Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc đạn salbutamol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 56 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
===== goto 03 =====
VŨ THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU XÂY DựNG CÔNG THỨC THUỐC ĐẠN
SALBƯTAMOL
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1999 -
200i
ọAi
'&Ỹ
■ Ỷ '
10.
líV
Người hướng dẫn : PGS .TS. Nguyễn Văn LÒ,
DS . Đỉnh Thùy Dương
Nơi thực hiện : Bộ môn Bào Chế
Trường Đại Học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : 10/ 2003 - 05/ 2004
Hà Nội, 5/ 2004
ẩ ỉ ỉ i c m n (P n
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em chần thành cảm ơn thầy:
PGS . TS . Nguyễn Văn Long
DS . Đinh Thùy Dương
Người đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn các Thầy, Cô bộ môn Bào Chế đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho em đạt kết quả tốt trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2004
Sinh viên:
Vũ Thị Thu Trang


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I:TỔNG QUAN 2
1. Đại cương về salbutamol 2
1.1. Công thức 2
1.2. Tính chất lý hóa 2
1.3. Đặc điểm dược động học 2
1.4. Tác dụng dược lý
3
1.5. Độc tính và tác dụng phụ 4
1.6. Chỉ định và liều dùng 4
1.7. Chống chỉ định 4
1.8. Thận trọng 5
1.9. Quá liều và cách xử lý 5
1.10. Tương tác thuốc 5
1.11. Các dạng bào chế của salbutamol 6
1.11.1. Các dạng bào chế thường gặp của salbutamol trên thị trường

6
1.11.2. Một số dạng bào chế mới của salbutamol

6
1.12. Các phương pháp định lượng salbutamol

7
2. Đại cương về thuốc đạn 7
2.1. Sự hấp thu dược chất theo đường trực tràng

7

2.2. Ưu nhược điểm của thuốc đạn
8
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dược chất theo đường trực tràng 8
2.4. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng của thuốc đạn 14
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 17
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 17
2.1.1. Nguyên vật liệu 17
2.1.2. Thiết bị 17
2.1.3. Nội dung thực nghiệm 17
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm 19
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 21
2.2.1. Xây dựng phương pháp định lượng salbutamol

21
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược đến khả năng giải phóng của thuốc
đạn salbutamol 25
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tạo gel đến khả năng giải phóng của
thuốc đạn salbutamol 30
PHẦN III.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUAT 42
1. Kết luận 42
2. Đề xuất 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP2001
British Pharmacopoeia 2001.
CMC
Carboxy methyl cellulose.
DĐVN
Dược điển Việt Nam.
HPMC Hydroxy propyl methyl cellulose.

NaCMC
Natri carboxy methyl cellulose.
PEG
Polyethylen glycol.
SKD, F Sinh khả dụng.
USP26
United State Pharmacopoeia 26.
ĐẶT VẤN ĐỂ
Thuốc đạn là dạng thuốc có từ lâu đời, nhưng mãi đến những năm 1930
do thấy được ưu điểm và triển vọng của dạng thuốc này, ở các nước châu Âu
người ta đã chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng dạng thuốc đạn thay thế cho
dạng thuốc uống, trong trường hợp mà đường uống tỏ ra không phù hợp.
Salbutamol là chất kích thích chọn lọc trên thụ thể ß-adrenergic, có tác
dụng trên cơ trơn và cơ xương gồm: giãn phế quản, giãn cơ tử cung và run.
Salbutamol chủ yếu được chỉ định để điều trị các bệnh về đường hô hấp: hen
phế quản, viêm phế quản mãn tính, ngăn cơn co thắt phế quản
Mặc dù salbutamol Sulfat dễ dàng được hấp thu qua đường tiêu hóa
nhưng sinh khả dụng khi dùng đường uống chỉ đạt khoảng 50% [2], [5].
Nguyên nhân là do salbutamol bị chuyển hóa một phần qua đường tiêu hóa và
qua gan, tạo ra các sản phẩm chuyển hóa có ít hoặc không có tác dụng trên
thụ thể ß-adrenergic. sử dụng salbutamol theo đường trực tràng sẽ hạn chế
được sự chuyển hóa này, do vậy sinh khả dụng của thuốc sẽ cao hơn khi dùng
đường uống.
Hiện nay trên thị trường thuốc nước ta có rất nhiều dạng bào chế khác
nhau của salbutamol: viên nén, viên nang giải phóng có kiểm soát, thuốc phun
mù Tuy nhiên dạng thuốc đạn của salbutamol, với nhiều ưu điểm lại chưa
có cơ sở nào trong nước nghiên cứu và sản xuất.
Với mong muốn làm phong phú thêm dạng thuốc, sử dụng thuận tiện
hơn và phù hợp với điều kiện thực tiễn, chúng tôi thực hiện khoá luận này với
mục tiêu:

Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc đạn salbutamol 10mg.
1
PHẦN I: TỔNG QUAN
1. Đại cương về salbutamoỉ
1.1. Công thức [3], [4]
Công thức phân tử: C13H2iN 0 3.
Công thức cấu tạo:
H ỌH
NHBu1
H C K ^
CH2OH
Khối lượng phân tử: 239,3
Tên khoa học:
Salbutamol là (RS) - 1 - (4 - hydroxy - 3 - hydroxy - methylphenyl) - 2 -
(tertbutylamino) ethanol.
Salbutamol Sulfat có công thức phân tử: (C13H2iN03)2. H2S04.
1.2. Tính chất lý hoá [3], [4], [9]
Salbutamol base có dạng bột tinh thể màu trắng hay gần như trắng,
nóng chảy và bị phân hủy ở 155°c.
Hơi tan trong nước, tan trong ethanol 96°c, khó tan trong ether.
Salbutamol dạng muối Sulfat tan tốt trong nước, ít tan trong cồn. Bột
salbutamol trơn chảy và chịu nén kém.
Trong công thức có một vòng benzen nên có khả năng hấp thụ tia tử
ngoại, ứng dụng tính chất này để định lượng salbutamol bằng phương pháp đo
quang.
1.3. Đặc điểm dược động học [2], [5], [9]
Dược động học của thuốc phụ thuộc vào đường dùng.
2
* Hấp thu: salbutamol được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá, khi
dùng đường uống sinh khả dụng tuyệt đối của salbutamol khoảng 40% - 50%.

* Phân bố: Khoảng 5% - 10% lượng dược chất lưu hành trong máu dưới
dạng liên kết với protein, còn hầu hết ở dạng tự do.
Thuốc có khả năng khuếch tán qua nhau thai.
* Chuyển hoá: salbutamol được chuyển hoá đáng kể trước khi vào máu
(25% - 50%), thuốc được chuyển hoá thành các dạng sulfo liên hợp và dạng
này không còn hoạt tính.
* Thải trừ: salbutamol được thải trừ chủ yếu qua đường niệu ở dạng còn
hoạt tính và dạng không còn hoạt tính, cụ thể: sau khi uống 24h, 58% - 78%
lượng dược chất được thải trừ, sau 72h khoảng 64% - 84% lượng dược chất
được thải trừ.
1.4. Tác dụng dược lý [2], [5], [9]
Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể P2 (ở cơ trơn
phế quản, cơ trơn tử cung, cơ trơn mạch máu), ít tác dụng trên thụ thể P1 (ở cơ
tim). Do đó thuốc có tác dụng làm giãn phế quản, giãn cơ tử cung và ít tác
dụng trên tim. Tác dụng giãn cơ còn phụ thuộc vào liều dùng.
Cơ chế tác dụng: Thuốc gắn vào thụ thể |3 - adrenergic tại màng tế bào
và gây ra sự biến đổi ATP thành AMP vòng, làm hoạt hoá các protein kinase
dẫn đến phosphoryl hoá các protein, làm tăng calci nội bào loại liên kết, giảm
calci nội bào ion hoá, kết quả là gây ức chế liên kết actin - myosin, do đó làm
giãn cơ trơn.
Ngoài ra salbutamol còn có tác dụng chống dị ứng bằng các tác dụng
lên dưỡng bào, ức chế sự giải phóng các chất trung gian hoá học gây co thắt
phế quản như histamin, yếu tố hoá ứng động bạch cầu đa nhân trung tính và
prostaglandin D.
3
Tác dụng giãn phế quản của salbutamol trên cả người bình thường lẫn
bệnh nhân suyễn hay bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Salbutamol
còn gia tăng sự thanh thải chất nhầy ở niêm mạc.
Salbutamol kích thích thụ thể p2 - adrenergic gây ra các tác dụng
chuyển hoá lan rộng: tăng lượng acid béo tự do, insulin, đường, lactat; giảm

