i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ CHÂU
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ MỚI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Minh Diệu
HÀ NỘI – 2014
i
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Minh Diệu đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè,
các trường thực nghiệm đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Châu
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CCGD
Cải cách giáo dục
CT
Chương trình
CNTT
Công nghệ thông tin
GD-ĐT
Giáo dục - đào tạo
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
KHXH
Khoa học xã hội
KN
Kỹ năng
KT
Kiến thức
NXB
Nhà xuất bản
PPDH
Phương pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục viết tắt
ii
Mục lục
iii
Danh mục các bảng, sơ đồ
v
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI Ở TRUNG
HỌC
PHỔ THÔNG
9
1.1. Cơ sở lí luận
9
1.1.1. Cơ sở lí luận văn học và lịch sử văn học
9
1.1.2. Cơ sở tâm lí - giáo dục
26
1.2. Cơ sở thực tiến
33
1.2.1. Thơ mới trong CT và SGK Ngữ văn THPT
33
1.2.2. Thực trạng dạy học Thơ mới trong một số trường THPT
35
Tiểu kết Chương 1
44
Chương 2: THIẾT KẾ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI
45
2.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình hoạt động dạy học
45
2.1.1. Bám sát mục đích, yêu cầu của CT dạy học Thơ mới trong trường
Trung học phổ thông
45
2.1.2. Bám sát đặc trưng của Thơ mới
45
2.1.3. Tăng cường hoạt động của HS
45
2.1.4. Tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng
45
2.1.5. Kết nối HS với gia đình và xã hội
45
2.2. Đề xuất quy trình hoạt động dạy học các tác phẩm Thơ mới
46
2.2.1. Quy trình tổng quan (cấu trúc chương trình)
46
2.2.2. Quy trình hoạt động cho bài khái quát về Thơ mới
46
2.2.3. Quy trình hoạt động cho bài học về tác phẩm cụ thể
52
2.3. Những điểm mới và lưu ý khi ứng dụng
63
2.3.1. Những điểm mới trong đề xuất về quy trình
63
iv
2.3.2. Một số lưu ý khi sử dụng quy trình
64
Tiểu kết Chương 2
64
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
65
3.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và địa bàn thực nghiệm
65
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
65
3.1.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm
65
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
66
3.2. Cách thức thực nghiệm
66
3.2.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm
66
3.2.2. Cách đánh giá thực nghiệm
83
3.3. Kết quả thực nghiệm
86
3.3.1. Thống kê kết quả trả lời các câu hỏi đánh giá
86
3.3.2. Thống kê đánh giá HS trên các phương diện nhận thức
87
3.3.3. Đối chứng kết quả đánh giá HS lớp thực nghiệm với lớp đối
chứng
88
Tiểu kết Chương 3
88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
89
1. Kết luận
89
2. Khuyến nghị
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
PHỤ LỤC
93
v
DANH MỤC CÁC BẢNG , SƠ ĐỒ
Số và tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Địa điểm, số lượng GV THPT tham gia phỏng vấn
39
Bảng 1.2: Địa điểm, số lượng HS THPT tham gia điều tra- đánh giá
39
Bảng 1.3: Kết quả điều tra GV về quy trình dạy học Thơ mới
40
Bảng 1.4: Kết quả điều tra GV về phương pháp dạy học Thơ mới
41
Bảng 1.5: Kết quả phỏng vấn GV về chất lượng học tập Thơ mới của
học sinh
42
Bảng 1.6: Đánh giá KQHT của HS THPT về Thơ mới
43
Bảng 3.1: Tổng quan đối tượng, địa bàn thực nghiệm
65
Bảng 3.2: Ma trận đề kiểm tra đánh giá
84
Bảng 3.3: Tổng quan kết quả trả lời các câu hỏi của HS
86
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá HS trên các phương diện nhận thức
87
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá HS trên các phương diện nhận thức
88
Sơ đồ 1.1: Các thành phần cấu trúc của năng lực
29
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ mới là một bộ phận quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX
nói riêng và trong tiến trình văn học Việt Nam nói chung.
Thơ mới đã được đưa vào CT Ngữ văn THPT từ những năm 1980, và
ngày càng được nhấn mạnh như một nội dung quan trọng trong CT Ngữ văn
THPT.
Để dạy học thành công một tác phẩm Thơ mới, cần có sự hiểu biết, khả
năng cảm thụ sâu sắc, tinh tế, nhưng cũng cần tới một quy trình dạy học hợp lí,
khoa học, sao cho có thể kích thích được sự say mê tìm hiểu và hứng thú cảm
thụ của HS.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu Thơ mới và PPDH Thơ mới,
nhưng chưa có công trình nào bàn về việc thiết kế hoạt động dạy học các tác
phẩm Thơ mới theo định hướng phát triển năng lực, cũng như các bài học về
Thơ mới trong CT phổ thông.
1.2. Trong thực tế, dạy học Thơ mới, mặc dù đã có những thành công đã được
ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và không ít trường hợp không thành
công, điều này không chỉ do hiểu biết của người dạy về nội dung Thơ mới còn
hạn chế mà còn do chưa có được phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả.
1.3. Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị TW 8
khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” khẳng định: “Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (mục B.I.3).
Nghị quyết 29 liên quan trực tiếp đến việc đổi mới mục đích, nội dung và
phương pháp dạy học nói chung, trong đó có dạy học Thơ mới.
2
Môn Ngữ văn nói chung và Đọc hiểu Thơ mới nói riêng cũng cần đặt ra
nhiệm vụ thiết kế bài học theo hướng tạo điều kiện tốt nhất để HS hình thành
các kĩ năng, năng lực cần thiết cho học tập và cho cuộc sống của chính các em.
