Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Hiệu quả hoạt động của Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.56 KB, 40 trang )

Mục lục
Ph n Iầ 3
Hi u bi t chung v v n phòngể ế ề ă 3
ch ng trình m c tiêu qu c giaươ ụ ố 3
xoá đói gi m nghèo v vi c l mả à ệ à 3
I. h th ng t ch c, ch c n ng, nhi m v và m c tiêuệ ố ổ ứ ứ ă ệ ụ ụ
c a v n phòngủ ă 3
1. H th ng t ch cệ ố ổ ứ 3
2. Ch c n ng nhi m v c a v n phòngứ ă ệ ụ ủ ă 3
II. Quá trình hình thành và phát tri n c a v nể ủ ă
phòng 4
1. Quá trình hình th nhà 4
1.1. Các nhóm chính sách v i ng i nghèo bao g m:ớ ườ ồ 5
1.1.1. Chính sách h tr v y t :ỗ ợ ề ế 5
1.1.2. Chính sách h tr v giáo d c:ỗ ợ ề ụ 6
1.1.3. Chính sách h tr h ng b o dân téc c bi t khó kh n:ỗ ợ ộđồ à đặ ệ ă
7
1.1.4. Chính sách an sinh xã h i, tr giúp các i t ng y u th :ộ ợ đố ượ ế ế
7
1.1.5. H tr ng i nghèo v nh :ỗ ợ ườ ề àở 8
1.1.6. H tr công c v t s n xu t cho ng i nghèo:ỗ ợ ụ àđấ ả ấ ườ 8
1.2. Các d án h tr tr c ti p xoá ói gi m nghèo:ự ỗ ợ ự ế đ ả 8
1.2.1. D án 1: Dù án nh tín d ng cho h nghèo vay v n ự đị ụ ộ ố để
phát tri n s n xu t kinh doanh:ể ả ấ 8
1.2.2. D án 2: H ng d n cho ng i nghèo cách l m n, khuy nự ướ ẫ ườ à ă ế
nông, khuy n lâm, khuy n ng :ế ế ư 9
1.2.3. D án 3. Xây d ng mô hình xoá ói gi m nghèo các xã:ự ự đ ả ở
10
1.2.4. D án 4: D án xây d ng c s h t ng các xã nghèo:ự ự ự ơ ở ạ ầ ở 10
1.2.5. D án 5: H tr s n xu t v phát tri n ng nh ngh cácự ỗ ợ ả ấ à ể à ề ở
xã nghèo: 11


1.2.6. D án 6: o t o v b i d ng cán b l m công tác xoáự Đà ạ à ồ ưỡ ộ à
ói gi m nghèo v cán b các xã nghèo:đ ả à ộ 12
1.2.7. D án 7: n nh dân di c v xây dùng vùng kinh t m i ự Ổ đị ư à ế ớ ở
các xã nghèo 13
1.2.8. D án 8: nh canh, nh c các xã nghèo:ự Đị đị ưở 13
2. Hi u qu ho t ng c a V n phòng CTMTQG X GN&VLệ ả ạ độ ủ ă Đ . .14
2.1. K t qu t cế ảđạ đượ 14
2.2. Nh ng t n t iữ ồ ạ 15
3. Ph ng h ng phát tri n c a ch ng trình.ươ ướ ể ủ ươ 15
3.1. T o i u ki n cho ng i nghèo phát tri n s n xu t, t ng thuạ đề ệ ườ ể ả ấ ă
nh pậ 16
3.1.1. Chính sách tín d ng u ãi cho h nghèo:ụ ư đ ộ 16
3.1.2. Chính sách h tr t s n xu t cho h nghèo dân técỗ ợ đấ ả ấ ộ
thi u s (DTTS):ể ố 17
3.1.3. D án khuy n nông - lâm - ng :ự ế ư 19
3.1.4. D án d y ngh cho ng i nghèo:ự ạ ề ườ 20
3.1.5. D án phát tri n c s h t ng thi t y u các xã c bi tự ể ơ ở ạ ầ ế ế đặ ệ
khó kh n vùng bãi ngang ven bi n, h i o v các xã nghèo:ă ể ả đả à 22
3.1.6. D án nhân r ng mô hình X GN:ự ộ Đ 23
3.2. Qu phát tri n c ng ngỹ ể ộ đồ 25
3.3. T o c h i ng i nghèo ti p c n các d ch v xã h iạ ơ ộ để ườ ế ậ ị ụ ộ 26
3.3.1. Chính sách h tr v y t cho ng i nghèoỗ ợ ề ế ườ 26
3.3.2 Chính sách h tr v giáo d c cho ng i nghèoỗ ợ ề ụ ườ 27
3.3.3. Chính sách h tr h nghèo v nh v n c sinh ho tỗ ợ ộ ề àở à ướ ạ.29
3.4. Nâng cao n ng l c v nh n th că ự à ậ ứ 30
3.5. Ho t ng truy n thông v gi m nghèo v n lên l m gi uạ độ ề ề ả ươ à à 33
3.6. Ho t ng giám sát, ánh giáạ độ đ 34
t ng quan v đ t i nghiên c uổ ề ề à ứ 37
I. Tài li u liên quan n v n nghiên c uệ đế ấ đề ứ 37
II. c ng s bĐề ươ ơ ộ 38

