Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

nghiên cứu bào chế thuốc tiêm gentamicin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 54 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI
HOÀNG THỊ HƯƠNG GIANG
NGHIÊN Cứu BÀO CHẾ THUỐC
TIÊM GENTAMICIN
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1999 - 2004)
- Người hướng dẫn
- Noi thực hiện
- Thời gian thực hiện
PGS. TS. Nguyễn Văn Long
DS. Đinh Thuỳ Dương
Bộ Môn Bào Chế
8/2003 - 4/2004
HÀ NỘI: 05/2004
♦íĩUựAiẸN *
i(s (i3
LÙU cảm ƠR
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới:
PGS.TS. m ư Y Ễ ĩl VầRLORQ
Đ S. ĐJRIị T lịư Ỳ m m G
đã tận tình chỉ bảo và dành nhiều thời gian giúp đỡ em hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp. Qua khoá luận này em đã học hỏi từ phía các thầy cô rất nhiều
điều bổ ích, không chỉ trong học tập, mà cả ở công việc của em trong tương
lai.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, kĩ thuật viên bộ môn Bào
chế, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận.
Hà Nội: tháng 5 - 2004
Sinh viên: Hoàng Thị Hương Giang
mạc Lạc
Trang
ĐẶT VẤN Đ Ể 1


PHẦN1- TỔNG QUAN 2
1.1. Đại cương về độ ổn định của thuốc tiêm

2
1.1.1. Các phản ứng phân huỷ dược chất
2
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm

5
1.2. Đại cương về gentamicin 7
1.2.1. Nguồn gốc và cấu trúc hoá học
7
1.2.2. Đặc điểm vật lý và hoá học 7
1.2.3. Độ ổn định của gentamicin 8
1.2.4. Đặc điểm dược động học

9
1.2.5. Đặc điểm dược động học của từng thành phần trong hỗn 10
hợp gentamicin
1.2.6. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng
10
1.2.7. Chỉ định, liều dùng, cách dùng 11
1.2.8. Tác dụng không mong muốn 11
1.2.9. Tương tác, tương kỵ 12
1.2.10. Các dạng bào chế của gentamicin 12
1.2.11. Các phương pháp phân tích gentamicin 14
PHẦN n-THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 17
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm

17

2.1.1. Nguyên vật liệu
17
2.1.2. Phương tiện thực nghiệm 17
2.1.3. Nội dung nghiên cứu 18
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm 18
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 23
2.2.1. Kết quả nghiên cứu phương pháp phân tích gentamicin trong 23
chế phẩm thuốc tiêm
2.2.2. Kết quả nghiên cứu độ ổn định của thuốc tiêm gentamicin

31
PHẦN 3- KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 44
3.1. Kết luận 44
3.1.1. Về phương pháp phân tích thuốc tiêm gentamicin sul/at 44
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiềm 44
gentamicin 40mg/ml
3.1.3 Vềxây dựng công thức thuốc tiêm 45
3.2. Đề xuất 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
BP
British Pharmacopoeia
DĐVN
Dược điển Việt Nam
HPLC
Sắc kí lỏng hiệu năng cao
USP
United State Pharmacopoeia
dd
Dung dịch