nồng độ kali huyết.
1.5. Độc tính và tác dụng phụ [2], [5], [9]
Thường gặp: run nhẹ cơ xương, cơ vân, thường ở bàn tay.
ít gặp hơn: nhức đầu, giãn mạch ngoại biên, tăng nhẹ nhịp tim, hồi hộp,
co cứng cơ thoáng qua, mất ngủ, buồn nôn, chóng mặt và suy nhược.
Hiếm gặp hơn: phản ứng quá mẫn: nổi mề đay, phù mạch, nổi mẩn và
phù hầu họng, co thắt phế quản nghịch thường. Ở một số bệnh nhân
salbutamol có thể gây sốc, rối loạn tim mạch.
1.6. Chỉ định và liều dùng [2], [5], [9]
1.6.1. Chỉ định
- Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.
- Điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
- Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
- Điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.
- Điều trị viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang.
1.6.2. Liều dùng: Liều dùng được chỉ định theo từng cá thể.
Liều tối đa: Người lớn: 16mg/ngày.
Trẻ em: 8mg/ngày.
Tuỳ từng dạng thuốc mà chia số lần dùng cho thích hợp.
1.7. Chống chỉ định [2], [5], [9]
Dị ứng với một trong những thành phần của thuốc.
Điều trị dọa sẩy thai trong 3 - 6 tháng đầu mang thai.
4
1.8. Thận trọng [2], [5], [9]
Dùng thận trọng đối với bệnh nhân tim mạch nhất là bệnh nhân suy
động mạch vành, bệnh cơ tim tắc nghẽn, loạn nhịp tim và tăng huyết áp. Bệnh
nhân đái tháo đường, cường giáp, bệnh thần kinh đang điều trị bằng IMAO
Phụ nữ mang thai: vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 3
tháng đầu mang thai nên không khuyên cáo cho điều trị, đe doạ sẩy thai ở 3
tháng đầu và thứ hai của thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú: Hiện nay chưa biết salbutamol có tiết vào sữa mẹ
hay không, nhưng vì khả năng gây quái thai ở chuột thí nghiệm nên cần thận
trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
1.9. Quá liều và cách xử lý [2], [5], [9]
Do kích thích thụ thể Ị32 - adrenergic quá mức nên có thể gây triệu
chứng: co thắt phế quản bất thường, khô miệng, họng bị kích thích, ho, khản
tiếng, tăng hoặc giảm huyết áp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, run, chóng mặt,
nhức đầu, mất ngủ, suy nhược, hạ kali huyết.
Xử lý: Ngừng dùng thuốc, điều trị triệu chứng bằng biện pháp thích
hợp.
1.10. Tương tác thuốc [2], [5], [9]
* Không dùng salbutamol cùng lúc với các thuốc giống giao cảm khác
vì có thể gây độc hại cho tim mạch.
* Thận trọng khi dùng salbutamol cho bệnh nhân tâm thẩn đang điều trị
bằng IMAO hay các thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác.
* Các thuốc chẹn thụ thể Ị3 - adrenergic và salbutamol ức chế tác dụng
của nhau (như propranolol).
* Cần thận trọng khi dùng salbutamol cho người bệnh đang dùng thuốc
điều trị đái tháo đường, phải theo dõi công thức máu và nước tiểu.
* Thận trọng khi dùng với các thuốc kích thích p khác.
5
1.11. Các dạng bào chế của salbutamol [6]
1.11.1. Các dạng bào chế thường gặp của salbutamol trên thị trường [6]
* DURASAL - CR (Raptakos - Brett): viên nang tác dụng kéo dài giải
phóng có kiểm soát 8 mg.
* AZMASOL (Beximco { Aum Impex(PVT)}) dạng phun mù.
Liều: 100 mcg/liều X hộp 200 liều.
* SABUTAMOL DOMESCO (Domesco - VN).
Viên nén 2 mg X chai 100 viên.
2 mg X 3 vỉ X 10 viên.

* VENTOLIN.
- Dạng thuốc hít: 100 mcg/lần hít X 200 liều.
- Dạng phun mù: 2.5 mg/ 2.5 ml X 1 ống, 5 mg/ 2.5 ml X 1 ống.
- Dung dịch hô hấp: 5 mg/ml X 20 ml.
- Siro: 2 mg/5 ml X 60 ml.
* VOLMAX (Glaxo Smithkline): viên bao thẩm thấu tác dụng kéo dài
giải phóng có kiểm soát 4mg, 8mg.
1.11.2. Một số dạng bào chế mới của salbutamol
Iida kotaro và cộng sự [16] nghiên cứu bào chế salbutamol dạng bột có
chất bao phủ bề mặt là lactose - magie stearat dùng để bào chế thuốc phun
mù. Việc thêm chất bao phủ bề mặt là các chất này sẽ tạo ra một lớp áo kị
nước bao quanh các tiểu phân dược chất. Lớp áo này ngăn cản lực hút, sự dính
kết giữa các tiểu phân, đảm bảo giữ kích thước tiểu phân salbutamol thích hợp
cho điều trị.
Jain s . K. và cộng sự [17] nghiên cứu chế tạo vi cầu bám dính bề mặt
chứa salbutamol bằng phương pháp vi nhũ tương, các vi cầu này được dùng để
đóng vào nang cứng. Mục đích của nghiên cứu là tạo được vi cầu có chứa
salbutamol, các vi cầu có khả năng bám dính ở niêm mạc lâu, giải phóng hoạt
chất, phát huy tác dụng điều trị.
6
1.12. Các phương pháp định lượng salbutamol
* Phương pháp chuẩn độ đo thế [4], [25]
Nguyên tắc:
Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1N trong môi trường khan.
Xác định điểm kết thúc bằng điện thế kế.
* Phương pháp đo quang [4], [25]
Sử dụng để định lượng salbutamol trong viên nén, bước sóng 276nm.
* Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [11]
2. Đại cương về thuốc đạn
2.1. Sự hấp thu dược chất theo đường trực tràng [1], [10]