Phần I
Hiểu biết chung về văn phòng
chương trình mục tiêu quốc gia
xoá đói giảm nghèo và việc làm
I. hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của văn
phòng
1. Hệ thống tổ chức
- Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và
việc làm được thành lập theo quyết định số 1373/2001/ QĐ- BLĐTBXH
trên cơ sở văn phòng chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo và Văn
phòng Chương trình quốc gia về việc làm để giúp việc ban Chủ nhiệm
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005.
- Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo
và việc làm có chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và một số chuyên
viên giúp việc. Chánh văn phòng có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ
cụ thể cho cán bộ thuộc quyền, tổ chức các hoạt động đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Hệ thống tổ chức của văn phòng có sự phân quyền hạn và trách
nhiệm rõ ràng. Công việc được giao cụ thể cho từng cán bộ trong phòng và
cán bộ đó có trách nhiệm hoàn thành công việc của mình. Hệ thống tổ chức
nhỏ gọn, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động. Mỗi cán bộ có một
nhiệm vụ cụ thể, phụ trách một lĩnh vực cụ thể và trực tiếp nhận sự chỉ đạo
còng nh chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên.
2. Chức năng nhiệm vụ của văn phòng
Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và
việc làm có chức năng và nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch năm, tổng hợp kế hoạch 5 năm về triển khai
thực hiện chương trình quốc gia trên cơ sở kế hoạch của các Bộ, Ngành và
địa phương trình ban chủ nhiệm.
- Theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo sự chỉ đạo của Ban

chủ nhiệm.
- Tổng hợp báo cáo kết quả của các bộ, ngành và địa phương.
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức các cuộc họp của ban chủ nhiệm.
- Xây dùng quy chế hoạt động và dự kiến phân công trách nhiệm cho
các thành viên của ban chủ nhiệm, trình ban chủ nhiệm quyết định.
- Sử dông kinh phí được cấp cho hoạt động của ban chủ nhiệm và
hoạt động của văn phòng theo quy định chế độ tài chính hiện hành.
* Nhiệm vụ của văn phòng là trực tiếp giúp việc cho ban chủ nhiệm
chương trình, giúp cho ban chủ nhiệm chương trình có thể theo dõi sát sao
tình hình thực hiện kế hoạch cũng như kịp thời điều chính hoạt động để có
thể thực hiện được chương trình một cách tốt nhất.
II. Quá trình hình thành và phát triển của văn phòng
1. Quá trình hình thành
Năm 1990, khi Nhà nước bắt đầu mở cửa thị trường, một bộ phận
người có năng lực, có trong tay tư liệu sản xuất tận dụng được thời cơ và
trở thành giàu có. Một bộ phận người khác do không thích ứng được với sự
thay đổi cuộc sống trở thành nghèo khó- bộ phận này chiếm đa số trong
dân số và tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn và miền núi khó khăn.
Việt Nam là một nước có truyền thống “ lá lành đùm lá rách”, đứng
trước thực trạng nghéo đói nh vậy đã hình thành phong trào giúp đỡ người
nghèo ( bắt đầu từ Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 1990). Phong trào
giúp đỡ người nghèo có tính tự phát và chưa có cơ quan có chức năng nào
đứng ra nhận trách nhiệm tổ chức. Phong trào giúp đỡ người nghèo ngày
một lan rộng khắp cả nước. Đứng trước thực trạng đó, Bộ Lao động-
Thương binh- Xã hội (BLĐTBXH) đã bắt đầu có ban chuyên trách nghiên
cứu tình hình nghèo đói, tìm hiểu nguyên nhân của nghèo đói để từ đó có
những biện pháp tác động thích hợp.
Mét trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói là người
dân thiếu vốn để sản xuất. BLĐTBXH đã lập ra ngân hàng phục vụ người
nghèo, đối tượng cho vay chính là người nghèo với lãi suất ưu đãi. Việc

này cũng mang lại một số kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa phải là một
chương trình mang tính chất rộng khắp và cũng chưa cải thiện được điều
kiện sống của người nghèo.
Nghèo đói đứng trong nhiều góc độ chứ không chỉ đơn thuần là thiếu
ăn và thiếu mặc. Không chỉ cho họ vay vốn để làm ăn mà phải có một
chương trình mang tính chất toàn diện quan tâm đến mọi mặt đời sống của
người nghèo. BLĐTBXH đã trình Thủ tướng chính phủ nhiều văn bản yêu
cầu có chương trình xoá đói giảm nghèo, trực tiếp quan tâm và hỗ trợ
người dân. Chính phủ cũng nhận thấy xoá đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm là mét trong những trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội, là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, là một trong những chính
sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế xã hội
của nước ta. Chính vì thế, năm 1998 chương trình xoá đói giảm nghèo và
giải quyết việc làm ra đời.
Chương trình xoá đói giảm nghèo ra đời là một bước ngoặt lớn trong
công tác hỗ trợ người nghèo và nâng cao mức sống của phần đông dân cư
lên ngang bằng mặt bằng chung của xã hôi.
Chương trình xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn này gồm 5 nhóm
chính sách và 7 dự án tác động.
1.1. Các nhóm chính sách với người nghèo bao gồm:
1.1.1. Chính sách hỗ trợ về y tế:
Mục tiêu: Trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, đa dạng hóa hình thức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo
( đặc biệt quan tâm đến phụ nữ và trẻ em) như cấp thể bảo hiểm y tế, cấp
thẻ/ giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh nhân đạo
từ thiện ; tăng cường mạng lưới y tế cơ sở.
Nội dung:
- Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngò thôn bản; thực hiện cung
cấp thuốc thiết yếu cho các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và đưa bác sĩ về các trạm y tế cơ sở để

nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến xã, phường nhất là ở các xã
nghèo.
- Bảo đảm tài chính đÓ thực hiện hỗ trợ khám chữa bệnh cho người
nghèo thông qua điều chỉnh phân bổ ngân sách y tế giữa các tỉnh, điều tiết
và xác định các mức thu viện phí giữa người không nghèo và người nghèo.
- Huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho
người nghèo, quỹ bảo trợ người nghèo, khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến
khích các đội y tế lưu động phục vụ vùng cao, vùng sâu, biên giới hải đảo;
xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự bảo vệ chăm lo
sức khoẻ và chia sẻ một phần kinh phí trong khám chữa bệnh.
1.1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục:
Mục tiêu: Bảo đảm cho các con em hộ nghèo, đặc biệt là trẻ em gái
có các điều kiện cần thiết trong học tập. Giảm sự chênh lệch về môi trường
học tập và sinh hoạt trong nhà trường giữa thành thị và nông thôn, giữa
đồng bằng và miền núi, giữa các vùng khó khăn với các vùng có điều kiện
phát triển.
Nội dung:
- Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, líp;
hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, khuyến
khích học sinh nghèo học khá, giỏi bằng các giải thưởng, học bổng và các
chế độ ưu đãi khác.
- Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở các
trường dân téc nôi trú để đào tạo cán bộ cho các xã đặc biệt miền núi.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia giúp
người nghèo nâng cao trình độ học vấn, tổ chức hình thức giáo dục phù hợp
để xoá mù chữ và ngăn ngõa tình trạng tái mù chữ như các líp bổ túc văn
hoá, líp học tình thương, líp học chuyên biệt
1.1.3. Chính sách hỗ trợ hộ đồng bào dân téc đặc biệt khó khăn:
Mục tiêu: hỗ trợ các hộ gia đình đồng bào dân téc đặc biệt khó khăn
ổn định đời sống, phát triển sản xuất, tiếp cận phương thức sản xuất mới,

nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc dân téc, thực hiện xoá đói
giảm nghèo bền vững.
Nội dung:
- Hỗ trợ các hộ gia đình đồng bào dân téc đặc biệt khó khăn ổn định
đời sống; lương thực cứu đói, quần áo chống rét, chăn màn, dụng cụ gia
đình; hỗ trợ làm giếng nước tự chảy cho từng nhóm hộ gia đình.
- Hỗ trợ các hộ gia đình dân téc đặc biệt khó khăn (ĐBKK) phát triển
sản xuất để tự đảm bảo đời sống; chọn và đưa giống cây trồng mới có năng
suất cao cho đồng bào, khuyến khích thâm canh tăng vụ lúa nước, lúa
nương; tăng cường và khuyến khích phát triển đàn gia sóc, gia cầm, vật
nuôi phù hợp với trình độ phát triển hé gia đình; Hướng dẫn kĩ thuật, hỗ
trợ khai hoang đồng ruộng, mở rộng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ;
Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng, hỗ trợ công cụ sản xuất, thuốc bảo vệ
thực vật, mở rộng diện tích trồng rừng, trồng cây công nghiệp, vườn đồi,
phát triển kinh tế VACR
1.1.4. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế:
Mục tiêu: Hỗ trợ trực tiếp cho người bị rủi ro do thiên tai, bão lụt để
ổn định cuộc sống. Hỗ trợ nhóm yếu thế (người già cô đơn không nơi
nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, ) ổn định
cuộc sống, từng bước hoà nhập cộng đồng.
Nội dung:
- Trợ giúp các đối tượng yếu thế (có khă năng làm việc) về học nghề,
tạo việc làm, tự đảm bảo cuộc sống.
- Hỗ trợ các vùng thiên tai phải di chuyển nhà ở; hỗ trợ các điều kiện
sản xuất để sớm ổn định cuộc sống.
- Trợ giúp di dân tạm thời, hỗ trợ cứu đói, hỗ trợ sửa chữa nhà đổ
sập, trôi, hư háng nặng, hỗ trợ hộ có người chết, bị thương nặng
1.1.5. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở:
Mục tiêu: Xoá nhà ổ chuột, nhà dột nát, xiêu vẹo nhà ở trong khu
vực ô nhiễm nặng, độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng người nghèo.

Đối tượng được quan tâm đặc biệt là hộ nghèo ở vùng biên giới, hải đảo,
vùng thường xuyên bị bão lụt.
Nội dung:
- Xây dựng nhà ở kiểu căn hộ quy mô vừa và nhỏ để bán theo hình
thức trả góp cho người nghèo ở đô thị.
- Huy động các nguồn từ thiện, sự đóng góp của dòng họ, gia đình
cộng đồng, vận động cán bộ công nhân viên chức, các tổ chức kinh tế, xã
hội và một phần từ ngân sách nhà nước ủng hộ, giúp đỡ người nghèo xây
dựng, sửa chữa lại nhà ở.
1.1.6. Hỗ trợ công cụ và đất sản xuất cho người nghèo:
Mục tiêu: Tạo điều kiện về đất ở và hỗ trợ một phần công cụ sản
xuất phù hợp cho người nghèo ở nông thôn.
Nội dung:
Phân bố, sắp xếp lại đất sản xuất (nếu có thể) cấp cho người nghèo
chưa được cấp; Khai hoang, phục hoá đất, mở rộng quỹ đất cấp cho người
nghèo (1 lượt); Dạy nghề; chuyển đổi nghề, tạo việc làm phi nông nghiệp
cho người nghèo; Hỗ trợ một phần công cụ sản xuất nhỏ như: thuyền, lưới
đánh bắt cá, công cụ cầm tay cho người nghèo.
1.2. Các dự án hỗ trợ trực tiếp xoá đói giảm nghèo:
1.2.1. Dự án 1: Dù án định tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát
triển sản xuất kinh doanh:
1. Mục tiêu: Đa dạng hoá các hình thức cung cấp tín dụng (cả tín
dụng ưu đãi và tín dụng theo lãi suất thị trường) cho khoảng 2,5- 2,8 triệu
hộ nghèo, ưu tiên cho chủ hộ là nữ (kể cả hộ nằm sát trên chuẩn nghèo) có
nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, chế biến (nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ hải sản) tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
2. Nội dung: Đưa tổng nguồn vốn tín dụng (cả nguồn vốn Ngân
hàng phục vụ người nghèo, vốn các tổ chức đoàn thể, hợp tác quốc tế) lên
khoảng 10 nghìn tỷ đồng vào năm 2005( đối với ngân hàng phục vụ người
nghèo chủ yếu huy động vốn từ cộng đồng và vay các tổ chức tín dụng

