Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá tình trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước sông nhuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 113 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG





ĐOÀN VIỆT QUANG




ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG NHUỆ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG












Hà Nội - Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG





ĐOÀN VIỆT QUANG


ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG NHUỆ

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYỄN QUANG TRUNG







Hà Nội - Năm 2014

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy
Cô, nơi công tác và các cá nhân.
Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, cùng toàn thể quý
Thầy, Cô đang giảng dạy tại Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại
học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và những
bài học kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trung tâm.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Nguyễn Quang Trung đã định
hướng đề tài và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Cục quản lý tài nguyên nước đã tận
tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để luận văn được chi tiết và chính xác.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên
trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành khóa luận.
Luận văn này như một trong những thành quả được đúc kết trong suốt hai năm
học tập trên ghế giảng đường. Trong quá trình làm luận văn, mặc dù đã rất cố gắng và
nỗ lực song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong sự
góp ý, bổ sung từ Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


ii

LỜI CAM ĐOAN


Tên tôi là: Đoàn Việt Quang
Lớp: K9 Cres
Chuyên ngành: Môi trường trongPhát triển bền vững
Khóa học: 2012 - 2014
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Quang Trung với đề tài nghiên cứu «Đánh giá tình trạng ô
nhiễm và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ ».
Đây là đề tài nghiên cứu của bản thân, không trùng lặp với các đề tài luận văn
nào trước đây. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và sử
dụngvào luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN



Đoàn Việt Quang


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 3
1.1 Vào đề 3
1.1.1 Vai trò của tài nguyên nước đối với đời sống, kinh tế - xã hội 3
1.1.2 Hiện trạng chất lượng nước một số lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam 5
1.2 Khái niệm ô nhiễm 10
1.3 Tổng quan nguồn nước sông Nhuệ 11
1.3.1 Tổng quan diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ từ những năm 2000 đến
nay 11
1.3.2 Một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về bảo vệ, khai thác sử dụng
TNN trên lưu vực sông Nhuệ 14
CHƯƠNG 2 16
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 16
2.1 Địa điểm nghiên cứu 16
2.2 Thời gian nghiên cứu 16
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 16
CHƯƠNG 3 18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1 Điều kiện tự nhiên 18
3.1.1 Vị trí địa lý 18
3.1.3 Khí hậu 20
3.1.4 Thủy văn và tài nguyên nước 21
3.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 22
3.2.1 Dân số 22
3.2.2 Hiện trạng kinh tế 23

iv


3.2.3 Đô thị hóa 24
3.2.4 Thương mại, du lịch, dịch vụ 25
3.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội LVS Nhuệ đến năm 2020 25
3.3.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển KT-XH tại các địa phương 25
3.3.2 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các tỉnh thành phố thuộc LVS Nhuệ 26
3.4 Hiện trạng khai thác, sử dụng TNN trên lưu vực sông Nhuệ 26
3.4.1 Tại thành phố Hà Nội 26
3.4.2 Tại tỉnh Hà Nam 28
3.5 Kiểm kê, đánh giá nguồn thải 29
3.5.1 Nguồn thải sinh hoạt 29
3.5.2 Nguồn thải nông nghiệp 30
3.5.3 Nguồn thải công nghiệp 31
3.5.4 Nguồn thải làng nghề 35
3.5.5 Nguồn thải y tế 36
3.5.6 Nguồn thải du lịch 37
3.5.7 Đánh giá chung về nguồn thải 38
3.6 Hiện trạng chất lượng nước, diễn biến theo thời gian và không gian 39
3.6.1 Sự phụ thuộc của chất lượng nước vào các yếu tố 39
3.6.2 Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ 39
3.7 Dự báo đến năm 2020 49
3.7.1 Dự báo nhu cầu sử dụng nước 49
3.7.2 Dự báo nước thải trên lưu vực sông Nhuệ 50
3.7.3 Dự báo chất lượng nước đến năm 2020 52
3.8 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ 55
3.8.1 Cơ sở pháp lý 55
3.8.2 Biện pháp phi công trình 55
3.8.3 Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và công trình 67
3.8.4 Phương án cân bằng nước, giảm thiểu ô nhiễm trong mùa khô 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 75



v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường
BVMTLVS Bảo vệ môi trường lưu vực sông
CCN Cụm công nghiệp
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KT-XH Kinh tế - xã hội
KCN Khu công nghiệp
LVS Lưu vực sông
PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SXVLXD Sản xuất vật liệu xây dựng
TNN Tài nguyên nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Số dân các quận, huyện thuộc lưu vực sông Nhuệ 22

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu KT-XH chính của các tỉnh thành phố LVS Nhuệ đến năm
2020 26


Bảng 3.3 Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt trên LVS Nhuệ năm 2010 29

Bảng 3.4 Tải lượng sinh hoạt của LVS Nhuệ năm 2010 30

Bảng 3.5 Tổng lượng nước thải và tải lượng thải trồng trọt trên LVS Nhuệ năm 2010 31

Bảng 3.6 Tổng lượng nước thải và tải lượng thải chăn nuôi trên LVS Nhuệ năm 2010 31

