Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận về chuyển giá của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.41 KB, 20 trang )

PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm chuyển giá
Chuyển giá (tranfer pricing): là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa,
dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên
giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc
gia trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay
đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy
có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những
giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn
toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền
mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên
sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng
lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm
liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ
thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết
cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách
thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ
không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất
yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra
2. Phạm vi chuyển giá
Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành vi phải
được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước
mẫu của OECD về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được xem là
liên kết (associated enterprises) khi:
1


i. Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh
nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
ii. Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể (entities)
khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
hoặc thông qua trung gian”.
Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh hưởng,
sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định mối
quan hệ liên kết. Tính chất của những biểu hiện này không mang tính quyết định.
Như thế các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia
hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, chuyển giá không chỉ diễn ra trong
các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc nội.
Trên thực tế, chuyển giá thường được quan tâm đánh giá đối với các giao dịch quốc
tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn.
Trong khi đó, do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế
hình thành từ các giao dịch trong nước ít có sự cách biệt. Vì thế, phần lớn các quốc
gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyển giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó,
giao dịch quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên
kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú (non-residents).
Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các
quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại
quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp.
Ngược lại một lượng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở
quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều cho ra những kết
quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên.
Khía cạnh khác, các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn
giảm thuế. Thu nhập sẽ lại dịch chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng
ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn về
điều này.
Một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu:
2


- Nâng giá trị vốn góp: Trong quá trình đầu tư vào một nước để sản xuất kinh
doanh, do các MNC có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên các MNC sẽ tiến
hành góp vốn bằng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Do phía nước nhận đầu
tư chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá các loại thiết bị công nghệ hiện
đại này nên thường sẽ bị các đối tác nước ngoài định giá các thiết bị, công nghệ cao
hơn giá trị thực tế của chúng. Việc định giá cao sẽ làm nâng giá trị vốn góp trong
liên doanh của bên đối tác và chiếm lấy quyền quản trị công ty. Việc định giá cao
thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các MNC chuyển một lượng tiền đi
ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng
năm sẽ làm cho nhà nước nhận đầu tư thất thu thuế
- Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ: các MNC còn thực hiện việc
chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ bằng cách thu phí tiền bản quyền,
đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô
hình. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của công
ty sẽ bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi phí
bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên doanh
thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh nước nhận đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề
nhưng ngược lại phía các MNC vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản
quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng ngày càng
tăng.
- Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường: Các MNC khi đi vào đầu tư
kinh doanh tại một quốc gia thì họ thường sẽ thích liên doanh với một công ty nội
địa hơn là vào đầu tư thẳng là công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là các
MNC này muốn sử dụng hệ thống phân phối và thị phần có sẵn của các công ty nội
địa. Sau một thời gian liên doanh thì các MNC này sẽ dùng các thủ thuật khác nhau,
trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty liên
doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài. Các thủ thuật này chủ yếu là làm nâng
lên chi phí hoạt động của công ty con, công ty con sẽ báo lỗ liên tục trong nhiều
năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động.

3

3. Dấu hiệu chuyển giá
Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của hành vi chuyển giá là giao kết về giá. Giao dịch liên
kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao
dịch độc lập hoặc so sánh giữa các DN thực hiện giao dịch liên kết với DN thực
hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích
dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn
ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù
hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế. Nhưng giao kết về giá
chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao
kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối
tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như
vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch
cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa. Giá giao kết là cơ sở để xem
xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ csó thể đánh giá một giao dịch có chuyển
giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không
tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có
biểu hiện chuyển giá
Thứ hai, hành vi chuyển giá được thể hiện qua kết quả sản xuất-kinh doanh của
một doanh nghiệp thường bị thua lỗ liên tục trong vài năm. Doanh nghiệp kê khống
giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài làm cho chi
phí đầu vào tăng lên. Hậu quả của việc này là giá thành sản phẩm do các doanh
nghiệp này sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá thành cao là cơ sở để các doanh nghiệp
báo cáo lỗ để không phát sinh thu nhập chịu thuế; hoặc doanh nghiệp kinh doanh có
mặt hàng có giá bán thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng có cùng chức năng trên thị
trường, mặc dù doanh nghiệp có thể có lãi nhưng đây cũng là phương pháp chuyển
giá hạ thấp đầu vào để giảm giá thành, giảm giá bán nhằm cạnh tranh thị trường.
Thứ ba, các doanh nghiệp kê khai hoạt động kinh doanh thua lỗ, song các doanh
nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng quy mô hoạt

