Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.53 KB, 90 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH



SỰ NGHIỆP BÁO CHÍ HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945





LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC









Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH



SỰ NGHIỆP BÁO CHÍ HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Quang Hưng






Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Đỗ Quang Hưng. Các số liệu
và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên
cứu của mình.

Học viên


Nguyễn Thị Hoàng Oanh


2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Cơ sở nghiên cứu và nguồn tài liệu 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Đóng góp của luận văn 8
8. Kết cấu của luận văn 8
Chương 1: VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC -
HỒ CHÍ MINH TRƯỚC NĂM 1945 9
1.1. Vài nét về bối cảnh nước ta thời Pháp thuộc 9
1.1.1. Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945 9

1.1.2. Thời đại và những vấn đề đặt ra liên quan đến báo chí cách mạng ở
Việt Nam 12
1.2. Khái quát những hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh từ 1919 - 1945 16
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò vị trí, chức năng nhiệm vụ của
báo chí trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam 29
1.3.1. Vai trò vị trí của báo chí 29
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của báo chí 33
Chương 2: BÁO CHÍ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH VỚI
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945 41
2.1. Nội dung tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng
dân tộc trước năm 1945 41
2.1.1. Vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân 42
2.1.2. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam 50
2.1.3. Cổ động, tổ chức quần chúng đấu tranh 56

3
2.2. Những tác động của báo chí Hồ Chí Minh đến cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam trước năm 1945 60
2.2.1. Thức tỉnh lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc xâm lược 60
2.2.2. Báo chí là vũ khí tư tưởng, lý luận Soi đường chỉ lối cho phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc 63
2.2.3. Đoàn kết, giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng 70
2.3. Đánh giá về vai trò, vị trí của sự nghiệp báo chí Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh đối với vấn đề giải phóng dân tộc Việt Nam trước năm 1945 73
2.3.1. Người sáng lập và vun đắp hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam 74
2.3.2. Báo chí góp phần xây dựng cơ sở khoa học hình thành đường lối
cách mạng Việt Nam 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
















1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển của lịch sử loài người, báo chí luôn chiếm một vị
trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, là một thứ vũ khí sắc
bén trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, báo chí
luôn được xem là một công cụ chính trị hữu hiệu của cuộc đấu tranh giành
quyền lực và bảo vệ quyền lực. Hiện nay, nó được xem như là một thứ
“quyền lực thứ tư”. Cũng giống như rất nhiều những vị lãnh tụ, các nhà tư
tưởng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cách mạng của
mình bằng những hoạt động hết sức sôi nổi trên lĩnh vực báo chí. Người là
người Việt Nam đầu tiên sử dụng báo chí như một thứ vũ khí chiến đấu hết
sức mầu nhiệm trong suốt lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, là người khai
sáng dòng báo chí cách mạng Việt Nam và giương cao ngọn cờ chiến đấu của

báo chí cách mạng chống mọi kẻ thù của dân tộc và giai cấp. Trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của mình, bằng tài năng và trí tuệ, Người đã có
những cống hiến lớn nhất đối với báo chí cách mạng Việt Nam từ năm 1919
đến khi Người qua đời. Với một khối lượng rất lớn những tác phẩm báo chí
khoảng trên 2000 bài báo, đây là một di sản vô cùng quý báu cho dân tộc Việt
Nam và nhân dân thế giới trên nhiều phương diện: chính trị, văn hóa, lịch sử,
tư tưởng, phong cách báo chí… Trong đó có những tác phẩm mở đường cho
một hướng đi, có những tác phẩm mãi vẫn là giá trị mẫu mực, là cái đích để
noi theo, để đạt tới.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định dấu ấn nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh luôn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Báo chí đối với Người là một phương
tiện được sử dụng trong đấu tranh chính trị phục vụ cho mục tiêu cách mạng

2
đã xác định đó là “độc lập cho tổ quốc, tự do cho đồng bào”. Điều này được
khẳng định tại Đại hội lần thứ 2 Hội nhà báo Việt Nam, ngày 6 tháng 4 năm
1959, Người nói: “Về nội dung viết mà các cô chú gọi là “đề tài”, thì tất cả
những bài Bác viết chỉ có một “đề tài” là chống thực dân đế quốc, chống
phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó”. Một câu nói giản dị, đầy
tình cảm mà chứa đựng những nội dung tư tưởng vô cùng to lớn trong việc
định hướng mục tiêu, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với tất cả những ai
đang đảm nhiệm trọng trách là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa - tư
tưởng, lấy cây bút và trang giấy làm vũ khí chiến đấu.
Như vậy, có thể thấy rằng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng vĩ đại của
Hồ Chí Minh, sự nghiệp báo chí là một bộ phận không thể thiếu, không thể
tách rời. Khối lượng khổng lồ các bài báo, tạp chí của Người đăng trên báo
chí ở nước ta, báo chí của các đảng anh em, của Quốc tế cộng sản và phong
trào cộng sản quốc tế sẽ giúp cho chúng ta hiểu sâu quy luật của cách mạng