Bảng 3.7 Đặc trưng nước thải của một số ngành sản xuất công nghiệp 32

Bảng 3.8 Tổng tải lượng chất ô nhiễm từ các KCN của các tỉnh/thành phố trên LVS
Nhuệ năm 2010 33

Bảng 3.9 Số lượng các làng nghề thống kê trên LVS Nhuệ 35

Bảng 3.10 Số lượng các làng nghề theo loại hình sản xuất trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ 35

Bảng 3.11 Tải lượng ô nhiễm từ các làng nghề trên LVS Nhuệ 36

Bảng 3.12 Tổng tải lượng chất ô nhiễm từ các bệnh viện trên LVS Nhuệ năm 2010 37

Bảng 3.13 Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động du lịch trên LVS Nhuệ 38

Bảng 3.14 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải trên toàn LVS Nhuệ 38

Bảng 3.15 Dự báo nhu cầu dùng nước chính đến năm 2020 49

Bảng 3.16 Dự báo các nguồn thải vào sông Nhuệ đến năm 2020 50

Bảng 3.17 Danh mục các điểm quan trắc môi trường nước mặt trên LVS Nhuệ 60


Bảng 3.18 Các nhà máy xử lý nước thải tập trung cho các khu đô thị đến năm 2015 67

Bảng 3.19 Diện tích và nhu cầu nước hệ thống sông Nhuệ 70



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hình ảnh Sông Nhuệ trước đây 12

Hình 1.2 Hình ảnh ô nhiễm sông Nhuệ những năm gần đây 14

Hình 3.1 Bản đồ khoanh vùng lưu vực sông Nhuệ 19

Hình 3.2 Giá trị TSS trên sông Nhuệ vào mùa mưa trong các năm quan trắc 2006 - 2009 40

Hình 3.3 Giá trị TSS trên sông Nhuệ vào mùa khô trong các năm quan trắc 2006 - 2009 41

Hình 3.4 Giá trị DO trong các năm 2011, 2012 và 2013 trên sông Nhuệ 42

Hình 3.5 Giá trị BOD
5
trên sông Nhuệ các năm 2011, 2012, 2013 43

Hình 3.6 Giá trị COD trong các năm 2011, 2012 và 2013 trên sông Nhuệ 44

Hình 3.7 Giá trị NH
4

+
trên sông Nhuệ trong các năm quan trắc 2011, 2012 và 2013 45

Hình 3.8 Giá trị Coliform trong năm 2009, 2010 và 2011 trên sông Nhuệ 46

Hình 3.9 So sánh nồng độ BOD dự báo năm 2020 với năm hiện trạng (2008) dọc theo
sông Nhuệ - KB 4, KB 5, KB 6 53

Hình 3.10 So sánh nồng độ DO dự báo năm 2020 với năm hiện trạng (2008) dọc theo
sông Nhuệ - KB 4, KB 5, KB 6 54

Hình 3.11 So sánh nồng độ N tổng dự báo năm 2020 với năm hiện trạng (2008) dọc
theo sông Nhuệ - KB 4, KB 5, KB 6 54

Hình 3.12Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ủy ban bảo vệ môi trường LVS Nhuệ - Đáy 56

Hình 3.13 Mạng lưới quan trắc chất lượng nước trên LVS Nhuệ 59

Hình 3.14 Sơ đồ hệ thống tổ chức giám sát và quan trắc tự động chất lượng nước sông
(1) 63

Hình 3.15 Sơ đồ hệ thống tổ chức giám sát và quan trắc tự động chất lượng nước sông
(2) 63

Hình 3.16 Sơ đồ minh họa kết nối của mạng giám sát chất lượng nước 63



1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Nhuệ là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng
76 km, chảy theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà
Nội và tỉnh Hà Nam. Điểm bắt đầu của nó là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng
trong địa phận quận Bắc Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc của nó là cống
Phủ Lý khi hợp lưu vào sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy
qua các quận, huyện, thị trấn gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông;
các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên của thành phố Hà Nội;
huyện Duy Tiên, Kim Bảng của tỉnh Hà Nam và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở khu vực
thành phố Phủ Lý.
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực
sông Nhuệ diễn ra rất mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân,
nộp ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng, góp phần nâng cao đời sống, giải quyết
công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích
mang lại thì tình trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt động trên gây ra đang ở
mức đáng báo động. Môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trong khu
vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người lao động,
dân cư cũng như đến hệ sinh thái cảnh quan trong vùng.
Các tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường nước sông Nhuệ là do các hoạt
động phát triển KT - XH như hoạt động của các khu công nghiệp, sản xuất làng nghề,
khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt
các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp
trong các làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai
thác, canh tác trên hành lang thoát lũ, chất thải bệnh viện, trường học làm cho môi
trường nước ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức trầm trọng.
Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống sông Nhuệ đối với sự phát triển kinh
tế bền vững củathành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam cũng như để có cơ sở đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tình
trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ”.

