Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã san thàng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


NGUYỄN SINH SÁNG





TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ SAN THÀNG,
THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG







Hà Nội – Năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG



NGUYỄN SINH SÁNG

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ SAN THÀNG,
THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU



Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Lê Trọng Cúc






Hà Nội – Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trung tâm nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn quan tâm và tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại
trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.Lê Trọng Cúc đã dành sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã San
Thàng, UBND thành phố Lai Châu, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông
nghiệp, tập thể Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu, Lãnh đạo Chi
cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện, giúp đỡ về thời gian cũng
như tài liệu, công tác khảo sát thực địa phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng
hộ và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi cùng tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu./.

Hà Nội, tháng 3/2015
Học viên



Nguyễn Sinh Sáng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung nghiên cứu của Luận văn này được
hình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của GS. TS Lê Trọng Cúc. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn là trung
thực; không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố.
Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Sinh Sáng




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu 2
3. Đối tượng 3
4. Phạm vi nghiên cứu:. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1. Cơ sở lý luận 4
1.2. Cơ sở thực tiễn 11
1.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam 11
1.2.3. Các vấn đề môi trường nông thôn cấp bách tại tỉnh Lai Châu 19
1.2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 20
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Địa điểm nghiên cứu 28
2. 2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2014; 38
2.3. Đối tượng nghiên cứu: 38
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 39
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa: 39
2.4.2.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu: 40
2.4.2.3 Phương pháp tổng hợp, đánh giá so sánh. 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường xã San Thàng, thành Phố Lai Châu, tỉnh Lai
Châu 41
3.1.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt 41
3.1.2. Vấn đề nước thải 43
3.1.3. Vấn đề rác thải sinh hoạt 47

3.1.4. Vệ sinh môi trường 53
3.1.5. Ô nhiễm môi trường trong hoạt động nông nghiệp 58
3.1.6. Nhận thức về bảo vệ môi trường 60
3.1.7. Tập quán sinh hoạt, sản xuất 62
3.4. Hiện trạng môi trường xã San Thàng, tỉnh Lai Châu theo mô hình Động lực –
Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng (DPSIR) 63
3.4.1. Động lực: Gia tăng dân số 66
3.4.2. Sản xuất nông nghiệp 66
3.4.3. Tập quán sinh hoạt, sản xuất 68
3.4.4. Đề xuất giải pháp (Đáp ứng) Error! Bookmark not defined.
3.5. Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong bộ
tiêu chí xây dựng nông thôn mới 69
3.5.1. Đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới của xã San Thàng 69
3.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới xã San Thàng 70
3.6.1. Cấp nước 70
3.6.2. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường 71
3.6.3. Nâng cao vai trò và năng lực quản lý của cơ quan quản lý địa phương 79
3.6.4. Tuyên truyền vận động người dân 80
3.6.5. Xây dựng quy ước bảo vệ môi trường phù với phong tục tập quán 80
1. Kết luận 81
2. Kiến nghị 82


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
BCĐ Ban chỉ đạo

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
KH Kế hoạch
NTM Nông thôn mới
UBND Ủy ban nhân dân
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
VSMT Vệ sinh môi trường
HVS Hợp vệ sinh
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
BVTV Bảo vệ thực vật
MTQG Môi trường quốc gia
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
HGĐ Hộ gia đình


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất quan
trọng, trong đó đặc biệt phải nói đến vai trò to lớn của kinh tế nông nghiệp và nông
thôn. Cho đến nay, khi chúng ta bước vào thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, nông dân dần càng có vị trí, vai trò quan trọng. Nước ta có trên 77% dân số
sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông 
lâm  ngư nghiệp, tiểu thu công nghiệp và dịch vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc
dân, khu vực nông thôn mang tính chiến lược, trước mắt còng nh lâu dài. Vì vậy,
nông thôn chi phối và tác động nhiều mặt đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường quốc gia.

Hiện nay, nông thôn nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển.
Cùng với quá trình đó cũng phát sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc
nhất là tính ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay
đang là vấn đề có tính cấp bách đòi hỏi chúng ta phải thực sự quan tâm sâu hơn về
vấn đề này chứ không chỉ dừng lại ở sự cảnh báo hay hô hào một cách chung chung.
Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị
quyết số 26/NQTW khẳng định xây dựng nông thôn mới là bước đầu tiên để tiến
tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ
đã có Quyết định số 49/QĐTTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia (bao gồm 19 tiêu
chí) về nông thôn mới. Đây là cơ sở để chỉ đạo xây dưng, thực hiện mô hình nông
thôn mới nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về nông thôn mới phù hợp với xu
hướng phát triển kinh tế  xã hội của đất nước. Mục tiêu của việc xây dựng nông
thôn mới ngoài việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
người dân thì việc bảo vệ môi trường sinh thái tại nơi người dân sinh sống rất quan
trọng. Trong 19 tiêu chí về nông thôn mới thì tiêu chí số 17 là tiêu chí về môi
trường nông thôn, tuy nhiên từ khi triển khai thực hiện, tiêu chí số 17 luôn là tiêu
chí khó thực hiện của nhiều địa phương và thường không được coi trọng như các
tiêu chí khác. Trong khi đó, nhiều vấn đề môi trường nông thôn đang là vấn đề nan
2