1.4. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề:“Thiết kế hoạt động dạy học
các bài Thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho HS THPT ”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trước CCGD (1985), Thơ mới chưa được đưa vào dạy học trong CT
THPT. Lí do: Nội dung các tác phẩm Thơ mới chứa đựng thế giới quan và
nhân sinh quan của các giai cấp tư sản và tiểu tư sản không thuộc tầng lớp
công nông binh.
Từ CCGD (Ở cấp THPT là từ 1985), CT Văn học đã đưa một số tác phẩm
tiêu biểu cho phong trào Thơ mới với tất cả các giá trị cơ bản của nó. Về sau,
do yêu cầu giảm tải, một số tác giả, tác phẩm bị chuyển sang đọc thêm rồi
lược bớt.
CT Ngữ văn hiện hành (từ 2000 đến nay), nội dung Thơ mới về cơ bản
không có sự thay đổi.
2.2. Về các công trình nghiên cứu, đã có rất nhiều tác giả, tác phẩm giới thiệu,
nghiên cứu Thơ mới, kể từ trước 1945. Đáng chú ý là các công trình: Thi nhân
Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân (1940), Thơ và mấy vấn đề trong thơ
Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức (1978), các tuyển tập thơ Xuân Diệu,
Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… Các công trình đó đã cho thấy các giá
trị, đặc điểm, đặc trưng thi pháp của các tác phẩm Thơ mới nói chung và
phong cách của các nhà Thơ mới nói riêng, trong đó phân tích rõ giá trị nội
dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
Trào lưu văn học nào cũng được hình thành, phát triển và tồn tại qua
những tác giả, tác phẩm cụ thể. Tác giả tiêu biểu, tác phẩm đỉnh cao kết tinh
một cách nổi bật thành tựu của phong trào, trào lưu văn học. Cuốn sách Thơ
mới - tác giả, tác phẩm của Lưu Khánh Thơ biên soạn và tuyển chọn (2006)
đã tập hợp những bài viết về các nhà thơ lãng mạn hàng đầu, về những bài thơ
3
tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Thông qua việc tuyển chọn những bài
và tập thơ tiêu biểu này người đọc có thể hình dung được phong cách của từng
nhà thơ. Tất yếu, mỗi nhà thơ đều có một cá tính, phong cách độc đáo của
riêng mình. Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện cùng một
lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng
tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, quê mùa như
Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như
Xuân Diệu. Cuốn sách này không chỉ có những bài viết đánh giá về đặc trưng,
phong cách của các tác giả nổi tiếng nhất của thơ mới như: Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, chế Lan Viên, Tế Hanh, Anh
Thơ…mà còn phân tích, bình giảng một số bài thơ tiêu biểu của các tác giả đó
và đưa ra nhiều cách hiểu, bình luận, tạo sự phong phú, đa dạng trong cách
tiếp nhận tác phẩm.
Trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 - 1945) của nhóm tác giả Phan Cự
Đệ, Phan Đình Hượu, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức (2005) nói về sự
ra đời, phát triển của Thơ mới. Đặc biệt là ở cuốn sách này đã đề cập đến nét
đặc trưng của Thơ mới, giúp cho người đọc nhận thấy sự khác biệt và nét mới
của Thơ mới so với thơ văn trung đại về đề tài, thể thơ, phương pháp, ngôn
ngữ Điều này đã tạo ra một bước đột phá mới cho thơ ca Việt Nam. Vì lần
đầu tiên trong văn học Việt Nam cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ nét.
Cái tôi nhà thơ được tự do bộc lộ những tình cảm, cảm xúc riêng tư của cá
nhân. Ngôn ngữ thơ tự do, thoát khỏi hệ thống quy phạm của thơ văn xưa,
không chỉ có thể thơ thất ngôn, lục bát, thơ đường luật. Ngôn ngữ Thơ mới
khá đa dạng, có khi từ 3-5 chữ cũng có khi 11-13 chữ. Hình ảnh thơ cũng
phong phú: nếu thơ văn xưa tập trung miêu tả những hình ảnh ước lệ, những
hình ảnh trang trọng thì Thơ mới lại đi vào những hình ảnh giản dị của đời
thường. Tóm lại, đến Thơ mới, thơ ca Việt Nam đã được cởi trói về mọi mặt,
thơ ca thực sự là tiếng nói của tâm hồn.
4
Nghiên cứu về Thơ mới ta không thể không kể đến công trình của Phan
Cự Đệ với cuốn Phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945, được xuất bản
năm 1966. Nó là một trong những công trình phê bình nghiên cứu đầu tiên
của ông. Khác với Hoài Thanh, người tiếp cận Thơ mới bằng phương pháp phê
bình ấn tượng, Phan Cự Đệ đã vận dụng phê bình Mác-xít để nghiên cứu “trào
lưu thơ lãng mạn” này. Ông khảo sát những phương diện lý luận như chủ
nghĩa lãng mạn theo quan điểm Mác-xít, đặc trưng thẩm mỹ của phương pháp
sáng tác lãng mạn chủ nghĩa, quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ của
các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, những yếu tố chi phối đến sáng tác của
mỗi nhà thơ và của cả trào lưu. Ông cũng đặt Thơ mới trong mối quan hệ với
đời sống xã hội những năm trước Cách mạng tháng Tám để lý giải sự “thoát
ly” của các nhà thơ mới với thời cuộc như là một sự “bế tắc” của chủ nghĩa cá
nhân, từ đó sàng lọc, ghi nhận những đóng góp. Phan Cự Đệ đánh giá cao tinh
thần dân tộc cũng như những đổi mới về hình thức của Thơ mới đối với lịch
sử thi ca hiện đại Việt Nam. Đóng góp của Thơ mới cả hai phương diện nội
dung và hình thức nghệ thuật.