CT
Công thức
CTPT
Công thức phân tử
KLPT
Khối lượng phân tử
ĐẶT VÂN ĐỂ
Gentamicin là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm aminoglycosid có tác
dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi trực khuẩn hiếu khí gram âm và
các cầu khuẩn gram dương.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các dạng bào chế của
gentamicin nhưng thuốc tiêm vẫn là dạng thuốc kinh điển của gentamicin được
sử dụng nhiều trong điều trị. Trong những năm gần đây, ngoài các công trình
nghiên cứu về dạng thuốc mới, còn có một số nghiên cứu về dược động học của
các thành phần gentamicin trong chế phẩm và phương pháp phân tích các thành
phần đó.
Ở Việt Nam, trước đây có khá nhiều cơ sở sản xuất thuốc tiêm gentamicin
nhưng độ ổn định tương đối thất thường. Đặc biệt là từ khi DĐVN III ra đời, thay
đổi chuyên luận gentamicin, tương tự như Dược điển Anh 2001, có một số chế
phẩm thuốc tiêm gentamicin không đạt các chỉ tiêu trong Dược điển, đặc biệt là
chỉ tiêu về các thành phần gentamicin. Hiện nay, trong nước chỉ còn rất ít cơ sở
sản xuất thuốc tiêm gentamicin đạt tiêu chuẩn chất lượng Dược điển Việt Nam.
Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng của thuốc tiêm gentamicin, chúng tôi
thực hiện đề tài này với mục tiêu:
> Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công thức tới độ ổn
định của thuốc tiêm gentamicin.
> Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật bào chế tới độ ổn định của
thuốc tiêm gentamicin.
1
PHẦN l:TổNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG ĐỘ VỂ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC TIÊM
1.1.1.Các phản ứng phân huỷ dược chất
ỉ.1.1.1. Phản ứng thuỷ phân[3]
Phản ứng thuỷ phân thường xảy ra với những hợp chất có các liên kết este,
amid, lactam, imid Để hạn chế phản ứng thuỷ phân người ta tìm cách giảm tỷ lệ
nước trong dung dịch bằng cách sử dụng các dung môi đồng tan với nước hoặc
pha trong dầu (với các dược chất tan trong dầu). Đồng thời hạn chế sự có mặt của
các ion kim loại, yếu tố acid, kiềm và sự tác động của nhiệt độ trong quá trình
sản xuất cũng như bảo quản thuốc.
1.1.1.2. Phản ứng oxy hoá
Trong thực tế có rất nhiều thuốc bị giảm hiệu lực điều trị sau một thời gian
bảo quản do phản ứng oxy hoá như: gentamicin, adrenalin, morphin, vitamin c,
a, Cơ chế phản ứng
Quá trình oxy hoá dược chất xảy ra theo phản ứng chuỗi với 3 giai đoạn [25]
♦ Giai đoạn khơi mào: dưới tác động của oxy nguyên tử, gốc tự do và sự xúc
tác của các ion kim loại, bức xạ uv, nhiệt độ, một chuỗi phản ứng oxy hoá sẽ
xảy ra do tạo các gốc tự do (In°) từ các phân tử nhạy cảm với các tác nhân này.
+ Phát triển phản ứng: các gốc tự do (In°) được tạo ra ở trên liên tiếp tác động
vào các phân tử dược chất để tạo các gốc tự do mới.
In° +RH
R° + 0 2
ROO° + R,H
► ROO°
► ROOH + R
2
+Kểt thúc phản ứng: các gốc tự do được tạo ra ở trên kết hợp lại thành các
phân tử mới với tốc độ ~109 M/giây.
R° + R°

► R-R

+ RÎ
► Rj-Rj
ROO° + R°
_____
* ROOR
ROO0 + R /

► ROORj
b, Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hoá
• Sự có mặt của oxy nguyên tử hoặc các gốc tự do.
• Các yếu tố xúc tác cho phản ứng oxy hoá dược chất bao gồm:
-pH không thích hợp: nói chung môi trường kiểm thường làm cho thuốc nhạy
cảm hơn với các tác nhân oxy hoá, trong mồi trường acid thuốc ổn định hơn.
-Bức xạ tử ngoại: bức xạ tử ngoại có năng lượng cao, có thể chuyển phân tử
dược chất lên trạng thái năng lượng cao, dễ tham gia phản ứng oxy hoá hoặc có
thể tác động vào các chất phụ tạo gốc tự do làm phân huỷ nhanh dược chất[6].
-Vết kim loại nặng: các ion kim loại có ảnh hưởng lớn tới tốc độ phân huỷ
dược chất. Kim loại chỉ cần ở dạng vết cũng có thể xúc tác cho chuỗi phản ứng
oxy hoá phân huỷ dược chất. Có thể sắp xếp khả năng xúc tác phản ứng oxy hoá
cuả một số ion kim loại như sau[3]:
Cu2+> Fe3+> Pb2+> Co2+> Mn2+> Mg2+> Ca2+
-Nhiệt độ cao: nhiệt độ có thể ảnh hưởng tới hầu hết các phản ứng phân huỷ
dược chất. Thông thường, khi tăng nhiệt độ lên 10°c tốc độ phản ứng tăng 2-5
lần[6,8].
❖ Ảnh hưởng của quá trình tiệt khuẩn đối với sự oxy hoá.
+Phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt độ đối với dạng thuốc lỏng thường
làm tăng tỷ lộ oxy hoá thuốc. Lượng oxy hoà tan tỷ lệ nghịch với nhiệt độ nên ở
nhiệt độ cao thì có ít oxy hoà tan, nhưng tỷ lệ tham gia phản ứng oxy hoá dược
chất nhiều hơn và tốc độ phản ứng lại nhanh hơn ban đầu.
+Phương pháp tiệt khuẩn bằng bức xạ (bức xạ điện từ hoặc tia gamma)