động Thực tế này là do các công ty mẹ ở nước ngoài đã thực hiện chuyển giá, tìm
4

mọi cách để công ty con không có lãi và toàn bộ số lãi của công ty con được chuyển
về công ty mẹ, làm thất thu cho ngân sách nhà nước.
Thứ tư, một thủ thuật chuyển giá khác mà các doanh nghiệp FDI hay sử dụng, được
các chuyên gia cảnh báo, là thông qua chi phí khấu hao. Theo đó, các công ty con
“sẵn sàng” nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng từ công ty mẹ ở nước ngoài,
rồi tiến hành khấu hao thật nhanh và tính chi phí này vào giá thành khiến giá thành
cũng bị đội lên nhiều. Trường hợp này tương tự như Coca Cola.
4. Một vài ví dụ thực tiễn về chuyển giá
Hiện có 9 cổ phiếu của các doanh nghiệp FDI được giao dịch trên thị trường chứng
khoán Việt Nam là Công ty cổ phần (CTCP) Gạch men Chang Yih (CYC), CTCP
Full Power (FPC), CTCP Mirae (KMR), CTCP Công nghiệp gốm sứ Taicera
(TCR), CTCP Công nghiệp Tung Kuang (TKU), CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt
Nam (TYA), CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT), CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC) và
CTCP Thực phẩm quốc tế (IFS).
Trong xu thế chung của thị trường chứng khoán, giá của các cổ phiếu này cũng có
nhiều biến động theo hướng giảm xuống, từ 30.000 - 40.000 đồng/cổ phiếu khi mới
niêm yết xuống chỉ còn quanh ở 10.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, sự giảm giá cổ phiếu của các doanh
nghiệp FDI này chịu ảnh hưởng từ các khoản lỗ lớn trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, trong đó có việc thua lỗ do thủ thuật chuyển giá. Một số
doanh nghiệp FDI nhỏ đang tìm mọi cách thu lợi nhanh chóng sau khi được cấp
phép đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp này đã thực hiện các thủ
thuật chuyển giá, trốn thuế hay giảm bớt các khoản đầu tư cho môi trường theo cam
kết.
Theo hướng này, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
từ chính các công ty mẹ ở nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế.
Điều này sẽ khiến cho công ty con tại Việt Nam rơi vào tình cảnh thua lỗ bởi “giá

đầu vào cao, giá đầu ra thấp”, trong khi công ty mẹ ở nước ngoài lại thu lợi nhuận
5

cao. Đáng chú ý là, dù thua lỗ hoặc lãi không đáng kể, nhưng nhiều doanh nghiệp
vẫn tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP
1.Những hành vi chuyển giá thường thấy ở các doanh nghiệp có nguồn vốn
FDI ở Việt Nam
* Nâng giá trị vốn góp
Các MNC có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên tậng dụng những lợi thế của
mình các MNC sẽ tiến hành góp vốn bằng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại.
Do phía Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá các loại thiết bị
công nghệ hiện đại này nên thường sẽ bị các đối tác nước ngoài định giá các thiết
bị, công nghệ cao hơn giá trị thực tế của chúng. Việc định giá cao sẽ làm nâng giá
trị vốn góp trong liên doanh của bên đối tác và chiếm lấy quyền quản trị công ty.Về
phía đối tác Việt Nam đa phần chỉ góp vốn bằng giá trị sử dụng đất nên giá trị vốn
góp trong liên oanh thường rất thấp.Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban
đầu đã giúp cho các MNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ
ngay từ lúc đầu tư ban đầu.
Ví dụ: Một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina
Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4.340.000 USD.
Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản
góp vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2.990.000 USD. Như vậy trong nghiệp vụ
định giá giá trị góp vốn liên doanh này phía Việt Nam đã bị thiệt 1.350.000 USD
tương đương 45.2%.
Tình trạng nâng giá tài sản góp vốn trên mang lại sự thiệt hại cho cả 3 đối tượng là
phía liên doanh góp vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và cả người tiêu dùng Việt
Nam. Bên liên doanh Việt Nam bị thiệt trong phần vốn góp, làm cho tỷ lệ góp vốn

6

nhỏ lại; Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế; còn người tiêu dùng Việt Nam phải
tiêu dùng sản phẩm với giá cả đắt hơn giá trị thực tế của sản phẩm.
Do nâng giá trị tài sản góp vốn nên tỷ lệ vốn cao hơn phía Việt Nam, vì vậy bên
đối tác nước ngoài thường sẽ nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Đối
tác nước ngoài sẽ điều hành công ty theo mục đích của họ để cho tình hình thua lỗ
kéo dài và bên liên doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt
động đành phải bán lại phần vốn góp và hàng loạt các công ty liên doanh trở thành
công ty 10% vốn nước ngoài.
* Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ
Đây là hành vi chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền
bản quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố
định vô hình. Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công
nghệ đó là tại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam. Công ty Liên doanh Nhà
máy Bia Việt Nam là một liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư Nước ngoài được
Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp phép số
287/GP ngày 09 tháng 12 năm 1991. Hai đối tác liên doanh là Công ty Thực phẩm
II tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà Lan).
Đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh này được chuyển nhượng sang giấy phép số
287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD
(Singapore). Tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu
USD.
Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60%
vốn,ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của
công ty bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi
phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm.
Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt
Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn

7

không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền
lại có xu hướng ngày càng tăng ngày càng tăng.
* Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường
Các công ty đa quốc gia khi vào thị trường một quốc qia nào đó, mục tiêu ưu tiên
của họ là giành láy thị phần của các công ty nội địa đang hoạt động trong lãnh vực
mà họ kinh doanh. Với mục tiê u này Các MNC thường sẽ liên doanh với một công
ty nội địa hơn là vào đầu tư thẳng là công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là
các MNC này muốn sử dụng hệ thống phân phối và thị phần có sẵn của các công ty
nội địa. Sau một thời gian liên doanh thì các MNC này sẽ dùng các thủ thuật khác
nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty
liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Với những thủ thuật này, một mặt các MNC sẽ chiếm lĩnh được thị trường của các
công ty nội địa ở quốc gia đó, đồng thời việc đẩy đối tác ra khỏi liên doanh, các
MNC sẽ giành được toàn bộ phần lợi nhuận thu dược tử hoạt động kinh doanh ở
quốc gia đó mà vẫn không tốn nhiều chi phí và thời gian cho việc tiềm hiểu thị
trường và quản bá hình ảnh.
Năm 2009, có hơn 6.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vốn
thực hiện là 33 tỉ USD, DN nước ngoài chiếm 13,8% tổng sản phẩm xã hội đóng
góp vào xuất khẩu: trừ dầu thô là 33%, cộng cả dầu thô lên đến 53%. Riêng xuất
khẩu các sản phẩm chế tác chất lượng cao DN đầu tư nước ngoài chiếm tới trên
80%. Có thể thấy doanh nghiệp nước ngoài ngày càng thâm nhập sâu rộng tại thị
trường Việt Nam, chứng tỏ các doanh nghiệp FDI rất thành công trong việc tiếp cận
thị trường Việt Nam cũng như phát triển qui mô sản xuất.
* Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất
Khi thuế suất thuế TNDN ở hai quốc có mức chênh lệch đáng kể các MNC sẽ dùng
hình thức chuyển giá đề làm giảm đáng kể số thuế mà mình phải nộp.Các MNC sẽ
chuyển lợi nhuận của mình ở quốc gia có mức thuế suất thấp, đồng thời dùng các
biện pháp để làm tăng chi phí từ đó làm cho hoạt động kinh doanh luôn ở mức lỗ ở

những quốc gia có mức thuế suất cao.
8

Ví dụ của công ty Foster: Vào thời điểm mà giá bán một két bia Foster’s được công
ty bia Foster’s Việt Nam bán cho các đại lý là 240.000 đồng/két với thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt cho bia chai là 75% thì mỗi két bia phải đóng thuế tiêu thu đặc biệt
là:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt/(1+thuế suất)
= 240.000 / (1+75%) = 137.143 VND
Thuế tiêu thụ đặc biệt tính = 137.143 x 75% = 102.857 VND
Như vậy với giá bán một két bia là 240.000 VND thì công ty bia Foster’s Việt Nam
phải có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhà nước là 102.857 VND. Với một
số thuế nộp lớn như vậy thì chủ đầu tư của Foster’s Việt Nam đã tìm cách để lách
thuế và nộp số thuế nhỏ hơn. Chủ đầu tư Foster’s tại Việt Nam đã quyết định thành
lập thêm một công ty TNHH Foster’s Việt Nam. Công ty này có nhiệm vụ chuyên
thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do hai nhà máy bia Foster’s sản xuất ra.Giá
bán một két bia Foster’s của hai nhà máy bia cho công ty TNHH Foster’s Việt Nam
chỉ là 137.500 VND. Với giá bán như vậy thì thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho
mỗi két bia sẽ là:
Thuế tiêu thụ đặc biệt =137.500/(1+ 75%) x 75% = 58.929 VND
Công ty TNHH Foster’s Việt Nam bán bia ra thị trường thì công ty này phải nộp
thêm thuế giá trị gia tăng là 5%. Giả sử giá bán một két bia không đổi vẫn là
240.000 VND/két thì số thuế giá trị gia tăng mà công ty TNHH bia Foster’s phải
nộp là
Thuế tiêu thụ đặc biệt =240.000/(1+ 5%) x 5% = 11.429 VND
Như vậy tổng cộng số thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng mà chủ đầu tư
phải nộp trong trường hợp chủ đầu tư thành lập thêm công ty TNHH Foster’s Việt
Nam cho mỗi két bia là 58.929 VND + 11.429 VND = 70.358 VND. Nếu chúng ta
đem so sánh tổng số tiền thuế phải nộp của chủ đầu tư trước và sau khi thành lập
công ty TNHH Foster’s Việt Nam thì chúng ta có thể thấy là chủ đầu tư đã tiết kiệm