Bùi Quang Tuyến với bài “Giới thuyết về Thơ mới”, khẳng định: “Thơ
mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói
riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng
đáng trong nền văn học dân tộc với các hoàng tử thơ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy
Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v v ”. Phần tiếp theo, tác giả Bùi Quang
Tuyến đưa ra những ý kiến xác định phạm vi thời gian và không gian cụ thể
của việc hình thành Thơ mới. Phổ biến nhất hiện nay là ý kiến cho rằng khởi
điểm của Thơ mới là 1932 và kết thúc 1945. Ý kiến này căn cứ vào những
hiện tượng văn học ra đời năm 1932, trong đó có Tự lực văn đoàn và bài thơ
Tình già của Phan Khôi, và sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công năm
1945. Để chứng minh cho ý kiến đó tác giả đã đưa ra cách giải thích thỏa đáng.
Phần cuối của bài viết tác giả khẳng định vị thế và vai trò của Thơ mới trong
nền văn học Việt nam. Nó có một phạm vi lịch sử cụ thể. Trong phạm vi lịch
5
sử đó, Thơ mới có sự đổi mới đồng bộ nghệ thuật thơ: thi hứng hiện đại, thi
pháp hiện đại, tạo thành tựu xuất sắc trong thơ Việt Nam hiện đại, để lại dấu
ấn sâu sắc, rõ rệt trong thơ nhưng không tránh khỏi hạn chế. Sự đổi mới ấy có
gốc rễ rất sâu vào truyền thống. Do vậy, Thơ mới có một vị thế riêng, là một
bộ phận không thể tách rời của thơ ca hiện đại.
Đặng Thị Ngọc Phượng với bài “Sự hình thành Thơ mới như một hiện
tượng văn hóa khu vực” ra mắt bạn đọc vào ngày 14/3/2010. Mở đầu bài viết
tác giả khẳng định: Trong khu vực Đông Á gồm: Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Việt Nam đều có một hiện tượng văn học giống nhau, gọi là
“Thơ mới”. Cả bốn nước này có cùng hệ thống quan niệm thẩm mỹ, hệ thống
thể loại, đều chịu sự chi phối của cái nhìn Nho giáo: quan niệm văn để chở
đạo, thơ để nói chí (Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí). Từ đề tài, nhân vật, cốt
truyện đến hình ảnh, ngôn ngữ, tả không gian, thời gian đều nằm trong một hệ
thống ước lệ. Quan niệm Thi dĩ ngôn chí, Văn dĩ tải đạo của Nho gia đã lấn át
cái bản ngã, hạn chế khả năng bộc lộ cái tôi cá nhân cũng như tính độc đáo
của người sáng tạo. Nói cách khác, những nước này có tính đồng văn về lịch
sử, văn hoá truyền thống. Sự tiếp xúc với phương Tây công nghiệp hiện đại là
cuộc biến thiên lớn nhất tạo nên một tình thế đối lập mãnh liệt giữa cái cũ và
mới, giữa Á và Âu, giữa bảo thủ và cấp tiến. Chính sự tiếp xúc này đã có
những biến đổi sâu sắc, tạo nên những lớp người mới, làm thay đổi cách sống,
cách nghĩ và ngay cả cách cảm. Sự gặp gỡ với phương Tây đã cởi trói và làm
thay đổi nhiều quan niệm từ hàng chục thế kỷ. Từ đó dẫn đến sự ra đời của
Thơ mới.
Tiếp đến tác giả khẳng định khái niệm Thơ mới khá đồng nhất giữa các
nước trong khu vực, sự ra đời đầu tiên của Thơ mới ở Nhật Bản. Đây là một
hiện tượng khu vực có tính chất loại hình. Thơ mới là sản phẩm của văn hoá
đô thị, là tiếng nói của con người cá nhân hiện đại, của tầng lớp trí thức đô thị
bấy giờ. Họ muốn biểu hiện cảm xúc tình yêu cá nhân, bộc lộ cái tôi cá nhân
trong hoạt động sáng tạo, thơ ca thật sự trở thành tiếng kêu tự nhiên của con
6
tim. Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân cá thể, cái tôi cá nhân được tồn
tại một cách đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Tác giả còn so sánh phong trào thơ
mới Việt Nam với các nước trong khu vực để thấy sự giống nhau cũng như sự
khác biệt giữa các nền văn học của các nước này. Đồng thời chỉ ra nguyên
nhân của sự khác nhau là do hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa tạo ra.
2.3. Về PPDH các giáo trình đại học, sách và tài liệu hướng dẫn GV đã phân
tích, bình giảng các bài thơ mới. Nhiều nhà giáo nổi tiếng cũng đã biên soạn
các bài giảng văn về Thơ mới. Hàng loạt sách Thiết kế bài giảng, Bài soạn
cũng đã không quên đối tượng Thơ mới.
Tuy nhiên, có thể thấy, các sách này phần lớn được soạn ra để phục vụ
cho các bài giảng văn, trong đó, thầy sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ
yếu, thậm chí độc nhất trong giờ học. Cho nên quy trình dạy học ở các tài liệu
này thường là: nghe thầy giảng bài (có hoặc không có câu hỏi gợi mở), thầy
đọc trò chép; sau đó củng cố, nhắc lại lời thầy, và có thể có một số ý liên hệ
thực tế.
Công bằng mà nói, thầy vẫn còn giao bài tập, thậm chí rất nhiều bài tập
về nhà, nhưng trong đó chủ yếu yêu cầu HS hiểu rõ ý của thầy về bài giảng,
diễn đạt lại theo cách của mình (mà chủ yếu là giống với cách của thầy).
Người thầy cũng có các bài tập liên hệ thực tế, nhưng với Thơ mới nói
riêng và các tác phẩm văn học nói chung, việc liên hệ đó vô cùng khó khăn,
đôi khi hình thức, hoặc thiên về các nội dung chính trị, đạo đức.