[39]: hiện nay một số chế phẩm thuốc trên thị trường được tiệt khuẩn bằng bức
xạ, bao gồm thuốc mỡ tra mắt, thuốc mỡ sử dụng tại chỗ, thuốc nhỏ mắt, thuốc
tiêm và sản phẩm thuốc thú y. Bức xạ gamma có ưu điểm là sử dụng được cho
sản phẩm đã bao gói và những thuốc nhạy cảm với nhiệt độ (do nhiệt độ của bức
xạ dưới 5°C).
c, Một số biện pháp hạn chế phản ứng oxy hoá phân huỷ dược chất[3]
♦ Thêm chất chống oxi hoá như: natri bisulfit, acid ascorbic, cystein, natri
metabisulfit, dithionit, natri Sulfit, Rongalit với nồng độ thích hợp.
♦ Sử dụng các chất hiệp đồng chống oxy hoá (có tác dụng khoá các ion kim
loại nặng): natri edetat, acid tatric, acid citric, acid fumaric, acid malic,
♦ Điều chỉnh pH thích hợp để hạn chế quá trình oxy hoá.
♦ Loại oxy hoà tan trong nước cất pha tiêm trước khi pha chế, đóng ống và
hàn ống trong bầu khí trơ.
♦ Hạn chế sự tác động của nhiệt độ trong quá trình pha chế và bảo quản.
1.1.1.3. Phản ứng quang hoá
Khi có bức xạ u v có mức năng lượng cao, các dược chất dễ tham gia phản
ứng quang hoá làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
1.1.1.4. Phản ứng racemỉc hoá
Dưới tác động của các tác nhân như ánh sáng, nhiệt độ, một số dược chất
có thể bị racemic hoá chuyển sang dạng đồng phân mới có tác dụng yếu hoặc
mất tác dụng, thậm chí tạo các sản phẩm có hại.
4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm
Các yếu tố tác động đến độ ổn định của thuốc tiêm có thể khái quát như sau
1.1.2.1. Yếu tố thuộc về công thức thuốc
a, Bản chất của dược chất
Các dược chất khác nhau có tính chất vật lý, hoá học khác nhau và độ bền
vững cũng khác nhau. Do đó tuỳ thuộc vào từng dược chất mà ta phải nghiên cứu
xây dựng các công thức và kỹ thuật bào chế đảm bảo độ ổn định, an toàn và hiệu
lực điều trị.

b, Ảnh hưởng của dung môi
Dung môi là nước sẽ gây phản ứng phân huỷ các dược chất dễ bị thuỷ phân.
Dung môi không tinh khiết làm cho các phản ứng phân huỷ xảy ra nhanh hơn.
c, pH dung dịch
pH là một trong những tác nhân xúc tác cho các phản ứng phân huỷ dược
chất, ảnh hưởng đến độ tan, độ ổn định của dược chất và sinh khả dụng của
thuốc. Vì vậy phải nghiên cứu lựa chọn pH thích hợp cho từng dược chất.
dy Ảnh hưởng của các chát phụ
Tuỳ thuộc vào từng loại dược chất, người ta nghiên cứu sử dụng thêm các
chất phụ thích hợp {chất chống oxy hoá, chất hiệp đồng chống oxy hoá, các chất
5
bảo quản, ) để đảm bảo độ ổn định của chế phẩm.
e, Ảnh hưởng của đồ bao gói
Bao bì đựng thuốc tiêm luôn tiếp xúc trực tiếp với dược chất, trong quá
trình bảo quản nó có thể "nhả" một số chất vào thuốc tiêm làm ảnh hưởng đến độ
ổn định của thuốc.
1.1.2.2. Yếu tố thuộc kỹ thuật bào chế
Các yếu tố thuộc kỹ thuật bào chế ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm
bao gồm: điều kiện pha chế kín hay hở; nhiệt độ và thời gian pha; trình tự pha; sự
có mặt của khí trơ; nhiệt độ, thời gian và phương pháp tiệt khuẩn.
Do đó phải tiến hành pha chế nhanh, hạn chế tiếp xúc với không khí (để hạn
chế oxy hoà tan trong dung dịch, tránh nhiễm khuẩn và tránh tiếp xúc với ánh
sáng), bào chế kín, hoà tan chất phụ trước rồi đến dược chất, đóng và hàn ống
trong bầu khí trơ.
1.1.2.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản
Điều kiện bảo quản cũng có ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định của chế phẩm.
Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm trong quá trình bảo quản có thể xúc tác
cho phản ứng phân huỷ dược chất. Vì vậy đối với mỗi chế phẩm cần phải nghiên
cứu điều kiện bảo quản thích hợp để đảm bảo tuổi thọ của thuốc.
6

1.2. ĐẠI CƯƠNG VỂ GENTAMICIN
1.2.1. Nguồn gốc và cấu trúc hoá học
a, Cấu trúc hoá học [1,14,38]
Gentamicin
R1
r 2 r 3
CTPT
KLPT
Q
Me NHMe H
C2iH43N50 7 477,6
C2
H
n h2 H
c20h41n 5o 7 463,5
c la
Me n h 2 H
c 19h 39n 5o7
449,4
Qa
H
n h 2
Me C2oH4iN50 7 463,5
Ngoài cấu trúc trên, theo một số tài liệu khác [4,37] hỗn hợp gentamicin
bao gồm cả các thành phần gentamicin A,B,X
b, Nguồn gốc
Gentamicin Sulfat là hỗn hợp các muối Sulfat của các chất kháng khuẩn
được điều chế từ Micromonospora purpurea. Hoạt lực không được dưới 590
IU/lmg (tính theo chế phẩm khan)[l,14,38].
1.2.2. Đặc điểm vật lý và hoá học [1,14,19,34]

