Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA Tổng công ty cổ phần VINAFCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 29 trang )

I.KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY VINAFCO.
- Tên công ty : Tổng Công ty cổ phần VINAFCO
- Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION
- Tên viết tắt : VINAFCO
- Địa chỉ công ty hiện nay: Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình,
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Điện thoại: (84-4) 7684471 Fax: (84-4) 7684456
- Biểu tượng của công ty:


- Vốn điều lệ của Công ty hiện tại : 51.222.610.000 ( năm mươi mốt tỷ
hai trăm hai mươi hai triệu sáu tăm mười nghìn đồng) – Theo công văn
xác nhận số 559/TVKT ngày 10/11/2005 của Công ty dịch vụ tư vấn tài
chính kế toán và kiểm toán AASC.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.
2.1.Lịch sử hình thành Tổng công ty cổ phần VINAFCO.
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
năm 1986, cả nước ta bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có
đổi mới quản lý kinh tế, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ
chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý với nhiều thành phần kinh tế có sự điều tíêt của Nhà nước.
Bộ giao thông vận tải thực hiên đường lối của Đảng bằng nhiều chủ trương,
trong đó có việc giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, thành lập một số
doanh nghiệp( DN) mới.
Cũng trong thời thời điểm này hệ thống dịch vụ vận tải đang bị khủng
hoảng, do đó Bộ chủ trương thành lập một đơn vị dịch vụ vận tải Trung ương
để phối hợp hoạt động của 3 Công ty: Công ty Đại lý vận tải I, Công ty Đại lý
vận tải II, Công ty Đại lý vận tải III nhằm phát triển ngành dịch vụ vận tải,
đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời kỳ mới.
Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 16 tháng 13 năm 1987 Bộ trưởng Bộ
giao thông vận tải đã ký quyết định số 2339A QĐ/TCCB thành lập Công ty


dịch vụ vận tải Trung ương, nhân lực của Công ty chỉ có 40 người chủ yếu là
được điều động từ các vụ, văn phòng của Bộ sang, tài sản chỉ có 9 gian nhà
cấp 4 tại 80B Trần Hưng Đạo, Hà Nội và một chiếc ôtô cũ Bộ cho mượn và
10 triệu đồng tiền vốn lưu động do Bộ cấp.
Từ khi thành lập đến năm 1992, Công ty đã phát triển nhanh chóng về
quy mô tổ chức sản xuất và đầu tư.
Năm 1993, toàn quốc thực hiện bước chuyển mạnh về đổi mới quản lý,
săp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định số 388/HĐBT ngày
20/11/1991 của Hội đồng Bộ Trưởng, Giải thể những doanh nghiệp làn ăn
yếu kém, thua lỗ, thành lập lại những doanh nghiệp SXKD có hiệu quả. Ngày
02 tháng 08 năm 1993 Bộ giao thông vận tải có quyết định số 1542QĐ/
TCCB- LĐ thành lập lại Công ty dịch vụ Vận tải Trung ương là một doanh
nghiệp Nhà nước. Trong năm 1993, Công ty thành lập thêm một đơn vị trực
thuộc là Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh. Khởi công xây dựng ngôi
nhà 5 tầng tại 33C Cát Linh.
Năm 1995, Bộ giao thông vận tải thành lập Tổng Công ty Dịch vụ vận
tải, trong đó Công ty dịch vụ vận tải Trung ương là một thành viên của Tổng
Công ty.
Năm 1997, Bộ giải thể Tổng Công ty Dịch vụ vận tải, Công ty dịch vụ
vận tải Trung ương trở về trực thuộc Bộ giao thông vận tải như trước.
Trong giai đoạn 1993 đến 1997 Công ty mở rộng liên doanh, liên kết với các
đối tác trong và ngoài nước, đầu tư thêm trang thiết bị mới để mở rộng sản
xuất kinh doanh:
- Ký hợp đồng đại lý cho hãng DANZAS của Thuỵ Sỹ ( 05/10/1994 )
- Liên doanh với 3 đối tác trong và ngoài nước là :
+ Công ty điện tử Hà Nội ( HANEL )
+ Hai đối tác Nhật Bản là Công ty SUMITOMO và SUZUYO để
thành lập linh doanh tiếp vận Thăng Long ( DRACO ) vào ngày
19/10/1996
- Thành lập xí nghiệp Dịch vụ cơ kim khí trên cơ sở của Xưởng cơ khí

thuộc Xí nghiệp Đại lý vận tải - Vật tư ký thuật vào ngày 20/4/1995.
- Ký hợp đồng đại lý với TARAY của Đài Loan ( 27/3/ 1997 ).
- Đầu tư mua 1 chiếc tàu biển chở hàng khô trọng tải 1200T mang tên
VINAFCO-12 cuối tháng 12/1997.
Giai đoạn 1998-2000. Đây là giai đoạn thay đổi lớn về cơ cấu đầu tư,
chuẩn bị cho cổ phần hoá Công ty. Trong những năm cuóu của thập kỷ 90, hệ
thống các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phát triển rất nhanh, đa dạng, nhiều
thành phần, chất lượng dịch vụ được nâng cao. Công ty dịch vụ vận tải Trung
ương đứng trước thách thức của sự cạnh tranh quyết liệt.
Để tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tập thể lãnh đạo
Công ty đã tìm những giải pháp tích cực. Đặt ra mục tiêu cần tập trung giải
quyết là:
- Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành cho trước mắt
và lâu dai, coi đay là yếu tố quan trọng nhất để tồn tại và phát triển
vững chắc.
- Xây dựng kế hoạch, quy mô phát triển trứơc mắt và lâu dài của Công
ty.
- Nhanh chóng mở rộng thị trườn, nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ gìn
uy tín với khách hàng.
- Đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất.
- Chuẩn bị tư tưởng, nhận thức đúng đắn cho tập thể cán bộ công nhân
viên để chủ động chuyển sang Công ty cổ phần theo chủ trương của
Đảng và Nhà nước.
Về đầu tư: Tổng số vốn đầu tư trong 3 năm: 58.410.381.927VNĐ
- Đầu tư dây chuyền vận chuyển NH3 : 2.136.546.113VNĐ
- Đầu tư thêm kho, bãi, xe tại Xí nghiệp Đại lý vận tải-Vật tư kỹ thuật:
3.421.771.600VNĐ
- Mua máy cắt phôi, dàn cán thép, lò đốt phôi… cho XN Dịch vụ cơ kim
khí : 1.130.538.311VNĐ
- Bán 3 tàu biểm VINAFCO 01, VINAFCO 02, VINAFCO 12 để bổ