giải, các địa phương cần nhìn nhận vấn đề thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới là một tiêu chí quan trọng và cần được quan tâm đúng mức để
phát kinh tế  xã hội nông thôn bền vững hơn.
Chương trình xây dựng nông thôn ở tỉnh Lai Châu trong gần ba năm qua đã
có những bước tiến đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực góp phần làm thay đổi diện
mạo nông thôn miền núi, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người dân. Hầu hết các địa phương trong tỉnh, việc thực hiện tiêu chí môi
trường số 17 trong bộ tiêu chí nông thôn mới cũng đang gặp phải những vấn đề nan
giải đỏi hỏi phải sự quan tâm và thực hiện các giải phải tích cực hơn nữa đặc biệt là
với một tỉnh miền núi đa phần là nông thôn. Xã San Thàng thuộc thành phố Lai

Châu, tỉnh Lai Châu là một trong những xã được xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Để có những đánh giá khái quát hiện trạng môi
trường nông thôn tại xã cùng với việc thực hiện xậy dựng nông thôn mới tại địa
phương tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất
một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại
xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.
2. Mục tiêu
*Mục tiêu chung:
Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực
hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã San Thàng.
* Mục tiêu cụ thể:
 Nghiên cứu hiện trạng môi trường xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu:
 Nghiên cứu những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện tiêu chí môi
trường nông thôn mới: Khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp luật, các
chính sách của nhà nước liên quan đến việc thực hiện tiêu môi trường nông thôn
mới; Khó khăn trong việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới.
 Giải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện môi
trường nông thôn mới.
3

3. Đối tượng
+ Tiêu chí/ chỉ tiêu môi trường nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ
TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc
gia về nông thôn.
+ Môi trường xã San Thàng bao gồm môi trường tự nhiên và xã hội;
+ Người dân xã San Thàn, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
4. Phạm vi nghiên cứu: Xã San Thàng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài

 Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ mối tương

quan sinh thái giữa con người và môi trường.
 Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao được nhận thức, sự quan tâm của
người dân về việc bảo vệ môi trường;
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục nhận thức của người dân về môi trường;
+ Xác định được thực trạng môi trường tại xã San Thàng, thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu;
+ Là căn cứ để cơ quan chắc năng xem xét điều chỉnh chính sách thực hiện
nông thôn mới tại xã San Thàng;
+ Đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường cho xã San Thàng nói riêng và
các địa phương có đặc điểm tương đồng nói chung;
4

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm
* Nông thôn là vùng khác với đô thị mà ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông
dân làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn, có kết cấu hạ tầng
kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí,
trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn [1].
* Nông thôn miền núi là vùng nông thôn ở các vùng núi mang đặc thù nông
thôn nhưng khác nhau về điều kiện canh tác, phương thức canh tác nông nghiệp,
đường xã đi lại khó khăn, dân trí thấp, tập quán sinh hoạt – sản xuất lạc hậu[1].
* Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người
và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005) [2].
* Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không

phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
[2].
* Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch,
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học [2].
* Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một khái niệm rộng, được đề cập ở nhiều lĩnh vực
khác nhau:
 Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống
kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể  người nghèo ở vùng nông thôn. Nó
giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn
được hưởng lợi ích từ sự phát triển [3].
5

 Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị thể
kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao các
nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực.
*Mô hình nông thôn mới
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về mô hình phát triển cả
về nông nghiệp và nông thôn, mô hình nông thôn mới là kiểu mẫu cộng đồng theo
tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ được
nét đặc trưng, tinh hoa, văn hóa của người Việt Nam. Nhìn chung mô hình nông
thôn mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và
văn minh hóa.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu
phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường); đạt được hiệu
quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường);
tiến bộ hơn so với các mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến
và vận dụng trên cả nước.