-Tính chất: gentamicin Sulfat là bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng.
-Nhiệt độ nóng chảy của gentamicin =102"ỉ_108oc và nhiệt độ nóng chảy
của gentamicin Sulfat =218-ỉ-237°c [39].
-Dung dịch 4% (w/v) gentamicin Sulfat có pH =
7
-Góc quay cực riêng (dung dịch 10%): +107° ■=■ +121°
-Độ tan: gentamicin Sulfat tan tốt trong nước, tan trong ethylen glycol,
formamid. Thực tế không tan trong ethanol, cloroform, ether, aceton, benzen.
1.2.3. Độ ổn định của gentamicin
1.2.3.1. Nguyên liệu, dung dịch và các dạng bào chế khác của gentamỉcin
Gentamicin Sulfat ở dạng nguyên liệu tinh khiết khá ổn định, ít bị phân
huỷ trong dung dịch đệm pH từ 2 đến 14. Chế phẩm thuốc tiêm và thuốc dùng tại
chỗ bị phân huỷ dưới 10% ở điều kiện 37°c trong 2,5-3 năm[39].
1.2.3.2. Dung dịch pha lại và đóng gói ỉại của gentamicin
♦ Theo Zbrozek và cộng sự: gentamicin Sulfat (Elkins-Sinn) 120mg pha loãng
với lml NaCl 0,9% thành 4ml giảm 10% hàm lượng khi bảo quản trong ống tiêm
bằng polypropylen trong 48 giờ ở 25°c, dưới ánh sáng huỳnh quang[39].
♦ Theo Marble và cộng sự: gentamicin Sulfat (Elkins-Sinn) nồng độ 120mg/50ml
pha trong dung dịch dextrose 5% bị mất 6% hoạt tính và trong NaCl 0,9% mất
2% hoạt tính khi bảo quản ỏ -20°c trong 28 ngày[27].
+Gentamicin Sulfat (Schering) 50mg pha trong 50ml dung dịch dextrose 5%
cũng như trong dung dịch NaCl 0,9% và đựng trong túi nhựa không mất hoạt tính
khi bảo quản ở -20°c trong 30 ngày[27].
+Trong một nghiên cứu khác: gentamicin Sulfat 50mg pha trong 100ml dung
dịch dextrose 5% đựng trong túi nhựa, bảo quản ở -20°c trong 30 ngày, sau đó để
tan chảy ở nhiệt độ thường hoặc bởi bức xạ lò vi sóng, thì không thấy giảm hoặc
biến màu và không mất hoạt lực trong thí nghiêm vi sinh. Bảo quản tiếp hỗn hợp
ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ thì hầu như không mất hoặc mất rất ít hoạt lực[27].
♦ Khi bảo quản dung dịch gentamicin Sulfat trong ống tiêm nhựa, hoạt lực trung
bình giảm 16% trong 30 ngày và tạo kết tủa màu nâu. Còn đối với ống tiêm thuỷ

tinh, hoạt lực trung bình giảm 7% trong 30 ngày, kết tủa màu nâu không xuất
8
1
hiện trong 30 ngày nhưng lại xuất hiện sau 60 ngày[39].
1.2.3.3. Dung dịch thẩm phân phúc mạc
Dooley DP và cộng sự đã nghiên cứu độ ổn định hoá học và sinh học của
gentamicin, vancomycin và hỗn hợp gentamicin+vancomycin, độ ổn định sinh
học của ceftazidim, trộn với dung dịch thẩm phân phúc mạc và để ở nhiệt độ
phòng hoặc dưới điều kiện lạnh trong 14 ngày. Kết quả cho thấy nồng độ kháng
sinh không giảm trong 14 ngày đối với vancomycin hoặc gentamicin, hỗn hợp
kháng sinh với dung dịch thẩm phân phúc mạc duy trì độ ổn định hoá học trong
điều kiện trên trong ít nhất 14 ngày[16].
1.2.4. Đặc điểm dược động học
1.2.4.1. Hấp thu
Gentamicin khống hấp thu qua đường tiêu hoá, nên chủ yếu được dùng qua
đường tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.
Đối với người bệnh có chức năng thận bình thường, sau khi tiêm bắp
khoảng 30-60 phút với liều lmg/kg thể trọng, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt
được 4ụg/ml, giống nồng độ sau khi tiêm truyền tĩnh mạch và duy trì tác dụng
khoảng 6-12 giờ[2,5,10].
1.2.4.2. Phân bố
Gentamicin ít gắn với protein huyết tương, khuếch tán chủ yếu vào dịch
ngoại bào, qua được nhau thai và sữa mẹ, ít qua dịch não tuỷ kể cả khi màng não
bị viêm. Khuếch tán kém vào mỡ, xương[2,5,10].
1.2.4.3. Chuyển hoá và thải trừ
Gentamicin không bị chuyển hoá trong cơ thể nên được thải trừ (gần như
không đổi) ra nước tiểu qua lọc ở cầu thận: có 65% lượng thuốc tiêm được thải
qua nước tiểu trong 6 giờ đầu và 80% liều dùng được bài xuất ra nước tiểu trong
24 giờ. Tuy vậy, gentamicin tích luỹ ở mô, đặc biệt là mô thận nên ở những bệnh
9