Ngoài ra, thầy còn có các buổi dã ngoại, ngoại khóa, có tổ chức câu lạc
bộ…, tức là các hoạt động ngoài giờ, gắn liền với thực tế cuộc sống. Nhưng
các hoạt động ấy cũng khó nói lên việc dạy học gắn liền với thực tế của môn
Ngữ văn là thế nào? Sở dĩ như vậy là vì môn Ngữ văn nói chung và phần Thơ
mới nói riêng (cũng như các môn học và các nội dung dạy học khác) đã không
được dạy theo quan điểm tích hợp một cách triệt để và thiết thực. Chính vì vậy,
các bước này cũng thường được thực hiện một cách hình thức, ít hiệu quả.
7
Nhất là trong giai đoạn về sau, khi chấp nhận phát triển kinh tế thị trường,
những hoạt động ngoài giờ như vậy gần như bị bỏ rơi hoàn toàn.
Nói tóm lại, về PPDH, việc thiết kế quy trình đối với các bài học nói
chung và Thơ mới nói riêng theo định hướng phát triển các năng lực cho HS,
trong đó, năng lực hoạt động thực tế được coi trọng hơn, trên cơ sở tích hợp
các nội dung Ngữ văn và các môn học liên quan… vẫn là một công việc còn
chưa ai nghiên cứu và hiện mang tính cấp bách.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài này chọn đối tượng nghiên cứu là quá trình dạy học Thơ mới ở
THPT, tập trung vào trọng điểm là thiết kế hoạt động dạy học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về lí thuyết, chúng tôi chỉ vận dụng kết quả nghiên cứu của lí luận văn
học, lịch sử văn học Việt Nam, nghiên cứu - phê bình văn học đối với các tác
phẩm Thơ mới và giai đoạn văn học 1930- 1945; đồng thời nghiên cứu các lý
luận giáo dục học liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và Thơ mới.
b. Về thực tiễn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và thực nghiệm tại một
số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Xây dựng quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực đối với
các bài học về Thơ mới.
4.2. Nhiệm vụ
a. Xác định cơ sở khoa học, gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tế để đề xuất
quy trình dạy học đối với các bài Thơ mới ở THPT.
b. Thiết kế quy trình dạy học các bài Thơ mới ở THPT
c. Thực nghiệm Sư phạm để khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của
quy trình đề xuất.
8
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau đây:
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận gồm: phân tích - tổng hợp.
Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu cơ sở lí luận nhằm phân tích
và tổng hợp các công trình nghiên cứu, các quan điểm đổi mới giáo dục, các
phương pháp dạy học hiện đại, các phạm trù, khái niệm liên quan tới luận
văn; Phương pháp này còn được sử dụng khi nghiên cứu cơ sở thực tiễn,
phân tích đặc điểm nội dung của các bài học về Thơ mới trong CT Ngữ văn
THPT, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho việc đề xuất quy trình dạy
học các bài Thơ mới.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm
a. Quan sát sư phạm là phương pháp được dùng để nghiên cứu quá trình
dạy học, trong đó chủ yếu là hoạt động của GV và HS.
b. Điều tra là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu thực trạng dạy và
học các tác phẩm Thơ mới trong trường THPT.
c. Thực nghiệm là phương pháp sử dụng để dạy học thử nghiệm nhằm
kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của các quy trình đã được luận văn này
đề xuất.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc thiết kế hoạt động dạy học tác phẩm
Thơ mới ở Trung học phổ thông
Chương 2: Quy trình hoạt động dạy học các tác phẩm Thơ mới theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở lí luận văn học và lịch sử văn học
1.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của thơ
a. Khái niệm thơ: Cách đây khoảng 1500 năm, trong cuốn Văn tâm điêu
long, Lưu Hiệp đã đề cập đến ba phương diện cơ bản cấu thành nên một bài
thơ là tình cảm, ý nghĩa (tình văn), ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh
văn). Đến đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành
điều kiện tồn tại của thơ: "Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu
bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm
thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn
ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa". Quan niệm này không chỉ dừng lại ở
việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn chỉ ra mối quan hệ gắn bó
giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một
thể thống nhất hoàn chỉnh và sống động. Đây có thể coi là quan niệm về thơ
toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa.
Các nhà Cấu trúc chủ nghĩa Châu Âu lại thay thế câu hỏi "thơ là gì?"
bằng một câu hỏi khác: tính thơ là gì? và nó được thể hiện ra như thế nào?
Trong tiểu luận Thơ là gì ?, Jacobson viết: "Nhưng tính thơ được biểu hiện ra
như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là từ ngữ chứ không
phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cách những
từ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên
ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà còn có
trọng lượng riêng, giá trị riêng". Tiếp tục triển khai lý thuyết tự qui chiếu,
Jacobson sau khi nhắc lại hai kiểu sắp xếp cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là
tuyển chọn và kết hợp, đã đi đến kết luận: "Chức năng thi ca đem nguyên lý
tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp". Mặc dù có lưu ý ít
10
nhiều đến hoạt động nguyên lý tương đương về ý nghĩa nhưng trong tư duy
nghiên cứu của Jacobson, cái ý nghĩa ở đây chỉ là ý nghĩa của đối tượng gọi
tên và ý nghĩa ngữ pháp nảy sinh từ những mối quan hệ giữa các thành tố cấu
trúc có tính chất khép kín của văn bản. Điều đó cũng có nghĩa là khái niệm ý
nghĩa được hiểu một cách hạn hẹp. Bởi trong thực tế, như ta thấy, ý nghĩa của
thơ nhiều khi đã vượt ra ngoài giới hạn của văn bản.
Ở Việt Nam, cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều
quan niệm, nhiều khuynh hướng khác nhau. Lý giải về bản chất của thơ, các
tác giả nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng: "Thơ là một cái gì huyền ảo, tinh
khiết, thâm thuý, cao siêu". Còn nhà thơ Tố Hữu thì quan niệm: "Thơ là cái
nhụy của cuộc sống". Dưới cái nhìn cấu trúc, nhà nghiên cứu Phan Ngọc định
nghĩa: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận
phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này". Định
nghĩa này của giáo sư Phan Ngọc đã kế thừa được những khám phá quan trọng
về thơ của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các trường phái khác nhau của Tây
Âu trong mấy chục năm qua. Đặc biệt, đã gợi ra một trường nghiên cứu thơ
hết sức rộng rãi: thơ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ học thuần tuý mà
chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, một phát ngôn trong ý nghĩa đầy
đủ của từ này.
Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã được chứng kiến rất nhiều
định nghĩa về thơ. Theo tôi, cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có thể
xem là chung nhất: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống,
thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu
hình ảnh và nhất là có nhịp điệu". Định nghĩa này đã định danh một cách đầy
đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, các tác giả đã khu
biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể
loại văn học khác.
11
b. Đặc trưng của thơ
Có nhiều cách diễn giải đặc trưng của thơ. Chúng tôi thấy cách trình bày
dưới đây có nhiều ý nghĩa phong phú và sâu sắc:
b.1. Về nội dung cảm xúc: Thơ ca có sự tưởng tượng phong phú và cảm
thụ mãnh liệt
Đặc tính căn bản nhất của thơ ca là tưởng tượng và cảm thụ mãnh
liệt. Thượng thư đã nói: “Thơ nói chí” [17, tr.1] (Trung Quốc); Lục Cơ từng
nói: “Thi duyên tình nhi kỉ mị” [17, tr.171] (Trung Quốc). Bạch Cư Dị: “Thơ,
gốc là tình, ngọn là ngôn ngữ, hoa là thanh âm, quả là ý nghĩa” [17, tr.96). Văn
Nhất Đa nói: “Thơ là sự ngưng tụ tình cảm mãnh liệt” [20, tr.309] (Tiếng Trung).
Quách Mạc Nhược nói: “Bản chất của thơ là thể hiện tình cảm” [18, tr.215] (Tiếng
Trung). Biê-lin-xki đã nhấn mạnh: “Tình cảm là một trong những động lực
chủ yếu nhất của bản chất thơ tình; không có tình cảm thì không có thi nhân,
và cũng không có thơ ca” [3, tr.74] (Tiếng Trung). Musset - nhà thơ lãng mạn
Pháp - chủ trương: “Thơ là sự phát tiết của tình cảm cá nhân”, thi nhân đã viết
trong một bài thơ:
“Một lời nói, một nụ cười, một lời than, một cái nhìn
đều tạo thành tác phẩm mang vẻ đẹp tinh tế, đầy ma lực và sự sợ hãi;
Một giọt lệ biến thành một hạt trân châu;
Đây chính là sự si mê của thi nhân trong cõi người
Đây chính là hùng tâm và cuộc sống, là của cải của anh ta”
Trên thực tế, thơ ca từ xưa đến nay đều lấy tình cảm làm đối tượng biểu đạt.
Willam Hallit - nhà phê bình người Anh thế kỉ 19, nói: “Khủng khiếp là thơ, hi
vọng là thơ, yêu thương là thơ, thù hận là thơ, khinh thường, đố kị là thơ, yêu mến,
thương xót, tuyệt vọng hoặc điên cuồng, tất cả đều là thơ [15, tr. 59] (Tiếng Anh)
Thơ ca không ngừng biểu hiện tình cảm, hoặc là mạnh mẽ hùng hồn, hoặc là
trằn trọc băn khoăn, hoặc là vui sướng đến phát cuồng, hoặc buồn bã đến đoạn
tuyệt, hoặc đau khổ, tất cả đều lộ bộc lộ mãnh liệt, nồng nàn, triền miên không
12
dứt. Điều đó khiến cho ngay cả thơ tự sự cũng là sự hát lên trong tình cảm
mãnh liệt của nhà thơ về một câu chuyện.
Điều đáng chú ý là, thơ ca, mặc dù lấy tình cảm làm đối tượng biểu hiện
nhưng không có nghĩa là trong tình cảm mà thơ ca biểu hiện không tồn tại nhân
tố ý và nghĩa. Tình cảm trong thơ gắn bó chặt chẽ với nhân tố nghĩa và chí.
Chí và nghĩa là thành phần cấu thành tất yếu của tình cảm thơ ca.
Cùng với tình cảm mãnh liệt, điều mà mọi người đều nhất trí là thơ ca có
sự tưởng tượng phong phú.
Trong sáng tác thơ ca, khi tình cảm của nhà thơ dâng trào mãnh liệt,
muốn dừng mà không được, thì những thể nghiệm thẩm mĩ và cảm thụ thẩm
mĩ sẽ phá vỡ cái vỏ bề ngoài của sự thực khách quan, vượt qua giới hạn giữa
vật và ta, giữa không gian và thời gian, thậm chí lấy sinh mệnh, tình cảm gán
cho những vật thể vô tri vô giác. Lúc đó, trí tưởng tượng và suy nghĩ của thi
nhân cứ miên man không dứt. Tưởng tượng giống như cánh chim tự do bay
lượn. Tưởng tượng, bản thân nó lại giúp cho tình cảm được nâng lên một tầng
cao mới. Do đó, trong thơ ca: nhật, nguyệt, tinh tú, phong, hoa, tuyết, sấm
chớp… đều chịu sự điều khiển của nhà thơ; sông hồ biển cả, núi cao đèo sâu,
đều có thể bay lên nhảy múa; thảo mộc hoa lá, cá chim côn trùng đều có thể
nói tình đạt ý. Tuyết Thái chỉ ra: “Trong ý nghĩa thông thường, thơ ca có thể
giới thuyết là: sự biểu hiện của trí tưởng tượng” [16, tr.51]. Willam Hallit nói:
“Thơ ca là sự quyết liệt của tình cảm và huyễn tưởng” [14, tr.61] . Ngải Thanh
viết: “Không có tưởng tượng thì cũng không có thơ ca”, “tài năng quan trọng
nhất của thi nhân chính là khả năng vận dụng trí tưởng tượng”, “Ý tượng, ý
cảnh đều do tưởng tượng mà thành” [19, tr.5].