Có thể quan niệm “Mô hình nông thôn mới là tổng thể các đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng những yêu cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng tiến
về mọi mặt so với các mô hình nông thôn trước đó [4].
*Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình
tổng thể về phát triể n kinh tế  xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm có 11
nội dung, trong đó nội dung thứ 9 nói về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn [5].
- Mục tiêu:
+ Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng  xã:
Làng  xã thực sự là một cộng đồng, trong đó công tác quản lý của Nhà nước
không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của
người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước).
Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hòa; các giá trị
6

truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích
cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế  xã hội ở nông thôn, giữ
vững an ninh, trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế nông thôn.
+ Đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, đô thị hóa, chuẩn bị những điều kiện vật
chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên
mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết, tạo cho người dân có điều kiện để
chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất
hàng hóa, dịch vụ, du lịch; để người nông dân có thể “ly nông bất ly hương”.
+ Nông thôn biết khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực.
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, môi trường được giữ gìn, khai thác tốt
tiềm năng du lịch, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp. Vận dụng các công nghệ cao về quản lý, sinh học, các hoạt động kinh tế đạt
hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển hài hòa, hội nhập địa phương, vùng,

cả nước và quốc tế.
+Dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất.
Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các
tổ chức phi chính phủ, Nhà nước, tư nhân…) tham gia tích cực trong mọi quá trình
ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và
hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực
sự “được tự do và tự quyết định trên luống cày, thửa ruộng của mình”, Daoa chọn
phương án sản xuất, kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Nông dân, nông thôn có văn hóa phát triển, trí tuệ được nâng lên, sức lao
động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng ðýợc phát huy. Ðó chính là sức mạnh
nội sinh của làng  xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người nông dân có
cuộc sống ổn định, trình độ học vấn, khoa học  kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống
văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống,
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị,
7

kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh  quốc phòng, đối ngoại nhằm vừa tự hoàn thiện
bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê
hương văn minh, giàu đẹp.
Các tiêu chí này đang trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính sách
về mô hình nông thôn mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Quyết định số 491/QĐTTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới [5]
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương có tầm cỡ chiến lược đặc biệt
quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết lần
thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X ) về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Chủ trương này có mục tiêu toàn diện: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội nông thôn từng bước hiện đại, xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý gắn công nghiệp với phát triển dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với

đô thị theo quy hoạch, xây dựng xã hội nông thôn mới dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh trật tự, tăng cường hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Như vậy chủ trương xây dựng NTM mang tính nhân văn
sâusắc, vừa là mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, lâu
dài đòi hỏi phải tiến hành đúng quy định, đồng bộ, chắc chắn.
Quyết định số 491/QĐTTg Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM
gồm 19 tiêu chí, bao gồm 11 chương trình mục tiêu quốc gia và 13 chương trình có
tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn., gồm 11 nội dung sau:
 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
 Phát triển hạ tầng kinh tế  xã hội;
 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
- Giảm nghèo và an sinh xã hội;
 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn;
 Phát triển giáo dục  đào tạo ở nông thôn;
8

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực về y tế,
đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn;
 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị  xã hội
trên địa bàn;
 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
* Tiêu chí số 17: Tiêu chí môi trường
 Xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:
+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy
định của vùng;
+ 90% cơ sở sản xuất  kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi
trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

+ Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh  sạch  đẹp, không có hoạt
động làm suy giảm môi trường;
+ Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;
+ Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định.
 Giải thích từ ngữ:
+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định:
Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước
sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT  BYT ngày
17/6/2009.
Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu
chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi;
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia theo
vùng quy định như sau: Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 80% số hộ
được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng
9

Quy chuẩn Quốc gia; Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long: 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng
nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia; Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ:
85% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch
đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia; Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi
trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi,
khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường tại Thông tư số 46/2011/TTBTNMT ngày 26/12/2011 quy định về
bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số 47/2011/TTBTNMT ngày 28/12/2011
quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên
quan; Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm
cách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý;

không xả, chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường
xung quanh.
+ Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh  sạch  đẹp,
không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu: Đường làng,
ngõ xóm xanh, sạch, đẹp;Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang
hàng rào; cổng ngõ không lầy lội;
 Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản
xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.
+ Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch:Mỗi thôn hoặc liên
thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán
của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không ở nghĩa trang);Có Quy chế quản
lý nghĩa trang;Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng,
phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
+ Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý là: Hộ gia đình có nhà
vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát (nước thải, chất thải
sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung
quanh; Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải
10