nhân suy giảm chức năng thận thải trừ thuốc chậm (phải điều chỉnh liều)[2,5,10].
1.2.5. Đặc điểm dược động học của từng thành phần trong hỗn hợp
gentamicin
Gentamicin là hỗn hợp của nhiều thành phần trong đó thành phần chính là
gentamicin Cl5 Cla, C2, C2a và một số thành phần phụ khác như gentamicin A,B,X
Mỗi thành phần có đặc điểm dược động học và độc tính khác nhau.
♦ A.Steinman và cộng sự đã nghiên cứu dược động học của gentamicin Cj,
Cla, c 2 ở ngựa với liều 6,6mg/kg tiêm tĩnh mạch. Kết quả cho thấy thành phần
Cla có độ thanh thải (Cl) và thể tích phân bố lớn hơn Cj và C2, nhưng thời gian lưu
và thời gian bán thải (t1/2) lại nhỏ hơn Cx và C2[13].
♦ N.Isoheranen và cộng sự nghiên cứu dược động học của các thành phần
Cj, Cla, C2 ở chó becgie với liều tĩnh mạch 4mg/kg trọng lượng cơ thể bằng
phương pháp HPLC. Kết quả cho thấy thành phần Cla có độ thanh thải (Cl) và thể
tích phân bố nhỏ hơn Cj và C2, nhưng thời gian lưu và thời gian bán thải (t1/2) lại
lớn hơn Cj và C2[32].
Các kết quả trên cho thấy sự khác nhau về dược động học cũng như độc
tính của các thành phần gentamicin trên từng loại động vật thí nghiệm khác nhau.
1.2.6. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng
1.2.6.1. Phổ tác dụng
-Gentamicin sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có phổ tác
dụng bao gồm vi khuẩn hiếu khí gram âm và các tụ cầu khuẩn kể cả các chủng
tạo penicillinase và kháng methicilin. Gentamicin ít có tác dụng đối với lậu cầu,
liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ở Việt Nam hiện nay, 1 số chủng: E.aerogens,
Klebsiella pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh đều đã kháng gentamicin.
Gentamicin vẫn còn tác dụng với H.influenzae, Shigella flexneri, tụ cầu
vàng, đặc biệt Staphylococcus saprophyticus, Salmonella typhi và E. coli [2,6,7].
10
1.2.6.2. Cơ chế tác dụng
Gentamicin có tác dụng diệt khuẩn là do nó gắn vào tiểu phân 30S của
ribosom làm ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn [2,15].

1.2.7. Chỉ định, liều dùng, cách dùng
1.2.7.L Chỉ định
Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác như p-
lactam trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi trực khuẩn
G( ) và các vi khuẩn nhạy cảm khác bao gồm: nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm
Brucella, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm
khuẩn xương khớp, tiết niệu, phòng nhiễm khuẩn khi mổ [2,9].
1.2.7.2. Liều dùng và cách dùng [2,27]
-Thường dùng đường tiêm bắp, không dùng đường tiêm dưới da vì nguy cơ
hoại tử da. Nếu không tiêm bắp được thì tiêm tĩnh mạch không liên tục.
-Liều lượng phải điều chỉnh tuỳ theo tình trạng và tuổi bệnh nhân. Ở bệnh
nhân có chức năng thận bình thường, người lớn: 3mg/kg/ngày chia 2-3 lần tiêm
bắp; trẻ em: 3mg/kg/ngày chia 3 lần (lmg/kg, 8giờ một lần). Ở bênh nhân suy
thận, cần điều chỉnh liều, theo dõi chức năng thận, chức năng ốc tai và tiền đình,
đồng thời kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh (nếu có điều kiện).
-Thời gian điều trị kéo dài không quá 7-10 ngày.
1.2.8. Tác dụng không mong muốn (ADR) [2,5,21]
-Thường gặp: nhiễm độc tai không hồi phục, ảnh hưởng cả đến ốc tai và
tiền đình (hoa mắt, chóng mặt).
-ít gặp: nhiễm độc thận có hồi phục (tác dụng độc trên thận của gentamicin
chủ yếu do thành phần gentamicin C2 [16]), ức chế dẫn truyền thần kinh cơ; tiêm
dưới kết mạc gây đau, xung huyết và phù kết mạc.
-Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, rối loạn chức năng gan.
11
1.2.9. Tương tác, tương kỵ
Khi dùng gentamicin cùng với các aminosid khác và các thuốc lợi tiểu
(íurosemid, bumetanid) sẽ tăng độc tính trên thận và thính giác[2,7,9].
-Theo H.Omer Alkadi và cộng sự: gentamicin làm tăng nồng độ digoxin
trong máu ở bệnh nhân suy tim xung huyết khi dùng cả hai thuốc trên, kết quả là
tăng độc tính của digoxin[22].