b.2. Về đặc trưng kết cấu: Thơ ca có kết cấu mang tính đột biến
Trên phương diện hình thức bên ngoài, thơ ca có sự phân dòng, sắp đặt
tiết tấu. Ở phương diện hình thức bên trong, thơ ca biểu hiện ra một loại kết
cấu mang tính nhảy vọt. Cả hai đều khiến thơ ca khác với các thể loại văn học
khác, nhưng kết cấu bên trong giữ vai trò quan trọng hơn. Đặc điểm của hình
13
thức kết cấu mang tính nhảy vọt là: không tuân theo thứ tự không gian, thời
gian tự nhiên mà tùy ý co giãn, lúc căng lúc chùng hết sức linh hoạt, lúc thì
đột nhiên đến, lúc thì đột nhiên đi, từ đầu này nhảy đến đầu khác, từ có ý đến
trống không; tỉnh lược quan hệ từ, tỉnh lược câu, đoạn mang tính quá độ, tính
quá trình. Đặc điểm này do đặc tính thẩm mĩ của thơ quyết định. Thơ ca bão
hòa tình cảm, phong phú tưởng tượng, cho nên, tất yếu tuân theo logic của tình
cảm và tưởng tượng, mà lô-gic của tình cảm và tưởng tượng là không chấp
nhận giới hạn không gian thời gian, lúc thì ở chỗ này, lúc thì ở chỗ kia, thoắt ở
trước mắt, thoắt lại ở sau lưng, nhảy nhót bất tận làm lộ ra một khoảng trống
nhất định.
b.3. Về ngôn ngữ: Thơ ca có sự kết tụ đặc biệt về ngôn ngữ, coi trọng sự
lạ hóa, giàu tiết tấu và âm luật, phong phú về nhạc tính.
Sự kết tụ đặc biệt của ngôn ngữ thơ ca là: vận dụng triệt để khả năng của
câu thơ để biểu đạt nội dung phong phú, ý tứ rộng lớn, thậm chí yêu cầu mỗi
từ đều phải có sức biểu hiện mãnh liệt, khiến cho một lời cũng thấu tình, hai
chữ cũng đạt lí, lấy ít nói nhiều, bảo tồn được tình cảm và diện mạo. Quách
Tiểu Xuyên trong Xuân ca tập 1 viết: “Xuân ca hát hay nhưng làm không giỏi,
mỗi câu mỗi chữ đều phải dùng hơn nghìn cân bút mực”. Nói như vậy mới
thấy, để có được một câu một chữ, nhà thơ đã phải tôi luyện kì công như thế
nào. 115 chữ trong Hạ tân lang, độc sử của Mao Trạch Đông đã khái quát 50
vạn năm nhân loại tiến hóa từ vượn thành người, từ thời đồ đá đến thời đồ
đồng, đồ sắt, từ thời công xã nguyên thủy đến xã hội chiếm hữu nô lệ và xã
hội phong kiến, rồi đến thời cách mạng dân chủ chủ nghĩa mới. Điều đó cũng
giống như Triệu Bổ đã viết trong Hòa Thi: “Uống rượu, liền cầm nghiên bút/
hào khí mênh mang che phủ cả nghìn xưa”.
Ngôn ngữ thơ ca chú trọng sự lạ hóa. Thơ ca khi vận dụng ngôn ngữ rất
chú trọng sự thay đổi, biến hình của ngôn ngữ hằng ngày. Trên phương diện từ
vựng, thơ ca thường dùng từ cổ, chữ ít thấy, ngôn ngữ ngoại lai, điển cố, sử
dụng từ có tính phát sinh, biến hóa, chẳng hạn như: nội động từ biến thành
14
động từ hoặc danh từ. Trên phương diện cú pháp, thơ ca thường dùng một số
cấu trúc ngữ pháp bất quy tắc, có khi khuyết chủ ngữ, khiến cho hình thức câu
phát sinh biến đổi khác thường; lại có khi tỉnh lược một số quan hệ từ, phối
hợp bằng trắc nhịp nhàng, ngữ điệu trôi chảy, câu chữ linh động, trật tự ngôn
ngữ biến hóa đa dạng, phối hợp chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tân ngữ linh hoạt
khiến cho văn bản thơ khác biệt rất lớn so với khẩu ngữ.
Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, có tiết tấu, âm luật, đối ngẫu… Tiết tấu của
thơ ca có những khoảng lặng, những đoạn dừng lại giống như nhịp phách của
âm nhạc. Tiết tấu của thơ ca do nội dung quyết định. Cuộc đời có mạch đập
của nó, lúc lên, lúc xuống; tình cảm có lúc nồng lúc đạm, lúc mạnh lúc yếu; tự
nhiên có lúc khô lúc tươi, lúc thịnh lúc suy, hơn nữa chúng lại luôn có sự biến
hóa. Tiết tấu của thơ ca ứng với mạch của cuộc sống, ứng với tiết tấu của tự
nhiên và biến động của tình cảm. Ngoài ra, tiết tấu của thơ ca còn dựa vào sự
phát âm không giống nhau của từ ngữ, (lúc cao thấp, lúc nhẹ lúc nặng, lúc
nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu). Tiết tấu là một trong những phẩm chất
quan trọng của thơ, làm tăng sức nặng và hiệu quả của thơ. Âm luật là cách
thức phối hợp bằng trắc và quy luật ghép vần của thơ. Vần chân chủ yếu là
cuối câu dùng chữ tương đồng về nguyên âm (ghép vần nguyên ngâm). Đã là
một câu có vần thường diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, hình thành một tình
cảnh tương đối hoàn chỉnh, hoặc biểu hiện một tình điệu thống nhất. Vần luật
còn làm cho ngôn ngữ thơ ca hình thành một quan hệ hài hòa, khiến cho câu
thơ trước sau có sự hô ứng. Không chỉ có tác dụng gắn kết ngôn ngữ, vần còn
khiến cho thơ trở nên dễ thuộc. Đối ngẫu là một loại phương thức tu từ đặt câu
chữ ngang hàng, đối xứng nhau, tương quan hoặc tương phản về nội dung,
tương đồng hoặc tương tự về kết cấu, ví dụ như: “Tình xuyên lịch lịch Hán
Dương thụ/ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu”, “Chí lí đông bắc phong trần
tế/ Phiêu bạt tây nam thiên địa gian”. Câu thơ đối ngẫu, kết cấu đều đặn chỉnh
tề, đọc lên có âm vang, làm người nghe cảm thấy hài hòa tha thiết, làm cho
câu thơ dễ nhớ, dễ truyền bá, không những thế, còn tạo ra một loại sức căng
15
khiến cho giữa hai thứ đối nhau hình thành không gian và thời gian tương ứng,
nâng cao sức biểu hiện.