sung vốn đầu tư đội tàu container trong đó: Mua tàu chở cotainer thú
nhất trọng tải 4119T – 240 TEU với số vốn 36.250.000.000 VNĐ .
- Mua tên 500 vỏ container :6.150.451.903 VNĐ.
Những hạng mục đưa vào sử dụng đã mạng lại hiệu quả rõ rệt, khẳng định
sự đúng đắn trong quyết định đầu tư đúng mục tiêu, đúng hướng của lánh đạo
Công ty.
Về tổ chức: Cuối năm 2000 thành lập Xí nghiệp Dịch vụ container và
vận tải biển để quản lý và khai thác đội tàu container.
Chuẩn bị cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Công ty dich vụ
vận tải Trung ương.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đề ra Nghị quyết
“ tiếp tục củng cố, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp Nhà nước, bằng các giải pháp bán, giao khoá, giải thể, sát nhập, đấu
thầu quản lý những doanh nghiệp Nhà nước quá nhỏ và những doanh nghiệp
Nhà nước kinh doanh đang bị thua lỗ. Cổ phần hoá những doanh nghiệp Nhà
nước quy mô vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả nhằm huy động vốn của
toàn xã hội, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
Đổi mới công nghệ. tạo thêm viếc làm, thay đổi phương thức quản lý, tạo điều
kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nâng cao thu nhập của người lao động”.
Nhận thức được tính ưu việt của hình thức cổ phần hoá, và đặc điểm quy mô
SXKD của Công ty, lãnh đạo Công ty thông qua Đại hội công nhân viên chức
đã quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp để làm các thủ tục
chuyển Công ty thành công ty cổ phần.
Năm 2001: Năm 2001 là một bước ngoặc quan trong trong lịch sử phát
triển của Công ty, đó là việc chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ vận tải Trung
ương thành Công ty cổ phần theo chủ trương đổi mới, phát triển doanh nghiệp
của Đảng và Nàh nước, theo sự chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải.
Công ty đã thay đổi, phát triển về nhiều mặt như vốn, tài sảnm đầu tư, lao
động, thu nhập và đặc biệt là hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Đièu lệ
của Công ty cổ phần.

Về vốn: Từ một doanh nghiệp Nhà nước với số vốn Nhà nước 3 tỷ đồng,
sau khi trừ chi phí cổ phần hoá và cổ phần ưu đãi cho người lao động, vốn
Nhà nước còn lại là 1,8 tỷ đồng. Khi chuyển sang cổ phần, công ty đã phát
hành cổ phiếu, huy động thêm 8,2 tỷ đồng của các cổ đông là cán bộ công
nhân viên, nâng sổ vốn điều lê của công ty lên 10 tỷ đồng. Từ một doanh
nghiệp nhỏ đã trở thành một doanh nghiệp vừa. Về vốn kinh doanh từ 81 tỷ
đồng đã tăng lên 131 tỷ đồng.
Về đầu tư: Công ty đã triển khai nhiều dự án, tổng số vốn đầu tư năm 2001
lên tới hơn 50 tỷ đồng.
- Mua thêm 1 tàu vận tải container trọng tải 5778T, sức chở 252TEU với
số vốn đầu tư 37,5 tỷ đồng( 12/2001)
- Giải phóng và san lấp mặt bằng 3.900m2 đất tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà
Nội để chuẩn bị xây dựng Văn phòng Công ty.
- Hợp đồng thuê10.000m2 đất tại khu cong nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh
để chuẩn bị xây dựng kho bãi, bãi container, xưởng sửa chữa,
container.
- Góp vốn giai đoạn II vào Công ty Liên doanh DRACO để xây dựng
Trung tâm phân phối tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long với số vốn
7,5 tỷ đồng.
- Chuẩn bị dự án khả thi để đầu tư thêm 1 dây chuyền cán thép công suất
140.000T/năm.
- Chuẩn bị dự án khả thi để thue đất xây dựng Trung tâm phân phối tại
khu công nghiệp Đền Lừ, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Về tổ chức, lao động:
Theo điều lệ Công ty cổ phần, tổ chức của Công ty đã thay đổi so với
doanh nghiệp Nhà nước. Lãnh đạo Công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội
đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc. Các đơn vị thành viên đã
được hình thành và phát triển mạnh mẽ, trong đó có việc thành lập Trung tâm
Thương mại và vận tải Quốc tế. Công ty đã tiến hành phân cấp quản lý, đã và
đang hình thành 5 đơn vị thành viên hoàn chỉnh là: Nhà máy thép Hà Nội, Xí

nghiệp Vận tải Biển, Xí nghiệp Đại lý vận tải Vật tư kỹ thuật, Trung tâm
Thương mại và vận tải Quốc tế, Công ty liên doanh Tiếp vận Thăng Long.
Bên cạnh đó là các đơn vị phụ thuộc, các chi nhánh được giao khoán doanh
thu, chuẩn bị điều kiện cho việc xây dựng một Tổng công ty trong những năm
sau này.
So với năm trước, lao động tăng 16,3% ( tổng số cán bộ công nhân viên
Công ty đã lên tới 356 người), thu nhập bình quân đầu người tăng 30,2% ( với
mức 1.621.000đ/người/tháng), cổ tức đạt 20%.
Từ năm 2002 đến năm 2005 Công ty đã phát triển mạnh mẽ về cả quy mô
và lĩnh vực đầu tư. Về tổ chức cũng thường xuyên thay đổ cho phù hợp với
tình hình kinh doanh và xu thế chung, tổng số lao động của Công ty năm 2005
là 550 người tăng 1,5 lần so với năm 2001. Thu nhập bình quân đầu người
của Công ty cũng tăng lên 2,41triệu đồng/tháng….
Ngày 31/12/2005 Đại Hội cổ đông bất thường đã quyết định đổi tên công
ty thành Tổng Công ty cổ phần VINAFCO. Sau Đaih hội cổ đông là các quyết
định của Hội đồng quản trị Tổng công ty tiến hành sát nhập, tổ chức lại các
đơn vị thành viên.
2.2.Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của đơn vị.
Đại hội cổ đông bất thường ngày 31/12/2005 đã thông qua sơ đồ tổ
chức của Tổng công ty cổ phần VINAFCO. Theo đó Tổng công ty cổ phần
VINAFCO có ơ đồ tổ chức như sau:
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Thư ký HĐQT
Ban Kiểm
Soát
TỔNG GĐ VÀ CÁC PTGĐ
Trợ lý TGĐ
Ban
TC