2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn:

2

- Mục tiêu chung: Đánh giá được mức độ và nguyên nhân ô nhiễm nước của
sông Nhuệ và đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình để cải thiện chất
lượng nước, bảo vệ cảnh quan môi trường trên lưu vực.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được tiềm năng, tình hình khai thác sử dụng nước TNN sông Nhuệ
phục vụ cho các ngành kinh tế - xã hội.
+ Kiểm kê các nguồn phát thải và đánh giá được diễn biến chất lượng nước
sông Nhuệ theo không gian và thời gian.
+ Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Các nguồn thải trên LVS Nhuệ
- Hiện trạng, diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ theo thời gian và không
gian.
* Phạm vi nghiên cứu: Sông Nhuệ với chiều dài khoảng 76km. Trong đó tập
trung nghiên cứu những điểm nước sông bị ô nhiễm nặng.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
- Ý nghĩa khoa học: là cơ sở khoa học cho việc đề xuất ra các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm.
- Ý nghĩa thực tiễn: đánh giá đúng chất lượng nước sông Nhuệ từ đó đưa ra các
biện pháp công trình và phi công trình để giảm thiểu ô nhiễm phục vụ cho đời sống
nhân dân khu vực nghiên cứu và các hoạt động phát triển KT-XH đồng thời phục vụ
công tác nghiên cứu, quản lý và bảo vệ TNN.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ gồm ba nội dung chính sau:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

- Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu.


3

CHƯƠNG1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1 Vào đề
1.1.1 Vai trò của tài nguyên nước đối với đời sống, kinh tế - xã hội
Nước là một phần tất yếu của cuộc sống, là tư liệu quan trọng hàng đầu của
nhiều hoạt động sản xuất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500
lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp…
Ngoài ra, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng); chất mang
vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong
tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào
nước.
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km
3
; tập trung
trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km
3
); còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94%
lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là
nước ngầm; còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%;
trong sinh quyển 0,002%; trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất.
Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất
105.000km
3

/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km
3
,
trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).
Mặc dù là nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng tài nguyên nước không phải là
vô hạn. Các hoạt động khai thác sử dụng nước quá mức và không hợp lý, vượt quá khả
năng tự tái tạo và tự phục hồi của nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu nước, ô nhiễm
nguồn nước, xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng
Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
năm 2012, vẫn còn khoảng 11% dân số thế giới, tương đương khoảng 780 triệu người
không tiếp cận được với nguồn nước sạch.
Nước sạch được dự báo sẽ sớm trở thành một tài nguyên quý giá không kém
dầu mỏ trong thế kỷ tới và không thể thay thế được.
- Vai trò của nước đối với con người:
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được
vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65 - 75% trọng lượng cơ, 50%
trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào

4

và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước
bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3 - 4 lít).
Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không
ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được
đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng
các hệ thống trong cơ thể. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, thận
không đảm đương được nhiệm vụ của mình, kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất
độc hại. Những người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy,

xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận
và túi mật.
- Vai trò của nước đối với nông nghiệp:
Việt Nam luôn tự hào là cái nôi của nền văn minh lúa nước, là một trong những
quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới mà nước là một phần không thể thiếu của việc
trồng lúa.
Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng
diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits,
trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên
toàn thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km
3
/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được
thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước
sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính
được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá
trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần
đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn
nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi
nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên
dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước
trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km
3
/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu
về nước trên toàn thế giới.
- Vai trò của nước đối với công nghiệp:
Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng
làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực
phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất , chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót
90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất


5

một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160
lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít
nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất
công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao không hoàn lại và
lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa
đầy những chất gây ô nhiễm (Cao Liêm, Trần Đức Viên).
- Vai trò của nước đối với sinh hoạt, giải trí:
Theo ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít
nước/người/ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên
nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí cũng ngày càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và
ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần.
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động của con
người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội
nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.
1.1.2 Hiện trạng chất lượng nước một số lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam
a. Lưu vực sông Vonga
Đối với nước Nga, Volga- con sông lớn nhất ở châu Âu - cũng quan trọng
không kém so với sông Rhine đối với Đức hoặc Mississippi đối với Hoa Kỳ. Trong
lưu vực sông Volga có khoảng 40% dân số sinh sống. Volga là một phần của hành
lang giao thông chính xuyên châu Âu. Ngoài ra, Volga là nơi tập trung gần một nửa
sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của Nga. Trong khi đó, ngày nay, Volga cũng
như các con sông lớn khác trên thế giới đang phải đối đầu với vấn đề môi trường
nghiêm trọng. Triển vọng về phát triển trữ lượng nước của sông Volga là chủ đề thảo
luận thường xuyên của giới chuyên gia và công chúng nói chung. Đó cũng là chủ đề
thảo luận của phiên họp tại Astrakhan do tổng thống Nga Dmitry Medvedev chủ trì.
Trong lưu vực sông Volga có khoảng 450 mỏ dầu khí. Tuy nhiên, theo dự đoán
của các nhà khoa học, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của nước ngọt chứ không phải là kỷ
nguyên dầu mỏ và khí đốt. Trong thế kỷ này, nhân loại sẽ cảm thấy khát nước theo