Sự hấp thu dược chất qua niêm mạc trực tràng xảy ra theo cơ chế
khuếch tán thụ động. Quá trình hấp thu dược chất từ thuốc đạn có thể phân
làm 2 giai đoạn theo sơ đồ:
Q
Viên thuốc Dược chất khuếch Sự hấp thu qua
Ụ.EĨ: 0-EErO T •
chảy lỏng hoặc hoà tan tán và hoà tan ^ niêm mạc
I____________________________________I I s J
1. Tá dược viên thuốc được chảy lỏng hoặc hoà tan 2. Dược chất được hấp
trong niêm dịch để giải phóng dược chất. thu qua niêm mạc.
Hình 1: Sơ đồ mô tả quả trình hấp thu dược chất qua đường trực tràng.
Từ nhiều công trình nghiên cứu người ta chứng minh rằng dược chất từ
thuốc đạn được hấp thu vào cơ thể theo các đường sau:
Đường thứ 1: Theo tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng
giữa qua tĩnh mạch chủ dưới vào hệ tuần hoàn chung không phải qua gan.
J
Đường thứ 2: Theo tĩnh mạch trực tràng trên vào tĩnh mạch cửa qua gan
trước khi vào hệ tuần hoàn chung.
Đường thứ 3: Theo hệ lympho rồi vào hệ tuần hoàn chung. Theo đường
này dược chất được hấp thu không đáng kể, có thể xem như lượng dược chất
được hấp thu theo 2 đường trên là chủ yếu.
Tỷ lệ hấp thu dược chất ở mỗi đường phụ thuộc vào vị trí đặt thuốc. Nếu
viên thuốc đặt ở vùng tĩnh mạch trực tràng dưới thì lượng dược chất được hấp
thu theo đường thứ 1 là 70% và đường thứ 2 là 30%. Nếu viên thuốc đặt ở
vùng tĩnh mạch trực tràng giữa thì lượng dược chất được hấp thu theo mỗi
đường là 50% [1], [10].
2.2. Ưu nhược điểm của thuốc đạn [1]
2.2.1. Ưu điểm
Có khoảng từ 50% - 70% lượng dược chất sau khi hấp thu được chuyển
vào hệ tuần hoàn không phải qua gan, không bị phân huỷ ở gan trước khi gây

tác dụng điều trị.
Dạng thuốc đạn còn thích hợp với các dược chất có mùi khó chịu, dễ
gây nôn mửa khi uống, các dược chất bị phân huỷ bởi dịch dạ dày, các dược
chất bị chuyển hoá nhanh ở gan.
Thích hợp với phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh ở trạng thái hôn mê
không uống được thuốc.
2.2.2. Nhược điểm
Sinh khả dụng thất thường, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Điều kiện bảo quản yêu cầu đặc biệt hơn dạng thuốc khác, đặc biệt khó
khăn trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
Sử dụng không thuận tiện có khi gây khó chịu, kích ứng nơi đặt.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc qua đường trực tràng
2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học [1], [10]
8
* Niêm dịch: Có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu dược chất từ
thuốc đạn, dược chất chỉ được hấp thu khi ở dạng hoà tan trong niêm dịch.
* pH của niêm dịch trực tràng: pH niêm dịch trực tràng 7,6 - 8, hơi
kiềm so với máu, không có khả năng đệm. Những dược chất có tính acid yếu
hoặc base yếu được hấp thu nhanh qua niêm mạc trực tràng.
* Sự co bóp của trực tràng.
Sự co bóp và nhu động trực tràng giúp cho quá trình hấp thu tốt hơn.
Lớp chất nhày trên bề mặt trực tràng làm chậm quá trình hấp thu dược
chất.
* Hệ tĩnh mạch trực tràng: có vai trò quan trọng trong hấp thu thuốc
theo đường trực tràng.
2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố dược học
2.3.2.1. Ảnh hưởng của dược chất [1], [10]
* Độ tan của dược chất: Để hấp thu qua niêm mạc trực tràng dược chất
phải được hoà tan trong niêm dịch, có sự tiếp xúc tối đa với bề mặt hấp thu.
Độ tan của dược chất có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ và mức độ hấp thu của

dược chất qua niêm mạc. Người ta thấy rằng các dược chất dễ tan trong nước
chuyển sang niêm dịch ruột một cách dễ dàng và mức độ hấp thu qua niêm
mạc trực tràng cao hơn hẳn các dược chất ít tan trong nước.
* Dẫn chất khác nhau của dược chất: Dẫn chất khác nhau của cùng một
dược chất cũng được hấp thu với mức độ khác nhau. Ví dụ: thuốc đạn chế với
tá dược Witepsol H I5, dược chất hydrocortison được hấp thu khoảng 30% còn
dẫn chất acetyl của nó được hấp thu khoảng 60% [10].
* Mức độ ion hoá: Dược chất ở trạng thái ít phân ly thì được hấp thu
nhanh qua niêm mạc trực tràng và ngược lại. Khi cho vào thuốc đạn những
muối có khả năng đệm để điều chỉnh pH của niêm dịch đến một giá trị thích
hợp mà ở đó dược chất ít bị phân ly thì sự hấp thu dược chất tăng lên rõ rệt.
9
* Kích thước của các tiểu phân dược chất: Kích thước tiểu phân dược
chất lớn thì quá trình hoà tan chậm và ngược lại tiểu phân càng mịn thì bề mặt
tiếp xúc càng lớn quá trình hoà tan và hấp thu sẽ càng nhanh.
Thuốc đạn chế với tá dược Witepsol H15 dược chất là testosteron thì
testosteron 2 - 3 |j.m có mức độ hấp thu khoảng 65%, trong khi đó kích thước
tiểu phân là 120 |Lim thì mức độ hấp thu không đáng kể [10].
2.3.2.2. Ảnh hưởng của tá dược [1], [10]
a. Các loại tá dược thuốc đạn
Trong thuốc đạn có 3 loại tá dược hay sử dụng:
* Tá dược thân dầu: Các tá dược này không tan trong niêm dịch nhưng chảy
lỏng ở thân nhiệt để giải phóng dược chất.
+ Bơ ca cao: có tỷ trọng d = 0,95, nhiệt độ nóng chảy là 34°c - 35°c,
việc sử dụng bơ ca cao làm tá dược còn hạn chế do nhiệt độ nóng chảy thấp,
khả năng nhũ hoá kém, có hiện tượng đa hình.
+ Các dẫn chất của dầu mỡ sáp bán tổng hợp.
Ưu điểm: Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, ổn định và bền vững hơn, có
khả năng nhũ hoá tốt, thích hợp với nhiều loại dược chất và phương pháp điểu
chế. Do có nhiều ưu điểm nên chúng được sử dụng rộng rãi trong thực tế,