PC
Ban
Tài Chính
Kế Toán
Ban
KHTT

Đầu Tư
Văn
Phòng
TCT
Phòng
Kinh
Tế
Các Đơn Vị Thành Viên
Công Ty LD DRACO CT 100% Vốn VNC CT Cổ Phần
CTCP
KS
Nghệ An
CTCPKS
Tân
Uyên
C.TY
Tiếp
Vận
VNC
C.Ty
VNC
Sài
Gòn

C.Ty
Thép
VNC
C.Ty
Vận
Tải
Biển
C.Ty
T.Mại
VNC
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định những vấn
đề mà Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông
qua báo cáo tài chính hàng năm và thông qua ngân sách tài chính của năm tiếp
theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích và lợi ích của Công
ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị có quyền giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những người
quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp và Điều
lệ Công ty, các quy chế nội bộ và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý Công ty trong các công việc
hàng ngày và chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó Tổng giám đốc là những người
giúp việc cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc
thực hiện các công việc Tổng giám đốc giao cho theo đúng quy định của Pháp
luâtj và Điều lệ Công ty.
Các phòng, ban nghiệp vụ: Có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Ban
Tổng giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và sự chỉ đạo

của Ban tổng giám đốc. Hiện nay Tổng công ty có 5 phòng ban nghiệp vụ
sau:
- Ban tổ chức-Pháp chế: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng
giám đốc công ty về các mặt hoạt động công tác sau: Công tác tổ chức lao
động, công tác pháp chế, công tác đối ngoại và quản trị thương hiệu, công tác
xây dựng và áp dụng ISO. Ban tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu,
giúp việc cho Tổng giám đốc về các mặt công tác sau: Công tác tài chính
doanh nghiệp, công tác kế toán, thống kê, công tác kiểm toán nội bộ, công tác
xây dựng và áp dụng ISO.
- Ban kế hoạch - Thị trừơng và Đầu tư: Có chức năng tham mưu, giúp
việc cho Tổng giám đốc công ty về các mặt công tác sau: Công tác kế hoạch,
công tác thị trường, công tác đầu tư, công tác xây dựng chiến lược kinh
doanh, công tác xây dựng và áp dụng ISO.
- Văn phòng Tổng công ty: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng
giám đốc công ty về các mặt công tác sau: Công tác văn thư lưu trữ, công tác
hành chính tổng hợp, công tác y tế, vệ sinh và đời sống, công tác bảo vệ, an
toàn và phòng chống cháy nổ, công tác quản trị công nghệ thông tin, công
tãcay dựng và áp dụng ISO.
- Phòng kinh tế: Có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh về tất
cả các lĩnh vực ngành nghề mà Tổng công ty được phép triển khai, trong đó
chú trọng đến việc triển khai các hoạt động kinh doanh mang tính chất chiến
lược như phát triển thị trường mới, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mới,
kinh doanh các sản phẩm dịch vụ có quy trình quản lý phức tạp đòi hỏi vai trò
quan hệ, điều tiết của cấp Tổng công ty.
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, các phòng ban chức
năng được quyền kiểm tra, giám sát, hướng dẩn và đôn đốc các Phòng ban,
đơn vị thuộc Tổng công ty thực hiện tốt các nội quy, quy chế của Tổng công
ty, pháp luật của Nhà nước về các mặt hoạt động công tác có liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của phòng ban chức năng đó.
Các đơn vị thành viên:

1. Công ty liên doanh DRACO
2. Các công ty cổ phần: Công ty CPKS Nghệ An và Công ty CPKS
Tân Uyên.
3. Các công ty 100% vốn VINAFCO: Công ty tiếp vận VINAFCO,
Công ty VINAFCO Sài Gòn, Công ty Vận tải biển VINAFCO và Công ty
Thương mại VINAFCO.
III. NHÂN LỰC, CƠ SỞ VẬT CHẤT VỐN KINH DOANH CỦA ĐƠN
TỔNG CÔNG TY VINAFCO.
Là một Tổng công ty của Nhà nước, nay được cổ phần hoá, Tổng công
ty cổ phần VINAFCO có quy mô là một doanh nghiệp vừa. Do vậy quy mô
về vốn và nhân lực của Tổng công ty cũng phải tương xứng.
3.1. Về nhân lực.
Tính tới thời điểm năm 2005, tổng số nhân lực và cơ cấu lao động theo
trình độ học vấn của Tổng công ty VINAFCO như sau:
Trình độ số lượng lao động( người )
Tr ờn đ ại h ọc 21
đ ại h ọc, cao đ ẳng
131
Trung học 97
Công nhân kỹ thuật 149
Lao động phổ thông 121
Tổng 519
Bảng 1: Số lượng lao động công ty theo trình đô học vấn.
Như vậy về lao động, tổng số lao động của Tổng công ty là 519 người
thì số người có trình độ trên đại học là 21người chiếm gần 4%, số người có
trình độ đại học và cao đẳng là 131 người chiếm 25,3%, số người có trình độ
trung học là 97 người chiếm 18,7%, công nhân kỹ thuật có 149 người chiếm
28,7%, lao động phổ thông có 121người chiếm 23,3%.
3.2. Về cơ sở vật chất và vốn kinh doanh của Tổng công ty.
Giá trị tài sản theo báo cáo tài chính được kiểm toán thời điểm 30/12/2004.