được một khoản tiền thuế phải nộp là 32.499 VND (tương đương 31,60%). Với
cách thực hiện này thì thuế TNDN mà chủ đầu tư phải nộp có thể là không thay đổi
9

hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho chủ đầu tư vì chủ đầu tư có thể đưa thêm các
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao hay chi phí quảng cáo nhằm giảm số
thuế TNDN phải nộp.
Với trường hợp trên thì các chuyên gia tài chính nhận định mặc dù cơ quan nhà
nước có thể nhận diện ra đây là một hành vi chuyển giá nhưng do pháp luật Việt
Nam tại thời điểm đó còn nhiều điểm chưa chặt chẽ hoặc không có điều luật chế tài
đối với hành vi trên vì vậy mà cơ quan nhà nước không thể bắt bẻ về thủ thuật tách
rời khâu sản xuất và khâu thương mại của công ty bia Foster nhằm mục đích lách
thuế và giảm số thuế phải nộp.
2. Một số ví dụ tiêu biểu về hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong những
năm gần đây
Mục tiêu của các MNC ( công ty đa quốc gia) là tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu
từ đó thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường và tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ
đông. Một cách tốt để các MNC có thể giảm thiểu chi phí kinh doanh là làm giảm
số thuế mình phải nộp đặt biệt ở các quốc gia có mức thuế suất cao như ở Việt
Nam.
Bên cạnh đó luật pháp ở Việt Nam trong vấn đề định giá chuyển giao còn chưa
hoàn thiện và luật pháp còn có độ trễ so với tình hình thực tế của nền kinh tế,các qui
định đã được ban hình thì nhiều qui định chưa phù hợp, nhiều khe hở .Trước tình
hình này các công ty đa quốc gia này đã bằng nhiều hình thức khác nhau đã lách
luật hay làm trái luật để thực hiện hành vi chuyển giá mà cơ quan thuế của Việt
Nam khó có thể phát hiện, hay phát hiện nhưng do những quy định chưa hoàn thiện
nên cũng không thể xử phạt đối với những trường hợp này.
Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến chuyển giá được Bộ Tài chính ban hành năm
1997. Điều này cho thấy, hiện tượng chuyển giá trong giao dịch có yếu tố
nướcngoài xuấ hiện ở nước ta từ lâu và các nhà hoạch định chính sách tài chính đã

xác định đây là một vấn đề cần quan tâm quản lý. Vậy nhưng, một thời gian dài vẫn
xảy ra tình trạng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo cáo thua lỗ,
trong khi liên tục phát triển cả về doanh thu, quy mô hoạt động lẫn mở rộng chiếm
10

lĩnh thị trường. Đặt biệt trong những năm gần đây tình hình chuyển giá diễn ra ngày
một nghiêm trọng trong các ngành như sản xuất ô tô, dệt may, nước giải khác và
điện tử.Để đối phó với tình hình này Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư
66/2010/TT-BTC vào ngày 22 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn thực hiện việc xác định
giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư
này thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005.Theo Thông
tư 66, giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định theo giá thị trường trên
cơ sở so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập để lựa
chọn phương pháp xác định giá phù hợp nhất.
Thông tư 66 quy định đến 13 loại giao dịch được xem là giao dịch liên kết.
Doanh nghiệp và các cơ quan quản lý căn cứ vào yếu tố "khác biệt trọng yếu" mà
Thông tư 66 quy định để đánh giá một giao dịch giữa các bên liên kết có sự chuyển
giá hay không. Theo đó, "khác biệt trọng yếu" là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu
làm tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc khác biệt về thông
tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 0.5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất
sinh lời. Định nghĩa này có phần cụ thể và siết chặt hơn so với định nghĩa về "khác
biệt trọng yếu" đã được quy định trong Thông tư 117.
* Chuyển giá ở P&G Việt Nam
P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far Earst
với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994. Tổng
số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng
lên là 367 triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70%
(tương đương 28 triệu USD). Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên
doanh này đã lỗ đến một con số khổng lồ là 311 tỷ đồng. Số tiền lỗ này tương
đương với ¾ giá trị vốn góp của cả liên doanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì

năm 1995 lỗ 123,7 tỷ đồng và năm 1996 lỗ 187,5 tỷ đồng. Để giải thích cho số tiền
thua lỗ này thì chúng ta sẽ phân tích các nguyên nhân và chi phí sau: Do thời điểm
năm 1995 và 1996 đây là gia đoạn mới vào Việt Nam nên P&G muốn xây dựng
11

thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều được người tiêu
dùng biết đến và sử dụng.
Với mục đích chiếm lĩnh thị trường, trong hai năm 1995 và 1996, P&G đã chi
cho quảng cáo một số tiền rất lớn lên đến 65,8 tỷ đồng.Đây là một con số quá lớn
đối với quảng cáo tại Việt Nam vào thời điểm đó. Trong thời điểm này hầu như các
kênh truyền hình. đài phát thanh và báo chí đều có sự xuất hiện quảng cáo của các
sản phẩm của công ty P&G như Safeguard, Lux, Pantene, Header & Shouder,
Rejoice…
Vào thời điểm này, mọi người đều nghe các khẩu hiệu quảng cáo như “Rejoice tạo
mái tóc mượt và không có gàu”, “Pantene giúp tóc bạn khỏe hơn”, “Header &
Shoulder khám phá bí quyết trị gàu”, “bột giặt Tide thách thức mọi vết bẩn”…
Tổng các chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu thuần của công ty và đã
vượt xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí và nó cũng
đã gấp 7 lần so với chi phí trong luận chứng kinh tế ban đầu. Ngoài các khoản
quảng cáo này thì các khoản chi phí khác cũng vượt xa so với luận chứng kinh tế
ban đầu. Quỹ lương năm đầu tiên xây dựng trong luận chứng kinh tế là 1 triệu USD
nhưng thực tế đã chi đến 3,4 triệu USD, tức là gấp 3,4 lần.
Nguyên nhân chủ yếu là do P&G đã sử dụng đến 16 chuyên gia là người nước
ngoài trong khi trong luận chứng kinh tế chỉ đưa ra từ 5 đến 6 người. Ngoài hai chi
phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so với luận chứng kinh tế
ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu là 7 tỷ đồng, chi phí
tư vấn pháp lý hết 7,6 tỷ và chi phí thanh lý hết 20 tỷ… Ngoài ra một nguyên nhân
khác dẫn đến việc thua lỗ nặng nề trong năm đầu tiên là do doanh số thực tế năm
chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí tăng cao, dẫn đến kết quả là năm
đầu tiên hoạt động thua lỗ 123,7 tỷ đồng. Tình hình này lại tiếp tục lặp lại vào năm

thứ hai và kết quả là năm thứ hai lại tiếp tục thua lỗ thêm 187,5 tỷ đồng với con số
thua lỗ lũy kế hai năm đến 311,2 tỷ đồng; chiếm ¾ tổng số vốn của liên doanh, và
đến tháng 7 năm 1997 thì tổng giám đốc của P&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu
USD, công ty phải vay tiền mặt để trả tiền lương cho nhân viên. Đứng trước tình thế
12

thua lỗ nặng nề và để tiếp tục kinh doanh thì bên phía đối tác nước ngoài đề nghị
tăng vốn thêm 60 triệu USD. Như vậy phía Việt Nam cần phải tăng theo tỷ lệ vốn
góp 30% (18 triệu USD). Vì bên phía Việt Nam không có đủ tiềm lực tài chính nên
cuối cùng đã phải bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài. Như
vậy công ty P&G Việt Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã trở thành công ty
100% vốn nước ngoài.
* Chuyển giá ở liên doanh Coca Cola Chương Dương
Công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương là một liên doanh giữa hai đối tác là
Công ty Nước giải khát Chương Dương trực thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam và
Công ty Coca Cola Indochina PTE LTD. Liên doanh này được cấp phép hoạt động
vào ngày 27 tháng 9 năm 1995 với tổng số vốn đầu tư là 48,7 triệu USD. Vốn pháp
định của liên doanh này là 20,7 triệu USD. Trong đó phía Việt Nam góp 8,3 triệu
USD bằng quyền sử dụng 6 ha đất trong thời gian là 30 năm và chiếm 40% trong
tổng vốn đầu tư. Liên doanh này được cấp phép ngành nghề sản xuất kinh doanh là
nước giải khát mang nhãn hiệu Coca Cola, Fanta, Sprite theo license của công ty
CocaCola Company, Atlanta, Georgia Hoa Kỳ và một số loại nước giải khát khác.
Sau khi đi vào hoạt động thì công ty đã tiến hành các hoạt động chuyển giá thông
qua các hành vi như sau: Khi tham gia góp vốn liên doanh thì bên đối tác nước
ngoài đã tiến hành nâng giá trị tài sản vốn góp bằng cách định giá cao các máy móc
thiết bị và dây chuyền sản xuất nước giải khát. Do tại thời điểm này trình độ chuyên
môn cũng như thẩm định giá trị tài sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên không
kiểm soát được vấn đề này. Luật pháp trong giai đoạn này cũng chưa điều chỉnh
được các tình huống trên.
Đến năm 1996, do nhận thấy được tình trạng trên nên Luật đầu tư đã có những sửa