ngân hàng); Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất huy động và cho hộ nghèo
vay khoảng 750 tỷ đồng trong 5 năm; Cho khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo
vay vốn với mức bình quân 2,5-3,5 triệu đồng/hộ. Bảo đảm vốn vay đến
đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
1.2.2. Dự án 2: Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư:
1. Mục tiêu: Xây dựng đội ngò khuyến nông, lâm, ngư viên thôn
bản; đào tạo nâng cao năng lực đội ngò cán bộ khuyến nông, lâm, ngư ở
các cấp (đào tạo giảng viên). Hướng dẫn cho người nghèo cách tổ chức sản
xuất. Kết hợp với hỗ trợ giống mới, trang bị kiến thức, áp dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật trong sản xuất kinh doanh ( ưu tiên hỗ trợ phụ nữ nghèo).
2. Các kết quả cần đạt được: Trong 5 năm, tổ chức các líp đào tạo
tập huấn về nghiệp vụ cho 4000 cán bộ khuyến nông- lâm- ngư cấp tỉnh và
huyện, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất và quản lí chi tiêu gia đình cho
1,5 triệu hộ nghèo.
3. Đối tượng thụ hưởng: Cán bộ khuyến nông- lâm- ngư ở các xã
nghèo, người nghèo và hộ nghèo.
4. Các hoạt động:
- Xây dựng và phát triển đội ngò khuyÕn nông viên ở các xã và hỗ
trợ hoạt động khuyến nông- lâm- ngư.
- Xây dựng các mô hình cây con, áp dụng giống mới, kĩ thuật mới
trong sản xuất, giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức, tăng thu nhập.
- Tổ chức các líp tập huấn khuyến nông- lâm- ngư cho người ngèo,
hộ nghèo.
- Hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất, chi tiêu trong gia đình.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể nh: Hội phụ nữ, Hội
nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh trong việc hướng dẫn cách
làm ăn cho người nghèo.
1.2.3. Dự án 3. Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở các xã:
1. Mục tiêu: Xây dựng và nhân rộng một số mô hình xoá đói giảm

nghèo ở vùng đồng bào dân téc H`Mông, Chăm, Khơ Me; vùng bãi ngang
ven biển, vùng thường xuyên bị bão lũ…
2. Các kết quả cần đạt được: Xây dựng được các mô hình và chuyển
giao cho các xã nghèo, khuyến khích địa phương nhân rộng mô hình có
hiệu quả.
3. Đối tượng thụ hưởng: Người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo.
4. Các hoạt động:
- Xây dựng các mô hình xoá đói giảm nghèo cấp xã theo các vùng
sinh thái (theo hướng tù cứu bền vững).
- Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo gắn với mô hình tích kiệm-
tín dụng.
- Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân téc
thiểu số.
- Xây dựng mô hình thanh niên lập nghiệp- xoá đói giảm nghèo.
- Xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản xoá đói giảm nghèo.
- Xây dựng mô hình phát triển nghề phi nông nghiệp- nông thôn.
Nhóm các dự án xoá đói giảm nghèo cho các xã nằm ngoài chương
trình 135 ( Xã nghèo là xã có tỉ lệ hé nghèo từ 25% trở nên theo chuẩn
nghèo mới và chưa có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu).
1.2.4. Dự án 4: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo:
1. Mục tiêu: Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng các xã nghèo nằm
ngoài chương trình 135, xây dựng cơ sở hạ tầng định canh, định cư.
2. Các kết quả cần đạt được: Đến năm 2005 cơ bản hoàn thành các
công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu như thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế,
đường dân sinh, nước sinh hoạt, điện, chợ tạo điều kiện cho người nghèo
tiếp cận với các dịch vụ phục vụ sản xuÊt và các dịch vụ xã hội cơ bản.
Mỗi năm bình quân mỗi xã được đầu tư thêm 01 công trình cơ bản.
3. Đối tượng thụ hưởng: Các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135
(khoảng 700 xã), ưu tiên các tỉnh nghèo nhất và các tỉnh Tây Nguyên.
4. Các hoạt động:

- Đầu tư xây dựng 7 công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu ở các xã nghèo
bao gồm: thuỷ lợi nhỏ, nước sạch, trường tiểu học (bao gồm cả các líp mẫu
giáo), trạm y tế xã, điện, đường, trường, chợ…
- Tổ chức sắp xếp lại dân cư theo hướng tập trung để tạo thuận lợi
cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ ở vùng dự án định canh, định cư tập
trung.
1.2.5. Dự án 5: Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã
nghèo:
1. Mục tiêu: Xây dựng và chuyển giao các mô hình công nghệ hỗ
trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, định canh, định cư di dân và kinh tế
mới, phòng ngõa và giảm nhẹ rủi ro, thiên tai cho người nghèo trên cơ sở
ứng dụng tiến bộ kĩ thuật phù hợp với từng vùng; xây dựng mô hình chế
biến, bảo quản sản phẩm nông- lâm- ngư nghiệp và phát triển ngành nghề
phi nông nghiệp.
2. Các kết quả cần đạt được: Xây dựng và chuyển giao 15 mô hình
mẫu hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, định canh, định cư, di dân kinh
tế mới, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro cho người nghèo.
3. Đối tượng thụ hưởng: Người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo.
4. Các hoạt động:
- Tuyên truyền, vận động đào tạo nghề cho người nghèo để phát
triển sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, tổ chức tham quan mô hình,
điển hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công, dịch vụ…
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình mẫu, hỗ trợ bảo quản sản phẩm
nông- lâm- ngư quy mô nhá ( hộ, nhóm hộ).
- Xây dựng và chuyển giao 15 mô hình mẫu hỗ trợ sản xuất, phát
triển ngành nghề, định canh, định cư, di dân kinh tế mới, phòng ngõa và
giảm nhẹ rủi ro cho người nghèo.
1.2.6. Dự án 6: Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói
giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo:

1. Mục tiêu: Quán triệt về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về xoá đói giảm nghèo; nội dung mục tiêu, giải pháp của chương
trình và những kĩ năng, kiến thức cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, dự
án…
2. Các kết qủa cần đạt đựơc: Trong 5 năm đào tạo cho khoảng
10000 cán bộ trực tiếp làm công tác xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh, huyện và
40000 lượt cán bộ xoá đói giảm nghèo cấp xã.
3. Đối tượng thụ hưởng: Cán bộ xoá đói, giảm nghèo của chương
trình ở các cấp.
4. Các hoạt động:
- Hoàn thiện hệ thống tài liệu đào tạo cán bộ xoá đói thống nhất
trong cả nước, tiến hành khảo sát để đánh giá nhu cầu đào tạo.
- Hình thành 2 trung tâm đào tạo cán bộ ở miÒn bắc (Phú Thọ) và
ở miền trung (Thanh Hoá) trên cơ sở lồng ghép với hoạt động của trung
tâm dịch vụ việc làm.
- Tổ chức các líp tập huấn cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm
nghèo cấp xã, cấp huyện và đào tạo giảng viên cho các líp tập huấn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo cán bộ.
- Xây dựng đội ngò cán bộ làm công tác đào tạo xoá đói giảm
nghèo ở cấp tỉnh, huyện để đưa công tác này thành nề nếp và hoạt động có
chất lượng.
1.2.7. Dự án 7: Ổn định dân di cư và xây dùng vùng kinh tế mới ở
các xã nghèo
1. Mục tiêu: Phân bổ nguồn lao động dân cư giải quyết việc làm, di
dân xây dựng kinh tế mới nhằm phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nông
thôn; Quy hoạch đầu tư hỗ trợ dân di cư tự do, tiến tới kiểm soát tình trạng
di dân tự do.
2. Kết quả cần đạt được: ổn định di dân tự do cho 70000 hé; Di dân
kinh tế mới cho 130000 hộ (cả nội và ngoại tỉnh) và xây dựng một số vùng
kinh tế mới.