Việt Nam và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, biết rõ chặng đường phát triển
của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ quốc tế của cách mạng Việt Nam với cách
mạng thế giới.
Ở góc độ chính trị học, báo chí truyền thông luôn được coi là “quyền
lực thứ tư”. Với những nhà cách mạng chuyên nghiệp như Nguyễn Ái Quốc,
vốn kế thừa tư tưởng tưởng của Lênin “báo chí cách mạng không chỉ là người
tuyên truyền và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”, thì điều đó
càng quan trọng. Nói cách khác nghiên cứu hoạt động báo chí của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh cũng chính là một cách tiếp cận cần thiết khi nghiên cứu
lịch sử tư tưởng chính trị của Người.
Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng vĩ đại đó, giai đoạn trước cách
mạng Tháng 8 năm 1945 là khoảng thời gian Hồ Chí Minh chủ yếu sống, hoạt

3
động ở nước ngoài, đây cũng là khoảng thời gian có lúc Người để phần lớn
tâm trí, thời gian vào hoạt động báo chí. Trong đó, những nội dung phản ánh
trên hoạt động báo chí thể hiện rõ nét bước chuyển biến trong lập trường, tư
tưởng chính trị, đặc biệt hình thành những nội dung rất cơ bản về con đường
cách mạng Việt Nam, có những hoạt động tạo ra bước ngoặt lớn đối với lịch
sử cách mạng nước nhà. Nhưng để nghiên cứu hoạt động báo chí Hồ Chí
Minh ở giai đoạn này thật không đơn giản vì đây là khoảng thời gian Người
hoạt động ở nhiều nơi, có lúc công khai, có lúc bí mật và để tránh sự săn lùng
của một mạng lưới mật thám dày đặc Người đã sử dụng rất nhiều bút danh,
tên gọi khác nhau. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu hoạt động báo chí của
Hồ Chí Minh giai đoạn này không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu cuộc
đời, tư tưởng, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, mà còn thấy được
những vấn đề cơ bản mang tính quy luật của cách mạng Việt Nam, thấy được
vai trò to lớn của báo chí Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc đồng thời định hướng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại.
Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh, người nghiên cứu mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Sự nghiệp
báo chí Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng dân tộc Việt Nam trước năm
1945” góp phần thực hiện mục tiêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Như đã trình bày, sự nghiệp báo chí gắn liền với sự nghiệp cách mạng
của Hồ Chí Minh, Người làm báo, viết báo là nhằm phục vụ cho hoạt động
cách mạng, hai sự nghiệp đó dường như là một khó có thể tách rời ra được.
Khi tiếp một đoàn nhà văn Liên Xô năm 1957 Người đã bộc bạch: “Tôi là cây
bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi là nhà tuyên truyền tôi cũng không tranh
cãi, nhà cách mạng chuyên nghiệp là đúng nhất”. Như vậy, trong công cuộc
nghiên cứu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí

4
Minh thì không thể không nghiên cứu sự nghiệp báo chí cách mạng của
Người. Đây chính là một chủ đề lớn đã được rất nhiều sự quan tâm của những
học giả, những chuyên gia, những nhà nghiên cứu đưa ra luận giải, tiếp cận ở
nhiều góc độ khác nhau.
Trước hết là những công trình nghiên cứu có liên quan đến báo chí và
báo chí cách mạng.
+ Vũ Duy Thông (2004), Mác - Ăngghen - Lênin - Hồ Chí Minh bàn về
báo chí xuất bản, Nxb. Chính trị Quốc gia; Hà Minh Đức (2010), C. Mác,
Ănghen, V.I.Lênin với báo chí, Nxb. Chính trị Quốc gia. Các tác giả đã tập
hợp tài liệu về tư tưởng của các lãnh tụ cộng sản đồng thời là những nhà báo
lỗi lạc. Mặc dù ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có khác nhau nhưng các vị lãnh
tụ của phong trào cộng sản đã đưa ra những vấn đề cơ bản để nâng cao tính
hấp dẫn của báo chí.
+ Liên quan đến lịch sử báo chí cách mạng có những công trình: Đào
Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông, Tổng quan lịch sử báo chí cách
mạng Việt Nam (1925 - 2010), Nxb. Chính trị Quốc gia; Nguyễn Thành, Báo
chí cách mạng Việt Nam 1925 - 1945, Nxb. Khoa học Xã hội; Hồng Chương

(1985), 120 năm báo chí Việt Nam, Nxb. TP Hồ Chí Minh, đã tổng kết lại quá
trình hình thành và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử, qua đó khẳng định những đóng góp, những giá trị to lớn của nền
báo chí cách mạng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong
công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Những công trình nghiên cứu về báo chí cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh:
+ Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Văn Khoan (2011), Dấu ấn nhà báo
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb.