nghĩa đen. Trên sông Volga ngày nay có hàng chục công trình thủy điện lớn với hệ
thống đập và hồ chứa. Ảnh hưởng của các công trình đó đối với "sức khỏe" dòng sông
đã ở mức đáng báo động. Các nhà khoa học thậm chí còn tuyên bố rằng Volga thực sự
không còn là một con sông mà đã là những đoạn hồ chứa nước thải ô nhiễm của các
nhà máy công nghiệp. Đáy sông cạn dần, chất lượng nước suy giảm, nguồn cá, hệ thực
vật ven biển và động vật dần biến mất.

6

Chiến lược nước của nước Nga cho đến năm 2020 sẽ tăng hiệu quả sử dụng tài
nguyên nước đến 2,5 lần. 60% đầu tư trong chương trình sẽ được phân bổ từ ngân
sách. Trong những năm tới dự kiến trong tăng mức lệ phí nước thải đối với các xí
nghiệp gây ô nhiễm quá mức tối đa cho phép lên 6 lần. Sự gia tăng mạnh tiền phạt sẽ
khiến cho việc sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu trở nên không kinh tế. Vấn đề về
tháo dỡ các thiết bị máy móc thủy điện cũ cũng không loại bỏ khỏi chương trình nghị
sự. Người ta cho rằng hiện đại hóa hệ thống quản lý và bảo vệ "sức khỏe" tài nguyên
nước sẽ khiến cho sông Volga và các con sông khác của nước Nga hồi sinh[1].
b.Lưu vực sông Mississippi
Sông Mississippi là một con sông ở Bắc Mỹ. Theo ngôn ngữ cổ Ojibwe, tên
"Mississippi" từ misi-ziibi, có nghĩa là “sông lớn”.
Sông Mississippi có diện tích lưu vực lớn thứ 4 trên thế giới. Lưu vực này rộng
hơn 1.245.000 sq mi (3.220.000 km
2
), bao gồm tất cả các phần của 32 bang Hoa Kỳ và
2 tỉnh của Canada. Lưu vực đổ vào vịnh Mexico, một phần của Đại Tây Dương. Lưu
vực Mississippi phủ gần 40% đất liền của Hoa Kỳ lục địa.
Ở Hoa Kỳ, Mississippi thu nước chủ yếu từ các khu vực giữa đỉnh của dải núi
Rocky và đỉnh của dải núi Appalachia, trừ các khu vực khác nhau chảy vào vịnh
Hudson qua sông Red River of the North; vào Đại Tây Dương qua Great Lakes và
sông Saint Lawrence; và vào vịnh Mexico qua Rio Grande, sông Alabama và sông

Tombigbee, sông Chattahoochee và sông Apalachicola, và nhiều nhánh nhỏ khác dọc
theo vịnh Mexico.
Sông Mississippi hòa vào vịnh Mexico cách New Orleans khoảng 100 dặm
(160 km). Chiều dài của sông Mississippi từ hồ Itasca đến vịnh Mexico có nhiều con
số khác nhau, tuy nhiên theo USGS là 2.340 dặm (3.770 km).
Các nhà khoa học khảo sát địa chất công ty tư vấn môi trường chất Mỹ (USGS)
đã lấy mẫu thân chính và bốn nhánh của sông Mississippi và thấy rằng mức độ Nitrat
tăng rất nhiều,từ dưới một triệu tấn đầu năm nhưng sau đó tăng lên đến khoảng 13
triệu tấn vào giữa những năm 2000. Các nguồn lớn nhất là phân bón công nghiệp
(41%) và phân động vật (10%), tiếp theo là khu vực đô thị (7%), xử lý nước thải (7%),
và các nguồn khác.
Các nhà khoa học thường tập trung vào mức độ Nitrat vì nó đóng vai trò quan
trọng trong môi trường. Nitơ trong Nitrat là một chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ
môi trường cho cây trồng. Nhưng quá nhiều của nó dẫn đến overgrowths, được gọi là
tảo nở hoa, mà có thể nó sẽ lấy đi quá nhiều oxy trong nước (một quá trình được gọi là

7

hiện tượng phú dưỡng), gây nghẹt thở cho cá và cỏ biển, và trong một số trường hợp
phát hành hóa chất độc hại. Khi đó thiệt hại ước tính vào khoảng 82 triệu USD 1 năm
theo bà Nancy Rabalais của trường Đại học Louisiana Marine Consortium.
Lưu vực sông Mississippi là một đại diện tiêu biểu cho phần còn lại của đất
nước Mỹ bởi vì nó đã trộn lẫn các khu vực đô thị và nông nghiệp ,và bởi vì "nhiều bài
học kinh nghiệm có thể được rút ra trên khắp nước Mỹ” (Theo Lori Sprague, một
chuyên gia thủy văn quốc gia)[2].
c. Lưu vực sông Mê Kông
Trong khi việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính Mê Kông của
Trung Quốc gây ra sự lo ngại sâu sắc cho các quốc gia hạ nguồn thì Trung Quốc luôn
trấn an rằng “các đập thủy điện này là những hồ chứa điều tiết nước, tích nước mùa lũ
và xả nước mùa khô, điều tiết lượng nước cho hạ nguồn”. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng,