Bảng 2: Giá trị các tài sản của công ty tính đến ngày 30/12/2004
Đơn vị tính: Đồng
STT Khoản mục
Nguyên giá
(NG)
Giá trị còn lại
( GTCL )
GTCL/NG (%)
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 19.658.416.793 18.949.419.649 96,39%
2 Máy móc thiết bị 4.983.206.365 3.011.494.955 60,43%
3 Phương tiện vận tải 111.167.123.270 63.096.199.026 56,76%
4 Thiết bị quản lý 1.935.934.199 755.098.236 39,00%
5 TSCĐ vô hình 5.673.510.151 5.038.447.567 88,81%
Cộng
143.418.190.778 90.850.659.433 63,35%
Bảng 3: Một số máy móc thiết bị được sử dụng cua Tổng công ty tính đên
ngay 30/06/2004.
Đơn vị tính: Đồng
STT Tên tài sản Nguyên giá
Khấu hao luỹ
kế
Giá trị còn
lại
% còn lại
1 Cẩu trục 5 tấn 112,305,000 101,428,000 10,877,000 9.69%
2 Dàn cán tinh 149,917,289 127,106,000 22,811,289 15.22%
3 Dàn cỏn thụ 440,759,122 269,368,000 171,391,122 38.89%
4 Lò nung dầu FO 378,581,728 361,923,000 16,658,728 4.40%
5 Máy tiện trục cán 135,000,000 69,750,000 65,250,000 48.33%
6 Máy xung GS 430A+ZNC60A 164,842,857 43,968,000 120,874,857 73.33%

7 Ô tô HYUNDAI XG30 29V-4603 702,570,631 81,966,570 620,604,061 88.33%
8 Ô tô TOYOTA VOIS1.5 29V-2666 375,025,909 35,716,752 339,309,157 90.48%
9 Container TEC AX 2029901 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
10 Container TEC AX 2029902 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
11 Container TEC AX 2029903 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
12 Container TEC AX 2029904 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
13 Container TEC AX 2029905 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
14 Container TEC AX 2029906 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
15 Container TEC AX 2029907 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
16 Container TEC AX 2029908 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
17 Container TEC AX 2029909 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
18 Container TEC AX 2029910 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
19 Container TEC AX 2029911 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
20 Container TEC AX 2020002 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
21 Container TEC AX 2020003 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
22 Container TEC AX 2020004 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
23 Container TEC AX 2020005 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
24 Container TEC AX 2020006 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
STT Tên tài sản Nguyên giá
Khấu hao luỹ
kế
Giá trị còn
lại
% còn lại
25 Container TEC AX 2020007 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
26 Container TEC AX 2020008 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
27 Container TEC AX 2020009 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
28 Container TEC AX 2020010 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
29 Container TEC AX 2020001 213,654,612 193,486,392 20,168,220 9.44%
30 Container TEC AX 2029912 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%

31 Container TEC AX 2029913 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
32 Container TEC AX 2029914 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
33 Container TEC AX 2029915 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
34 Container TEC AX 2029916 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
35 Container TEC AX 2029917 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
36 Container TEC AX 2029918 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
37 Container TEC AX 2029919 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
38 Container TEC AX 2029920 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86%
39
Đ ầu k éo 40' 16H 5460
294,259,205 73,584,000 220,675,205 74.99%
40
Đ ầu k éo 16H 5940
298,775,805 67,583,000 231,192,805 77.38%
41
Đ ầu k éo Intl 16H 8154
336,454,191 42,057,000 294,397,191 87.50%
42
R ơ m ooc 40' 16R 0332
136,133,000 34,041,000 102,092,000 74.99%
43 Container 102x40' 1,713,029,962 1,590,978,924 122,051,038 7.12%
44 Container 16x40' 275,975,392 216,200,000 59,775,392 21.66%
45 Container 20x40' 880,000,000 412,515,000 467,485,000 53.12%
46 Container 60x20' 1,620,000,000 759,375,000 860,625,000 53.13%
47 Container 65x20' 666,941,237 566,442,360 100,498,877 15.07%
48 Container 62x20'dc+3x40'hc+1x20'OT 764,619,200 571,977,558 192,641,642 25.19%
49 Container 170x20'dc+10x40'hc+10x20' 5,088,300,000 2,223,969,942 2,864,330,058 56.29%
50
l ô 70 cont 40' HC (mua t ừ TQ)
3,310,019,309 724,080,000 2,585,939,309 78.12%

51
l ô 90 Containers mua t ừừ TQ
2,612,563,372 952,525,000 1,660,038,372 63.54%
52 l ô 19 Container c ũ 413,269,905 241,080,000 172,189,905 41.67%
53 l ô 8 cont cò 40DC mua BD 136,911,710 45,640,000 91,271,710 66.66%
54 Container 25x20' 3,025,138,350 2,633,987,594 391,150,756 12.93%
55 10 cont 20' 109,523,810 27,390,000 82,133,810 74.99%
56 10 container mua c ủa Ph úc Long 123,809,524 26,819,000 96,990,524 78.34%
57
T àu bi ển Vinafco 18
34,001,906,160 14,332,830,000 19,669,076,160 57.85%
58
t àu bi ển Vinafco 25
40,284,104,703 15,878,701,348 24,405,403,355 60.58%
Tới thời điểm ngày 31/10/2005 tổng số vốn điều lệ của Tổng công ty
là: 51.222.610.000 đồng. Sau đây là cơ cấu vốn điều lệ của Công ty:
Bảng 4: Cơ cấu vốn của Công ty theo đối tượng sở hữu
Cơ cấu vốn Số lượng cổ phần Giá trị(đồng) tỷ lệ %
Vón Nhà nước 693.029 6.930.290.000 13,53%
Cán bộ công nhân
viên
3.281.706
32.817.060.000 64,07%
Cổ đông ngoài 1.147.526 11.475.260.000 22,40%
Tổng cộng 5.122.261 51.222.610.000 100,00%
Quá trình tăng vốn điều lệ như sau:
Bảng 5: Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Thời điểm Vốn tăng thêm
Nguồn tăng