5
Thông tin và Truyền thông. Tác phẩm đã lựa chọn một số bài báo tiêu biểu
của Nguyễn Ái Quốc theo dòng lịch sử để minh chứng cho vai trò của nhà
báo Nguyễn Ái Quốc trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, đồng
thời tác phẩm còn công bố 12 bài đánh giá của các nhà khoa học nghiên cứu
về bài báo Nguyễn Ái Quốc.
+ Nguyễn Thành (2005), Sự nghiệp báo chí của Hồ Chí Minh, Nxb. Lý
luận chính trị. Tác phẩm đã cung cấp những tư liệu quí về Chủ tịch Hồ Chí
Minh như một nhà báo, một chiến sĩ cách mạng trên mặt trận báo chí, những
quan điểm của Người về nguyên tắc của nghề làm báo, trách nhiệm và đạo
đức của người làm báo, cũng từ đó tác giả đã phác họa lên phong cách báo chí
Hồ Chí Minh.
+ Hai cuốn sách của GS Hà Minh Đức: Sự nghiệp báo chí và văn học
của Hồ Chí Minh, Nxb. Giáo dục; Báo chí Hồ Chí Minh chuyên luận và tuyển
chọn (2005), Nxb. Chính trị Quốc gia. Tác giả đã công phu, tập trung phân
tích sâu sắc đến những nội dung cơ bản và phong cách, ngôn ngữ điêu luyện
phong phú trong sự nghiệp báo chí, văn học của Hồ Chí Minh. Đây là nguồn
tài liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu và tìm hiểu giá trị báo chí và
văn học của Hồ Chí Minh thông qua những chuyên luận và những tác phẩm
chọn lọc.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí xuất bản (2010), Nxb. Chính trị
Quốc gia; Tạ Ngọc Tấn (2003), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí,
Nxb. Chính trị Quốc gia. Cao Ngọc Thắng (2005), Hồ Chí Minh - nhà báo
cách mạng, NXB Thanh niên. Là những công trình nghiên cứu có hệ thống về
những tư tưởng, quan điểm, phong cách Hồ Chí Minh về báo chí.
+ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng trong phát
triển báo chí ở nước ta hiện nay, Nguyễn Huy Ngọc, Tạp chí Lý luận chính trị

6
- số 10/2012 cho thấy sự cần thiết phải nâng cao việc giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh về báo chí cách mạng trong sự phát triển của báo chí cách mạng
Việt Nam thời kỳ hội nhập.
+ Hồ Chí Minh quan điểm: “Nhà báo - nhân chứng tin cậy của lịch
sử”, Đỗ Chí Nghĩa, Tạp chí. Nghiên cứu Trao đổi, số 2/ 2002.
+ Mấy quan điểm của bác Hồ về công tác báo chí, Hoàng Tùng, Tạp
chí. Nghiên cứu Trao đổi, số 2/ 2002. Nêu một hệ thống những quan điểm về
nguyên tắc và phong cách của bác Hồ về báo chí cách mạng Việt Nam.

Nhìn chung các công trính nghiên cứu, các bài viết được thể hiện dưới
nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đó cho thấy vấn đề báo chí cách mạng Hồ
Chí Minh được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn chưa
có một công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể vấn đề: Sự nghiệp báo chí Hồ
Chí Minh với vấn đề giải phóng dân tộc trước năm 1945. Vì vậy, trên cơ sở
kế thừa những thành quả, những tư liệu quý báu của các công trình nghiên
cứu, đề tài này sẽ góp phần vào việc đi sâu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và báo chí Hồ Chí Minh nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu Hồ Chí Minh với tư cách là một nhân vật chính trị, một nhà
hoạt động cách mạng chuyên nghiệp và hoạt động báo chí là một biểu hiện

của hoạt động chính trị được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sử dụng như
một phương tiện, một thứ vũ khí hữu hiệu nhằm thực hiện mục tiêu cách
mạng đã đặt ra. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu hoạt động báo chí của
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giai đoạn trước năm 1945 không chỉ nhằm

7
làm rõ vai trò và tác động to lớn của báo chí trong đấu tranh giải phóng dân
tộc mà còn thấy được những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét thông qua nội dung những
văn phẩm báo chí của mình.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, trên cơ sở nghiên cứu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh trên lĩnh vực báo chí giai đoạn trước năm 1945, làm rõ
thêm vấn đề giải phóng dân tộc có vị trí như thế nào trong tư tưởng chính trị
của Người.
Hai là, chỉ rõ vai trò, những đóng góp to lớn của hoạt động báo chí Hồ
Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước năm 1945.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những văn phẩm báo chí để
chứng minh những hoạt động cũng như những tư tưởng của nhà cách mạng
chuyên nghiệp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: hoạt động báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
qua các thời kỳ ở Pháp, ở Liên Xô, ở Trung Quốc và thời kỳ về nước.
Về mặt thời gian: Từ năm 1919 đền trước cách mạng Tháng 8 năm
1945. Trước năm 1945 Hồ Chí Minh đã có rất nhiều bí danh khi hoạt động
báo chí. Luận văn này chủ yếu khảo sát bút danh Nguyễn Ái Quốc và sau năm
1942 - Hồ Chí Minh.


8
5. Cơ sở nghiên cứu và nguồn tài liệu
Cơ sở nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và báo chí cách mạng, đồng thời
kế thừa những kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu về báo chí cách
mạng Việt Nam và báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.
Nguồn tài liệu:
Bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2010.
Các công trình khoa học nghiên cứu báo chí và báo chí cách mạng Hồ
Chí Minh trên các sách, báo, tạp chí…
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: nhân vật chính trị, văn hóa chính trị, tư tưởng chính
trị của Chính trị học.
Phương pháp cụ thể: Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống -
cấu trúc, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích - tổng
hợp, so sánh - đối chiếu…
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần đi sâu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ
Chí Minh thông qua việc nghiên cứu sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh trước
năm 1945. Đồng thời thấy được vai trò to lớn của báo chí cách mạng cũng
như những tư tưởng của Người về báo chí cách mạng trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc ta trước năm 1945.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 2 chương, 6 tiết.