tác động trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chế độ vận
hành của các hồ chứa, đặc biệt là với các hồ lớn, mà điều này hoàn toàn lệ thuộc vào ý
chí chủ quan của nước sở hữu đập.
Thực tế, việc tích nước và vận hành các đập thuỷ điện phía thượng nguồn đã
làm thay đổi dòng chảy, sụt giảm lượng phù sa…gây thiệt hại lớn đối với sản xuất
nông nghiệp và nguồn lợi thuỷ sản đối với ĐBSCL. Theo các chuyên gia Uỷ hội sông
Mekong (MRC), “hiện lưu lượng dòng chảy của sông đã giảm 1/3 so với những thập
kỷ trước. Tại ĐBSCL, do nguồn phù sa giảm sút, buộc người trồng lúa phải tăng nhiều
chi phí cho phân bón, theo đó, giá lúa bị đẩy tăng lên. Ước tính việc xây dựng các đập
thủy điện trên sông Mekong đã làm mất đi nguồn lợi thủy sản khoảng 700.000 -
1.600.000 tấn/năm”.
Chủ tịch Hiệp hội cá da trơn Thái Lan khẳng định: “Mực nước vùng hạ nguồn
Mekong đã xuống thấp nhất trong vòng 20 năm qua, gây tác động mạnh đến đời sống
người dân vùng hạ nguồn. Trong tương lai, lượng nước sông Mekong sẽ tiếp tục sụt
giảm, đây là một thảm họa đối với Thái Lan và Việt Nam”. Các nhà khoa học
Campuchia cho rằng: “Việc triển khai các dự án thuỷ điện trên thượng nguồn đã làm
thay đổi chất lượng nước và dòng chảy đối với vùng hạ nguồn, trong đó chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất là Campuchia và Việt Nam”.
Một chuyên gia cao cấp ADB đánh giá: “Các đập thuỷ điện do Trung Quốc xây
dựng tại Vân Nam, khi hoàn thành sẽ giữ lại một lượng nước lớn lên đến 50 tỷ m
3
,
chiếm trên 50% lượng nước thượng nguồn sông Mekong, khối lượng phù sa bị giữ lại

8

tương ứng 125 triệu tấn/năm. Như vậy, dòng chảy trung bình hàng năm chỉ còn 60%
so với trước khi có các công trình được xây dựng”.
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Henry Stimson, Mỹ chỉ rõ: “Việc chặn dòng
chảy để xây dựng các đập thủy điện trên sông sẽ ngăn cản sự di cư tự nhiên của các

loài cá và sẽ khiến hơn 70% lượng cá của dòng sông biến mất, dẫn đến tình trạng
khoảng 80% cư dân sống băng nghề cá mất việc làm. Ngoài ra, việc chặn dòng chảy
cũng sẽ dẫn đến tình trạng ngập mặn ở vùng hạ lưu và làm giảm lượng phù sa của con
sông, ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, nhất là ngành trồng lúa xuất khẩu của Thái
Lan và Việt Nam đe dọa đến an ninh lương thực và an sinh xã hội của khu vực”.
Hiện lưu vực sông Mekong đã trở thành một trong 5 lưu vực sông lớn trên thế
giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất. Ở Lào, đoạn chảy qua thủ đô Viên Chăn 10
năm qua khô hạn đến mức có thể lội qua trong mùa khô. Ở Thái Lan, sông Chao
Phraya vốn hiền hòa đã xảy ra lũ lớn, gây ra thảm họa quốc gia trong nhiều tháng liền
vào năm 2011. Ở ĐBSCL, nước mặn đã vào khu vực Tân Châu, Châu Đốc (tỉnh An
Giang), điều chưa bao giờ xảy ra trước đây. Nếu cứ đà này, trong vòng 100 năm tới
nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao một mét, làm mất 40% diện tích ĐBSCL, gây ảnh
hưởng trực tiếp tới khoảng 10% dân số[3].
d.Chất lượng nước các lưu vực sông Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn cùng với đặc
điểm địa hình, địa mạo tạo nên mạng lưới sông ngòi khá dày (3.450 sông, suối, trong
đó, lưu vực của 8 hệ thống sông lớn chiếm 81,7% diện tích toàn quốc). Cuộc sống của
người dân gắn liền với các dòng sông, qua lịch sử hàng nghìn năm đã hình thành các
đô thị sầm uất ven sông và hun đúc các giá trị văn hóa, tinh thần tiêu biểu của dân tộc.
Ngày nay, các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đều
gắn với các LVS lớn như hệ thống sông Hồng - Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai,
Mê Kông và các cửa sông ven biển, đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất
nước. Tuy nhiên, cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng tại các LVS. Chất lượng nước các sông đang diễn biến
phức tạp, nhiều nơi bị suy thoái, nhất là các khu vực nội thành, nội thị, các đoạn sông
chảy qua các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Nổi cộm nhất là tình trạng ô nhiễm
môi trường tại 3 LVS: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và hệ thống sông Đồng Nai.
- LVS Cầu gồm địa giới 6 tỉnh và một phần Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian
qua, việc phát triển khai thác và chế biến khoáng sản ở thượng lưu (Bắc Cạn và Thái
Nguyên) và mở rộng sản xuất tại các làng nghề khu vực trung và hạ lưu (Vĩnh Phúc,