Vốn điều lệ
Vốn Nhà
nước tỷ lệ
Khi thành lập 7.230.000 1.800.000 24,90%
Lần 1(08/2001) 2.770.000 Phát hành thêm 10.000.000 1.800.000 18,00%
Lần 2 (02/2002) 10.000.000 Phát hành thêm 20.000.000 1.800.000 9,00%
Lần 3 (08/2002) 5.000.000 Phát hành thêm 25.000.000 1.800.000 7,20%
Lần 4 (04/2003) 6.000.000
Phất hành thêm : 4.894.100
Trả cổ tức 2002 bằng cổ phiếu:
1.105.900
31.000.000 2.091.700 6,75%
Lần 5 (09/2003) 4.177.900
Phát hành thêm: 2.252.600
Miễn thuế TNDN năm 2001: 1.225.300
Miễn thuế TNDN 2002( đợt 1): 700.000
35.177.900 2.393.200 6,80%
Lần 6 (05/2004) 6.740.500
Phát hành thêm: 4.997.400
Miễn thuế TNDN 2002(đợt 2); 1.743.100
41.918.400 2.548.700 6,08%
Lần 7 (01/2005) 5.967.800
Phát hành thêm: 1.789.100
Tăng vốn Nhà nước: 4.178.700
47.886.200 6.727.400 14,05%
Lần 8 (03/2005) 3.336.410 Trả cổ tức bằng cổ phiếu 51.222.610 6.930.290 13,53%
VI. DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ MÀ CÔNG TY KINH
DOANH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY .
4.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Tổng công ty VINAFCO chuyên kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

- Vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường sông, ôtô trong và ngoài
nước;
- Đại lý vận tải hàng hoá;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Giao nhận kho vận quốc tế;
- Dịch vụ vận tải quốc tế, trong đó có vận tải hàng hoá quá cảnh;
- Đại lý vận tải tàu biển, môi giới hàng hải;
- Nhận uỷ thác đại lý giao nhận, nhận uỷ thác vận tải hàng không;
- Kinh doanh vận tải và xếp dỡ, bảo quản cá loại hàng hoá;
- Kinh doanh kho bãi, bãi chứa container và thu gom hàng hoá;
- Sản xuất, chế biến và kinh doanh thép xây dựng;
- Dịch vụ sửa chữa thiết bị giao thông vận tải và tàu biển cho các hãng
tàu;
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá cho
các chủ hàng;
- Kinh doanh vật tư và dịch vụ các mặt hàn: than, thạch cao, apatite,
quặng các loại, xỉ perit, đã vôi, muối…
- Kinh doanh dịch vụ mặt hàng phân bón các loại, khí NH3 hoá lỏng,
klinke;
- Kinh doanh nhập khẩu phương tiện thiết bị giao thông vận tải;
- Buôn bán thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ
sản, thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu
dùng;
- Khai thác và chế biến khoáng sản;
- Buôn bán lắp đặt bảo hành máy thiết bị bưu chính viễn thông, đại lý
mua bán ký gửi hàng hoá.
4.2.Thị trường kinh doanh của Công ty.
VINAFCO là một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa ngành đa
nghề với nhiều sản phẩm đa dạng. So với các doanh nghiệp trong nước hiện
nay, VINAFCO thuộc loai doanh nghiệp cỡ trung bình nhưng lại có tốc độ

phát triển khá nhanh. Công ty đã tao dựng được uy tín trên thương trường
trong một số lĩnh vực.
4.2.1.Lĩnh vực vận tải đa phương thức.
Mặc dù có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này nhưng VINAFCO cũng
đã đạt được một vị trí nhất định trên thị trường và được coi là một đơn vị lớn
trong lĩnh vực này đặc biệt là ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy
nhiên đến năm 2005 không còn tuyến đường vận chuyển NH3 Bắc Nam nữa
Công ty cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra khách hàng mới, khách hàng
đáng kể của Công ty hiện nay là nhà máy phân lân Văn Điển.
4.2.2.Hoạt động tiếp vận.
Hoạt động tiếp vận là hoạt động chủ yếu của VNAFCO. Mặc dù đây là
hoạt động mới mẻ tại Việt Nam nhưng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh
vực logistics Công ty đã khẳng đinh được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tiếp
vận tại Việt Nam. Khách hàng của Công ty không chỉ có khách hàng trong
nước mà còn có khách hàng nước ngoài như: ICC, Nestle, Exxson mobile,
Honda, Yamaha,…
Khách hàng sử dụng dịch vụ của VINAFCO như sau:
- Khách hàng liên doanh nước ngoài sử dụng dịch vụ quản lý kho và vận
tải phân phố.
- Khách hàng liên doanh lớn sử dụng dich vụ thuê kho và vận tải phân
phối.
- Khách hàng thuê kho đặc chủng.
- Khách hàng thuê kho thông thường.
4.2.3.Hoạt động vận tải biển
Trong lĩnh vực này, hai đối thủ lớn của VINAFCO là Vinalines và
Công ty Biển Đông. Trong thời gian tới Vinalines chủ trương thành lập một
đội tàu mạnh về cả chất lượng và số lượng. Chỉ cần đội tàu đó đi vào hoạt
động đã là một đối thủ mạnh trong lĩnh vực vận tải biển băng contạiner. Hơn
nữa ở Quảng Ninh và Hải Phòng đã có những tư nhân đóng được tàu tương
đương vơi tàu VINAFCO 25. So với các doanh nghiệp trên VINAFCO là một