-Aminosid nói chung và gentamicin nói riêng bị bất hoạt invitro bởi các
penicillin và cephalosporin do phản ứng với vòng beta-lactam; tương kỵ với
íurosemid (tạo kết tủa trắng)[2,21,39].
1.2.10. Các dạng bào chế của gentamicin
1.2.10.1. Các dạng bào chế thường gặp của gentamicin
+ Dung dịch thuốc tiêm: 40mg /lml, 80mg/2ml
+ Dung dịch thuốc nhỏ mắt và mỡ tra mắt 0,3%
+ Dạng thuốc dùng ngoài: thuốc mỡ, kem
1.2.10.2. Một số dạng bào chế mới của gentamicin
Gần đây có nhiều cồng trình nghiên cứu về các dạng bào chế mới của
gentamicin nhằm khắc phục nhược điểm kém hấp thu ở đường tiêu hoá của
gentamicin (thuốc uống, thuốc đặt, dạng cấy dưới da, cấy trong mắt, cấy trong
xương )
❖ Vi cầu
-Vi cầu gồm gentamicin phân bố trong cốt polyme poly(lactid) (PLA) và
poly(D, L-lactid-co-glycolid) (PLGA), được bào chế bằng phương pháp phun sấy,
kích thước 3ụm[36].
-Vi cầu gồm cefazolin và gentamicin được phân bố trong cốt polyme
PLA/PLGA (là các polyme bị phân giải bởi các vi khuẩn đường ruột). Phương
pháp bào chế: sử dụng đồng polyme polylactid-poliglycolid trộn lẫn với kháng
12
sinh, cô đặc hỗn hợp và kết tinh ở 55 °c tạo ra các tiểu phân chứa kháng sinh giải
phóng kéo dài, có hiệu quả trong điều trị viêm tuỷ xương và nhiều loại nhiễm
trùng như nhiễm khuẩn vùng ngực, bụng , xương chậu [23].
-Vi cầu gồm gentamicin được phân bố trong cốt Eudragit RS và RL phối hợp
với các polyvinyl alcol chỉ định dùng trong giác mạc, kích thước nhỏ hơn 5fim,
sử dụng kỹ thuật bốc hơi dung môi[35].
-Vi cầu gồm gentamicin trong cốt polyme PLGA được phân bố vào chất mang
xốp (collagen), được bào chế bằng phương pháp đông khô[31].
* x *

Hệ giải phóng dùng để cấy dưới da và trong giác mạc, trong xương
-Dạng giải phóng kéo dài gồm gentamicin phân bố trong cốt thân nước (gel
carbopol)[28].
-Dạng giải phóng gồm gentamicin trong cốt xi măng bó xương acrylic dùng
để ngăn chặn nhiễm trùng trong phẫu thuật tạo hình khớp. Dưới tác động của tần
số siêu âm khả năng giải phóng gentamicin tăng lên đáng kể làm tăng tác dụng
tại chỗ của dạng thuốc này[19].
-Dạng viên cấy vào xương gồm gentamicin, canci phosphat và polyme PLA,
được bào chế bằng phương pháp tạo hạt, dập thẳng[30].
❖ Các dạng thuốc khác
-Dạng đĩa chứa gentamicin Sulfat và các monome lactid, glycolid, bao bởi
PLGA, bào chế bằng phương pháp dập thẳng[20].
-Dạng muối của kháng sinh gentamicin với đồng polyme carboxyl-N-vinyl
pyrrolidon với mục đích làm giảm độc tính của gentamicin[29].
-Dạng vi nhũ tương chứa labrasol làm tăng hiệu quả hấp thu gentamicin ở
đường tiêu hoá. Tiến hành thí nghiệm trên ruột của chuột với dung dịch muối
gentamicin Sulfat và vi nhũ tương labrasol cho thấy sinh khả dụng của vi nhũ
tương labrasol (54,2%) cao hơn so với khi sử dụng thêm các chất diện hoạt khác
13
(8,4% Tween 80 và 3,4% Transcutol P); đồng thời labrasol cũng ức chế sự tăng
tiết dịch tiêu hoá[42].
-Dạng vi nhũ tương chứa các phân đoạn của labrasol làm tăng hiệu quả hấp thu
ở đường tiêu hoá của gentamicin so với chỉ sử dụng labrasol đơn thuần. Tác giả
đã đánh giá khả năng làm tăng hiệu quả hấp thu ở đường tiêu hoá trên ruột kết
của chuột của 4 phân đoạn labrasol. Kết quả thứ tự làm tăng hiệu quả hấp thu của
gentamicin là: phân đoạn labrasol trong dietylether > phân đoạn labrasol trong
ethylacetat = phân đoạn labrasol trong hexan > phân đoạn labrasol trong
nước [41].
-Dạng thuốc uống của gentamicin chứa labrasol: gentamicin chứa labrasol và
HPMC (hydroxy propyl methyl cellulose), bao màng mỏng bằng Eudragit LI00

