I. Khái quát chung về họa tiết trên các văn bia qua các thời đại
1. Họa tiết trang trí qua các đời
Hoa văn trang trí trên các văn bia Việt Nam là một trong những nguồn sử
liệu vô cùng quý giá. Thông qua nghệ thuật trang trí, điêu khắc được thể hiện
trên bia sẽ thấy những đặc trưng của mỗi thời kỳ trong lịch sử.
Trong chiều dài lịch sử Việt Nam, họa tiết được trang trí trên trán bia và
diềm bia khá thống nhất, trong đó hoa văn xuất hiện với tần số lớn nhất đồng
thời cũng là biểu tượng chủ đạo trong nghệ thuật trang trí, điêu khắc Việt Nam
là hình tượng con rồng. Bên cạnh đó các loại hoa văn trang trí khác cũng được
thể hiện ở những mức độ khác nhau như: hoa cúc, hoa sen, hoa mẫu đơn…..
Dưới đây chúng ta sẽ điểm qua về các hoạ tiết, mô tip được trang trí trên
bia qua các thời kỳ trong lịch sử dân tộc:
Hoa văn trang trí trên văn bia thời Lý.
Rồng thời Lý là sự kết hợp hài hòa của cá sấu và rắn, có thân dài, uốn
lượn nhịp nhàng, biểu trưng cho một x• hội, với những chân tóc, chòm lông dài
và dày cùng viên ngọc ngậm trong miệng biểu tượng cho sự sang trọng và quý
phái, toàn thân toát lên vẻ mềm mại. Đây là một cách thể hiện mang tính chất
chính thống đối với các văn bia mà đặc biệt là các văn bia ghi chép những sự
kiện lịch sử khá quan trọng.
Cùng với nghệ thuật trang trí và thể hiện rồng, thì cỏ cây hoa lá cũng
được thể hiện vào trong đó. Nó cũng cho thấy một phần thiên nhiên của tgiai
goạn lịch sử và óc thẩm mỹ của người nghệ sĩ đương thời bao gồm: hoa sen, hoa
phù dung, hoa súng….
Thời Trần .
Rồng thời Trần là một bước phát triển tiếp theo của rồng thời Lý. Tuy
nhiên, rồng thời Trần uốn lượn có phần thoải mái hơn, thân hình mập mạp hơn,
biểu hiện cho sự phát triển năng động của thời đại. Ngoài ra cũng được trang trí
thêm các loại hoạ tiết khác ở một số bộ phận của bia như: hoa sen, hoa cúc, hoa
phù dung, nhưng có sự cách điệu cùng với các loại hoa dây khác.
Thời Lê.
1
Tiếp thu những truyền thống cũ, nghệ thuật trang trí trạm khắc vẫn giữ
được nhiều nét tiêu biểu nghệ thuật trạm khắc thời Lý-Trần.
Rồng thời Lê mang nét mới hơn so với rồng thời Lý-Trần, với móng quặp
và hình dáng (song, râu, mặt, mũi) dữ tợn, ta thấy x• hội Việt Nam bước sang
một giai đoạn khác hẳn-giai đoạn thâm nhập mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa
khi Nho giáo trở thành quốc giáo. Phong cách thể hiện thường là “lưỡng long
chầu nhật hay chầu nguyệt”.
Hoa lá trang trí thời kỳ này là hoa là gần gũi với dân gian và phong phú
hơn, nó mang đậm nét của một “bức tranh tứ bình”. Bao gồm hoa văn dây leo
uốn khúc, hoa sen, hoa cúc, hoa hình loa kèn như hoa rau muống, hoa có các lớp
cánh đùn lên như hoa phù dung, các loại hình có hình như cái nấm, bánh xe, như
đồng tiền, như con bướm,….trang trí đầy đặn, hoàn chỉnh, cân đối, rất trật tự
trên các diềm bia.
Rồng thời Mạc.
Rồng thời Mạc với cách uốn khúc tùy tiện, với hình dáng chắp vá cho ta
thấy một thời kỳ hỗn độn, phân biệt, trang chấp liên miên…
Rồng thời Nguyễn.
Rồng thời kỳ này hung dữ hơn, rồng ẩn trong mây, đuôi xoắn hình chôn
ốc, lanh, vuốt, song rõ ràng, biểu trưng cho Nho giáo trở lại thành quốc giáo.
2. Giá trị hội họa, nghệ thuật và điêu khắc
Hoa văn được trang trí trên các văn bia đều mang tính lịch sử, bên cạnh
đó cũng vô tình phản ánh sự thịnh vượng hay suy vong của mỗi triều đại Phong
kiến Việt Nam.