đổi nhưng vẫn còn chung chung, chưa cụ thể hóa. Như vậy bên liên doanh đã định
giá cao các thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất và thực hiện thành công việc
chuyển giá thông qua việc nâng giá trị tài sản vốn góp. Sau khi bắt đầu sản xuất
kinh doanh thì công ty Coca Cola bắt đầu thực hiện các chiến lược chiếm lĩnh thị
phần của các công ty nội địa. Để thực hiện việc chiếm lĩnh thị trường thì công ty
13

Coca Cola đã thực hiện các chiến lược bán phá giá sản phẩm, chiến lược quảng bá
sản phẩm và xây dựng thương hiệu thông qua quảng cáo và marketing sản phẩm,
thực hiện các chiến lược khuyến mãi, tài trợ để xây dựng thương hiệu và đánh bóng
tên tuổi tại thị trường Việt Nam. Mặc dù mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam
với một thời gian không lâu nhưng sản phẩm mang nhãn hiệu Coca Cola đã tràn
ngập thị trường và đã dần dần chiếm lấy thị phần của các công ty nội địa.
Cuộc đối đầu giữa hai nhãn hiệu nước giải khát lớn là Coca Cola và Pepsi đã dần
dần loại bỏ các nhà sản xuất nước giải khát nội địa như Hòa Bình, Cavinco, Chương
Dương… Các công ty nội địa một số phải đóng cửa hoặc phải bỏ thị trường chính
như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành thị để chuyển đến các thị trường
nông thôn. Một số ít các công ty phải chuyển đổi sang kinh doanh sản phẩm khác
như công ty Tribico. Tribico nhờ chuyển hướng kinh doanh sang sản phẩm sữa đậu
nành và đây là một sản phẩm mà hai đại gia trong ngành nước giải khát chưa sản
xuất nên mới có thể tiếp tục tồn tại. Trong chiến lược xâm chiếm thị phần của mình
thì công ty Coca Cola Chương Dương đã thực hiện chính sách bán phá giá. Giá bán
của sản phẩm giảm một cách rõ rệt qua từng năm. Có những thời điểm giá bán phá
giá từ 25% đến 30% doanh thu. Chính điều này góp phần vào làm cho công ty Coca
Cola Chương Dương lỗ nặng nề hơn. Thông qua việc bán phá giá này thì công ty
Coca Cola Chương Dương đã thao túng thị trường nội địa Việt Nam. Giá bán của
một thùng sản phẩm giảm nhưng doanh số của Coca Cola vẫn tăng. Điều này chứng
tỏ lượng hàng tiêu thụ tăng từ thị phần được mở rộng của Coca Cola. Khi tiến hành
so sánh giá của một lon coca được bán tại thị trường Việt Nam và thị trường Mỹ thì
chúng ta sẽ thấy sự chênh lệch giá một cách rõ rệt. Giá một lon coca tại thị trường

Mỹ tại thời điểm lúc bấy giờ được bán với giá là 75 cents với tỷ giá lúc bấy giờ 1
USD = 14.000 VND, tức là 1 lon coca được bán với giá 10.500 đồng. Một lon coca
cùng thời điểm trên được bán tại thị trường Việt Nam với giá từ 5.000 đồng đến
7.000 đồng (tương đương từ 40 đến 50 cents). Như vậy giá một lon coca được bán
tại Việt Nam thấp hơn so với thị trường Mỹ là 25 cent (khoảng 50%). Thông qua
phân tích giá bán sản phẩm thì liệu chúng ta có thể xác định chính sách bán phá giá
14

này có được sự điều phối từ công ty mẹ ở chính quốc.Trong thời điểm diễn ra cúp
bóng đá thế giới vào năm 1998, để đánh bóng thêm cho tên tuổi và thương hiệu
Coca Cola tại thị trường Việt Nam thì công ty Coca Cola còn tiếp tục thực hiện việc
tài trợ 1,3 tỷ đồng bất chấp sự không đồng ý của phía liên doanh Việt Nam. Đi đôi
với chiến dịch khuyến mãi này là việc tăng dung tích chai Coca Cola từ 200 ml lên
thành 300 ml (tương đương 50%) nhưng giá bán không đổi. Chiến dịch khuyến mãi
này được quảng cáo rầm rộ trong suốt thời gian diễn ra cúp bóng đá thế giới trên
các phương tiện truyền thông như các kênh truyền hình, đài phát thanh, và báo
chí… Kết quả của chiến dịch khuyến mãi này đã làm cho công ty Coca Cola đã lỗ
hết 20 tỷ đồng.
Ngoài những hoạt động như khuyến mãi quảng cáo thì tại công ty Coca Cola có
một đặc điểm là có hơn 40% chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất được nhập khẩu
trực tiếp từ công ty mẹ. Đối với ngành sản xuất nước giải khát thì chi phí nguyên
vật liệu chiếm hơn 50% trong tổng chi phí, vì vậy giá trị nguyên vật liệu nhập từ
công ty mẹ là rất lớn. Do đó chắc chắn sẽ có hiện tượng nâng giá đầu vào tại khâu
mua nguyên vật liệu từ công ty mẹ. Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty, xem xét tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm trong tổng chi phí thì chi
phí nguyên vật liệu chiếm tới 60,14% trong tổng chi phí. Khi so sánh với doanh thu
thì chi phí nguyên vật liệu chiếm 66,82%. Nếu đem tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu so
với doanh thu và chi phí tại công ty Coca Cola so sánh với các công ty trong cùng
ngành sản xuất nước giải khát thì tỷ lệ này quá cao và không phù hợp với đặc điểm
và tỷ suất lợi nhuận của ngành này. Trong thời điểm mà Nhà nước chưa quản lý