và Eudragit S100[40].
1.1.11. Các phương pháp phân tích gentamicin
1.1.11.1. Phương pháp sắc kí lớp mỏng [1,14]
-Pha tĩnh: bản mỏng silicagel tráng sẵn.
-Pha động: amonihydroxyd 13,5M : cloroform : methanol (1:1:1)
-Thuốc thử phun hiện màu: dung dịch ninhydrin.
> Phương pháp này dùng để định tính và xác định tạp chất phân huỷ.
1.1.11.2. Phương pháp đo màu
- Phương pháp đo màu được tiến hành dựa trên phản ứng của ninhydrin với
amin bậc 1 và bậc 2 có trong gentamicin, phản ứng này tạo ra một chất màu tím,
đo màu ở bước sóng 400nm.
- P.Frutos và cộng sự đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của một vài yếu tố như
pH, nồng độ ninhydrin và thời gian đun cách thuỷ để tối ưu hoá phương pháp.
Phương pháp này có giá trị thực nghiệm lớn bởi nó có độ nhạy cao, thực hiện đơn
giản và đặc biệt là đỡ tốn kém, dùng để định lượng bán thành phẩm[33].
14
1.1.11.3. Phương pháp sắc ký lỏng với detector xung điện hoá
Phương pháp này sử dụng cột có hạt bao bằng poly(styren-divinyl benzen),
điện cực bằng vàng và detector xung điện hoá. Pha động chứa dung dịch muối
natri Sulfat, tetrahydrofuran, natri l-octansulfonat và đệm phosphat pH 3,0.
> Phương pháp này không chỉ cho phép tách tốt các thành phần Cla, Cj, C2,
C2a và C2b mà còn tách được một số thành phần phụ [18]
1.1.11.4. Phương pháp phân tích điện di mao quản với detector u v
Phương pháp này sử dụng 1,2-phthalic dicarboxaldehyd và acid
mercaptoacetic để tạo dẫn chất của các thành phần gentamicin. Các dẫn chất này
được phát hiện bằng detector u v ở bước sóng 330 nm.
Phương pháp này có thể dùng để định tính và định lượng gentamicin thay
cho phương pháp đã được mô tả trong dược điển Mỹ và dược điển Châu Âu[17].
1.1.11.5. Phương pháp HPUJ
a, Theo Dược điển Anh 2001 và Dược điển Việt Nam III [1,14]

• Điều kiện sắc kí:
-Pha tĩnh: cột có kích thước (10 đến 12,5cm X 4,6 đến 5mm), hạt nhồi cột
C18, kích thước 5ụm.
-Pha động: methanol + nước + acid acetic băng (70:25:5) và 0,025 M natri
heptansulfonat monohydrat.
- Tốc độ dòng 1,5 ml/phút; thể tích tiêm mẫu 20ụl.
- Detector uv, bước sóng 330 nm.
• Tạo dẫn chất của các thành phần bằng thuốc thử phthalaldehyd.
b, Theo gradient nồng độ [12]
*Điều kiện sắc kí:
-Cột sắc ký kích thước 2 xl20mm, hạt nhồi cột C16T (lOụm).
-Thể tích tiêm mẫu là 10jLil.
15
-Pha động: methanol, nước, acid acetic, natril-heptansulfonat chạy theo
gradient nồng độ.
-Detector uv, bước sóng 330nm.
*Tạo dẫn chất của các thành phần bằng thuốc thử phthalaldehyd
Kết quả xác định được các thành phần chính C1 ,Cla, C2 và các thành phần
phụ A, B, X của gentamicin[12].
1.1.11.6. Phương pháp sinh học
Thử theo phương pháp khuếch tán trên thạch với chủng chỉ thị là ts
pumilus hoặc Staphylococcus epidermidis, môi trường thạch pepton-casein số 5,
ủ ở nhiệt độ 37-39° c, xác định hoạt lực bằng cách đo vòng vô khuẩn[l,14].
> Phương pháp này được dùng để định lượng gentamicin trong chế phẩm
thuốc tiêm.
16
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1.1 Nguyên vật liệu
Bảng 2.1-Các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm.