Tiết tấu, âm luật, đối ngẫu… không những có thể tạo nên tính nhạc cho
ngôn ngữ thơ ca, làm cho bản thân thơ ca có tính tình cảm mà còn có thể tạo
ra một loại ý ở ngoài lời. Ý ở ngoài lời chính là ẩn ý trong cảm nhận vô tận
của người đọc.
b.4. Về thi pháp: Thơ ca có thi pháp đặc thù
Thi pháp là lí luận, nguyên tắc và cách viết trong nghệ thuật thơ
ca. Pháp là khuôn phép, quy tắc, vì vậy, thi pháp chỉ hình thức thơ ca, chỉ
cách biểu hiện cố định, không thay đổi về phương diện kĩ xảo - chủ yếu là thủ
pháp biểu hiện và kĩ xảo của riêng thơ, như: khởi hứng, ẩn dụ, tượng trưng, ý
tượng, trùng điệp ý tượng…
1.1.1.2. Đặc điểm của Thơ mới
Thơ mới là tên gọi chung của các thể loại thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng
các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây, trở thành một hiện
tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á, thơ mới ra đời, phát triển dựa
trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa thi ca truyền thống.
Có thể nêu lên những đặc điểm cơ bản của Thơ mới như sau:
a. Về hình thức, Thơ mới được giải phóng triệt để khỏi các phép tắc tu từ,
thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và
phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang
v.v… Số lượng câu thơ thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống;
Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ
nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học.
Ví dụ:
“Ngoài đê thăm thẳm không người đi vắng vẻ,
Lũ chuồn chuồn đang giỡn nắng đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng có tiếng nhạc đồng buồn buồn
Của vài người cưỡi ngựa đến xua ngay”.
(Trưa hè- Anh Thơ)
16
b. Về nội dung, Thơ mới có nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép
trong những đề tài trăng, hoa tuyết, nguyệt kinh điển; mang đậm cái “tôi” trữ
tình, thoát khỏi cái “ta” phong kiến chủ nghĩa.
Ví dụ:
“Tôi là một kẻ mơ màng
Yêu sống trong đời giản dị, bình thường,
Cùng với Nàng Thơ tháng năm ca hát,
Chúng tôi quen cảnh mịt mùng bát ngát
Của non cao, rừng cả; cảnh đìu hiu
Chốn đồng xa sương trắng chập chờn gieo”
(Trả lời – Thế Lữ)
c. Về thi pháp, Thơ mới chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng
hiện đại trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng
mạn, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa ấn tượng, duy hiện đại v.v…
Ví dụ, bài thơ Sương rơi của Nguyễn Vĩ chịu ảnh hưởng rõ rệt từ bài Đàn
thu của Pôn Vec-len:
“Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu
Những hơi
Gió bấc
Lạnh lùng
Hiu hắt
Thấm vào
Em ơi…”
(Sương rơi- Nguyễn Vĩ)
17
1.1.1.3. Những đóng góp và hạn chế của Thơ mới
a. Những đóng góp chủ yếu của Thơ mới đối với nền văn học và văn hóa
Việt Nam
a.1. Từ góc độ văn hóa, nhân văn, Thơ mới đã thổi luồng sinh khí mới
vào bầu không khí đang tù đọng, ngột ngạt, già cỗi của thơ ca, văn học và văn
hóa nước nhà. Đó là một cuộc Cách mạng, mang hơi thở của văn hóa, văn học
phương Tây tràn vào Việt Nam.
Trong bầu không khí mới ấy, một số giá trị cũ được hồi sinh, phát triển
theo hướng hiện đại hóa, và một số giá trị mới được hình thành.
Bạn đọc các thế hệ sau có thể học được trong Thơ mới các giá trị nhân
văn như: tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống; những cảm xúc giàu tính
thẩm mỹ; sự đề cao cái “tôi” cá nhân,…
a.2. Từ góc độ ngôn ngữ, Thơ mới đã có công lao to lớn trong việc góp
phần làm cho tiếng Việt phát triển đến một tầm cao mới, đưa tiếng nói và chữ
viết dân tộc lên trình độ hiện đại. Trong Thơ mới, người ta có thể nhận thấy
mọi tâm trạng, cảm xúc tinh tế và sâu lắng, những khía cạnh phong phú và đa
dạng trong đời sống tâm hồn con người Việt Nam, bước qua thời kì phong
kiến để đến với thời kì hiện đại.
