự án ODA hầu như mới tập trung vào báo cáo tiến độ,
tình hình thực hiện và giải ngân dự án, chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của
cấp trên, của nhà tài trợ để được giải ngân vốn.
- Ban quản lý dự án được giao quá nhiều quyền:
Trọng trách thực hiện, giám sát và thẩm định hiệu quả dự án, tiến độ
thi công phần lớn được phó thác cho chủ đầu tư, mà đại diện là các ban quản
lý dự án. Ban quản lý dự án thường được thành lập theo quyết định của cơ
quan chủ quản (các bộ hoặc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) ngay sau khi văn kiện
chương trình dự án ODA được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan này
7
có toàn quyền thay mặt chủ dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ
được giao từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi kết thúc dự án, kể cả việc
quyết toán, nghiệm thu, bàn giao đưa vào dự án khai thác, sử dụng. Vì được
uỷ quyền rất lớn, hơn ai hết, chỉ các ban quản lý dự án mới là nơi nắm sát
nhất thực tế triển khai công trình và hiệu quả sử dụng đồng vốn
- Giải ngân thấp ảnh hưởng đến tăng trưởng:
Mới đây, một nghiên cứu của Tổ công tác ODA của Chính phủ cũng
chỉ rõ việc giải ngân ODA chậm đang phát sinh một vòng "luẩn quẩn". Khi
các dự án ODA chậm trễ, mức độ giải ngân thấp hơn. Điều này khiến nảy
sinh hai vấn đề, thứ nhất là vốn đầu tư cho phát triển giảm xuống, không đạt
như dự kiến; thứ hai khi nguồn vốn hiện tại không được sử dụng đúng cam
kết các nhà tài trợ sẽ cam kết thấp hơn cho những kỳ tiếp theo. Cả hai yếu tố
này tất yếu sẽ khiến tốc độ tăng trưởng không đạt kế hoạch và có thể bị giảm
sút. Có nhiều khuyến cáo đã được đưa ra nhưng một tính toán sau đây đủ
cho thấy những thiệt hại từ việc chậm giải ngân và nhưng lợi ích có được khi
tốc độ giải ngân được tăng lên. Theo tổ công tác ODA của Chính phủ, chỉ
cần tăng 1% giải ngân của nhóm 5 ngân hàng phát triển là sẽ có thêm 500
triệu USD vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 - 2010, mỗi năm có thêm 100 triệu
USD cho các dự án phát triển, nhất là các dự án xoá đói giảm nghèo.
1.2.3 Đối với vốn FDI
- Tư duy kinh tế chậm đổi mới.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung
nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành
các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ.
- Môi trường đầu tư- kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến
bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh
tranh thu hút vốn FDI tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt.
- Định hướng chiến lược thu hút vốn FDI hướng chủ yếu vào lĩnh vực
công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các
8
doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng
trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp.
Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc
phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay
tại Việt Nam.
- Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành
còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh
để phù hợp với các cam kết quốc tế.
-Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế
nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ
trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí
sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực
trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế.
- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động FDI giữa các Bộ, ngành, địa
phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình FDI vẫn nặng về số lượng, chưa coi
trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp.
- Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán
bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn,
ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền
hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư-kinh
doanh.
II. ÁP LỰC CẢI CÁCH THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá
kinh tế là tất yếu khách quan. Theo đó hội nhập quốc tế về thuế ngày càng
rộng và càng sâu, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trong khu
vực và trên toàn thế giới. Ngoài việc phải xây dựng hệ thống chính sách thuế
tương thích, công tác quản lý thuế phải được cải cách và hiện đại hoá theo
các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
9
mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và khuyến khích doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi, đồng nhất về thuế để
phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sự hội nhập buộc Chính phủ VN phải làm nhiều nỗ lực trong việc cải
cách chính sách, đặc biệt là chính sách thuế. Bởi lẽ, chính sách này liên quan
đến nhiều mặt kinh tế xã hội, không những đến sự củng cố nguồn lực tài
chính công, kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần tăng cường khả
năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế.
2.1. Thực trạng hệ thống Thuế Việt nam
Tính đến nay, hệ thống thuế nước ta bao gồm 10 sắc thuế chủ yếu,
được chế tài bằng 6 luật, 4 pháp lệnh, áp dụng thống nhất đối với mọi đối
tượng nộp thuế của các thành phần kinh tế. Các khoản thu khác có quy mô
nhỏ, mang tính chất chi phí, lệ phí như thuế môn bài, lệ phí trước bạ được
quy định bởi các văn bản pháp quy có giá trị pháp lý thấp hơn, tạo nên
nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Hệ thống thuế đã từng bước khắc phục những yếu kém của hệ thống
cũ trên các mặt sau:
- Xóa bỏ sự phân biệt đối xử về thuế giữa các thành phần kinh tế
thông qua việc ban hành và áp dụng các chế độ nghĩa vụ khác nhau như chế
độ thu quốc doanh, chế độ phân phối, trích nộp lợi nhuận, chế độ thuế sử
dụng đất nông nghiệp, thuế công thương nghiệp …
- Tăng cường được tính pháp quy của hệ thống thuế. Trước đây hình
thức cao nhất chỉ là pháp lệnh về thuế.