9

Chương 1: VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH TRƯỚC NĂM 1945

1.1. Vài nét về bối cảnh nước ta thời Pháp thuộc
1.1.1. Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm
1945
Bước sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác
thuộc địa nhằm bù đắp cho những tổn thất sau chiến tranh thế giới thứ II.
Đông Dương chính là trọng điểm khai thác của đế quốc Pháp, vì đây là nơi
“nhìn về các phương diện là quan trọng nhất, phát triển nhất và thịnh vượng
nhất trong các thuộc địa của chúng ta”. Để đáp ứng được đòi hỏi của việc khai
thác tài nguyên nước ta, chúng đã ban hành hàng loạt các văn bản cho phép
người Pháp ở thuộc địa và người bản xứ được Pháp cho vay tiền để phục vụ
cho việc khai thác tài nguyên nằm bên ngoài nước Pháp. Cùng với việc độc
quyền bán hàng hóa vào Đông Dương với giá cao, chuyển nguyên liệu từ bên
ngoài vào với giá khai thác, rẻ mạt góp phần bần cùng hóa người dân Việt
Nam. Một trong những chính sách tàn bạo nhất mà thực dân Pháp áp dụng ở
Việt Nam là hệ thống sưu thuế nặng nề với hàng trăm thứ thuế vô lý làm cho
đời sống nhân dân Việt Nam khốn đốn, cùng cực.
Về chính trị, đi đôi với chính sách về kinh tế mới, chủ nghĩa đế quốc
Pháp cũng đề ra những chủ trương mới. Đây là thời kỳ tiếp tục củng cố hệ
thống cai trị thông qua những tổ chức mới mang tính chất mị dân như thiết lập
Hội đồng hàng tỉnh; đổi tên các ủy ban tư vấn - hội đồng tư vấn thành các viện
dân biểu và Hội đồng thuộc địa ra đời dưới hình thức bầu cử thay thế cho chỉ
định mang màu sắc dân chủ giả hiệu. Bên cạnh đó chúng thi hành một nền
chính trị thâm độc khủng bố, ngăn chặn, kiểm soát gắt gao mọi sự liên lạc giữa
những người yêu nước, giữa các tổ chức cách mạng Việt Nam với bên ngoài.

10
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trước Chiến tranh thế giới thứ

nhất, nay do chính sách mở rộng khai thác thuộc địa mà tăng lên nhanh chóng
về số lượng, tập trung đông ở các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền Đáng chủ ý là
sự xâm nhập của tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học vào công nhân, bắt đầu
là các tổ chức cách mạng tiền thân của đảng cộng sản - các Hội viên Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên đi “Vô sản hóa” và việc phổ biến các sách báo
cách mạng theo quan điểm mácxít - Lêninnít vào những người công nhân tiên
tiến, hướng đến những cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị ngày càng rõ
nét hơn, trong khi tầng lớp tư sản, tiểu tư sản ngày càng bộc lộ rõ tính chất cải
lương trong đường lối đấu tranh của họ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tình hình chính trị - xã hội Việt Nam. Pháp tăng cường khai thác, bóc lột
khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng suy sụp nhanh chóng, hàng vạn
công nhân, nông dân bị đẩy ra đường, rơi vào cảnh trắng tay. Cuộc khủng bố
đẫm máu của thực dân Pháp đối với người bản xứ trả đũa cho trùm mộ phu
Badanh, đã biến nước ta thành đảo lửa chính trị đốt cháy tất cả. Đây là cơ hội
thuận lợi để các đảng phái chính trị tập hợp lực lượng. Việc thống nhất các tổ
chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất là nhu cầu bức thiết của cách
mạng nước ta lúc bấy giờ.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt
có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Nhờ có một
Đảng triệt để cách mạng, có đường lối chính trị và tổ chức sáng suốt đã làm
cho phong trào đấu tranh cách mạng phát triển sôi nổi đỉnh cao nhất là phong
trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Pháp lo đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt
Nam Quốc dân Đảng chưa xong thì này lại hoảng sợ trước khí thế cách mạng
của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới ra đời, chúng ra sức
đàn áp điên cuồng, chúng vu cáo những người cộng sản trên báo chí, trước dư

11
luận mong làm cho quần chúng hiểu sai sự thật về lí tưởng cộng sản chủ nghĩa
và phẩm chất cao quý của người cộng sản. Sự khủng bố này đã khiến cho tổ