những chất tiêu biểu trong nhóm tá dược này là Witepsol, Suppocire.
* Tá dược thân nước: Các tá dược này hoà tan trong niêm dịch để giải phóng
dược chất gồm các PEG, gelatin glycerin
+ PEG (Macogol): hay được sử dụng nhất vì nhiệt độ nóng chảy cao
(45°c - 55°C) thích hợp với các nước nhiệt đới. Có nhiều loại PEG, tuỳ theo
trọng lượng phân tử mà được gọi dưới các tên khác nhau như: PEG 400 , PEG
1500, PEG 4000, PEG 6000 Các tính chất vật lý như thể chất, độ chảy, độ
hoà tan cũng phụ thuộc vào trọng lượng phân tử.
10
* Tá dược nhũ hoá: vừa có khả năng chảy lỏng ở thân nhiệt vừa có khả năng
hút niêm dịch, làm cho viên thuốc tan rã để giải phóng dược chất như
Monolen, Tween 61 [1].
b. Ảnh hưởng của tá dược đến khả năng giải phóng và hấp thu dược chất từ
thuốc đạn [10]
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tá dược đến khả năng giải phóng
dược chất từ thuốc đạn, nhiều tác giả cho rằng:
+ Các dược chất dễ tan trong nước thì giải phóng tốt hơn từ thuốc đạn
chế với tá dược béo.
Taha và cộng sự [24] nghiên cứu thuốc đạn salbutamol chế với tá dược
Suppocire, Witepsol và PEG có thêm gel methylcellulose (MC), Eudispert
(Eud) ở các nồng độ 1,3, 6%. Các tác giả đã sử dụng phương pháp giải phóng
trực tiếp để nghiên cứu tốc độ giải phóng salbutamol ra khỏi thuốc đạn. Kết
quả cho thấy: Lượng dược chất giải phóng ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng chảy
của tá dược béo và khối lượng phân tử của PEG. Thuốc đạn chế với tá dược
Suppocire AP có tỷ lệ giải phóng salbutamol cao nhất là 80,8% sau 4 giờ. Khi
cho thêm 1% gel MC hoặc Eud trong thành phần tá dược, mức độ giải phóng
salbutamol tăng. Khi tăng nồng độ gel MC và Eud đến các tỷ lệ 3% và 6% thì
tốc độ giải phóng của salbutamol không theo quy luật chung. Thuốc đạn
salbutamol chế với Witepsol và 3% MC ổn định nhất, hàm lượng dược chất
còn 94.2% sau một năm bảo quản.