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên do tập trung vào vận chuyển container
nội địa nên VINAFCO chiếm vị thế khá lơn trên thi trường, chiếm 25% thị
phần trong lĩnh vực này.
4.2.4.Hoạt động sản xuất thép.
Với quy mô hiện tại, Công ty đã hình thành một mô hình nhỏ công suất
dao động khoảng 1vạn tấn/năm. Công nghệ ở mức trung bình nguồn phôi chủ
yếu nhập từ Liên Bang Nga với kích thước 60x60mm đến 65x65mm, với mô
hình này nhà máy đang đứng đầu miền Bắc về sản xuất đồng bộ.
Hiện nay, ở trong nước, Công ty thép VINAFCO đang cạnh tranh quyết liệt
với các đối thủ như:
- Công ty gang thép Thái Nguyên( TISCO) một đơn vị lớn với sản lượng
nhiều.
- Công ty Pomihoa Ninh Bình là đơn vị có công nghệ mới, sản lượng
lớn.
- Công ty thép Nam Đô ( SNC) cũng là một đơn vị có công nghệ mới,
sản lượng lớn hơn.
- Một số làng nghề sản xuất thép cũng cạnh tranh quyết liệt với thép
VINAFCO.
- Miền Bắc:16 nhà máy, miền Trung:5 nhà máy, miền Nam: 7 nhà máy.
4.2.5.Hoạt động thương mại vận tải quốc tế.
Ngành nghề chủ yếu của trung tâm là vận tải quốc tế và dịch vụ vận tải
quốc tế, uỷ thác xuất nhập khẩu, khai hải quan, xuất nhậpp khẩu. Kinh doanh
không vốn và dựa trên lợi thế đầu vào của các đơn vị thành viên VINAFCO.
Phưong tiên chủ yếu là đi thuê đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến động
giá cả thị trường không chủ động về phương tiện nhiều khi ảnh hưởng đến kế
hoạch làm hàng. Trong khi đó đối thủ cạnh tranh lại nhiều, nhiều công ty
forwarder có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm lâu năm , nhiều
công ty mới được thành lập đã lớn mạnh nhanh chóng. Tuy nhiên với kinh
nghiệm lâu năm, công ty đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và
ngoài nước.

4.3.Mục tiêu hoạt động của Công ty.
Mục tiêu hoạt động của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt
động sản xuẩt, thương mại, dịch vụ trong cá lĩnh vực hoạt động kinh doanh
của Công ty và các lĩnh vực kinh doanh khác mà pháp luật không cấm, nhằm
tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao
thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà
nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.
V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TỪ 2001 ĐếN NAY.
5.1. Các kết quả đã đạt được.
Từ năm 2001 Công ty tiến hành cổ phần hoá, cho tới nay, Công ty đã
và đang ký kết được nhiều hợp đồng dài hạn có giá trị. Dưới đấy là một số
hợp đồng đó.
Bảng 6: Một số hợp đồng lớn của Công ty
Đơn vị tính: đồng
TấN HỢP ĐỒNG
GIÁ TRI HỢP
ĐỒNG
THỜI GIAN
THỰC HIỆN
SẢN PHẨM ĐỐI TÁC
Hợp đồng vận chuyển lân
Văn Điển
17,5tỷ /năm
Hợp đồng
dài hạn ký
định kì hàng
năm
hàngnăm
Dịch vụ vận

chuyển lân
Công ty phân lân
Văn Điển
Hợp đồng vận chuyển
NH3
50tỷ/năm
2005-2010
Dịch vụ vận
chuyển NH3
Công ty bột ngọt
VEDAN
Hợp đồng vận chuyển
NH3
4,5 tỷ/năm
2005-2010
Dịch vụ vận
chuyển NH3
Công ty bột ngọt
Ajinomoto
Hợp đồng nhập khẩu thép
khoảng 4
triệu USD
Theo thời
điểm phát
sinh nhu cầu
Phụi thép
ITC Group
Limited
Hợp đồng nguyên tắc mua
bán thép xây dựng số1

Căn cứ nhu
cầu phát sinh
Có hiệu lực
từ ngày
08/91/2005
Thộp cỏn
núng
Công ty xây dựng
giao thông Hồng

Hợp đồng nguyên tắc mua
bán thép xây dựng số 2
Căn cứ nhu
cầu phát sinh
Có hiệu lực
từ ngày
18/02/2005
Thộp cán vặn
Nhà máy MI
Hợp đồng mua bán thép
xây dựng số 6
Can cứ nhu
cầu phát sinh
Có hiệu lực
từ ngày
18/02/2005
Thộp cỏn
núng trũn,
trơn, vặn
Công ty vật liệu xây

dựng tổng hợp Lào
Cai
Với sự nỗ lực đổi mới của ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ công
nhân viên Công ty, kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm đã có sự tăng
trưởng rõ rệt.
Nhìn vao bảng dưới ta có thể thấy rằng từ năm 2001 đến năm 2004 kể cả
vầ quy mô kinh doanh cũng như lợi nhuận đạt được thì Tổng công ty đều có
bước tiến với mức tăng trưởng liên tục. Năm 2001 doanh thu đạt
210.650.742.432 đồng, sang đến năm 2002 đạt 232.200.313.404 đồng tăng
10,23% so với năm 2001, qua năm 2003 doanh thu tăng 12,41% đạt
261.016.372.303 đồng, đến năm 2004 doanh thu tăng 17,5% so với năm 2003
đạt 306.754.561.679 đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên một cách đều
đặn. Năm 2001 đạt 15.352.667.348 đồng, sang đến năm 2002 đạt
15602.704.848 đông tăng 1,61% so với năm 2001, năm 2003 lợi nhuận đạt
1,61% so với năm 2002 với con số 15.853.581.938 đồng, năm 2004 lợi nhuận
của Công ty tiếp tục tăng lên nhưng với mức thấp hơn năm 2003 đạt
16.054.004.274 đồng tăng 1,26% so với năm 2003. Theo đó nộp ngân sách
Nhà nước của Công ty cũng tăng. Trung bình mỗi năm Công ty nộp ngân sách
Nhà nước khoảng 4,3 tỷ đồng.