Thể hiện giá trị mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam gắn liền với dân tộc Việt
Nam, chứng minh rằng nước Việt Nam qua các thời đại có một nền kinh tế thịnh
vượng cùng nghệ thuật hội họa và điêu khắc đạt đến trình độ hoàn hảo.
Như chúng ta đều biết, đất nước ta còn có một hệ thống văn bia phong
phú gồm nhiều loại: văn bia tiến sĩ, văn bia ghi chép thơ văn, văn bia ghi chép
về chế độ ruộng đất… nhưng văn bia ghi chép liên quan đến hành chính, ruộng
đất và văn bia tiến sĩ chiếm số đông. Đa số các văn bia được trạm khắc các mô
2
tip hoa văn rất tỷ mỉ và tinh xảo thể hiện sự trang trọng và kỹ - mỹ thuật - dấu ấn
của thời đại đó. Trên các trán bia thường được trạm, khắc hình tượng “lưỡng
long chầu nguyệt” đây là mô tip tiêu biểu trong hệ thống văn bia Việt Nam.
Giá trị nghệ thuật của các văn bia Việt Nam gắn liền với tín ngưỡng dân
gian và cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân cùng với thiên nhiên
phong phú. ở đây hình tượng con rồng ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam
liên quan tới truyền thuyết “con rồng cháu tiên”, rồi gắn với hoạt động nông
nghiệp truyền thống: nông nghiệp lúa nước.
Như vậy bước đầu giới thiệu mô tả ta thấy văn bia là một nguồn sử liệu
vật thật có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, văn hoá, điêu khắc,
mỹ thuật….
II. Các nguồn sử liệu
1. Nguồn sử liệu trực tiếp
Hệ thống các văn bia hiện nay còn được lưu giữ thông qua đó ta có thể
tìm được niên đại chính xác, nguồn gốc của việc dựng bia cũng như phong cách
trang trí hoa văn của mỗi thời đại. Qua mỗi văn bia của mỗi thời toát nên được
những đặc trưng. Nhận thức một cách trực diện vấn đề ta cần quan tâm, sẽ đem
lại những thông tin có giá trị và độ tin cậy cao.
Thí dụ khi ta nghiên cứu hoa văn trên các văn bia thời Lý chúng ta lên
quan sát vào phần trán bia và diềm bia. Trên trán bia đa số có đôi rồng đang
chầu hai bên và ngậm ngọc với dáng vẻ uốn lượn mềm mại, thân nhỏ, không có
vảy thì ta có thể nhận biết đó chắc chắn là rồng thời Lý. Đi cùng với rồng còn có
các loại hoa văn khác như hoa cúc, hoa sen, hoa mẫu đơn thường được trang trí
ở diềm bia và một số chân tảng.
Văn bia là nguồn sử liệu xuất hiện sớm trong lịch sử dân tộc Việt Nam,
tuy nhiên vấn đề hiện nay các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa xác định thời
điểm xuất hiện việc tạo dựng văn bia là khi nào. Đây là một nguồn sử liệu quý
mà các triều đại Phong kiến Việt Nam để lại. Nó có nhiều giá trị trong nghiên
cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo…. sâu sắc.
3
Chúng ta có thể thấy rằng, ngày nay nguồn sử liệu bằng văn bia ở nước ta
còn khá nhiều. Tuy nhiên cũng có nhiều văn bia với những dữ kiện đáng chú ý,
có vai trò quan trọng vô tình hay cố ý đ• bị phá bỏ gây khó khăn cho việc nghiên
cứu, móc lối lịch sử. Bên cạnh đó, văn bia còn là nguồn tư liệu chính sử còn lại
khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Các sự kiện lịch sử có thể được ghi chép bởi
nhiều chất liệu khác nhau nhưng tính năng của những loại vật chất đó không bền
bằng chất liệu đá đặc biệt trong việc đối chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Chính vì vậy, đá được lựa chọn để dựng bia, ghi chép các sự kiện lịch sử qua
các triều Việt Nam đồng thời thể hiện những giá trị kỹ-mỹ thuật.
Tuy nhiên, bất kỳ nguồn sử liệu nào cũng có cái hạn chế của nó, nguồn sử
liệu này cho đến nay trải qua hàng chục thế kỷ nay (từ thời Lý- nay ) cụng khó
tránh khỏi sự huỷ hoại của thời gian, nhiều văn bia xuất hiện vết tích hư hại hoặc
bị nứt lẻ.