b. Hạn chế của Thơ mới
Có nhiều ý kiến về hạn chế của Thơ mới. Tuy nhiên, có một hạn chế
mang tính đặc trưng của phong trào Thơ mới khó có thể phủ nhận. Điều này
khiến cho bạn đọc đời sau cũng có thể rút kinh nghiệm khi tiếp thu những giá
trị tinh hoa của Thơ mới. Thơ mới là tiếng nói của giai tầng tư sản và tiểu tư
sản thành thị, đây là bộ phận xã hội non trẻ, mới hình thành ở Việt Nam, còn
yếu ớt; lại sống trong thời kì lịch sử đen tối của dân tộc, đồng thời chịu ảnh
hưởng của văn học lãng mạn Pháp và phương Tây thời kì suy đồi,… nên tiếng
nói của họ mang tính tiêu cực. Tính tiêu cực đó thể hiện rõ trong những nỗi
buồn sâu sắc, sự bế tắc và tư tưởng thoát li cuộc sống. Đó cũng là sự thiếu
vắng tinh thần tranh đấu, tính lạc quan, niềm tin vào cuộc sống…
18
1.1.1.4. Các tác gia, tác phẩm Thơ mới được dạy học trong trường phổ thông
Trong một thời gian ngắn (khoảng trên mười năm), thời đại Thơ mới đã
sản sinh ra hàng loạt nhà thơ nổi tiếng, vĩnh viễn để lại tên tuổi trong lịch sử
văn học nước nhà: Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn
Bính, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương,
Tú Mỡ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ…Như trăm hoa đua nở, mỗi
nhà thơ là một loài hoa, hoàn toàn tự do bộc lộ bản sắc riêng, dường như
không chịu một gò bó nào của ngoại cảnh, trừ sự thôi thúc của chính cái “nhân
bản” trong con người họ và thiên hướng nghệ thuật của họ. Trong phong trào
ấy có rất nhiều tác giả nổi tiếng. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh
và Hoài Chân đã chọn được tác giả, như những vì tinh tú trên nền trời Thơ mới
Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. Ở đây chúng tôi chỉ xin điểm qua một số tác
giả có tác phẩm trong CT Ngữ văn THPT:
(1) Thế Lữ - “lãnh tụ của phong trào Thơ mới”
Thế Lữ xuất hiện như một vận động viên quyền anh nặng kí, điểm đúng
huyệt, dứt điểm cuộc giao tranh giữa thơ mới và thơ cũ. Trên văn đàn, Thế Lữ
không bàn về thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến khẩu chiến.
Thế Lữ chỉ lặng lẽ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh
khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan rã (Mấy vần thơ).
Ông là người có công trong việc xây dựng nền Thơ mới. Phan Khôi, Lưu
Trọng Lư chỉ là người làm cho người ta chú ý đến Thơ mới mà thôi, còn Thế
Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy vào tương lai của Thơ mới.
Thế Lữ xuất hiện được Hoài Thanh đánh giá rất cao: Ðộ ấy Thơ mới vừa ra
đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam
giai đoạn 1930- 1945.
Thơ Thế Lữ tiêu biểu cho tiếng nói của cái tôi trong Thơ mới thời kì đầu.
Nó hăng hái tự khẳng định, vẫn ít nhiều còn dè dặt, tình yêu còn mức độ, chứ
chưa buông tuồng, ích kỉ trắng trợn như về sau. Thế Lữ nói đúng cái “tôi”
trong Thơ mới.
19
Thơ Thế Lữ thời kì đầu say sưa thoát li hiện thực. Nhưng những sự kiện
lớn lao của lịch sử còn dư vang trong tâm trí. Thơ Thế Lữ có ấp ủ một tinh
thần dân tộc, một khát khao tự do. Thời kì đầu tinh thần dân tộc đó chính là
tiếng vọng lại xã hội của phong trào (1930-1931).
Thơ Thế Lữ diễn tả nỗi buồn. Thế Lữ đưa vào thơ Việt Nam cái buồn vô
cớ, cái buồn thi vị, lúc đó cái buồn đang là cái “mốt”. Cái buồn trở thành một
thứ trang sức của trí thức tiểu tư sản. Cái buồn bàn bạc khắp nơi, cả trong giấc
mộng, trong cảnh tiên:
“Tiếng đưa hiu hắt bên sông
Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”
(Tiếng sáo thiên thai)
(2) Lưu Trọng Lư - “con nai vàng ngơ ngác”
Lưu Trọng Lư là một trong những người khởi xướng và cổ vũ hăng hái
cho Thơ mới, ông đã góp phần đem lại sự chiến thắng cho Thơ mới. Mang
tâm trạng chung của thế hệ mình, Lưu Trọng Lư đến với thơ bằng cả tâm hồn
sầu mộng của mình. Trong thơ ông, mọi hình ảnh mọi âm thanh của cuộc sống
đều được vào thế giới thơ mộng. Chỉ một làn nắng mới, một tiếng chim hót
cũng đưa thi sĩ trở về dĩ vãng, thế giới của kỷ niệm buồn thương. Lưu Trọng
Lư rất nhạy cảm với những rung động mơ hồ của thiên nhiên, của nội tâm. Từ
tiếng thổn thức của trăng mờ: Còn đâu ánh trăng mờ - Mơ trên làn tóc rối, đến
con nai vàng ngơ ngác trong rừng thu cũng đem lại một cảm giác buồn man
mác trong thơ ông. Hay đôi mắt buồn của người đẹp bên cửa sổ: Ðôi mắt em
lặng buồn . Nhìn thôi mà chẳng nói. Tất cả đều chập chờn như trong mơ và
bàng bạc một mối sầu hoài cảm. Lưu trọng Lư hầu hết diễn tả những cái buồn
bên trong. Tiếng thổn thức của mùa thu, cái rạo rực trong lòng người cô phụ
không nghe được từ bên ngoài. Bài “Tiếng thu” là bài thơ nổi tiếng của Lưu
Trọng Lư. Bài thơ không chỉ tạo hình, tạo dáng cho mắt thấy tai nghe mà cho
tâm hồn, cho cảm xúc, cho tưởng tượng. Lưu Trọng Lư viết về tình yêu như
con tàu tách bến :