9

Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương), tốc độ đô thị hóa cao trong khi phần lớn các đô thị
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, sự mở rộng nhanh chóng của các KCN,
CCN trong khi hệ thống xử lý nước thải chưa có hoặc vận hành không đúng quy
định là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt LVS Cầu, nguồn cung
cấp 70% nước cấp sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn. Kết quả quan trắc cho thấy,
môi trường nước mặt LVS Cầu bị ô nhiễm cục bộ, bắt đầu từ đoạn chảy qua thị xã Bắc
Cạn về hạ lưu (các thông số BOD
5
, NH
4
và TSS đã vượt Quy chuẩn quốc gia về chất
lượng nước mặt QCVN 08:2008/ BTNMT mức A1, xấp xỉ mức B1). Từ đoạn chảy
qua TP. Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm gia tăng đáng kể, các thông số quan trắc đều
vượt QCVN nhiều lần, nước sông có mùi dầu cốc. Đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc
Giang, Bắc Ninh chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện
Khê và các KCN, làng nghề dọc 2 bên bờ sông nên nước sông bị ô nhiễm rõ rệt, các
thông số chỉ đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.
- LVS Nhuệ - Đáy bao gồm một phần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình, Hòa Bình. Dòng chảy sông Nhuệ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ
đóng mở các cống điều tiết: Liên Mạc (lấy nước sông Hồng), Thanh Liệt (lấy nước
sông Tô Lịch) và các cống khác trên trục chính: Hà Đông, Đổng Quan, Nhật Tựu,
Lương Cổ - Điệp Sơn. Môi trường nước LVS Nhuệ - Đáy bị ô nhiễm một phần do đặc
điểm điều kiện tự nhiên đặc thù là sông có độ dốc tự nhiên thấp, nguồn nước cấp
không đảm bảo do phụ thuộc các cống điều tiết, vào mùa kiệt nguồn nước cấp chủ yếu
là nước thải từ đầu nguồn Chất lượng nước của nhiều đoạn thuộc LVS Nhuệ - sông
Đáy đã bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt vào mùa khô, giá trị các thông số BOD
5

,
COD, Coliform tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008/ BTNMT nhiêu lần. Khu
vực đầu nguồn sông Nhuệ, nước sông còn tương đối tốt nhưng sau hợp lưu với sông
Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước thải chính của các quận nội thành Hà Nội), nước sông
Nhuệ đã bị ô nhiễm trầm trọng (đặc biệt tại điểm Cầu Tó trở đi). Mặc dù đã được pha
loãng từ đoạn hợp lưu với sông Đáy trở về hạ lưu và áp dụng giải pháp điều tiết đưa
nước sông Tô Lịch qua hệ thống hố điều hòa Yên Sở bơm ra sông Hồng vào mùa kiệt,
nước sông Nhuệ vẫn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cục bộ cho LVS Nhuệ -Đáy,
nguồn cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho thành phố Phủ Lý và một số địa phương
phía hạ nguồn.
- Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai bao gồm 9 tỉnh/TP, trong đó 7 tỉnh/TP nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo thống kê sơ bộ, trên lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai có đến 103 KCN do Chính phủ ra quyết định thành lập (chưa kể các
KCN/CCN do địa phương thành lập) với diện tích quy hoạch trên 33.600 ha, thải ra

10

lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp khoảng 1,8 triệu m
3
/ngày đêm. Tuy nhiên,
hiện mới có khoảng 1/3 các KCN/khu chế xuất đã và đang xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung; một số KCN có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng vận hành
chưa đúng quy định; tỷ lệ đấu nối nước thải các nhà máy vào hệ thống xử lý nước thải
tập trung còn thấp; nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ các ngành: chế biến thực
phẩm, dệt nhuộm, giấy, chế biến mủ cao su, xi mạ Tại nhiều vị trí các giá trị N-NH
4
+

BOD
5

) COD vượt ngưỡng QCVN 08:2008/BTNMT mức B1 nhiều lần Khu vực cửa
sông đã bị ô nhiễm hữu cơ, giá trị các thông sỗ đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT
mức A1, một số nơi còn vượt mức B1 (cảng Gò Dầu, Phú Mỹ, Cái Mép). Ngoài ra, các
tác động tiêu cực từ thủy điện, khai thác khoáng sản phía thượng nguồn, xâm nhập
mặn và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang là những mối đe dọa đến môi
trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai[4].
1.2 Khái niệm ô nhiễm
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa
hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
- Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:
+ Ô nhiễm không khí: việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không
khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxítlưu huỳnh, các
chấtcloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ.Ôzôn
quang hóa và khói lẫn sương(smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước
trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời.
+ Ô nhiễm nước: xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
+ Ô nhiễm đất: xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai

11


thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu
quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất
ô nhiễm đất làhydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các
hydrocacbon clo hóa.
+ Ô nhiễm phóng xạ: có thể do các nhà máy điện hạt nhân.
+Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công
nghiệp…
+ Ô nhiễm sóng: do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại với
mật độ lớn.
+Ô nhiễm ánh sáng: hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát
triển của động thực vật.
- Trong đóô nhiễm môi trường nước là hiện tượng các vùng
nướcnhư sông, hồ, biển, nước ngầm bị các hoạt động của con người làm nhiễm các
chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Theo hiến chương châu Âu định nghĩa về nước thì: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người tác độngđến chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây
nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các
loài hoang dã."
* Nguồn gốc ô nhiễm nước:
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý. Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.
1.3 Tổng quan nguồn nước sông Nhuệ

1.3.1 Tổng quan diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ từ những năm 2000
đến nay
Sông Nhuệ là tên của một con sông thơ mộng chảy qua nhiều làng mạc trù phú
của Hà Nội, Hà Nam. Chỉ mấy chục năm trước đây thôi, dòng sông Nhuệ hiền hòa

12

mang dòng nước trong mát tưới cho những cánh đồng “bờ xôi ruộng mật” xứ Đông,
xứ Đoài của một vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cư dân hai bên bờ sông được hưởng những
tài nguyên thiên nhiên phong phú mà dòng sông mang lại.
Dòng sông còn là nguồn cảm hứng thi ca cho các tao nhân mặc khách với cái
tên thơ mộng Nhuệ Giang.
Khoảng gần cuối những năm 90, người ta đã đưa ra ý tưởng hình thành những
khu du lịch sinh thái, du lịch làng nghề ven sông Nhuệ Giang xanh biếc in bóng tre
làng rồi sẽ nhộn nhịp trên bến dưới thuyền.

Hình 1.1 Hình ảnh Sông Nhuệ trước đây
Tiếc thay, những ý tưởng tốt đẹp đó chưa thành hiện thực, còn dòng sông thì
đang bị giết chết dần bởi chính sự thờ ơ, vô cảm và thậm chí là sự tàn nhẫn của con
người.
Sông Nhuệ có chức năng phục vụ tưới tiêu cho vùng sản xuất nông nghiệp
trọng điểm của miền Bắc là Hà Nội, Hà Tây (trước đây) và Hà Nam; điểm đầu của
sông là cống Liên Mạc (huyện Từ Liêm).
Do sông Nhuệ được bắt nguồn từ sông Hồng nên con sông này cũng chở nặng
phù sa mang trù mật đến bao làng mạc. Sông Nhuệ có trục chính dài khoảng 76 km và
một số nhánh sông Nhuệ dài 40km. Tuy nhiên, con sông đỏ nặng phù sangày nào nay
nhuốm màu của hóa chất, rác thải và nước thải.

13


Về phía hạ lưu cây cầu Dương Nội đoạn chảy từ sông Nhuệ ra sông Đáy (dài
khoảng 6km), dù sau cơn mưa cuối tháng 9, nhưng nước kênh vẫn vẩn màu đỏ, thi
thoảng lại có cuộn nước xanh lơ lửng trôi.
Trên bãi bùn khi nước rút hở ra những vệt màu còn láng một lớp màng mỏng
nhiều màu. Quan sát kỹ hơn, thì nước có màu lạ nhuộm dòng sông có nguồn gốc từ
nhiều xưởng nhuộm mọc sát ngay mép sông phía hạ lưu cầu.
Bên trong những dãy nhà xưởng xây tạm dọc sông này, than đá, vải chất thành
đống. Bên cạnh đó là hàng loạt can nhựa 20 lít đựng hoá chất cũng được xếp ngổn
ngang
Chiều 8/3/2009, trên đoạn sông dài vài cây số chảy qua địa bàn Hà Đông, xác
cá chết vẫn tiếp tục trôi nổi, 2 bên bờ sông số cá chết bị gió thổi dạt vào bờ đen kịt.
Bởi vậy, vốn nước sông bình thường đã có mùi khó chịu, nay cộng thêm với lượng cá
chết khiến cả một không gian rộng 2 bên bờ sông Nhuệ phải hứng chịu mùi hôi thối
nồng nặc. Ông Phùng Thanh Sơn ở phố Thanh Bình, Hà Đông cho biết: “Gia đình tôi
sống ở ven sông, nên mấy ngày vừa qua phải hứng chịu cực hình, vì mùi nước sông ô
nhiễm theo gió bay vào nhà”.
Trên thực tế, đây là đoạn sông phía thượng nguồn (dài khoảng hơn 10 km)
thuộc trục chính sông Nhuệ, lấy nước sông Hồng thông qua cống Liên Mạc (huyện Từ
Liêm) chảy qua địa bàn Hà Đông, từ năm 2000 trở lại đây, nước sông cũng đã ô
nhiễm, nên các loại cá trắng, cũng như cua, hến, tôm, ốc không thể sống nổi, chỉ còn
các loại cá như cá “dọn bể”, cá nheo, cá rô… là còn tồn tại, bởi chúng được coi là các
loài cá ăn tạp và rất khỏe, có thể sống trong môi trường nước bẩn và ô nhiễm. Tuy
nhiên, mấy ngày vừa qua, những loại cá này cũng chết nốt, điều đó chứng tỏ nước trên
đoạn sông này đã trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.[5]