Thứ tự
Tên hoá chất
Nguồn gốc
Tiêu chuẩn
1
Gentamicin Sulfat
Trung Quốc BP
2
Gentamicin Sulfat chuẩn
Viện kiểm nghiệm
DĐVN III
3
Natri EDTA
Merck
Tinh khiết hoá học
4
Natri metabisulfit
Merck
Tinh khiết hoá học
5
Propylen glycol
Mỹ USP24
6
Nipagin
Trung Quốc ƯSP24
7
Bản mỏng Silicagel 60F245
Merck
8
Nipasol

Trung Quốc USP24
9
Nước cất pha tiêm
XNDPTWII DĐVN III
10
Ông tiêm thuỷ tinh
Hà Lan Trung tính
11
Natri hydroxit Trung Quốc
Tinh khiết hoá học
12
Ethanol
XNHoá dược DĐVN III
13
Acid acetic
Prolabo
Dùng cho HPLC
14
Methanol
Prolabo
Dùng cho HPLC
2.1.2 Phương tiện thực nghiệm
-Máy đóng và hàn thuốc tiêm ROTA.
-Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao THERMO- FINNIGAN.
-Máy quang phổ UV-VIS HEẰiOS.
-Máy đo pH MP220, Mettler Toledo.
-Máy lọc nén SARTORIUS.
-Cân phân tích, cân kỹ thuật.
-Các máy móc và thiết bị khác.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu

♦ Nghiên cứu phương pháp phân tích gentamicin trong chế phẩm thuốc tiêm.
♦ Nghiên cứu ảnh hưởng của pH tới độ ổn định của thuốc.
♦ Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về kĩ thuật bào chế tới độ ổn
định của thuốc.
+Sục khí nitơ và không sục khí nitơ.
+Các phương pháp tiệt khuẩn: lọc vô khuẩn, luộc sôi và hấp tiệt khuẩn.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm
2.1.4.1. Phương pháp pha chế thuốc tiêm gentamỉcin
Qua tham khảo tài liệu và kết quả nghiên cứu thăm dò chúng tôi pha thuốc
tiêm gentamicin Sulfat 40mg/ml theo công thức như sau:
Gentamicin Sulfat 66,7mg (tương ứng với 40mg gentamicin)
Nipasol 0,2mg
Nipagin l,8mg
Natri metabisulfit 3,2mg
Natri EDTA 0,lmg
Nước cất pha tiêm lml
♦ Sơ đồ các giai đoạn pha chế thuốc tiêm gentamicin
Thuốc tiêm gentamicin được pha chế theo các bước như hình 2.1 và áp
dụng cho tất cả các công thức nghiên cứu.
18
Nguvên liêu Các giai đoan Kiểm soát, kiểm nghiêm
Hình 2.1- Sơ đồ các giai đoạn pha chế thuốc tiêm gentamicin sulfat 40mg/ml.
19
2.1.4.2 Phương pháp phân tích gentamicin Sulfat trong chê phẩm thuốc tiêm
Để phân tích các mẫu thuốc tiêm gentamicin Sulfat, chúng tôi sử dụng các
phương pháp.
a, Phương pháp sắc kí lớp mỏng [1,14]
Để khảo sát điều kiện tách các vết của gentamicin trong phương pháp này,
chúng tôi tiến hành thay đổi tỷ lệ dung môi trong pha động và thay đổi loại thuốc
thử hiện màu.

* Điều kiện tiến hành:
-Pha tĩnh: bản mỏng silicagel tráng sẩn.
-Pha động: amonihydroxyd 13,5M - cloroform - methanol, lắc đều rồi để
tách lớp, sau đó lấy lớp dưới.
-Lượng chấm: 20|il dung dịch thử và dung dịch chuẩn.
-Thuốc thử phun hiện màu: dung dịch ninhydrin, iod.
-Quan sát sắc đồ dưới ánh sáng thường.
b, Phương pháp quang phổ UV-VIS [33]
+ Pha loãng dung dịch gentamicin 40mg/ml với đệm phosphat pH 7,4
thành dung dịch nồng độ 100|Jg/ml. Lấy 5ml dung dịch gentamicin Sulfat
100ụg/ml và lml dung dịch ninhydrin 1,25% (w/v) cho vào ống nghiệm có nắp,
đun cách thuỷ ở 95° c trong 15 phút, làm lạnh ngay.
+Đo độ hấp thụ của dung dịch ỏ bước sóng 400nm với cuvet lcm.
Song song tiến hành mẫu chuẩn. Tính hàm lượng gentamicin bằng cách so
sánh với mẫu chuẩn.
c, Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
> Theo Dược điển Anh 2001 [14] và Dược điển Việt Nam III[1]
• Dung dịch mẫu chuẩn và mẫu thử được tiến hành pha loãng với methanol,
có thuốc thử phthalaldehyđ.
20

×