chức Đảng bị phá hoại nghiêm trọng, thực trạng tiêu điều về kinh tế kết hợp
với khủng hoảng chính trị làm cho xã hội Việt Nam càng biến động phức tạp.
Cách mạng đi vào thời kì thoái trào.
Bắt đầu từ những năm 1933 trở đi, trước nguy cơ chủ nghĩa Phát xít đe
dọa nền hòa bình và an ninh thế giới, cách mạng Việt Nam cũng có sự chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược. Taị Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
họp vào tháng 7 năm 1936 vạch ra chiến lược mới cho cách mạng nước ta là
tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp”, “tịch thu ruộng đất của địa chủ
chia cho dân cày” mà đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống
chiến tranh thế giới, đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Dưới sự chỉ đạo của
Trung ương Đảng đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã tập hợp đông đảo
các tầng lớp nhân dân đấu tranh trong các mặt trận, tiêu biểu nhất là Mặt trận
nhân dân phản đế Đông Dương, sau đó gọi là Mặt trận dân chủ thống nhất
Đông Dương. Tranh thủ tình hình này, bên cạnh hình thức đấu tranh nghị
trường, các sách báo xuất bản công khai hợp pháp cũng được triệt để sử dụng
để tố cáo, lên án những chính sách phản động của nhà cầm quyền thực dân,
vạch mặt bọn tờrốtkít
Ngày 9/3/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tại Pháp, phái tả
bị lật đổ, phe cực hữu lên cầm quyền đã lợi dụng tình hình chiến tranh, ra sức
bóp nghẹt các phong trào dân chủ trong nước và các thuộc địa. Đảng Cộng
sản và các tổ chức cách mạng tiến bộ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Trước
tình hình này, ngày 6 - 11 - 1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 6 họp tại Bà Điểm - Hóc Môn vạch ra sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược cách mạng Việt Nam. Để tập trung lực lượng một cách rộng rãi, toàn
diện, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông

12
Dương. Phương pháp đấu tranh cách mạng rút vào hoạt động bí mật, lấy việc
đánh đổ chính quyền đế quốc tay sai làm mục tiêu hàng đầu.
Tháng 9 năm 1940 Nhật nhảy vào Đông Dương cấu kết với Pháp ra sức

bóc lột nhân dân ta. để đối phó kịp thời với tình hình, Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương họp ngày 6 đến ngày 9/11/1940 tại làng Đình Bảng (Bắc
Ninh) đã xác định kẻ thù của dân tộc là Pháp và Nhật, đổi tên Mặt trận thống
nhất dân tộc phản đế Đông Dương thành Mặt trận dân tộc thống nhất chống
phát xít Pháp - Nhật. Ngày 6/2/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh
đạo cách mạng nước ta. Ngày 10/5/1941 Người triệu tập và chủ trì Hội nghị
lần thứ 8 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Pác Bó (Cao
Bằng). Hội nghị đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, đã nhất trí thành lập
Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh, chính thức ra mắt vào ngày
19/5/1941. Lực lượng cách mạng lúc này là các hội cứu quốc bao gồm các
thành phần: công nhân, nông dân, giới trí thức - văn nghệ sĩ, thanh niên, phụ
nữ, thiếu niên, nhi đồng Phương pháp đấu tranh cách mạng là vũ trang cách
mạng để đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, lập nên nước dân
chủ cộng hòa.
1.1.2. Thời đại và những vấn đề đặt ra liên quan đến báo chí cách
mạng ở Việt Nam
Pháp là một quốc gia có nền báo chí phát triển vào loại sớm nhất thế
giới. Vì thế, họ hiểu rất rõ sức mạnh của báo chí đối với việc cai trị thuộc địa.
Khi vừa chiếm được Nam Bộ chúng đã cho lập xưởng in, ra báo và thiết lập
định chế đối với báo chí. Trong vài thập niên cuối thế kỷ XIX, Nam kỳ được
hưởng ưu đãi theo các điều khoản của Luât tự do báo chí ngày 29 - 9 - 1881.
Theo đó, mọi người dân bất kể là người Việt Nam hay người Pháp đều có
quyền ra báo. Sau này do một vài tờ báo đăng bài có tính chất chống đối nhà

13
cầm quyền thực dân nên chính phủ Pháp không chỉ rút giấy phép của tờ báo
này mà còn ban hành sắc lệnh ngày 30 - 12 - 1898 quy định mọi tờ báo (trừ
báo tiếng Pháp) đều phải có giấy phép do người Pháp đứng tên, bước đầu thắt
chặt quyền tự do ngôn luận nhằm ngăn chặn những tư tưởng tiến bộ tuyên
truyền trong các thuộc địa.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, báo chí Việt Nam tuy vẫn còn ít về số
lượng nhưng đã bắt đầu có tiếng nói riêng. Việc hô hào dân chúng học chữ
quốc ngữ, sưu tầm và cho in lại văn chương dân gian, cổ xúy cho những giá
trị văn hóa, truyền thống dân tộc bắt đầu xuất hiện và ngày càng diễn ra mạnh
mẽ trên báo. Thỉnh thoảng trên các mặt báo cũng xuất hiện một số bài đề cao
tính tự tôn dân tộc, giữ gìn vốn văn học cổ của ông cha, hô hào thực nghiệp,
bài trừ hủ tục Một số những cây bút nổi tiếng lúc bấy giờ như Trương Vĩnh
Ký, Huỳnh Tịnh Của, Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An
Khương, Trương Duy Toản, Hồ Tá Bang, Lương Khắc Ninh, Phan Kế Bính,
Nguyễn Văn Vĩnh, v.v những nội dung trên các báo chủ yếu mang ý nghĩa
khảo cứu, chưa lộ rõ tư tưởng yêu nước, chưa có mối liên hệ chặt chẽ với các
phong trào đấu tranh cách mạng. Nói cách khác, các nhà nho yêu nước, vì tư
tưởng bài Tây còn nặng nề, đã không ý thức sử dụng báo chí làm vũ khí để
đấu tranh. Các bài viết của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh chủ yếu đăng trên
báo chí nước ngoài, báo việt ngữ trích đăng lại cũng không có nhiều. Hơn
nữa, từ năm 1918 trở về trước, tất cả mọi tờ báo (kể cả tiếng Việt) đều nằm,
trong tay người Pháp, nên các nhà yêu nước Việt Nam dù muốn cũng không
có điều kiện quảng bá tư tưởng của mình thông qua báo chí.
Tháng 6 năm 1921, tại Pari, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ yêu
nước ở các thuộc địa sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ra báo Le Paria (Người
cùng khổ) (ra số 1, ngày 1 - 4 - 1922) làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền tư
tưởng cách mạng vào trong dân chúng. Qua nhiều con đường khác nhau, Le