3. Đối tượng thụ hưởng: Các hộ di dân tự do, các hộ di dân kinh tế
mới theo các dự án.
4. Các hoạt động:
- Ổn định di dân tự do cho 70000 hộ gắn với trồng mới 50000 ha
rừng.
- Di dân kinh tế mới cho 130000 hé bao gồm cả nội và ngoại tỉnh,
kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng nhỏ.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất: khai hoang, giải quyết đất sản xuất,
đầu tư phát triển trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng
và bảo vệ rừng, chăn nuôi, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
1.2.8. Dự án 8: Định canh, định cư ở các xã nghèo:
1. Mục tiêu: Hạn chế và từng bước khắc phục cơ bản tình trạng du
canh, du cư, ổn định đời sống dân cư từng bước khắc phục cơ bản tình
trạng phá rừng làm rẫy.
2. Các kết quả cần đạt được: Trong 5 năm định canh, định cư cho
150000 hé.
3. Đối tượng thụ hưởng: Các hộ dân téc còn du canh, du cư hoặc
định cư nhưng còn du canh nằm ngoài chương trình 135.
4. Các hoạt động: Đầu tư, khai hoang 50000 ha, trồng mới 8000 ha
rừng, trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả 12500 ha.
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm
(CTQG XĐGN) được chính thức thiết lập năm 1998 như là một chương
trình ưu tiên trong 7 chương trình quốc gia phát triển kinh tế xã hội trong
kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, nhiều địa phương đã có nỗ lực XĐGN từ
năm 1993. Các quyết định của chính phủ trong năm 1998 đã thể hiện nỗ lực
XĐGN và xác định về cơ bản hệ thống các chính sách, cơ chế nguồn lực và
tổ chức của CTQG XĐGN theo đó CTQG XĐGN là một khuôn khổ toàn
diện để theo dõi giám sát và đánh giá hiệu quả, điều phối các hoạt động liên
quan đến XĐGN trong và ngoài chương trình được các cấp các ngành tiến
hành một cách chủ động và lồng ghép. Ở Trung ương, chính phủ đã thiết

lập Ban chủ nhiệm CTQG do mét Phó Thủ tướng đứng đầu, Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh- Xã hội (BLĐTBXH) là phó chủ nhiệm thường
trực và thành viên là lãnh đạo 10 bộ ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân téc miền núi, Bộ Giáo dục và đào tạo,
Bộ y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… và đại diện các tổ chức quần
chúng. Văn phòng của chương trình được đặt tại Bộ Lao động- Thương
binh- Xã hội để giúp việc và phục vụ các hoạt động của ban chủ nhiệm. Cơ
cấu tương tự cũng được thiết lập tại các tỉnh, huyện và xã ở Việt Nam để
nỗ lực XĐGN tại địa phương.
Chương trình ra đời và việc ban chủ nhiệm chương trình đặt tại
BLĐTBXH đã yêu cầu cần phải thiết lập một văn phòng chuyên trách trực
tiếp giúp việc cho ban chủ nhiệm trong việc giải quyết công việc nằm trong
khuôn khổ chương trình. Chính vì yêu cầu nh vậy mà Văn phòng
CTMTQG XĐGN&VL ra đời để giúp việc cho ban chủ nhiệm chương
trình.
2. Hiệu quả hoạt động của Văn phòng CTMTQG XĐGN&VL
2.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2001- 2005 văn phòng CTMTQG XĐGN&VL đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình:
- Đã tổng hợp được tình hình nghèo đói qua các năm và trình ban
chủ nhiệm chương trình.
- Theo dõi diễn biến của tình trạng nghèo đói ở các địa phương, đi
thực tế, kiểm tra tại một sè tỉnh để nắm tình hình và theo dõi hoạt động của
chương trình.
- Trình Thủ tướng chính phủ chương trình hoạt động trong giai đoạn
2006- 2010.
2.2. Những tồn tại
- Hoạt động của văn phòng còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh
phí cấp cho hoạt động của văn phòng còn thiếu
- Báo cáo của các tỉnh gửi về cho văn phòng còn chậm , việc tổng

hợp số liệu còn chậm.
- Cơ cấu của văn phòng Ýt người, khả năng đi kiểm tra tại các tỉnh
còn gặp nhiều hạn chế.
3. Phương hướng phát triển của chương trình.
Chương trình XĐGN trong giai đoạn 2001- 2005 đã thu được kết
quả đáng kể, tỉ lệ hộ nghèo đói trong cả nước giảm đáng kể từ 30% (năm
1992) còn 8.2% (năm 2004) và ước tính còn 7% (năm 2005); bình quân
mỗi năm giảm được 34 vạn hộ. Hoàn thành mục tiêu trước một năm so với
kế hoạch đề ra.
Bộ mặt các xã nghèo, xã ĐBKK đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất hàng hóa. Chất lượng cuộc sống của
người dân ở các xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hé nghèo, đồng bào
dân téc miền núi và phụ nữ, cụ thể: Thu nhập bình quân của 20% nhóm hộ
nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/ người/ tháng và tăng khoảng 1,45
lần vào năm 2005. Chỉ tiêu bình quân của 20% nhóm hộ nghèo nhất vào
năm 2001 là 121.000 đồng/ người/ tháng trong giai đoạn 2001- 2005.
Những kết quả đạt được đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hôi.
Trên đà những kết quả đã đạt được, văn phòng CTMTQG
XĐGN&VL đã trình Thủ tướng chính phủ chương trình hoạt động giai
đoạn 2006- 2010. Chương trình hoạt động trong giai đoạn này bao gồm:
3.1. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu
nhập
3.1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo:
Mục đích: Cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có sức lao động, có
nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự vượt nghèo.
Đối tượng, phạm vi: Hé nghèo, ưu tiên chủ hộ là phụ nữ, hộ có
người tàn tật, hộ đồng bào dân téc thiểu số có sức lao động, có nhu cầu vay
vốn để sản xuất kinh doanh, làm nền nhà vượt lũ, chuộc lại đất sản xuất.
Hộ mới thoát nghèo sẽ được hưởng lợi từ chính sách này thêm 2 năm kể từ
khi cấp xã công nhận thoát nghèo. Chính sách này thực hiện trên phạm vi