Bảng 7: Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua một số năm.
Đơn vị tính: đồng
STT CHỈ TIÊU Năm2001 Năm 2002 Năm2003 Năm 2004
1 Doanh thu thuần
210.650.742.432 232.200.313.404 261.016.372.303 306.754.561.679
2
Chi phí kinh
doanh
195.298.075.088 216.597.609.556 245.162.791.356 290.700.557.405
3

Lợi nhuõn hoạt
động SXKD
14.743.823.036 14.960.557.237 15.190.949.818 15.458.988.849
4 Lợi nhuận gộp
37.578.194.415 37.777.358.842 37.951.134.698 38.182.566.877
5 Lợi nhuận khác
608.843.852 642.147.611 662.632.120 595.015.425
6
Lợi nhuận trước
thuế
15.352.667.348 15602704.848 15.853.581.938 16.054.004.274
7
Lợi nhuận sau
thuế
11.053.920.246 11.233.946.881 11.475.732.358 11.558.883.072
8
Nộp thuế thu
nhập
4.298.741.102 4.368.757.967 4.377.849.580 4.495.121.202
5.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty trong năm báo
cáo.
Năm 2004 doanh thu của Công ty tăng so với năm 2003 là 17,5%. Do
tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 18,30% cao hơn tốc độ tăng doanh thu nên lãi
gộp của Công ty tăng lên 13,52%.
Mặt khác do chi phí bán hàng và chi phí quản lý Công ty năm 2004
tăng lên khá nhiều so với năm 2003 nên lợi nhuận trước thuế năm 2004 chỉ
tăng 1,26%. Sự tăng trưởng về doanh th và lợi nhuận năm 2004 là do một số
nguyên nhân.
- Năm 2004, Công ty đã đầu tư mua thêm một số tài sản cố định góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh,chuyển sang thuê mua một số phương tiện

vận tải với tổng trị giá 2,9tỷ đồng.
- Công ty đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động từ các đợt phát hành
cổ phiếu nội bộ. Với chính sách tài chính hiệu quả huy động được nguồn vốn
nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên của Công ty.
- Chủ động thiết kế lại dây chuyền sản xuất thép, bán một số thiết bị cũ
để thu hồi vốn.
- Kiểm tra đôn đốc thường xuyên hoạt động của các đơn vị thành viên,
các chi nhánh.
- Giữ vững những khách hàng lớn, mở rộng thị trường sang một số nước
Lào, Campuchia, Thái Lan.
- Đón bắt tham gia kinh doanh ngành nghề mới: khai thác khoáng sản,
bất động sản.
- Tăng cường trao đổi thông tin trong toàn VINAFCO, nhận định thống
nhất nắm băt được tình hình cùng phối hợp xử lý có hiệu quả, đoàn kết nâng
cao vai trò của cá nhân trong công việc.
VI.MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY.
6.1.Ưu điểm.
Là một Tổng công ty Nhà nước được thành lập từ những năm đầu mở
cửa, nay được cổ phần hoá, Tổng công ty VINAFCO đã có bề dày lịch sử
trong kinh doanh, đạt được nhiều thành tích trong nhiệm vụ và đạt hiệu quả
kinh doanh cao. Nhìn chung công ty có một số ưu điểm sau trong hoạt động
của mình.
- Thường xuyên đổi mới bộ máy quản lý. Từ khi mới thành lập và đặc
biệt là từ sau khi cổ phần hoá Công ty, nắm bắt được những thay đổi của thị
trường cũng như của cơ chế mới, trước những thách thức mới trên thương
trường, ban lãnh đạo Công ty thường xuyên đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ
chức sao cho phù hợp với đòi hỏi cuat thực tiễn và để đạt được hiệu quả cao
nhất.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, theo sát tình hình hoạt động của các
đơn vị thành viên, các chi nhánh để phát hiện, xử lý và không ngừng hoàn

thiện những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh. Nhằm đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh.
- Nhanh chóng nắm bắt vận hội mới, đầu tư vào những lĩnh vực mới như
khai thác và chế biến khoáng sản, kinh doanh bất động sản.
- Nhận thức được xu thế chung của thời đại, Công ty đã đẩy mạnh việc
đổi mới các dây chuyền công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, nâng cao điều
kiện làm việc và năng suất lao động của công nhân, nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
- Công ty có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, tạo động
lực trong công việc. Vừa đảm bảo lợi ích của người lao động lại góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Sử dụng có hiệu quả các hình thức huy động vốn
- Đa dạng hoá kinh doanh dựa vào tiềm lực của mình, Công ty đã tự
mình tăng thêm cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cho mình và tăng đóng
góp cho ngân sách Nhà nước.
- Ngành nghề kinh doanh đa dạng nên giảm thiểu được rủi ro. Kinh
doanh đa dngj phân cấp cho từng đơn vị nên vẫn đạt được hiệu quả.
- Dịch vụ vận tải vẫn là nòng cốt với đội ngũ tàu biển và hệ thống toa xe
chở hoá chất chiếm ưu thế trên thị trường trong nước.
- Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiêm, có tinh thần trách nhiệm cao
tạo nên một khối thống nhất hoạt động có hiệu quả.
6.2. Những tồn tại
Từ khi thành lập Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên
bên cạnh những ưu điểm còn có những tồn tại.
- Thay đổi quá nhanh cơ cấu tổ chức của Công ty. Việc thay đổi quá
nhanh như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc thích nghi của mô hình với hoạt động
kinh doanh. Có thể dẫn đến viêc giảm hiệu quả trong quản lý.
- Việc đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất còn chưa hoàn thiện. Tuy
rằng Công ty đã có chủ trương đổi mới nhưng việc đổi mới còn chậm, nhiều
thiết bị cũ kém hiệu quả vẫn còn được sử dụng.

- Vốn kinh doanh đặc biệt là vốn lưu động còn thiếu hụt không đáp ứng
được tốc độ phát triển của Công ty.
- Hoạt động đa ngành tuy giảm thiểu được rủi ro nhưng cũng là một
điểm yếu của Công ty khi mà chất lượng sản phẩm, dịch vụ ở mức trung bình
không tạo được khả năng cạnh tranh cao, không tao nên được nét đặc biệt.
- Hệ thống thông tin nội bộ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý Công ty.
- Thương hiệu VINAFCO vẫn chưa được chú trọng xây dựng.
VII.DỰ KIẾN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Là một Tổng công ty cổ phần, từ khi thành lập VINAFCO không
ngừng hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng suất lao động để đạt hiệu quả cao
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là kế hoạch lợi
nhuận và cổ tức của Công ty trong giai đoạn 2006-2009.
7.1. Kế hoạch.
Bảng 8: Kế hoạch vốn, doanh thu và lợi nhuận tới 2009
CHỈ TIÊU
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị tỷ lệ
% thay đổi
so với 2005
Giá trị tỷ lệ
% thay đổi
so với 2006
Giá trị tỷ lệ
% thay đổi
so với 2007
Giá trị tỷ lệ
% thay đổi
so với 2008
Vốn điều lệ ( triệu đồng)
60.000 9,09% 65.000 8,33%