14
Paria đã len lỏi khá sâu vào đời sống chính trị Việt Nam, thắp lên ngọn lửa
yêu nước trong dân chúng. Trên cơ sở này, hàng loạt các đảng phái chính trị
đã ra đời ở trong nước như Lập Hiến (1923), Thanh niên (1924), Phục Việt
(1925), An Nam độc lập (1926). Các đảng phái này đều bắt đầu sử dụng báo
chí để tuyên truyền, tập hợp lực lượng. Tiêu biểu như các tờ Diễn đàn bản xứ
(Lập Hiến), Đông Pháp thời báo (Thanh niên) Đặc biệt hai tờ báo La cloche

fêlé sau đổi tên là An Nam do Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường chủ xướng.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu - Trung Quốc, tập hợp
những thanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã thành lập Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên (số 1 ra ngày 21 - 6 - 1925)
làm cơ quan ngôn luận. Đây được coi là tờ báo cách mạng đầu tiên của một tổ
chức cách mạng Việt Nam, mở đầu cho dòng báo chí cách mạng nước ta.
Kể từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam rất coi trọng và sử dụng hiệu
quả của báo chí trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối
đấu tranh của Đảng. Tạp chí Đỏ ra số đầu tiên và sau đó 10 ngày (15 - 8 -
1930) báo Tranh đấu lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng khơi nguồn cho
sự ra đời của dòng báo Đảng. Sau sự thất bại của phong trào Xô Viết - Nghệ
Tĩnh (1930 - 1931) phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống, để tránh
những tổn thất báo chí của Trung ương phải tự giải tán. Đây là dịp để hệ
thống báo Đảng tại các địa phương đẩy mạnh hoạt động. Nhiều đảng viên
cộng sản trong quá trình bị giam giữ đã tìm cách ra báo trong tù. Các tờ tiêu
biểu như Lao tù tạp chí, Con đường chính, Người tù đỏ đã có công rất lớn
trong việc giác ngộ nhiều người có xu hướng chính trị khác nhau đi theo con
đường của chủ nghĩa cộng sản.
Ngày 1-1-1935, toàn quyền Rôbanh đã ký sắc lệnh hủy bỏ chế độ kiểm
duyệt báo chí, công nhận tính hợp pháp của người Việt Nam khi xin phép ra

15
báo. Đây cũng là lúc Đảng phát động chiến dịch báo chí đấu tranh vì dân sinh,
dân chủ. Kể từ thời điểm này cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
(1939), báo chí cách mạng lần đầu tiên đi từ bí mật ra công khai và bán công
khai với các tờ tiêu biểu như Le Travail (lao động), Rassemblement (Tập
hợp), Notre Voix (Tiếng nói chúng ta), Tin tức, Đời nay, Người mới, Nhành
lúa, Dân, L’ Avant Garde (Tiền Phong), Le Peuple (Nhân dân), Đông
phương, Dân chúng, Phổ thông, v.v
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội đồng Bộ trưởng Pháp ban bố

sắc lệnh ngày 26-9-1939 đặt Đảng cộng sản và những đảng phái theo khuynh
hướng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Một lần nữa báo chí của Đảng phải
rút vào hoạt động bí mật, Đảng không có tờ báo nào trên danh nghĩa Trung
ương trong khi báo địa phương từ cấp kì tới cấp huyện lại hoạt động sôi nối
dưới sự chỉ đạo chung. Khẩu hiệu chính của báo chí cách mạng thời kì này là
kêu gọi thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Bước sang năm 1941, các tổ chức cách mạng nước ta bắt đầu thiết lập
lại thế ổn định. Trên danh nghĩa tỉnh ủy Cao Bằng, đồng chí Nguyễn Ái
Quốc đứng ra tổ chức tờ Việt Nam Độc lập (số 1 ra ngày 1-8-1941) nhằm
kêu gọi nhân dân cả nước đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cuối
tháng 9 - 1941, Hội nghị Trung ương được triệu tập quyết định thành lập
mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh) ra tờ Cứu quốc làm cơ
quan ngôn luận chung. Do tình hình phải thống nhất trong chỉ đạo, định
hướng tuyên truyền, cuối năm 1942, Đảng quyết định ra tờ báo của Trung
ương lấy tên là Cờ giải phóng (số 1 ra ngày 10-10-1942). Cả ba tờ báo trên
đều đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, liên minh với kháng
chiến của ĐờGôn, chống kẻ thù chung là chủ nghĩa Phátxít. Báo chí cách
mạng thời kỳ này rất chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, ca ngợi
thành tựu cách mạng Tháng Mười Nga. Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến

16
tranh, Việt Nam độc lập, Cứu quốc, Cờ giải phóng đăng nhiều bài bàn về
phương thức tổ chức tổng khởi nghĩa.
Có thể nói, khoảng bốn mươi năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ lịch sử dân
tộc Việt Nam thực hiện những bước ngoặt với những biến cố và vận động
phức tạp. Hồ Chí Minh là nhân vật kiệt xuất, hàng đầu của thời cuộc ấy,
Người đã làm báo vì nhận thức rõ vai trò to lớn của báo chí như một thứ vũ
khí, phương tiện để làm cách mạng, giải phóng dân tộc, mang lại tự do cho
nhân dân và báo chí đã mang lại thành công trong sự nghiệp hoạt động cách
mạng của Người.