cả nước.
Cơ quan quản lý: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Thời gian thực hiện: Từ 2006 - 2010
Nội dung:
- Cung cấp tín dụng ưu đãi, chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các
hộ gia đình nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện,
nhanh chóng, phù hợp với người nghèo. Áp dông linh hoạt phương thức
cho vay, chủ yếu là tín chấp thông qua hình thức nhóm tín dông- tiết kiệm,
hoặc các nhóm tương trợ tự nguyện của người nghèo, các đoàn thể xã hội.
Thời gian từ khi đăng ký vay đến khi nhận được tiền, tối đa không quá 15
ngày. Món vay và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh,
bình quân từ 4-7 triệu đồng/món vay nhưng tối đa không vượt quá 15 triệu
đồng và không quá 5 năm. Tuỳ vào từng vùng, có thể cung cấp vốn vay
bằng tiền hay bằng hiện vật theo yêu cầu của người nghèo (như mô hình
Ngân hàng Bò, hay cho vay vật tư nông nghiệp).
- KÕt hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ
nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời thực hiện giám sát chặt
chẽ việc sử dụng vốn vay thông qua tổ nhóm tín dụng-tiết kiệm để hạn chế
tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả.
- Phối kết hợp cung cấp tín dụng với khuyến nông, đào tạo nghề, hỗ
trợ đất cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để vốn vay của người nghèo
được sử dụng có hiệu quả
- Tăng cường cả số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng của
NHCSXH, nhất là ở vùng sâu và vùng xa. Nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng
đồng và cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho người nghèo đối với cán bộ
tín dụng
Cơ chế thực hiện:
- Thực hiện cơ chế cho vay trực tiếp hoặc uỷ thác qua các tổ chức
đoàn thể nh HPN, HND, ĐTN CS HCM, có sự chỉ đạo chặt chẽ và phê

duyệt của UBND xã. Có cơ chế thưởng, phạt đối với người, tập thể làm tốt
hoặc không tốt.
- Áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường khoảng từ 25-
30% và từng bước điều chỉnh gần với thị trường, đảm bảo bền vững về tài
chính của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, những hộ nghèo là dân téc thiểu
số và vùng đặc biệt khó khăn vẫn có ưu tiên về lãi suất.
Kết quả dự kiến: Đến hết năm 2010, sẽ có 7,5 triệu lượt hộ nghèo
được vay vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH để vượt nghèo, bình quân mỗi
năm khoảng 1,5 triệu hộ.
Nhu cầu về vốn: Tổng số vốn cần cho tín dụng ưu đãi hộ nghèo
khoảng 26 nghìn tỷ đồng, trong đó, số vốn hiện có 12 nghìn tỷ đồng, cần
huy động thêm 14 nghìn tỷ đồng. Ngân sách Trung ương (NSTW) cấp
3.614 tỷ đồng trong 5 năm, chủ yếu để cấp bù chênh lệch lãi suất.
3.1.2. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân téc thiểu
số (DTTS):
Mục đích: Giải quyết đất sản xuất theo định mức quy định cho các
hộ nghèo DTTS không còn đất hoặc thiếu đất để phát triển sản xuất, duy trì
thu nhập ổn định và từng bước tăng thu nhập, vượt nghèo bền vững.
Đối tượng, phạm vị: Hé nghèo DTTS không có đất hoặc thiếu đất
sản xuất (thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của
Thủ tướng Chính phủ)
Cơ quan quản lý: Bé Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan thực hiện: Các tỉnh có đồng bào DTTS
Nội dung:
- Đối với những địa phương còn quỹ đất: Giao cho hộ đồng bào dân
téc thiểu số với mức đất sản xuất tối thiểu là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc
0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vô.
- Đối với những địa phương không còn quỹ đất: Kết hợp với tín
dụng, hỗ trợ các hộ nghèo thiếu đất do bị cầm cố, có đủ vốn để có thể
chuộc lại đất canh tác của mình. Ngoài ra sử dụng giải pháp đào tạo nghề

và tạo việc làm để nông dân không đất chuyển đổi nghề khác có việc làm
và thu nhập ổn định.
- Gắn việc giao đất, chuộc lại đất sản xuất với khuyến nông-lâm-ngư
và hỗ trợ tín dụng để giúp người dân sử dụng hiệu quả đất được giao.
Cơ chế thức hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết đất cho hộ nghèo không có
đất hoặc thiếu đất để sản xuất.
- Căn cứ vào quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động
và số nhân khẩu của từng hộ gia đình, mức hỗ trợ của NSTW và khả năng
ngân sách của địa phương, UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Thời gian thực hiện: Từ 2006 - 2010.
Kết quả dự kiến: Đến hết năm 2010, cơ bản số hộ nghèo không có
đất và thiếu đất sản xuất được cấp đất hoặc hỗ trợ chuộc đất và sử dụng có
hiệu quả hoặc chuyển đổi nghề phù hợp.
Nhu cầu vốn: Tổng nhu cầu 1.000 tỷ đồng, NSTW 800 tỷ đồng,
Ngân sách địa phương 200 tỷ đồng.
3.1.3. Dự án khuyến nông - lâm - ngư:
Mục đích: Hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế
hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào tổ chức sản xuất
và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững.
Đối tượng, phạm vi: Hé nghèo có lao động, có đất sản xuất nhưng
thiếu kiến thức, kinh nghiệm, làm ăn, có điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất; ưu tiên cho các đối tượng là phụ nữ nghèo và đồng bào dân
téc thiểu số. Hộ mới thoát nghèo cũng được hưởng lợi từ dự án này trong
thời gian là 2 năm. Dự án này thực hiện trên phạm vi cả nước, ưu tiên vùng
miền núi, dân téc thiểu số.
Cơ quan quản lý dự án: Bé Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan thực hiện: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nội dung:

- Trang bị kiến thức và kỹ năng ra các quyết định sản xuất kinh
doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, điều kiện tự
nhiên và lợi thế cạnh tranh của địa phương.
- Trang bị kiến thức và kỹ năng về khuyến nông, lâm, ngư thông qua
áp dụng khuyến nông có sự tham gia của dân, hội nghị đầu bờ, tập huấn
trên cơ sở mô hình thực tế. Gắn kết chặt chẽ khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật
với giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, hạch toán
kinh tế và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức
khuyến nông tự quản như câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dông - tiết
kiệm, nhóm nông dân cùng sở thích; quản lý tổng hợp dịch hại (IPM).
- Cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật, thị trường cho nông
dân, nhất là người nghèo ở vùng sâu và vùng xa.
- Tăng cường đội ngò cán bộ khuyến nông ở các xã nghèo, xã đặc
biệt khó khăn (ĐBKK) và thôn, bản. Có cơ chế phù hợp về tổ chức, đào
tạo, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ khuyến nông cơ sở. Đào tạo cán bộ
khuyến nông thôn bản về phương pháp khuyến nông và phương pháp tiếp
cận cộng đồng.
Cơ chế thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ
ngành xây dựng chương trình tập huấn khuyên nông, lâm ngư và hướng
dẫn tổ chức thực hiện.
- Giảm dần trợ cấp cho không, tăng sự đóng góp của người dân vào
việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ. Hỗ trợ chi phí vật tư trình diễn là 80-100%
đối với khuyến nông cho người nghèo là DTTS ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa và 50% đối với người nghèo ở các vùng khác, phần còn lại, huy động sự
đóng góp của dân.
Thời gian thực hiện: Từ 2006 - 2010.
Kết quả dự kiến: Đến hết năm 2010, khoảng 5 triệu lượt người được
tập huấn, tham gia mô hình, hội nghị đầu bờ về khuyến nông - lâm - ngư,

chuyển giao kỹ thuật (bình quân mỗi năm 1 triệu lượt người); 50% số xã có
đủ cán bộ khuyến nông cơ sở.
Nhu cầu về vốn và nguồn vốn: Nhu cầu kinh phí là 300 tỷ đồng.
Trong đó Ngân sách Trung ương hỗ trợ là 200 tỷ đồng, NSĐP 50 tỷ; Huy
động cộng đồng 50 tỷ đồng.
3.1.4. Dự án dạy nghề cho người nghèo:
Mục đích: Trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết để tạo
việc làm ổn định, tăng thu nhập thông qua các khoá dạy nghề ngắn hạn để
họ tìm việc làm tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô
vừa và nhỏ; đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm, góp phần giảm
nghèo bền vững.
Đối tượng, phạm vi: Người nghèo, đặc biệt thanh niên nghèo, người
nghèo ở vùng đông dân cư, thiếu đất sản xuất, những nơi chuyển đổi mục
đích sử dụng đất sang phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Người mới
thoát nghèo cũng được tham gia dự án này trong vòng 2 năm.
Dự án thực hiện trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên tập trung vào một số
khu vực có khả năng tạo việc làm ở các nông - lâm trường, các doanh
nghiệp, các khu kinh tế quốc phòng và xuất khẩu lao động.
Cơ quan quản lý dự án: Bé Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan thực hiện: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nội dung:
- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học nghề của người nghèo
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn phù
hợp để người nghèo có thể tự tạo ra cơ hội việc làm, ưu tiên các nghề có
thể sử dụng tại chỗ hoặc được thu nhận vào các khu công nghiệp, doanh
nghiệp và đi lao động ở nước ngoài.
- Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và cung cấp tín dụng, người học
nghề được trợ giúp giới thiệu việc làm miễn phí.
- Hỗ trợ các trung tâm dạy nghề cấp huyện trang thiết bị dạy nghề
phù hợp

Cơ chế thực hiện:
- Sở LĐTB&XH xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết
việc làm cho người nghèo trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức
hướng dẫn thực hiện.
- Nhà nước trực tiếp chi trả phí dạy nghề, giới thiệu việc làm cho
người nghèo hoặc trả thay cho người nghèo đối với cơ sở dạy nghề, trung
tâm dịch vụ việc làm.
- Để đảm bảo hiệu quả của đào tạo nghề, người học phải đóng góp
10% kinh phí học nghề, trường hợp người học là DTTS nghèo, được miễn
100% học phí.
- Đối với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo
vào làm việc ổn định từ 2 năm trở lên thì được trợ giúp một khoản kinh phí
bằng mức trợ giúp của nhà nước cho người nghèo học nghề.
Thời gian thực hiện: Từ 2006 - 2010.
Kết quả dự kiến: Đến 2010, khoảng 1,5 triệu người nghèo được hỗ
trợ học nghề và tạo việc làm tại chỗ, việc làm trong các doanh nghiệp, các
hợp tác xã, các nông lâm trường, khu kinh tế quốc phòng và lao động ở
nước ngoài.
Nhu cầu vốn và nguồn vốn: Nhu cầu vốn là 3000 tỷ đồng, trong đó,
Trung ương hỗ trợ 2.500 tỷ, NSĐP 350 tỷ đồng, huy động cộng đồng 150
tỷ đồng.
3.1.5. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các xã nghèo:
Mục đích: Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục sản xuất và
dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và
các xã nghèo góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các xã này.
Đối tượng và phạm vi: 157 xã ĐBKK (dự kiến bổ sung lên 300 xã)
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được xác định theo Quyết định
106/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 700 xã nghèo theo tiêu chí
của các tỉnh.