thông thoáng, hợp vệ sinh; Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi
rác tập trung.
*Mô hình DPSIR
Khái niệm về mô hình DPSIR: Do tổ chức môi trường châu Âu (EEA) xây
dựng vào năm 1999, được viết tắt của 05 từ tiếng Anh:
Driving Forces (D): có nghĩa là lực điều khiển (Dự án EIR dịch là động lực),
lực điều khiển có khái quát nào đang tác động lên môi trường của địa bàn đang
được xem xét, ví dụ: Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Presure (P), có nghĩa là áp lực. Áp lực lên nhân tố môi trường. Ví dụ: Xả
thải khí, nước đã ô nhiễm, chất thải rắn,
State (S), có nghĩa là tình trạng. Tình trạng môi trường tại một thời điểm

hoặc thời gian nhất định. Ví dụ: tình trạng không khí, nước, đất, tài nguyên, đa dạng
sinh học,
Impact (I), có nghĩa tác động. Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng
đó đối với con người như điều khiển cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động sản
xuất của con người,
Response (R),có nghĩa là đáp ứng. Con người có những hoạt động gì để đáp
ứng nhằm khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực nêu trên.
Mô hình DPSIR được Daoa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động
xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một cái
nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường và cũng như minh họa và làm rõ những
mối quan hệ nhân  quả nói chung. Những mối quan hệ nhân  quả này thường
mang tính khái niệm và về bản chất mang tính định tính chứ không phải được xác
định bằng phương trình toán học. Mối quan hệ nhân  quả này có thể được nhiều
người biết tới nhưng lại khó có thể định lượng được. Chỉ có rất ít trường hợp cụ thể
mà trong đó có thể xác định được một tập hợp các phương trình toán học có thể xâu
chuỗi/ liên hệ được các yếu tố/thành phần với nhau để mô tả toàn cảnh theo mô hình
DPSIR. Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên hệ nhân  quả thì các
11

chỉ thị lại cho phép xác định và giúp ta hiểu được về các thành phần phụ thuộc lẫn
nhau riêng lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích các xu hướng.
Tại Thông tư số 09/2011/TTBTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường được định nghĩa như sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan
hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế  xã hội, nguyên nhân sâu xa của
các biến đổi môi trường) – Áp lực – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy
thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động –
I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát
triển kinh tế  xã hội và môi trường, sinh thái) – Đáp ứng – R (các giải pháp về bảo
vệ môi trường)[6].
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do bộ y
tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ sinh
cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6 trạm
y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của
Bộ y tế (Quyết định 08/2005/QĐBYT); Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng
nước sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2%
trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy;
Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế,
thái độ của người dân còn rất bằng quang về vấn đề này [8].
Theo Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004) [9]. Nước ta là một nước nông
nghiệp, 74% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và miền núi với khoảng 20%số
hộ ở mức đói nghèo. Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với
những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trường có
tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã và đang trở nên bức xúc.
Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến hệ sinh thái nông
nghiệp và nông thôn. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường,
giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng ngày,
12

những vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên phổ biến rộng rãi, len lỏi trong mọi
hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Và quan
trọng nhất, hiện trạng trên tác đọng xấu đến sức khoẻ cộng đồng nông thôn và hậu
quả là lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau [9].
- Vấn đề nước sạch và môi trường:
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng
nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông
thôn.
Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng
khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch được xử lý ở các

thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn nhất là khu vực miền núi còn rất thấp.
Có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau:[9]

Bảng 2.1 :Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
ĐVT: %
STT Vùng
Tỷ lệ người dân nông
thôn được cấp nước
sạch (%)
1 Vùng núi phía Bắc 15
2 Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên 18
3 Bắc Trung Bộ & Duyên HảI miền Trung 36  36
4 Đông Nam Bộ 21
5 Đồng Bằng Sông Hồng 33
6 Đồng Bằng Sông Cửu Long 39
(Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011) [12]
Qua bảng trên, có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam đang
phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. ở vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nước sạch. Còn vùng
thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số được cấp nước sạch.
13

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là
nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh này
gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ em.
Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy,
nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các
nguyên nhân cơ bản sau:
+ Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp
như phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm

soát.
Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng sòn ở mức trung bình
cho 1 ha gieo trồng, bình quân 8090 kg/ha (cho lúa là 150180 kg/ha), so với Hà
Lan 758kg/ha, Hàn Quốc 467kg/ha, Trung Quốc 390kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng
này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng
không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp: Bón phân không cân đối, nặng về
sử dụng phận đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón NPK,
hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường
không đảm bảo chất lượng đăng kí, nhẵn mác, bao bì nhái, đóng gói không đúng
khối lượng đang là áp lực chính cho nông dân và môi trường đất. [9]
 Ngoài ra miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập tục sử dụng phân Bắc, phân chuồng
tươi vào canh tác. ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tươi được coi là thức
ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng sức khoẻ con người.
 Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc
diệt chuột; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc với mọi sinh vậ; tồn dư
lâu dài trong môi trường đất, nước gây ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt,
nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất và môi
trường nước.
 Hiện nay nước ta chưa sản xuất được thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để gia
công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại
các nhà máy trong nước.
14

Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 1040% sản
lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần . Chính vì vậy,
lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô
nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất nước, nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào
cơ thể con người và tích tụ lâu dài gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di
truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật cao hơn người lớn gấp 10 lần.
Đặc biệt thuốc BVTV làm cho trẻ em thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm

chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.
Điều đáng quan tâm là tình trạng ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc,
trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có nhiều hướng gia tăng không chỉ
riêng ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguồn gốc từ
nông thôn.
Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập
và gặp nhiều khó khăn. Hàng năm có khoảng 10% Số lượng thuốc được nhập lậu.
Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo mà vẫn lưu hành trên
thị trường. Thứ hai là việc sử dụng còn tuỳ tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ
thuật theo nhãn mác không dảm bảo thời gian cách li của từng loại thuốc. Thứ ba là
do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho cũ, hết niên hạn sử dụng còn
nằm dải rác tại các tỉnh thành trên cả nứơc. Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi
trường, Bộ Tư lệnh Hoá học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn
đọng có nhiều chất nằm trong số 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phá huỷ. Và cuối cùng
là việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tuỳ tiện, không có nơi bảo quản riêng, nhiều
hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp, trong chuồng nuôi gia súc.[9]
Theo Phạm Ngọc Quế (2003)[11] hiện tại số hộ ở nước ta chăn nuôi gia súc
gia cầm là rất phát triển nhưng phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả rông, làm
chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lý hoặc dọn rửa
chuồng xả bừa bãi vào các nguồn nước…) đã làm cho môi trường nông thôn ngày
càng ô nhiễm. Ngoài lượng phân, còn có nước tiểu, thức ăn thừa cũng chiếm một
khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải do chăn nuôi đưa đến. Rõ ràng nếu lượng
15

phân này không được xử lý tốt chắc chắn sẽ tạo ra một sự ô nhiễm đáng kể đối với
vệ sinh môi trường.
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn
từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 1450 làng
nghề, phân bố trên 58 tỉnh thànhvà đông đúc nhất ở đồng băng Sông Hồng, vốn là
cái nuôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 làng nghề các loại tập trung

chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Thái Bình, Bắc Ninh…Trong
đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản
xuất lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề
môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ
của người dân làng nghề.[9]
- Ô nhiễm không khí: Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than.
Do đó lượng bụi và các lượng khí CO, CO
2
, SO
2
và NO
x
thải ra trong quá trình sản
xuất trong làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch
đỏ ( Khai Tái – Hà Tây), vôi (Xuân Quan Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng
6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi như CO, CO
2
, SO
2
,
NO
x
và nhiều loại thải khác gây nguy hại tới sức khoẻ của người dân trong khu vực
và làm ảnh hưởng hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình,
Bắc Ninh, Hưng Yên…[9]
- Ô nhiễm môi trường đất: chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim
loại. Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở làng nghề
tái chế thuộc xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm Hưng Yên cho thấy hàm lượng Cu
2+

đạt
từ 43,68 69,68 pp. Hàm lượng các kim loại nặng cũng rất cao, vượt nhiều lần so
với tiêu chuẩn cho phép.[9]
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày thải ra 0,4
0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu
gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các
huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập
16

trung để phân huỷ tự nhiên và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi
trường. [9]
Bảng 2.2: Tình trạng phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn

Tổng lượng phát sinh chất thảisinh hoạt
(tấn/ năm)
12.800.000 6.400.000 6.400.000
Chất thải nguy hại từ nông nghiệp
(tấn/năm)
128.400 125.000 2.400
Chất thải nguy hại từ công nghiệp
(tấn/năm)
2.510.000 1.740.000 770.000
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm) 21.000  
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)  71 20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình
theo đầu người (kg/người/ngày)
 0,8 0,3
(Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011)[12]
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn là do

tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán. sự phối hợp các Bộ ngành
chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các
thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình vệ sinh mà vẫn
áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế vẫn còn thiếu các
quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi
trường. Đa số hộ chưa có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhất là vùng bị ngập lụt,
vùng ven biển nơi có mật độ ngư dân cao [9].
Hiện trạng về VSMT nông thôn vấn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất lượng của
chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu dưới mặt đất
hàng choc, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và
do những chất thải sinh hổặt các khu vực phân bố dân cư.
* Các vấn đề môi trường nông thôn miền núi [9]

×