1.2. Khái quát những hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh từ 1919 -
1945
Khảo sát hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh giai đoạn 1919 - 1945 cần
xem xét một số tiêu chí sau. Như chúng ta đã biết, hoạt động báo chí gắn liền
với hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã
được thể hiện một phần lớn trong các tác phẩm báo chí của Người. Tuy
nhiên, nếu như quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh được
hầu hết các nhà nghiên cứu phân chia làm 5 giai đoạn (giai đoạn trước năm
1911, giai đoạn 1911 - 1920, giai đoạn 1921 - 1930, giai đoạn 1930 - 1945 và
giai đoạn 1945 - 1969), thì quá trình hoạt động báo chí của Người lại không
thể phân chia một cách rạch ròi như vậy. Bởi, năm 1919 mới là năm Hồ Chí
Minh tập viết những bài báo đầu tiên, mốc thời gian năm 1930 có thể nói với
sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, đó là một sự kiện trọng đại với giai
cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, nhưng đối với hoạt động báo chí
Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Người về báo chí, đây lại không phải
là một mốc có ý nghĩa quan trọng. Còn nếu nghiên cứu hoạt động báo chí Hồ
Chí Minh giai đoạn 1919 - 1945 theo một số cách phân chia hoạt động báo chi

17
của Người qua các chặng: Chặng thứ nhất từ năm 1919 đến năm 1924 chặng
thứ hai từ 1924 - 1945, chặng thứ ba từ 1945 đến 1969. Nếu dựa theo cách
phân chia như vậy thì có yếu tố không hợp lý vì: lấy năm 1924 làm mốc lịch
sử kết thúc chặng thứ nhất, mở đầu chặng thứ hai là không có ý nghĩa gì hết.
Năm 1925 Hồ Chí Minh sáng lập tờ báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của
tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đồng thời là mốc lịch sử ra đời
dòng báo chí cách mạng của dân tộc nhưng đó là xét về đối tượng người đọc
là người Việt Nam, còn xét về mặt quốc tế thì đối tượng bị cắt lại không hợp
lý. Báo Le Paria, đối tượng là các dân tộc thộc địa có bài viết của Bác suốt từ
năm 1922 đến năm 1926. Tập san Inprekorr của Quốc tế Cộng sản, đối tượng
là phong trào cộng sản quốc tế, có bài viết của Người từ tháng 3 năm 1924 trở

đi, v.v

[46, tr. 42]. Để khảo sát hoạt động báo chí Hồ Chí Minh giai đoạn 1919
- 1945, theo cách phân chia của nhà nghiên cứu Nguyễn Thành, lấy đối tượng
phục vụ làm trung tâm. Có thể khái quát hoạt động báo chí Hồ Chí Minh giai
đoạn này như sau:
- Nguyễn Ái Quốc với báo chí của phong trào công nhân và cộng
sản pháp
Sau khi đi qua nhiều nước, năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp,
sinh sống và hoạt động tại thủ đô Pari trong thời kỳ thế giới có nhiều biến
động chính trị hết sức to lớn.
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi mở ra một thời đại mới trong
lịch sử loài người, đã soi sáng con đường cho nhân dân lao động các nước và
các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức,
bóc lột, bất công, củng cố lòng tin vào tiền đồ của cách mạng thế giới.
Cuộc đấu tranh giữa xu hướng cách mạng với chủ nghĩa cải lương, chủ
nghĩa cơ hội trong Quốc tế Cộng sản gay gắt dẫn đến sự phân liệt trong các

18
đảng cộng sản và công nhân ở các nước theo xu hướng của Quốc tế thứ ba
hay vẫn theo Quốc tế thứ hai. Qua một quá trình đấu tranh phần đông đảng
viên Đảng Xã hội Pháp tán thành tham gia quốc tế thứ ba và thành lập Đảng
Cộng sản.
Sự kiện tháng 7 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité là dấu mốc
cực kỳ quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc, đánh
dấu sự chuyển biến căn bản về tư tưởng và chính trị của Người, từ người yêu
nước thuần túy phát triển thành người chiến sĩ của Quốc tế thứ ba, từ đảng
viên đảng xã hội trở thành đảng viên đảng cộng sản.
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã hiểu được vai