14


Hình 1.2 Hình ảnh ô nhiễm sông Nhuệ những năm gần đây
1.3.2 Một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về bảo vệ, khai thác sử

dụng TNN trên lưu vực sông Nhuệ
Dự án “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường sông Nhuệ-sông Đáy” của
tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Cư và nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Nhóm tác giả cũng đã bước đầu
ứng dụng phương pháp mô hình toán để mô phỏng diễn biến ô nhiễm trên hệ thống
sông Nhuệ - sông Đáy.
Dự án “Mô phỏng chất lượng nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Sài Gòn -
Đồng Nai” do tác giảTrần Hồng Thái và các cộng sự thực hiện nghiên cứu về vấn đề
mô phỏng và dự báo chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy. Nhóm tác giả
đã ứng dụng mô hình toán hiện đại (MIKE11 - Viện Thủy lực Đan Mạch) áp dụng cho
dòng chảy một chiều không ổn định để mô phỏng chế độ thủy lực, diễn biến và dự báo
chất lượng nước trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy ứng với các kịch bản phát triển
kinh tế xã hội và xử lý nguồn thải trước khi đổ ra sông. Từ đó, nhóm tác giả đã sơ bộ
đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực.
Nghiên cứu “Cơ sở khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu cân bằng nước mùa
cạn và nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thủy lợi sông Nhuệ” do tác giả Vũ Minh
Cát thực hiện năm 2007 có tính toán cân bằng nước mùa cạn hiện tại và tương lai trên

15

toàn hệ thống canh tác, lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng
nguồn nước của hệ thống.
Nghiên cứu điển hình “Nhu cầu cấp nước, sử dụng nước và tính kinh tế của tài
nguyên nước lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy” do Cục Quản lý Tài nguyên nước và Viện
Sinh thái và Môi trường thực hiện năm 2005 đã xây dựng mối tương quan giữa các
khía cạnh chính của cách tiếp cận kinh tế trong việc quy hoạch phân bổ tài nguyên
nước. Trong dự án này, tác giả đã xây dựng một quy trình hướng dẫn từng bước trong
quy hoạch phân bổ tài nguyên nước phù hợp với điều kiện Việt Nam; ứng dụng thí
điểm quy trình này ở lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy ở thời điểm hiện tại và dự báo
trong tương lai; xây dựng các phương pháp đánh giá nhanh khía cạnh kinh tế về số

lượng và chất lượng tài nguyên nước, hỗ trợ cho việc ra quyết định.


16

CHƯƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu luận văn là sông Nhuệ với chiều dài khoảng 76 km. Trong
đó tập trung vào những khu vực có nhiều điểm xả thải với lưu lượng lớn.
Sông Nhuệ chảy qua các quận, huyện, thị trấn gồm:
- Các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông;
- Các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên của thành phố Hà
Nội;
- Các huyện: Duy Tiên, một phần Kim Bảng của tỉnh Hà Nam và cuối cùng đổ
vào sông Đáy ở khu vực thành phố Phủ Lý.
2.2Thời gian nghiên cứu
Thời gian bắt đầu nghiên cứu và hoàn thiện luận văn từ tháng 02/2014 đến
tháng 11/2014.
2.3Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp tiếp cận hệ thống: Luận văn sử dụng phương
pháp tiếp cận phân tích và tiếp cận tổng hợp. Hai phương pháp này không những
không đối lập hay loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau.
Tiếp cận phân tích giản hóa hệ thống thành các thành tố cơ bản của hệ thống đó
nhằm nghiên cứu các chi tiết và tìm hiểu các loại quan hệ tồn tại giữa chúng. Thông
qua việc biến đổi từng yếu tố, tiếp cận phân tích tìm ra quy luật chung cho phép người
phân tích dự đoán các tính chất của hệ thống trong các điều kiện khác nhau. Tiếp cận
phân tích cô lập và tập trung vào từng thành tố, nghiên cứu bản chất của tương tác,
nhấn mạnh vào tính chính xác của các chi tiết, thay đổi từng yếu tố. Trong khi đó tiếp

cận tổng hợp lại hợp nhất và tập trung vào tương tác giữa các thành tố, nghiên cứu các
tác động của tương tác, nhấn mạnh vào nhận thức chung và thay đổi đồng thời một
nhóm các yếu tố.
- Các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh
giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

×