Mặc dù vậy, nhưng nó vẫn toát lên một kỹ thuật trạm khắc hội họa mang
tính truyền thống, đậm đà bản sắc của cư dân Việt Nam qua các triều đại. Chính
những nét trạm khắc hội họa tinh xảo của những nghệ nhân đ• đem lại cho lĩnh
vực mỹ thuật và hội họa hiện đại Việt Nam những vấn đề sâu sắc để nghiên cứu,
để lý giải.
2. Nguồn sử liệu vật thực
Là tất cả các di tích vật chất mà con người nhìn thấy trong môi trường
sống, môi trường tự nhiên. Nó biểu hiện đời sống vật chất của con người, thậm
chí còn là nguồn sử liệu rất có giá trị cho nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc.
Văn bia là một nguồn sử liệu vật thực đồng thời cũng phản ánh một nguồn
sử liệu khác được đi cùng với nó: khắc ch. Với nguồn sử liệu vật thực này ta tìm
hiểu hệ thống hoa văn và họa tiết trang trí trên các tấm bia qua các triều đại đ•
tồn tại và phát triển trong lịch sử phong kiến Việt Nam (từ nhà Lý đến nhà
Nguyễn). Trong đó hoa văn được nhắc đến trong hệ thống văn bia này là những
hoa văn xuất hiện với tần số cao trong, là nét chung của mối thời đại lịch sử Việt
Nam: hoa văn rồng, hoa lá, cỏ cây (cánh sen, mẫu đơn, phù dung….)
4
Nguồn sử liệu vật thực ở đây là những văn bia (bi ký) mà theo như chúng
ta biết rằng văn bia là những bài ký được khắc tên vào bia đá, những khối đá
lớn, có bề mặt rộng phẳng thường được lựa chọn và đục đẽo để làm văn bia
(hiện tượng này có từ thời Đông Hán- Trung Quốc).
Bia được quy định cụ thể: có mặt trước gọi là mặt dương, mặt sau gọi là
mặt âm, hai bên gọi là mé bia hay diềm bia, phía trên gọi là trán bia, phía dưới
gọi là bệ bia. Việt Nam ảnh hưởng của văn hóa Hán nên có lệ dựng bia sớm.
Không biết chính xác thời gian khi nào, nhưng tấm bia xuất hiện sớm nhất ở
Trung Quốc hiện nay có tên là “Đại Tùy Cửu chân quận Bảo An đạo tràng chi bi
văn”, ở Thanh Hóa năm Đại Nghiệp 14 (618).
Việc lập bia đá có nhiều lý do với nhiều nội dung khác nhau: có thể là
luận thuyết về tôn giáo, khuyến khích khoa cử, ca ngợi công đức của một nhân
vật, mô tả cảnh đẹp thiên nhiên. Bia thường được lập gắn liền với việc xây dựng
hoặc trùng tu các công trình tôn giáo, tín ngưỡng (đình, chùa, miếu mạo) hoặc
các công trình công cộng (xây cầu, lập chợ), bia ghi công đức của các anh hùng
dân tộc, luật lệ, phong tục của địa phương, vùng…
Với hệ thống văn bia phong phú của các triều đại để lại. Từ đó ta có một
nguồn sử liệu có tin cậy cao, thông qua các hoa văn trang trí trên trán bia, diềm
bia, ta có thể xác định niên đại có thể là dựa vào minh văn hay đặc trưng phong
cách trang trí. Như tấm bia khổng lồ :”Sùng Thiện Diên Linh tự bi minh” hiện
còn ở chùa Đọi (Hà Nam). Trán diềm bia đều lấy rồng làm đối tượng trang trí.
Những con rồng này kích thước và bố cục có khác nhau. Rồng với khúc uốn nhẹ
nhàng thanh thoát. Mũi rồng không tả thực mà giống như “ngọn lửa dị kỳ”.
Toàn bộ hình tượng con rồng như đang bay lượn nhẹ nhàng trong không trung.
Với tấm bia lăng của Vua Lê Thái Tổ (1533), rồng chầu trán bia mặt
trước còn có hàng chục hình rồng lớn nhỏ ở cả hai mặt bia đều là sự tái hiện của
hình rồng thời Lý và đầu rồng thời Trần. Trên mức độ hoàn chỉnh mới: đầu nhỏ,
mào cao như đang rung thân mình và các bờm tóc đều là những nếp song lượn
nhanh chân thanh mảnh, toàn bộ hình con rồng trông rất hoạt và mang một sức
mảnh vươn lên.
5