70.000 7,69%
75.000 7,14%
Doanh thu thuần
(triệu đồng)
416.567 18,00% 479.052 15,00%
574.862 20,00%
718.578 25,00%
Lợi nhuận sau thuế
( triệu đồng)
15.800 18,72% 18.300 15,82%
31.500 72,13%
32.300 2,54%
LN sau thuế/ DT thuần
3,79% 0,02% 3,82% 0,03%
5,48% 1,66%
4,49% -0,98%
LN sau thuế/ Vốn điều lệ
26,33% 2,14% 28,15% 1,82%
45,00% 16,85%
43,07% -1,93%
Cổ tức
15% 0,00% 15% 0,00% 15% 0,00% 15% 0,00%
7.2. Phương thức thực hiện.
7.2.1. Quảng bá thương hiệu.
- Kết hợp xây dựng, củng cố và quảng bá thương hiệu;
- Thường xuyên củng cố, giữ vững thương hiệu VINAFCO, tạo dựng niềm
tin đối với khách hàng trên mọi lĩnh vực hoạt động.
- Phân công cán bộ chuyên trách xây dựng, quảng cáo, kiểm tra đôn đốc công
tác phát triển thương hiệu của Công ty.
7.2.2. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.

- Tiến tới áp dụng ISO 9001-2000 trên toàn hệ thống bao gồm tất cả các quy
trình tại các đơn vị thành viên một cách linh hoạt và đúng thời điểm.
- Phân tích và thiết lập các quy trình một cách chặt chẽ để chuẩn hoá và tối ưu
hoá hoạt động.
- Thiết lập hệ thống thông tin đa chiều và các hồ sơ theo dõi để khắc phục các
thiếu sót của hệ thống quản lý.
7.2.3. Đầu tư mở rộng kinh doanh.
- Hướng tới mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Đầu tư xây dựng đội tàu, container, các phương tiện vận chuyển;
- Xây dựng, đầu tư dây chuyền sản xuất thép với công nghệ hiện đại và quy
mô lớn hơn.
- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo hướng kinh doanh bất động sản và khai
thác khoáng sản.
7.2.4. Về vốn.
- Xây dựng định mức vốn bình quân cho từng đơn vị kinh doanh.
- Giảm số ngày quay vòng của vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn vốn khấu hao cơ
bản, vay cá nhân, phát hành chứng khoán, vay ngân hàng.
- Có chính sách chi trả cổ tức thoả đáng đảm bảo thoả mãn sự mong đợi và
không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông, đồng thời có lợi nhuận tích
luỹ để bổ xung nguồn vốn kinh doanh;
- Tham gia thị trường chứng khoán để có thể huy động vốn một cách nhanh
chóng, dễ dàng hơn và với chi phí thấp nhất.
7.2.5. Về nhân lực.
- Phải hoàn thiện cơ chế tuyển dụng cán bộ, áp dụng thống nhất trong toàn
Công ty.
- Hoàn thiện cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, luân chuyển, đánh giá kết
quả đào tạo.
- Phải định kỳ đánh giá để bổ sung vào diện quy hoạch hay đưa ra khỏi diện
quy hoạch, phải tạo cơ hội để cán bộ được thử thách trong nhiều hoàn cảnh;

có chính sách đãi ngộ phù hợp, kịp thời trên cơ sở năng lực và hiệu quả công
việc.
- Có chính sách thu hút thêm nhân lực từ bên ngoài.
7.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển ngành nghề kinh doanh mới.
Trên cơ sở phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ công ty, Công ty có cơ
hội huy động thêm nguồn vốn để mở rộng chức năng, lĩnh vực hoạt động của
mình. Hoạt động chủ đạo của Công ty vẫn là hoạt động vận tải và dịch vụ vận
tải. Sản xuất thép cũng là hoạt động Công ty chú trọng phát triển, đầu tư mở
rộng sản xất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Với lợi thế đất đai
hiện có, Công ty dự đinh mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất đống sản, xây
trng cư hoặc cho thuê văn phòng, khai thác khoáng sản, cho thuê bến bãi…
7.3.1. Khai thác khoáng sản.
Khoáng sản là một ngành có nhiều tiềm năng. Hiện nay thông qua hoạt
động vận tải và thương mại, Công ty đã nắm được một thị trường khá lớn liên
quan đến lĩnh vực này, đặc biệt là các khách hàng liên quan đến bột đã vôi
trắng CaCO3 nói chng và bột đá siêu mịn nói chung. Khả năng thành công
của Công ty khi tham gia vào lĩnh vực này là khá caodo.
- Công ty đã nắm được một số thị trương đầu vào và thị trường đầu ra
bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước với quy mô đủ lớn cho phép
Công ty đầu tư chế biến.
- Nhu cầu của thị trường tiếp tục tăng nhanh, sản xuất trong nước đã phát
triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
trong nước, một lượng lớn bột đá đặc biệt là bột đá siêu mịn vẫn phải nhập
khẩu từ nước ngoài.
- Nguồn nguyên liệu trong nước có trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho cho
phép khai thác và chế biến trong hàng chục năm tiếp theo.
Hiện nay Tổng công ty đã góp vốn 2,5 tỷ đồng thành lập Công ty cổ phần
khoáng sản VINAFCO với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng đặt tại Nghệ An. Vị trí
công ty này đặt ở đây là thuận lợi vì trên thị trường hiện nay sản phẩm đá
trắng phần lớn được khai thác từ Yên Bái. Hiện nay các nhà máy đặt tại Yên

Bái hoặc sử dụng nguyên liệu từ Yên Bái đã chạy hết công suất mà vẫn không
đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó theo nghiên cứu thì Nghệ
An cũng có tiềm năng phát triển ngành kinh doanh này nhưng thực tiễn thì
chưa được phát triển.

×