Heiman và cộng sự cho rằng: Sự hấp thu của natri phénobarbital từ tá
dược béo có nhiệt độ nóng chảy thấp xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với
tá dược béo có nhiệt độ nóng chảy cao. Vì rằng, sự hấp thu dược chất chỉ xảy
ra khi viên thuốc đã chảy lỏng hoàn toàn. Sự hấp thu của natri phénobarbital
từ đạn chế với tá dược béo cũng tốt hơn từ đạn chế với tá dược thân nước [10].
+ Các dược chất khó tan trong nước thì giải phóng tốt hơn từ thuốc đạn
chế với tá dược thân nước [10].
11
Nguyên Phú Bình [7] đã nghiên cứu xây dựng công thức thuốc đạn
trimethoprim. Tác giả nhận xét rằng: thuốc đạn trimethoprim chế với tá dược
PEG 4000 và PEG 1500 với tỷ lệ 5: 95 có tỷ lệ giải phóng dược chất cao nhất
(33,6% sau 4 giờ). Khi sử dụng tá dược bơ cacao và tá dược suppocire, tỷ lệ
giải phóng dược chất tương ứng là 9,8% và 16,4% sau 4 giờ.
Một số công trình nghiên cứu cũng cho thấy: paracetamol được giải
phóng tốt hơn từ tá dược PEG so với tá dược bơ cacao. Sau khoảng 4h khảo sát
thuốc đạn chế với tá dược PEG giải phóng được 72% paracetamol, trong khi
đó thuốc đạn chế với tá dược bơ cacao chỉ giải phóng được 52% [10].
Nghiến cứu với thuốc đạn indomethacin cũng cho kết quả tương tự,
người ta thấy rằng indomethacin được giải phóng từ tá dược PEG tốt hơn từ tá
dược Witepsol [10].
+ Đối với tá dược nhũ tương, mức độ giải phóng hoạt chất dễ tan trong
nước sẽ tăng lên khi tỷ lệ nước có trong thành phần của tá dược tăng. Thời
gian giải phóng hoạt chất kéo dài khi thêm các polyme thân nước vào thành
phần [10].
2.3.2.3. Ảnh hưởng của chất diện hoạt [1], [10]
Chất diện hoạt có trong thành phần thuốc đạn ảnh hưởng đáng kể đến
sự giải phóng và hấp thu dược chất. Thường hay sử dụng các chất diện hoạt
không ion hoá như Tween, Span, Mirj, Brij, Poloxame, Cremophor, Solutol
Onyeji và cộng sự [23] nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất làm tăng
giải phóng cloroquin ra khỏi thuốc đạn với hỗn hợp tá dược PEG 1000 và PEG

4000 tỷ lệ 75 : 25. Khi dùng các chất diện hoạt không ion hoá như Tween 20,
Tween 80, các tác giả nhận thấy: các chất diện hoạt và natri salicylat đều làm
tăng mức độ giải phóng cloroquin ra khỏi tá dược thuốc đạn. Nồng độ natri
salicylat thích hợp nhất là 25% so với dược chất.
Berko [13] nghiên cứu dùng các chất diện hoạt: Cremophor RH40,
Cremophor RH60, Solutol HS15 với nồng độ 1, 3, 5 và 10% để làm tăng khả
12
năng hấp thu của acid ethacrynic trong thuốc đạn. Tác giả kết luận: nồng độ
3% là tốt nhất cho cả 3 chất diện hoạt trên. Công thức đạn chứa tá dược
Witepsol H15 và 1% Solutol HS15 làm tăng mức độ giải phóng dược chất ra
khỏi thuốc đạn.
Theo Riegelman, chất diện hoạt làm tăng mức độ giải phóng và hấp thu
dược chất theo các cơ chế sau đây:
Tăng khả năng hoà tan của các dược chất ít tan.
Thay đổi hệ số phân bố của dược chất trong hệ tá dược.
Làm giảm sức căng bề mặt và làm sạch màng nhầy bao phủ niêm mạc
trực tràng và do vậy tăng diện tích hấp thu dược chất
Tăng khả năng thấm của niêm mạc [10].
2.3.2A. Ảnh hưởng của các polyme tạo gel
Thuốc muốn được hấp thu ở trực tràng yêu cầu đầu tiên là viên thuốc
phải chảy lỏng hoặc tan ở trực tràng để giải phóng dược chất. Ngoài ra, viên
thuốc phải có độ cứng phù hợp, có lực bám dính sinh học và thời gian lưu ở
trực tràng hợp lý thì sự hấp thu thuốc mới được tối ưu.
Mục đích của việc thêm các polyme tạo gel vào công thức thuốc đạn là
nhằm tăng lực bám dính sinh học, tăng thời gian lưu của thuốc ồ trực tràng,
cải thiện một số đặc tính của viên đạn, để tăng tác dụng điều trị của thuốc.
Trong chế đạn tác dụng kéo dài việc thêm các chất tạo gel là hướng nghiên
cứu rất cần thiết.
Erimis và Tarimci [14] nghiên cứu thuốc đạn ketoproíen giải phóng kéo
dài chứa hydroxy propyl methyl cellulose phtalate (HP55). Tá dược sử dụng là