- Giảm phức tạp cả về phạm vi, đối tượng chịu thuế và cơ sở tính thuế,
thuế suất, chế độ miễn giảm … Do đó, khắc phục tình trạng hiểu luật theo
nhiều nghĩa đều có thể đúng, hạn chế tình trạng tùy tiện thỏa thuận các vấn
đề về thuế hoặc ban phát sự miễn giảm thuế …
10
- Bước đầu giảm bớt một phần các mục tiêu nhiệm vụ gắn cho thuế,
kể cả mục tiêu, nhiệm vụ giải quyết “chính sách xã hội”. Các mục tiêu,
nhiệm vụ nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau như vừa nhằm tăng thu ngân sách
nhà nước vừa kích thích sản xuất phát triển; bảo hộ sản xuất trong nước và
hội nhập quốc tế về thuế; bình đẳng và củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước và khuyến khích hợp lý các thành phần kinh tế khác …
- Chính sách thuế đã góp phần khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát
triển sản xuất kinh doanh. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển
quyền sử dụng đất … đã có những quy định khuyến khích đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định
cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50%
trong 2 năm tiếp theo. Luật thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện giảm giá thành
các công trình đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 10% so với trước đây vì số
thuế này được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình như thuế
doanh thu. Thuế giá trị gia tăng còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh và lưu
thông hàng hóa vì chỉ tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, nhờ
đó khắc phục được nhược điểm đánh thuế trùng của thuế doanh thu trước
đây.
- Chính sách thuế đã bắt đầu phát huy được tác dụng quản lý, điều tiết
vĩ mô nền kinh tế. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất đã tạo ra môi
trường bình đẳng về pháp luật cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành
phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính sách thuế từng
bước tạo ra sự công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng khác
nhau, góp phần thúc đẩy đầu tư vốn, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao
động, giảm giá thành …
- Chính sách thuế đã góp phần khuyến khích xuất khẩu. Hàng hóa
xuất khẩu không phải chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời được hoàn lại toàn
bộ số thuế giá trị gia tăng đã nộp ở đầu vào. Luật thuế thu doanh nghiệp
cũng có quy định khuyến khích đối với doanh nghiệp xuất khẩu lớn: nếu dự
án đầu tư có giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 30% tổng giá trị được hưởng
11
thuế suất ưu đãi 25%, nếu giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 50% thì được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung.
- Chính sách thuế có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
theo hướng tiến bộ. Các luật thuế mới đã khuyến khích việc chuyển hướng
sản xuất theo hướng xuất khẩu và hình thành cơ cấu kinh tế mới. Thông qua
việc ưu đãi đầu tư, các luật thuế mới đã khuyến khích đầu tư vào các lĩnh
vực, ngành nghề, vùng kinh tế theo hướng phát triển do nhà nước đề ra. Nhà
nước không thu thuế giá trị gia tăng đối với những ngành hàng mà Việt Nam
có thế mạnh như nông sản, lâm sản, hải sản do nông dân sản xuất bán ra; đối
với các cơ sở kinh doanh thu mua chế biến lại được khấu trừ đầu vào với
một tỷ lệ ấn định từ 3-5% như hình thức trợ giá của nhà nước. Các biện pháp
này đã có tác dụng tích cực đối với việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng
này. bvh
- Chính sách thuế đã từng bước tương đồng và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Có thể nói, thành tựu nổi bật và bao trùm trong lĩnh vực thuế là việc
chuyển hóa thành công từ hệ thống thuế chỉ phù hợp với cơ chế kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang một hệ thống thuế mới thống nhất, có tính pháp
quy cao nhưng lại đơn giản hơn và không phân biệt theo thành phần kinh tế.
2.2. Những thách thức trong quá trình cải cách thuế ở nước ta hiện
nay
Trong quá trình xây dựng và thiết lập hệ thống thuế công bằng và
hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế, phải đối mặt với những khó khăn
sau đây:
Một là, cơ cấu nguồn thu bị phụ thuộc quá nhiều vào thuế nhập khẩu:
Trong cơ cấu nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí thì thuế nhập khẩu chiếm tỷ
trọng tương đối cao. Theo thống kê, trong suốt giai đoạn từ năm 1991 đến
nay, mặc dù có xu hướng giảm dần trong vài năm gần đây nhưng thuế
xuất, nhập khẩu vẫn chiếm trên 20%/tổng thu Ngân sách Nhà nước, khoản
12