trò của báo chí là vũ khí chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân. Được những
người bạn, người đồng chí của mình G. Môngmútxô và G. Lôngghê giúp đỡ
Người đã tích cực học viết báo và làm báo.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc viết những bài báo đầu tiên: “Vấn đề dân
bản xứ”, “Đông Dương và Triều Tiên” và “Thư gửi ông Utrây”.
Nổi bật trong những bài viết này là tinh thần chống thực dân đế quốc,
hết sức căm thù chủ nghĩa thực dân Pháp, chống chủ nghĩa cải lương, chủ
nghĩa hòa bình và nhân đạo tư sản, muốn dùng biện pháp đâu tranh bạo lực.
Nhưng làm thế nào, đi theo hướng nào để đạt được những mục đích trước mắt
đó thì vẫn chưa được trình bày cụ thể.
Trong giai đoạn 1920 - 1924, Nguyễn Ái Quốc tập trung nhiều vào hoạt
động báo chí, khi Người nhận ra rằng, báo chí không chỉ là loại hình đấu
tranh kịp thời, chính diện nhất với kẻ thù mà còn là phương tiện nhanh chóng
nhất, hiệu quả nhất để giác ngộ, động viên, cổ vũ và tập hợp quần chúng.
Người tích cực viết báo, đặc biệt trong năm 1922, số bài báo chiếm đến một

19
nửa của tổng số bài năm năm gộp lại. Thậm chí, sau khi đi Liên Xô, Nguyễn
Ái Quốc vấn tiếp tục gửi bài cho các báo La Vie Ouvrière (Đời sống thợ
thuyền) , L’Humanité (Nhân đạo) (ít nhất 12 bài).
Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng báo chí của phong trào công nhân và cộng
sản Pháp như môt diễn đàn để lên án gay gắt chủ nghĩa thực dân, đả kích tên
vua bù nhìn Khải Định đại biểu cho chế độ phong kiến thối nát; đồng thời
phản chiếu sự cùng khổ của những dân tộc thuộc địa cũng như sức sống bất
diệt của họ; về phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Các bài báo này là những mũi tiến công của
Nguyễn Ái Quốc vào kẻ thù ngay tại xào huyệt của chúng. Bài của Nguyễn Ái
Quốc viết trên các báo của phong trào công nhân và cộng sản Pháp chính là
nguồn tư liệu cực kỳ phong phú góp phần hình thành cuốn Bản án chế độ thực
dân Pháp và những bài đăng trên báo Le Peria của Người.

Trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu sử dụng văn chính luận
với những luận điệu sắc sảo, những hình ảnh minh họa sinh động hấp dẫn,
được viết lên bằng tất cả tấm lòng yêu thương với những người dân đang bị
đọa đày ở các nước thuộc địa, sự căm thù sâu sắc đến tận xương máu đối với
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Viết bằng ngôn ngữ Pháp, ngay tại nước
Pháp, nước đang xâm chiếm dân tộc mình, sức nặng của những bài viết của
Người vì vậy mà càng được nâng lên.
Những bài văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo chí công
nhân và cộng sản Pháp thời kỳ này mở đường cho dòng văn học chính luận vô
sản ở Việt Nam, gắn với bước đường hoạt động chính trị của Người bắt đầu
chuyển sang con đường cách mạng vô sản.
Những bài văn nghệ thuật cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số
bài báo của Người. Những tác phẩm theo thể loại truyện và ký tiêu biểu như

20
“Pari”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Vi hành” v.v… tác giả đã thể hiện
trình độ điêu luyện của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ văn học Pháp, với
bút pháp đa dạng và linh hoạt , nhiều khi “chơi chữ” để châm biếm, diễu cợt
kẻ thù, để tố cáo trước dư luận công chúng. Có thể thấy rằng, trên diễn đàn
báo chí, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng văn học một cách đầy hiệu quả làm vũ
khí đấu tranh cách mạng.
Nguyễn Ái Quốc với báo Le Paria
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với những trí thức tiên tiến,
những người công sản là dân bản xứ đã quyết định thành lập Hội liên hiệp
thuộc địa nhằm lập ra một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc Pháp và
thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa. Hội quyết định
dùng báo chí và ngôn luận (tổ chức nói chuyện, mít tinh, thông qua các nghị
sĩ là người thuộc địa, đặt vấn đề thuộc địa trước nghị viện) để tranh thủ dư
luận đồng tình, ủng hộ những hoạt động của Hội và cuộc đấu tranh của nhân
dân các nước thuộc địa chống áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Và đó

cũng chính là lý do để tờ báo Le Paria, cơ quan ngôn luận của Hội ra đời.
Với 38 số báo, số đầu tiên ra đời 1 - 4 - 1922, số cuối cùng vào tháng 4
- 1926, báo đã nhiều lần thay đổi danh nghĩa của mình: từ số 1 đến số 20 báo
lấy danh nghĩa: “Diễn đàn của nhân dân các thuộc địa”. Sau đó đến “Diễn đàn
của giai cấp vô sản thuộc địa” (từ số 21 đến số 35; “Cơ quan của nhân dân bị
áp bức ở thuộc địa” (số 36 và 37, số kép); “Cơ quan của Hội liên hiệp thuộc
địa” (số 38). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thành, với tờ báo Le Paria,
Nguyễn Ái Quốc đã có hai thời kỳ quan hệ: thời kỳ thứ nhất, từ đầu cho đến
số 14, Người làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, làm cả việc phát hành và đi bán
báo. Thời kỳ thứ hai, Người rời Pháp đi Liên Xô, đến Trung Quốc nhưng từ
xa vẫn gửi bài về đăng báo và tiền ủng hộ báo.

×