các PEG, Witepsol H15 và Massa estarium B.
Khi nghiên cứu in vitro tác giả thấy rằng: ketoproíen được giải phóng
rất chậm ra khỏi tá dược Witepsol H15 và Massa estarium B. Sau 8 giờ, lượng
thuốc giải phóng là 60% - 80%. Trong khi đó, ketoproíen giải phóng khá
13
nhanh từ thuốc đạn có tá dược là PEG. Sau 3,5 giờ hầu như thuốc được giải
phóng hoàn toàn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi sử dụng HP55 theo tỷ lệ
ketoprofen/HP= 1: 2 là thích hợp nhất cho dạng thuốc đạn tác dụng kéo dài,
dược chất giải phóng hoàn toàn sau 8 giờ. Nếu sử dụng HP55 với tỷ lệ
ketoprofen/HP =1:3, sau 8 giờ thuốc giải phóng được 85%.
Han-Gon-Choi nghiên cứu sinh khả dụng của ibuprofen từ thuốc đạn
chứa gel poloxamer 188 và menthol. Tác giả thấy rằng: poloxamer 188 và
menthol làm tăng đáng kể hấp thu của ibuprofen từ thuốc đạn [20].
Han-Gon-Choi cũng nghiên cứu các đặc điểm hoá lý của gel poloxame
chứa natri diclofenac dạng thuốc đạn. Tác giả nhận xét: Thuốc đạn chế với
natri clorid, natri diclofenac, gel poloxamer có độ ổn định vật lý, thuận lợi,
hiệu quả và dược chất natri diclofenac có khả năng hấp thu nhanh ở trực tràng
[19].
2.4. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng của thuốc đạn [10]
Thường sử dụng 2 phương pháp
- Phương pháp in vitro nhằm xác định tốc độ và mức độ giải phóng hoạt
chất từ thuốc đạn.
- Phương pháp in vivo đánh giá sinh khả dụng của thuốc.
2.4.1. Phương pháp in vitro
Những phương pháp in vitro đánh giá mức độ và tốc độ giải phóng dược
chất ra khỏi thuốc đạn, cho biết nhũng thông số đầu tiên liên quan đến sinh
khả dụng của thuốc, vì rằng chính lượng dược chất đó sẽ được hấp thu qua
niêm mạc trực tràng.
* Phương pháp hòa tan trực tiếp

Mỗi viên thuốc đạn được đặt trong một bình thuỷ tinh có sẵn 10ml nước
cất ở 37°c. Những bình thuỷ tinh được duy trì nhiệt độ ở 37°c bằng máy điều
14
nhiệt. Cứ sau khoảng thời gian 10 phút lấy ra một bình, làm lạnh bằng nước
đá, lọc và xác định lượng dược chất trong dung dịch.
Phương pháp này cho kết quả có ý nghĩa định hướng sơ bộ, kết quả mắc
sai số tương đối lớn.
* Phương pháp khuếch tán keo
Sử dụng một lượng xác định thuốc đạn đã đun chảy, đổ vào những lỗ
đục sẵn trong môi trường thạch đông rồi đặt vào tủ ấm ở 37°c. Khả năng giải
phóng dược chất từ thuốc đạn được xác định bằng đường kính vòng tròn
khuếch tán dược chất sau những khoảng thời gian nhất định.
Phương pháp này cho kết quả có sai số lớn, vì sự khuếch tán keo phụ
thuộc nhiều vào độ lớn của phân tử dược chất.
* Phương pháp khuếch tán qua màng bán thấm
Phương pháp này xác định lượng dược chất được khuếch tán từ một pha
lỏng có chứa thuốc đạn ở 37°c, qua một màng bán thấm sang một pha lỏng
khác ở cùng nhiệt độ.
+ Điều kiện tiến hành
Nhiệt độ: 37°c ± 0,5.
Môi trường mà dược chất khuếch tán thường là nước cất hoặc hệ đệm
có pH gần bằng 7.
Sự chuyển động của pha lỏng được thực hiện nhờ một lực cơ học: que
khuấy, máy khuấy từ
Phương pháp này có ưu điểm là dược chất khuếch tán qua một màng
bán thấm ở 37°c gần giống với sự khuếch tán thụ động qua niêm mạc trực
tràng.
2.4.2. Phương pháp in vivo
Những phương pháp in vivo thường là xác định sự biến thiên nồng độ
dược chất trong máu sau khi đặt thuốc đạn. Đôi khi người ta cũng nghiên cứu

hấp thu thông qua việc xác định lượng dược chất được thải trừ trong nước tiểu.
15
Những phương pháp này thường phản ánh một cách đúng đắn sinh khả dụng
của thuốc, nó cho biết lượng dược chất đã được hấp thu và tốc độ đi vào hệ
tuần hoàn của thuốc.
Nghiên cứu in vivo chỉ có ý nghĩa khi được so sánh đối chiếu với dạng
tiêm tĩnh mạch hoặc một dạng chuẩn khác đã được biết với cùng liều lượng.
16
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên yật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 1: Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm.
STT
Tên nguyên liệu
Nguồn gốc Tiêu chuẩn
01 Salbutamol Sulfat
Trung Quốc BP2001
02 Bơ cacao
Việt Nam
DĐVNIII
03 Suppocire CM Bỉ
DĐPhápX
04 Polyethylen glycol 400 Nhật USP26
05
Polyethylen glycol 4000
Nhật USP26
06
Polyethylen glycol 6000
Nhật USP26
07

CMC
Pháp DĐ Pháp X
08
NaCMC Pháp
DĐ Pháp X
09
HPMC
Pháp DĐPhápX
2.1.2. Thiết bị
Khuôn đạn lg (Hungari).
Máy khuấy từ Kika - Werke (Đức).
Máy đo quang phổ tử ngoại VARIAN- CARRY, HELIOS (Anh).
Dụng cụ sứ, thuỷ tinh: Bát sứ, cốc thuỷ tinh, ống đong, bình định mức.
2.1.3. Nội dung thực nghiệm
17
Máy thử độ rã ERWEKA - ZT4 (Đức).
Nồi đun cách thuỷ BUCHI ( Thụy sỹ).
Màng bán thấm celophan.
Cân phân tích, cân kỹ thuật.
* Nghiên cứu phương pháp định lượng salbutamol trong thuốc đạn.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược đến khả năng giải phóng của thuốc đạn
salbutamol.
Trong thực nghiệm này chúng tôi sử dụng hai nhóm tá dược khác nhau:
Tá dược thân dầu:
Bơ cacao.
Suppocire CM.
Tá dược thân nước:
Polyethylen glycol 400 (PEG 400 ).
Polyethylen glycol 4000 (PEG 4000).
Polyethylen glycol 6000 (PEG 6000).

* Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tạo gel đến khả năng giải phóng của
thuốc đạn salbutamol.
Trong thực nghiệm này chúng tôi sử dụng 3 chất tạo gel là các dẫn chất
của cellulose:
Carboxy methyl cellulose (CMC).
Natri carboxy methyl cellulose (NaCMC).
Hydroxy propyl methyl Cellulose (HPMC).
* NaCMC và CMC: được sử dụng nhiều trong bào chế với nhiều mục đích
khác nhau tuỳ thuộc vào nồng độ [1], [12].
- Tác nhân nhũ hoá: 0,25 - 1,0%
- Tạo gel: 3,0 - 6,0%
- Dùng trong thuốc tiêm: 0,05 - 0,75%
- Dung dịch thuốc uống: 0,1 - 1,0%
- Tá dược dính trong viên: 1,0 - 6,0%.
* HPMC: Bền với các yếu tố ngoại môi, không có mùi vị riêng, tùy thuộc vào
nồng độ mà có độ nhớt khác nhau, được sử dụng nhiều trong bào chế với
nhiều mục đích [1], [12].
18
I I
- Màng bao film.
- Màng bao kiểm soát giải phóng
- Tác nhân nhũ hoá
- Chất dính trong viên
- Chất làm tăng độ nhớt.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm
2.1.4.1. Phương pháp chế tạo gel 3% của các chất CMC, NaCMC và HPMC
- Cân 3 g chất tạo gel cho vào cốc chứa 100ml nước cất, ngâm cho chất
tạo gel trương nở hoàn toàn (30 - 90’). Khuấy đều thu được khối gel đồng nhất
2.1.4.2. Phương pháp bào chế thuốc đạn salbutamol lOmg
Sử dụng phương pháp đun chảy đổ khuôn

* Với tá dược béo (bơ cacao, Suppocire CM)
Nghiền mịn salbutamol trong cối sứ, thêm đồng lượng tá dược, tiếp tục
nghiền trộn kỹ thành khối bột nhão đồng nhất, đun chảy lượng tá dược còn lại
trên bếp cách thuỷ. Cho hỗn hợp bột nhão trên vào khuấy trộn. Thêm gel (nếu
có), khuấy trộn đều sau đó để hỗn hợp nguội gần đến nhiệt độ đông đặc rồi đổ
khuôn.
* Với tá dược thân nước (PEG)
Cân tá dược và dược chất theo công thức, đun chảy PEG trên bếp cách
thuỷ sau đó cho salbutamol vào, khuấy trộn đến khi salbutamol phân bố đều,
thêm gel (nếu có). Chờ hỗn hợp đến gần nhiệt độ đông đặc rồi đổ khuôn.
Khuôn đạn sau khi đổ khuôn để vào tủ lạnh 30 phút.
2.1.4.3. Phương pháp xác định khả năng giải phóng hoạt chất từ thuốc đạn [7],
[10]
Xác định khả năng giải phóng hoạt chất từ thuốc đạn được tiến hành
theo phương pháp khuếch tán qua màng bán thấm,
a. Thiết bị
Thiết bị được cấu tạo như sau (hình 2)
19
1

2

1
o
£
5
Hình 2: Thiết bị xác định khả năng giải phóng hoạt chất từ thuốc đạn.
3. Màng bán thấm celophan
Cốc thuỷ tinh (1) chứa 200ml nước cất ở nhiệt độ 37± 0.5° c, cốc được
ổn định nhiệt độ bằng thiết bị điều nhiệt (5). Nước được chuyển động nhờ máy

khuấy từ (4) có tốc độ quay là 250 vòng /phút. Dùng nhiệt kế (2) để kiểm tra
nhiệt độ.
b. Tiến hành
Viên thuốc đạn được đặt trong túi màng bán thấm celophan (3), màng
bán thấm có diện tích xung quanh là 25 cm2, trong túi chứa 3ml nước cất ở
nhiệt độ 37°c.
Cứ sau từng khoảng thời gian 30, 60, 90, 120, 150, 180 phút, hút chính
xác 5ml dung dịch trong cốc, bổ xung 5ml nước cất tương ứng vào cốc. Lọc
dung dịch và đo quang ở bước sóng X = 276nm.
Lượng dược chất được giải phóng sau khoảng thời gian xác định được
tính dựa vào công thức:
1. Cốc thuỷ tinh.
2. Nhiệt kế.
4. Máy khuấy từ.
5. Bộ phận điều nhiệt.
77
n- 1
20

×