Cơ quan quản lý: Bé Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan thực hiện: Các tỉnh, thành phố có xã ĐBKK vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo, xã nghèo.
Nội dung:
- Rà soát trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bổ sung các xã
ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, để xây dựng kế hoạch hỗ trợ
đầu tư giai đoạn 2006-2010.
- Các tỉnh rà soát công nhận xã nghèo và lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư
trong giai đoạn 2006-2010.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới các công trình thiết yếu, ưu tiên các
công trình phục vụ sản xuất, có tác dụng thiết thực đến giảm nghèo như
công trình thuỷ lợi, đường dân sinh, điện phục vụ sản xuất, chợ nông thôn,
bờ bao chống triều cường, kè, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thuỷ
sản, làm muối, đường ra bến cá.
- Sửa chữa và nâng cấp các công trình thiết yếu hiện có để phát triển
sản xuất và phục vụ dân sinh.
- Xây dựng cơ chế phân cấp cho xã làm chủ đầu tư; thôn, bản quản
lý, duy tu và sử dụng công trình đã được xây dùng.
Cơ chế thực hiện:
- NSTW hỗ trợ các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
bình quân 700 triệu đồng/năm ( cơ chế thực hiện như chương trình 135).
- Thực hiện phân cấp cho xã làm chủ đầu tư đi đôi với tập huấn
nhằm nâng cao năng lực. Phương châm thực hiện là xã có công trình, dân
có việc làm, thu nhập .
- Đối với các xã nghèo thì địa phương tự cân đối ngân sách và hỗ trợ
khoảng 500 triệu đồng/năm. Đồng thời tăng cường huy động nguồn lực từ
người dân, doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn theo phương châm “nhân
dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Đặc biệt là huy nguồn lực tại chỗ để duy tu, bảo
dưỡng.
Kết quả dự kiến:

Đến năm 2010, cơ bản các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo, các xã nghèo có đủ các công trình CSHT thiết yếu (khoảng 3000 công
trình).
Thời gian thực hiện: Từ 2006 - 2010.
Nhu cầu vốn và nguồn vốn:
- Đối với các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: Tổng
nguồn vốn 1.450 tỷ, trong đó Trung ương hỗ trợ 1050 tỷ đồng, quốc tế hỗ
trợ 300 tỷ đồng và huy động cộng đồng 100 tỷ đồng.
- Đối với các xã nghèo: Tổng kinh phí đầu tư cho các xã nghèo là
2.200 tỷ đồng. Trong đó: 1.750 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, 250 tỷ
đồng từ các tổ chức quốc tế và 200 tỷ đồng huy động cộng đồng.
3.1.6. Dự án nhân rộng mô hình XĐGN:
Mục đích: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả góp phần
đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo chung của cả nước.
Đối tượng, phạm vi: Hé và các xã nghèo nơi có điều kiện phát triển
vùng nguyên liệu và các xã nghèo thuộc các vùng sinh thái có điều kiện
nhân rộng, ưu tiên tập trung vào những vùng khó khăn nhất.
Cơ quan quản lý: Bé Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan thực hiện: Các doanh nghiệp và một số địa phương.
Nội dung:
- Tổng kết đúc rút kinh nghiệm các mô hình đã triển khai trong giai
đoạn 2001-2005, kể cả các các mô hình do các địa phương và các tổ chức
đoàn thể tự huy động nguồn lực thực hiện.
- Duy trì và mở rộng các mô hình có hiệu quả hiện có bằng nguồn
lực của địa phương, các doanh nghiệp và chính các hộ nông dân.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền và hỗ trợ nhân rộng các mô hình có
hiệu quả hiện có và mở rộng sang các lĩnh vực khác như chăn nuôi, chế
biến thực phẩm, may mặc, ưu tiên mô hình liên kết giưa doanh nghiệp với
hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu.
- Giám sát đánh giá việc nhân rộng mô hình

Cơ chế thực hiện:
- Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp xây
dựng kế hoạch và tổ chức nhân rộng mô hình giảm nghèo.
- Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp chủ động nhân rộng
mô hình thông qua hỗ trợ một phần kinh phí
- Tạo cơ chế hài hoà lợi Ých giữa người dân và doanh nghiệp khi giá
cả biến động bất lợi cho người nghèo bằng cách trợ giá
Thời gian thực hiện: Từ 2006 - 2010.
Kết quả dự kiến: Thu nhập của hộ nghèo tham gia dự án tăng 14-
15%/năm và giảm một nửa số hộ nghèo tham gia dự án
Nhu cầu vốn: 300 tỷ đồng, trong đó NSTW hỗ trợ là 40 tỷ, huy động
các doanh nghiệp 260 tỷ đồng.
3.2. Quỹ phát triển cộng đồng
Mục đích: Thí điểm hỗ trợ các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo phát triển sản xuất, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cấp cộng
đồng và hộ gia đình thông qua cơ chế tự chủ của cộng đồng và sự tham gia
của người dân
Đối tượng, phạm vi: 300 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo
Cơ quan quản lý: Bé Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan thực hiện: UBND các tỉnh có các xã trên
Nội dung hoạt động:
- Chỉ đạo các địa phương lùa chọn các xã nghèo đưa vào danh mục
thực hiện dự án thí điểm.
- Hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở nhỏ ở thôn, bản (phục vụ sản xuất
và dân sinh).
- Hỗ trợ khuyến nông- lâm- ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
và sản xuất, nâng cao năng lực của lãnh đạo thôn và người dân.
- Hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản.

- Cho vay tín dụng khẩp cấp, cho vay tín dụng bổ sung trong thôn
bản giúp các hộ có nhu cầu vốn duy trì và mở rộng sản xuất (không quá
50% số tiền của quỹ).
- Hỗ trợ khắc phục rủi ro cá biệt khi hé gia đình gặp phải.
Cơ chế thực hiện:
- Bộ LĐTB &XH phối hợp với các địa phương hướng dẫn xây dựng
kế hoạch huy động, sử dụng và quản lý quỹ trên nguyên tắc: “Công khai,
dân chủ, trách nhiệm, minh bạch”.

×