được giá mua nguyên vật liệu giữa công ty Coca Cola Chương Dương và công ty
Coca Cola mẹ ở chính quốc thì có thể xảy ra tình trạng kê khai nâng giá mua vào
trên hóa đơn so với giá thực tế (đây là hiện tượng chuyển giá). Mục đích của việc
làm này là gây lỗ cho công ty tại Việt Nam nhưng công ty mẹ tại chính quốc sẽ thu
lợi do giá nguyên vật liệu đuợc bán với giá cao. Đây cũng là một hình thức chuyển
lợi nhuận về chính quốc trong khi công ty con tại Việt Nam phải chịu lỗ. So sánh tỷ
15

lệ nguyên vật liệu trên giá vốn hàng bán (NVL/GVHB) của công ty Coca Cola
Chương Dương và hai công ty con của Coca Cola mẹ hoạt động tại Úc và Canada.
Trên đây là những hoạt động chuyện giá chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian
qua,những hoạt động này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp
ViệtNam,cũng như là thất thu hàng tỷ USD cho nguồn thu thuế của Nhà nước. Khi
hoạtđộngchuyển giá còn tiếp diễn với xu thế ngày càng phức tạp như hiện nay, các
doanhnghiệp Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý các doanh
nghiệp FDI cần thận trọng hơn, và có những biện pháp để chủ động đối phó, cũng
như quảnlý tốt nguồn vốn FDI tạo đà cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ở
Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới.
3. Những phương pháp chống chuyển giá
Quá trình phân tính, đánh giá sẽ chỉ ra phương thức xác định giá thị trường nào là
phù hợp nhất.
- 5 phương pháp định giá chuyển giao. Đó là:
. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm được
vậndụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch
liên kết.
. Phương pháp giá bán lại: áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương
đương, thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công, chế biến, lắp ráp
làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại của sản phẩm do cơ sở
kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của giao dịch liên kết.
.Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản

xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho
bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của sản
phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
.Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải dựa trêntỷ
suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn.Phương pháp này
không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính
thuế TNDN. Đây được xem là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại
16

và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều
kiện tương tự.
.Phương pháp tách lợi nhuận: được áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên
kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng tham gia
nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền,
kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở hữu trí tuệ.
Việc tách lợinhuận của từng bên liên kết trong giao dịch dựa trên cách mà các bên
độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.
Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà không có có
giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì
có thể sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành
khác, xác định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp )
hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận ).
- Đưa ra định nghĩa rất rộng về các nước bên ngoài có quan hệ liên kết (mối quan
hệ về vốn, quyền kiểm soát chủ yếu hoặc tỷ lệ về các giao dịch bằng 20% hoặc
hơn); được áp dụng cả với giao dịch trong và ngoài nước.
- Nghĩa vụ chuẩn bị các tài liệu chứng minh của doanh nghiệp: phải cung cấp các
tài liệu chứng minh trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng yêu cầu;
không qui định về thoả thuận xác định giá trước …
-Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi trong đó có riêng một phần quy định về
chuyển giá quốc tế.

- Quy định các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm ''mua, bán, trao đổi và hạch toán
giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường''.
Cơ quan thuế được ấn định thuế để chống chuyển giá, bộ Tài chính đã đồng ý cho
cơ quan thuế được.
Ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế.Ấn địnhthu nhập chịu thuế
hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. (Trongtrường hợp cơ sở kinh doanh
dựa vào tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp,không hợp lệ hoặc không nêu
17

rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá để xác định mức giá, tỷsuất lợi nhuận gộp hoặc các
tỷ suất sinh lợi áp dụng trong giao dịch liên kết).
- Thành lập tình báo hải quan. Tình báo hải quan được thành lập trên cơ sở
lực lượng trinh sát hải quan, nằm trong Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục
Hải quan. Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá thông tin làm
cơ sở cho hải quan chống buôn lậu, quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Tổng cục Thuế đề nghị:
Đầu tiên: Xây dựng khung pháp lý về quyền quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
FDI nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan thuế có thẩm quyền xử lý các thông tin
liên quan đến các công ty liên kết với các doanh nghiệp FDI. Xây dựng và áp dụng
các biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả.
Tiếp theo: Đề nghị nhà nước xóa bỏ cơ chế góp vốn của bên Việt Nam vào liên
doanh bằng quyền sử dụng đất và bất động sản. Nâng cao trình độ quản lý - kinh
doanh của những người có chức trách của phía Việt Nam trong liên doanh Gắn
trách nhiệm quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho từng cá nhân một cách
rõ ràng hơn.
- Hành vi gian lận của một bộ phận DN FDI là không mới nhưng không bao giờ cũ
đối với các cơ quan quản lý nước ta, vì thế rất cần một đợt tổng kiểm tra và xử phạt
thật nghiêm các DN gian lận để làm trong sạch môi trường kinh doanh. Cần sự hợp
tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhằm nâng cao năng lực nội bộ. Đặc biệt,
chúng ta cần tăng cường tham vấn giá để đưa ra bằng chứng xử lý các doanh nghiệp

vẫn cố tình chống đối. Cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan cần có sự phối hợp và bổ
trợ lẫn nhau trong việc thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau thông quan
4. Một số giải pháp bổ sung:
* Phạt nặng đối với các trường hợp chuyển giá nếu bị phát hiện
Điều này sẽ tạo cơ sở giúp răng đe các doanh nghiệp FDI hoạt động theo đúng
khuôn khổ của quốc gia mà họ đang hoạt động kinh doanh. Khi các cơ quan thuế
của các quốc gia phát hiện được sẻ thực hiện những hình phạt nghiêm khắc đối với
các MNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng. Trong lịch sử đã xảy ra
18

những vụ chuyển giá bị phát hiện và các MNC thực hiện hành động chuyển giá phải
nhận lấy những mức tiền phạt rất lớn. Một trong những vụ nổi cộm trong lịch sử là
vào năm 1993, cơ quan thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng
công ty ô tô Nissan của Nhật đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe
nhập vào Mỹ. Cuối cùng công ty Nissan phải nộp một khoảng tiền phạt là 170 triệu
USD vì bị cáo buộc thực hiện hành vi chuyển giá. Một năm sau, để trả đũa lại việc
cơ quan thuế của Mỹ đã phạt công ty của Nhật với cáo buộc là thực hiện hành vi
chuyển giá thì cơ quan thuế vụ Nhật (NTA) tố cáo tập đoàn Coca-Cola đã cố ý khai
thấp lợi nhuận thu được tại Nhật bằng cách tính giá “quá đáng” các nguyên liệu
nhập từ Mỹ và áp đặt chi phí bản quyền quá cao đối với công ty con tại Nhật. Với
hành vi này cơ quan thuế Nhật đã cáo buộc Coca-Cola thực hiện hành vi chuyển giá
và buộc Coca-Cola phải nộp một khoản tiền phạt là 150 triệu USD.
- Phạt chuyển giá trong giao dịch: là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể
trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường , mà hậu quả là số thu
nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. Mức phạt
chuyển giá theo tỉ lệ % dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá khi
chuyển giá vượt quá mức 200% (hay ít hơn 50%) so với mức mà Nhà nước quy
định. - Phạt bổ sung : phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau
khi tính lại tăng vượt mức qui định có thể cho trước. Ví dụ khoản phạt bổ sung 20%
trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá

mức.
* Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI
Các cơ quan chức năng nên thường xuyên thanh tra giám sát các hoạt động chuyển
giao nộp bộ của các MNC từ đó phát hiện nhanh chóng, kịp thời những hành vi sai
phạm trong các doanh nghiệp này,và có các biện pháp chấn chỉnh đúng hướng.
Các doanh nghiệp nên thường được chọn là đối tượng điều tra là các doanh nghiệp
khai lỗ trong 2 năm hoặc nhiều hơn 2 năm, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận
thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
19

Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về định giá
chuyển giao sẽ do cơ quan thuế đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế có liên
quan như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu.
* Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát
triển kinh tế đất nước, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ phù
hợp với các điêu khoảng quốc tế để việc chống hành vi chuyển giá được hiệ quả
hơn. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận
lợi cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây
tiêu cực cho nền kinh tế.
Xây dựng luật thế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh
trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo tính công
bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo nguồn
thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển đi
trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế.
Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế mà
các quốc gia này đạt được để áp dụng vào kinh tế Việt Nam giúp cho kinh tế Việt

Nam phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời phải tránh
những sai lầm mà các quốc gia đã vấp phải để rút ngắn thời gian phát triiển kinh tế.
20

×